kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Tết trung thu và các vị Thần, Tiên

  1. #1

    Mặc định Tết trung thu và các vị Thần, Tiên

    THÁI ÂM NƯƠNG NƯƠNG
     Ngày rằm tháng tám âm lịch là Tết Trung Thu, đó là một trong ba ngày Tết theo truyền thống “Ba ngày Tết lớn” của Trung Quốc. Đối tượng chủ yếu của đêm Trung Thu là “một vầng trăng sáng vằng vặc giữa không trung” .
    *Vào tiết Trung Thu, bầu trời không một gợn mây, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, tỏa ra nhiều vầng hoa sáng hết sức gợi cảm. Do đó, mỗi năm đến ngày nầy, các vị thiên tử lập ra “Nguyệt Đàn” để tế trăng, đây là khởi nguyên của việc tế trăng ở thời điểm khác trong năm. Đến đời nhà Thanh, thì việc tế trăng đã được xếp vào một trong những lễ cúng tế hàng năm, ghi vào “sách tế lễ” (tế điển). Như vậy, ta thấy có một sự xuyên suốt gắn bó từ tế trăng thời Tiên Tần cho đến tế trăng Trung Thu đời sau.
    *Nguyệt Nương hoặc “Thái Âm Nương Nương”, “Thái Âm Tinh Quân”, việc cúng tế “Dạ Minh Chi Thần” chẳng những được các vua chúa xưa coi trọng, mà ngay cả trong dân gian vẫn lấy đó là sự hứng thú vô cùng.
    *Dân gian thì gọi “Thái Âm Tinh Quân” là “Thường (Hằng) Nga”, cho rằng “Thái Âm Tinh Quân” là một “tuyệt sắc mỹ nhân” , cho nên cực kỳ thú cảm trong việc thưởng trăng. Do đó, việc cúng tế “Thái Âm Tinh Quân” được tổ chức vào ban đêm, mặt ngước lên nhìn trăng sáng, nhà nhà đều ra sân, thiết bày hương án có đôi đèn sáp, bình hoa đẹp, dĩa bánh Trung Thu, dĩa trái cây bốn màu. Tất cả đều thắp hương, thành tâm vái nguyện cho được những gì đang hoài bảo ôm ấp trong lòng, sau đó lạy tạ Thái Âm Nương Nương. Ngoài ra, đây cũng là dịp đoàn viên hội tụ cả nhà để chung vui với nhau một cách tao nhã. Đôi khi, cũng có người trổ tài văn chương ngâm vịnh cùng nhau, thật không có dịp nào ấm cúng thơ mộng bằng !
    *Trong dân gian có lưu hành một thiên sách là “"Thái Âm Tinh Quân Kinh”, trong đó ghi :- “Mỗi tháng vào hai ngày rằm và mười sáu, gọi là đêm đoàn viên của Thái Âm, nên đốt nhang, tụng mười biến kinh nầy, cả nhà sẽ vui vầy” . Tuy thế, những Miếu Thờ "Thái Âm Tinh Quân" không có nhiều lắm. Theo truyền thuyết, khi nào có con trẻ èo uột khó nuôi, lập bàn hương án cầu nguyện khấn vái với "Thái Âm Tinh Quân" , hiệu nghiệm vô cùng.
    *Đạo Giáo kế thừa những tín ngưỡng dân gian từ thời cổ đại, trong đó, niềm tin đối với mặt trời, mặt trăng, các sao … rất lớn. Nhất là đối với Bắc Đẩu, Ngũ Tinh và Nhị Thập bát Tú thì lại càng nhiều hơn nữa. Bởi họ tin là, những “Vị” đó có quan hệ mật thiết đến tiền đồ vận hạn của con người.
    * Truyền thuyết có liên quan đến mặt trăng khá nhiều, như những chuyện “Thỏ ngọc giả thuốc”, “Ngô Cương chặt cây quế” còn có chuyện “Hằng Nga bay lên mặt trăng” là hấp dẫn nhất :-
    Vua Hậu Nghệ cầu xin Tây Vương Mẫu ban cho thuốc trường sanh bất tử, nhưng bị vợ của ông là Thường (Hằng) Nga lấy trộm và uống hết, sau đó nàng hóa thành Tiên, bay lên mặt trăng để trốn, trở thành một vị Tiên trên cung Quảng Hàn (cung trăng). Hằng Nga quan sát hết cung điện, thấy hoàn toàn vắng vẻ lạnh lẽo, không giống như cảnh đẹp do tưởng tượng trước đây của nàng. Nhưng rồi sợ bị Hậu Nghệ trả thù, Hằng Nga không dám quay về trần thế, đành phải chịu sống cô độc một mình , vắng vẻ lạnh lẽo ở cung trăng nầy . (Quảng:- rộng rãi; Hàn:- lạnh lẽo)
    *Còn đối với nông dân, thì Tết Trung Thu là một ngày quan trọng và đầy hân hoan sau khi đã thu hoạch mùa màng sau những ngày vất vả cực khổ. Ngoài việc cúng tế trả lễ đối với “Thổ Địa Công” ở ruộng đất, nông dân còn tạo ra một món đồ cúng tế rất đặc biệt, gọi là “Thổ Địa Công Dụ Trượng” (cây gậy giàu có của ông Thổ Địa) để cắm ở ruộng đất của mình. Gậy được làm bằng cây tre, trên đầu có cột những giấy tiền vàng bạc khối (Thổ Địa Công Kim). Bên dưới thì bày bánh Trung Thu đèn nhang hoa quả để cúng. Bởi vì Tết Trung Thu còn chứa đựng ý nghĩa “Tế Thu” (của hai kỳ cúng tế mùa Xuân và mùa Thu), nên nông dân cón tổ chức diễn kịch hát xướng , gọi là lễ “Tạ Bình An” [ Ở Việt Nam là lễ “Kỳ An”-ND].
    *Trong Đạo Giáo thì lấy ngày Tết Trung Thu làm ngày sinh nhật của "Thái Âm Nương Nương" hay “Nguyệt Cung Nương Nương”. Ngày đó, dân chúng đến Miếu Thờ Thái Dương Tinh Quân trong đó có thờ luôn cả Thái Âm Nương Nương để làm lễ chúc thọ Nương Nương .
    *Ngày rằm tháng tám âm lịch là ngày vía của Thái Âm Nương Nương .
    xin hết( trích trong Đạo tạng thư TQ)

  2. #2

    Mặc định

    nhớ có đọc một cmt nói là sau tháng 7 âl thì âm khí vẫn còn lưu lại nên người xưa đã bài ra trò chơi, rước đèn Trung Thu cho trẻ em để chúng đi khắp phố phường hoạt náo xua tan âm khí 🤔🤔🤔🤔

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tác động của Thần khí nơi các tôn giáo khác
    By minhthai in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 32
    Bài mới gởi: 24-11-2016, 06:47 PM
  2. TÂM VŨ TRỤ - SỬA CHỮA VÀ BỔ XUNG
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 251
    Bài mới gởi: 01-06-2014, 11:53 AM
  3. ÐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA
    By phanquanbt in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 08-02-2013, 09:12 PM
  4. Hạnh phúc...
    By Hạnh phúc in forum Hội Viên mới tự giới thiệu
    Trả lời: 89
    Bài mới gởi: 18-08-2012, 06:26 PM
  5. Trả lời: 48
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:15 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •