kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Ðề tài: Tỳ hưu là gì ?

  1. #1

    Mặc định Tỳ hưu là gì ?

    Đệ nghe nói những người làm ăn thường có thỉnh vòng đeo tay có tỳ hưu hoặc mặt dây chuyền có tỳ hưu, nhưng quả thật đệ chẳng biết gì ráo trọi. Xin các thầy và các sư huynh tỷ giải thích để đệ hiểu hơn. Kính
    Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ.
    Lòng từ thường xã, xã những điều khôn xã của thế gian.

  2. #2
    Đai Đen Avatar của dinhhai81
    Gia nhập
    Aug 2010
    Nơi cư ngụ
    Thanh Hóa
    Bài gởi
    722

    Mặc định thân gửi bằng hữu

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiatech Xem Bài Gởi
    Đệ nghe nói những người làm ăn thường có thỉnh vòng đeo tay có tỳ hưu hoặc mặt dây chuyền có tỳ hưu, nhưng quả thật đệ chẳng biết gì ráo trọi. Xin các thầy và các sư huynh tỷ giải thích để đệ hiểu hơn. Kính
    Nguồn gốc của Kỳ Hưu : Truyền thuyết về Kỳ Hưu được xuất phát từ chín loài con của Rồng. Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng
    Đặc điểm của các loài này được cho là như sau: Kỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Kỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Kỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc. Khi đó Kỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Kỳ Hưu thì con cái là Kỳ, con đực là Hưu
    - Công dụng của Kỳ Hưu
    - Kỳ Hưu có thể được làm nhẫn đeo tay, mặt dây hoặc để trong người với mong muốn mang lại may mắn và lợi lộc; hoặc đặt trong nhà để tránh tà khí và sinh lợi.
    - Nếu đeo hoặc mang Kỳ Hưu trên người thì tối kỵ sờ tay hoặc để người khác sờ tay vào mắt, miệng, lưỡi, răng của Kỳ Hưu. Nếu không Kỳ Hưu sẽ bị mờ mắt, mòn răng và do vậy sẽ mang được ít vàng bạc châu báu đến cho gia chủ. Khi đi ngủ chớ quên tháo Kỳ Hưu ra và cất đi, nhất là không bao giờ đeo trong khi quan hệ vợ chồng.
    - Một điều tối kỵ nữa là đem cho hoặc tặng Kỳ Hưu mà mình đang đặt trong nhà hoặc đang mang trên người, nếu không thì tài lộc của mình sẽ bị chuyển sang người khác.
    mình cũng mới lấy và đang đeo 1 đây truyền mặt tỳ hưu bằng đá thạch anh tím, nó rất tốt cho những người thiên về tâm linh, nâng cao khả năng lên nhiều, kích thích phát triển sóng...rất tốt
    Hy vọng bạn có quyết định tốt
    NẾU BIẾT CUỘC SỐNG VÔ THƯỜNG
    TA ĐI THÊM RỘNG BƯỚC ĐƯỜNG TA ĐI..
    http://phongthuykinhdich.com/forum/index.php

  3. #3

    Mặc định

    Cám ơn huynh dinhhai81 rất nhiều, cho đệ hỏi câu nữa về Tỳ Hưu (Kỳ Hưu), đệ nghe nói khi thỉnh Tỳ Hưu phải có thầy làm phép để điểm nhãn cho Tỳ Hưu hay khai nhãn gì đó, đệ cũng không rành lắm và bán tín bán nghi, các sư huynh tỷ làm ơn chỉ giúp. Kính
    Bụng lớn năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ.
    Lòng từ thường xã, xã những điều khôn xã của thế gian.

  4. #4
    Đai Đen Avatar của dinhhai81
    Gia nhập
    Aug 2010
    Nơi cư ngụ
    Thanh Hóa
    Bài gởi
    722

    Smile

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nghiatech Xem Bài Gởi
    Cám ơn huynh dinhhai81 rất nhiều, cho đệ hỏi câu nữa về Tỳ Hưu (Kỳ Hưu), đệ nghe nói khi thỉnh Tỳ Hưu phải có thầy làm phép để điểm nhãn cho Tỳ Hưu hay khai nhãn gì đó, đệ cũng không rành lắm và bán tín bán nghi, các sư huynh tỷ làm ơn chỉ giúp. Kính
    có lẽ cái đấy ngoài phạm trù của Hải. Hải thích phong thủy và những vật dụng trong phong thủy, thích nghiên cứu đạo, phong thủy biến hóa chứ không ưa dùng phép nên thật sự nghiatech có thể hỏi được từ những người có mối quan tâm hơn..
    Thân
    NẾU BIẾT CUỘC SỐNG VÔ THƯỜNG
    TA ĐI THÊM RỘNG BƯỚC ĐƯỜNG TA ĐI..
    http://phongthuykinhdich.com/forum/index.php

  5. #5

    Mặc định

    Vài nét về tỳ hưu chia sẽ cùng bạn:

    Nguồn gốc của Tỳ Hưu

    *Tương Truyền về Tỳ Hưu

    Tương truyền, thời vua Minh Thái Tổ khi lập nghiệp gặp lúc ngân khố cạn kiệt, vua rất lo lắng. Trong giấc mơ vàng, vua thấy có con vật đầu lân mình to, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện nuốt nhanh những thỏi vàng ròng sáng chói mang vào trong cung vua.

    Theo thầy phong thủy tính toán, khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài và đất ấy là đất linh, như vậy, theo đó giấc mơ đã ứng với việc trời đất muốn giúp nhà vua lập nghiệp lớn. Sau đó vua Minh Thái Tổ cho xây một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm thành, ngay tại cung tài ấy.

    Con linh vật ấy có mặt giống con lân đực nhưng lại có râu, mình to, mông to như mông bò, đuôi dài, có chùm lông đuôi rậm. Con vật này không ăn thức ăn bình thường mà chỉ ăn vàng, bạc, đặc biệt nó không có hậu môn, do vậy vàng bạc nó ăn vào không bị thoát đi đâu, cho dù no căng bụng. Sau khi có linh vật ấy, ngân khố nhà Minh ngày càng đầy.Sau đó, vua cho tạc tượng con linh vật trên bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu "Tài môn". Từ đấy, nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có.
    Khi nhà Mãn Thanh lên ngôi vua, họ vẫn rất tin vào sự mầu nhiệm của con vật linh kia và đặt tên cho nó là con Kỳ Hưu hay cũng gọi là Tỳ Hưu. Nhà Thanh cho tạc nhiều tượng con Tỳ Hưu đặt tại cung vua và hoàng hậu. Các cung công chúa, hoàng tử đều không được đặt con Tỳ Hưu. Các quan càng không được dùng cho nhà mình, bởi quan không được giàu hơn vua.

    Thời ấy, ai dùng thứ gì giống vua dùng là phạm thượng. Nhưng với sự linh nghiệm của con vật này khiến các quan lại lén lút tạc tượng con Tỳ Hưu đặt trong phòng kín, ngay cung tài nhà mình để "dẫn tiền vào nhà".

    Muốn tạc tượng phải gọi thợ điêu khắc và thế là thợ điêu khắc cũng tự tạc cho mình một con để trong buồng kín, cầu tài. Cứ thế, các đời sau, con, cháu thợ khắc ngọc cũng biết sự linh nghiệm ấy mà tạc tượng Tỳ Hưu để trong nhà, cầu may.

    Tại sao Tỳ Hưu tạc bằng các loại đá quý tự nhiên thì mới linh? Người Trung Quốc quan niệm rằng chữ Vương có một dấu chấm (.) thành chữ Ngọc, nghĩa là ai dùng ngọc là người vương giả, giàu sang. Do vậy phải tạc bằng ngọc quý thì mới linh nghiệm mà ngọc tự nhiên thì mới quý.

    Truyền thuyết về Tỳ Hưu được xuất phát từ chin loại con của Rồng. Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau:

    Thuyết 1: Tỳ hưu - Nhai xế - Trào phong - Bồ lao - Toan nghê - Bí hí - Bệ ngạn - Phụ hí - Si vẫn.

    Thuyết 2: Bí hí - Si vẫn - Bồ lao - Bệ ngạn - Thao thiết - Công phúc - Nhai xế - Toan nghê - Tiêu đồ.

    Đặc điểm của các loài này được cho là như sau:

    1. Tỳ Hưu (Tu Lỳ): Tỳ Hưu đầu như Kỳ Lân, có một sừng, thân của gấu, có cánh trên lưng. Tỳ Hưu một sừng là giống cực kỳ hung dữ, chuyên cắn hút tinh huyết của các loài yêu quái, ma quỷ nên còn gọi là con Tịch Tà. Loại Tỳ Hưu hai sừng là loài chuyên hút vàng bạc, châu báu trong trời đất nên được cho là con vật giữ tài lộc hay còn gọi là Thiên Lộc. Khi đó Tỳ Hưu có đặc điểm miệng to, ngực to, mông to nhưng không có hậu môn (chỉ để hút vào mà không làm mất đi cái gì). Nếu thỉnh một cặp Tỳ Hưu thì con cái là Tỳ, con đực là Hưu.

    Tu Lỳ là kiện tác của Tỳ Hưu, với tư thế cuộn tròn, lưỡi cong, răng sắc đón lộc và giữ của. Khi mua Tỳ Hưu rất dễ bị nhầm thành Chó Trời, không hề có tác dụng tốt cho gia chủ.
    Tỳ Hưu cũng có đặc điểm là thích âm nhạc, có tài thẩm âm. Vì thế nên Tỳ Hưu thường được khắc trên đầu cây đàn hồ cầm, nguyệt cầm, tì bà.

    2. Nhai Xế (Nhai tí): loài mình rồng, đầu chó sói, cương liệt hung dữ, khát máu hiếu sát, thích chém giết chiến trận. Vì thế Nhai Xế được khắc ở thân vũ khí: ngậm lưỡi phủ, lưỡi gươm đao, trên vỏ gươm, chuôi cầm khí giới để thêm phần sát khí.

    3. Trào Phong: có thân phượng, có thể hóa thành chim, đặc điểm thích sự nguy hiểm, nhìn ra vọng rộng. Do đó Trào Phong được tạc ngồi trên nóc nhà, đầu mái nhà nhìn về phía xa.

    4. Bồ Lao: thích tiếng động lớn, âm thanh vang dội, vì thế quai chuông khắc hình Bồ Lao hai đầu quay ra hai bên ôm chặt quả chuông.

    5. Toan Nghê: hình thù giống sư tử, thích khói lửa, mùi thơm, nuốt khói phun sương. Do đó Toan Nghê được khắc trên các lư hương, đỉnh trầm, ngồi trầm mặc trên đỉnh hay bám hai bên.

    6. Bí Hí còn gọi là Quy Phu: giống con rùa, thích mang nặng, có thể cõng được tam sơn ngũ nhạc không bao giờ mỏi. Vì thế Bí Hí cõng bia, trụ đá, nhiều người nhầm với rùa.

    7. Bệ Ngạn (Bệ hãn) còn gọi là Hiến chương: như con hổ, thích nghe phán xử, phân định; vì thế Bệ Ngạn được tạc ở công đường, nhà ngục, trên các tấm biển công đường.

    8. Phụ Hí: mình dài giống rồng, thích văn chương thanh nhã, lời văn hay chữ tốt. Vì thế Phụ hí tạc trên đỉnh hoặc hai bên thân bia đá.

    9. Si Vẫn (Li vẫn, Si vĩ): miệng trơn họng to, rất thích nuốt các vật lớn, lại có thể phun nước làm mưa. Vì thế Si Vẫn được tạc trên nóc nhà để phòng hỏa hoạn, khác với Trào Phong là đầu quay vào trong, nuốt lấy xà nhà hoặc bờ nóc.

    10. Thao Thiết: thích ăn uống, càng nhiều đồ ăn càng tốt. Vì thế được khắc trên các vạc lớn, lại tượng trưng cho việc thu lấy tài lộc giống Tì Hưu.

    11. Công Phúc (Bát phúc, Bát hạ): thích nước, nên được khắc tạc ở chân cầu, đê đập, cống nước để canh giữ.

    12. Tiêu Đồ (Thúc đồ, Phô thủ): đầu giống sư tử, thích sự kín đáo yên tĩnh. Vì thế được tạc ngoài cửa, ngụ ý giữ yên cho ngôi nhà. Đầu Phô Thủ ngậm thêm cái vòng để khách đến dùng nó mà gõ.
    Ánh trăng mờ trên dãy núi xa xa
    Cao thủ cô đợn bỗng ko thấy bóng
    Vó ngựa xông pha giương cung lớn bắn chim điêu bay lượn
    Cả đất trời như nằm gọn trong ta
    Trăm người quen có mấy người thân.
    khi nằm xuống rồi có mấy ai tiễn đưa.

  6. #6
    Lục Đẳng Avatar của Ivan_vanbinh
    Gia nhập
    Sep 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Đỉnh
    Bài gởi
    15,470

    Mặc định

    hiz hiz mình thường sờ tỳ hưu của mình và có một vài người chạm tay vào rồi..giờ phải làm sao đây bạn?
    "Xin làm chiếc Lá lặng lẽ rơi
    Để Gió cuốn trôi nơi cuối trời...
    "

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ivan_vanbinh Xem Bài Gởi
    hiz hiz mình thường sờ tỳ hưu của mình và có một vài người chạm tay vào rồi..giờ phải làm sao đây bạn?
    chắc đi thỉnh thêm con khác nữa !

  8. #8

    Mặc định

    Minh cung thich deo ti huu, Nhung khg biet cach cung ra sao.hay mua ve La deo
    __________________
    QUY MẠNG LỄ A DI ĐÀ PHẬT
    Ở PHƯƠNG TÂY THẾ GIỚI AN LÀNH
    CON NAY XIN PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH
    CÚI XIN ĐỨC TỪ BI TIẾP ĐỘ!

  9. #9

    Smile xin hỏi bạn đinhhai

    nếu 1ngày nào đó,trên thế giới này nhà nhà điều có kì hưu,người người điều đeo kì hưu,thì vàng bạc châu báo ở đâu ra mà cho kì hưu hút vào,nếu như thế thì thế giới này kg còn người nghèo khổ và chết đói,thế thì hạnh phúc tràn đầy trong vũ trụ,thân chào
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ivan_vanbinh Xem Bài Gởi
    hiz hiz mình thường sờ tỳ hưu của mình và có một vài người chạm tay vào rồi..giờ phải làm sao đây bạn?
    nếu thế thì bạn nấu nước lá tre tắm cho nó :D mà k quan trọng lắm đâu, ví dụ vợ chồng ngủ vs nhau thì cũng đụng chạm hoài mà, con cái đeo bố mẹ ôm ấp thì cũng đụng chạm mà, đừng lo lắng quá :p

  11. #11

    Mặc định

    cho hỏi nhẫn tỳ hưu làm bằng thạch giá bao nhiêu 1 cái ạ ? Và mua ở đâu ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 26-02-2013, 11:02 PM
  2. Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-04-2011, 09:56 PM
  3. HẠNH CHÂN THẬT
    By splen in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 01-09-2010, 08:14 PM
  4. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By luckyboy624 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-08-2010, 07:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •