kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Người Việt có thông minh không?

  1. #1

    Mặc định Người Việt có thông minh không?

    Người Việt có thông minh không?
    Tác giả: Minh Dũng

    Người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt.

    LTS: Người Việt có thông minh không? Đây là tiêu đề bài viết của cộng tác viên Minh Dũng gửi đến cho Tuần Việt Nam. Nhận thấy đây là chủ đề thú vị, tôn trọng tính thông tin đa chiều, và để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin đăng tải bài viết, và mong nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của quý bạn đọc về chủ đề này.

    Xưa nay, người ta thường dùng khái niệm "văn hóa tiểu nông" để chỉ thứ văn hóa sản sinh bởi một xã hội sản xuất nông nghiệp, mạnh mún, mang tính tự cung tự cấp, ít tính liên kết và sản xuất chuyên sâu với trình độ phân công lao động thấp. Sản phầm của nền sản xuất tiểu nông ít được thị trường hóa. Văn hóa tiểu nông khiến con người luôn ở thế thủ, chỉ lo cho lợi ích bản thân và trước mắt, ít dám nghĩ chuyện lâu dài, và cũng ít có khả năng nghĩ chuyện lâu dài. Nền sản xuất tiểu nông luôn lặp lại và duy trì những quy trình có sẵn đã hạn chế tư duy tìm tòi khám phá của con người.

    Thông minh hay tinh ranh tiểu tiết?

    "Sự thông minh" của người Việt Nam tưởng chừng chẳng có liên quan gì tới thứ văn hóa tiểu nông. Văn hóa tiểu nông tưởng như vô hại đối với tính thông minh hay không thông minh của người Việt. Nhưng ở đây, bằng những nghiên cứu phân tích xã hội học, người ta đã lột tả rất rõ sợi dây liên kết này.

    Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về sự thông minh của người Việt. Và có nhiều ý kiến đánh giá rằng: Người Việt thông minh với nghĩa so sánh tương đối với các chủng tộc trên thế giới.

    Chúng ta luôn thừa nhận câu cửa miệng "người Việt thông minh". Nhưng dường như chưa mấy ai đặt phạm trù thông minh của người Việt trong bối cảnh nền văn hóa, tâm lý và tập quán của cộng đồng xã hội người Việt, nên nhận diện về "sự thông minh ấy" còn phiến diện và không mang tính thuyết phục. Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại... Tại sao và tại sao?

    Người Việt có thông minh không? Khách quan mà nói, giống người Việt không đến nỗi ngu độn (!). Có rất nhiều học sinh Việt Nam rất giỏi tại các trường danh tiếng thế giới. Những cuộc thi quốc tế về toán, lý hóa... thường đoạt giải cao. Nhưng để kết luận là thông minh (thông minh hơn so với các chủng tộc khác) thì phải so sánh. Hãy so sánh trí thông minh của người Việt với người Nhật, người Hàn, người Trung Quốc, người Ấn Độ, người Trung Đông, người Do Thái, người châu Âu, số người chiếm tới 80% dân số thế giới.

    Nếu nói "người Việt thông minh" có nghĩa trí tuệ người Việt là thượng đỉnh trong số 80% dân số địa cầu. Không, chẳng đời nào lại như vậy! Các nhà bác học lớn, những nhà tư tưởng vĩ đại đóng góp cho văn minh loài người mà người Việt ta là nhóm người đang được hưởng thụ đại đa số cũng chỉ nằm trong những giống người kể trên. Làm phép so sánh như thế, ai cũng tin rằng người Việt chẳng thể hơn ai về trí tuệ trên trái đất này.

    Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề là nằm ở chỗ, người Việt thường vận dụng trí tuệ của mình vào trong những hành vi ứng xử tạo nên những tiểu xảo trong cuộc sống, trong giao tiếp. Chính sự lanh lẹ, tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử tác động ngay trực tiếp tới người khác đã làm nổi bật cái gọi là "thông minh" của người Việt. Sự tinh ranh, tiểu tiết trong ứng xử cuộc sống cũng là căn nguyên chính tạo nên những thói hư tật xấu như thói hay ganh ghét, đố kỵ, trở thành một trong những đặc trưng tính cách của người Việt "một anh làm thì tốt, ba anh cùng làm thì hỏng việc".


    Người Việt thông minh là vậy, thế tại sao ít có viễn kiến, ít có phát minh sáng chế, ít có nhà tư tưởng mang tầm cỡ nhân loại...
    Ví von khác: Người Việt rất giỏi về các môn "chọc gậy bánh xe", "qua cầu rút ván", "gắp lửa bỏ tay người", "ném đá giấu tay"... Tiểu xảo trong giao thiệp dễ để lại ấn tượng trong lòng người khác một cách vừa bất ngờ, vừa gây kích thích, vừa thú vị và có cả nể sợ. Chỉ thế thôi, tính chất thông minh đã được gắn với người Việt.

    Người Đức nghĩ ra Mercedes và sản sinh ra Karmarl tại sao không gắn tính thông minh vào? Người Trung Quốc có nhân vật Khổng Minh và viết ra Tây Du Ký hết thế hệ người Việt này đến thế hệ khác xem không chán, sao cũng không được gắn mác thông minh nhỉ? Vậy theo tôi, thật nực cười khi chúng ta tự nhận người Việt là thông minh.

    Việc đánh giá người Việt thông minh hoàn toàn chỉ là sự đánh giá cửa miệng, thiếu cơ sở nghiêm túc. Đối với người nước ngoài nói về người Việt thì thường chỉ là lời khen "đãi môi". Còn ai, người Việt nào tin và tôn sùng điều đó thì đó là kẻ ảo tưởng trầm trọng. Chưa có một công trình hay sự thừa nhận khoa học nào về nhân chủng học khẳng định tính thông minh nổi bật của dòng giống Việt.

    Trí thông minh người Việt - sản phẩm của "văn hóa tiểu nông"

    Người Việt rất ít khi dùng trí tụệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.

    Người Việt rất ít khi dùng trí tuệ dành cho việc đi sâu khám phá. Bản chất vấn đề là thứ mà người Việt ít hướng tới, biến nó trở thành xa xỉ phẩm. Nên người Việt chẳng có mấy lý thuyết chuyên sâu, ít có sáng tạo phát minh cho nhân loại, không có mấy nhà tư tưởng. Nền khoa học của người Việt cũng chỉ toàn là thứ sao chép, lắp ráp, bắt chước do người khác làm nền tảng.
    Những điều suy nghĩ chủ yếu của người Việt đối với cộng đồng thường không hướng vào lợi ích chung mà thường xuyên vận dụng để mưu cầu lợi ích riêng, để phù hợp với mục tiêu cá nhân, mang tính trước mắt. "Tính cộng đồng" mà nhiều người đánh giá là cao của người Việt thực chất là sự tri giác đối với xung quanh, một mặt để hạn chế sự khác biệt tức hạn chế sự phê phán, đánh giá của xã hội đối với bản thân (để đồng dạng).

    Đồng thời người ta luôn tìm cách ứng xử để tạo vỏ bọc hình ảnh đẹp đẽ, giải tỏa thói sĩ diện huênh hoang cho chính mình. Cũng chính nó trở lại là thủ phạm của thói nhút nhát, tự ti khi cảm thấy mình yếu kém hơn xung quanh hoặc chưa chứng minh được mình hơn người.

    Như vậy, trí tuệ của người Việt trở thành nô lệ của sự đánh giá, nó không hạn chế để phát triển lợi ích riêng có và rất hạn hẹp trong việc mở mang lợi ích chung. Người Việt chúng ta luôn tâm niệm với cái thiết thực nhất, trực tiếp nhất và là lợi ích trước mắt, những điều lớn lao, cao cả đối với cộng đồng là việc của người khác. Tâm lý "ôm rơm nặng bụng", "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" theo góc độ quan tâm tới vấn đề chung đã làm thiệt thòi cho lợi ích cộng đồng.


    Trí thông minh người Việt- sản phẩm của "văn hóa tiểu nông". Ảnh minh họa


    Thiên hướng chú trọng sử dụng trí tuệ vào mặt này mà không tập trung vào mặt khác của đời sống xã hội không phải tự trí tuệ, mà được quyết định bởi nền văn hóa, thói quen, tâm lý của xã hội. Thứ văn hóa, tâm lý, thói quen tạo nên việc tập trung sử dụng trí tuệ vào một mặt nhất định của đời sống xã hội hay nói cách khác là thiên hướng sử dụng trí tuệ của người Việt như những điều đã phân tích ở trên chính là do "văn hóa tiểu nông". Đây là thứ văn hóa lạc hậu, sai lệch, trì trệ, là thứ di sản văn hóa bệnh dịch, khó có thể gột rửa được ngay nhưng cần có ý thức để gột rửa.

    "Văn hóa tiểu nông" tạo nên một nếp sống bừa bãi, tùy tiện của người Việt (văn hóa sống, văn hóa ứng xử). Nhiễm "văn hóa tiểu nông", con người sẽ thiếu sự tôn trọng xung quanh (bao gồm tất tần tật từ người cho đến vật)- tất cả những thứ mà họ cảm thấy không liên quan trực tiếp tới mình. Vì vậy, nó là thủ phạm của sự thờ ơ với lợi ích cộng đồng, cũng là nguyên nhân của tính cách đố kỵ, tham lam, bè nhóm, thiển cận, cục bộ...

    Vậy là ngoài việc tìm ra thủ phạm tạo ra cái mác "thông minh" háo danh của người Việt, ta cũng đã tìm ra một trong những thủ phạm cản trở sự thăng tiến của dân tộc Việt Nam nằm trong lĩnh vực văn hóa, đó là "văn hóa tiểu nông".
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Rút cuộc là khôn chứ không thông minh hơn người ta @@
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  3. #3

    Mặc định

    Theo suy nghĩ cá nhân tôi thì người Việt có thông minh , nhưng vấn đề là chưa biết tập trung , kích hoạt , sử dụng sự thông minh của mình và của công đồng đúng chỗ đúng mục đích . Tại sao như vậy ? Vì sự giáo dục gần như giáo điều của chúng ta ( bao gồm giáo dục gia đình , xã hội , nhà trường và tự thân ) . Tôi ví dụ rất đơn giản như khi một ai đó rất hay nóng tính dữ dằn thì trong cơ thể người đó đã thiếu một loại vi lượng , dù rất nhỏ nhưng nảy sinh ra sự thiếu kiên nhẫn , hay bên ngũ hành là quá hỏa . Khi ta gặp một ngịch cảnh nào đó , kỹ năng vượt qua nghịch cảnh đó là gì hay lại cơm sôi thêm lửa , xôi hỏng bỏng không , ta có biết cách làm : thở sâu , thở thật chậm , làm nguội dần tình thế để nhìn kỹ hơn vấn đề để thoát hay không , theo kiểu tư duy tích cực … Khi làm trong công ty ta hay cự nự người này người nọ mà ít khi tìm tiếng nói chung chỉ vì đặt ích lợi cá nhân quá cao …
    Giáo dục Tây phương hay hơn chúng ta ở nhiều điểm , trong đó có giúp cho trẻ kỹ năng tồn tại và phát triển trong các tình huống , trong cộng đồng khác nhau , làm sao bé phát triển nội lực cá nhân đến khả năng cao nhất có thể .Vì thế rất nhiều nhà tâm lý học của họ đã đi sâu nghiên cứu và có rất nhiều cuốn sách về phát triển tâm lý . phát triển kỹ năng tồn tại , kỹ năng sống ,phát triển tiềm năng tiềm thức , chìa khoá tư duy tích cực ….
    Khuynh hướng của mỗi một cá nhân người Việt chúng ta là co cụm tự vệ vì thẳng thắn thật thà thì thua thiệt . Lộ ra tài ba hơn người thì là đích cho bao sự châm chọc khích bác của sự ghen tỵ , bài trừ và quá nhiều rủi ro .
    Như vậy có cơ hội cho sự cải tạo sự việc đã ăn sâu trong tâm thức bao người không ? Tôi nghĩ chắc chắn là có . Có xảy ra khi có thật nhiều người có tâm huyết , có nhiệt tình , có quyết tâm cho mọi người tìm hiểu rõ cá nhân mình là gì , điều gì đang xảy ra trong từng cơ thể trong từng giây phút , điều gì sẽ làm nên điều kỳ diệu . Tôi nghĩ nếu mọi người cùng mong muốn có tư duy tích cực , tìm hiểu khả năng tiềm thức , tìm thấy mục tiêu thực đẹp của cuộc sống , có kế hoạch tỷ mỷ , có hiểu biết về bản thân mình để phát triển thì mọi chuyện sẽ cải tạo được , vấn đề là mọi người có mong muốn cải tạo hay không . Ví dụ khi ai đó bị bệnh nan y , đã chữa trị khắp mà khó phục hồi , thế nhưng khi gặp môn khí công y đạo của Thầy Đỗ Đức Ngọc ( chủ diễn đàn vũ trụ huyền bí ) , học cách thông tinh khí thần , cân bằng âm dương thì những điều kỳ diệu dần dần sẽ đến . lúc đó ta thấy hóa ra mọi việc quá đơn giản mà ta có ai dạy cho đâu ?
    Cảm ơn Bin 451 đã sưu tầm một bài rất bổ ích .

  4. #4

    Mặc định

    Tính cách cá nhân do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó môi trường sống là một yếu tố quan trọng nhất.

    Khi nói về đặc điểm tính cách của dân tộc Việt Nam nói chung, cần phải xét đến những yếu tố sau đây:

    1. Dân tộc Việt Nam trong 4000 năm luôn luôn sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Khi phải đối mặt với sự sống và cái chết, con người phải vận dụng mọi giác quan nhanh nhạy để xử lý tình huống. Do đó hình thành nên phản ứng nhanh nhạy của người Việt Nam.

    2. Ngoài chống chọi với giặc ngoại xâm, người Việt Nam thường xuyên phải chống chọi với thiên tai khắc nghiệt, hàng năm phải gánh chịu gần 10 cơn bão các cấp đổ bộ vào đất liền. Do phải vật lộn với thiên tai để giành giật sự sống, người Việt Nam hình thành thói quen tiết kiệm, tích trữ cho cá nhân.

    3. Do hai yếu tố nói trên cộng lại, do chiến tranh và thiên tai, làm cho nền văn minh Việt Nam bị kéo chậm lại, mặc dù Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời hơn rất nhiều các dân tộc khác trên thế giới. Điều dễ thấy nhất đó là Việt Nam không có một công trình xây dựng nhân tạo nào đáng để ghi vào văn minh Thế Giới về mức độ hoành tráng. Cũng vì yếu tố này nên người Việt Nam cũng không có tư duy công nghiệp hiện đại, và không có tự duy chiến lược lâu dài. Mà chủ yếu là suy nghĩ nhỏ lẻ, tiểu nông như bài phân tích nói trên.

    Tuy nhiên, trong môi trường khắc nghiệt như vậy, dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay, chứng minh rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh.

  5. #5

    Mặc định

    Tính cách tạo nên số fận, mình thì nghĩ bài viết này k chính xác về nhiều khía cạnh, trong đó khía cạnh rõ nhất là cái nhìn quá phiến diện, thực chất đất nước nào thì cũng có những ng khác nhau mà thôi

    ...Bài này có đoạn viết ng Việt cư xử tinh vi, tiểu xảo...thực chất k sai nhg còn phái nhin vào góc đối diện với nó, cuộc sống tác động bắt buộc con ng phải thay đổi để phù hợp với nó mà thôi... và k chỉ có Người Việt mới như vậy
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  6. #6

    Mặc định

    thật ngu độn khi nói rằng "cho người ta là ngu"
    nhưng cũng vì cái tính thông minh kiểu việt nam đó mà đất nước nghèo mãi.
    cán bộ chỉ biết thân mình ko chịu xây dựng đất nước
    ko cho người kiểm nghiệm hàng hóa nước ngoài vào việt nam
    ai đút lót cái gì cũng đc
    thấy ai mạnh là chịu phục tùng
    ai nói hay là nghe
    ai nói nhiều thì cho là phải
    lừa gạt thì nói là khôn
    hào phóng chơi đẹp thì bị nói là ngu
    thích an phận hơn là đấu tranh
    thích chơi bời hơn là đi làm
    ....
    Người đạo sĩ cuối cùng

  7. #7

    Mặc định

    một điều nho nhỏ:
    Ở VN số lượng thanh thiếu niên chơi game online khá đông. Trong game, có những tên nhân vật được đặt rất bậy bạ, chuyện chửi bậy thì miễn bàn, chuyện lừa đảo nhau cũng khỏi bàn nốt. Thêm nữa khi cùng làm một nhiệm vụ mà lúc ấy có nhiều người cùng làm, thì xảy ra cảnh nhân vật nọ giết nhân vật kia để mình xong trước.
    Có người sẽ bảo đấy là game, nhưng game cũng phản ánh một phần sự thật cuộc sống.

  8. #8

    Mặc định

    Cái gì của VN cũng thông minh cả , như là hô hào chống bảo , chống lụt , vậy mà bây giờ lại có ông nói chống mưa nữa , giỏi thiệt , thông minh thiệt .
    Đời rộng hẹp - Đạo bao la
    Đạo Đời một cội - Gần xa tại lòng
    :wave: :wave:

  9. #9

    Mặc định

    Theo tôi nghĩ thì tác giả bài viết này rất yêu đất nước mình , dân tộc mình , người Việt mình , có yêu như thế ông mời đủ hứng mà viết một bài như vậy . Tôi nêu mẩu chuyện vui khi xây mô hình các công trình xây dựng tuyệt tác của các nước trên thế giới : tháp Paris ,nhà vỏ sò , tượng tự do ... , đến Việt nam thì ngôi chùa một cột nhỏ quá , biết thu nhỏ thế nào bây giờ theo tỷ lệ chung toàn cảnh ? Tố Hữu nói " Giấc mơ con đè nát cuộc đời con " Nói về khí hậu thì Philippin kinh khủng hơn ta nhiều , còn nói về chiến tranh thì Sing mãi năm 1969 gì đó mới thoát nạn ... . Chỉ khi nào ta xây dựng được một niềm tin Việt , sự tự hào riêng về Việt là động cơ bắt mọi người phải định hướng theo đó tương tự nhu cầu về sản phẩm số một của người Nhật , hay nhu cầu nhất toàn cầu của người Mỹ , hay nhu cầu Người Hoa ở đâu đất Trung quốc ở đó ... hay như Thủ Tướng Sing đã nói thế giớii phát triển Sing không thay đổi thì Sing sẽ chết

  10. #10

    Mặc định

    chưa có người Việt chứng ngộ.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Văn Tiên Xem Bài Gởi
    Cái gì của VN cũng thông minh cả , như là hô hào chống bảo , chống lụt , vậy mà bây giờ lại có ông nói chống mưa nữa , giỏi thiệt , thông minh thiệt .
    đúng rồi
    hô hào chống bão để ăn bớt ăn xén tiền trợ cấp thì đúng lắm
    đúng là thông minh kiểu việt nam
    Người đạo sĩ cuối cùng

  12. #12
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    tôi là tôi chúa gét bọn nào làm nhà nước ..........

  13. #13

    Mặc định

    Tối qua háo hức xem lung linh hồ Gươm , đẹp thì cũng có đẹp , nhưng hơi tiếc . gía như người đạo diễn có tầm cỡ có khát vọng Việt lớn hơn một tý , giá như là sân khấu nhạc nước với vũ điệu laze tạo nên hình ảnh nổi lên trên bầu trời đêm theo các truyền thuyết Việt thì nó xứng tầm 1000 năm hơn .
    Hơi buồn lên báo xem thì thấy bài khá hay , mong mọi người tham khảo http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-10-01-trang-page

  14. #14

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vận mệnh của con người ?
    By DUOCPHUONG in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 18-03-2011, 07:54 PM
  2. Những HIỆP SĨ trên đường phố
    By Bin571 in forum Người TỐT, việc TỐT
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 04-12-2010, 03:17 AM
  3. THAM ÁI
    By splen in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 01-12-2010, 10:40 AM
  4. ĐỐ KỴ
    By splen in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 11-09-2010, 10:41 AM
  5. Trả lời: 32
    Bài mới gởi: 18-10-2007, 10:13 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •