Tâm thái nào với sự kiện Ngô Bảo Châu?
26/08/2010 0935
- Bee xin đăng bài viết của Nguyễn Huy Cường - đó là những suy ngẫm riêng, rất riêng của anh về sự kiện Ngô Bảo Châu...
Chúng ta đang ngất ngây trong những cảm xúc ngọt ngào, vinh hạnh khi đất nước ta có người con ưu tú, tinh tú nhất đã được vinh danh nơi diễn đàn cao nhất của nền Toán học thế giới.
Một kỳ tích mà đất nước Trung Hoa với dân số hơn ta gấp 15 lần chưa dễ gì có được.
Chúng ta có quyền nghĩ rằng: Cái gì nhân loại làm được, người Việt làm được.
Ngô Bảo Châu đã đạt được kỳ tích
Nhưng, bình tâm lại, rút đúc đôi dòng sau sự kiện vui mừng này là những điều cần trăn trở để làm được hai điều: Một là chứng tỏ chúng ta đã thực sự trưởng thành, đã có tầm vóc Phù đổng trên một số lĩnh vực. Hai là chúng ta dám mơ tới những thành quả lớn hơn.
Nét thứ hai thuộc phạm trù tư tưởng, phạm trù tâm hồn, ta cứ thỏa sức mơ, ta có thể san sẻ giấc mơ ấy cho các dân tộc khác khi họ biết vươn mình đứng dậy.
Bây giờ, chúng ta bàn đến nét thứ nhất: Ta đã hành xử như thế nào, sẽ làm gì với thành quả lớn lao này qua 5 nét phác dưới đây.
1 - Cách nay hơn 30 năm, có một câu chuyện tiếu lâm hiện đại lưu truyền tại Hà Nội. Chuyện kể rằng: Có một bà nạ dòng dắt đứa con gái tài sắc, bụng mang bầu đến gõ cửa viện khoa học Việt Nam. Bà ta tìm một tay sở khanh là lái xe của viện này, sau khi “gây án” anh ta đã lặn một hơi về đây. Dò hỏi rất khó khăn nay bà mới tìm được nơi chốn.
Cán bộ tổ chức của viện nhiệt tâm tra cứu, tìm tòi giúp bà nhưng không có cái tên anh chàng kia trong danh sách đội xe ít ỏi của cơ quan. Khi bà mô tả cụ thể hình hài, nốt ruồi, cái duyên ăn nói và trang phục thì mọi người ngộ ra là cơ quan có nhân vật này thật, nhưng không phải anh ta là lái xe mà anh ta là… Tiến sỹ KHKT.
Bà già la rầm lên trong nỗi thất vọng. Bà ta cho rằng mẹ con, dòng họ bà đã bị lừa đảo. Tay kia đã dối bà và mẹ con bà tưởng anh này là… lái xe nên mới đồng ý trao thân gửi phận cho anh ta chứ nếu bà biết anh ta là tiến sỹ thì không đời nào. Nên biết, vào thời 1965-1975 thu nhập của một tài xế xe tải, tất cả các khoản trong đó có khoản ăn cắp hàng hóa cao gấp 10 lần lương tiến sỹ là chuyện thường!
Câu chuyện bi hài này, ghi dấu lại một thời chúng ta đã xem thường địa vị, học vị của dân nghiên cứu KHKT đến mức nào.
2 - Ba bốn mươi năm sau mùa tuyển sinh năm 2010, một tốp bạn đồng học sắp thi đại học ngồi bàn bạc việc chọn nghề, thay vì nguyên mẫu như thời 70 “nhất Y nhì Dược tạm được Bách Khoa …” thì những người trẻ này đang công khai toan tính các chọn lựa tuyến đại học nào sau khi có bằng dễ xin việc, mau “quy ra thóc” được nhanh nhất. Ngành nào hiện tại lương lậu cao nhất, khả năng vơ váo các khoản thuộc “phần mềm” cao nhất. Họ nói mà không hề ngượng ngập.
Ở cổng một trường đại học, có những cái xe con biển số xanh từ dăm trăm km chở con “sếp” đi thi, những cử nhân tương lai này đã nhằm đến địa vị, chức quyền từ khi chưa có bất cứ một đóng góp nào cho cuộc sống và được người lớn tiếp sức.
Hơn 30 năm sau câu chuyện hài hước trên, nhìn vào câu chuyện này, vẫn chưa thấy dung mạo thật sự của một đất nước yêu khoa học, một lớp trẻ dám xả thân, một lớp phụ huynh dám đổ tiền của, ước vọng cho con nuôi chí lớn, trở thành những công dân tinh tú như Ngô Bảo Châu.
3 - Chiều nay, một ngày sau khi Ngô Bảo Châu đăng quang, tôi đi mua cái chắn nước cho chiếc xe Dream vừa hỏng, đó là miếng nhựa màu đen gắn vào vị trí sau cùng đuôi xe gần biển số để gạt lại bùn nước khi mưa gió. Hỏi ra vật dụng này của ta rẻ hơn của Thái một nửa tiền. Tôi quyết mua để thể hiện mình thấm nhuần tinh thần yêu nước, người Việt dùng hàng Việt nhưng anh bán hàng cười, thân thiện: Anh là chỗ quen thân nên tôi khuyên thật, đừng mua hàng của ta, chỉ va nhẹ một cái là vỡ, sứt, mua đi mua lại cuối cùng đắt hơn của Thái.
Rõ rồi, vật dụng này cực kỳ đơn giản, không hề có chip điện tử, chưa chắc đã phải vận dụng toán cao cấp mà chỉ cần những kỹ sư hóa ứng dụng để tâm nghiên cứu, học hỏi thêm các nước còn lâu mới có một Ngô Bảo Châu kia là làm được.
Thế mới biết, một nước có những nhà khoa học hàng đầu chưa hẳn đã khỏi xếp hàng sau cùng ở địa hạt ứng dụng thành công KHKT mà vẫn luôn luôn là cái chợ để cả thế giới đổ hàng hóa phẩm cấp tầm tầm vào, đương nhiên, hàng vào, USD ra đi! Và cũng đương nhiên, cuộc sống của cộng đồng sinh ra và sở hữu niềm vinh quang kia chưa hẳn đã khá lên được.
4 - Hơn một lần, tôi và nhiều nhà báo khác đã đề cập đến hình ảnh, thay vì có thể dùng hàng loạt biện pháp kỹ thuật (quay phim, lưu trữ áp dụng xử phạt, bắn tốc độ) hoặc các biện pháp tài chính (nâng mức phạt lên tối đa) để răn đe, hạn chế xe cộ chạy ẩu.
Nhưng để hạn chế tốc độ, ngành bảo đảm an toàn giao thông quốc gia chọn cách làm của thời toàn quốc kháng chiến, chỉ có sự thay đổi là hồi đó khiêng bàn ghế, giường phản ra chặn đường tiến của xe nhà binh Pháp thì bây giờ, đắp lươn tạo trạch bê tông trằn ngang đường để xe cộ đến đó phải đi chậm lại.
Nhưng dù đã đi chậm lại thì người đi đường, từ bệnh nhân cấp cứu đến du khách quốc tế, cả nguyên thủ quốc gia khi qua đây cứ nảy tưng tưng lên như bị tra tấn, hàng hóa dễ bị hư hại, xe cộ mau hư hỏng nhưng các nhà khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, giới hữu trách coi việc áp dụng biện pháp… cơ học cổ điển này như không có gì, nên cứ công nhận và nghiễm nhiên cho phép tồn tại lâu dài như cung cách của năm 1946 đế áp dụng với thời đại công nghiệp hóa.
Thế mới biết, để chiếm lĩnh mặt bằng cao nhất của xã hội, dù khó cũng làm được nhưng khi sức ỳ của giới khoa học phát huy, đánh đố với nhu cầu thăng tiến, với tốc độ thời đại thì những việc nhỏ nhất, cũng khó làm được.
Giờ phút này, chúng ta nên dành một phút để suy ngẫm kỹ hơn về điều này: Khoa học để làm gì hơn là để cải thiện cuộc sống. Nhiệm vụ của nhà khoa học là gì hơn là chiếm lĩnh những đỉnh cao, khẳng định những giá trị rồi khẩn trương đưa nó vào cuộc sống.
Chỉ khi ấy, các giá trị thật của khoa học, của nhà khoa học, của các học hàm, học vị mới có ý nghĩa thật sự, không phù du, không siêu thoát khỏi thực tế cuộc sống.
5 - Cuối cùng, tôi dành vài lời về cách hành xử của chúng ta sau sự kiện Giáo sư Ngô Bảo Châu bước lên đài vinh quang.
Xin một phút để tôi nhắc lại lời của một nhà văn viết một tùy bút trên tạp chí Văn Nghệ Quân đội vào thời khắc ta khoan được mỏ dầu đầu tiên ngoài biển đông: “Đừng ai hớn hở tưởng rằng, sau khi ta hút được dầu ngoài biển, là vài tháng sau có thể đổ vào xe máy chạy thoải mái..”.
Xin nhái lại ý của nhà văn rất tỉnh táo này là: Đừng ai tưởng rằng, ta đã có phi công bay vào vũ trụ đầu tiên của châu Á là ta sắp bán vé chở khách du lịch lên sao kim, sao hỏa. Đừng tưởng rằng ta chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học là ta hoàn toàn làm chủ được công cuộc phát triển ở nước nhà, thôi lệ thuộc vào những nước chưa – được- như –ta.
Trong những khu chế xuất ở Việt Nam, có hàng trăm danh mục từ sản xuất cám ăn cho gia súc đến bao bì, hàng nhựa, cao su gia dụng là của nước ngoài, để thay thế họ, có thể ta cần một quỹ thời gian vài chục năm không chừng.
Đó là 5 ý kiến, của một người cầm bút đa đoan, cảm tác nhân sự kiện lớn của đất nước hôm nay, là để mong một ngày, đất nước của chúng ta, của Giáo sư Ngô Bảo Châu kính quý có thể làm chủ những bước phát triển của mình sau những thành quả hôm nay.
Lời kết nhỏ
Hai ngày nay, hầu như tôi không rời màn hình Internet và số lần nháy tìm tin tức về GS Ngô Bảo Châu chiếm hết nửa công việc của mình.
Điều mừng hơn là thấy Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ gửi điện kịp thời chúc mừng giáo sư.
Nhưng một điều hơi “lăn tăn” là trong tấm ảnh chụp tức thì bảng thông báo thành tích đầu tiên nêu tên bốn nhà khoa học lúc 13 giờ ngày 19/8/2010 thì ở dòng có tên Ngô Bảo Châu, họ ghi sau đó là tên nước Pháp chứ không phải chữ “VietNam” như tôi tưởng.
Nhưng hôm nay, đọc kỹ điện thư của các vị lãnh đạo cao cấp, thấy như thiêu thiếu, thấy hơi hẫng hụt một điều gì đó và thấy mấy chữ trên bảng thành tích hôm qua ở hội trường ấy, có ý nghĩa lạ thường, nó thay mặt dân tộc ta tri ân nền giáo dục Pháp.
Phải chăng, trong nội dung điện mừng gửi GS Ngô Bảo Châu, ở phần ghi xuất xứ những thành tích, sau khi nêu công lao cha mẹ GS, nỗ lực bản thân của GS ta nên có một lời khẳng định, một lòng biết ơn nền giáo dục Pháp, Mỹ đã góp một phần lớn, rất lớn tạo nên hạnh phúc hôm nay cho dân tộc ta thì hay hơn, vẹn toàn hơn, có hậu hơn, theo đúng truyền thống Á đông đã được đúc kết trong một câu ngạn ngữ Việt “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”.
Hôm qua, Tổng thống Pháp đã làm việc đó. Ông đã gửi điện cảm ơn trường đại học và các nhà khoa học Pháp đã góp phần đáng kể tạo nên thành tích lẫy lừng của GS Ngô Bảo Châu.
Cảm ơn Tổng thống Pháp!
Cảm ơn Giáo sư Ngô Bảo Châu!
Nguyễn Huy Cường
NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ
Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
Đây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1
Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1
Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành
18/08/2010 1217
- Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, tham gia đầu tư vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng" và mệnh đề "người giỏi làm Toán rất lãng phí". Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
"Trong đầu người ta thế nào thì xét sau"
Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?
Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định hướng.
Thứ hai, tư vấn như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn tại hay không.
Có một số vấn đề, có hẳn viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cách đó ít có giá trị cả. Vấn đề mấu chốt phải là người hỏi, người đặt vấn đề.
GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách...
Ông Nguyễn Trung Hà: Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyết vấn đề nào cả.
Anh Hà có nói câu hỏi của em là một câu hỏi sai...
GS Ngô Bảo Châu: Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không.
Vậy, anh trả lời như thế nào?
GS Ngô Bảo Châu: Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấn được.
GS Ngô Bảo Châu và ông Nguyễn Trung Hà.
"Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"
Ông Nguyễn Trung Hà: Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD. Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân.
GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái gì.
Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định.
GS Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán học Văn thì học cái gì.
Ông Nguyễn Trung Hà: Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục.
GS Ngô Bảo Châu: Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc.
Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.
Ông Nguyễn Trung Hà: Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lý thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán.
GS Ngô Bảo Châu: Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác dụng gì cả.
Ông Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu.
GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được.
Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn.
Nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng
Anh Châu này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế hoạch gì không?
GS Ngô Bảo Châu: Tôi dự định sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài.
Anh cũng nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy đó là gánh quá nặng?
GS Ngô Bảo Châu: Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì.
Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn.
Cảm ơn anh!
Lương Bích Ngọc – Hạ Anh (Thực hiện)
NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ
Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
Đây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1
Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1
Ông Hà thì nói cũng phải..nhưng ông nào cũng còn nắm cái ý kiến riêng của mình để tiếp nhận người khác..nếu nhìn sơ lược bài này thì thấy GS có phần "cao" hơn ông Hà.
Long Hoa con thuyền cứu rỗi
Người ăn năn sám hối mau tri
Long Hoa con thuyền đại bi
Người ăn năn sám hối mau đi
Long Hoa con thuyền biết đi
Người ăn năn sám hối ráng trì
Trần ôi ngày ngắn quá đi..
Trần ôi đêm dài mau đi tìm người....
mình thấy anh Châu trông trẻ hơn vợ nhiều, chị vợ vừa già xấu đã thế hôm nay trực tiếp trên TH tháy màn xã giao kém quá. Ngồi cứ như ngủ gật, trong gà rù quá, đã thế còn che cái gì lên chân trông như cho chân lên ghế ý. Trong khi bác Dũng, bác Nhân vỗ tây ầm ầm, miệng tươi như hoa, thì phu nhân của anh châu mặt mũi ảm đạm, chả buồn vỗ tay... có vợ như vậy chán quá, giàu vì bạn sang vì vợ mà
Ngoài tâm không động
Ðộng chẳng phải tâm
Tâm chẳng phải động
Ðộng vốn không tâm
Tâm vốn không động
Ðộng không lìa tâm
Tâm chẳng lìa động
Ðộng là dụng của tâm
Dụng là cái tâm động
Ngẩm nghĩ chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu, sao lại nhớ đến chuyện cây... quýt. Số là cây quýt nước Tề vốn có vị chua thanh, nhưng đem lên nước Sở trồng thì lại ngọt, trổ ra nhiều trái.
Vậy là do cái giống quýt hay là do chất đất của nước Tề và nước Sở nó khác nhau?
Thần Chú
Namo Tassa Bhagavato Arahato
Samma Sambud dhassa.
(Nằm mơ thấy ác mộng, bị ma đè, sợ ma, đi đường bất an v.v. thì hãy niệm chú này, tâm sẽ được bình an)
https://www.youtube.com/watch?v=vsaBKh1PRSs
There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)
Bookmarks