Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 25 trên 25

Ðề tài: Kinh Pháp Cú (bàn về vấn đề dịch thuật)

  1. #21

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Trong kinh Chuyển pháp luân có câu "tóm lai năm thủ uẩn là khổ". Bởi vậy, trong kinh vô ngã tướng Đức Phật mới phá cái "thủ Uẩn" bằng cách phân tích rõ từng uẩn là vô thường và vì vô thường nên khổ và vì khổ nên nó không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta.
    Đúng vậy, Khổ là Chấp Ngũ Uẩn, Phá Chấp Ngũ Uẩn sẽ đạt trạng thái Vô Ngã và Giải Thoát.

    Các cõi trong Tam Giới là nơi ngụ các Chúng Sanh ở các mức độ Chấp Ngũ Uẩn khác nhau.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  2. #22
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quangcom Xem Bài Gởi
    Trong kinh Chuyển pháp luân có câu "tóm lai năm thủ uẩn là khổ". Bởi vậy, trong kinh vô ngã tướng Đức Phật mới phá cái "thủ Uẩn" bằng cách phân tích rõ từng uẩn là vô thường và vì vô thường nên khổ và vì khổ nên nó không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta.
    - Vâng, đạo hữu. Ở đây, SMC muốn phân biệt rõ "5 uẩn là Khổ" (theo như tưởng giải của @Itdepx) và lời dạy của Đức Thế-tôn "5 THỦ uẩn là Khổ", hai cái này hoàn toàn khác nhau. Nên SMC mới nói "không có cái Tứ-đế nào nói 5 uẩn là khổ cả".

    Nó cũng tương tự như cách nói tà kiến của những trường phái ngoại đạo khi bắt chẹt rằng: 5 uẩn là khổ, sinh ra là khổ. Vậy tự t.ử (chế.t đi) là hết khổ! Nhưng đức Phật, đạo Phật không hề nói như thế.

    Cho nên đừng cố gán ghép bậy bạ như điều đã nói bên trên (Vì Tứ-đế nói 5 uẩn là khổ đau, mà Tâm thuộc 5 uẩn, nên suy ra tâm là khổ đau)!

    ===> Đạo Phật, đức Phật dạy về nhân-duyên; cái này sanh - cái kia sanh; cái này diệt - cái kia diệt. Do chấp thủ (dính mắc) 5 uẩn, nên Khổ sanh khởi; chứ không phải vô nhân - vô duyên, tự nhiên "5 uẩn sinh ra là khổ có mặt".
    Last edited by smc; 19-07-2023 at 09:13 AM.

  3. #23

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Đúng vậy, Khổ là Chấp Ngũ Uẩn, Phá Chấp Ngũ Uẩn sẽ đạt trạng thái Vô Ngã và Giải Thoát.

    Các cõi trong Tam Giới là nơi ngụ các Chúng Sanh ở các mức độ Chấp Ngũ Uẩn khác nhau.
    Bạn hay thích dùng từ "chấp", "phá chấp". Mấy cái này là khái niệm bên Thiền tông. Bản thân kinh Chuyển Pháp Luân chẳng có từ "chấp" nào cả. Nó là 5 thủ uẩn là khổ. Từ chấp nó không rõ nghĩa lắm. Từ Thủ nó có nghĩa rất rõ là nắm giữ. Nó là 1 trong điểm trong vòng tròn 12 nhân duyên. Ái --> thủ--> Hữu. Khi thủ thì coi nó là ta, là của ta còn khi chấp thì mình chẳng định nghĩa nổi nó là cái gì nữa. Ít ra nó cũng nên nói thành chấp thủ 5 uẩn. Còn chấp 5 uẩn nghe nó tối nghĩa thế nào ấy.

  4. #24

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Khi sinh ra là Người, Tâm đã dính mắc Ngũ Uẩn nên là Khổ.
    Hành trình Tu là thực hành Phá Chấp Ngũ Uẩn nên thoát Khổ.

    Manasikàra Là Tác Ý, một Tâm Sở thuộc Hành Uẩn:

    Tác ý (Manasikāra):
    Là gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm (Ārammanaṃ manasipatipādāyatīti: Manasikāra), là đưa tâm đến đối tượng. Chú ý: sở hữu Tác Ý khác với sở hữu Tầm (Vitakka). Trong khi sở hữu Tác ý là hướng tâm và các tâm sở đến đối tượng, thì sở hữu Tầm quăng tâm và các sở hữu tâm lên đối tượng. Như một ống viển kính gom thâu cảnh cho vừa tầm mắt để quan sát, thì sở hữu Tác ý cũng hạn chế đối tượng trên một khuôn khổ nào đó để tâm nhận thức.
    - Chơn tướng của sở hữu Tác ý là hướng dẩn các pháp tương ưng (các Sở Hữu đồng sanh) bắt cảnh trọn vẹn.
    - Phận sự của sở hữu Tác ý làm cho tâm phối hợp với cảnh.
    - Sự thành tựu của sở hữu Tác ý là là hướng tâm đến cảnh.
    - Nhân cần thiết của sở hữu Tác ý là phải có cảnh hiển bày.
    Như vậy tâm không thuộc ngũ uẩn. Nhưng tại sao tâm lại dính mắc ngũ uẩn?
    Tác ý là sự đưa tâm đến đối tượng? Tại sao tâm phải hướng đến cảnh?
    Tâm sở có phải là tâm?
    Cư trần lạc đạo

  5. #25

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    Như vậy tâm không thuộc ngũ uẩn. Nhưng tại sao tâm lại dính mắc ngũ uẩn?
    Tác ý là sự đưa tâm đến đối tượng? Tại sao tâm phải hướng đến cảnh?
    Tâm sở có phải là tâm?
    Sao tâm lại không thuộc ngũ uẩn. Bạn sai rồi. Tâm và thức có cùng một nghĩa. Tâm là một Uẩn trong ngũ Uẩn đấy. Tác ý là đưa tâm đến đối tượng. Đối tượng chính là cảnh đấy. Tâm sở là thành phần của tâm. Một tâm là sự hòa trộn của nhiều tâm sở mà thành.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-06-2019, 01:03 PM
  2. TẠI SAO CÁC NƯỚC CÓ BÙA CHÚ PHÁP THUẬT CAO TRONG QUÁ KHỨ ĐẢ BỊ THUA KHI C
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 41
    Bài mới gởi: 29-03-2017, 11:59 PM
  3. Đàm đạo các vấn đề pháp thuật & đạo thuật trong bíkiếp ThấtBộ TrầnKỹ
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 11-03-2011, 08:54 AM
  4. Kinh ðại Phương Quảng Bồ Tát Tạng Kinh Trung
    By KhôngĐượcNhìn in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 16-01-2008, 10:15 AM
  5. Thuật Thu Hồn & Kỷ Thuật Tẩy Nảo Của Khoa Thần Kinh điện Từ Học ...
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-10-2007, 08:24 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •