Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 42

Ðề tài: Nội Đạo Việt Nam

  1. #1

    Mặc định Nội Đạo Việt Nam

    Chào các bác,
    Như chúng ta đều biết, Việt Nam ta có một số nhánh đạo bản địa. Tôi thấy một số kinh sách vẫn ghi lại là "Nội Đạo".
    Nội đạo đây, có người giải thích là đạo bản địa, đạo Việt Nam. Cái này là một điểm rất đáng chú ý và tôi thấy các bác trên diễn đàn có thể cùng chia sẻneui có thông tin gì.

    Có thể kể một số Nội Đạo gồm:

    1. Đạo Mẫu: Đạo Mẫu hay đạo thờ Tam Toà Thánh Mẫu (Thiên- Nhạc- Thủy Mẫu) là một đạo có thể nói là có đặc điểm rất riêng.
    Có nguồn nói rằng tục thờ Tam Tòa Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ Tam Pháp (Sấm-Gió-Mây...). Bác nào biết rõ hơn xin đóng góp nhé.

    2. Quang Minh Nội Đạo:
    QMNĐ thờ Tứ Bất Tử nước Nam ta là Đức Tản Viên, Đức Thánh Gióng, Đức Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu.
    Đạo này rất phát triển ở miền Bắc VN nhất là vùng Hòa Bình.
    Có cơ quan nói rằng đây là Đạo mới, thì tôi xin thưa rằng, đây là đạo cổ truyền của dân tộc ta. Thần phả có rất nhiều nhất là tại các đền thờ đức Thánh Tản Viên.
    Anh em nào có xin đóng góp thêm nhé.

    3. Nội Đạo Gia (Vùng Thanh Hóa): Liên quan đến thần tích đại chiến Sòng Sơn, 3 vị Thánh Nội Đạo đã làm phép để đọ sức với Chúa Liễu.
    Đạo này cũng như 2 đạo trên nêu, các Thánh đều có liên quan đến Đạo Phật cả.

    Ngoài ra, tôi nghĩ còn có nhiều nhóm đạo bản địa khác nữa, mời anh em cho ý kiến nhé.
    Trần Tình.
    Linh Tại Ngã- Bất Linh Tại Ngã!

  2. #2

    Mặc định

    Hãy tìm hiểu Kinh Chùa Tiên, Kinh Chùa Tuyết và các Bộ Kinh Quang Minh Tu Đức sẽ biết rõ về Nội Đạo Phật Thánh. Nội Đạo cũng là Đạo Phật nhưng các bản kinh được giáng tại Việt nam. Thời Hậu Lê - Vua Lê Thần Tôn đã có sắc để phân biệt giữa Nội Đạo và Đạo Phật du nhập,...

  3. #3

    Mặc định Nội đạo Việt Nam

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Hãy tìm hiểu Kinh Chùa Tiên, Kinh Chùa Tuyết và các Bộ Kinh Quang Minh Tu Đức sẽ biết rõ về Nội Đạo Phật Thánh. Nội Đạo cũng là Đạo Phật nhưng các bản kinh được giáng tại Việt nam. Thời Hậu Lê - Vua Lê Thần Tôn đã có sắc để phân biệt giữa Nội Đạo và Đạo Phật du nhập,...
    Bác Tuduong,
    Cảm ơn bác, thông tin bác đưa ra rất hữu ích.
    Tôi có kinh Quang Minh Tu Đức, tôi sẽ gửi lên để anh em cùng tham khảo.
    Bản kinh này là các bản văn được Tứ Bất Tử ta giáng bút.

    Bác có ít tài liệu nào thì xin bác chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé.
    Tôi nghĩ vấn đề nội đạo này là việc nên tìm hiểu thêm.
    Linh Tại Ngã- Bất Linh Tại Ngã!

  4. #4

    Mặc định Đạo ở Bắc Kỳ

    Hưởng ứng chủ đề Nội Đạo Việt Nam, tôi mạnh dạn nghe lỏm Sư Phụ tôi, đóng góp một tí chút nhé ( Mong các bác lượng thứ và bổ xung) mấy nét chính về Đạo ở Miền Bắc Việt Nam:
    1/ Đạo Tổ (Đạo thờ Ông Bà, Tổ Tiên- có khi gọi là Đạo Ông Bà)
    Là Đạo rất cổ xưa gắn liền bới tín ngưỡng thờ Sinh Thực khí của đàn ông đàn bà và thờ Cha Trời Mẹ Đất. Phát triển trong thời đại các Vua Hùng, đến thời vua Hùng thứ 18, Đức Chử Đồng Tử lấy Tiên Dung công chúa tu đắc Đạo về dạy lại cho dân nên dân ta còn gọi Ngài là Chử Đạo Tổ.
    Đây là Đạo bản địa dạy dân uống nước nhớ nguồn.
    2/ Đạo Thánh: Thờ Bách Thần Nam Việt mà đứng đầu là Tứ Bât Tử
    Ở Linh Tiên Quán Tự là nơi được ghi nhậ là Tam giáo Đồng Nguyên ( THờ cả Tam Giáo: Đạo Khổng- Đạo Phật- Đạo Nho)
    Trong hệ thống Thánh đại khái gồm: ( Xin các bác bổ xung cho có hệ thống ạ)
    - Vua Pham Thiên Đế Thích ở cung Trời 33
    - Ngài Văn Xương, Văn Khúc chủ về học hành
    - Đức Khổng Tử
    - Đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế- Vua cha Bát Hải Long Vương
    - Ngũ Vị Vương Quan, Quan Trung thiên Tinh chúa, chín sao cửu Diệu
    - Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu, Quan Đương Niên Quan Đương Cảnh
    - Đức Mẫu Địa Hoàng Thiên, Tứ Vị Vua bà, Tam Tòa Đức Thánh Mẫu
    - Công Đồng Trần Triều Đuác Hưng Đạo Vương Ngọc Điện hạ, cùng Tứ vị vương Tử ( Trong đó đền cửa Ông thờ Đức Ông Trần Quốc Tảng), Nhị vị Vương cô, Lực bộ Đức Ông, Gia thần dũng tướng ( Có Đền Phù Ủng Thờ con rể là danh tướng Phạm Ngũ Lão)
    - Đức chúa Sơn Trang, Thập nhị Tiên nàng
    -Tứ Phủ Thánh Trầu, Tứ Phủ ông Hoàng, Tứ phủ Thánh cô, Tứ Phủ thánh Cậu
    -Quan Ngũ hổ Bạch xà


    a/Tứ Thánh bất tử gồm
    - Ngôi thứ nhất: Tam vị Thánh Tổ Tản Viên Sơn.
    Đó là Đức Thánh Tản Viên con rể của Vua Hùng thứ 18, đã giứ ngôi thay Vua Cha ba tháng, Sau đó Ngài lại vận động Vua Cha nhường Ngôi cho An Dương Vương ( Tẳng đá thề của An Dương Vương vẫn ở Trên Đèn Hùng (đền Thượng)
    - Ngôi thứ Hai: Chử Đạo Tổ được thờ cùng với Tiên Dung công chúa và Hồng Vân công chúa ( là hai người vợ Tiên của Ngài)
    - Ngôi thứ Ba: Đức Thượng Đẳng Thiên Thần Thánh Gióng
    - Ngôi thứ Bốn: Chính là Nhị Vị Tiên chủ Quỳnh Hoa và Quế Hoa hiện thân chính là Tam Tòa Đức Thánh Mẫu- Đệ Nhất Thượng Thiên+ Đệ Nhị Thượng Ngàn+ Đệ Tam Thoải Phủ ( Người ta hay gọi là Mẫu Liễu Hạnh)

    Vì là Bách Thần là hàng Trăm vị Thần thánh nên rất nhiều, không rõ hệ thông ra sao xin các bác chỉ giáo?
    Tại Nhà thì thờ:
    -Các Quan Thành Hoàng Bản Thổ, Thổ Công, Thần linh, Táo Quân-Vua bếp, Thần Tài Chúa Đất, Thần gò Thần Đống, Ngũ tự gia thần ( Ngũ phương, ngũ thổ long Mạch Tôn Thần)
    Thần Núi Thần Sông, Thần Đồng, Thần Biển
    Còn sự tích hồ Ba Mẫu Bảy Mẫu không biết có sự liên hệ với Tam vị Tiên chủ:
    -Quỳnh Hoa, Quế Hoa, Ngọc Hoa hay không? Bảy Mẫu là nững ai? xin các Cao Nhân chỉ Giáo ạ !
    3/ Đạo Phật
    - Ở Miền Bắc có Bắc Tông ảnh hưởng của Đại Thừa truyền qua con đường Trung Quốc cùng với Đông Mật qua con đường Trung Quốc Nhật, Đài Loan không có dòng truyền thừa rõ ràng ( Cây phả hệ không có tính liên tục từ các bậc tu chứng tới học trò). (đều có các Tông Phái Thiền Tông- Tịnh độ tông, Mật tông)
    - Ở Mièn Nam có Nam Tông ảnh hưởng của Phật giáo nguyên Thuy truyền qua con đường Thái lan, Campuchia, Miến điện cùng với mật tông không có dòng truyền thừa rõ ràng. (đều có các Tông Phái Thiền Tông- Tịnh độ tông, Mật tông)
    - Ngoài hai trường Phái Nam Tông và Bắc Tông hiện nay còn có một số ít tu theo Mật tông Tây Tạng có dòng truyền thừa rõ ràng là có sự tiếp nối từ các bậc Thầy tu chứng đã được tuyên nhận trong quá khứ, hiện tại và tương lai ( vì có các hóa thân đã được báo trước)
    Xin các Cao Nhân chỉ giáo ạ!
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Last edited by Tam_Minh_2003; 08-10-2010 at 10:16 AM. Lý do: Chính tả
    Dân ham sính lễ là điềm nguy xã tắc
    Khi nào dân Ngộ Đạo mới là điềm Thịnh của Quốc gia

  5. #5

    Mặc định

    CHÙA TIÊN TẠI SƠN TÂY
    Các vị thiện sĩ đã quy y Quang Minh Nội Đạo, theo luật Đạo, mỗi năm phải có giấy sớ đến trình ở Chùa Chính tức là: QUANG MINH NỘI ĐẠO TRUNG, TIÊN KIỀU XỨ gọi tắt là CHÙA TIÊN. Nơi Vô Cực.
    Mỗi năm hội mở từ ngày mồng 10 đến 25 tháng 07. Ngày 18 tháng 07 (Vía Đức Vô Cực) và ngày 21 tháng 07 (Vía đức Tuyết Sơn) là hai ngày Chính Tiệc.
    Nếu có việc gì chắc trở không thể đi được, cũng phải gửi giấy sớ về trình. Chùa Tiên thuộc về Tỉnh Sơn Tây, Huyện Tùng Thiện, Tổng Nhân Lý, Làng Tam Sơn.
    Từ Sơn Tây đi vào hai đàng thủy bộ đều tiện lợi cả. Nếu đi đường thủy thì từ Tỉnh đến Bến Ngự xuống đò suối. Khi đò qua Đền Rồng thì đỗ lại lên trình tại Đền xong, lại xuống đò vào thẳng Chùa Tiên. Cảnh Chùa Tiên thực là:
    Một mầu thanh lịch – Muôn thú êm đềm, Giời rưới hoa thơm, Đất ngời gương sáng, Lò Ngũ Hương nghi ngút, Nước Bát Đức trong veo, Suối Từ suối Tịnh, Ruộng Phúc vườn Nhân. Nảy non Quần Ngọc, Nọ nước Bồng Dinh, Phượng múa Tam Sơn, Rồng chầu Ngũ Nhạc, phong cảnh đẹp đẽ, nhân vật thanh cao, thực cảnh Tiên Đào, chính nơi Bồng Đảo.

    VẬY CÓ CA RẰNG:
    Sơn tây có cảnh Chùa Tiên,
    Thực cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời!
    Thảm xanh gấm dệt chân giời,
    Càng nhìn càng đẹp càng tươi càng dòn.
    Dẫu mà sông cạn đá mòn,
    Chùa Tiên cảnh sắc hãy còn trơ trơ.
    Rồng mây cá nước duyên ưa,
    Không chơi cảnh ấy cũng hư mất đời.
    Non Tiên, cảnh Bụt, bầu Giời,
    Không chơi cảnh ấy cũng hoài công tu.
    Chùa Tiên cảnh đẹp nên thơ,
    Cỏ hoa tươi đẹp hương đưa ngạt ngào…
    Giăng treo trên quãng giời cao,
    Giòng sông nước chảy ào ào vỗ tung.
    Dưới ao một đóa Sen Hồng,
    Trên non mấy rặng bách tòng xanh xanh.
    Thướt tha liễu nọ nghiêng mình,
    Thắm tươi hé miệng đào trình điềm hay.
    Xanh vàng năm sắc từng mây,
    Lân rờn, Loan múa, Phượng bay, Rồng chầu.
    Có mã não có chân châu,
    Có thuyền Bát Nhã có cầu Thất Chân.
    Có Bạch Hạc có Tiên Cầm,
    Có cung Điện Quế Tiên Thần Bồng Lai.
    Có non Quần Ngọc tốt tươi,
    Có vườn Lãng Uyển tứ thời điều xuân.
    Có đài Thái Cực chín từng,
    Có gương Nhật Nguyệt muôn trùng sáng soi.

    Hương Sơn PHẠM NGỌC THÀNH
    Last edited by Tuduong; 07-10-2010 at 10:12 PM.

  6. #6
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Trần Tình Xem Bài Gởi
    Chào các bác,
    Như chúng ta đều biết, Việt Nam ta có một số nhánh đạo bản địa. Tôi thấy một số kinh sách vẫn ghi lại là "Nội Đạo".
    Nội đạo đây, có người giải thích là đạo bản địa, đạo Việt Nam. Cái này là một điểm rất đáng chú ý và tôi thấy các bác trên diễn đàn có thể cùng chia sẻneui có thông tin gì.

    Có thể kể một số Nội Đạo gồm:

    1. Đạo Mẫu: Đạo Mẫu hay đạo thờ Tam Toà Thánh Mẫu (Thiên- Nhạc- Thủy Mẫu) là một đạo có thể nói là có đặc điểm rất riêng.
    Có nguồn nói rằng tục thờ Tam Tòa Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ Tam Pháp (Sấm-Gió-Mây...). Bác nào biết rõ hơn xin đóng góp nhé.

    2. Quang Minh Nội Đạo:
    QMNĐ thờ Tứ Bất Tử nước Nam ta là Đức Tản Viên, Đức Thánh Gióng, Đức Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu.
    Đạo này rất phát triển ở miền Bắc VN nhất là vùng Hòa Bình.
    Có cơ quan nói rằng đây là Đạo mới, thì tôi xin thưa rằng, đây là đạo cổ truyền của dân tộc ta. Thần phả có rất nhiều nhất là tại các đền thờ đức Thánh Tản Viên.
    Anh em nào có xin đóng góp thêm nhé.

    3. Nội Đạo Gia (Vùng Thanh Hóa): Liên quan đến thần tích đại chiến Sòng Sơn, 3 vị Thánh Nội Đạo đã làm phép để đọ sức với Chúa Liễu.
    Đạo này cũng như 2 đạo trên nêu, các Thánh đều có liên quan đến Đạo Phật cả.

    Ngoài ra, tôi nghĩ còn có nhiều nhóm đạo bản địa khác nữa, mời anh em cho ý kiến nhé.
    Trần Tình.



    em xin góp vui :
    Tứ pháp là danh từ để chỉ các nữ thần trong tín ngưỡng Việt Nam gồm: Mây-Mưa-Sấm-Chớp, đại diện cho các hiện tượng tự nhiên có vai trò quan trọng trong xã hội nông nghiệp. Sau này khi Phật giáo vào Việt Nam thì nhóm các nữ thần này được biến thành Tứ pháp với truyền thuyết về Phật Mẫu Man Nương.

    Liên quan đến tín ngưỡng thờ nữ thần còn có hệ thống các chùa gọi là Tứ pháp, hiện chỉ thấy trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các vị nữ thần đó gồm :


    Tượng Pháp Vân tại chùa Keo, Gia Lâm, Hà NộiPháp Vân (nữ thần mây)
    Pháp Vũ (nữ thần mưa)
    Pháp Lôi (nữ thần sấm)
    Pháp Điện (nữ thần chớp)
    Hệ thống chùa thờ Tứ Pháp còn ở một số vùng Bắc Bộ như sau:

    Đầy đủ và quan trọng nhất là ở Thuận Thành, Bắc Ninh:

    Chùa Dâu (tên chữ Hán là Diên Ứng, Cổ Châu, Thiền Định) thờ Pháp Vân, nên gọi là bà Dâu
    Chùa Đậu thờ Pháp Vũ, nên gọi là bà Đậu
    Chùa Tướng (chùa Phi Tương) thờ Pháp Lôi, nên gọi là bà Tướng
    Chùa Dàn (chùa Xuân Quang) thờ Pháp Điện, nên gọi là bà Dàn
    Chùa Đậu ở Bắc Ninh đã bị Pháp phá hủy, nên pho tượng Pháp Vũ đem về thờ chung trong chùa Dâu. Ngoài 4 chùa trên, còn chùa Tổ Mãn Xá(chùa Phúc Nghiêm) thờ Man Nương.

    Ở Hà Nội:

    Chùa Keo (Sùng Nghiêm) Gia Lâm thờ Pháp Vân, nên gọi là bà Keo
    Chùa Nành (Ninh Hiệp) xã Ninh Hiệp thờ Pháp Vân, gọi là bà Nành
    Chùa Sét (Đại Bi) thờ cả Tứ pháp
    Ngoài ra ở Thanh Trì có chùa Pháp Vân, chùa Pháp Vũ.

    Ở Hưng Yên: Xã Lạc Hồng:

    Chùa Thái Lạc thờ Pháp Vân
    Chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ
    Chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi
    Chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện
    Xã Lạc Đạo

    Chùa Lạc Đạo thờ Pháp Vân
    Chùa Hoằng thờ Pháp Vũ
    Chùa Hướng Đạo thờ Pháp Lôi
    Chùa Tân Nhuế thờ Pháp Điện
    Ở Hà Tây

    Chùa Pháp Vân thờ Pháp Vân
    Chùa Đậu (chùa Thành Đạo) thờ Pháp Vũ
    Ở Hà Nam

    Chùa Quế Lâm (chùa Bến, nên gọi là bà Bến), chùa Do Lễ, chùa Thôn Bốn, chùa Tiên thờ Pháp Vân.
    Chùa Trinh Sơn, chùa Bảo Sơn (chùa Bà Đanh) thờ Pháp Vũ (nên gọi là bà Đanh)
    Chùa Đặng Xá, chùa Nứa thờ Pháp Lôi
    Chùa Bầu thờ Pháp Điện (gọi là bà Bầu)
    Trong các chùa thờ những nữ thần này, tượng của các nữ thần được tạc với kích thước to lớn hơn rất nhiều so với các tượng Phật. Hệ thống chùa Tứ pháp là chứng tích cho sự kết hợp giữa Phật giáo với các tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc nguyên thuỷ ở Việt Nam

  7. #7
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    [QUOTE=Trần Tình;198969]Chào các bác,
    Như chúng ta đều biết, Việt Nam ta có một số nhánh đạo bản địa. Tôi thấy một số kinh sách vẫn ghi lại là "Nội Đạo".
    Nội đạo đây, có người giải thích là đạo bản địa, đạo Việt Nam. Cái này là một điểm rất đáng chú ý và tôi thấy các bác trên diễn đàn có thể cùng chia sẻneui có thông tin gì.

    Có thể kể một số Nội Đạo gồm:

    1. Đạo Mẫu: Đạo Mẫu hay đạo thờ Tam Toà Thánh Mẫu (Thiên- Nhạc- Thủy Mẫu) là một đạo có thể nói là có đặc điểm rất riêng.
    Có nguồn nói rằng tục thờ Tam Tòa Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ Tam Pháp (Sấm-Gió-Mây...). Bác nào biết rõ hơn xin đóng góp nhé.



    Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tât cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất

    Đạo Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến

    Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam đều là các công trình của các nhà khoa học người Pháp như Parmenties, Maspero, Durand, Simond và kế tiếp là các nhà khoa học người Việt như Nguyễn Văn Huyên, Đào Thái Bình,...

    Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu Liễu Hạnh do Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được công bố.

    Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việc tôn thờ Đạo Mẫu Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, Đạo Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần

    Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương nam trong quá trình nam tiến. đạo Mẫu của người Việt đã giao thoa, tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của Đạo Mẫu Việt Nam ở ba miền Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ

  8. #8

    Mặc định

    Giải thích về bài giới thiệu trên về trận chiến Sòng Sơn có đoạn nói về Nội đạo tràng:

    Nhật Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Tích hiệu Bao Không Tiền Quan Tôn Thánh.
    Nguyệt Quang Bồ Tát huý là Trần Ngọc Khang tự Vĩnh Không Tả Quan Tôn thánh.
    Ngọc Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Vinh tự Tộ Không Hữu Quan Tôn Thánh.
    Quang Minh Bồ Tát húy là Trần Ngọc Doanh tên chữ là Thụy Không Hiệu Quan Tôn Thánh.
    Tâm Ấn Thượng Sư Phật Tổ húy là Trần Ngọc Chân nguyên quán ngài ở làng An Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Ngài được Đức Cửu Tằng và Đức Dược Sư truyền sáu chí thần thông mà khai ra Nội Đạo Phật Thánh đời Hậu Lê. Đến đời nay ngài giáng hiện chân thân khai đạo, cũng một đạo trước kia gọi là Nội Đạo Phật Thánh nay gọi là Quang Minh Tu Đức.

  9. #9
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    như vậy theo em nghĩ :
    thì tục thờ tứ pháp và tục thờ nữ thần là đi theo 2 hướng tôn thờ khác nhau . mà đạo mẫu Về phương diện lịch đại, Đạo Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ. Tới thế kỷ 17-18, khi mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hóa tục thờ Nữ thần, Mẫu thần.
    như vậy nói đạo mẫu bắt nguồn từ tục thờ tứ pháp là sai !

  10. #10
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Giải thích về bài giới thiệu trên về trận chiến Sòng Sơn có đoạn nói về Nội đạo tràng:

    Nhật Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Tích hiệu Bao Không Tiền Quan Tôn Thánh.
    Nguyệt Quang Bồ Tát huý là Trần Ngọc Khang tự Vĩnh Không Tả Quan Tôn thánh.
    Ngọc Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Vinh tự Tộ Không Hữu Quan Tôn Thánh.
    Quang Minh Bồ Tát húy là Trần Ngọc Doanh tên chữ là Thụy Không Hiệu Quan Tôn Thánh.
    Tâm Ấn Thượng Sư Phật Tổ húy là Trần Ngọc Chân nguyên quán ngài ở làng An Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Ngài được Đức Cửu Tằng và Đức Dược Sư truyền sáu chí thần thông mà khai ra Nội Đạo Phật Thánh đời Hậu Lê. Đến đời nay ngài giáng hiện chân thân khai đạo, cũng một đạo trước kia gọi là Nội Đạo Phật Thánh nay gọi là Quang Minh Tu Đức.
    quê nhà em luôn bác này .
    nhưng hình như không thấy làng xã nào tôn thờ ngài !

  11. #11
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Giải thích về bài giới thiệu trên về trận chiến Sòng Sơn có đoạn nói về Nội đạo tràng:

    Nhật Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Tích hiệu Bao Không Tiền Quan Tôn Thánh.
    Nguyệt Quang Bồ Tát huý là Trần Ngọc Khang tự Vĩnh Không Tả Quan Tôn thánh.
    Ngọc Quang Bồ Tát húy là Trần Ngọc Vinh tự Tộ Không Hữu Quan Tôn Thánh.
    Quang Minh Bồ Tát húy là Trần Ngọc Doanh tên chữ là Thụy Không Hiệu Quan Tôn Thánh.
    Tâm Ấn Thượng Sư Phật Tổ húy là Trần Ngọc Chân nguyên quán ngài ở làng An Đông, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Ngài được Đức Cửu Tằng và Đức Dược Sư truyền sáu chí thần thông mà khai ra Nội Đạo Phật Thánh đời Hậu Lê. Đến đời nay ngài giáng hiện chân thân khai đạo, cũng một đạo trước kia gọi là Nội Đạo Phật Thánh nay gọi là Quang Minh Tu Đức.

    đây là nội đạo gia tại thanh hóa !
    nhưng nếu như đạo này còn tồn tại thì các truyền nhân đệ tử của đạo này hiện nay đang truyền bá đạo mình ở nơi đâu ? mà sao em không thấy xã hội nhắc tới cũng như không gặp họ nhỉ ?

  12. #12
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    2. Quang Minh Nội Đạo:
    QMNĐ thờ Tứ Bất Tử nước Nam ta là Đức Tản Viên, Đức Thánh Gióng, Đức Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu.
    Đạo này rất phát triển ở miền Bắc VN nhất là vùng Hòa Bình.
    Có cơ quan nói rằng đây là Đạo mới, thì tôi xin thưa rằng, đây là đạo cổ truyền của dân tộc ta. Thần phả có rất nhiều nhất là tại các đền thờ đức Thánh Tản Viên.
    Anh em nào có xin đóng góp thêm nhé.


    tục thờ tứ bất tử thì hiện giờ đang được duy trì ở rất nhiều đền chùa nước ta .
    nhưng sao lại gọi là quang minh nội đạo hả các bác ?
    và nếu như ở nơi đâu có thờ 4 vị thần tứ bất tử này thì ở đó theo đạo quang minh ah ?
    hay chỉ là đạo quang minh tôn 4 vị tứ bất tử của nước nam làm thần chủ của đạo .
    tên đạo này giờ em mới nghe các bác ah .

  13. #13

    Mặc định

    Về Chùa Tiên ở Sơn Tây sẽ biết. Tới Thị xã Sơn Tây. Tới đường rẽ đi Suối Hai hỏi đường sẽ biết Chùa Tiên Kiều.
    Nhà nước mới tổ chức hội thảo về thơ văn giáng bút đó. Nói về các đàn do các thiện sĩ đảm nhiệm nhận thơ giáng bút của các vị tiền nhân.

  14. #14

    Mặc định

    KINH CHÙA TIÊN LÀ MỘT QUYỂN KINH THUỘC QUANG MINH TU ĐỨC KINH QUANG MINH TU ĐỨC CÓ MỘT PHẨM NÓI VỀ ÔNG GIỜI XIN GIỚI THIỆU NHƯ SAU:

    ĐỨC CHA HIỀN (Ông Giời)

    Đức Cha Hiền tức là Ông Giời mênh mông mờ mờ, dẫu muốn suy diễn đến đâu cũng không thể xiết được! Mà toàn thể của Ngài vốn là Đơn Nhất, nghĩa là chỉ có một mà thôi, chứ không có hai ba nào cả, kỳ diệu đến nỗi không còn có tên nào mà gọi được nữa, vì còn có thể gọi tên ra được thì chưa thực là tuyệt đối kỳ diệu! Cho nên tạm gọi là Ông Giời.

    Cũng có hiệu gọi là Thượng Đế.
    Cũng có hiệu gọi là Đạo.
    Cũng có hiệu gọi là Hồng Quân.
    Cũng có hiệu gọi là Tạo Hóa.
    Cũng có hiệu gọi là Vô Nguyên Cổ Phật.
    Cũng có hiệu gọi là Vô Thủy Thiên Tôn
    v.v…

    Ngài không có đầu tiên, cũng không có cuối cùng, tự có hằng có. Mờ mờ mịt mịt im lặng một mình trong khoảng không gian, ở đâu cũng có mà bao giờ cũng thế, không suy siển chút nào, to vô lượng, nhỏ tý ty, không có hình thể gì cả, trông không trông thấy được, nghe không nghe thấy được, sờ không sờ thấy được, thật lạ lùng! Thật huyền bí! Thật linh diệu!
    Không số không lượng. Không bóng không hình. Không diệt không sinh. Không không không có. Không nơi không chỗ. Không ngoài không trong. Không tiếng không tăm. Không động không tịnh. Thật là một khối linh quang vô cùng vô tận, vô lượng vô biên!
    Linh tâm của nhân loại là Ngài, pháp thân của chư Phật là Ngài, giác linh của vạn vật là Ngài, bí mật của quỷ thần là Ngài, thông huyền của Tiên Thánh là Ngài, tinh hoa của Nhật Nguyệt là Ngài, ánh sáng của tinh đẩu là Ngài, cảnh sắc của non sông là Ngài, mầu đẹp của hoa thảo là Ngài, khí thiêng của Trời Đất là Ngài, im liềm mà linh động, cực kỳ huyền bí lạ lùng!
    Ta không thể lấy trí óc mà suy lường, lấy ngòi bút mà mô tả, lấy lời nói mà tán thán.
    Một lời phán truyền diệt cả vô lượng càn khôn, một lời phán truyền sinh ra vô biên thế giới. Tài năng trí tuệ, pháp lực thần thông thật vô cùng cực.
    Ngẫm lại một đời người có lâu lắm là một trăm năm mà sánh với cuộc đồ sộ của Ngài làm ra dường như nháy mắt, mau tựa tên bay. Còn so sánh xác phàm con người với vật có hình thể trong bầu giời thì hình thể nhân thân thật nhỏ bé không biết chi mà nói cho được.
    Chúng ta nên biết rằng trong thế gian này cái gì cũng có cội rễ gốc nguồn, không phải tự nhiên mà có, trông thấy tòa nhà ta biết có thợ xây nên, trông thấy cái áo ta biết có thợ dệt ra, ta không thể nói cái nhà tự nhiên ở đất mọc lên, cái áo tự nhiên ở giời rơi xuống. Người quân tử suy ngọn mà biết tới gốc, huống hồ giời đất muôn vật nhật nguyệt tinh tú thời tiết khí vận xoay vần, chuyển đổi, thứ tự phân minh, tài tình huyền diệu là bao! Dẫu ngu si đến bực nào cũng rõ biết tất phải có một đứng Chí Tôn dựng nên vậy.
    Chúng ta sinh ra trong giời đất này tu nên bực Tiên Phật Thánh Thần cũng nhờ có cơm ăn áo mặc và mọi phẩm vật thiết dụng của Giời ban, lại nhờ có khí thiên địa ta mới sống được.
    Thật ta chịu ân thâm của Giời hơn non cao bể rộng, không nói sao cho xiết được! Thế mà có lắm kẻ không nhớ ơn thì thôi lại còn nói bạc khẩu: “Giời đất muôn vật trong thế gian này tự nhiên mà có, chẳng có Ông Giời nào sinh ra cả, thử hỏi Ông Giời đã sinh ra Giời đất muôn vật thì ai sinh ra ông Giời?”
    Than ôi! Có khác chi con cái chịu công ơn cha mẹ sinh thành nuôi nứng khó nhọc mà lại nói rằng: “Tôi tự nhiên trong lỗ nẻ chui ra, chẳng có cha mẹ nào sinh ra cả”. Vạn đại Thánh Sư như đức Khổng Tử mà ngài còn nói: “Ngã úy thiên mệnh. Nghĩa là ta sợ mệnh Giời. Ngã kính thiên mệnh, Nghĩa là ta kính mệnh Giời”. Huống hồ kẻ phàm phu tục tử còn đeo cái sú bi nang đói phải ăn, khát phải uống mà dám khinh mạn cả Giời, cái lòng kiêu ngạo tự đắc, cái tội vô ân bạc nghĩa chắc phải đọa đầy, còn mong chi quả Tiên quả Phật.
    Lại có kẻ tìm hết cách phỉ báng Giời, nói Giời còn phải luân hồi quả báo, là vì hiểu lầm với các vị Thiên Đế trong Tam Giới, chữ Thiên Đế đây cũng dịch nghĩa gọi là Giời, song điều thuộc về hữu lậu, cho nên phúc lạc tuy là vô cùng mà đến khi phúc hết cũng khỏi luân hồi sinh tử. Đây xin kể qua các vị Giời trong Tam Giới:
    Nguyên quả Địa Cầu của chúng ta ở đây ở về một phần đất Nam Thiên Bộ Châu trong một thế giới nhỏ. Tột dưới đáy cái thế giới nhỏ bé ấy thì toàn là một khoảng hư không gọi là “Không Luân”; rồi trên Không Luân ấy có Phong Luân (vành xe gió); trên Phong Luân ấy có Thủy Luân (vành xe nước); trên Thủy Luân ấy có Kim Luân (vành xe kim); trên Kim Luân ấy tới đất gọi là Địa Luân; trên Địa Luân ấy thì ở trong có bể Hàm Hải (bể nước mặn) tràn lan lênh láng.
    Chung quanh bốn phía biên đất, thì có núi Chước ca la, Tầu dịch là núi Thiết Vi, hoàn nhiễu ở ngoài như lớp ngoại thành, bao bọc bể Hàm Hải.
    Chính giữa bể thì có bẩy lớp núi Kim Sơn:
    1. núi Trì Địa
    2. núi Chướng Ngại
    3. núi Mã Nhĩ
    4. núi Thôn Kiến
    5. núi Đảm Mộc
    6. núi Trì Trục
    7. núi Song Trì
    Và bẩy lớp bể Hương Thủy sen cách nhau mà vây bọc núi Tu Di như bẩy lớp thành vậy.
    Ở về trung tâm bẩy lớp núi Kim Sơn và bẩy lớp bể Hương Thủy ấy, thì có núi Tu Di đột cao lên. Núi ấy trên dưới thì nhớn ở giữa thì nhỏ.
    Ở trong bể Hàm Hải về phía đông núi Tu Di, thì có châu Thắng Thần, phía nam thì có châu Thiệm Bô, phía tây thì có châu Ngưu Hóa, phía bắc thì có châu Cu Lô. Mỗi một bên châu lớn thì có hai cái châu trung và vài trăm cái châu nhỏ nữa.
    Từ nơi chân núi Tu Di lên một vạn do tuần, thì có giời Kiên Thủ; lại cao lên một vạn do tuần thì có giời Trì Hòa man; rồi từ đó lên một vạn do tuần nữa thì có giời Trường Phong Dật. Ba giời ấy đều cư trụ chung quanh theo núi Tu Di, nhưng gốc là Dạ Xoa Quỷ Thần, phúc cũng như giời, nên kêu là giời, chứ không phải là thật giời như mấy từng giời ở trên.
    Lại từ nơi giời Trường Phong Dật ấy lên trên một vạn do tuần nữa là tới giữa núi Tu Di, thì có từng giời Tứ Thiên Vương, y trụ chung quanh nơi đó và có mặt giời mặt giăng và ngôi sao đi nhiễu theo bốn phía lưng núi ấy luôn luôn cả ngày đêm (cái thuyết này tuy so với cái thuyết của nhà khoa học đời nay nói rằng: “Mặt trời là định tinh, quả đất là hành tinh thì có khác nhau, song phải biết khoa học nói là lấy phàm trí mà suy lường, còn Phật nói là dùng tuệ nhỡn mà xem thấy vậy ai là người trí giả nên tự xét lấy).
    Rồi từ nơi giời Tứ Thiên Vương ấy lên trên bốn vạn hai ngàn do tuần nữa, thì tới chót núi Tu Di, tức là chỗ y trụ của giời Đạo Lợi. Chính giữa thì có cung điện của vua Thích Đế Hoàn Nhân, là chủ cõi giời ấy.
    Từ nơi giời Đạo Lợi lên mười sáu vạn do tuần nữa thì tới từng giời Da Ma; lại cao sấp lên ba mươi hai vạn do tuần nữa thì tới từng giời Đâu Xuất; lại cao sấp lên sáu mươi tư vạn do tuần nữa, thì tới từng giời Hóa Lạc, rồi cao sấp lên một trăm hai mươi tám vạn do tuần nữa, thì tới từng giời Tha Hóa Tự Tại.
    Bốn từng giời này nhẫn xuống tới từng giời Đạo Lợi và từng giời Tứ Thiên Vương, cộng là sáu từng giời. Từ đó xuống cho tới Phong Luân, là chỗ cực xứ ở dưới đáy thế giới thì tổng danh là cõi “Dục Giới” vì còn đủ cả những sự nam nữ tình dục.
    Lại từ từng giời Tha Hóa Tự Tại ở về cõi Dục Giới ấy cao sấp lên hai trăm năm mươi sáu vạn do tuần nữa, tức là tới từng giời thứ nhất ở về bực Sơ Thiền trong cõi Sắc Giới rồi từ đó lên tới từng giời thứ hai, giời thứ ba ở về bực Sơ Thiền, cho đến ba từng giời ở về bực Nhị Thiền ba từng giời ở về bực Tam Thiền và chín từng giời ở về bực Tứ Thiền, cộng là mười tám từng giời thì cứ cao gấp bội lên như vậy. Trong mười tám từng giời ấy, tuy đã ly hết các sự tình dục mà còn có sắc thân nên tổng danh là cõi Sắc Giới.
    Lại từ nơi từng giời thứ chín ở về bực Tứ Thiền ấy cứ theo thứ lớp mà cao gấp bội lên nữa thì tới bốn từng giời Tứ Không Thiên, tức là cõi giời Vô Sắc Giới.
    Đó là nói trong ba cõi: 1. Dục Giới 2. Sắc Giới 3. Vô Sắc Giới cộng có hai mươi tám từng giời, ở về trong một thế giới nhỏ này.
    Nếu suy rộng ra thì cứ một nghìn cái “thế giới nhỏ” như vậy , gọi là cõi Tiểu Thiên Thế Giới, rối một nghìn cái Tiểu Thiên Thế Giới ấy gọi là cõi Trung Thiên Thế Giới, lại một nghìn cái Trung Thiên Thế Giới như vậy gọi là Đại Thiên Thế Giới.
    Đức Cha Hiền khi sinh Thiên lập Địa thì trước hết Ngài sinh ra Đại Đạo, bởi Đại Đạo sinh ra trước khi có giời đất cho nên ngôi “Vô Cực” là gốc của Đại Đạo, là cái giòng dõi của Giời Đất, là cha mẹ của các vị Tiên Thánh, là tổ của muôn Phật. Giời Đất là bởi trong khí hạo nhiên mà sinh ra, bởi âm dương ngưng tịu mới có khí ôn nhiệt, rồi khi ấy huân chưng mà sinh ra loài người.
    Trước hết sinh ra tứ đại bộ châu, là nước, lửa, cây và các loài kim thạch, tức là thủy, hỏa, mộc, kim, tức là tứ lão ở bốn phương đông, tây, nam, bắc, sau mới sinh ra chính giữa là Hoàng Lão tức là Thổ. Thổ khí xung lên trên giời chính giữa đại tinh mà hóa ra đạo. Khí Kim Quang ở trên hạ xuống bao chùm Hoàng Lão trung ương mới có hơi hô hấp. Ấy là cái khí huyền huyền Thánh Mẫu. Cộng thành Ngũ Lão mà hợp với Ngũ Hành, biến hóa ra muôn vật và sinh dưỡng các loài. Bởi Thủy, Hỏa, Thổ là ba Lão tại nơi đỉnh núi chiếu xuống giáp Kim Lão, Mộc Lão được an cư lập đảnh và hạ luyện thất thất chi nhật (49 ngày) mới sinh ra “Anh Nhi Trạch Nữ”. Mộc Công Kim Mẫu mỗi vị đều bảo dưỡng anh trạch cho thành nhân. Anh trạch lại hôn phối với nhau mà sinh sản ra hai giai hai gái. Hai giai hai gái nhớn lên phối hợp cùng nhau thì Anh Trạch lại thoái vị nương theo Cha Mẹ mà tu luyện.
    Bởi đó cái gốc của nhân loại mới hưng vượng biến sinh ra thiên hạ cho đến đời Bàn Cổ. Bàn Cổ là vua đầu hết trong loài người. Chính Ngài mở đường làm cầu cho tiện bề thông thương qua lại. Sau mới sinh ra Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng), ba vua này cùng đắc đạo chân truyền mà phi đằng biến hóa. (Nghĩa là bay bổng cả xác lên giời).
    Kế sau này nữa là vua Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đế Nghiêu, Đế Thuấn (Ngũ Đế) điều được chân truyền. Nói tóm lại chúng ta không thể lấy trí phàm mà tán thán ngợi khen sự thần cơ huyền diệu vô biên vô lượng của Đức Cha Hiền khi Ngài sinh Thiên lập Địa, sinh hóa muôn loài. Đức Cha Hiền không có hình ảnh gì nhất định, Ngài giáng sinh bên Âu Tây lấy hình dạng người Âu Tây, Ngài giáng sinh bên Đông Á lấy hình dạng người Đông Á.
    Ngài giáng xuống nhiều phương, nhiều nước, nhiều đời, khi giáng làm Chúa, khi hiện làm Phật, khi sinh làm Thánh, khi chuyển làm Tiên. Tùy căn, tùy tính, tùy phong tục, tùy thổ ngơi mà lưu truyền mối Đạo.
    Trên đã nói về Ông Giời Đức Cha Hiền, nay nói về Mẹ Báu, mười phương Chư Phật, tuy hai tiếng “Cha Hiền” “Mẹ Báu” khác nhau, xong cũng cùng một thể biến hóa ra vậy.
    Mười phương Chư Phật cũng do khối Linh Quang vô vùng vô tận của đức Cha Hiền thiên biến vạn hóa thật là kỳ diệu! Ví như cây nọ nhiều cành, nhiều nhánh, nhiều hoa, nhiều quả xong cùng một gốc sinh ra; cho nên Đạo chia nhiều thật đồng quy một mối (Đạo), thân chia nhiều, thật gốc một Nguyên Thần (Đạo). Đạo duy nhất.
    Thế nào gọi là “Phật”? Nói về thắng nghĩa (nghĩa cao hơn hết) Phật là một ngôi “Đại Giác” rất sáng suốt, là gốc Thần Minh, là nguồn Tạo Hóa, không sắc không hình, không danh không tướng, không sanh tử, không Nát Bàn, trước không vô thủy, sau không vị lai, thể tựa hư không, một mầu thanh tịnh, kiếm không thấy dấu tích, tìm chẳng có mối manh. Còn có cái gì là nhân là quả nữa?
    Nhưng ước theo nhân duyên (cơ hội nhân duyên), Phật là một vị xuất gia trải ba kiếp a tăng kỳ, tu hạnh bồ tát, cả sáu độ độ nào cũng tu, cả muôn nết nết nào cũng tập, tu tập cả thảy mọi phép, phúc tuệ vẹn toàn, thệ nguyện gồm đủ, phá hết cái hoặc kiến tư, hoặc trần sa, hoặc vô minh, gạn trong bể thức, lóng sạch nguồn chân, tỏ được lòng, thấy được tính, như mảnh gương trong, tựa vừng nguyệt sáng, chỗ tu nhân của Phật rất là viên mãn, nên chứng thành Phật Quả rất trang nghiêm.
    Hễ mỗi một vị Phật ra đời, thì lấy Thế Giới tam thiên đại thiên làm một báo sát. Nhưng trong báo sát ấy có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt giời mặt giăng. Dầu mà một trăm Phật, một ngàn Phật, hay là hằng hà xa số Phật ra đời, thì báo sát cũng vậy.
    Hễ một vị Phật ra đời thì trong trăm ức thế giới đều có trăm ức Phật thân. Như Phật Thích Ca xuất hiện ra cõi Ta Bà này, thì trăm ức thế giới nhỏ trong cõi ấy cũng điều có hóa thân của Phật Thích Ca đồng trong một lúc mà xuất hiện ra đủ cả. Vậy nên gọi là thiên bách ức hóa thân.
    Phật lấy thiên bách ức hóa thân mà độ thiên bách ức thế giới, nào những loài đẻ con như người và thú. Loài đẻ trứng như cá và chim. Loài thấp sinh như mấy con rọ rạy trong chỗ ẩm ướt. Loài hóa sinh như sâu thành bướm, như loăng quăng thành muỗi, cỏ mục hóa đom đóm. Loài không chân, hai chân, bốn chân, nhiều chân. Loài hữu sắc như các ngôi sao. Loài không sắc như các loài không tản tiêu trần. Loài hữu tưởng như các giống quỷ thần tinh linh. Loài vô tưởng như các thứ tinh thần hóa thành cây đất vàng đá. Loài phi hữu sắc như thứ sứa lấy tôm làm con mắt. Loài phi vô sắc như yếm đối rủa nộp sinh ra ma quỷ. Loài phi hữu tưởng như con vò vò, con sâu dâu, vẫn không tưởng ong mà thành con ong. Loài phi vô tưởng như con thổ kiêu ôm cục đất, con phá cảnh ôm quả độc mà điều hóa ra con v.v… Nói tóm lại các loài kể trên, Phật đều lấy đức từ bi mà hóa độ cả; ấy là giáo của Phật rộng lớn như vậy.
    Tu Phật phải công hạnh như thế nào?
    Người học Phật phải:
    1. Rửa sạch sáu căn
    2. Liễu xong năm uẩn
    3. Xa mười nghiệp ác
    4. Tu mười nghiệp lành
    5. Quán bốn chỗ niệm xứ
    6. Làm bốn hạnh chính cần
    7. Trừ sáu mươi hai điều tà kiến
    8. Tỏ năm mươi bốn vị Bồ Đề
    9. Ba ngàn oai nghi
    10. Tám vạn tế hạnh cẩn thủ luôn luôn
    11. Sáu Ba La Mật
    12. Bốn vô lượng tâm huân tu mãi mãi…
    Đã vậy mà còn phải vị pháp vong thân, như rạch da lấy máu viết kinh, chặt cánh tay mà cầu đạo; mà phải vì vật quên mình, như cắt thịt cho chim ăn, xả thân nuôi cọp đói; ngoài thì vàng bạc châu báu vợ con nhà cửa chẳng màng; trong thì ruột, gan, máu, mỡ, đầu mắt, tay, chân không tiếc, bố thí hết cả.
    Từ kiếp này đến kiếp khác, trải trăm ngàn muôn ức hằng hà xa số kiếp, một lòng tu học, và lòng bố thí thì chẳng nghi chẳng sợ, chẳng thoái chẳng lui, lại càng mạnh càng siêng và càng tinh tấn.
    Bởi vậy cho nên công tròn muôn đức, quả mãn ba kỳ, đã dứt bách phi, lại lìa tứ cú, hiểu cái cửa pháp môn vô lượng, hiệp cái pháp tam muội vô biên. Thành tịu năm lực năm căn, sẵn đủ ba mình ba đỗng, tròn sáng ba thân bốn trí, siêu chứng năm mắt sáu thông, được tài vô ngại mà diễn thuyết không cùng, được chí siêu nhiên mà thần thông tự tại. Rõ biết cả tâm tính chúng sinh đời hiện tại, thấu suốt hết kiếp vị lai.
    Thọ mệnh vô lượng vô biên, Pháp thân chẳng mất, giác tính còn hoài, an lạc vô cùng, kiếp số vô lượng.
    Như vậy mới thật Ông Giời trên hết các giời (xin nhớ kỹ rằng các ông giời đây là các vị Thiên Đế trong tam giới), Thánh trên hết các thánh… Thực là bực chánh đẳng chánh giác, tuyệt đối vô thượng pháp vương, siêu việt hết các phương tiện, dứt cả thẩy gốc dễ sinh tử mà vào cảnh vô dư Nát Bàn. Rồi lại mở bể thệ, bơi thuyền từ, trở ra độ những chúng hữu tình trong pháp giới. Ấy là chỗ cực điểm thâu nhân kết quả của Phật.

  15. #15
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Về Chùa Tiên ở Sơn Tây sẽ biết. Tới Thị xã Sơn Tây. Tới đường rẽ đi Suối Hai hỏi đường sẽ biết Chùa Tiên Kiều.
    Nhà nước mới tổ chức hội thảo về thơ văn giáng bút đó. Nói về các đàn do các thiện sĩ đảm nhiệm nhận thơ giáng bút của các vị tiền nhân.

    từ ngữ có chính xác không bác !
    điều luật mới đang cấm lên đồng phán truyền kiểu sấm , cơ giáng bút .gây hoang mang dư luận đó bác ah .
    và luật đó cho đây là mê tín dị đoan đấy !

  16. #16

    Mặc định

    Truyền hình phát mấy lần cơ mà. Thơ có nội dung dạy đạo rất chí lý. Người nhận là nông dân biết mấy chữ đâu mà viết ra những áng thơ văn tuyệt diệu như vậy

  17. #17
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Truyền hình phát mấy lần cơ mà. Thơ có nội dung dạy đạo rất chí lý. Người nhận là nông dân biết mấy chữ đâu mà viết ra những áng thơ văn tuyệt diệu như vậy
    kênh nào hả bác ?

  18. #18

    Mặc định

    Sau này Kinh Chùa Tiên, Chùa Tuyết sẽ được giới thiệu sẽ biết rõ tầm cỡ của Quang Minh Tu Đức tai Việt nam. Cũng như Tứ phủ chỉ có ở Việt nam và người VN mang tinh thần đó đi khắp thế giới nơi đâu có người Việt. Nếu chú ý nghe các cung văn hát khi hầu sẽ thấy từ Quang Minh rất nhiều trong các bài. Tên xưa là Nội Đạo Phật Thánh nay là Quang Minh Tu Đức mà. Tu Phật mà không có Thánh trợ giúp thì không dễ vượt qua trở ngại. Các vị Thánh cũng tu Phật, nhiều vị đã có quả vị Phật mà vẫn quản coi cửa Thánh. Trong Tứ phủ ta còn thấy các vị Tiên, các vị Thần. Ngay Bửu Sơn Kỳ Hương là Phật nhưng quản coi các vị Tiên. Bửu Sơn Kỳ Hương là Thầy của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Xem lại xem Ngài Nguyễn Bỉnh Khiêm có phải có quả vị Phật không? Có phải là Phật Huỳnh Long không? Đẩu Mẫu Tinh Quân quản coi các vị Thần. Hãy tự luận Đức Thánh Trần quản coi cửa nào? Quả vị của Ngài là gì mà làm việc lớn lao như vậy? Như vậy trong Tứ phủ có đủ Ngũ chi: Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Lại thấy đủ Thích, Nho, Khổng. Có phải là Tam Giáo, Ngũ chi ở cả trong đó - trong Quang Minh Tu Đức? Tuyệt.
    Last edited by Tuduong; 08-10-2010 at 07:50 AM.

  19. #19

    Mặc định

    Theo tôi hiểu thì Quang Minh tu đức kinh văn là Kinh của nội Đạo (Nội Đạo) thì không phải là Đạo Phật mà là Kinh Thánh giáng để dạy dân tu Phật hợp với truyền thống văn hóa của dân Việt Nam.
    Nếu ai theo Đạo Thánh đều tu Phật cả thì tôi nghĩ là OK lắm.
    Còn ngược lại thì không OK. Mà hiện tại thì đa số là không OK, tôi nghĩ vậy không biết có đúng không? Mong các bác chỉ giáo?
    Last edited by Tam_Minh_2003; 08-10-2010 at 04:36 PM. Lý do: chính tả
    Dân ham sính lễ là điềm nguy xã tắc
    Khi nào dân Ngộ Đạo mới là điềm Thịnh của Quốc gia

  20. #20
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tam_Minh_2003 Xem Bài Gởi
    Theo tôi hiểu thì Quang Minh tu đức kinh văn là Kinh của nội Đạo (Nội Đạo) thì không phải là Đạo Phật mà là Kinh Thánh giáng để dạy dân tu Phật hợp với truyền thống văn hóa của dân Việt Nam.
    Nếu ai theo Đạo Thánh đều tu Phật cả thì tôi nghĩ là OK lắm.
    Còn ngược lại thì không OK. Mà hiện tại thì đa số là không OK, tôi nghĩ vậy không biết có đúng không? Mong các bác chỉ giáo?
    theo ý cháu thì thế này :

    đạo phật có nguồn gốc từ ấn độ , khi du nhập sang các nước khác cũng có ít nhiều sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa bản xứ .
    và đạo phật ngày nay có 1 số quan điểm cũng đã thay đổi cho phù hợp với tư tưởng hiện đại .
    cháu thấy có 1 số điểm rất hay của đạo phật ở việt nam là 1 số hệ phái đã kết hợp hài hòa giữa tư tuởng đạo thánh và đạo phật .


    hay ngay trong tư tưởng của người dân việt nam khi sáng tạo ra trận đại chiến sòng sơn cũng đã nêu bật được tư tưởng rằng đạo phật và đạo thánh không thể tách rời nhau .
    ai qui theo thánh tức là đã qui theo phật !

    tức là các thánh hay các đệ tử nhà thánh đều là đệ tử nhà phật .
    vậy há những lời phật nói và những lời thánh nói để khuyên người trần gian nước việt sống cho phải đạo cùng mang 1 tư tưởng uh ?

    vì vậy : thì Quang Minh tu đức kinh văn là Kinh của nội Đạo (Nội Đạo) thì không phải là Đạo Phật mà là Kinh Thánh giáng để dạy dân tu Phật hợp với truyền thống văn hóa của dân Việt

    cái câu : Quang Minh tu đức kinh văn là Kinh của nội Đạo (Nội Đạo) thì không phải là Đạo Phật .

    cháu xin phép sửa lại là : quang minh tu đức kinh văn là kinh của nội đạo . tuy không phải là kinh gốc của đạo phật có xuất phát từ ấn độ nhưng là kinh phật của dân đại việt ta .

    monh các bác góp ý

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Xin chỉ rõ dùm đệ !
    By jmmy198x in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 17-02-2012, 06:10 PM
  2. Người đầu tiên trên thế giới không mang giới tính
    By thienhung_wu in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 160
    Bài mới gởi: 08-11-2011, 05:28 PM
  3. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 12:39 PM
  4. Quốc kỳ Việt Nam
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 15-09-2010, 12:52 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •