kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Cội Nguồn Văn Lang Và Lịch Sử Nhật Bản

  1. #1

    Mặc định Cội Nguồn Văn Lang Và Lịch Sử Nhật Bản

    CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
    *


    I - BÀI TỔ TÔM VIỆT VÀ VĂN HÓA CỔ NHẬT BẢN
    Trong cuốn sách đầu tiên của tôi: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", tôi đã đặt giả thuyết cho rằng: Cội nguồn lịch sử của người Nhật là một bộ phận của tộc người trên đất Văn Lang xưa đã di cư sang đảo Phù Tang. Một trong những cơ sở của giả thuyết này là sự hiện diện của bài tổ tôm trong nền văn hóa Việt.

    Bắt đầu từ một mẩu tin đăng trên tạp chí "Kiến thức ngày nay" ngót 10 năm về trước của một Việt kiều Nhật, đặt vấn đề về những hình ảnh trên lá bài tổ tôm chính là y phục cổ Nhật Bản. Nhưng người Nhật Bản thì lại không hể biết gì đến bài tổ tôm. Từ đấy, cuộc sống phiêu dạt, tôi dọn nhà không dưới bẩy lần, tư liệu về mẩu tin trên đã mất, tôi cũng không nhớ nó trong số báo nào và cụ thể bài viết ra sao. Nhưng tôi đã đặt vấn đề về cội nguồn Văn Lang và lịch sử Nhật Bản trong cuốn sách đầu tay của tôi. Ngày ấy, tôi cũng chưa biết gì đến internet và công cụ tìm kiếm. Nhưng tôi luôn nhớ đến bài báo gần 10 năm trước. Tôi có mua sẵn một bộ bài tổ tôm cả gần 4 năm nay, mặc dù không biết chơi tổ tôm. Nhưng đối với dân thương lưu ở Hanoi ngày xưa thì tổ tôm là một thú ăn chơi. Ngày mới tiếp quản Hanoi, có một tờ báo gọi là Thời Mới đã lấy hình tượng Ông Lục Vạn, bà Bát sách, là tên hai con bài tổ tôm, để vẽ những hình ảnh hài chế diễu giới tư bản Hanoi. Đủ hiểu chơi bài tổ tôm phổ biến trong văn hóa Việt như thế nào. Cho đến ngày nay, nhân duyên dẫn dắt tôi tiếp tục những ý tưởng của mình về lịch sử Nhật Bản qua chính con bài tổ tôm này.

    Những hình ảnh trên bài tổ tôm lại ghi dấu ấn trang phục cổ Nhật Bản và những di sản kiến trúc của họ. Điều này cho chúng ta thấy một mối liên hệ văn hóa từ cội nguồn của lịch sử Nhật Việt mà tôi sẽ phân tích trong bài này.
    Bây giờ các bạn hãy quán xét những hình ảnh sau đây:
    ......Bát sách............................Tứ sách.................................Tam vạn..............................Nhị văn


    Các bạn hãy so sánh hình ảnh trên với hình ảnh cô geisha Nhật Bản dưới đây.


    Chưa hết. Hình dưới đây trên con bài tổ tôm cho thấy một mẫu kiến trúc tương tự kiền trúc cổ truyền thống Nhật Bản. Các bạn hãy quan sát hình con bài Ngũ Vạn và ngôi chùa cổ Nhật dưới đây:




    Các bạn cũng dễ dàng nhận thấy lối kiến trúc mái đình hai tầng và chi tiết trang trí trên nóc mái hoàn toàn giống nhau giữa ngôi chùa cổ Nhật Bản và hình vẽ trên lá bài Ngũ Vạn trong bài tổ tôm.
    Hàng ngàn năm về trước, khi mà vị trí địa lý Việt Nhật xa cách nhau, vậy dấu ấn văn hóa trên mái đình Nhật Bản cổ này - vốn không có ở Việt Nam và Trung Quốc - liên hệ như thế nào với hình ảnh trên lá bài tổ tôm Việt.
    Hy vọng rằng phần tiếp theo của bài viết sẽ lý giải điều này.

    Còn tiếp
    Thiên Sứ
    Last edited by thiensu; 07-06-2008 at 08:05 PM.

  2. #2

    Mặc định

    CỘI NGUỒN VĂN LANG VÀ LỊCH SỬ NHẬT BẢN
    *


    II - Dấu ấn của chữ Khoa đẩu trên bài tổ tôm và trong ký tự Nhật Bản.

    Cũng ngay từ cuốn sách đầu tiên, tôi đã đặt vấn đề: Chữ viết của người Việt cổ là chữ Khoa Đẩu. Có qua nhiều bằng chứng để chứng minh điều này. Cho đến nay sự không thừa nhận hây thừa nhận điều này có lẽ đã không còn cần thiết vì đã là một sự thật hiển nhiên. Nhưng điều kỳ lạ hơn nữa là dấu ấn chữ khoa đẩu có ngay trên lá bài tổ tôm và trong chữ Nhật Bản hiện đại.
    Trên con bài tổ tôm, các bạn so sánh với những ký tự chữ khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt và của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền thì chúng ta sẽ thấy những nét tương đồng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rằng chữ viết trên con bài tổ tôm hoàn toàn không phải chữ Hán và cách viết là cách ghép vần như cách viết chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ. Xin xem hình minh họa dưới đây:

    So sánh chữ viết trên lá bài và chữ khoa đẩu
    Chữ khoa đẩu do nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phát hiện



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trên con bài tổ tôm



    Ghép vần bằng ký tự khoa đẩu
    Bản dịch thơ của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền

    Nghêu ngao vui thú sơn hà
    Mai là bạn cũ, hạc là người quen



    Ký tự khoa đẩu trên trống đồng Lạc Việt
    Bản chính trồng đồng này ở một viện bào tàng của nước ngoài (Thông tin từ nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền)



    Dấu ấn chữ khoa đẩu trong chữ viết Nhật Bản hiện đại
    (Hình ảnh quảng cáo trên báo Nhật bản)



    Nếu cho rằng chữ Khoa đẩu còn được sử dụng trong ngôn ngữ Nhật Bản thì thật là ấu trĩ. Nhưng chúng ta cũng nhận ra ngay trong chỉ một đoạn ngắn những ký tự qua hình quảng cáo trên thì có những ký tự không phải chữ Hán. Nếu so sánh những ký tự này với những chữ Khoa đẩu của nền văn minh Việt thì chúng có nhiều nét tương đồng giữa chữ Khoa đẩu được phục hồi và phát hiện thuộc nền văn minh Việt - Ký tự mang dấu ấn khoa đẩu trên con bài tổ tôm - và ký tự Nhật Bản. Những ký tự giống nhau đó chưa hẳn đã mang nội dung khái niệm giống nhau. Bởi vì đã ngót hai ngàn năm trôi qua với sự phát triển của nền văn minh, ngay trong tiếng Việt, nhiều danh từ đã trở thành tử ngữ.
    Mối liên hệ giữa y phục, kiến trúc và dấu ấn ký tự còn sót lại giữa hai nền văn hóa Việt Nhật nói lên điều gì? Hy vọng rằng những bài viết tiếp theo trong chủ đề này sẽ tìm ra lời giải thích thỏa đáng.

    Còn tiếp
    Thiên Sứ

  3. #3

    Mặc định

    Nhờ Dienbatn đưa hình lên giùm với. Tôi làm mãi không được. Híc. Nên chưa dám đưa bài tiếp.
    Thiên Sứ

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    Bài này dienbatn pót rồi ma . Anh xem lại đi . Thân ái . dienbatn
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

  6. #6

    Mặc định

    Bài Dienbatn post chưa đủ. Nó gồm 6 bài mà.
    http://www.lyhocdongphuong.org.vn/di...?showtopic=480
    Dienbatn post giùm đi. Hôm nào ghé nhà chỉ cho tôi kỹ về việc đưa hình lên vậy.
    Thiên Sứ

  7. #7

    Mặc định -

    admin cảm ơn Tú Châu nha,

    admin cũng chỉ sửa soạn thôi chứ chưa có phương tiện để đi du lịch ngay. Ước đoán cũng phải cả năm nữa, đến lúc đó chắc Tú Châu cũng đã qua Mỹ rồi hén. admin nghĩ nếu admin làm quen được với Tú Châu, rồi sau đó có thể quen được người quen bạn bè hay ai đó khác của Tú Châu ở Nhật thì nếu Tú Châu không còn ở Nhật nữa thì cũng có thể nhờ được. hihihi.

    admin thích du lịch những nơi xa lạ, có phong tục tập quán lạ và muốn làm quen vào đời sống mới đó. Muốn như vậy mà lại không có nhiều tiền nên mới cần sự quen biết và giúp đỡ. Đến khi nào hai đứa tụi admin sẵn sàng, admin muốn thuê được căn hộ nhỏ và có thể nấu ăn cho đỡ tốn. Ở chung cũng được. Tụi admin dự trù ngân khoản ăn ở 150.000 yen cho mỗi tháng, không kể phương tiện di chuyển và tiền tiêu. Tú Châu nghĩ có thể thực hiện được không?

    Để đổi lại, admin có thể giúp lại những công việc như _làm web hay thông dịch Anh Việt, Việt Anh_. Tú Châu có cần làm web gì không admin giúp cho, kể như là cảm ơn và làm quen vậy đó. hihihi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •