Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Gái quạt mồ

  1. #1

    Mặc định Gái quạt mồ

    “Gái quạt mồ”, trong dân gian thường chỉ những người đàn bà lang tâm, không chung thủy với chồng, ham thích việc gió trăng.
    Trong một bài thơ cổ có câu:
    Mồ chồng chưa kín cỏ xanh
    Trăng hoa đã thấy yến anh dập dìu.
    Câu chuyện về “gái quạt mồ” được chép như sau:
    Cuối đời nhà Chu, tại ấp Mông nước Tống có một người họ Trang tên Chu, tự là Tử Hưu. Trang Chu làm quan dưới triều nhà Chu, nhưng vì tu luyện theo đạo tiên, nên không muốn câu thúc ở chốn cao sang quyền quý, bỏ đi tìm cảnh thanh tịnh vô vi.
    Trang Chu sang chơi nước Tề, Điền Tôn là người rất trọng học vấn, thấy Trang Chu thông minh học rộng đem lòng yêu mến, gả cô con gái cho Trang Chu, Điền Thị là một cô gái tuyệt thế giai nhân, Trang Chu không phải là người háo sắc song cũng yêu thương.
    Do đã là bậc tu hành, không thiết gì đến vinh hoa phú quý nên Trang Chu đã dẫn vợ về ngụ tại Nam Hoa Sơn thuộc địa phận Tào Châu, để sống cuộc sống an nhàn ẩn dật.
    Một hôm, Trang Chu đang thơ thẩn dạo chơi chân núi bỗng gặp một thiếu phụ mặc tang phục, tay cầm quạt ngồi bên nấm mồ, quạt một ngôi mộ mới đắp, đất còn chưa ráo. Trang Chu lấy làm lạ hỏi:
    _ Tại sao nàng lại ngồi quạt nấm mồ bày làm gì?
    Thiếu phụ đáp:
    _ Chồng thiếp chẳng may mất sớm, nắm xương tàn chôn cất nơi đây. Lúc sinh tiền đang nồng duyên hương lửa, chồng thiếp có dặn là nếu rủi ro mà chồng thiếp mầt sớm, thì hãy đợi cho nấm mồ xanh cỏ rồi hẵng tái giá. Nay chồng thiếp rủi đã mất rồi mà gió mưa tơi tả biết bao giờ nấm dất mới khô để cỏ mọc lên được. Mà ba thu đằng đẵng, đêm xuân một khắc ngàn vàng, tiện thiếp chờ sao được! Vì vậy thiếp mới quạt cho đất khô để cỏ mau mọc, chừng ấy thiếp có tái giá thì cũng khỏi phụ lòng người chín suối.
    Trang Chu nghe dứt lời, thở một hơi não ruột, trách cho lòng người sớm bạc tình và nói: “Nếu nương nương muốn cho đất khô không khó gì cả, tôi xin giúp nương nương làm việc ấy. Người quả phụ ấy mừng rỡ đưa quạt cho Trang Chu. Trang Chu có phép tu hành, vận dụng hết năng lực, hướng vào nấm mồ quạt mấy cái nấm mồ bỗng nhiên khô ráo và cỏ xanh lấm tấm chồi. Thiếu phụ mỉm cười, mặt tươi như đóa hoa sáng, quỳ gối tạ ơn Trang Chu và tặng cho Trang Chu cây quạt rồi hớn hở ra đi.
    Trang Chu cầm cây quạt the ngắm nghía, lòng nao nao nỗi buồn khó tả. Cho hay sự đời chỉ là một bức màn thưa, ân tình chỉ là một lớp vỏ che đậy những bản năng dục vọng kinh tởm của con người. Về nhà, Trang chu ngâm một bài thơ trước khi bước chân lên thềm:
    Bất thị oan gia, bật tụ đầu
    Oan gia tương tự kỷ thời hưu?
    Tảo tri tử hậu vô tình nghĩa
    Tựa bả sinh tiền ân ái câu
    (Nếu chẳng oan gia đâu gặp nhau
    Oan gia ràng buộc được bao lâu?
    Nếu hay lúc chết không tình nghĩa
    Thì sống thà đừng ân ái nhau
    )
    Thấy chồng bước vào nhà mặt rầu rầu, miệng ngâm thơ, tay cầm quạt phe phẩy, Điền Thị ngạc nhiên hỏi chồng, Trang Chu thuật lại việc gặp thiếu phụ quạt mồ cho vợ nghe. Điền Thị nghe chồng kể đầu đuôi câu chuyện nổi giận mắng: “Cái thứ dàn bà quỉ quái ấy, chồng chết nấm mồ còn chưa xanh cỏ đã toan bề ân ái. Lẽ ra phải bắt những loại đàn bà ấy đem thả trôi sông để cho cõi đời này khỏi nhơ uế”. Trang Chu nghe vợ nói thế chỉ mỉm cười không đáp, buồn bã ngâm bốn câu thơ:
    Sinh tiền cá cá thuyết ái ân
    Tự hậu nhân nhân dục phiến văn
    Họa hổ họa bì nan họa cốt
    Tri nhân tri diện bất tri tâm.
    Điền Thị nghe Trang Chu ngâm thêm mấy câu thơ lòng càng bực tức, mặt giận phừng phừng, trách chồng sao đem những hạng người đàn bà đốn mạt ấy mà so sánh với vợ mình. Trang Chu mỉm cười nói :
    _ Thôi đừng giận, đừng hờn làm chi, giả sử nay mai tôi bất hạnh qua đời, liệu đóa hoa hải đường kia đang độ phơi phới hương xuân có thể phong kín nhụy hương mà chờ quá hạn thiều quang chín chục được không ?
    Điền Thị cắn môi, phì cười nói :
    _ Trung thần không thờ hai chúa, gái tiết trinh không thờ hai chồng. Nếu bất hạnh mà chàng có bề gì, thiếp xin cam phận chứ không bao giờ nghĩ đến chuyện trăng hoa như vậy.
    Trang Chu nghe nói cười xòa tỏ ý không tin. Điền Thị tức giận chụp cây quạt xé nát từng mảnh, nói : “Để làm gì cái dồ phụ bạc thêm nhơ mắt, chỉ có lúc chàng chết đi mới rõ được hạng người đàn bà này tiết hạnh đến nhường nào. ”. Nghe nói thế, nhưng nét mặt Trang Chu vẫn không phai vẻ chán ngán.
    Chẳng bao lâu, Trang Chu lâm bệnh, mỗi ngày một trầm trọng hơn. Điền Thị suốt ngày sụt sùi bên giường bệnh. Một hôm, Trang Chu gọi vợ đến nói : “Bệnh tôi nguy ngập, không thể sống đựơc bao lâu, rất tiếc là cây quạt mồ không còn nữa để nàng quạt cho nấm mồ tôi mau xanh cỏ, để nàng sớm tái giá, khỏi mang tiếng người đời dị nghị. ”Điền Thị vừa khóc vừa nói :
    _ Xin chàng cứ tịnh dưỡng, chớ uồn bã như thế mà tổn hại tinh thần, thiếp là người có học, biết lấy chữ Tùng nhất nhi chung mà giữ đạo, lẽ đâu lại làm chuyện hèn mạt. Nếu chàng không tin, thiếp xin tử tiết trước mặt chàng , để chàng thấy hết lòng chung thủy.
    Trang Chu hổn hển nói :
    _ Lòng nàng đã như thế thì dẫu có nhắm mắt tôi cũng an lòng.
    Tối hôm ấy Trang Chu tắt thở. Điền Thị vật mình than khóc thảm thiết. Nàng mặc đồ tang, lo việc tẩm niệm, quàn quan tài chồng ở giữa nhà để phúng điếu. Qua mấy ngày, Điền Thị khóc sướt mướt, bỏ ăn, bỏ ngủ. Đến ngày thứ bảy bỗng có một chàng thư sinh, mặt như dồi phấn, môi tợ hoa son, áo tía quần đen, phong nghi tuấn tú, có dắt theo một người lão bộc vào nhà tự xưng là Vương Tôn nước Sở, ngày trứơc có giao ước cùng Trang Chu theo đòi học tập, nay đến nơi mới hay Trang hu chết, nên Vương Tôn cảm nghĩ xưa vào phúng điếu. Điền Thị phải ra tiếp kiến. Khi Vương Tôn khóc lạy linh cữu xong, Điền Thị mời Vương Tôn vào nhà khách để dùng trà. Thấy một ngã thư sinh trẻ đẹp như thế, Điền Thị thoắt động lòng, tuy bề ngoài giữ lễ nghĩa nhưng bên trong cũng muốn kiếm cách làm quen để tiện bề gần gũi. Nghe vương Tôn nói muốn xin lưu lại một trăm ngày để cho trọn đạo, và cũng để mượn sách vở của Trang Chu để học đạo. Vớ được dịp may, Điền Thị tủm tỉm cười cung kính đáp: “Tình nghĩa thầy trò, xin Vương Tôn đừng nghĩ gì cả”. Nói xong nàng xuống bếp lo sử soạn cơm nước đãi khách rất hậu.
    Đêm đêm Điền Thị lấy cớ khóc chồng để nhìn ngắn Vương Tôn, mắt liếc lòng mơ, mối tình ngày một tha thiết, nhưng không biết làm sao vượt qua bờ sông ân ái. Một hôm, nàng đánh liều gọi người lão bộc tỏ ý muốn ông tác thành cho nàng và Vương Tôn, người lão bộc ra vẻ e ngại nói: “Điều đó chủ nhân tôi còn gì mong ước hơn, song sợ e tiếng thầy trò thiên hạ dị nghị.”
    Điền Thị dẫn giải:
    _ Vương Tôn trước kia có lời nguyện ước, nhưng chưa học với chồng tôi ngày nào, thì sao gọi là nghĩa thầy trò. Vậy ông là lão bộc trung thành, tôi nhờ ông giúp đỡ, nếu việc thành tôi sẽ trọng thưởng.
    Người lão bộc tỏ ý thuận tình rồi bước đi. Một ngày trôi qua, thời khắc đối với Điền Thị như dài đằng đẵng, lòng nàng rạo rực không yên. Sáng hôm sau, Điền Thị nóng ruột quá, gọi người lão bộc đến phòng hương để hỏi chuyện. Người lão bộc e ngại thưa:
    _ Chủ tôi nói cũng có lý, nhưng có điều thật khó khăn là chiếc quan tài còn quàn nơi giữa nhà, thây người chưa lạnh, nếu bàn tính tới chuyện hôn nhân e bất nghĩa. Điều thứ hai là Trang tiên sinh cùng phu nhân lâu nay ân ái đậm đà, tình chăn gối không gì thương tổn. vả lại, Trang tiên sinh là một bậc tài hoa lỗi lạc, còn chủ nhân tôi học mọn tài sơ, e không xứng với phu nhân chăng. Điều thứ ba, chủ nhân tôi đến đây không mang theo tiền bạc lấy gì lo sính lễ.
    Điền Thị nghe xong cười nói:
    Các điều ấy không có gì quan trọng, thứ nhất đằng sau nhà tôi có một phòng trống, tôi sẽ thuê người khiêng quan tài quàn tại đó. Đièu thứ hai, vong phu tôi có gì đạo đức đâu, trước kia đã hai đời vợ nhưng dạy không được nên bỏ đi. Thiên hạ đều cho là bạc bẽo, sau đó vua nước Sở hâm mộ rước về phong chức tước ra giúp nước, vong phu sợ mình không đủ tài nên từ chối, đem thân sống ẩn dật nơi thôn dã. Hôm trước, vong phu có dạo chơi quanh núi, gặp một thiếu phụ quạt mồ, vong phu giở trò ghẹo nguyệt trêu hoa, đoạt cây quạt của người thiếu phụ đem về đây, tôi nổi giận xé chiếc quạt ra từng mảnh. Ông xem đó, như vậy còn gì tình nghĩa yêu thương nữa chứ. Điều thứ ba, việc tiền bạc Vương Tôn khỏi lo. Tôi là chủ rồi còn ai mà đòi sính lễ nữa. Nếu như việc tiệc tùng thì tôi còn hơn mười lạng vàng lại không đủ chi dùng sao? Nếu Vương Tôn mà có tính chuyện trăm năm kết tóc với tôi, thì chúng ta làm một lễ mọn để động phòng hoa chúc cũng đủ rồi.
    Nói xong Điền Thị lấy vàng trao cho lão bộc đem về cho Vương Tôn và hẹn đêm hôm ấy sẽ làm lễ hợp cẩn. Tối hôm ấy, Điền Thị được tin Vương Tôn chấp nhận mọi ý kiến của nàng, nên mừng lắm, mượn người khiêng quan tài của Trang Chu ra nhà sau, rồi thay đồ tang, mặc áo gấm, quần hồng, thắt hoa kết lá trước thảo đường muôn màu sắc rực rỡ. Sửa soạn xong, Điền Thị ngồi chờ Vương Tôn đến. Mãi đến khuya, Vương Tôn mới qua thảo đường, Điền Thị lòng như lửa đốt, đôi mắt long lanh, hai má ửng hồng, nhìn Vương Tôn khôi ngô tuấn tú trong chiếc áo cẩm bào màu xanh lục. Hai người làm lễ xong, men rượu hiệp cẩn chưa trôi qua cổ, Điền Thị phát động hương tình dục, giục Vương Tôn vào phòng ngủ sớm. Bỗng Vương Tôn mặt mày nhăn nhó, ôm bụng lăn nhào ra đất la ôi ối. Không rõ chuyện gì, Điền Thị đến ôm Vương Tôn vào lòng.
    Người lão bộc nghe tiếng rên la chạy đến, thấy vậy nói với Điền Thị: “Chủ tôi phát bệnh cũ rồi! bệnh này không có thuốc nào chữa nổi, chỉ trừ vật ấy mà thôi”. Điền Thị lo lắng hỏi: “ Vật gì thế?”. Người lão bộc nói:
    _ Trứơc kia, cứ mỗi lần phát bệnh thì vua nước sở phải giết một tù nhân, lấy bộ óc ngâm rượu cho Vương Tôn uống thì mới khỏi. nay bệnh tái phát mà ở nơi hiu quạnh này lấy đâu ra thứ thuốc ấy, chắc là chủ nhân tôi phải chết mà thôi.
    Điền Thị sốt ruột hỏi:
    _ Thế thì óc người chết có dùng được không?
    Người lão bộc nói:
    _ Người chết chưa quá một trăm ngày cũng dùng được. Trước kia tôi có nghe nói như vậy.
    Điền Thị mừng rỡ nói:
    _ Vong phu tôi chết chưa quá mười ngày, vậy thì ta bửa quan tài, lấy vật ấy.
    Người lão bộc ra vẻ ngần ngại nói:
    _ Chỉ sợ phu nhân không dám làm như vậy.
    Điền Thị bĩu môi nói:
    _ Ta cùng Vương tôn kết nghĩa lá vàng cho đến răng long đầu bạc, thân ta còn chưa tiếc, huống chi một nắm xương tàn kia mà ăn nhằm vào đâu.
    Nói xong Điền Thị gởi gắm Vương Tôn cho người lão bộc chăm sóc, một mình chạy thẳng xuống nhà dưới nơi để linh cữu của chồng, tay cầm một cái búa, tay cầm một con dao. Vừa đến nơi, Điền thị không một chút nghĩ ngợi gì cả, đưa búa bửa vào quan tài mấy cái,lấy dao nạy nắp tung ra. Bên trong nghe có tiếng rên rỉ. Điền Thị đang kinh ngạc thì thấy Trang Chu lò mò ngồi dậy. Điền Thị thân mình run sợ rồi đứng im như trời chồng, hai tay rụng rời, lưỡi búa và con dao rơi xuống đất. Trang Chu nói: “May phước cho tôi chưa đến nỗi tuyệt mạng, tôi chết đi đã mười ngày mà còn sống lại được, vậy thì chúng ta cùng về phòng nói chuyện cho vui”.
    Trang Chu đi trước Điền Thị nối gót theo sau mồ hôi toát ra như tắm, da mặt xanh nhợt như một thây ma. Nàng sợ về phòng gặp Vương Tôn và lão bộc không biết phải ăn nói làm sao nới Trang Chu. May thay, lúc về đến phòng thì Vương Tôn và lão bộc biến đi đâu mất. Điền Thị vững lòng lấy hết can đảm nói:
    _ Từ hôm phu quân mất đến nay, suốt ngày đêm thiếp khóc lóc han thở, bỏ ăn, bỏ ngủ. Bỗng nghe trong quan tài có tiếng rên, nên thiếp lấy búa bửa ra xem chàng có sống lại không.
    Trang Chu mỉm cười nói:
    _ Phu nhân có lòng như vậy ta rất cảm ơn nhưng ta chết chưa quá mười ngày sao nàng lại mặc áo gấm quần hồng mà không mặc tang phục.
    Điền Thị không biết nói sao, đành làm thinh đứng trơ ra đó. Trang Chu cười và chỉ biết cừơi mà thôi. Chàng sai lấy rượu uống cho say mèm rồi lấy bút dề thơ
    Lòng tự hiểu khuốc oan gia trái
    Nhử ái chi thời, ngã bất ái
    Nhược kim nhi tố phu thê
    Phụ nhi phủ phách thiêng linh cái
    (Từ đây nguyện dứt dây oan trái
    Người yêu ta lắm… ta tê tái
    Nay dầu giữ mãi nghĩa phu thê
    Búa kia sẽ bửa đầu ta bể
    .)
    Điền Thị nghe xong, biết chồng mình làm phép để thử mình, xấu hổ quá thắt cổ mà chết. Trang Chu đem xác vợ bỏ vào chiếc quan tài bị phá vỡ rồi lấy một cái bồn úp lên trên, vừa gõ, vừa ca:
    Ngô tại, nhĩ ngoa khẩu
    Ngã tử nhĩ bất giá
    Thê bị tha nhân hữu
    Ngã bị tha nhân khóa
    Ngã nhược chân cá tử
    Nhất trường đay tiểu thoại
    (Ta sống nàng khoe khoang
    Có chết nguyện thủ tiết
    Nhưng rồi lại thay chồng
    Ngựa hồng người khác cưỡi
    Nếu ta mà chết thật
    Trò cười thật mỉa mai
    …)
    Ca xong, Trang Chu đập vỡ bồn, rồi nổi lửa đốt cháy ngôi nhà. Tất cả đều cháy rụi. Từ đó, Trang Chu đi chu du trong thiên hạ, sớm chiều bạn với trăng sao, không còn muốn gần gũi thế gian nữa.
    PHẬT, THÁNH, TIÊN như đốn, tiệm, huyền...
    Dắt người trở lại cảnh đào nguyên.
    Nương theo Tam Giáo về ngôi thứ,
    Căn bản gồm chung có một thuyền.

  2. #2

    Mặc định

    Câu chuyện thật hay mà có ý nghĩa nữa. Cám ơn rất nhiều.

  3. #3
    damquangvinh
    Guest

    Mặc định

    hay quá , rất là hay

  4. #4

    Mặc định

    Truyện hay và ý nghỉa hay lắm , cám ơn nhiều .
    Trieumh

  5. #5

    Mặc định

    Truyện hay và ý nghĩa nhưng hư cấu hơi quá đáng! Làm gì đến nỗi dục tính nổi lên, dám làm những điều ghê sợ đến như vậy chứ?
    Trên thế gian, đâu thiếu quả phụ nguyện suốt đời thờ chồng, hoặc cùng lắm cũng vài năm sau mới tái giá. Đằng này mới có vài ngày mà đã........
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  6. #6

    Mặc định

    đúng là lòng dạ đàn bà... A di đà Phật @@ Thiện tai, thiện tai ... @@
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi votientung Xem Bài Gởi
    đúng là lòng dạ đàn bà... A di đà Phật @@ Thiện tai, thiện tai ... @@
    Trù cho ông votientung ở giá suốt đời. Khỏi lấy vợ cho khỏi biết khổ đau là gì, mà cũng k biết vui sướng là gì luôn :rock_on:

  8. #8

    Mặc định

    Đàn ông hay đàn bà đều có người này, người khác. Đây chỉ là một câu chuyện nghe cho biết chứ không thể kết luận là lòng dạ đàn bà được. Ai càng mạnh mồm thì sau này lại càng có lắm chuyện...

  9. #9

    Mặc định

    ừ , Đúng áh
    Đời rộng hẹp - Đạo bao la
    Đạo Đời một cội - Gần xa tại lòng
    :wave: :wave:

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Broken Watch Xem Bài Gởi
    Trù cho ông votientung ở giá suốt đời. Khỏi lấy vợ cho khỏi biết khổ đau là gì, mà cũng k biết vui sướng là gì luôn :rock_on:
    ...Đời là bể khổ... ta không cầu, cũng chẳng mong đợi gì... cát bụi rồi cũng về với cát bụi... thôi thì tùy duyên vậy ... A di đà Phật ...rose4rose4rose4
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  11. #11

    Mặc định

    Chuyện này xưa thì thấy thật là hợp với lễ nghĩa Nho giáo. Bây chừ thì thành " xưa rồi Diễm" e rằng có nhiều Trang Chu tân thời và Điền thị tân thời cần tiền hơn là cần tình nghĩa, sẵn sàng quậy tới bến.
    Vậy mới là thời mạt pháp.

  12. #12

    Mặc định

    Chuyện tuy xưa nhưng nếu chiêm nghiệm thì vẫn mang đầy tính hiện thực, không nên nói trước điều gì và đừng làm ra vẻ đạo đức....giả.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi votientung Xem Bài Gởi
    đúng là lòng dạ đàn bà... A di đà Phật @@ Thiện tai, thiện tai ... @@
    Tùy người thôi huynh, chứ vẫn còn những người phụ nữ chung tình mà, thế nên mới có câu chuyện "Hòn vọng phu" chứ. Sm post bài đó lên chỉ muốn nói lên quan điểm của mình là trong quan hệ vợ chồng hay tình yêu nam nữ hai chữ "tình dục" không phải cái đích cuối cùng, k phải là phương tiện để duy trì hạnh phúc, mà chính tình yêu chân thành, gắn bó chia sẻ thấu hiểu nhau, cùng vượt qua khó khăn mới là cội nguồn của hạnh phúc bền vững. Sm thật buồn khi một số bạn trẻ hiện nay khi cho 'tình dục" là thước đo hạnh phúc cho cuộc sống vợ chồng sau này, hay một số cặp vợ chồng sống với nhau đã hơn 30 năm mà vẫn đưa nhau ra tòa chỉ vì một lý do tế nhị là người bạn đời của họ không đáp ứng được nữa về nhu cầu sinh lý cho họ. Điều đó thật đáng tiếc!!!
    Đó là một vài ý kiến "cứng nhắc" của lão bà này, xin quý vị tùy nghi chiêm nghiệm.:big_grin:
    PHẬT, THÁNH, TIÊN như đốn, tiệm, huyền...
    Dắt người trở lại cảnh đào nguyên.
    Nương theo Tam Giáo về ngôi thứ,
    Căn bản gồm chung có một thuyền.

  14. #14

    Mặc định

    từ ngàn xưa ,đàn ông châu á xem phụ nữ như giẻ rách thôi mà ,hư cấu cũng là chuyện bình thường thôi.

  15. #15

    Mặc định Nam Phái hay Nữ Phái --- Đúng và Sai ???

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhutri Xem Bài Gởi
    từ ngàn xưa ,đàn ông châu á xem phụ nữ như giẻ rách thôi mà ,hư cấu cũng là chuyện bình thường thôi.
    Kính Hiền Tỷ Nhu Tri

    Cổ nhân nói : Biết thì thưa thốt ...

    Hiền Tỷ ...vội vàng quyết đoán chụp mũ Huynh Đệ Nam Phái phụ bạc vợ hiền , vậy về phía Nữ Phái thì sao ???

    Mời chư Hiền , cùng Thiện Niệm đọc lại câu chuyện sau đây sẽ rõ :

    Châu Mãi Thần, người đất Cối Kê, đời nhà Hán, nhà rất nghèo, nhưng rất ham đọc sách. Thuở hàn vi, chàng phải đi đốn củi rừng đem bán để sanh sống, thường treo sách nơi đầu gánh, vừa đi vừa đọc.

    Vợ của Châu Mãi Thần không thể chịu nổi cảnh nghèo túng mãi như vậy được nên đòi thôi chồng, để đi lấy chồng khác khá giả hơn mà nương nhờ tấm thân.

    Châu Mãi Thần khuyên vợ:

    - Năm nay tôi 49 tuổi rồi, qua năm 50 tuổi, tôi biết tôi thế nào cũng lập được công danh. Bấy lâu nay, chúng ta sống trong cảnh cơ cực cũng đã quen rồi, nay nàng ráng chờ tôi một năm nữa thì nàng sẽ hưởng được phú quí.

    Người vợ liền trả lời:

    - Ðến chừng Ông làm quan thì tôi đã chết đói rồi.

    Thế là vợ của Châu Mãi Thần nhứt quyết bỏ chồng, nàng đi lấy một anh nông dân khá giả trong làng.

    Châu Mãi Thần rất đau buồn. Chàng lại càng quyết tâm học tập hơn nữa, bất luận ngày đêm, cuốn sách đều kế bên mình.

    Năm sau, Châu Mãi Thần được Nghiêm Trợ tiến cử lên vua Hán Võ Ðế, được vua thâu dụng, phong chức Trung Ðại Phu. Lúc bấy giờ xảy ra giặc giã ở vùng Ðông Việt. Hán Võ Ðế sai Châu Mãi Thần lo chuẩn bị khí giới, thuyền bè, để cho binh sĩ đi dẹp giặc. Sau đó, Châu Mãi Thần được thăng chức làm Thái Thú Cối Kê.

    Cối Kê là quê hương của họ Châu. Khi Châu Mãi Thần đến nhậm chức Thái Thú Cối Kê, quân dân địa phương phải ra nghênh đón. Tới nơi, bỗng thấy người vợ cũ chạy đến đón trước đầu ngựa, xin Châu Mãi Thần bỏ qua chuyện lầm lỗi xưa của nàng, cho nàng trở lại làm vợ chàng.

    Châu Mãi Thần bèn lấy một bát nước đầy, đổ xuống đất trước đầu ngựa, rồi bảo người vợ cũ:

    - Nếu nàng hốt nước lại cho đầy bát như trước thì tôi sẽ đem nàng về với tôi như trước.

    Bát nước đã đổ, làm sao hốt lại cho đầy. Bởi vậy, người vợ biết ý Châu Mãi Thần đã quyết nên hổ thẹn bỏ đi.

    Tuy vậy, để đáp đền tình nghĩa vợ chồng ngày trước, Mãi Thần cấp cho người vợ cũ và chàng nông dân một ngôi nhà và một số tiền đủ để sống suốt đời. Nhưng người vợ cũ cảm thấy quá xấu hổ, nên treo cổ tự tử. Người nông dân đem xác nàng táng bên bờ ao gần đường lộ.

    Người đời có khắc một bài thơ 4 câu trên cái bia đặt trước mộ nàng để làm gương cho phụ nữ đời sau:

    Thanh thảo trì biên mộ nhứt khu,
    Thiên niên mai cốt bất mai tu.
    Ðinh ninh ký ngữ nhơn gian phụ,
    Tự cổ tào khang đáo bạch đầu.

    Tạm dịch:

    Một nấm mộ xanh cạnh vũng bờ,
    Ngàn năm chôn xác chẳng chôn nhơ.
    Ðinh ninh nhắn gởi đoàn nhi nữ,
    Từ cổ vợ chồng trọn tóc tơ.

    Từ điển tích về Châu Mãi Thần, trong văn chương, người ta rút ra hai thành ngữ:

    - Mã tiền bát thủy: Trước ngựa chén nước.
    - Phúc thủy nan thu: Nước đổ khó hốt lại.

    Hai thành ngữ nầy dùng để chỉ người vợ phụ bạc chồng lúc chồng còn hàn vi chưa gặp thời, và người chồng nhứt định không cho người vợ trở lại khi được vinh hiển.

    Nơi bao lơn trước Đền Thánh của Đạo Cao Đài ( Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh ) có một bức tranh ghi lại sự tích của Châu Mãi Thần (hay Chu Mãi Thần), tượng trưng cho Sĩ, một trong tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương) thời trước.

    Xin chúc chư Hiền an lạc !


    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  16. #16

    Mặc định

    cũng chỉ là một câu truyện
    không phải tất cả đều như vậy nhưng không ai dám chắc sẽ không có người như vậy :D

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi limon Xem Bài Gởi
    cũng chỉ là một câu truyện
    không phải tất cả đều như vậy nhưng không ai dám chắc sẽ không có người như vậy :D
    Cũng đều là truyện ! Thành thử chúng ta đừng vội phán quyết điều gì trong cuộc sống !

    Nếu nói như Hiền Tỷ Nhu Tri , Nam Phái Á Đông coi Nữ Phái như giẻ rách !

    Thì làm sao có :

    Tống Hoằng chí trượng phu không đổi,
    Giữ nhơn luân, sợ lỗi đạo hằng.
    Từ duyên Công chúa giao thân,
    Đút cơm vợ quáng, ân cần dưỡng nuôi.

    Tống Hoằng, làm quan Đại Phu dưới triều vua Quang Võ nhà Hậu Hán, tánh tình chánh trực và trung hậu.

    Vua Quang Võ có người chị là Hồ Dương Công chúa, sớm góa chồng. Công chúa tỏ ý ái mộ Tống Hoằng nói : “ Nếu ai được như Tống Hoằng thì mới ưng làm chồng.”

    Vua Hán Quang Võ biết vậy, nên cho gọi riêng Tống Hoằng đến thử ướm lời, hỏi rằng :

    - Ngạn vân : Quí dịch giao, phú dịch thê, hữu chư ?

    (Ngạn ngữ rằng : Sang đổi bạn, giàu đổi vợ, có chăng ?)

    Tống Hoằng liền tâu rằng :

    - Thần văn : Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường. (Thần nghe : Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ nên bỏ.)

    Hán Quang Võ và Hồ Dương Công chúa nghe Tống Hoằng nói như thế thì rất kính phục Tống Hoằng là người trung hậu, có thủy có chung, nên bỏ ý định ghép Tống Hoằng với Công chúa.

    Tống Hoằng có người vợ ở nhà, chẳng may bị bệnh nên phải mù lòa. Hằng ngày, ngoài giờ làm việc quan, Tống Hoằng thường săn sóc vợ, và tới bữa ăn thì đút cơm cho vợ ăn.

    Dù vợ bị mù lòa, Tống Hoằng vẫn một lòng thương yêu chung thủy. Thật trên đời ít có người được như thế, nên để gương tốt mãi về sau.

    Nếu nói Nữ Phái không tốt hết , thì sao lại có một Hiền Thê của Châu Công , với vần thơ được khen tặng của hậu thế

    Vợ Châu Công đình thần mệnh phụ,
    Ở thôn quê lam lụ làm ăn.
    Chồng thì triều nội cao sang,
    Vợ lo canh cữi cơ hàn khổ thân.
    Giúp chồng đặng ân cần Nhiếp chánh,
    Cho nên trang Chúa Thánh tôi hiền.
    Vợ không tham nhũng bạc tiền,
    Chồng lo trọn đạo nắm quyền chăn dân.

    Vợ Châu Công là vợ của Ông Châu Công Đán, con của vua Văn Vương, em của vua Võ Vương nhà Châu vào thời Thượng cổ nước Tàu.

    Khi Võ Vương băng hà, vua Thành Vương lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi, Châu Công Đán cầm quyền Nhiếp Chánh, một lòng phò vua giúp nước. Em của Châu Công Đán là Quản Thúc ganh tỵ và có tham vọng lớn, thường gièm với vua Thành Vương là Châu Công Đán có ý giết vua để cướp ngôi. Thành Vương không trị tội kẻ nói gièm, và cũng có ý nghi ngờ. Châu Công buồn lòng, trả chức Nhiếp Chánh, lui về điền viên, nghiên cứu Kinh Dịch. Về sau, Thành Vương biết lỗi, xin rước Châu Công trở về triều coi việc Chánh trị.

    Sau đó Quản Thúc làm loạn, Châu Công phải đem quân đánh dẹp, bắt Quản Thúc giết đi.

    Châu Công Đán chế ra Lễ Nhạc dùng trong Quan, Hôn, Tang, Tế, được dùng làm mẫu mực mãi về sau. Châu Công Đán lại tiếp nối công trình của cha là Văn Vương, diễn giải thêm Kinh Dịch. Đến thời Đức Khổng Tử, Ngài giải thích thêm nữa, mới hoàn thành Bộ Kinh Dịch, truyền đến nay.

    Vợ của Châu Công là người đàn bà rất hiền thục, không ỷ mình là một Mệnh phụ Phu nhân nhất đẳng của triều đình, có chồng làm quan tột phẩm, mà làm điều bất chánh. Bà vẫn sống giản dị, chăm lo săn sóc chồng, tề gia nội trợ, dạy dỗ con cái, y như lúc chưa vinh hiển, lại lo bề canh cữi, làm gương cần kiệm cho dân.

    Mỗi khi Châu Công vào triều chầu vua, chính tay Bà lấy bộ triều phục ra cho chồng, sửa sang nếp áo, cột dải áo mão cho chồng một cách tươm tất, lại đưa chồng ra đến tận ngõ rồi mới trở vào nhà.

    Đến khi tan buổi chầu, Châu Công trở về, Bà ra đón chồng, rồi tự tay mở dải áo mão của chồng ra, xếp gọn gàng, trân trọng đem cất.

    Bà thường nói : Triều phục là sắc tốt của vua ban cho, ta phải trân trọng, ta giúp chồng mặc triều phục cho tươm tất là tỏ ý tôn vua tại hậu vậy.

    Nhờ sự ân cần săn sóc của người vợ đảm đang với một tình thương yêu đậm đà thắm thiết, Châu Công an bề gia đạo, dốc hết tâm chí lo việc quốc gia, phò vua giúp nước, an dân.

    Khi vợ của Ông Châu Công về ở nơi quê nhà, Bà thường lo canh cữi, mặc quần áo bô vải, nêu gương cần kiệm. Bà không vì sự giàu sang của bực quan Đại thần mà không lo làm lợi ích cho xã hội.

    Vài hàng chia sẻ , xin cáo lui !!!



    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhutri Xem Bài Gởi
    từ ngàn xưa ,đàn ông châu á xem phụ nữ như giẻ rách thôi mà ,hư cấu cũng là chuyện bình thường thôi.
    ... người fát ngôn cũng giống như miếng giẻ rách... ngu xuẩnignored
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi votientung Xem Bài Gởi
    ... người fát ngôn cũng giống như miếng giẻ rách... ngu xuẩnignored
    :rolling_on_the_floo Tỷ nhutri ơi! Cẩn ngôn, cẩn ngôn nhé! Bác votientung hay dỗi lắm đấy! :rolling_on_the_floo

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi limon Xem Bài Gởi
    cũng chỉ là một câu truyện
    không phải tất cả đều như vậy nhưng không ai dám chắc sẽ không có người như vậy :D
    --------------------

    Không hẳn là như vậy...mà là không ai dám chắc mình sẽ không như vậy...Tất cả đều là sự cố gắng liên tục của bản thân trước mọi cám dỗ đời thường.
    Các cụ thường có câu " không ai nắm tay được từ sáng tới tối " mà...:big_grin:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chân dung Sư cô Diệu Quang - Con gái Năm Cam
    By hungdac in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 07-09-2010, 01:09 AM
  2. 14 điều Mẹ dạy con gái
    By hcthinh in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 05-08-2010, 04:47 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •