kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tứ Quy Y Mật Giáo

  1. #1

    Mặc định Tứ Quy Y Mật Giáo

    TỨ QUY Y MẬT GIÁO

    (VanHoaPhuongDong) - Theo phương pháp tu tập của Mật giáo Tây Tạng ( Tibet ) thì Tứ quy y là trong tứ gia hạnh. Tứ quy y này là bước đầu tiên tu tập Phật môn. Như chúng ta biết, Tam quy của Hiển giáo là quy y Phật, Pháp, Tăng. Còn Mật Tông Tây Tạng lại trú trọng Tam Bảo ở nơi thân của các bậc Thượng Sư, cho nên mới liệt thêm quy y bậc Thượng Sư
    . Hơn nữa, ân nghĩa truyền thụ của bậc Thượng Sư rất lớn, cho nên mới xếp đầu tiên trong Tứ quy y. Bậc Thượng Sư là đại biểu của sự truyền thừa, do vậy, trong Tứ quy y này còn bao hàm cà quy y sự truyền thừa của Lịch Đại Tổ Sư, để duy trì mạng mạch của Phật Pháp vậy.

    Phương pháp tu chứng của Mật Tông, ngoài sự gia trì của Thượng Sư ra, trước hết lấy Bổn Tôn, Không Hành, và Hộ Pháp để quán tưởng. Theo thông thường thì lấy Thượng Sư làm căn bản sự gia trì, lấy Bổn Tôn là căn bản của sự thành tựu, lấy Không Hành và Hộ Pháp là căn bản của sự nghiệp.

    ( Bạch giáo niệm lục Quy y, tức Quy y Tam Bảo cộng với Tam căn bản ).

    Nội Quy Y hoặc cần thiết tiếp tục sau Quy Y, thì thường có niệm tụng Kệ Phát Bồ Đề Tâm, tụng Tứ Vô Lượng Tâm...

    Kệ Phát Bồ Đề Tâm cũng có quy định là phải niệm đủ 10.000 biến. Bởi vì Tứ Vô Lượng Tâm không chỉ là nguyện Bồ Đề Tâm mà còn chỉ rõ là phải hành và bao hàm cả thắng nghĩa Bồ Đề Tâm nữa. Trì tụng ắt có hiệu nghiệm, nên chẳng ngại gì khi chọn lấy sự thay thế của Bài Kệ Phát Bồ Đề Tâm.

    Tóm lại, như đã nói trên, loại nội gia hành này bao gồm cả 3 loại niệm tụng dưới đây, mỗi loại niệm 10.000 biến.

    1.Quy y Kim Cang Thượng Sư, Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng.

    2.Nam mô Thượng Sư, Bổn Tôn, Không Hành, Hộ Pháp.

    3.Nguyện chúng cụ lạc cập lạc nhân.

    Nguyện chúng ly khổ cập khổ nhân.

    Nguyện chúng ly vô khổ lạc.

    Nguyện chúng an trụ bình đẳng xả.

    Trên đây chỉ là những yếu lược của pháp Tứ quy y. Muốn hiểu rõ ràng và tránh ngộ nhận đáng tiếc thì cần phải phân tích tỉ mĩ và chi tiết hơn, để hành giả tu theo Mật thừa lấy đó làm sở y trong sự truyền đăng tục diệm ngõ hầu " Viễn thiệu Như Lai, cận quang di pháp ".
    Như đã nói Quy y là tiền đề của thụ giới, đồng thời còn là cơ sở của các pháp môn tu học. Tam quy là cùng đồng Quy y, tức Quy y của Hiển giáo, nên gọi là Hiển Quy y. Còn Tứ Quy Y thì không đồng với Quy Y, tức là Quy Y của Mật Giáo, nên gọi là Mật Quy Y. Điều này được gọi là Tứ Quy Y trên, tức là Quy Y Tam Bảo như thông thường lại còn thêm một Quy Y Thượng Sư nữa. Bởi lẽ tu hành theo Mật Thừa trú trọng ở bậc Thượng Sư, mà bậc Thượng Sư lại có đủ bản chất của Tam Bảo. Thân của Thượng Sư để hoằng truyền Phật Pháp cũng có đủ bản chất của Tăng Bảo, ngôn ngữ của Thượng Sư để tuyên thuyết Mật Chú, Mật Ý cũng có đủ bản chất của Pháp Bảo, tâm của Thượng Sư khế hợp với Phật tính cũng có đủ bản chất của Phật Bảo.

    Tứ quy y trước hết bao hàm cả Quy yY Kim Cang Thượng Sư, bởi lẽ nguyên lưu của pháp là quan trọng, mà Quy y tức đắc nhập vào Mật thừa vậy.

    Theo Mật Tạng thâm sâu ở thứ bậc thuyết pháp. Mật Quy Y có 3 loại là:

    I.NỘI QUY Y

    Tức Quy Y Tam Bảo, ngoài ra còn thêm Quy Y Thượng Sư, Quy Y Bổn Tôn và Quy Y Không Hành, gọi đó là Lục Quy Y.

    Tại sao phải Quy Y Thượng Sư ? Bởi vì Thượng Sư là căn bản của sự gia trì, từ Đức Phật Thích Ca về sau, đời đời kế tiếp nhau đến bậc Thượng Sư, đó là truyền thừa của Hiển giáo.

    Từ Đức Kim Cương Trí về sau đời đời kế tiếp đến bậc Thượng Sư là Mật giáo Vô Thượng bộ truyền thừa ( Đại Thủ Ấn và Phụ Mẫu nhị bộ ).

    Từ Pháp Thân Đức Phổ Hiền Vương về sau đời đời kế tiếp đến bậc Thượng Sư là Vô Thượng Đại viên mãn truyền thừa. Từ đời Kim Cang Tát Đỏa ( Vajra Sattva ) về sau đời đời kế tiếp đến Bậc Thượng Sư là truyền thừa Tác Bộ, Hành Bộ, Du Hành Bộ.

    Trên đã nói sự truyền thừa đều bao quát ở thứ bậc bên trong của chín sự truyền thừa. Đó là Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân của Đức Phật Phổ Hiền Vương tùy cơ duyên mà thuyết pháp độ sinh. Như thế là huyết thống gia trì của sự truyền thừa đều dẫn tập từ thân của bậc Thượng Sư . Nên Mật Tạng nói rằng: " Thân thể của Thượng Sư là Tăng Bảo, ngôn ngữ của Thượng Sư là Pháp Bảo, tâm ý của Thượng Sư là Phật Bảo. Như vậy một thân của Thượng Sư tổng nhiếp đủ cả Tam Bảo ".

    Lại nói: " Thân của Thượng Sư chính là Thượng Sư, ngôn ngữ của Thượng Sư chính là Bồn Tôn, ý của Thượng Sư chính là Không Hành. Như vậy một thân của Thượng Sư tổng nhiếp cả Tam Thân căn bản. Do đó, bậc Thượng Sư là Hóa Thân của Chư Phật quá khứ, là Bổ xứ của Chư Phật hiện tại, là sinh xứ của Chư Phật vị lai ". Sở dĩ nói:

    " Thượng Sư tức là Phật, cũng là Pháp, cũng là Tăng, tất cả là Thượng Sư, bậc Thượng Sư có đủ Đức của Kim Cương Trí là vì vậy ".

    Thế nào là Quy Y Bổn Tôn? Bổn Tôn là căn bản của sự thành tựu, lúc đệ tử thụ Quán Đảnh, bậc Thượng Sư trước tiên truyền Nghi Quỹ, phép tắc, cần dùng phép nghi thỉnh Bổn Tôn giáng lâm, Bổn Tôn nhân vì thệ nguyện bình đẳng mà giáng lâm đàn tràng, thì đệ tử mới đắc 4 loại Quán Đảnh, tức thành Bổn Tôn. Từ đó phải y theo pháp mà tu trì mới không trái với Tam muội gia giới. Đức Bổn Tôn lại do thệ nguyện bố thí cùng gia trì để dung nhập thân đệ tử, ví như nước hòa với nước, thì đệ tử có thể hiển hiện công đức của Bỏn Tôn mà thành Tát Địa.

    Thế nào là Quy Y Không Hành? Không Hành tức Không Hành Mẫu ( Xem p.4781 Dakini Phật Quang ( là căn bản của sự nghiệp, căn bản của hành giả kể từ Sơ phát tâm đến cuối cùng, giai đoạn trung gian kể từ quá độ đến thẳng chỡ thành tựu tối hậu căn bản của sự nghiệp, ví như Tức não, Tăng ích, Hoài ái, Hàng phục.v.v...Thiết yếu của Không Hành Mẫu là trợ giúp, do sự hiệp trợ của Không Hành Mẫu mà mình thành tựu được sự nghiệp.

    Tam Bảo thêm Tam căn bản trên chính là Nội Quy Y. Hành giả tu Mật thừa được Quán Đảnh là tựu nhập Nội Quy Y. Cẩn thận giữ Nội Quy Y giới theo pháp mà tu trì thì mới được Tô Tất Địa. Quy Y của Nội Quy Y là Quy Y Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân và đại Kim Cương trì nhất thiết nhẫn nhục Bổn Tôn. Quy y pháp là Quy y Tứ Bộ Mật Pháp và Hiển Mật Chư Pháp. Quy Y Tăng là Quy Y tất cả các bậc Hiền Thánh tu chứng cùng đồng Tất Địa và thù thắng Tất Địa.

    II.MẬT QUY Y

    Tức Quy Y tự thân, khí, chi, minh điểm.

    Tại lễ thụ Đại Quán Đảnh ( Tứ Quán Đảnh là: Bình quán, Mật quán, Tuệ quán và Tam muội da quán ). Trước hết tu sinh khởi thứ lớp, sau đó tu viên mãn thứ lớp. Tu sinh khởi thứ lớp thuộc ở Phúc tư lường, tu viên mãn thứ lớp thuộc ở Tuệ tư lường. Phúc tư lường là tu sắc thân, tức Báo Thân và Hóa Thân. Tuệ tư lường là tu Pháp Thân.

    Pháp Thân thì chẳng thể hướng ngoại mà tìm cầu, trong tự thân Như Lai Tạng thể có khí, chi, minh điểm tức là tu Pháp Thân, cũng tức là: Phật, Pháp, Tăng Bảo, như thế gọi là thiệp đạo Quy Y, và đắc cảnh giới rất cao.

    Ngũ đại là Phật Bảo, cũng là Pháp Thân, minh điểm Bồ Đề là Pháp Bảo, cũng là Báo Thân, Tam Chi, Tứ luân là Tăng Bảo, cũng là Hóa Thân.

    Saigon42
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    III.MẬT MẬT QUY Y Tức tu Đại Viên Mãn, là hành giả của Đại Thủ Ấn ( Mahamudra ). Nói rõ là tự thân tâm của mình trong pháp giới. Thể tính không là Pháp. Thân tự tính mình là Báo thân, Đại Bi phổ biến là Hóa Thân. Quy y thân tâm của tự tính tất cả đều thông đạt, tất cả đều vô ngại, như thế mới là Quy Y cứu kính chân thật, cũng lại là Quy Y chân thật cứu kính, tức Mật Quy Y vậy. Từ phàm phu tới Phật địa, tất cả đều không thể không Quy Y, có khác nhau thì chẳng qua là sâu, nông, rộng, hẹp mà thôi. Thâm sâu đến cùng cực thì không Quy Y người khác là vì lẽ gì? Đơn giản thẳng thắn mà nói thì chính là Quy Y tự chính mình ( Quy Y tự kỷ ). Quy Y có tự Quy Y và chính thụ nhập Quy Y. Như Đức Thích Ca Quy Y chính mình, ngoài ra hành giả tu trì đều là chính thụ Quy Y. Các Tông Phái Mật Tạng đều dùng phương pháp này cả. Người đã thụ Quy Y rồi sau lại tu Quy Y, các phái chẳng qua là pháp tu bất đồng mà thôi. Nói rõ Quy Y Bồ Đề Tâm là Đại Thừa Quy Y, phải hiểu Quy Y thứ lớp sinh tử là Quy Y bí mật Kim Cương Thừa. Mật thừa kết hợp Tứ Quy Y, lại có phân chia ra Hữu Tướng Quy Y và Vô Tướng Quy Y. Như trên đã nói, Tứ Quy Y đều là Hữu Tướng Quy Y. Vô Tướng Quy Y tức tự Quy Y chính mình. Quy Y Phật tức Quy Y tự tâm giác, Quy Y Pháp tức Quy Y tự tâm chính, Quy Y Tăng tức Quy Y tự tâm tịnh, Quy Y Sư tức Quy Y tự tâm sư. Đức Phật là Giác, Pháp là Chính, Tăng là Tịnh, Sư là Tâm Giác-Chính-Tịnh-Tâm, Tâm-Tịnh-Chính-Giác, Giác mà chính thời mới có thể Tịnh Tâm, Tâm mà Tịnh mới là Chính Giác, đều là Quy Y tự tâm vậy. Tứ Quy Y nên ở tự tâm, dựa trên thể tính của sự ngộ nên không thể ngang qua Hữu tướng mà tìm cầu. Hiển giáo có nhiều trong Tam Tạng, Mật giáo có phồn thịnh trong Ngũ Bộ. Lìa tâm mà tìm cầu bên ngoài thì không bao giờ được. Tâm tức Phật, ở ngay nơi tự tâm mà tu chứng. Đó mới là tự tính Quy Y mà cũng chính là cứu kính Quy Y vậy.
    1.Quy y thị quy y: Nhập pháp. Tín tâm bất động.

    2.Mạn Thị Đạt: Mạn Đà La.

    3.Thượng Sư: Sư Trưởng.

    4. Kim Thị Kim Cương Tát Đỏa: Vajrasattva. Tượng.

    TỨ GIA HẠNH

    1.Tứ Quy Y:

    Trong Tứ Quy Y này thường thường bao gồm cả lễ bái 10.000 biến.

    Đồng thời lại niệm thêm Phát Bồ Đề Tâm Kệ 10.000 biến nữa.


    2.Bách tự Minh:

    Kim Cương Tát Đỏa tịnh tội pháp.

    3.Cúng Mạn Đạt ( Mạn Đà La ):

    Thông thường lấy 7 thứ cúng dường.

    4.Thượng Sư Cờ Thỉnh Tụng ( Thượng Sư Tương Ứng Pháp ):

    Thường thường niệm thêm Chú của Bổn Phái Tôn Sư.

    CÔNG NĂNG

    Tín: Lấy Quy Y, phát tâm và lễ bái để kiến lập sự Tín Tâm.

    Tiêu: Lấy Kim Cương Tát Đỏa làm phương pháp tịnh trừ nghiệp chướng.

    Tăng: Lấy Mạn Đà La để tích lập Phúc Tuệ.

    Ân: Lấy Thượng Sư tương ứng làm pháp thỉnh gia trì sự truyền thừa.

    (TT.Thích Viên Thành)
    Bach_Van (Theo bài post của Phổ Quảng)

    Saigon42
    Gia Đình Vô Hình

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •