kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý

  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định Pháp NHƯ LÝ TÁC Ý

    KHÁI NIỆM

    Trong toàn bộ giáo trình về pháp môn tu tập thực hành của đạo phật thì pháp môn NHƯ LÝ TÁC Ý là một pháp môn độc đáo, tuyệt vời nhất, cũng là một pháp môn nòng cốt nhất của đạo Phật. Bắt đầu từ tu tập giới luật xả tâm đến tu tập Thiền định và Tam Minh đều dùng nó. Duy chỉ có pháp môn này mới có đủ đạo lực, đủ khả năng làm chủ sanh, lão, bệnh, tử. Vậy, Như Lý tác Ý là gì?

    Như Lý Tác Ý (còn gọi là Pháp Hướng Tâm, Pháp Dẫn Tâm) là phương pháp dẫn tâm vào lý chân chính giải thoát của đạo. Đây là phương pháp giống như “tự kỷ ám thị”, dùng một câu nói tác ý (khởi ý) để gom tâm lại, tập trung thành một khối nội lực, không để tâm phân tán.

    Thí dụ: Khi tâm đang suy nghĩ miên man, thì dùng pháp hướng tâm mà nhắc tâm như sau: “Tâm hãy quay vào, định trên thân, không được phóng dật quay ra ngoài”. Khi ngồi thiền mà ngủ gục, muốn cho tỉnh thức thì dùng câu tác ý: “Tâm phải tỉnh thức, không được ngủ và nằm chiêm bao”.

    PHẬT NGÔN

    "Này các Tỷ-kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có NHƯ LÝ TÁC Ý và không NHƯ LÝ TÁC Ý. Này các Tỷ-kheo, do không NHƯ LÝ TÁC Ý, các lậu hoặc chưa sanh được sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được tăng trưởng. Này các Tỷ-kheo, do NHƯ LÝ TÁC Ý, các lậu hoặc chưa sanh không sanh khởi, và các lậu hoặc đã sanh được trừ diệt." ( Kinh Trung Bộ, Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc.)
    -----------------------------------------------------------
    "... Phàm pháp nào thuộc về phần thiện, tất cả những pháp ấy lấy NHƯ LÝ TÁC Ý làm căn bản, lấy NHƯ LÝ TÁC Ý làm chỗ quy tụ; NHƯ LÝ TÁC Ý được gọi là tối thượng đối với những pháp ấy". (Trung bộ kinh)


    LỢI ÍCH

    Pháp Hướng Tâm có hai phần lợi ích và hiệu quả rất lớn cho những người tu tập theo đạo Phật:

    1- Giúp cho trí tuệ bén nhạy nhanh chóng trước các pháp ác.

    2- Giúp cho tâm tạo ra một năng lực siêu việt không thể nghĩ lường.

    - Pháp hướng tâm là phương cách dẫn thân tâm vào chỗ giải thoát, ví như: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay ra, hoặc an tịnh tâm hành tôi biết tôi đưa tay vô”.

    - Pháp hướng tâm còn gọi là pháp huấn luyện tâm: Như lời đức Phật đã dạy trong Kinh và đã xác quyết pháp môn dẫn tâm là một bí quyết giúp chúng ta ly tham đoạn diệt mà không có pháp nào khác hơn: “Ta không thấy pháp nào khác”, có nghĩa không còn pháp nào khác hơn là pháp “Như Lý Tác Ý”.

    CHI TIẾT

    Để minh chứng lời dạy này, Mình xin trích ra một vài đoạn kinh, trong Kinh Tăng Chi Bộ:

    “Ta không thấy một pháp nào, này các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi và sân đã sanh được tăng trưởng rộng lớn, này các Tỳ Kheo, đó là đối ngại tướng trong tâm. Này các Thầy Tỳ Kheo, đối ngại tướng trong tâm, nếu không như lý tác ý sẽ đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi và sân đã sanh được tăng trưởng rộng lớn”.

    ---> Ở đây, đức Phật đã xác định chỉ có pháp Như Lý Tác Ý làm sân đoạn diệt, nếu không có pháp Như Lý Tác Ý, thì không có pháp nào đoạn diệt được tâm sân.

    “Ta không thấy pháp nào khác, này các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn, này các Thầy Tỳ Kheo, nếu không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Thầy Tỳ Kheo, nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi và nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng rộng lớn”.

    ---> Nếu muốn trừ tâm nghi, mà ta không dùng pháp Như Lý Tác Ý, thì sẽ không còn pháp nào diệt trừ tâm nghi được.

    Tâm tham dục cũng vậy, nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà ly tham đoạn dục; nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà thành tựu được Đạo giải thoát; nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà thành tựu Thiền định; nếu không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì khó mà thực hiện được Tam Minh.

    Bởi thấy người tu Thiền định hiện giờ mà không có pháp dẫn tâm vào Đạo thì biết họ tu tà Thiền, tà định không thể có quả giải thoát được. Do thế, ta mới biết được pháp môn Như Lý Tác Ý là một pháp môn có lợi ích rất lớn trên bước đường tu tập, nếu không có pháp môn này, con đường tu tập chỉ hoài công vô ích mà thôi.

    Đối với những người muốn thực hiện lòng từ, bi, hỷ, xả mà không có pháp Như Lý Tác Ý, thì lòng từ, bi, hỷ, xả cũng không bao giờ có được, để minh chứng điều này Đức Phật đã dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ:

    “Này các Thầy Tỳ Kheo, như từ tâm giải thoát chưa sanh không sanh khởi và từ tâm không đi đến tu tập viên mãn, này các Tỳ Kheo, không như lý tác ý. Nếu như lý tác ý, thời từ tâm chưa sanh được sanh khởi, và từ tâm sẽ được tu tập viên mãn”.

    “Ta không thấy một pháp nào khác, này các Thầy Tỳ Kheo, do pháp ấy các giác chi chưa sanh không sanh khởi, và các giác chi chưa sanh không đi đến tu tập viên mãn, này các Tỳ Kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Thầy Tỳ Kheo, các giác chi chưa sanh không được sanh khởi, và các giác chi không đi đến tu tập viên mãn”.


    ---> Qua những lời dạy của đức Phật trên đây, các bạn đã thấy rõ giá trị của pháp Như Lý Tác Ý, là một pháp môn có tầm cỡ vĩ đại cho đường tu tập của các bạn. Nếu không có pháp môn này, thì không bao giờ các bạn ly tham đoạn diệt được tâm tham ưu; nếu không có pháp môn này thì giới luật không thể sống nghiêm chỉnh được; nếu không có pháp môn này thì Thiền định không thể nhập được và nếu không có pháp môn này thì Tam Minh chỉ là một danh từ suông, một ảo mộng thần thông của loài người.

    Tóm lại, không có pháp Như Lý Tác Ý thì con đường tu tập của đạo Phật, chỉ là một giấc mộng mà thôi.



  2. #2

    Mặc định

    có phải bác SMC đang tu theo phật giáo nguyên thủy giống thầy THÍCH THÔNG LẠC ?

  3. #3

    Mặc định

    qqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqq
    Last edited by aptruong; 13-12-2015 at 08:08 PM.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TU ĐẠO Xem Bài Gởi
    có phải bác SMC đang tu theo phật giáo nguyên thủy giống thầy THÍCH THÔNG LẠC ?
    Mình chỉ tìm hiểu, học tập theo giáo pháp của Đức Phật Thích Ca. Bất kể đó là Nguyên Thủy hay Phát Triển. Điều nào hợp chánh pháp thì mình hoc theo ạ. Không theo bất kỳ Thầy (Cô) nào.

    Đối với SMC, Tam Bảo chính là:

    * Phật Bảo: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (cuộc đời & giáo pháp)
    * Pháp bảo: giáo lý Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo
    * Tăng bảo: quý Thầy/Cô ngoài có y bát, trong có Giới Định Tuệ. Sống ly dục, ly bất thiện pháp.

    Xin chia sẻ. Mong hoan hỷ. Chúc an lạc!

  5. #5

    Mặc định

    Thấy thầy Thích Thông Lạc cũng hay nói về pháp này, tiếc là thầy đã lên Niết Bàn rồi.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binh99t1 Xem Bài Gởi
    Thấy thầy Thích Thông Lạc cũng hay nói về pháp này, tiếc là thầy đã lên Niết Bàn rồi.
    Tuy Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã lên Niết Bàn (và có thêm một vị đệ tử của Trưởng Lão cũng đắc A LA HÁN và nhập Niết Bàn) nhưng hiện tại vẫn còn Thầy Thích Thanh Thiện và Đại Sư Chơn Thành Núi Ba Vì Hà Nội là 2 vị A LA HÁN tu tập theo Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Bạn có thể đọc cuốn "Tưởng Thức Hại Đời Ta Như Thế Nào" để hiểu rõ hơn nhé
    CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC --> NHƯ LÝ TÁC Ý --> VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ --> TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ
    BA HÀNH ĐỘNG THÂN, KHẨU, Ý --> LUÔN THỰC HIỆN BẰNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binh99t1 Xem Bài Gởi
    Thấy thầy Thích Thông Lạc cũng hay nói về pháp này, tiếc là thầy đã lên Niết Bàn rồi.
    Bạn có thể vào link sau để tìm hiểu nhé.

    http://tuhanhdungchanhphatphap.net/

    https://thuvienthaythonglac.net/


    CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC --> NHƯ LÝ TÁC Ý --> VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ --> TỨ VÔ LƯỢNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ
    BA HÀNH ĐỘNG THÂN, KHẨU, Ý --> LUÔN THỰC HIỆN BẰNG TÂM TỪ-BI-HỶ-XẢ

  8. #8

    Mặc định

    "Tóm lại, không có pháp Như Lý Tác Ý thì con đường tu tập của đạo Phật, chỉ là một giấc mộng mà thôi."
    Xin lấy câu này làm kim chỉ nam.
    Tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự !

  9. #9

    Mặc định

    Tên hâm congiolamientay đâu rồi nhỉ, không có hắn tgvh yên bình quá

  10. #10

    Smile

    Trong Kinh Trung A Hàm,Phật dặn sau khi đã nghe giảng về tứ diệu đế và bát chánh đạo,ta nên thực tập như lý tác ý để đưa chánh kiến vào đời sống hàng ngày.Các chữ như lý tác ý được sử dụng trong Kinh Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân.Thực tập như lý tác ý tức là khởi tâm chú ý tới một điều Phật đã dạy,và bắt đầu áp dụng nó.Mỗi ngày chúng ta có hai mươi bốn giờ đồng hồ để sống.Những việc chúng ta làm như nấu bếp,quét nhà,giặt áo và làm vườn,chúng ta đều phải làm trong tinh thần tu tập.Nghĩa là trong khi làm những công việc đó chúng ta phải áp dụng phương pháp chăm sóc thân thể ta và cảm thọ của ta bằng năng lượng của sự quán niệm
    vô minh diệt vô minh tận
    vô lão tử diệt vô lão tử tận vô khổ tập diệt,vô đắc

  11. #11

    Mặc định

    Pháp Như Lý Tác Ý rất quan trọng với các Phật tử tại gia. Các Đạo hữu hãy cố gắng học và hành theo.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    KHÁI NIỆM

    Vậy, Như Lý tác Ý là gì?

    Như Lý Tác Ý (còn gọi là Pháp Hướng Tâm, Pháp Dẫn Tâm) là phương pháp dẫn tâm vào lý chân chính giải thoát của đạo. Đây là phương pháp giống như “tự kỷ ám thị”, dùng một câu nói tác ý (khởi ý) để gom tâm lại, tập trung thành một khối nội lực, không để tâm phân tán.

    Thí dụ: Khi tâm đang suy nghĩ miên man, thì dùng pháp hướng tâm mà nhắc tâm như sau: “Tâm hãy quay vào, định trên thân, không được phóng dật quay ra ngoài
    [Ý kiến cá nhân]
    Như Lý tác Ý. Hiểu theo một nghĩa như thật không có thêm bớt ( hiểu biết cá nhân vào) thì đó là :
    -Như lý: làm đúng theo Chân lý, chơn như, sự đúng đắn
    - "Tác ý" Từ này cần hiểu theo trình độ tâm thức, kinh nghiệm tu hành thực tế của hành giả: Suy tư, xuy xét, hướng tâm, tâm định hướng... ý tác động.... Có nhiều cấp độ nhận biết như thật nó, không thể diễn dich chính xác bằng lời nói.
    Giống như nếu không có một cái nhiệt kế có các con số hiển thị, bạn không thể nào diễn tả cho người khác biết, nhiệt độ chỗ bạn đang ở là 17 độ hay 18 độ.
    Mà sự hiểu biết đúng về nó, phải qua sự đo lường. Sự tu hành thực tế, là thiết bị đo lường cho chính bản thân hành giả.

    - Như lý tác ý, là dạng động từ (V) của danh từ Chánh Tư Duy (N)

    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    dùng một câu nói tác ý (khởi ý)
    hay
    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    phương pháp giống như “tự kỷ ám thị”
    Chỉ là một dạng diễn dịch THÔ của Như lý tác ý.
    Hành giả nào tu hành theo pháp THÔ như thế nên cẩn thận các chứng đau đầu, bệnh thần kinh

    - Với một cái tâm dính đầy vô minh, thì cái NHƯ LÝ ắt bị bóp méo, do đó sự tác ý - như lý sẽ có nhiều sai lệch, hành giả phải tự hoàn thiện cái TÁC Ý của mình cho KHÉO.

    Do vậy trong bác bài thuyết pháp Đức Phật hay nói câu :
    Hãy lắng nghe, và khéo tác ý, ta sẽ giảng


    SỰ TÁC Ý ĐÚNG ĐẮN, phải được hình thành dần dần bên trong hành giả, chứ không hề có một công thức tác ý để đưa hành giả đến giải thoát

    NÓI THÊM VỀ CÂU: "TA KHÔNG THẤY MỘT PHÁP NÀO KHÁC", Ở đây nói về Sự tối thắng của Pháp. Ví dụ:
    Trích dẫn Nguyên văn bởi smc Xem Bài Gởi
    Ta không thấy một pháp nào, này các Thầy Tỳ Kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi và sân đã sanh được tăng trưởng rộng lớn, này các Tỳ Kheo, đó là đối ngại tướng trong tâm. Này các Thầy Tỳ Kheo, đối ngại tướng trong tâm, nếu không như lý tác ý sẽ đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi và sân đã sanh được tăng trưởng rộng lớn”.

    ---> Ở đây, đức Phật đã xác định chỉ có pháp Như Lý Tác Ý làm sân đoạn diệt, nếu không có pháp Như Lý Tác Ý, thì không có pháp nào đoạn diệt được tâm sân.
    Nhưng nên nhớ : Pháp là để luyện tâm, không có tâm, pháp chỉ là huyễn. Tâm phải nằm trên pháp. Pháp cũng chỉ là người dẫn đường để thanh lọc Tâm. Để giải quyết vấn đề trên (tâm Sân) Đức Phật cũng có dạy (La hầu La)
    Này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt
    Hoặc thế này:
    Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất.

    Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.

    Này Rahula, ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu. Tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán. Cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất.
    Last edited by Viên Mộc; 25-12-2020 at 06:39 PM.

  13. #13
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,224

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    [Ý kiến cá nhân]
    Như Lý tác Ý. Hiểu theo một nghĩa như thật không có thêm bớt ( hiểu biết cá nhân vào) thì đó là :
    -Như lý: làm đúng theo Chân lý, chơn như, sự đúng đắn
    - "Tác ý" Từ này cần hiểu theo trình độ tâm thức, kinh nghiệm tu hành thực tế của hành giả: Suy tư, xuy xét, hướng tâm, tâm định hướng... ý tác động.... Có nhiều cấp độ nhận biết như thật nó, không thể diễn dich chính xác bằng lời nói.
    - SMC khác đạo hữu ở chỗ: ngược lại định nghĩa.
    * Tác ý: là sự vận hành quyết định của ý thức một các chủ động hay còn gọi là ý hành.
    * Như lý: cái này mới tùy thuộc theo trình độ tâm thức, kinh nghiệm tu hành thực tế (mà bên trên đạo hữu gọi nó là "tác ý").
    *** Như lý tác ý: là tác ý theo chân lý thánh đế diệt khổ, nghĩa là tác ý liên hệ đến ly tham ly sân ly hại.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    - Như lý tác ý, là dạng động từ (V) của danh từ Chánh Tư Duy (N)

    hay Chỉ là một dạng diễn dịch THÔ của Như lý tác ý.
    Hành giả nào tu hành theo pháp THÔ như thế nên cẩn thận các chứng đau đầu, bệnh thần kinh

    - Với một cái tâm dính đầy vô minh, thì cái NHƯ LÝ ắt bị bóp méo, do đó sự tác ý - như lý sẽ có nhiều sai lệch, hành giả phải tự hoàn thiện cái TÁC Ý của mình cho KHÉO.

    Do vậy trong bác bài thuyết pháp Đức Phật hay nói câu :

    SỰ TÁC Ý ĐÚNG ĐẮN, phải được hình thành dần dần bên trong hành giả, chứ không hề có một công thức tác ý để đưa hành giả đến giải thoát
    - Bài đăng chỉ là cái sườn, nêu lên sự quan trọng của pháp Như Lý Tác Ý. Chứ nó "thô" thì do đạo hữu chỉ hiểu nó "như vậy". Vì ở đây, nó còn phân tích ra: Tác ý và Như-lý-tác-ý có những loại cơ bản nào.

    Tác ý có ba loại là:
    tác ý có liên hệ đến tầm tứ,
    tác ý có liên hệ đến tứ không tầm (diệt tầm),
    tác ý không liên hệ đến tấm tứ (diệt tầm tứ).

    Như lý tác ý có 3 loại là:
    tác ý ly tham.
    tác ý ly sân.
    tác lý ly hại

    => Vậy nó có dẫn đến đau đầu, bệnh thần kinh như đạo hữu nói không? Và rõ ràng "tác ý" và "như lý tác ý" chính là CON ĐƯỜNG học từ từ, hành từ. Một cách nói khác mà đạo hữu đã nói đó thôi: "SỰ TÁC Ý ĐÚNG ĐẮN, phải được hình thành dần dần bên trong hành giả, chứ không hề có một công thức tác ý để đưa hành giả đến giải thoát".

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Viên Mộc Xem Bài Gởi
    NÓI THÊM VỀ CÂU: "TA KHÔNG THẤY MỘT PHÁP NÀO KHÁC", Ở đây nói về Sự tối thắng của Pháp. Ví dụ:

    Nhưng nên nhớ : Pháp là để luyện tâm, không có tâm, pháp chỉ là huyễn. Tâm phải nằm trên pháp. Pháp cũng chỉ là người dẫn đường để thanh lọc Tâm.
    - Khúc này SMC không hiểu nên không có ý kiến.

    Tóm lại, bài này chỉ là GIỚI THIỆU về Như-Lý-Tác-Ý một cách sơ bộ nhất. Còn triển khai nó, SMC chưa có đủ trình độ để diễn đạt về Pháp Hành lẫn Pháp Thành; mà chỉ chia sẻ về Pháp Học.

    Quan trọng hàng đầu trong Đạo-đế chính là phương pháp như lý khởi tư duy hay còn gọi là như lý tác ý, phương pháp này dẫn đầu các pháp thiện thuộc thánh đạo chi Chánh Tư Duy (chứ SMC không phân tích nó là danh từ hay động từ như đạo hữu).

    Có 3 Pháp Học Như Lý Tác Ý:
    1. Như lý tác ý ly tham
    2. Như lý tác ý ly sân
    3. Như lý tác ý ly hại

    Có 3 Pháp Hành Như Lý Tác Ý:
    1. Như lý tác ý liên hệ đến các tầm.
    2. Như lý tác ý hướng tâm
    3. Như lý tác ý dẫn tâm

    Có 3 Pháp Thành Như Lý Tác Ý:
    1. Tác ý tham diệt
    2. Tác ý sân diệt
    3. Tác ý si diệt

    Pháp Hành NLTY thuộc Giới hành - Định hành - Tuệ hành của bậc Sa-môn sống đời Phạm Hạnh, nên chỉ có thể khái quát khung sườn như vậy, còn về phần chi tiết thì:

    Do pháp hành này rộng lớn Như lý tác ý dẫn tâm liên hệ mật thiết câu hữu nhiều phương diện thuộc các bậc Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-lai nên tránh thừa sót SMC mời các bạn tự tham khảo những kinh sau: kinh song tầm; kinh an trú tầm, kinh tất cả lậu hoặc.
    Và do pháp thành như lý tác ý thuộc tuệ giới của Bậc Thánh Vô Sanh A-la-hán nên tránh thừa sót SMC mời các bạn tự tham khảo các kinh sau: kinh đại niệm xứ; kinh Sa-môn quả.

    Kính chia sẻ.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi khoikhokhao Xem Bài Gởi
    Tên hâm congiolamientay đâu rồi nhỉ, không có hắn tgvh yên bình quá
    ôi cao nhân đây rồi, tại hạ thấp kém nên qui ẩn ạ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •