kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Hạt Cải Trời

  1. #1

    Smile Hạt Cải Trời

    HẠT CẢI TRỜI


    Trích từ tác phẩm"Hạt Cải Trời
    Tác giả: Osho
    Việt Dịch: Vạn Sơn
    vnosho@yahoo.com

    Các môn đệ nói với Chúa Giê-Su, “Hãy nói cho chúng tôi nghe Nước Trời giống như cái gì.”

    Ngài nói với họ, “Nước Trời giống như hạt cải trời - nhỏ hơn mọi hạt giống khác, nhưng khi rơi xuống mảnh đất đã được cày xới, nó sẽ sinh ra một cây lớn và trở thành nơi nương tựa cho muôn loại chim trời.” (1)


    Những mối quan hệ của con người đã thay đổi rất nhiều; thay đổi nhưng xấu hơn. Trong tất cả mọi khía cạnh, những mối quan hệ thâm sâu đã biến mất; vợ không còn là vợ mà chỉ là đào; chồng không còn là chồng mà chỉ là kép. Tình bằng hữu thì tốt nhưng thiếu chiều sâu. Hôn nhân là một loại quan hệ thâm sâu. Đó là một loại cam kết linh thiêng, mà nếu đôi bên không cam kết thật tình, tình nghĩa không thể nảy sinh. Trừ khi bạn cam kết thật tình, bạn không thể hiến đời cho tình yêu. Bạn chỉ dừng lại trên bề mặt, nhưng bạn không hề biết chiều sâu.

    Dĩ nhiên, vực sâu có cái nguy hiểm của nó - nhất định phải vậy, bởi vì trên bề mặt bạn rất hiệu quả. Trên bề mặt bạn có thể hành động như một cái máy, không cần đến sự tỉnh thức. Nhưng bạn phải cảnh giác hơn khi tiến xuống chiều sâu, bởi vì thần chết có thể rình rập bất cứ lúc nào. Sự sợ hãi chiều sâu đã đưa đến sự nông cạn trong mọi quan hệ của con người. Họ vẫn chưa trưởng thành.

    Chỉ là đào, kép thì thú vị thật, nhưng đó không phải là cánh cửa dẫn đến những huyền bí thâm sâu nhất nằm ẩn tận bên trong mỗi người. Bạn có thể liên hệ với tình nhân về mặt tình dục, nhưng tình yêu không thể trưởng thành. Tình yêu cần phải mọc rễ thật sâu. Dục có thể xảy ra trên bề mặt, nhưng nếu chỉ có dục mà không có tình yêu thì có gì hơn thú vật? Dục chỉ được thăng hoa khi nó là một phần của tình yêu.

    Nhưng nếu không phải là một phần của tình yêu sâu xa, nó rất xấu xa; xấu xa nhất vì không có sự tương thân - bạn tìm đến nhau rồi vội chia tay. Hai thể xác gặp nhau nhưng thiếu hai tâm hồn – không có ta mà cũng chẳng có người. Điều này đã xảy ra trong mọi mối quan hệ. Mà mối quan hệ vĩ đại nhất đã biến mất, và quan hệ đó là quan hệ giữa đạo sư và môn đệ. Bạn không thể hiểu được Chúa Giê-Su nếu bạn không hiểu được ý nghĩ của quan hệ giữa thầy và đệ tử. Điều đó đã biến mất hoàn toàn. Vợ được bạn gái thay vào, còn chồng thì được thay thế bởi bạn trai. Nhưng một đạo sư và mối quan hệ giữa Ngài và chúng đệ tử đã hoàn toàn biến mất. Cũng có thể nói rằng quan hệ ấy đã được thay thế bởi quan hệ giữa một bác sĩ tâm thần và bệnh nhân.

    Giữa bác sĩ tâm thần và bệnh nhân chỉ có một mối quan hệ bệnh hoạn, thần kinh - bởi vì bệnh nhân không đến vì chân lý, không phải đến vì sức khỏe. Từ sức khỏe (health) này rất là thâm thúy; nó có nghĩa là nguyên vẹn (wholeness), linh thiêng (holiness); nó mang ý nghĩa của sự chữa lành chính bản thân mình. Vì vậy, nếu một bệnh nhân thực sự đi tìm sức khoẻ, anh ta nhất định phải là một môn đồ.

    Bệnh nhân muốn được hết bệnh. Đó là một thái độ tiêu cực. Anh ta muốn được trở lại bình thường, như mọi người bình thường khác. Anh ta bị trục trặc, cần được điều chỉnh, và vị bác sĩ tâm thần giúp anh ta điều chỉnh lại. Nhưng điều chỉnh theo người nào? Điều chỉnh theo thế giới bệnh tật này, xã hội bệnh tật này sao?

    Người mà bạn gọi là “bình thường” chẳng qua là bình thường một cách bệnh hoạn, điên khùng một cách bình thường, mát giây một cách bình thường. Người “bình thường” cũng điên khùng, nhưng điên khùng có giới hạn - cái giới hạn mà xã hội, văn hóa chấp nhận. Người nào bước ra khỏi giới hạn ấy, ranh giới ấy thì bị coi là bệnh hoạn. Lúc đó thì toàn thể xã hội, vốn là bệnh hoạn, sẽ nói rằng người ấy bệnh hoạn. Và bác sĩ tâm thần làm việc tại ranh giới để giúp người ấy trở lại với đám đông.

    Bác sĩ tâm thần không thể là một đạo sư, vì ông ta vốn không nguyên vẹn. Mà bệnh nhân thì không thể là môn đệ, vì chủ đích của anh ta không phải là học hỏi; anh ta bị xáo trộn mà anh ta không muốn; anh ta chỉ muốn được điều chỉnh, không phải được chữa lành. Bác sĩ tâm thần không thể là đạo sư, mặc dù ở trời Tây ông ta đóng vai đó, và chẳng chóng thì chầy ông ta cũng sẽ làm bộ như vậy ở Đông phương nữa. Nhưng ông ta không thể làm được – chính ông ta là người bệnh. Ông ta có thể giúp người khác điều chỉnh lại; điều đó thì được: một người bệnh có thể giúp người bệnh khác, trong phạm vi nào đó.

    Nhưng một người bệnh không thể làm cho một người bệnh khác trở thành nguyên vẹn được. Một người điên không thể giúp người điên khác khỏi điên. Thậm chí ngay cả Sigmund Freud, Carl Jung và Alfred Adler – ba ông tổ của Phân tâm học – cũng là những người bệnh; nói chi đến các bác sĩ tâm thần bình thường, người vĩ đại nhất trong bọn họ cũng bệnh hoạn và thần kinh. Tôi sẽ đưa ra vài thí dụ điển hình. Mỗi khi có người đề cập đến cái chết là Freud run cầm cập. Hai lần ông ta ngất xỉu và té khỏi ghế ngồi, vì có người nói về xác ướp Ai Cập. Ông ta ngất xỉu! Một lần khác Jung, học trò của ông, nói về cái chết, về thây ma thì bỗng nhiên Freud run lên và ngã xuống, ngất xỉu, bất tỉnh nhân sự. Nếu Freud sợ chết đến thế, các học trò của ông ta thì sao? Tại sao phải sợ chết đến thế? Bạn có thể tưởng tượng nổi một vị Phật mà sợ chết không? Thế thì ông ấy không thể là Phật được. Jung kể lại là nhiều lần ông ta muốn đến La Mã để thăm tòa thánh Vatican, mà đặc biệt là thư viện vĩ đại của tòa thánh – nơi đó chứa những bản thảo bí mật nhất của tất cả các tôn giáo từ xưa đến nay. Nhưng mỗi khi ông ta định đi mua vé thì lại run lên. Mà đấy là mới chỉ đi La Mã thôi. Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông ta đi tìm giải thoát hoàn toàn? Ông ta trả lại vé và trở về. Ông ta không bao giờ đến đó, không bao giờ. Ông ta cố gắng nhiều lần và cuối cùng quyết định, “Không, Tôi không thể đi.” Đi thăm La Mã có gì mà sợ? Tại sao một bác sĩ tâm thần lại sợ viếng thăm một nơi tôn nghiêm?

    Lý do là La Mã chỉ là một biểu tượng, một đại diện. Mà Jung đã xây dựng một triết lý chung quanh tâm trí của ông ta, và Jung sợ triết lý ấy bị đập vỡ tan tành. Khác gì con lạc đà sợ đi đến Hi Mã Lạp Sơn, bởi vì khi đến gần Hi Mã nó sẽ thấy nó chỉ là con số không. Toàn bộ triết lý mà Jung đã xây dựng rất là ấu trĩ. Con người đã tạo ra biết bao nhiêu là hệ thống đồ sộ về vũ trụ, mà nay tất cả chỉ là những hoang tàn. Sợ đi đến La Mã là sợ tìm về những điêu tàn của những hệ thống đồ sộ mà quá khứ đã tạo ra. Thế thì những hệ thống nhỏ bé thì sao? Thế thì cái xó xỉnh nhỏ bé này mà bạn từng lau chùi và tô điểm thì sao? Thế thì triết lý của bạn thì sao? Những học thuyết lớn đã xụp đổ và trở về cát bụi: Hãy đến La Mã để xem cái gì đã xảy ra. Hãy đến Athens (2) mà xem! Những viện triết học của Aristotle, Plato và Socrates đã biến đi đâu rồi? Tất cả đã biến vào cát bụi. Những hệ thống vĩ đại nhất cuối cùng cũng trở thành tro bụi. Mọi ý tưởng đều được chứng minh là vô ích, bởi vì ý tưởng là sản phẩm của con người. Chỉ khi không bị ý tưởng khuấy động, bạn mới thể nghiệm được chân lý. Bạn không thể nương theo ý tưởng mà đạt được vĩnh cửu, bởi vì ý tưởng thuộc về thời gian. Ý tưởng không thể thuộc về vĩnh cửu. Không một triết học nào, không một hệ thống tư tưởng nào có thể tồn tại mãi mãi. Sợ hãi là ở chỗ đó.

    Ít nhất là bốn hay năm lần Jung đã đặt mua vé rồi lại thôi. Mà Jung là một trong những nhà phân tâm vĩ đại nhất. Nếu Jung sợ không dám đi La Mã, đám học trò thì sao? Mà nếu bạn không sợ - không phải vì bạn khá hơn Jung, mà chỉ vì bạn đang say ngủ hơn ông ta. Jung biết rằng khi đến La Mã, ông ta phải cúi đầu. Khoảnh khắc mà ông ta nhìn đến những đổ vỡ của những hệ thống lớn, sự run rẩy, sợ chết điếng sẽ xâm chiếm tâm hồn, “Sự gì sẽ xảy ra cho hệ thống của ta? Sự gì sẽ xảy ra cho ta?” Nghĩ đến đó mà run nên trở về, và trong hồi ký ông ta viết, “Cuối cùng tôi bỏ hẳn dự án. Tôi không đi thăm La Mã.” Điều đó cũng xảy ra cho Freud rất nhiều lần. Ông ta cũng muốn đến La Mã – không phải là một sự trùng hợp – và ông ta cũng rất là sợ hãi. Tại sao? Freud cũng nổi giận như mọi người, cũng ham muốn xác thịt như mọi người, cũng sợ chết như mọi người, cũng xử sự điên rồ như mọi người. Vậy có gì khác đâu? Ông ta có thể thông minh hơn, có thể là một thiên tài, và có thể hữu ích một đôi chút, nhưng cũng mù quáng như mọi người trước chân lý tối thượng và những bí ẩn nhất, cốt lõi nhất của bản thể con người. Không, tâm bệnh học không thể trở thành tôn giáo được. Nó có thể trở thành một bệnh viện, nhưng không thể trở thành giáo đường. Và bác sĩ tâm thần có chỗ dụng vì có người bệnh, không thích nghi, nhưng ông ta không phải là đạo sư, và bệnh nhân không phải là môn đệ. Nếu đến với đạo sư như một bệnh nhân, bạn đi lạc đường, bởi vì Ngài không phải là bác sĩ tâm thần.

    Tôi không phải là bác sĩ tâm thần. Nhiều người đến với tôi và nói, “Con bị khổ não vì những lo âu tinh thần, loạn thần kinh và những bận tâm khác.” Tôi bảo họ rằng, “Không sao hết. Tôi không chữa những lo âu của bạn. Tôi sẽ chữa bạn. Tôi không quan tâm đến bệnh tật của bạn, mà chỉ quan tâm về bạn thôi. Bệnh tật chỉ ở ngoài chu vi, mà chính bản thể của bạn thì chẳng có bệnh tật gì hết.” Một khi bạn đã nhận ra mình là ai, mọi chứng bệnh đều biến mất. Chúng tồn tại chỉ vì bạn đang che giấu cái ý thức về chính mình; bạn đang chạy trốn khỏi chính mình; bạn lẩn tránh sự đối mặt chỉ vì bạn không chịu nhìn vào chính bạn. Tại sao bạn không chịu nhìn vào chính mình? Điều gì đã xảy ra cho bạn? Trừ khi bạn sẵn sàng đối mặt với chính mình, bạn không thể là một môn đệ, bởi vì đạo sư sẽ chẳng làm được gì nếu bạn vẫn còn tránh né. Ngài chỉ có thể giúp bạn giáp mặt với chính bạn.

    Tại sao bạn sợ như vậy?... Bởi vì một nhầm lẫn nào đó trong quá khứ. Một đứa trẻ sinh ra, và nó không được chấp nhận hoàn toàn. Nhiều điều phải thay đổi, phải ép buộc; nó phải được khép vào kỷ luật. Nó có những phần mà xã hội và cha mẹ không chấp nhận, nên những phần đó phải chối bỏ, đè nén; chỉ một phần nhỏ được chấp nhận và khuyến khích. Vì vậy nó phải cố gắng thực hiện những phần nhỏ đó. Nó phải chối bỏ những phần còn lại và không cho phép biểu lộ. Nó phải chối bỏ quá nhiều đến nỗi chính nó cũng không biết nữa.

    Đó là ý nghĩa của đè nén, và toàn thể xã hội tồn tại nhờ đè nén. Phần lớn bản thể của đứa trẻ bị đè nén, bị nhét hoàn toàn vào bóng tối. Nhưng phần bị đè nén ấy cố khẳng định chính nó; nó nỗi loạn, phản ứng lại; nó muốn biểu lộ, và bạn phải trấn áp dài dài. Cho nên bạn sợ không dám đối mặt với chính mình, bởi vì cái gì sẽ xảy ra cho phần bị đè nén ấy? Nó sẽ trở lại; nó sẽ ngẩng đầu lên. Chuyện gì sẽ xảy ra cho phần vô thức. Nếu bạn đối mặt với chính mình thì sẽ chạm trán vô thức, và những gì bạn chối bỏ sẽ có mặt đầy đủ. Và điều đó làm cho bạn sợ. Trừ khi đứa trẻ được chấp nhận một cách trọn vẹn, sự sợ hãi này sẽ nằm chờ ở đó. Nhưng cho tới nay chưa có một xã hội nào chấp nhận đứa trẻ một cách trọn vẹn. Mà có lẽ không một xã hội nào có thể chấp nhận đứa trẻ một cách trọn vẹn; điều đó không thể xảy ra. Cho nên sự đè nén nhất định phải có, ít hay nhiều. Và mỗi người một ngày nào đó sẽ phải chạm trán với vấn đề đối mặt này. Bạn trở thành môn đệ cái ngày bạn quên hẳn mọi ý niệm về cái tốt, cái xấu; bạn bỏ sau lưng những gì được chấp nhận và những gì không được chấp nhận. Bạn chỉ trở thành môn đệ cái ngày bạn sẵn sàng lôi toàn thể con người bạn ra ánh sáng. Đạo sư chỉ là bà đỡ. Ngài giúp bạn đi qua một cuộc sống mới, để được tái sinh. Và thế nào là mối quan hệ giữa một đạo sư và môn đệ? Môn đệ phải tin tưởng; anh ta không thể nghi ngờ.

    Nếu nghi ngờ anh ta không thể phơi bày chính mình. Khi bạn nghi ngờ người nào, bạn sẽ thu lại; bạn không thể mở rộng. Khi bạn nghi ngờ…. Một kẻ lạ mặt; thế thì bạn tự khép kín; bạn không thể rộng mở, vì bạn không biết kẻ lạ mặt này sẽ làm gì. Bạn không muốn bị người đó lừa đảo; bạn phải đề phòng và khoác lên áo giáp che thân.

    Với một đạo sư bạn phải buông rơi áo giáp – đó là điều tối cần. Ngay cả với một tình nhân, bạn cũng mang áo giáp mỏng; khi bên cạnh người yêu, bạn cũng không hoàn toàn cởi mở. Nhưng với một đạo sư, sự cởi mở phải toàn phần, nếu không thì chẳng có gì sẽ xảy ra. Nếu bạn giữ lại chỉ một phần nhỏ của bạn, mối quan hệ với Ngài sẽ không xảy ra. Tin tưởng trọn vẹn là điều cần thiết; chỉ có thế thì những bí mật mới có thể tỏ lộ; chỉ có thế thì chìa khóa mới có thể trao cho bạn. Nếu bạn che dấu chính mình, nghĩa là bạn đang giằng co với Ngài, và thế thì không gì có thể hoàn thành được.

    Tranh chấp không phải là lề lối của môn đệ; qui phục là chìa khóa. Và qui phục đã biến mất hoàn toàn khỏi thế giới này rồi. Nhiều điều đã dọn đường cho việc đó: trong ba hay bốn thế kỷ vừa qua con người đã được dạy để trở thành cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ; hắn không được dạy để qui phục mà phải đấu tranh, không phải vâng lời mà nổi loạn; hắn không được dạy để tin tưởng mà nghi ngờ. Điều đó có lý do: bởi vì khoa học phát triển qua sự nghi ngờ. Khoa học lấy nghi ngờ là nguyên tắc; nó không dùng đến niềm tin mà xây trên lôgic, lập luận, nghi ngờ.

    Càng nghi ngờ, càng khoa học hơn. Phương pháp của khoa học trái ngược hoàn toàn với tôn giáo. Tôn giáo xây trên đức tin: càng tin tưởng bao nhiêu. bạn càng đạo đức bấy nhiêu. Khoa học làm ra nhiều phép lạ mà ai cũng thấy được. Tôn giáo tạo nên nhiều phép lạ hơn nhưng khó thấy được. Dù có đứng trước mặt một vị Phật, bạn cảm thấy gì nào? Bạn thấy gì chứ? Bạn không thể thấy Ngài bằng mắt thường – cái bạn thấy được chỉ là thể xác; nhìn bằng mắt thì Ngài cũng phải chết như mọi người, và Ngài sẽ già yếu rồi ngày nào đó chết đi. Về mặt vô hình thì Ngài bất tử. Nhưng bạn không có con mắt để nhìn thấy cái vô hình; bạn không có khả năng để cảm thấy cái thâm sâu nhất, cái không thể biết được. Đó là lý do tại sao những con mắt tin tưởng dần dần cảm thấy được và trở nên nhậy cảm hơn. Tin tưởng nghĩa là bạn không dùng đến đôi mắt nữa. Vì vậy tin tưởng là mù quáng, khác gì yêu là mù quáng – nhưng tin tưởng còn mù quáng hơn cả yêu nữa.

    Còn tiếp.

    rose4rose4rose4rose4rose4
    Thông huyền phong đảnh
    Bất thị nhân gian
    Tâm ngoại vô pháp
    Mãn mục thanh san...

    Thông huyền chót núi
    Chẳng phải nhân gian
    Ngoài tâm không pháp
    Đầy mắt núi xanh...

  2. #2

    Mặc định HẠT CẢI TRỜI


    HẠT CẢI TRỜI

    Tôi không phải là bác sĩ tâm thần. Nhiều người đến với tôi và nói, “Con bị khổ não vì những lo âu tinh thần, loạn thần kinh và những bận tâm khác.” Tôi bảo họ rằng, “Không sao hết. Tôi không chữa những lo âu của bạn. Tôi sẽ chữa bạn. Tôi không quan tâm đến bệnh tật của bạn, mà chỉ quan tâm về bạn thôi. Bệnh tật chỉ ở ngoài chu vi, mà chính bản thể của bạn thì chẳng có bệnh tật gì hết.” Một khi bạn đã nhận ra mình là ai, mọi chứng bệnh đều biến mất. Chúng tồn tại chỉ vì bạn đang che giấu cái ý thức về chính mình; bạn đang chạy trốn khỏi chính mình; bạn lẩn tránh sự đối mặt chỉ vì bạn không chịu nhìn vào chính bạn. Tại sao bạn không chịu nhìn vào chính mình? Điều gì đã xảy ra cho bạn? Trừ khi bạn sẵn sàng đối mặt với chính mình, bạn không thể là một môn đệ, bởi vì đạo sư sẽ chẳng làm được gì nếu bạn vẫn còn tránh né. Ngài chỉ có thể giúp bạn giáp mặt với chính bạn.

    Tại sao bạn sợ như vậy?... Bởi vì một nhầm lẫn nào đó trong quá khứ. Một đứa trẻ sinh ra, và nó không được chấp nhận hoàn toàn. Nhiều điều phải thay đổi, phải ép buộc; nó phải được khép vào kỷ luật. Nó có những phần mà xã hội và cha mẹ không chấp nhận, nên những phần đó phải chối bỏ, đè nén; chỉ một phần nhỏ được chấp nhận và khuyến khích. Vì vậy nó phải cố gắng thực hiện những phần nhỏ đó. Nó phải chối bỏ những phần còn lại và không cho phép biểu lộ. Nó phải chối bỏ quá nhiều đến nỗi chính nó cũng không biết nữa.


    Đó là ý nghĩa của đè nén, và toàn thể xã hội tồn tại nhờ đè nén. Phần lớn bản thể của đứa trẻ bị đè nén, bị nhét hoàn toàn vào bóng tối. Nhưng phần bị đè nén ấy cố khẳng định chính nó; nó nỗi loạn, phản ứng lại; nó muốn biểu lộ, và bạn phải trấn áp dài dài. Cho nên bạn sợ không dám đối mặt với chính mình, bởi vì cái gì sẽ xảy ra cho phần bị đè nén ấy? Nó sẽ trở lại; nó sẽ ngẩng đầu lên. Chuyện gì sẽ xảy ra cho phần vô thức. Nếu bạn đối mặt với chính mình thì sẽ chạm trán vô thức, và những gì bạn chối bỏ sẽ có mặt đầy đủ. Và điều đó làm cho bạn sợ. Trừ khi đứa trẻ được chấp nhận một cách trọn vẹn, sự sợ hãi này sẽ nằm chờ ở đó. Nhưng cho tới nay chưa có một xã hội nào chấp nhận đứa trẻ một cách trọn vẹn. Mà có lẽ không một xã hội nào có thể chấp nhận đứa trẻ một cách trọn vẹn; điều đó không thể xảy ra. Cho nên sự đè nén nhất định phải có, ít hay nhiều. Và mỗi người một ngày nào đó sẽ phải chạm trán với vấn đề đối mặt này. Bạn trở thành môn đệ cái ngày bạn quên hẳn mọi ý niệm về cái tốt, cái xấu; bạn bỏ sau lưng những gì được chấp nhận và những gì không được chấp nhận. Bạn chỉ trở thành môn đệ cái ngày bạn sẵn sàng lôi toàn thể con người bạn ra ánh sáng. Đạo sư chỉ là bà đỡ. Ngài giúp bạn đi qua một cuộc sống mới, để được tái sinh. Và thế nào là mối quan hệ giữa một đạo sư và môn đệ? Môn đệ phải tin tưởng; anh ta không thể nghi ngờ.
    Nếu nghi ngờ anh ta không thể phơi bày chính mình. Khi bạn nghi ngờ người nào, bạn sẽ thu lại; bạn không thể mở rộng. Khi bạn nghi ngờ…. Một kẻ lạ mặt; thế thì bạn tự khép kín; bạn không thể rộng mở, vì bạn không biết kẻ lạ mặt này sẽ làm gì. Bạn không muốn bị người đó lừa đảo; bạn phải đề phòng và khoác lên áo giáp che thân.


    Với một đạo sư bạn phải buông rơi áo giáp – đó là điều tối cần. Ngay cả với một tình nhân, bạn cũng mang áo giáp mỏng; khi bên cạnh người yêu, bạn cũng không hoàn toàn cởi mở. Nhưng với một đạo sư, sự cởi mở phải toàn phần, nếu không thì chẳng có gì sẽ xảy ra. Nếu bạn giữ lại chỉ một phần nhỏ của bạn, mối quan hệ với Ngài sẽ không xảy ra. Tin tưởng trọn vẹn là điều cần thiết; chỉ có thế thì những bí mật mới có thể tỏ lộ; chỉ có thế thì chìa khóa mới có thể trao cho bạn. Nếu bạn che dấu chính mình, nghĩa là bạn đang giằng co với Ngài, và thế thì không gì có thể hoàn thành được.

    Tranh chấp không phải là lề lối của môn đệ; qui phục là chìa khóa. Và qui phục đã biến mất hoàn toàn khỏi thế giới này rồi. Nhiều điều đã dọn đường cho việc đó: trong ba hay bốn thế kỷ vừa qua con người đã được dạy để trở thành cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ; hắn không được dạy để qui phục mà phải đấu tranh, không phải vâng lời mà nổi loạn; hắn không được dạy để tin tưởng mà nghi ngờ. Điều đó có lý do: bởi vì khoa học phát triển qua sự nghi ngờ. Khoa học lấy nghi ngờ là nguyên tắc; nó không dùng đến niềm tin mà xây trên lôgic, lập luận, nghi ngờ.


    Càng nghi ngờ, càng khoa học hơn. Phương pháp của khoa học trái ngược hoàn toàn với tôn giáo. Tôn giáo xây trên đức tin: càng tin tưởng bao nhiêu. bạn càng đạo đức bấy nhiêu. Khoa học làm ra nhiều phép lạ mà ai cũng thấy được. Tôn giáo tạo nên nhiều phép lạ hơn nhưng khó thấy được. Dù có đứng trước mặt một vị Phật, bạn cảm thấy gì nào? Bạn thấy gì chứ? Bạn không thể thấy Ngài bằng mắt thường – cái bạn thấy được chỉ là thể xác; nhìn bằng mắt thì Ngài cũng phải chết như mọi người, và Ngài sẽ già yếu rồi ngày nào đó chết đi. Về mặt vô hình thì Ngài bất tử. Nhưng bạn không có con mắt để nhìn thấy cái vô hình; bạn không có khả năng để cảm thấy cái thâm sâu nhất, cái không thể biết được. Đó là lý do tại sao những con mắt tin tưởng dần dần cảm thấy được và trở nên nhậy cảm hơn. Tin tưởng nghĩa là bạn không dùng đến đôi mắt nữa. Vì vậy tin tưởng là mù quáng, khác gì yêu là mù quáng – nhưng tin tưởng còn mù quáng hơn cả yêu nữa.
    Khi không dùng đến đôi mắt thì có gì xảy ra? Một sự chuyển hóa nội tại sẽ xảy ra. Khi bạn đóng lại đôi mắt trần vốn dùng để nhìn ra ngoài, việc gì sẽ xảy ra cho cái năng lượng vốn được dùng cho đôi mắt ấy? Nó bắt đầu quay ngược vào bên trong. Nếu không được lưu thông từ đôi mắt đến vật thể, nó đổi chiều. Năng lượng phải chuyển động, không thể tĩnh tại; nếu bị ngăn lối, nó sẽ tìm đường khác. Khi cả hai mắt bị khép lại, cái năng lượng vốn di chuyển qua đôi mắt ấy bắt đầu đổi hướng – một sự thay chiều xảy ra.


    Năng lượng đó hướng về mắt thứ ba của bạn. Mắt thứ ba không phải vật chất: cái năng lượng trước đây di chuyển từ đôi mắt đến vật thể bên ngoài nay đang quay ngược về nguồn. Nó trở thành mắt thứ ba – cách thứ ba để nhìn thế giới. Một vị Phật chỉ được thấy qua mắt thứ ba; chỉ có con mắt ấy mới nhận ra Chúa Giê-Su. Nếu không có con mắt ấy thì có đứng trước mặt Chúa bạn cũng không nhận ra Ngài – nhiều người cũng đã không nhận ra. Ngay tại quê hương của Ngài nhiều người nghĩ Ngài chỉ là con của người thợ mộc. Không một ai biết việc gì đã xảy ra cho Ngài. Ngài không còn là con người thợ mộc, mà đã trở thành con Thiên Chúa. Đó là một hiện tượng nội tâm. Và Chúa Giê-Su đã tuyên bố rằng, “Ta là con Thiên Chúa. Cha ta ở trên trời.” Nhiều người đã cười to và cho rằng hoặc là Ngài điên, hoặc ngu ngốc, hoặc là người xảo quyệt. Làm cách nào mà con của người thợ mộc bỗng dưng trở thành con Thiên Chúa? Nhưng có một cách… thể xác chỉ có thể được sinh qua thể xác. Bản thể bên trong không được sinh qua thể xác, mà qua Chúa Thánh Thần, qua thánh linh. Nhưng trước hết bạn phải có con mắt để thấy, phải có tai để nghe. Hiểu được Chúa Giê-Su là một điều rất tế nhị; bạn phải được huấn luyện trước. Tựa như nhạc cổ điển vậy. Nếu bỗng nhiên lần đầu tiên mà được nghe nhạc cổ điển, bạn sẽ nghĩ, “Đó là cái quái gì vậy?” Nó rất tinh tế; cần phải có sự huấn luyện lâu dài mới hiểu được. Bạn phải học hỏi qua nhiều năm thì tai bạn mới có thể nghe được những cái tinh tế mà chỉ có ở nhạc cổ điển. Và rồi những nhạc hàng ngày của đám đông, nhạc phim, không phải là nhạc chút nào; đó chỉ là những tiếng ồn mà lại ngu ngốc. Bởi vì tai của bạn không được huấn luyện nên bạn nghĩ đó là nhạc. Nhưng nhạc cổ điển thì chỉ những người sành điệu, qúy phái mới biết thưởng thức. Bạn cần phải được huấn luyện, và càng được huấn luyện thì cái tế vi trở nên rõ ràng. Nhưng nhạc cổ điển không thể so sánh được với Chúa Giê-Su, vì đó là nhạc của vũ trụ. Bạn phải trở nên thinh lặng đến độ không có một ý tưởng, không một chút chuyển động trong bản thể của bạn. Chỉ có thế bạn mới nghe được Ngài, hiểu được Ngài, nhận ra Ngài. Ngài thường nói, “Những người có tai, hãy nghe. Những kẻ có mắt, hãy xem!” (3) Tại sao Ngài lại lập đi lập lại như thế? Ngài nói về một loại hiểu biết mà chỉ một môn đệ mới có. Chỉ một số nhỏ mới hiểu được Ngài, nhưng đó là bản chất của sự việc, không thể khác được. Chỉ một vài người – và họ là ai? Họ không phải là học giả thông thái, không phải giáo sư đại học, không phải những con mọt sách, không phải triết gia. Họ là những người bình thường: người đánh cá, nhà nông, đóng giầy, kỹ nữ… họ là những người rất bình thường, bình thường nhất trong những người bình thường.


    Sao mà họ có thể hiểu được? Phải có gì phi thường trong những người bình thường này. Những người bình thường phải có gì đặc biệt mà không thể thấy trong những người gọi-là “khác thường”. Cái gì vậy? Đó là sự khiêm tốn, sự tin tưởng. Càng được đào tạo trong trí tuệ, càng khó tin tưởng. Nếu trí tuệ của bạn không được đào luyện, càng dễ tin tưởng hơn. Một nông dân tin cậy, ông ta chẳng cần phải nghi ngờ. Ông ta gieo giống xuống ruộng và tin rằng chúng sẽ mọc lên, sẽ nảy mầm khi đúng mùa. Chúng sẽ nảy mầm. Ông ta chờ đợi và cầu nguyện; khi đúng mùa, những hạt giống đó sẽ nảy mần và thành cây. Ông ta chờ đợi và tin tưởng. Ông ta sống với cây cỏ, sông núi. Chẳng cần phải nghi ngờ gì; cây cối không xảo quyệt; bạn chẳng cần mang áo giáp để tự vệ; đồi núi không xảo quyệt – chúng không phải là chính khách, không phải tội phạm - bạn chẳng cần phải mang theo áo giáp làm gì. Ở đó bạn chẳng phải lo về an ninh; bạn có thể để mở. Đó là lý do tại sao khi đến gần ngọn đồi, bạn bất chợt cảm thấy có sự sung sướng. Từ đâu mà nó đến vậy? Từ ngọn đồi? Không, nó đến vì bạn đã bỏ rơi áo giáp, không có gì phải sợ hãi. Khi đứng dưới cây cối, thình lình bạn cảm thấy đẹp. Không phải nó rớt từ trên cây xuống, mà phát khởi từ bên trong bạn. Với cây, bạn chẳng cần phải đề phòng; bạn có thể thư thái và thong thả.

    Hoa không tấn công bạn một cách bất thình lình; cây không thể là một kẻ trộm; nó không thể đánh cắp bất cứ một thứ gì của bạn. Vì vậy khi bạn đi về đồi núi, đi ra biển, đi vào rừng, bạn bỏ lại áo giáp một bên. Những người sống gần thiên nhiên dễ tin tưởng hơn. Một nước mà ít công nghiệp, ít cơ khí, ít kỹ thuật, sống gần với thiên nhiên thì người dân dễ tin tưởng và chất phác. Vì vậy bạn không thể mường tượng nổi là Chúa sinh ra ở New York - hầu như không thể được. Những người cuồng tín về Chúa có thể sinh ra ở đó, nhưng Chúa thì không. Mà những kẻ “cuồng tín” ấy chỉ là loạn thần kinh; Chúa chỉ là cái cớ của họ. Không, bạn không thể nghĩ là Chúa sinh ở đó, gần như không thể nghĩ được. Mà thậm chí nếu Ngài sinh ra ở đó cũng chẳng có ai lắng nghe Ngài. Mà nếu Ngài có mặt ở đó, cũng chẳng có ai nhận ra Ngài. Ngài sinh ra lúc chưa có kỹ thuật, không có khoa học, chỉ là con của một thợ mộc. Cả đời Ngài sống giữa những người nghèo và chất phác, giữa thiên nhiên. Họ có thể tin cậy. Ngài đi đến bờ hồ trong một buổi sáng. Mặt trời vẫn còn thấp. Hai người đánh cá đang thả lưới xuống hồ. Chúa nói với họ, “Này! Hãy theo ta! Ta sẽ biến các ông thành kẻ đánh cá người!” (4)

    Nếu Ngài nói với bạn lúc bạn đang ngồi trong văn phòng, hay trong cửa tiệm của bạn, bạn sẽ nói, “Cút đi đi! Tôi không rảnh! Đừng làm mất thì giờ của tôi!” Nhưng hai người chài lưới ấy nhìn Chúa; họ nhìn Ngài mà chẳng một chút nghi ngờ. Mặt trời đang lên, và Ngài trông rất đẹp. Và mắt của Ngài – đôi mắt ấy sâu hơn nước hồ, và sự rạng ngời của Ngài lấp lánh hơn cả mặt trời. Họ liền bỏ lưới và đi theo Ngài.

    Đó là tin tưởng. Một câu hỏi cũng không có: “Ông là kẻ lạ mặt. Ông là ai?” Họ không biết Ngài; Ngài không sống chung một làng với họ; họ chưa thấy Ngài bao giờ, và chưa nghe nói về Ngài bao giờ. Nhưng thế là quá đủ rồi - tiếng gọi, lời mời ấy là đủ rồi. Họ nghe lời kêu gọi của Ngài; họ nhìn Ngài, và thấy được sự chân thành của Ngài. Thế là họ đi theo.

    Khi họ mới ra khỏi đầu làng, có người chạy theo nói với hai người chài lưới kia rằng, “Các ông đi đâu vậy? Cha ông vừa mới qua đời. Hãy trở về mà chôn xác cha.” Hai người ấy xin với Chúa rằng, “Xin hãy cho chúng con trở về chôn xác cha.” (5)


    3. Mat-Thêu 11:15
    4. Mat-Thêu 4:19, Mat-Cô 1:17
    5. Mat-Thêu 8:21

    Còn tiếp.

    Tác giả: Osho
    Đã xuất bản.
    vnosho@yahoo.com

    rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4
    Thông huyền phong đảnh
    Bất thị nhân gian
    Tâm ngoại vô pháp
    Mãn mục thanh san...

    Thông huyền chót núi
    Chẳng phải nhân gian
    Ngoài tâm không pháp
    Đầy mắt núi xanh...

  3. #3

    Post Hạt Cải Trời

    HẠT CẢI TRỜI


    Trích từ tác phẩm"Hạt Cải Trời"
    Tác giả: Osho
    Việt Dịch: Vạn Sơn
    vnosho@yahoo.com

    Khi cả vũ trụ cần bạn – ngay cả Thượng Đế - thì bạn thấy có ý nghĩa, được coi trọng, có hương thơm. Nhưng nay không ai cần bạn. Bạn có thể bị vất bỏ dễ dàng; bạn chẳng là gì cả. Kỹ thuật đã tạo ra tiện nghi và biến bạn thành đồ bỏ. Kỹ thuật xây được nhà tốt hơn, nhưng không làm cho người tốt hơn, bởi vì người tốt cần một phẩm chất khác – và phẩm chất ấy không thuộc về cơ khí. Đó là sự tỉnh thức – không phải máy móc.

    Khoa học không thể tạo nên Phật Thích Ca hay một Chúa Giê-Su, nhưng khoa học có thể tạo nên một xã hội mà một vị phật không thể xuất hiện được. Nhiều người hỏi tôi tại sao đời nay không có Phật, không có Tổ, không có Chúa. Chính vì bạn! Bạn đã làm nên một xã hội mà một người chất phác khó mà tồn tại được, một người hồn nhiên khó mà đến được. Mà nếu ông ta có hiện hữu, bạn cũng chẳng nhận ra. Không phải là không có Phật - khó mà nhận ra họ, nhưng họ hiện diện. Mỗi ngày trên đường đến sở làm bạn có thể đi qua họ, nhưng bạn không nhận ra, bởi vì bạn quáng gà. Tin tưởng đã biến mất. Hãy nhớ điều này: Chúa sống trong kỷ nguyên của tin tưởng, tin tưởng sâu xa. Toàn thể sự huy hoàng, sự quan trọng của Ngài chỉ có thể hiểu được qua lăng kính của sự tin tưởng.

    Giờ đây, chúng ta hãy bàn qua một lời dạy ngắn gọn này của Chúa Giê-Su:

    Các môn đệ nói với Chúa Giê-Su, “Hãy nói cho chúng tôi nghe Nước Trời giống như cái gì.”

    Họ không phải là những người cật vấn, không phải người tò mò; họ không tranh luận. Câu hỏi của họ rất hồn nhiên; Chúa chỉ trả lời một câu hỏi hồn nhiên. Bạn có biết thế nào là một câu hỏi hồn nhiên không? Nếu bạn đã có câu trả lời, câu hỏi ấy không còn hồn nhiên nữa. Bạn hỏi, “Thượng Đế có hiện hữu không?” và bạn đã có câu trả lời. Bạn biết rằng có, Ngài hiện hữu, và bạn tìm tôi chỉ để được tôi xác nhận. Hoặc là bạn biết Ngài không hiện hữu, và bạn đến chỉ để xem lão này có biết hay không. Nếu câu trả lời đã có, câu hỏi là xảo quyệt, thế thì nó không hồn nhiên. Thế thì Chúa không thể trả lời, bởi vì Ngài chỉ có thể trả lời sự hồn nhiên (9).

    Khi một môn đệ hỏi, trong tâm trí ông ta không có câu trả lời. Ông ta không biết; vì không biết nên ông ta mới hỏi. Hãy nhớ điều này: khi bạn hỏi điều gì, hãy nhớ cho kỹ, có phải bạn hỏi vì bạn đã có câu trả lời chăng? Có phải bạn hỏi qua tri thức của bạn không? Thế thì không có sự tương ngộ. Thì dẫu tôi có trả lời đi nữa, nó cũng chẳng lọt vào tai bạn được (10). Bạn không để lòng trống mà nghe câu trả lời. Câu trả lời đã ở sẵn đó rồi. Bạn đã có thiên kiến, đã bị nhiễm độc rồi.

    Câu hỏi có hai loại. Một là hỏi qua tri thức; thế thì hỏi cũng bằng thừa, vì đó là hỏi để tranh luận, không phải để đối thoại. Nhưng khi bạn hỏi một cách hồn nhiên, biết rất rõ rằng bạn không biết, khi bạn hỏi mà biết mình không biết, bạn đã trở thành một môn đệ. Như vậy sẽ không có tranh luận. Bạn đang khát, và bạn hỏi xin nước; bạn đang đói, và bạn xin ăn. Bạn không biết và bạn hỏi; bạn sẵn sàng tiếp nhận. Một môn đệ hỏi mà biết rõ là mình không biết. Khi bạn không biết, bạn khiêm tốn. Khi bạn biết, bạn trở nên ích kỷ, và Chúa không thể nói với những cái tôi.

    Các môn đệ nói với Chúa Giê-Su…. Môn đệ nghĩa là người biết rõ mình không biết

    “Hãy nói cho chúng tôi nghe Nước Trời giống như cái gì.”


    Chúa Giê-Su nói liên tục về Nước Trời, và điều này đã tạo ra nhiều phiền phức. Nội chữ “nước” thôi cũng đủ rắc rối rồi, bởi vì nó dính dáng đến chính trị nên các chính trị gia sợ hãi. Ngài bị đóng đanh bởi vì bọn chúng nghĩ, “Tên này nói về một nước nào đó sắp xuất hiện trên trái đất, và nó nói, ‘Ta là vua!’ (11) Nó đang cố sách động cho một cuộc cách mạng để lật đổ chính quyền. Nó muốn tạo nên một nước khác!” Nhà vua, phó vương, triều thần và tăng lữ đều lo sợ. Mà người này có nhiều ảnh hưởng vì được dân chúng nghe theo; mà không phải chỉ nghe thôi – nghe xong họ được biến đổi, bừng sáng, hoàn toàn đổi mới; điều gì đó đã xảy ra cho họ.

    Vì vậy đám thầy tu, quan toàn quyền Pontius Pilate, vua Herod (12) cùng toàn thể chính phủ - cả đời lẫn đạo - đều lo sợ. Ông ta có vẻ nguy hiểm. Chưa có một người hồn nhiên như vậy bao giờ, nhưng trông có vẻ nguy hiểm. Ngài đã bị hiểu lầm.

    Nhưng người như Chúa bao giờ cũng bị hiểu lầm. Lý do là Ngài phải dùng ngôn ngữ của bạn, bởi vì không có ngôn ngữ nào khác. Bất kỳ Ngài nói gì, Ngài phải nói bằng từ của bạn. Không có từ nào khác, và từ của bạn đã bị lạm dụng quá nhiều rồi. Chúng có quá nhiều ý nghĩa, quá nặng nề. Ngài chỉ nói về vương quốc của Thiên Chúa, Nước Trời. Nhưng “nước?” -- từ đó rất nguy hiểm, sặc mùi chính trị.

    Chúa không phải là một nhà cách mạng của thế giới này. Ngài là một nhà cách mạng, cách mạng bậc thầy – nhưng của thế giới tâm linh. Ngài đang nói về vương quốc tâm linh. Nhưng ngay cả các môn đệ của Ngài cũng không hiểu Ngài đang nói gì. Khi bạn đến gặp một đạo sư thì có sự gặp gỡ của hai thế giới, tựa như sự gặp gỡ của trời và đất - chỉ trên bề mặt. Nếu có sự tin tưởng, bạn có thể bay bổng; nếu không có tin tưởng, bạn bị dính lại dưới đất. Nếu có sự tin tưởng, bạn có thể mở rộng đôi cánh mà bay, nhưng nếu tin tưởng không có, bạn không thể cất cách được. Người này mang lại sự nguy hiểm cho bạn. Nước Trời là gì? Vương quốc nào vậy? Vương quốc này hoàn toàn đối lập, tuyệt đối ngược chiều với vương quốc của thế gian này (13).

    Mà Chúa đã giải thích đi giải thích lại, nhưng khó mà làm cho người khác hiểu được. Ngài nói, “Trong Nước Trời, người nghèo nhất là người giầu nhất, và người thấp nhất sẽ là người cao nhất.” Ngài nói hệt như Lão Tử, và Ngài cũng thuộc loại người như Lão Tử (14). “Người đứng cuối cùng sẽ là người đứng đầu trên Nước Trời.” Ngài nói rằng người khiêm tốn nhất sẽ là người quan trọng nhất, người nghèo nhất sẽ là người giầu nhất (15), và người không được ai biết tới sẽ là người nổi tiếng nhất - lộn tùng phèo hết. Mà phải như vậy mới đúng. Nếu bạn đứng gần một dòng sông mà nếu nó thật yên tĩnh, không có một gợn sóng, và bạn nhìn xuống bóng của mình, bạn sẽ thấy nó đảo lộn. Hình phản xạ bao giờ cũng đảo lộn. Mọi thứ trên thế gian này đều đảo lộn cả. Mà nếu ta phải sắp xếp lại thứ tự, mọi sự phải lộn lại hết. Mà nếu làm vậy, mọi thứ lại trông đảo lộn hết. Một sự hỗn loạn sẽ xảy ra. Đức Phật sẽ thành tên ăn mày – người đứng sau rốt của thế gian này. Ngài là vua, nhưng Nước Trời thuộc về người đứng sau rốt của thế gian này. Ngài bỏ cung điện ra đi, bởi vì nước của thế gian này thật là vô ích, một gánh nặng vô ý nghĩa. Bạn kéo lê nó, nhưng nó không phải thức ăn. Nó phá hủy bạn. Nó là thuốc độc - và nó là chất độc ngấm lâu nên bạn không cảm thấy.

    Một người đang uống nước. Một người bạn đi ngang nói, “Chất độc ấy ngấm từ từ đấy!” Anh ta nói, “Không sao đâu – Tôi cũng không vội.”

    Bất kỳ cái gì bạn gọi là sự sống đều là chất độc ngấm lâu, bởi vì rồi nó cũng chết. Nó giết bạn; nó chẳng làm gì khác. Có thể bạn không vội, nhưng cũng không thay đổi đặc tính của chất độc. Nó có thể lâu, bạn có thể không vội, nhưng nó vẫn giết bạn. Nước của thế gian này thuộc về sự chết, nhưng Nước Trời thuộc về sự sống đời đời. Vì vậy Chúa nói, “Ai đã sẵn sàng, hãy theo ta. Ta sẽ cho người ấy sự sống đời đời.” (16)

    Chúa đi ngang qua một làng. Ngài khát nước và đến gần một giếng nước. Ngài nói với một thiếu phụ đang múc nước. “Tôi khát quá. Xin chị cho tôi một ít nước để uống.” Chị ta nói, “Tôi là một tiện dân. Tôi không được phép cho nước Ngài.” Chúa nói, “Xin đừng lo. Hãy cho tôi uống. Và để đổi lại tôi cũng sẽ cho chị uống nước từ giếng của tôi. Một khi đã uống nước ấy rồi, chị sẽ không bao giờ khát nữa.” (17)

    Chú Thích:

    09. Người Do Thái nói với nhau, “Ông ấy không phải là con người thợ mộc sao? Mẹ ông ấy không phải là Maria sao?” Mat-Thêu 13:55, Mat-Cô 6:3.

    10. Chúa Giê-Su nói với người Do Thái, “Không phải thánh thư của các ông có lời viết rằng, ‘Các ngươi là Thiên Chúa’ sao?’” (Gio-An 10:34)

    11. Kinh Dịch, Sơn Thủy Mông, hào năm, viết, “Đồng mông, cát.” nghĩa là, “không biết (mông), nhưng hồn nhiên (đồng). Rất tốt.” Hồn nhiên là điều kiện tối cần của người tầm đạo. Môn đệ của Chúa đều là những người bình dân, ít học; họ đến với Chúa một cách hồn nhiên, và vì vậy họ đã chinh phục gần một nữa trái đất.

    12. Thiền sư Nan-In rót nước mời một giáo sư đại học. Nước đã trào khỏi ly mà sư vẫn rót. Khách nói, “Đầy quá rồi! Không thể rót thêm được nữa!” Sư nói, “Đúng vậy! Thí chủ đến đấy với đủ mọi thiên kiến, ý tưởng. Chẳng còn chỗ nào để cho tôi lọt vào cả.”

    13. Mat-Thêu 2:2, 2:9, 21:5, 27:11, 27:29, 27:37

    14. Pointius Pilate (Phi-La-Tô) là viên toàn quyền La Mã cai trị Do Thái, trong lúc Herod là vua bù nhìn.

    15. Chúa Giê-Su nói, “Vương quốc của tôi không thuộc thế gian này. Với nếu thế thì tôi tớ của tôi sẽ tranh đấu để tôi không bị người Do Thái bắt, nhưng đay không phải là vương quốc của tôi.” (Gio-an 18:36)
    Lão Tử nói, “Gần với đạo dường như tối tăm.” (Đạo Đức Kinh)

    16. Lu-Ca 16:19-26

    17. Gio-An 3:16, “Vì Thiên Chúa quá thương thế gian nên đã hiến Con Một của Ngài, để nếu ai vào thì sẽ không bị chết, mà được sự sống đời đời.”
    Gio-An 4:4-14

    Còn tiếp.

    rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4
    Thông huyền phong đảnh
    Bất thị nhân gian
    Tâm ngoại vô pháp
    Mãn mục thanh san...

    Thông huyền chót núi
    Chẳng phải nhân gian
    Ngoài tâm không pháp
    Đầy mắt núi xanh...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hiện tượng kì thú 3 mặt trời xuất hiện cùng lúc
    By dragonle in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 19-03-2017, 02:20 PM
  2. Công phu thu tinh hoa của mặt trời, mặt trăng.
    By Bin571 in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 05-04-2012, 11:49 PM
  3. Nhận diện chân tướng ông Bàn Cổ
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 07-04-2010, 12:34 PM
  4. Bí ẩn về các trận giao chiến trên trời
    By HellBoy in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-10-2007, 10:54 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •