Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 34 trên 34

Ðề tài: KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI 17-2-1979 VIỆT - TRUNG

  1. #21

    Mặc định

    Cựu Đại sứ Thụy Điển tại VN và TQ: TQ mới là nước nhận được bài học trong cuộc chiến tranh 1979

    Lan Hương | 20/02/2019 20:16



    Ông Borje Ljunggren, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam (1994-1997) và Trung Quốc (2002-2006). Ảnh: Thi Anh.

    Ông Borje Ljunggren, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam (1994-1997) và Trung Quốc (2002-2006) cho rằng, cuộc chiến 1979 khó có thể xem là chiến thắng cho Trung Quốc như họ rêu rao.


    Năm 1979, Việt Nam một lần nữa nằm trong tâm chấn

    Ông Borje Ljunggren - Cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Trung Quốc cho rằng, sự ra đi của người Mỹ cuối cùng ở Việt Nam năm 1975 và việc Việt Nam thống nhất sau một cuộc chiến cực kỳ tàn khốc được cho là sẽ dẫn đến một kỷ nguyên phục hồi và phát triển. Nhưng, một thời gian dài sau đó, tình hình càng phức tạp hơn khiến Việt Nam chịu nhiều hệ quả mà trong đó là nền kinh tế kém phát triển.

    Việt Nam một lần nữa lại nằm ở tâm chấn địa chính trị, cựu Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam và Trung Quốc nói. Trung Quốc đã rất khó chịu với việc Việt Nam quyết định tấn công bè lũ Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn và tham gia hiệp ước hữu nghị với Liên Xô - đối thủ chính của Trung Quốc thời kỳ đó.


    Bộ đội Việt Nam đứng trên xe tăng Trung Quốc bị phá hủy trong chiến tranh biên giới.

    Cuối năm 1978, Trung Quốc bước sang kỷ nguyên mới khi Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách "cải cách và mở cửa". Cùng với đó, quan hệ Việt - Trung ngày càng xấu đi và vào tháng 2/1979, Trung Quốc đã tấn công quân sự vào Việt Nam, mà như Đặng Tiểu Bình tuyên bố là "dạy cho Việt Nam một bài học". "Bài học" mà Trung Quốc nhắc đến ở đây chính là họ muốn ép Hà Nội phải công nhận vai trò và sự hiện diện của mình.

    Một cuộc chiến tàn khốc đã diễn ra, kéo theo nhiều thương vong, nhưng hầu như không phải là một chiến thắng cho Trung Quốc. Họ mới là bên nhận được bài học. Đó là: Quân đội Trung Quốc cần phải được hiện đại hóa. Tuy nhiên, quan hệ băng giá Việt - Trung còn kéo dài đến một thập kỷ sau.

    Tại Việt Nam, trận chiến lớn nhất của Chiến tranh Lạnh đã diễn ra

    Trao đổi với Trí Thức Trẻ, nhà nghiên cứu Elleman A Bruce cho rằng, sau năm 1975, Bắc Kinh vẫn muốn Việt Nam chia rẽ và yếu thế. Trung Quốc sợ một Việt Nam thống nhất.


    Thêm vào đó, năm 1978, Hà Nội và Moscow đã ký một hiệp ước hợp tác vào năm 1978. Bắc Kinh lo ngại rằng việc Việt Nam và Liên Xô xích lại gần nhau sẽ tạo nên thế "gọng kìm" với Trung Quốc và muốn phá vỡ liên minh này.
    Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam vào tháng 2/1979. Sau 1 tháng, Bắc Kinh tuyên bố rút quân.

    Về động cơ chính xác của cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 của Trung Quốc, có lẽ phổ biến nhất trong giới nghiên cứu là Trung Quốc muốn "trừng phạt" việc Việt Nam đã đưa quân sang giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Pol Pot. Các vấn đề như chủ quyền trên biển, hay vấn đề "nạn kiều" do Trung Quốc tạo ra là những cái cớ khác.


    Tuy nhiên, một số học giả cho rằng, quyết định của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn với Liên Xô là lý do chính đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc. Nếu xét theo góc nhìn này, theo Gerald Segal, chính sách của Trung Quốc đã thất bại vì đã không đưa hiệp ước quốc phòng Xô - Việt vào "thử thách cuối cùng".

    Nhưng, nếu mục tiêu thực sự đằng sau cuộc tấn công của Trung Quốc là muốn chứng tỏ sự bảo đảm của Liên Xô về hỗ trợ quân sự cho Việt Nam chỉ là trên giấy, thì Trung Quốc đã phán đoán đúng về việc Liên Xô không can thiệp quân sự trực tiếp, ông Elleman bình luận.

    Thậm chí, để ngăn chặn sự can thiệp của Liên Xô, Đặng Tiểu Bình đã cảnh báo Moscow rằng Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện chống Liên Xô. Để chuẩn bị cho cuộc xung đột này, Trung Quốc đã đưa tất cả quân đội của mình dọc biên giới Xô-Trung vào tình trạng khẩn cấp, thiết lập một bộ chỉ huy quân sự mới ở Tân Cương, và thậm chí sơ tán khoảng 300.000 dân thường khỏi biên giới Xô-Trung.

    Có thể vì lý do này, Moscow đã quyết định không can thiệp. Thêm vào đó, Trung Quốc và Mỹ lúc đó trở thành đồng minh.

    Cuối cùng, cuộc chiến năm 1979 cho thấy các nước từng là anh em đã bị chia rẽ và Washington thích điều này. "Tôi cho rằng, tại Việt Nam, trận chiến lớn nhất của Chiến tranh Lạnh đã được tiến hành", học giả Mỹ nhấn mạnh.


    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #22

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: Điều Trung Quốc lo ngại nhất là Liên Xô có thể phản kích đến tận Bắc Kinh

    Trung Phạm | 20/02/2019 19:59


    Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19/2/1979. (Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN)

    Quyết định tấn công Việt Nam được lãnh đạo Trung Quốc đưa ra đã tính toán tới khả năng can thiệp của Liên Xô.

    Lật tẩy mối quan hệ tình báo bí mật giữa Trung Quốc và Mỹ

    Trong giai đoạn Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2/1979, nhiều báo cáo cho rằng, không giống như Liên Xô, Mỹ đã không triển khai các chuyến bay trinh sát, tiếp viện hậu cần hay tàu hải quân để hỗ trợ cho bất cứ bên nào có liên quan.

    Thế nhưng, cách nhìn nhận này về động thái của Mỹ đã bỏ qua một thực tế vô cùng quan trọng liên quan tới hoạt động hợp tác tình báo bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc bên trong hậu trường.

    Thực tế là, Mỹ đã cung cấp cho Bắc Kinh những thông tin tình báo rất có giá trị, qua đó giúp giới lãnh đạo Trung Quốc mạnh dạn đưa ra quyết định cả trước và trong chiến dịch xâm lược Việt Nam, đó là chưa kể tới những thỏa thuận ngầm mà công chúng không được biết tới.

    Hoạt động trợ giúp tình báo của Mỹ cho Trung Quốc trong giai đoạn Bắc Kinh tiến công Việt Nam hoàn toàn không phải vấn đề mới nảy sinh mà nó là sự tiếp nối của những thỏa thuận hợp tác giữa hai nước từ những năm trước đó.

    Do vậy, cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam chỉ tăng cường thêm mối quan hệ quân sự và tình báo vốn dĩ đã diễn ra từ trước giữa Mỹ và Trung Quốc là điều không thể chối cãi. Chính sự kiện này đã trở thành phép thử thực tiễn cho mối quan hệ bí mật giữa Washington và Bắc Kinh.

    Trong tác phẩm "China Hands: Nine Decades of Adventure, Espionage, and Diplomacy in Asia", James R. Lilley cho rằng, dù Mỹ đã đưa ra những tuyên bố công khai khá gay gắt lên án chiến dịch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc nhưng tất cả các hợp tác tình báo Mỹ - Trung vẫn âm thầm được thúc đẩy.

    Suốt chiến dịch quân sự của Trung Quốc tại Việt Nam, tiến trình thực hiện Dự án Wallabee/Chestnut (thỏa thuận hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm thu thập thông tin về các cuộc thử nghiệm tên lửa của Liên Xô ở Kazakhstan) cũng như những nỗ lực chuyển giao công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực quân sự của Mỹ cho Trung Quốc trước đó không hề suy giảm.

    Những tuyên bố mà Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski đưa ra về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, gồm cả mối quan hệ quân sự giữa hai nước không bị thay đổi bởi cuộc tiến công xâm lược này.

    Cuộc chiến của Trung Quốc không những không làm gián đoạn hợp tác bí mật đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc mà còn thúc đẩy thêm những hợp tác mới. Mỹ và Trung Quốc đã liên tục chia sẻ thông tin tình báo trong suốt giai đoạn cuộc chiến diễn ra.

    Nhiều báo cáo ẩn danh cho thấy, Brzezinski đã gặp Sài Trạch Dân - Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ khi đó, gần như hằng đêm trong suốt thời gian quân Trung Quốc tiến đánh Việt Nam để thảo luận về tin tức tình báo liên quan đến các hoạt động dịch chuyển binh lính của Quân đội Liên Xô.

    Chính Brzezinski cũng đã xác nhận, dù sự hợp tác này diễn ra ở quy mô nhỏ hơn so với các báo cáo ẩn danh nói trên nhưng điều quan trọng là nó thực sự đã diễn ra. Hơn nữa, sự trợ giúp này của Mỹ đã đóng một vai trò rất lớn trong quyết định của Trung Quốc tấn công Việt Nam, lớn hơn nhiều những gì công chúng vẫn thường biết đến.


    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski trong một cuộc gặp với Đặng Tiểu Bình tại Bắc Kinh năm 1979. Ảnh: The WorldPost

    Mối lo sợ lớn nhất của Trung Quốc: Liên Xô có tấn công quân sự đáp trả?

    Dù sau này phản ứng của Liên Xô trước việc Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam đã rõ nhưng ở thời điểm đó, với ban lãnh đạo cấp cao Bắc Kinh, khả năng Liên Xô có thể thực hiện hành động quân sự đáp trả Trung Quốc là kịch bản rất hiện hữu.

    Năm 1969, giữa Trung Quốc và Liên Xô đã từng diễn ra cuộc đụng độ biên giới và mặc dù thương vong không quá cao nhưng nó cho thấy xung đột trực diện giữa hai quốc gia này không phải là chưa từng xảy ra trước thời điểm Bắc Kinh tấn công biên giới Việt Nam.

    Mặt khác, theo cách nhìn nhận của Trung Quốc, Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác mà Liên Xô đã ký với Việt Nam năm 1978 là một liên minh quân sự khiến lo ngại của Bắc Kinh về khả năng can thiệp của Liên Xô là hoàn toàn có cơ sở.

    Các nhà phân tích tại thời điểm đó hầu hết đều cho rằng, khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, Bắc Kinh chưa dám chắc liệu Liên Xô có phản công hay không. Cho dù Brzezinski từng tuyên bố, trước sự chứng kiến của ông ta, Đặng Tiểu Bình đã bác bỏ khả năng can thiệp của Liên Xô nhưng những bằng chứng đáng tin cậy cho thấy đó có thể chỉ là một dạng tự lừa phỉnh.


    Thực tế, hành động của Đặng Tiểu Bình chính là bằng chứng về mối lo ngại này của ông ta. Đặng đã ra lệnh cho 300.000 dân thường Trung Quốc di tản khỏi Yili ở vùng biên giới phía Bắc gần Liên Xô trước khi Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam.

    Ngoài ra, trong toàn bộ tiến trình tấn công Việt Nam, ông ta cũng đã quyết định duy trì một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở biên giới với Liên Xô khi mà binh lính Trung Quốc từ tất cả các khu vực khác đều được điều động đến gần Việt Nam.

    Trong bài phát biểu sau khi buộc phải rút quân khỏi biên giới Việt Nam, chính Đặng Tiểu Bình đã thừa nhận rằng khi ông ta và các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc lên kế hoạch xâm lược Việt Nam, vấn đề Trung Quốc lo ngại nhất là khả năng trả đũa quân sự tiềm ẩn từ phía Liên Xô.

    Thật vậy, trước khi tiến hành xâm lược Việt Nam, ngày 7/12 Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc (PLA) đã đệ trình một phân tích tình báo cho rằng Liên Xô sẽ có ba lựa chọn quân sự để đối phó với cuộc xâm lược Việt Nam của Bắc Kinh:

    1) Tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn, kể cả đánh tới Bắc Kinh;
    2) Vũ trang cho các dân tộc thiểu số tấn công các cơ sở của Trung Quốc ở Tân Cương và Nội Mông và;
    3) Gia tăng các cuộc giao tranh nhỏ xuyên biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc.

    Phân tích của PLA tính toán rằng, 2/3 trong số 54 sư đoàn Quân đội Liên Xô triển khai ở biên giới với Trung Quốc chưa được vũ trang đầy đủ và do đó Liên Xô không thể thực hiện bất kỳ hành động quân sự quy mô lớn nào ở Trung Quốc mà không phải di chuyển binh sĩ từ phía châu Âu trở về.

    Khi đó, bất kỳ quyết định di chuyển các sư đoàn bổ sung nào từ châu Âu cũng phải cần có thời gian để thực hiện, và đó là một phần lý do quan trọng để Trung Quốc tiến hành xâm lược Việt Nam ở quy mô hạn chế, tương tự như cuộc tấn công 33 ngày của Bắc Kinh vào Ấn Độ năm 1962.

    Thế nhưng, Đặng Tiểu Bình vẫn không thể dám chắc Liên Xô sẽ không tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng bằng cả lực lượng tên lửa và không quân vượt trội Trung Quốc, cả về số lượng và chất lượng. Đây chính là lúc tình báo Mỹ vào cuộc để trấn an Đặng Tiểu Bình và ban lãnh đạo Trung Quốc.


    Lính Trung Quốc cố gắng tiến vào đảo Damansky của Liên Xô trong cuộc xung đột biên giới Xô - Trung năm 1969. Ảnh: RIA Novosti

    Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc những thông tin tình báo gì?

    Tại Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 3/1979, Đặng Tiểu Bình nói rằng, Mỹ đã thông báo cho ông ta thông tin tình báo: Không một sư đoàn nào trong số 54 sư đoàn của Liên Xô đóng ở biên giới Trung - Xô trang bị đầy đủ sức mạnh.

    Như vậy rất có thể, nước Mỹ, với khả năng vượt trội về tình báo tín hiệu và sở hữu các vệ tinh tiên tiến chính là nguồn cung cấp thông tin cho các đánh giá của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Trung Quốc về sức mạnh của Liên Xô vào tháng 12/1978.
    Chưa hết, Zbigniew Brzezinski còn xác nhận đã gặp gỡ các quan chức Trung Quốc trong suốt thời gian Bắc Kinh tấn công Việt Nam theo cách mà ông ta miêu tả là "các cuộc tham vấn ngoại giao". Brzezinski nói Mỹ đã thông báo với Trung Quốc theo kênh không chính thức rằng, Washington sẽ theo dõi các hành động của Liên Xô "theo cách tốt nhất mà họ có thể làm".
    Nếu chiểu theo các định nghĩa trong những giáo trình giảng dạy về tình báo thì đây có thể không phải là sự hợp tác tình báo chính thức nhưng hiệu quả của nó, rõ ràng rất giống nhau.

    Cho dù Trung Quốc có thể có các cách thức khác theo dõi hoạt động di chuyển lực lượng của Liên Xô, chẳng hạn như sử dụng tin tức từ các nguồn điệp viên cài cắm ở gần biên giới hoặc ở bên trong nước Nga nhưng rõ ràng thời điểm đó Bắc Kinh thiếu vắng các công nghệ theo dõi Liên Xô từ khoảng cách xa.


    Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Ảnh tư liệu: Thư viện Quốc hội Mỹ

    Như vậy, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng nếu Liên Xô quyết định chuyển quân đội từ châu Âu sang Trung Quốc thì các tổ chức tình báo và quân sự ở Bắc Kinh sẽ bị bất ngờ toàn diện nếu Mỹ không cung cấp tin tình báo hỗ trợ.

    Quyết định xâm lược Việt Nam được Đặng Tiểu Bình đưa ra đã tính toán khá kỹ nguy cơ về sự can thiệp của Liên Xô nhưng chính tình báo Mỹ đã giúp ông ta và lãnh đạo Trung Quốc thực hiện toan tính này ngay từ đầu.

    Nhìn nhận theo cách này có thể thấy, khác xa với những đánh giá cho rằng hỗ trợ tình báo của Mỹ cho Trung Quốc trong Chiến tranh biên giới năm 1979 là không quan trọng thì trên thực tế nó lại có tác động rất lớn.

    Cuộc chiến tranh không những không làm gián đoạn mối quan hệ bí mật giữa Trung Quốc và Mỹ mà trên thực tế nó còn củng cố và tăng cường thêm mối quan hệ đó theo những cách rất hữu hình.


    Sự phối hợp tình báo giữa Mỹ và Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam rất có giá trị theo cách nó đã giúp lãnh đạo Trung Quốc theo dõi các hoạt động di chuyển quân của Liên Xô. Thế nhưng có một số bằng chứng cho thấy Trung Quốc thậm chí còn muốn tiến xa hơn nữa.

    Ngay trước thời điểm tấn công Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã đề nghị giới hoạch định chính sách ở Washington tiếp cận các căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam để Mỹ có thể triển khai các tàu hải quân đến Biển Đông phục vụ mục đích kiềm tỏa hoạt động của hải quân Liên Xô tại đây và thu thập thông tin tình báo về các hoạt động của hải quân Việt Nam.

    Đề nghị này đã không được Mỹ thực hiện vì một số lý do chưa được biết tới nhưng cuộc chiến xâm lược biên giới Việt Nam thực tế đã đưa mối quan hệ bí mật Mỹ - Trung lên một tầng nấc mới, xét cả về tầm quan trọng và tác động của nó.




    theo Trí Thức Trẻ
    Last edited by Bin571; 20-02-2019 at 11:39 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #23

    Mặc định

    Biên giới phía bắc năm 1979: Bài học nằm lòng


    Quan tâm[COLOR=#FFFFFF !important]9


    14/02/2019 10:00 GMT+7[/COLOR]

    40 năm đã trôi qua, song những bài học rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 vẫn vô cùng quý giá, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.



    Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, 600.000 quân Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Cuộc chiến này tuy ngắn nhưng để lại thương vong nặng nề cho cả đôi bên và đẩy quan hệ hai nước vào tình trạng đóng băng trong một thời gian rất dài sau đó.

    Mặc dù vậy, trải nghiệm đau thương này cũng giúp chúng ta đúc kết được nhiều bài học qúy giá, đặc biệt trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn còn căng thẳng và tiềm ẩn nhiều bất ổn.

    Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.

    Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.

    Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một “pháo đài bất khả xâm phạm” trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.

    Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành “vòng kim cô” siết chặt Trung Quốc.

    Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.


    Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.

    Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

    Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể “lợi bất cập hại”.

    Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để “dạy các nước khác một bài học” hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.


    Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.

    Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của “học thuyết domino”, người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.

    Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.

    Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
    Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.

    Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại – quốc phòng của ta.

    Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.

    Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.

    Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng “hoà bình nóng” vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.

    Ngô Di Lân

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #24

    Mặc định

    Chiến tranh 1979: Trên thực tế, Trung Quốc có huy động không quân hay không?

    Hải Vy | 23/02/2019 19:59



    Ảnh minh họa (Xử lý ảnh: Thi Anh)

    Ngoài lục quân, Bắc Kinh đã đề ra chiến lược để xác định lực lượng không quân nên được triển khai khi nào và như thế nào trong cuộc chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979.

    Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh ồ ạt đưa quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

    Trận chiến kéo dài đã gây cho Việt Nam nhiều thiệt hại về người và của. Tuy nhiên, trong cuộc chiến này (tính từ 17/2 đến 18/3/1979), ta cũng đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực của Trung Quốc, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân, bắn cháy và tiêu diệt 550 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng…

    Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã nhận lấy bài học quân sự đắt giá.


    Rạng sáng 17/2/1979, quân đội Trung Quốc "bắn hàng vạn loạt pháo" trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng 60 vạn quân (Ảnh tư liệu: Huanqiu)

    Có một điều đáng chú ý là, trong cuộc xâm lược này, Trung Quốc chủ yếu sử dụng lực lượng trên bộ, lục quân được huy động đến hàng chục vạn lính nhưng lại không đưa không quân vào tham chiến.

    Tại sao lại như vậy? Phải chăng Trung Quốc chưa bao giờ tính toán đến khả năng dùng không quân đánh Việt Nam.

    Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng tôi xin trích dẫn bản chuyên đề “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment” của Tiến sĩ Xiaoming Zhang - Phó Giáo sư Khoa Chiến lược và Lãnh đạo tại Đại học Air War College của Mỹ.

    Trong đó, ông Zhang đã phân tích lập trường của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh 1979 với Việt Nam, chiến lược, cũng như các bước chuẩn bị của Trung Quốc cho cuộc xâm lược này.

    Trung Quốc toan tính "Dùng dao mổ trâu giết gà"

    Trong bản chuyên đề của mình, ông Zhang dẫn lại nhận định của Gerald Segal - tác giả cuốn “Defending China” cho rằng, động cơ hàng đầu của Trung Quốc khi tấn công Việt Nam là nhằm xác định “tham vọng” của Việt Nam ở Đông Nam Á, cũng như cái mà họ gọi là "mối đe dọa" mà Việt Nam có thể tạo ra đối với an ninh quốc gia Trung Quốc.

    Song, tính toán sai lầm về chính trị đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tự đẩy mình vào thế khó khi phải sáng tạo ra một chiến lược để “trừng phạt” Việt Nam và rốt cuộc, họ đã không bao giờ có cơ hội thành công.

    Mục đích được Trung Quốc công khai tuyên bố - “dạy cho Việt Nam một bài học” – thực chất đã truyền đạt mục tiêu trước nhất của họ, đó là “trả đũa”.

    Từ đây, Trung Quốc đã giới hạn các mục tiêu của mình. Lãnh đạo quân khu Quảng Châu và quân khu Côn Minh nhận lệnh phải đề ra được một chiến lược hoạt động giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trừng phạt Việt Nam, nhưng phải hạn chế được mức độ trả đũa về cả không gian và thời gian.

    Câu hỏi thực sự dành cho các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc là mục tiêu “dạy cho Việt Nam một bài học” có thể đạt được tới đâu?

    Trước nay, quân đội Trung Quốc thường đặt trọng tâm đặc biệt vào việc tiêu diệt lực lượng chủ lực của đối phương. Một trong những phương thức truyền thống của PLA là triển khai lực lượng vượt trội hoàn toàn so với đối thủ để đảm bảo giành chiến thắng.

    Giữa tháng 1/1979, hơn 1/4 số quân đoàn của PLA tập kết tại biên giới Trung Quốc – Việt Nam, tổng cộng hơn 320.000 lính.

    Đúc rút từ kinh nghiệm tác chiến của bản thân và dựa trên phong cách tác chiến, cũng như chiến thuật mà PLA đã phát triển trong quá khứ, Hứa Thế Hữu, tư lệnh đại quân khu Quảng Châu- kẻ được Đặng Tiểu Bình bổ nhiệm chỉ huy các chiến dịch từ Quảng Tây - đã đáp lại yêu cầu của lãnh đạo Trung Quốc bằng đề xuất “dùng dao mổ trâu giết gà”.


    Hứa Thế Hữu, kẻ cầm đầu quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)


    Chiến lược của y gồm 3 thành tố cơ bản:

    1/ Các cuộc tấn công phải tập trung vào những phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của đối phương, chứ không phải vào điểm mạnh của họ.
    2/ Dùng lực lượng và hỏa lực áp đảo đối phương để phá vỡ mạng lưới phòng thủ của họ vào thời điểm tấn công.
    3/ Lực lượng tấn công di chuyển nhanh nhất có thể để thọc sâu và đánh vào trung tâm của đối phương.

    Theo cách này, Hứa Thế Hữu kỳ vọng lực lượng của mình có thể “nghiền nát” mạng lưới phòng thủ của Việt Nam thành nhiều mảnh, bẻ gãy sự kháng cự và sau đó tiêu diệt lực lượng Việt Nam.

    Dựa trên những nguyên tắc này, Quân khu Quảng Châu và Quân khu Côn Minh đã phát triển các kế hoạch chiến tranh tương ứng, đặt trọng tâm vào việc tiêu diệt các sư đoàn của Việt Nam ở biên giới Trung Quốc.

    Không quân Trung Quốc ở đâu?

    Ngoài lực lượng lục quân, Bắc Kinh cũng đã đề ra chiến lược để xác định lực lượng không quân nên được triển khai khi nào và như thế nào.


    Các phi công Trung Quốc trong một đợt huấn luyện với máy bay Q-5 năm 1979. Ảnh: Getty

    Theo đó, Không quân Trung Quốc (PLAAF) sẽ giao phó cho 18 trung đoàn và 6 nhóm tác chiến không quân lâm thời nhiệm vụ chuẩn bị hỗ trợ cho các chiến dịch trên mặt đất.

    Tuy nhiên, do lo sợ cuộc chiến leo thang sẽ dẫn đến sự trả đũa của Liên Xô, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) giới hạn phạm vi điều động không quân chỉ ở trong lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời ra lệnh cho các đơn vị không quân sẵn sàng hỗ trợ các chiến dịch trên bộ “nếu cần”, mặc dù không nêu rõ tình huống nào hoặc khi nào thì được xem là “cần thiết”.

    Theo yêu cầu trên, bất cứ hoạt động nào bên ngoài không phận Trung Quốc đều phải được sự cho phép của CMC.
    Chiến lược của Trung Quốc yêu cầu tất cả các đơn vị không quân phải ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu để hỗ trợ phòng không và tác chiến trên bộ, trong lúc đó tiến hành càng nhiều đợt xuất kích càng tốt trên không phận biên giới giữa hai nước khi cuộc tấn công trên bộ bắt đầu để ngăn Việt Nam triển khai không quân phản công.

    Các chuyên viên chỉ huy - điều phối không lưu, điều phối chiến thuật được cử tới các trạm chỉ huy tiền tuyến ở Quân khu Quảng Châu và Quân khu Côn Minh, sở chỉ huy của các quân đoàn và một số sư đoàn lục quân sẽ thực hiện các mũi tiến công chủ lực.

    Nỗ lực điên cuồng vào phút chót

    Từ cuối tháng 12/1978 - tháng 1/1979, binh lính Trung Quốc cấp tốc tiến hành diễn tập và huấn luyện chiến đấu.
    Nhiều binh lính trong số này mới tham gia tuyển quân, trước đó họ hoạt động sản xuất nông nghiệp trong một thời gian dài. Do đó, nỗ lực điên cuồng vào phút chót của Trung Quốc mặc dù cũng có chút tác dụng nhưng chắc chắn không đủ để chúng giành chiến thắng như mong muốn.

    Chương trình huấn luyện phần lớn tập trung vào các kỹ năng cơ bản của lính như bắn súng và ném lựu đạn, chỉ có một số ít đơn vị có khả năng tiến hành các bài tập chiến thuật cấp trung đoàn và sư đoàn.

    Cuối cùng, đội quân mà PLA chỉ định để tiến hành cuộc xâm lược lại được đào tạo rất nghèo nàn và đã thất bại trong cuộc chiến chống lại Việt Nam - lực lượng vốn dày dạn kinh nghiệm tác chiến đã tích lũy trong suốt 25 năm chiến tranh trước đó.


    Last edited by Bin571; 24-02-2019 at 12:06 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #25

    Mặc định

    Tháng 2/1979: Hải quân Liên Xô giúp Việt Nam trấn Biển Đông

    (Quan hệ quốc tế) - Trong cuộc chiến tháng 2/1979, sự hiện diện của 30 chiến hạm Liên Xô khiến 300 tàu chiến Mỹ-Trung nằm im, Việt Nam hoàn toàn yên tâm về hướng Biển Đông.




    Trong kỳ trước với tiêu đề: “Cuộc chiến tháng 2/1979: Vì sao vùng trời Việt Nam bình yên?”, chúng ta đã tìm hiểu về việc cả Việt Nam và Trung Quốc đều không sử dụng đến lực lượng không quân; nhưng ở trên hướng Biển Đông, mặc dù cũng không có tiếng súng nhưng tình hình diễn ra vô cùng căng thẳng với sự đối đầu giữa tàu chiến và tàu ngầm Liên Xô với hải quân Mỹ-Trung Quốc.

    Hàng trăm tàu chiến Trung-Mỹ rình rập trên biển Đông

    Trong quá trình chuẩn bị tấn công Việt Nam, hải quân Trung Quốc (PLAN) đã triển khai một Hạm đội hỗn hợp mang phiên hiệu 217 đến quần đảo Hoàng Sa và các cảng ở Quảng Tây, Quảng Đông, để khống chế Vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi khu vực biển miền Trung Việt Nam.Hạm đội lâm thời này có số lượng khổng lồ lên tới gần 300 chiếc, gồm hai tàu khu trục tên lửa, một nhóm tàu hộ vệ tên lửa, một nhóm tàu phóng lôi và một nhóm tàu tên lửa cao tốc và một số lượng lớn các tàu tuần tiễu hạng nhẹ.

    Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã huy động toàn bộ tàu chiến của Hạm đội Nam Hải và tăng cường thêm từ các Hạm đội Bắc Hải và Đông Hải.Các đơn vị không quân của hải quân trên đảo Hải Nam cũng được chỉ định canh chừng các hoạt động của hải quân Việt Nam và Liên Xô ở Biển Đông.Trong trường hợp phải chiến đấu chống lại các tàu tuần dương của Liên Xô, PLAN đã xây dựng kế hoạch sử dụng các đảo và bờ biển để che giấu tàu mang tên lửa, cho phép chúng lao ra thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ từ vị trí ẩn nấp.

    Ngoài ra, do đã hiệp đồng từ trước với Trung Quốc, hải quân Mỹ cũng bắt đầu vào biển Đông nhằm phối hợp với Trung Quốc ngăn chặn các tàu vận tải Liên Xô thiết lập tuyến vận tải biển từ Liên Xô sang và lực lượng tàu chiến đến Biển Đông bảo vệ Việt Nam.

    Về phía Mỹ, cụm lực lượng tấn công chủ lực là Biên đội tàu sân bay (AUG) do tàu sân bay Constellation (CV-64) làm kỳ hạm, đã thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ngoài khơi Biển Đông từ ngày 06/12/1978.





    Hải quân Liên Xô đã giúp Việt Nam chặn đứng Hải quân Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông


    Biên chế của cụm AUG bao gồm tàu tuần dương hạm Leany (CG-16), khu trục hạm Morton (DD-948), tàu vận tải đổ bộ Takelma (ATF-113).
    Khi chiến sự nổ ra, cụm tàu này đã di chuyển về hướng bờ biển Việt Nam. Đến ngày 25/2, Cụm AUG và một số lượng lớn các tàu Mỹ khác đã neo đậu thành chuỗi ngoài khơi bờ biển Việt Nam, với mục đích như tuyên bố của người Mỹ là để “theo dõi tình hình chiến sự”.Tình hình Biển Đông lúc đó hết sức căng thẳng và vào thời điểm đó, chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của “người anh cả”.

    Hạm đội Thái Bình Dương-Liên Xô tổng lực bảo vệ bờ biển Việt Nam

    Sau khi nhận được các thông tin đầu tiên về ý định tấn công Việt Nam của Trung Quốc, Hải quân Liên Xô đã cảnh giác điều một số tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông, các tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng bắt đầu triển khai lực lượng trên vùng biển này.

    Ngay sau khi cuộc tấn công xảy ra trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung, tính đến ngày 20/2, ngoài khơi bờ biển Việt Nam đã tập trung 13 tàu chiến của hải quân Liên Xô.Một biên đội tàu khác với sự chỉ huy của tuần dương hạm “Đô đốc Senyavin” tiếp tục được tăng cường đến bảo vệ dải bờ biển Việt Nam, nhằm bảo vệ hành lang vận tải từ Nga sang và bảo vệ Việt Nam từ hướng biển.

    Từ Ulysses hành quân tới bờ biển của Việt Nam đã có tới 5 liên đội tàu, cùng với các đội tàu đến từ Konyushko, Vanguard, Shell, Sovgavan, Magadan và Bicheva, binh lực của hải quân của Liên Xô trên Biển Đông đến đầu tháng 3 đã tăng lên tới 30 tàu, vũ khí trang bị đầy đủ và sẵn sàng khai hỏa.

    Ngoài ra, một số chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng được triển khai trong trạng thái sẵn sàng tham chiến tại các khu vực của biển Hoa Đông, sẵn sàng tiếp viện, đồng thời chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.Tính đến đầu tháng 3/1979, đã có tới gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến tại biển Đông và biển Hoa Đông.

    Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã diễn ra các cuộc đổ bộ của hải quân đánh bộ Liên Xô, thao luyện cho khả năng tác chiến đổ bộ thực sự.
    Các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương hoàn toàn không chỉ hiện diện với ý nghĩa biểu dương lực lượng.Sau này, ông Gluhov Vladimir Efimov - Trưởng tàu đo đạc thủy văn của Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định, chiến hạm Liên Xô đã tiến vào án ngữ Vịnh Bắc Bộ, khi đó, tất cả tên lửa đã lên bệ phóng.


    Thuyền trưởng tàu ngầm B-88 lớp Zulu là ông Fedor Gnatusin cũng nhắc lại, những tàu ngầm Xô viết đã được lệnh triển khai ngăn chặn những chiến hạm của Hải quân Trung Quốc bằng hỏa lực, nếu chúng di chuyển áp sát bờ biển của Việt Nam; đồng thời cũng ngăn chặn các hành động tương tự của hải quân Mỹ.Những ý đồ tác chiến thật sự nghiêm túc được ông Eugene, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 8 - Trung đoàn 390, thuộc Sư đoàn hải quân đánh bộ số 55 miêu tả lại:

    Vào tháng 2/1979, trung đoàn đã được đặt trong trạng thái chiến tranh. Cả đội hình sư đoàn đã thực hiện nhiệm vụ diễn tập chiến thuật trên biên giới với Trung Quốc, trong đó có nội dung đổ bộ lên đất liền từ hướng biển, tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ tấn công cấp tiểu đoàn, có sử dụng đạn thật.
    Cụm chiến hạm Xô viết có mặt trên Vịnh Bắc bộ đến tận tháng 4/1979.

    Những hoạt động sẵn sàng chiến đấu của Hạm đội Thái Bình dương đã gây một sức ép nặng nề, buộc các chiến hạm của Hải quân TQ không dám tham gia cuộc tấn công, mặc dù có tới gần 300 tàu chiến các loại.
    Song song với việc ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc, các chiến hạm Liên Xô đã triển khai đối phó với các tàu chiến Mỹ đang dàn quân trên Biển Đông.

    Để chặn các chiến hạm Mỹ tiếp cận khu vực tác chiến, các tàu ngầm diesel-điện của hạm đội Thái Bình Dương đã lập một phòng tuyến trên biển. Một số các tàu ngầm cơ động ở độ sâu tác chiến, một số tàu ngầm đã nổi hẳn lên mặt nước, để chiến hạm của hải quân Mỹ trông thấy.Với những hành động quyết liệt của lực lượng hải quân Liên Xô, người Mỹ đã không dám vượt qua tuyến ngăn chặn trên Biển Đông.

    Vào ngày 06/3 - một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố rút quân, Cụm AUG do tàu sân bay Constellation dẫn đầu đã rời Biển Đông, hành trình về Vịnh Aden, nơi đang xảy ra xung đột dữ dội giữa miền Bắc và Nam Yemen.


    Tàu chống ngầm Vasily Chapaev, Project 1134A của Hạm đội Thái Bình Dương, hiện diện liên tục trên Biển Đông từ tháng 01 đến tháng 4/1979



    Liên Xô thiết lập hành lang vận tải biển sang Việt Nam

    Ngoài nhiệm vụ phong tỏa hoạt động của hải quân Mỹ và Trung Quốc, hải quân Liên Xô đã lập một hàng lang vận tải khẩn cấp từ nước mình sang Việt Nam. Trong thời gian rất ngắn, ngoài dầu và các loại hàng hóa thiết yếu, nước bạn đã cung cấp cho Việt Nam một số lượng trang bị, vũ khí khổng lồ.

    Tính từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cho đến cuối tháng 3/1979, Liên Xô đã dùng đường thủy đưa sang Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân; 400 pháo và súng phóng lựu; 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng 122 mm “Grad”; hơn 100 khẩu pháo cao xạ, 400 tổ hợp pháo PK cơ động; 800 súng chống tăng của bộ binh và đáng quý nhất là 20 máy bay tiêm kích các loại.

    Liên Xô đã trưng dụng 3 quân cảng Vladivostok, Nakhodka, Odessa và một số lượng lớn các tàu vận tải để tập trung hàng hóa, khẩn trương vận tải hàng hóa thông thường và viện trợ quân sự, vũ khí, trang bị bằng đường biển đến Đông Nam Á.Để đảm bảo việc vận chuyển nhanh chóng và khẩn cấp, Liên Xô còn huy động một số lượng lớn các tàu dân sự. Chỉ tính riêng ở Hải Phòng trong thời gian chiến sự đã có 20 tàu cả dân sự lẫn quân sự chở hàng và chở dầu của Liên Xô vào cảng bốc dỡ.


    Thậm chí, Liên Xô còn điều động một đội bốc xếp chuyên nghiệp lớn từ các Cảng Liên Xô Vladivostok, Nakhodka và Vanina Korsakov, do ông G.I.Pikusa, Trưởng đội bốc xếp của cảng Nakhodka làm trưởng nhóm, sang Việt Nam giúp đỡ bốc dỡ hàng ở cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn với tốc độ nhanh nhất.Đội được cấp tốc điều chuyển đến đến Việt Nam trên tàu vận tải “Olga Androvskaya”.

    Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Việt Nam, đội bốc dỡ này đã triển khai xuống hàng trên 26 tàu tải trọng lớn với tổng cộng hơn 100 nghìn tấn hàng hóa.
    Vì lòng dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được thể hiện xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ Việt Nam chống quân Trung Quốc xâm lược, 36 quân nhân thuộc hạm đội Thái Bình Dương đã được trao những phần thưởng cấp Nhà nước của Liên bang Xô viết.

    Có thể nói rằng, hải quân Liên Xô đã giúp Việt Nam chặn đứng hàng trăm chiến hạm hải quân Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông - điều mà lực lượng hải quân non trẻ của chúng ta quả thực là rất khó để làm được. Đây là sự giúp đỡ vô cùng quý báu, để chúng ta hoàn toàn yên tâm về hướng Biển Đông, rảnh tay đối phó với cuộc tiến công trên bộ của Trung Quốc.

    Bên cạnh đó, Liên Xô cũng có những động thái ngoại giao ủng hộ Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc và trên trường quốc tế; cấp tốc cử hàng trăm cố vấn quân sự đến giúp Việt Nam và tung một lực lượng quân sự cực lớn áp sát biên giới phía bắc của Trung Quốc. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.(Còn nữa)


    • Thiên Nam

    Last edited by Bin571; 28-02-2019 at 11:38 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #26

    Mặc định

    Cuộc chiến 2/1979: Trung Quốc ngán sức mạnh quân sự Liên Xô

    (Quan hệ quốc tế) - Chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, Trung Quốc khiếp sợ sức mạnh khủng khiếp của Quân đội Liên Xô thể hiện trong cuộc tập trận lớn nhất lịch sử.



    Trong 2 kỳ trước với tiêu đề: “Cuộc chiến tháng 2/1979: Vì sao vùng trời Việt Nam bình yên?”và “Tháng 2/1979: Hải quân Liên Xô giúp Việt Nam trấn Biển Đông,

    chúng ta đã phần nào tìm hiểu được sự giúp đỡ trực tiếp quý báu của Liên Xô đối với Việt Nam; tuy nhiên, nước bạn cũng còn có những sự giúp đỡ quý báu khác, tuy “vô hình” nhưng lại “rất hữu hình và hữu hiệu” đối với chúng ta; đặc biệt là sự ủng hộ tuyệt đối về mặt chính trị, ngoại giao; sự răn đe về quân sự đối với Trung Quốc ở biên giới phía Bắc nước này và cả quyết tâm sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào để hỗ trợ Việt Nam.

    Sự ủng hộ tuyệt đối về chính trị và ngoại giao

    Sáng sớm ngày 17/2/1979, các cuộc tấn công xâm lược của quân đội Trung Quốc đã đồng loạt diễn ra tại 26 điểm trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, dài 1460 km của ta. Ngày 18/2, giới lãnh đạo Liên Xô công bố bản "Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô" (được gọi là “Bản tuyên bố thứ nhất”) ủng hộ nhân dân Việt Nam.“Bản tuyên bố thứ nhất” lên án hành động xâm lược của Trung Quốc, khẳng định sự ủng hộ và thực thi những cam kết của mình đối với Việt Nam, thông qua những điều khoản trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam.


    Trong bản phát hành trên báo Sự thật (Pravda) hôm 19/2, có đoạn: “Sự xâm lược của quân đội Trung Quốc vào Việt Nam khiến không người trung thực nào, không quốc gia có chủ quyền nào trên thế giới có thể thờ ơ.

    Hành động xâm lược này đi ngược lại các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đã cho toàn thế giới thấy được bản chất thực sự của chính sách bá quyền của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.


    Nhân dân Việt Nam anh hùng lại một lần nữa trở thành nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược mới, nhưng quân và dân Việt Nam có đủ sức mạnh và ý chí để đánh bại kẻ thù xâm lược, hơn nữa, nhân dân Việt Nam có những người bạn thủy chung và là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

    Những ai đang hoạch định chính sách ở Bắc Kinh hãy dừng lại khi chưa muộn. Nhân dân Trung Quốc cũng như các dân tộc khác cần hòa bình, chứ không phải là chiến tranh. Lãnh đạo Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc tiếp tục xâm lược nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Liên Xô kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay cuộc xâm lược và khẩn trương rút quân Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Không được đụng đến nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa".



    “Bản tuyên bố thứ nhất” đăng trên báo “Sự thật” (Pravda) ngày 19/2/1979.


    Như vậy, trong “Bản tuyên bố thứ nhất”, Liên Xô đã cam kết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản được ghi trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và Việt Nam (ký ngày 3/11/1978 tại Moscow).

    Liên Xô cũng đã trục xuất các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc. Họ phải trở về Bắc Kinh bằng đường xe lửa liên vận và trên cung đường này, các nhân viên sứ quán Trung Quốc đã chứng kiến được cảnh những đoàn xe tăng Liên Xô đang rầm rập tiến về hướng Đông, từ vùng núi Ural cho đến vùng biên giới Mông Cổ-Trung Quốc.

    Tiếp theo, vào ngày 23 tháng 2, Liên Xô cùng Tiệp Khắc đưa dự thảo nghị quyết lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó lên án hành động xâm lược và đòi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải rút quân, bồi thường chiến tranh cho Việt Nam đồng thời kêu gọi quốc tế cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc.

    Với lời hiệu triệu của Liên Xô, các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em như Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ…, cũng đã đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.

    Những lời kêu gọi ủng hộ về cả tinh thần lẫn vật chất cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của Việt Nam có sức lan tỏa mạnh mẽ thu hút thêm nhiều nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique…. vào mặt trận ủng hộ Việt Nam, chống Trung Quốc xâm lược.

    Đến ngày 2/3/1979, Chính phủ Liên Xô ra tiếp tuyên bố thứ hai, có tính chất như một tối hậu thư, trong đó có đoạn: “Cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục leo thang... Liên Xô tuyên bố một cách chắc chắn rằng: Các hành động của Trung Quốc khiến cho những ai thực sự quan tâm đến việc đảm bảo an ninh của các dân tộc, trong việc giữ gìn hòa bình không thể thờ ơ. Quân đội Trung Quốc phải rút ngay lập tức khỏi lãnh thổ Việt Nam”.

    Cũng trong ngày 2/3/1979, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev tại cuộc tiếp xúc với cử tri khu vực bầu cử quận Bauman, thủ đô Moscow đã khẳng định rằng, cuộc tấn công xâm lược của Trung Quốc vào quốc gia láng giềng nhỏ bé Việt Nam đã bộc lộ cho cả thế giới thấy dã tâm và bản chất hung hăng trong chính sách bá quyền của Bắc Kinh.

    Ông tái khẳng định, Việt Nam đang tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa. Đứng về phía Việt Nam là những người trung thực và yêu chuộng hòa bình của toàn thế giới. Vì vậy, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam tất thắng, các âm mưu của quân xâm lược sẽ phải chịu thất bại.Về phía mình, Liên Xô cam kết sẽ kiên định tình đoàn kết trọn vẹn trước sau như một với người dân Việt Nam trong giờ phút khó khăn này.

    Và không ai có thể nghi ngờ việc Liên Xô sẽ trung thành với Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ràng buộc giữa 2 nước.
    Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, đất nước Cuba anh em của Chủ tịch Fidel Castro đã cảnh báo rằng, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, Cuba và Liên Xô có thể sẽ đưa quân đội đến giúp đỡ Việt Nam.

    Những sự ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần quý báu của Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa là sự động viên lớn lao đối với Việt Nam, là đồng lực để quân và dân ta giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược phương Bắc.

    Sự hỗ trợ quý báu về cố vấn quân sự và vũ khí trang bị

    Trước cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tàn khốc của những kẻ trước đây từng được coi là “đồng chí”, Liên Xô đã ngay lập tức cử đoàn cố vấn quân sự cao cấp sang Việt Nam.Ngày 19/2/1979, một đội cố vấn và chuyên gia kỹ, chiến thuật gồm 20 sĩ quan cao cấp của tất cả các quân, binh chủng Liên Xô, đứng đầu là Đại tướng Ghenady Obaturov đã đến Việt Nam với nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong tình huống phức tạp của chiến trường.



    Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một khối lượng vũ khí, trang bị khổng lồ


    Vừa tới Việt Nam, các cố vấn quân sự lập tức tham gia vào những hoạt động quân sự cùng với những chuyên gia trước đây đã ở Việt Nam.
    Nhóm chuyên gia của Trung tướng M.Vorobevy có trách nhiệm cố vấn cho bộ tư lệnh lực lượng Phòng không - Không quân, còn Đại tướng Obaturov làm cố vấn cho Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    Hoạt động đặc biệt hiệu quả là lực lượng chuyên gia thông tin liên lạc của đoàn cố vấn (biên chế có 120 người từ năm 1978 và 68 người được đưa sang ngay khi cuộc xung đột nổ ra), một bộ phận thông tin liên lạc đi cùng với các cố vấn chiến trường, thực hiện nhiệm vụ ngay trong vùng chiến sự.

    Tháng 3/1979, đoàn cố vấn quân sự Liên Xô chịu một tổn thất không nhỏ khi chiếc máy bay của hàng không Việt Nam An-24 đã gặp phải sự cố khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, khiến 6 phi công, chuyên gia huấn luyện và Thiếu tướng không quân Malyh hy sinh.

    Không quân Xô Viết đã cử máy bay trinh sát của mình sang công tác tại Việt Nam để giải quyết vấn đề trinh sát đường không và cung cấp cho chúng ta toàn bộ các thông tin thu được từ vệ tinh do thám, về các động thái quân sự của cả Trung Quốc và Mỹ.Liên Xô cũng xác định rằng, viện trợ quân sự cho Việt Nam là một nhiệm vụ trọng đại, nhằm mục tiêu gia tăng nhanh chóng tiềm lực quân sự cho bạn bè nên đã sử dụng các phương tiện vận tải, chuyên chở cung cấp cho quân đội ta một khối lượng vũ khí, trang bị khổng lồ.

    Những vũ khí này được thẩm định về chất lượng sẵn sàng chiến đấu bởi một ủy ban gồm các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm cao nhất của quân đội Xô Viết, nên được chuyển thẳng từ các phương tiện vận tải vào chiến trường, sau khi đã cơ động trên hàng chục ngàn km đường biển, mà không cần bất cứ sự kiểm tra hay chuẩn bị bổ sung nào!

    Các đơn vị thuộc không quân vận tải Liên Xô (với máy bay An-12, An-26, Mi-8…) làm nhiệm vụ vận chuyển đường không trong lãnh thổ Việt Nam. Các phi công của phi đoàn máy bay vận tải An-12 đã phối hợp với lực lượng không quân vận tải của ta, tiến hành không vận toàn bộ binh lính và vũ khí, trang bị của quân đoàn 2 chủ lực từ mặt trận biên giới Tây Nam về Lạng Sơn.

    Không quân chiến thuật Liên Xô đã vận hành rất hiệu quả cầu hàng không. Lực lượng này đã thực hiện nhiệm vụ chuyên chở tổng cộng 20 ngàn quân, hơn 1.000 đơn vị trang bị xe, 20 máy bay và trực thăng, 3 ngàn tấn quân dụng, đạn dược.


    Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cho đến cuối tháng 3/1979, Liên Xô cũng đã dùng đường thủy đưa sang Việt Nam hơn 400 xe tăng và xe bọc thép, xe chở quân, 400 pháo và súng phóng lựu, 50 dàn phóng đạn phản lực 40 nòng 122 mm “Grad”, hơn 100 khẩu pháo cao xạ, 400 tổ hợp pháo PK cơ động, 800 súng chống tăng của bộ binh, 20 máy bay tiêm kích.

    Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô không chỉ giúp Việt Nam có thêm nhiều vũ khí hiện đại sử dụng trong cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2 năm 1979, mà còn cả trong giai đoạn tiếp tục chống lại sự xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, từ năm 1980 – 1988.Ngoài các tuyên bố đanh thép, Liên Xô còn biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và răn đe những cái đầu hiếu chiến ngôn cuồng ở Bắc Kinh bằng những hành động thực tế, cứng rắn.

    Ngay sau khi Bắc Kinh nổ súng xâm lược nước ta, Liên Xô đã ngay lập tức huy động lực lượng tại chỗ dàn trận trên toàn tuyến biên giới phía Nam, đồng thời điều chuyển binh lực từ 6 quân khu đến áp sát toàn dải biên giới phía bắc của Trung Quốc, đặc biệt là tăng cường hiện diện ở Mông Cổ.Liên Xô hiểu rằng, để thiết lập lại sự công bằng và hòa bình trên bán đảo Đông Dương, những giải pháp nửa vời và không quyết liệt sẽ không có tác dụng với những cái đầu ngông cuồng và hiếu chiến, thậm chí còn thúc đẩy quốc gia mang tư tưởng bành trướng nước lớn này tiến hành cuộc chiến tranh ác liệt hơn đối với Việt Nam.

    Một trong những yếu tố nhanh chóng làm tỉnh lại những cái đầu nóng bởi tham vọng chính trị, tự tin thái quá về khả năng quân sự của mình, là phô diễn họ thấy được viễn cảnh kinh hoàng khi phải đối đầu trực diện sự sức mạnh quân sự còn khủng khiếp hơn nhiều lần, nếu vẫn tiếp tục xâm lược Việt Nam.Do đó, Moscow đã quyết định hành động rất cứng rắn và quyết liệt ngay từ ban đầu, bằng phương pháp biểu dương sức mạnh quân sự.


    Cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử của Quân đội Liên Xô để răn đe Trung Quốc


    Cuộc động binh lớn nhất từ sau Thế chiến 2


    Vào đầu tháng 3/1979, Quân đội Liên Xô đã có một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ, được tổ chức dưới dạng một cuộc tập trận Hiệp đồng quân binh chủng lớn nhất trong lịch sử, triển khai trên toàn tuyến biên giới phía nam Liên Xô (tức phía bắc Trung Quốc), dài hơn 4000km.Trong giai đoạn từ ngày 12 đến 26/3, với mục đích tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc, theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, quân đội nước này đã tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn thật.


    Cuộc diễn tập này là cuộc biểu dương lực lượng mạnh mẽ nhất trong lịch sử hơn hai trăm năm, với lực lượng được huy động lên đến 600.000 người, thuộc 6 quân khu của Liên Xô.

    Cuộc tập trận được triển khai trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và trên biển Thái Bình Dương, huy động lực lượng của 29 sư đoàn bộ binh cơ giới, với số quân lên đến 250.000 quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80 chiến hạm.

    Cuộc diễn tập bắt đầu bằng lệnh động viên và chuyển các đơn vị vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Quân đội Liên Xô đã động viên 52.000 quân nhân dự bị, huy động hơn 5.000 xe máy nông nghiệp sang phục vụ yêu cầu sẵn sàng chiến đấu.Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus cũng được điều chuyển đến miền đông Liên Xô, trong đó có một sư đoàn được triển khai ở Mông Cổ, trên một sân bay trọng yếu, chỉ cách Bắc Kinh 1,5 giờ bay.

    Các cuộc chuyển quân trên của Không quân Xô Viết bao gồm toàn bộ đội hình máy bay chiến đấu, với các phi công được huấn luyện tốt nhất, cùng với tất cả các đơn vị và phân đội bảo dưỡng kỹ thuật trên không và mặt đất.Trong tiến trình diễn tập, có những khoảng thời gian trong không trung có tới 10 trung đoàn không quân tuyến 1 (đội hình chiến đấu) hoạt động.

    Các kíp bay đã bay tổng cộng 5.000 giờ, đã sử dụng tới 1.000 quả bom và tên lửa trong diễn tập bắn đạn thật.
    Những đợt diễn tập lớn nhất được thực hiện tại Mông Cổ. Đầu tiên là lực lượng lục quân với sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh cơ giới và tăng-thiết giáp, 3 trong số các đơn vị này được điều động từ Siberia và Zabaikalia.

    Ngoài ra, trên lãnh thổ Mông Cổ còn có sự hiện diện của 3 sư đoàn không quân chiến trường, 2 lữ đoàn không quân độc lập, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.

    Cũng trong giai đoạn đó, Liên Xô cũng đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan (giáp biên giới phía tây và tây bắc của Trung Quốc), với các đơn vị binh chủng hợp thành cấp sư đoàn trở lên và các đơn vị không quân, phối hợp với lực lượng Biên phòng.

    Tại các vùng có đường biên giới với Trung Quốc, lực lượng Xô Viết đã diễn tập các phương án tổ chức phòng ngự, đánh trả đội hình tiến công của đối phương, phản kích và chuyển sang phản công.

    Các đơn vị tên lửa chiến thuật cũng được đặt trong trạng thái báo động chiến đấu.
    Ngoài ra, tại biển Đông và biển Hoa Đông, gần 50 chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, trong số đó có 6 tàu ngầm đã trực chiến sẵn sàng chiến đấu và tiến hành tập trận tiêu diệt hải quân đối phương.

    Tại vùng Primorie (ven biển Viễn Đông) đã diễn ra các cuộc đổ bộ của hải quân đánh bộ Liên Xô, gồm cả khoa mục đổ bộ lên đất liền từ hướng biển, có sử dụng đạn thật.
    Để phục vụ cuộc tập trận này, Liên Xô đã huy động một khối lượng bảo đảm khổng lồ.

    Chỉ tính lượng dầu tiêu hao trong thời gian thực hiện các hoạt động diễn tập và cung cấp cho Việt Nam, Liên Xô sau đó đã phải mất tới hai năm mới phục hồi lại được lượng nhiên liệu dự trữ.
    Tuy nhiên, cuộc tập trận khổng lồ này đã đạt được mục đích đề ra. Liên bang Xô viết vào năm 1979 đã triển khai sức mạnh quân sự của mình một cách quyết liệt và hiệu quả, khiến cho cả thế giới “nín thở” về viễn cảnh khủng khiếp của đại chiến thế giới, còn một cường quốc trên thế giới như Trung Quốc buộc phải sống trong sợ hãi.

    Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận tổng lực của quân đội Xô viết, Bắc Kinh căng thẳng theo dõi mọi diễn biến và đánh giá được rằng mình đang ở trong một tình thế vô cùng nguy ngập.
    Sức mạnh quân sự của Liên bang Xô viết phô diễn trong cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn là một yếu tố quan trọng khiến Bắc Kinh phải rút hết quân khỏi lãnh thổ nước ta, đồng thời Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc còn không dám điều chuyển bất cứ đơn vị nào từ nội địa lên biên giới Xô-Trung vì sợ Liên Xô “hiểu nhầm là hành động khiêu khích”.

    Tuy nhiên, có một câu hỏi rất lớn được giới học giả quốc tế đặt ra là Liên Xô thực sự có ý định tấn công Trung Quốc để “cứu” Việt Nam hay không? Nếu không thì vì sao không? Và nếu có thì đâu là mức “ngưỡng” cuối cùng, mà Liên Xô sẽ quyết định can thiệp quân sự?Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ sau.



    • Thiên Nam



    Last edited by Bin571; 28-02-2019 at 11:43 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #27

    Mặc định

    Cuộc chiến 2/1979: Vì sao khó xảy ra cuộc chiến Xô-Trung?

    (Quan hệ quốc tế) - Nếu quân đội Trung Quốc không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận.


    Trong 3 kỳ trước với các tiêu đề “Cuộc chiến tháng 2/1979: Vì sao vùng trời Việt Nam bình yên?”, “Tháng 2/1979: Hải quân Liên Xô giúp Việt Nam trấn Biển Đông”“Cuộc chiến 2/1979: Trung Quốc ngán sức mạnh quân sự Liên Xô” chúng ta đã hiểu khá rõ về việc trong cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/1979 của Trung Quốc, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự…, của Liên Xô đối với Việt Nam là một yếu tố rất quan trọng giúp chúng ta giành thắng lợi vẻ vang.

    Tuy nhiên, trong và sau cuộc chiến tranh này, có những ý kiến (chủ yếu từ phương Tây) cho rằng, Liên Xô không sẵn sàng đưa quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh (Việt Nam) mà chỉ ủng hộ về ngoại giao và tập trung viện trợ kinh tế, quân sự.Những luồng ý kiến này tập trung chỉ trích Hiệp định hợp tác Việt-Xô là không thực chất, Việt Nam không thể trông cậy vào đồng minh những lúc “hữu sự.Trên thực tế, đây là những tuyên truyền có chủ đích, nhằm ly gián mối quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa Liên Xô và Việt Nam, nhằm mục đích riêng của những người đưa ra luận điệu đó.

    Liên Xô sẵn sàng can thiệp quân sự

    Vào giai đoạn đó, có một câu hỏi rất lớn được giới học giả quốc tế đặt ra là Liên Xô thực sự có ý định tấn công Trung Quốc để “cứu” Việt Nam hay không? Nếu không thì vì sao không? Và nếu có thì đâu là mức “ngưỡng” cuối cùng, mà Liên Xô sẽ quyết định can thiệp quân sự?

    Trong hồi ký của các cựu quân nhân Liên Xô cho biết, Moscow sẽ can thiệp quân sự khi cần thiết và khi đó Trung Quốc đã được cảnh báo trước một điều rõ ràng: Nếu quân đội Trung Quốc không rút khỏi Việt Nam, họ sẽ phải chiến đấu trên hai mặt trận.


    Việt Nam chưa bao giờ cầu viện ai giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm



    Khi cuộc chiến tranh biên giới bắt đầu nổ ra, Liên Xô đã trục xuất các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc. Họ buộc phải trở về Bắc Kinh bằng đường xe lửa liên vận và trên cung đường này, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã được chứng kiến cảnh hàng đoàn xe tăng Liên Xô đang rầm rập tiến về hướng Đông, từ vùng núi Ural cho đến vùng biên giới Mông Cổ-Trung Quốc.

    Thậm chí, trước ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân, Chủ tịch Fidel Castro đã cảnh báo rằng, nếu nhà cầm quyền Bắc Kinh không chấm dứt hành động xâm lược, Cuba và Liên Xô có thể sẽ đưa quân đội đến giúp đỡ Việt Nam.

    Đây là minh chứng cho cam kết của “người anh cả” Liên Xô và đất nước Cuba anh em, quyết tâm bảo vệ Việt Nam chống quân xâm lược bành trướng.Không chỉ thế, giới chuyên gia quân sự nước ngoài và cả Trung Quốc phân tích và nhận định rằng, có quá nhiều sự lựa chọn hiệu quả đối với Liên Xô trong các hành động tấn công trên chiều dài 4.500 km đường biên giới Xô - Trung, nơi có 44 sư đoàn đang sẵn sàng tham chiến. Nhưng cũng có thể xuất hiện những kịch bản khác.

    Kịch bản thứ nhất và cũng là kịch bản xấu nhất:

    Đây là kịch bản "ngày tận thế", là đòn tấn công nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Trung Quốc ở vùng hồ muối Lop Nor (hay còn gọi là La Bố Bạc) - nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag, thuộc phía Đông khu tự trị Duy Ngô Nhĩ - Tân Cương.
    Mục tiêu này dường như thích hợp hơn cả trong sự đánh giá của quân đội Liên Xô bởi sự hủy diệt lớn, sức mạnh răn đe cao, tấn công phủ đầu trong tầm với của nhiều loại tên lửa Liên Xô. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra nếu Trung Quốc cũng có ý định làm điều tương tự với Việt Nam.

    Kịch bản thứ hai:
    Liên Xô sẽ mở một cuộc đột kích quân sự lớn bao gồm cả tấn công trực diện vào thủ đô Bắc Kinh hoặc mở một cuộc tấn công quy mô lên hàng loạt tỉnh phía bắc Trung Quốc, giống như chiến dịch Bắc Kinh đang tiến hành ở Việt Nam hay sử dụng phương thức đổ bộ đường không nhanh chóng đổ quân xuống vùng đồng bằng tuyết phủ của Tân Cương và khu vực Mãn Châu - trung tâm công nghiệp nặng của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, kịch bản này có thể xảy ra trong trường hợp đáp trả tương đương, nếu Trung Quốc tiến quân xuống vùng đồng bằng của Việt Nam, uy hiếp đến Hà Nội, Hải Phòng hoặc tiếp tục tăng quân, mở rộng quy mô chiến tranh hay sử dụng đến các lực lượng không quân, hải quân.

    Kịch bản thứ ba: Quân đội Liên Xô sử dụng hàng loạt cuộc giao tranh nhỏ gây ra sự căng thẳng dọc tuyến biên giới giữa hai nước; đồng thời hỗ trợ các phần tử dân tộc thiểu số vũ trang đang lưu vong quay về tấn công vào các tiền đồn Trung Quốc ở Tân Cương (Xinjiang) và Nội Mông (Inner Mongolia). Hoạt động này có thể sẽ gây bất ổn kéo dài đối với khu vực biên giới Trung Quốc, khiến Trung Quốc liên tục phải đối phó với tình hình căng thẳng trên toàn tuyến biên giới.

    Đây là phương án dễ xảy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao trên toàn tuyến biên giới Việt Nam hoặc có ý định chiếm giữ lâu dài các khu vực mà quân đội nước này mới cướp đoạt được của Việt Nam.Ngoài ra, cũng có thể là Liên Xô sẽ kết hợp tất cả các phương án này khiến Trung Quốc đứng trước những đòn tấn công quân sự rất nguy hiểm, không chỉ trong thời gian trước mắt mà cả lâu dài về sau.

    Mặc dù giới chuyên gia quân sự đã đưa ra những nhận định về các phương án mà Liên Xô có thể sử dụng để giáng đòn vào Trung Quốc, nhưng họ cũng cho rằng, khả năng xung đột quân sự trực tiếp giữa Moscow và Bắc Kinh là rất thấp.

    Vì sao khó xảy ra xung đột quân sự Xô-Trung?

    Theo nhận định của tờ báo Anh “The Times” trong một bài viết vào tháng 3/1979, ý định bảo vệ Việt Nam của Liên Xô là hết sức nghiêm túc, nhưng nếu cuộc chiến tranh xâm lược vẫn nằm trong phạm vi đối phó của Hà Nội thì Moscow sẽ không can thiệp quân sự.Tờ thời báo “The Times” đã dẫn phân tích của các chuyên gia nhận định, nếu quân đội Việt Nam đủ khả năng kháng cự và vẫn giữ vững mặt trận thì Liên Xô sẽ chỉ tiến hành cuộc chiến tranh trên mặt trận ngoại giao, tăng cường viện trợ cho Việt Nam và chuẩn bị tâm thế “sẵn sàng can thiệp”.



    Quân Trung Quốc tràn sang lãnh thổ Việt Nam tháng 2/1979


    Tớ báo này cho rằng, Liên Xô sẽ tham chiến giúp đỡ Việt Nam khi và chỉ khi Trung Quốc tiếp tục leo thang chiến tranh, tấn công xuống đồng bằng, ví dụ như uy hiếp Hà Nội và Hải Phòng, hoặc đồn trú lâu dài trên những vùng đất chiếm được hoặc sử dụng đến các lực lượng chiến lược như máy bay ném bom, tên lửa đạn đạo hay đe dọa sử dụng bom nguyên tử…
    Trong tình huống đó để thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời cam kết với đồng minh, Liên Xô sẽ tham gia giải quyết xung đột.

    Tuy nhiên, những phân tích này chỉ đơn thuần là những vấn đề mang tính tình huống phát sinh trong chiến tranh, còn trên thực tế, có nhiều vấn đề ở trên tầm đại cục, có ảnh hưởng lớn hơn đối với cả Việt Nam và trên tầm thế giới khiến chiến tranh Xô-Trung khó có thể xảy ra.

    Thứ nhất là: Liên Xô tôn trọng tinh thần tự cường của dân tộc Việt Nam

    Mặc dù không có một tuyên bố chính thức nào đưa ra, nhưng có thể tin rằng: Việt Nam sẽ không nhờ Liên Xô đánh Trung Quốc, bởi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, quân dân Việt Nam chưa bao giờ "nhờ" bất cứ nước nào đánh đuổi giặc ngoại xâm thay mình.

    Truyền thống độc lập, tự cường là bản chất, là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, đã giúp dân tộc ta tự đứng vững trước những cuộc xâm lược và âm mưu đồng hóa của các thế lực bành trướng, xâm lược.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cũng đã có nhiều lời đề nghị cử quân sang giúp đỡ nhưng Việt Nam đều lịch sự từ chối, bất chấp việc chúng ta phải liên tiếp tiến hành 2 cuộc chiến tranh khốc liệt với 2 đế quốc mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ.

    Tinh thần tự tôn, độc lập của Việt Nam là một yếu tố quan trọng khiến Liên Xô không can thiệp quân sự ở cấp độ cao.Trên thực tế, máu của những người anh em Liên Xô cũng đã đổ trên đất Việt Nam khi vào hồi tháng 3/1979, chiếc máy bay của hàng không Việt Nam An-24 chở đoàn cố vấn quân sự Liên Xô đã gặp phải sự cố khi hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng, khiến 6 phi công, chuyên gia huấn luyện và Thiếu tướng không quân Malyh hy sinh.


    Trên thực tế, sức mạnh quân sự mà Liên Xô đã triển khai trên toàn tuyến biên giới với Trung Quốc đã khiến những cái đầu nóng phải đắn đo cân nhắc, khiến nhà cầm quyền quyền Bắc Kinh vội vã rút hết quân khỏi lãnh thổ nước ta, thậm chí còn không dám điều chuyển bất cứ đơn vị nào từ nội địa lên biên giới Xô-Trung vì sợ Liên Xô “hiểu nhầm là hành động khiêu khích”.



    Một phân đội xe tăng quân đội Liên Xô tham gia cuộc tập trận lớn nhất trong lịch sử vào năm 1979


    Thứ hai: Liên Xô tin vào khả năng thực chiến của Việt Nam

    Một vấn đề rất quan trọng là Liên Xô rất tin tưởng khả năng của quân đội Việt Nam đối phó với một cuộc chiến tranh thông thường, kể cả với một kẻ địch mạnh như Trung Quốc.Những kinh nghiệm tác chiến mà Việt Nam có được từ 2 cuộc chiến tranh với 2 cường quốc lớn nhất thế giới là Pháp và Mỹ, cùng với sự thiện chiến của bộ đội, dân quân, du kích Việt Nam là cơ sở để cả ta và bạn vững tin vào chiến thắng.

    Bởi vậy, những luận điểm phê phán tính thực chất của Hiệp định hợp tác hữu nghị Việt-Xô chỉ là sự ngụy biện, nhằm li gián tình hữu nghị giữa 2 nước anh em, hoặc là chưa hiểu hết về truyền thống tự cường của con người Việt Nam.
    Sự ủng hộ về cả vật chất lẫn tinh thần quý báu của Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa là sự động viên lớn lao đối với Việt Nam, là động lực để quân và dân ta giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung.(Còn nữa)


    • Thiên Nam
    Last edited by Bin571; 28-02-2019 at 11:49 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #28

    Mặc định

    Cuộc chiến 2/1979: Trung Quốc tự đứng vào vị trí thứ 3…

    (Quan hệ quốc tế) - Trung Quốc muốn hạ uy thế đánh bại 2 cường quốc Pháp, Mỹ của Quân đội Việt Nam, nhưng họ đã tự điền thêm tên mình vào vị trí thứ 3.

    Trung Quốc không thể che giấu thất bại

    Bắc Kinh tuyên bố họ là người chiến thắng với thương vong rất thấp, nhưng thực tế thì đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử hàng ngàn năm xâm lược Việt Nam của Trung Quốc.Hầu hết các học giả, các nhà nghiên cứu và chuyên gia quân sự trên thế giới đều cho rằng, Trung Quốc đã thất bại toàn diện cả về chính trị lẫn quân sự trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979, không đạt được bất cứ mục tiêu nào đề ra.

    Với lợi thế bất ngờ cùng sự áp đảo về quân số và trang bị, Trung Quốc cho rằng, kết quả kém nhất thì trong tuần đầu tiên Trung Quốc cũng sẽ chiếm được 5 tỉnh của Việt Nam, nếu thuận lợi hơn sẽ dẫn cuộc chiến tranh xâm lược phát triển theo hướng khác.

    Môt ví dụ như: Nếu diễn biến chiến tranh thuận lợi, mở được một đột phá khẩu xuyên qua biên giới trong vài ngày đầu, Bắc Kinh sẽ xua quân tiến xuống đồng bằng, có thể sẽ không đánh xuống quá sâu nhưng cũng thể hiện rõ thực tế là Trung Quốc có thể uy hiếp Hà Nội bất cứ lúc nào.


    Tuy nhiên, sau khi bắt đầu xâm lược Việt Nam, khả năng chống trả của quân và dân Việt Nam vượt qua khả năng dự đoán của Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc, khiến họ hoảng loạn không tìm ra được kế sách gì đối phó với cuộc chiến tranh nhân dân của chúng ta.

    Tác giả Edward C. O'Dowd, trong cuốn sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3" đã đánh giá rằng, quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu rất yếu kém trong cuộc chiến.

    Tại Lạng Sơn, 2 Tập đoàn quân (tương đương 6 sư đoàn chủ lực và nhiều trung đoàn hỏa lực, phục vụ) Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam (tư liệu này cả ông O'Dowd có thể chưa chính xác, có thể đó là sư đoàn 3) cầm chân trong 1 tuần, một Tập đoàn quân khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị trước thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, cách biên giới không đến 15 km.Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 Tập đoàn quân để tiếp tục tấn công thị xã mà mà trước đó Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được ngay mấy ngày đầu của cuộc chiến.






    Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới trong suốt 5 tiếng đồng hồ, gây thương vong cho 360 trong tổng số 2800 quân của trung đoàn này.

    Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận đã cho thấy quân đội Trung Quốc đã không có chiến thuật thích hợp để phát huy được ưu thế về quân số một cách hiệu quả, do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”.

    Cuối tháng 12 năm 1978, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo tại Hội nghị lần 3 của Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI rằng, chỉ cần dùng một phần lực lượng của các Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.Kết quả thực tế, quân Trung Quốc đã cần tới 16 ngày, huy động 10 sư đoàn thuộc 6 Đại quân khu (lực lượng gần bằng tổng binh lực hai Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô) lần lượt tham chiến để đánh chiếm thị xã Lạng Sơn, một thị xã chỉ cách biên giới 15 km.Những lúc cao điểm, Trung Quốc tập trung ở hướng Lạng Sơn tới 6 sư đoàn đồng loạt tấn công nhưng không đánh nổi 2 sư đoàn Việt Nam.

    Trung bình mỗi ngày quân Trung Quốc chỉ tiến được 0,9 km và họ đã mất tới 16 ngày chỉ để chiếm được 1/10 quãng đường tới Hà Nội.


    Thực tế là sau 3 tuần huy động tối đa lực lượng đánh với bộ đội địa phương và dân quân du kích Việt Nam quân đội Trung Quốc mới chiếm được Lạng Sơn. Sau đó, do số thương vong quá lớn và chủ lực ta đã lên đến biên giới nên Trung Quốc buộc phải rút quân.Một luồng ý kiến đánh giá khác là của học giả King Chen của Đài Loan. Ông King Chen cho rằng, bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân, quân đội Trung Quốc không hoàn thành được những mục đích đã đề ra, nhiều nhất chỉ đạt được một nửa các mục tiêu, chủ yếu là về khía cạnh phá hủy kinh tế Việt Nam.

    Về mặt ngoại giao, cuộc chiến của Trung Quốc đã tạo ra được hiệu quả gì? - không gì cả! Nó không thể cắt đứt được mối quan hệ hữu nghị Việt-Xô; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi mặt trận biên giới Tây Nam; ngược lại, bộ mặt xâm lược giả dối của Bắc Kinh lại bị lật tẩy qua cuộc chiến này.

    Về quân sự: Điểm yếu của quân Trung Quốc là thiếu kinh nghiệm chiến đấu, tinh thần kém, không phát huy được thế mạnh về lực lượng và trang bị. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là họ không lường trước được thế trận phòng thủ nhân dân của Việt Nam hiệu quả đến mức nào.Với quân số và vũ khí áp đảo, quân Trung Quốc đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam, mà còn bị đánh tiêu diệt hoặc thiệt hại nặng nhiều đơn vị cấp tiểu đoàn, trung đoàn. Trung Quốc đã tự bộc lộ trình độ tác chiến yếu kém trước toàn thế giới.Thất bại này là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật “biển người”, “biển hỏa lực” ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950.

    Nguyên nhân thắng lợi của Việt NamCó thể nói rằng, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo đối với Việt Nam trong cuộc chiến tháng 2/1979, cùng với chính tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của Trung Quốc là nguyên nhân quan trọng giúp Việt Nam giành được chiến thắng.

    Những nguyên nhân khách quan:Được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế

    Sau khi Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam, cộng đồng quốc tế - đặc biệt là các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, đã đồng loạt lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản đối hành động xâm lược trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh [riêng về hành động của Liên Xô thì chúng ta đã được tìm hiểu trong những kỳ trước].

    Các nước Cuba, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgaria, Albania, Mông Cổ…, cùng với nhiều quốc gia châu Á, châu Phi khác như Lào, Ấn Độ, Afghanistan, Ethiopia, Angola, Mozambique… đã đồng loạt lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh và bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam.



    Tinh thần chiến đấu ngoan cường và chiến thuật linh hoạt đã giúp quân dân ta cầm chân Trung Quốc trong hàng tháng trời




    Về phía phương Tây, ngoài Hoa Kỳ trước đó đã ngấm ngầm ủng hộ và bật đèn xanh cho Trung Quốc xâm lược Việt Nam thì đa số các quốc gia phương Tây phản đối mạnh mẽ hành động quân sự của phía Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh phải nhanh chóng rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    Sự cô lập này đã ảnh hưởng khá lớn tới chính sách ngoại giao thời kỳ đầu mở cửa của Bắc Kinh.
    Nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới đã đứng về phía nhân Việt Nam, tổ chức nhiều phong trào đấu tranh đòi Trung Quốc rút quân. Nhiều cuộc vận động ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất đã được phát động ở khắp nơi trên thế giới.

    Truyền thông thế giới cũng đồng loạt lên án những hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc và coi cuộc xâm lược này là sự thể hiện bản chất của một “siêu cường quân phiệt và bá quyền, có dã tâm dùng sức mạnh áp bức các nước láng giềng yếu hơn".

    Sự nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của chiến tranh trong chính nội bộ Trung Quốc

    Sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều tài liệu cho thấy, việc mở cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam không chỉ bị binh lính nước này nghi ngờ về tính chất phi nghĩa của nó, mà còn có nhiều nhân vật thuộc tầng lớp cấp cao trong quân đội Trung Quốc như Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, phản đối gay gắt.

    Trong binh lính Trung Quốc thời đó đa phần không hiểu tại sao lại phải đánh Việt Nam, tâm lý đó đã dẫn đến tình trạng hàng loạt binh sĩ tự thương để trốn về tuyến sau; những người ở lại thì tinh thần chiến đấu sa sút, dễ nhụt chí, đào ngũ, bỏ chạy khi lâm chiến.Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn tâm lý chiến đấu của quân Trung Quốc, khiến quân ta mặc dù quân số ít hơn nhưng nhiều lần bẻ gẫy những đợt tấn công ồ ạt với lực lượng áp đảo của quân địch.

    Sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô

    Về bản chất, phần này có thể đưa vào mục “sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế” nhưng sự ủng hộ về tinh thần và vật chất, cùng với những động thái quân sự của Liên Xô giúp đỡ Việt Nam là vô cùng to lớn, có tác động mang tính quyết định đến cuộc chiến năm 1979. Do đó, mục “Sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô” đã được trình bày trong nhiều kỳ trước đó: “Cuộc chiến tháng 2/1979: Vì sao vùng trời Việt Nam bình yên?” , “Tháng 2/1979: Hải quân Liên Xô giúp Việt Nam trấn Biển Đông” , “Cuộc chiến 2/1979: Trung Quốc ngán sức mạnh quân sự Liên Xô” , “Cuộc chiến 2/1979: Vì sao khó xảy ra cuộc chiến Xô-Trung?”


    Bên cạnh những nguyên nhân khách quan trên, nguyên nhân chủ yếu, mang tính chất quyết định đến chiến thắng của Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2/1979, xuất phát từ chính sự chỉ đạo đúng đắn, bản lĩnh, tinh thần chiến kiên cường và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Việt Nam.

    Nguyên nhân chủ quan
    Chỉ đạo đúng đắn, quyết đoán của Đảng, Nhà nước và Quân đội

    Cuộc tấn công xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 là nấc thang cao nhất, thể hiện thái độ thù địch của Trung Quốc đối với Việt Nam.


    Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội của đất nước đã nhanh chóng đưa ra những lởi kêu gọi động viên tinh thần toàn dân tộc chống quân xâm lược; đưa ra các nhận định về âm mưu, ý đồ của địch; từ đó vạch ra các chủ trương, biện pháp giúp quân và dân ta giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân xâm lược [những vấn đề này sẽ được trình bày kỹ trong các bài chuyên đề].Ngày 5-3, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã công bố Lệnh Tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.

    Có thể nói rằng, lệnh Tổng động viên này chính là sự phân định rõ ranh giới Bạn-Thù, đập tan luận điệu tuyên truyền về cái gọi là “Cuộc chiến Phản kích Tự vệ” của nhà cầm quyền Bắc Kinh và cảnh cáo rằng, nếu Trung Quốc không chịu rút quân, họ sẽ phải chịu thất bại nhục nhã nhất trong lịch sử.

    Tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của quân dân các tỉnh biên giới

    Hầu hết các nhà nghiên cứu quốc tế đều thừa nhận rằng, chỉ có dân quân và các lực lượng địa phương Việt Nam đã tham gia phòng thủ, nhưng với tinh thần “tất cả cho Tổ quốc quyết sinh”, mặc dù lực lượng chênh lệch rất lớn nhưng quân dân Việt Nam đã bẻ gẫy chiến thuật “biển người” của Trung Quốc.



    Trung Quốc muốn hạ bệ uy thế quân đội Việt Nam nhưng đã thất bại thảm hại




    Quân và dân địa phương đã tấn công liên tục chống quân xâm lược, anh dũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, cầm chân địch trong suốt hàng tháng trời ở khu vực biên giới và chỉ chịu mất Lạng Sơn và một số thị xã khác vào thời khắc cuối cùng của cuộc chiến, sau khi đã gây thương vong và thiệt hại nặng nề cho quân Trung Quốc.

    Những giọt máu của quân dân tuyến đầu biên giới đã nhỏ xuống tạo thành vành đai đỏ ngăn bước quân thù, khiến cho lực lượng tuyến sau có thời gian tổ chức lực lượng, củng cố trận địa, công sự để hậu phương có thời gian điều chuyển binh lực nhằm tiêu diệt sạch quân thù.

    Chiến thuật tác chiến linh hoạt, sáng tạo

    Với lợi thế bất ngờ và quân số, hỏa lực áp đảo, quân Trung Quốc đã giành được một số lợi thế trong thời gian đầu. Nhưng đà tiến của chúng đã nhanh chóng chững lại, bởi hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới rất mạnh; kết hợp với phương châm “vườn không, nhà trống” và chiến thuật tác chiến linh hoạt, sáng tạo.

    Quân dân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật phòng ngự chủ động, phân tán thành những toán nhỏ và các đơn vị cỡ trung đội, tận dụng địa thế hiểm trở, ưu thế về địa lợi, nhân hòa, phong thổ khắc nghiệt để tiếp tục phát động các cuộc phản công; thường xuyên tổ chức phục kích, tập kích, đánh úp, đánh tập hậu đánh tiêu hao để từng bước làm hao mòn sinh lực địch.


    Có thể nói rằng, quân và dân ta đã phát huy cao độ nghệ thuật chiến tranh du kích và hiệu quả chiến tranh nhân dân, khiến sau 3 tuần quân xâm lược mới tiến được vào sâu trong đất ta vài chục km, giúp hậu phương có thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị tổng phản công bằng lực lượng chủ lực.Có thể khẳng định rằng, một trong số các mục đích ban đầu của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/1979 là “hạ bệ được uy thế lẫy lừng, đánh bại 2 cường quốc Pháp, Mỹ của Quân đội Nhân dân Việt Nam”, nhưng thực tế là “quân đội Trung Quốc đã tự điền thêm tên mình vào vị trí thứ 3”.


    Trong kỳ sau, chúng ta sẽ tìm hiểu các quan điểm của giới học giả quốc tế và Việt Nam-Trung Quốc về con số thương vong của hai bên và đánh giá khách quan của chính người Trung Quốc về cuộc chiến năm 1979, cùng với những nguyên nhân thất bại của Trung Quốc.(Còn nữa)

    • Thiên Nam


    Last edited by Bin571; 01-03-2019 at 10:46 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #29

    Mặc định

    Cuộc chiến 2/1979: Sự thật phơi bày thất bại của Trung Quốc

    (Quan hệ quốc tế) - Mâu thuẫn nội bộ, khả năng tác chiến yếu kém là những nguyên nhân khiến Trung Quốc thảm bại trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược Việt Nam năm 1979.

    Trong kỳ trước với tiêu đề: “Cuộc chiến 1979: Trung Quốc tự xếp vào vị trí thứ 3…” chúng ta đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào tháng 2/1979. Trong kỳ này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thất bại của Trung Quốc và nguyên nhân thất bại của Bắc Kinh.

    Thiệt hại của hai bên trong cuộc chiến

    Sau khi cuộc chiến tranh xâm lược kết thúc, Tướng Ngũ Tu Quyền, Phó tổng tư lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tuyên bố rằng, số quân Việt Nam bị thương vong là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.Một số nguồn tin khác của Trung Quốc còn tuyên bố chiến thắng vĩ đại của quân đội nước này với tổn thất rất ít là 8.531 người chết và khoảng 21.000 bị thương.

    Tuy nhiên, những công bố này đã nhanh chóng bị phản bác bởi chính những cựu quân nhân Trung Quốc và những học giả quốc tế, những phóng viên chiến trường người Liên Xô, người Pháp… đã từng lăn lộn trên biên giới Việt-Trung năm 1979.


    Theo nhà sử học người Pháp Gilles Férier viết trong cuốn “Gilles Férier. Les trois guerres d'Indochine” (tạm dịch: “Gilles Férier. Ba cuộc chiến tranh ở Đông Dương”) do Nhà xuất bản Đại học Lyon xuất bản năm 1993, có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.

    Còn Đại tá Russell D. Howard thuộc Học Viện An Ninh Quốc Gia của Không Quân Hoa Kỳ cho rằng, quân Trung Quốc thương vong cỡ 60.000 người, trong đó số thiệt mạng là 26.000. Cuộc chiến tuy ngắn ngày nhưng cũng đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD.

    Một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc. Trong đó, nhà nghiên cứu King Chen (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, chỉ tính riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam công bố tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người, phía Việt Nam có hàng nghìn binh lính và dân thường chết và bị thương.




    Cộng đồng quốc tế đánh giá Việt Nam đã giành thắng lợi trước Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979 (Ảnh: Thông báo chiến thắng của Bộ Quốc phòng Việt Nam đăng trên Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979





    Con số này tương đối phù hợp với đánh giá của Tạp chí Time của Mỹ. Theo tạp chí này, có khoảng dưới 10.000 quân nhân Việt Nam thiệt mạng, còn Trung Quốc là trên 20.000.
    Theo tuyên bố chính thức của phía Việt Nam, quân đội ta đã diệt 62.500 tên địch (bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến); phá hủy 280 xe tăng, xe thiết giáp và 270 xe quân sự các loại, 115 khẩu pháo cối và dàn phóng hỏa tiễn các loại. Trung Quốc đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn cá nhân.

    Mặt trận Lạng Sơn: Diệt 19.000 lính Trung Quốc, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).

    Mặt trận Cao Bằng: Diệt 18.000 lính Trung Quốc, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.

    Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Khi đó bao gồm Lào Cai và Yên Bái, chiến sự chỉ diễn ra ở Lào Cai): Diệt 11.500 lính Trung Quốc, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.

    Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: (Khi đó gồm Hà Giang và Tuyên Quang, chiến sự diễn ra ở Hà Giang) diệt 14.000 lính Trung Quốc, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch.
    Tuy nhiên, để có được những thắng lợi đó, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về quân sự và kinh tế cho Việt Nam, mà hậu quả của nó chúng ta đã phải mất tới hàng chục năm mới khắc phục được.

    Các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường (Lào Cai) bị hủy diệt hoàn toàn, khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên ải bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống; 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.


    Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia.


    Nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. Các cơ sở hạ tầng 6 tỉnh biên giới bị tàn phá rất lâu mới khôi phục được, đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Ngoài ra, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và những đồng minh mới của Bắc Kinh gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao.

    Những nguyên nhân thất bại của Trung QuốcSự chia rẽ trong nội bộ Trung Quốc

    Thất bại của một cuộc “Chiến tranh phi nghĩa”


    Tác giả Edward C. O'Dowd đã nhận xét trong cuốn sách "Chiến lược quân sự Trung Quốc trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ 3" rằng, chính sách dân vận của quân đội Trung Quốc đã thất bại trước tinh thần yêu nước, thấm nhuần tư tưởng chính trị, sự giỏi chịu đựng, không dễ bị lung lạc của quân dân Việt Nam.Chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh với lực lượng phòng thủ của Việt Nam cũng thất bại. Trong suốt cuộc chiến, không có đơn vị nào của Việt Nam rã đám mà ngược lại, càng ngày càng đánh trả quân Trung Quốc quyết liệt hơn.

    Tựu chung lại, những đánh giá của các học giả nước ngoài tuy vẫn chưa liên hệ đến chiều sâu lịch sử văn hóa Việt Nam-Trung Quốc, chưa bao quát và chỉ ra được cốt lõi của vấn đề là: Bắc Kinh đã thất bại vì họ lại một lần nữa tiến hành một cuộc chiến tranh phi nghĩa với nước ta.Xuyên suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử, lịch sử của cả 2 nước đều thể hiện rõ ràng một sự thật: Việt Nam chưa bao giờ là bên chủ động gây chiến mà ngược lại, Trung Quốc đã hàng chục lần huy động đại quân tấn công xâm lược đất nước nhỏ bé ở phương Nam, nhưng đều thảm bại.

    Những hành động tàn phá, giết chóc dân thường, cũng như ngược đãi tù binh của quân Trung Quốc đã khiến cuộc chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc núp dưới chiêu bài “Chiến tranh phản kích tự vệ” chống “Tiểu bá Việt Nam”, nhanh chóng bị lật tẩy là một cuộc chiến tranh xâm lược, bị cộng đồng quốc tế lên án, ngay cả một số nhà lãnh đạo và đông đảo nhân dân nước này phản đối.


    Nội bộ Trung Quốc chia rẽ vì cuộc chiến tranh xâm lược năm 1979 (Ảnh: Cựu binh Trung Quốc 1979 biểu tình đòi quyền lợi sau chiến tranh)


    Mâu thuẫn trong tầng lớp lãnh đạo chính trị và quân sự

    Giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn - Hồng Kông đã cho biết, Đặng bị nhiều Ủy viên quân ủy trung ương phản đối, bao gồm cả Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đại tướng Túc Dụ, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội.

    Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) đã chỉ trích mục đích của cuộc chiến là báo thù hộ Mỹ: “Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu Trung Quốc. Không được dùng máu của người Trung Quốc để phục hận cho người Mỹ…”.Ông cho rằng, cuộc chiến này chẳng khác gì sự kiện Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt Bắc phạt Tư Mã Ý [thời Tam Quốc] và chỉ rõ rằng, Trung Quốc không thể đánh thắng một đội quân cơ động ngay trong nhà của họ.

    Ngay cả nhà lãnh đạo số 1 Trung Quốc lúc bấy giờ là Hoa Quốc Phong vốn không đồng tình, nhưng không cưỡng nổi uy thế của Đặng Tiểu Bình, nên sau này, cho dù khi thấy được tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến nhưng ông cũng không thể chống lại.Thậm chí ông Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục” rằng, ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành cuộc chiến tranh ấy.


    Một số quan chức cấp cao trong quân đội cũng như ngoài dân sự cho rằng việc đánh Việt Nam là không khôn ngoan, một số khác công khai phản đối việc tấn công một nước láng giềng xã hội chủ nghĩa. Một số thì lo ngại xung đột sẽ dẫn tới hậu quả là Việt Nam thù địch lâu dài với Trung Quốc.10 năm sau, Thượng tướng Trần Tích Liên, nguyên là Tư lệnh Binh chủng pháo binh, Tư lệnh Đại Quân Khu Thẩm Dương, Tư lệnh Đại Quân khu Bắc Kinh, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc đã thẳng thắn tuyên bố rằng: “…đây là cuộc chiến dốt nát, là cuộc chiến ngu xuẩn, là cuộc chiến điên rồ, lính chết đầy ra đấy nhưng không ai dám kêu oan”.

    Cuộc chiến tranh không rõ nguyên nhân, mục đích

    Vào thời điểm năm 1979, mặc dù đã được đả thông tư tưởng bằng những cuộc diễn thuyết vu cáo Việt Nam đàn áp người Hoa, xâm lấn biên giới Trung Quốc... nhưng phần lớn binh lính và sĩ quan cấp thấp đều không hiểu rõ mục đích của cuộc chiến tranh.


    Sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng chục năm sau những cựu binh và người dân Trung Quốc vẫn không hiểu nổi cuộc vì sao phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và cuộc chiến này rốt cuộc là nhằm mục đích gì.Một cựu binh Trung Quốc tự xưng là “Tây Hồ kiếm khách” đã viết bài “Chiến tranh Phản kích Tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi” trên trang mạng “Tianya.cn” của Trung Quốc ngày 6/4/2012.“Tây Hồ kiếm khách” nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ” mà vấn đề đầu tiên chính là yếu tố được đánh giá quan trọng nhất trong mỗi cuộc chiến tranh, đó là “Vì sao phải tiến hành cuộc chiến tranh với Việt Nam?”.

    Tác giả cho rằng, về nguyên nhân gây chiến, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, rõ ràng.
    “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc” là tiêu đề bài viết khác của một cựu binh Trung Quốc khác đăng trên trang tin điện tử “Thiết Huyết” (Tiexue.net) ngày 18/7/2013.Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.


    Trong bài viết có tiêu đề “Nhìn lại Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013, tác giả Thường Thanh viết rằng, chiến tranh Việt-Trung năm 1979 có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh với nước ngoài kể từ năm 1949…

    Tác giả cho biết, ngay khi thấy hàng ngũ trùng điệp những chàng trai Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, đã có rất nhiều người nghĩ khác với chính quyền về giá trị của cuộc chiến tranh này.



    Những người lính Trung Quốc không hiểu gì về mục đích của cuộc chiến 1979 (Ảnh: Tù binh Trung Quốc)



    Một điều bất thường là khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi… và sau đó là hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ được xây dựng san sát trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam.
    Theo tác giả, đa phần những người ngã xuống đã không biết mình đổ máu vì cái gì và sở dĩ chiến tranh kết thúc mà không ai ăn mừng bởi chính quyền không thể nói rõ ràng cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó.Trong dân chúng cũng có nhiều người hoài nghi về cuộc chiến tranh này. Nhiều báo tường chữ lớn ở Bắc Kinh ví dụ như trên tường ở khu Tây Đơn (trung tâm thủ đô Bắc Kinh) đã thẳng thắn phê phán Đặng Tiểu Bình và cho rằng Quân đội Trung Quốc đã thất bại thảm hại.

    Những yếu kém về tác chiến của quân đội Trung Quốc

    Xét trên nhiều phương diện, trong cuộc chiến tranh này, Quân đội Trung Quốc phải trả cái giá thê thảm nặng nề. Kế hoạch ngông cuồng "chiếm 5 tỉnh thành lớn của Việt Nam sau 1 tuần, thậm chí đánh đến Hà Nội" của Đặng Tiểu Bình cùng các tướng lĩnh thân tín bị nhanh chóng thất bại.Những yếu kém về tác chiến của quân Trung Quốc được đánh giá ở những điểm như sau:

    Một là: Không nắm được khả năng tác chiến của đối thủ
    Cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 cho thấy, Trung Quốc đã không lường trước được sự khó khăn khi triển khai cuộc chiến tranh xâm lược đối với một nước có thế trận chiến tranh nhân dân sáng tạo.Thiếu thốn thông tin từ lâu về một đồng minh truyền thống đã là một thách thức lớn cho việc lập kế hoạch chiến tranh và kế hoạch tác chiến của Bắc Kinh.

    Mặc dù trước chiến tranh một thời gian, Trung Quốc đã cử nhiều thám báo, gián điệp sang nằm vùng, nắm tình hình nhưng điều đó là không đủ.
    Do đó, trước khi tấn công Việt Nam, Quân đội Trung Quốc nắm được rất ít binh pháp và chiến thuật tác chiến chính quy cũng như nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, dẫn đến đánh giá thấp và không đầy đủ khả năng chiến đấu của đối thủ.

    Hai là: Không mạnh về tấn công, yếu về phòng thủ

    Các nhà phân tích quân sự cho rằng quân đội Trung Quốc (PLA) đã bộc lộ rất nhiều điểm yếu trong cuộc xâm lược phi nghĩa này, nhất là năng lực và trình độ chỉ huy tác chiến của các tướng lĩnh cũng như trình độ hiệp đồng tác chiến của họ.Thượng tướng Trần Tích Liên, nguyên Tư lệnh Lực lượng pháo binh, nguyên Tư lệnh Đại Quân Khu Thẩm Dương, nguyên Tư lệnh Đại Quân khu Bắc Kinh, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc đã chỉ trích kịch liệt năng lực chỉ huy của Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Tư lệnh cánh quân phía Đông, hướng Quảng Tây) là tấn công không tốt mà phòng thủ cũng quá kém.

    Còn ở cấp dưới, không thiếu những trường hợp sĩ quan chỉ huy Trung Quốc giao nhiệm vụ cho binh lính, nhưng không thể dự liệu được cấp dưới sẽ làm gì, còn binh sĩ cũng không hiểu được ý đồ của cấp trên muốn gì.

    Cuộc chiến năm 1979 là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng tác chiến Hiệp đồng quân binh chủng trên quy mô lớn. Sự lạc hậu trong binh pháp và chiến thuật khiến Quân đội Trung Quốc không thể phối hợp một cách bài bản trong tác chiến, dẫn đến việc bộ binh, xe tăng và các đơn vị pháo binh không có khả năng hiệp đồng tác chiến hiệu quả, thậm chí có trận đánh, hơn 500 sĩ quan và binh lính Trung Quốc đã chết do chính pháo binh và các loại hỏa lực khác của chính quân đội Trung Quốc bắn nhầm.

    Ba là: Hệ thống cung cấp hậu cần, kỹ thuật lạc hậu, phi khoa học

    Hoạt động hậu cần là một trong những lĩnh vực yếu kém của Quân đội Trung Quốc. Ngay từ đầu PLA đã thiếu một hệ thống và cơ cấu cung cấp hậu cần hiện đại, để hỗ trợ cho những chiến dịch quân sự đòi hỏi di chuyển nhanh và ở những chiến trường xa xôi.Quân đội Trung Quốc đã không thành lập một Bộ chỉ huy giao thông vận tải để đối phó với các vấn đề mà bộ đội của họ đã phải đối mặt trong chiến dịch.

    Một nguyên nhân chính khiến Trung Quốc thảm bại là do khả năng tác chiến yếu kém (Ảnh: Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8h sáng 17/2)Vì không có đầy đủ dự trữ và phương tiện vận tải, khiến cả Quân khu Quảng Châu và Côn Minh đã phải đặt dưới cùng một hệ thống cung cấp, nên Trung Quốc đã phải huy động số lượng dân công khổng lồ nhưng hệ thống cung cấp vẫn luôn trong tình trạng quá tải, không thể hoạt động thông suốt và hiệu quả.Vấn đề khác đã từng được Tướng Trương Chấn - chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần (tương đương Tổng cục Hậu cần) tiết lộ là vấn đề tồi tệ về sự thiếu thốn đạn dược và chất lượng kém. Kiểm tra ban đầu cho thấy rằng không ít đạn pháo xịt, và 1/3 số lựu đạn lép.

    Những yếu kém về công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong một cuộc chiến tranh quy mô đã khiến quân đội Trung Quốc giống như hình tượng một “người khổng lồ chân đất sét”, làm giảm đáng kể hiệu quả chiến đấu của binh lính và trang bị, vũ khí trên chiến trường.

    Bốn là: Ý chí chính trị không thể bù đắp kỹ năng quân sự

    Tướng Chu Đức Lễ đã từng sử dụng thành ngữ “Lâm trận ma đao” (ra trận mới mài gươm), để chỉ ra vấn đề vào thời điểm sát giờ nổ súng mà Quân đội Trung Quốc không hiểu được khả năng tác chiến của Quân đội Việt Nam, trình độ tác chiến của sĩ quan, binh lính còn rất yếu kém, hậu cần cung cấp không đủ.

    Tuy nhiên, vấn đề này không được giới lãnh đạo nước này quan tâm mà đối với họ, chỉ cần dùng quân số đông là có thể áp đảo được đối thủ, chỉ cần dùng học thuyết chính trị để nâng cao tinh thần là có thể bù đắp cho hiệu năng chiến đấu.

    Các bài giảng, các cuộc họp quy tội Việt Nam được mở liên miên với việc được trưng bày các bằng chứng, hiện vật, cũng như tranh ảnh, hoặc là ngụy tạo hoặc là bị xuyên tạc về ý nghĩa, nhằm gia tăng chủ nghĩa yêu nước “Đại bá” và lòng căm thù “Tiểu bá” Việt Nam.

    Tuy nhiên, công tác tuyên truyền những điều phi lí và sáo rỗng này đã thất bại thảm hại khi gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân dân Việt Nam. Binh lính Trung Quốc nhiều người đã tự thương để trốn ra mặt trận hoặc là lùi lại sau lưng đồng đội hay là cứ thua là bỏ chạy về tuyến sau chờ tiếp viện.

    Những nguyên nhân trên là lời giải thích xác đáng nhất cho câu hỏi “Tại sao đã chuẩn bị trước, có yếu tố bất ngờ, lại có quân số, hỏa lực áp đảo mà Quân đội Trung Quốc lại thất bại thảm hại trước Quân đội Việt Nam?”

    .
    (Còn nữa)
    • Thiên Nam


    Last edited by Bin571; 08-03-2019 at 11:34 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #30

    Mặc định

    Biên giới phía Bắc Việt Nam, những ngày khói lửa sau tháng 2/1979 qua lời kể ký giả Hungary

    Peter Dunai - Ký giả Hungary | 05/03/2019 07:49 PM


    Một cuộc trao trả tù binh giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1982. Ảnh: Peter DunaiTù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới liền được hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu đi như thể bị ốm nặng - mặc dù những người này hoàn toàn khỏe mạnh.



    LTS: Ông Peter Dunai - nhà báo của tờ Népszabadság (Tự do Nhân dân) và Hãng Thông tấn Hungary MTI tại Hà Nội - là một trong số ít các ký giả nước ngoài chứng kiến và đưa tin về giai đoạn ngay sau sự kiện tháng 2/1979. Ông đã dành cho chúng tôi bài viết cùng một số hình ảnh do ông ghi lại trong giai đoạn lịch sử này dưới góc nhìn của một ký giả.
    ---
    Vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công Việt Nam. Những người lính Việt Nam, những chiến binh thiện chiến, chỉ bằng khoảng 1/3 lực lượng Trung Quốc. Nhưng bộ đội Việt Nam được trang bị bằng những hệ thống vũ khí mà quân đội Mỹ và miền Nam Việt Nam bỏ lại khi miền Bắc chiến thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    Các phương tiện truyền thông sau đó rất ít đề cập đến cuộc chiến kéo dài từ 17/2 đến 16/3/1979. Vào thời điểm đó, các phóng viên nước ngoài tại Hà Nội không có được thông tin chính xác từ nguồn khả tín hoặc chỉ có được thông tin hạn chế về những thiệt hại của cuộc chiến tranh.

    Theo đa số các nhà phân tích quân sự phương Tây, quân đội Việt Nam được trang bị tốt hơn quân đội Trung Quốc khi đó. Điều này được minh chứng bằng thực tế rằng những kẻ tấn công từ phía Bắc không thể tiến xa hơn biên giới Việt Nam - Trung Quốc tối đa 35 đến 40 km.

    Vào thời điểm tấn công Việt Nam, Trung Quốc không có kinh nghiệm thực chiến, khi cuộc giao tranh lớn gần nhất mà quân đội nước này tham dự là vào đầu những năm 1950 khi khoảng nửa triệu binh lính Chí nguyện quân Trung Quốc đứng về phe Bình Nhưỡng chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên.

    "Các đồng chí đã trở về quê hương"
    Quay lại sự kiện kéo dài từ tháng 2 - 3 năm 1979, các nguồn tin phương Tây, như Gerald Chan (Nhà xuất bản Đại học Oxford 1989) và Tạp chí Luật Quân sự Mỹ, Tập 119-122, cho biết công tác trao đổi tù binh (POW) giữa hai bên diễn ra vào khoảng từ tháng 5 - 6 năm 1979.


    Vạch vôi trắng tượng trưng cho đường biên giới trong cuộc trao trả tù binh sau chiến tranh biên giới. Ảnh: Peter Dunai

    Theo kinh nghiệm cá nhân đã quan sát khá nhiều cuộc trao đổi tù binh chiến tranh ở biên giới Việt Nam với tư cách là phóng viên, tôi có thể nói rằng ngay cả trong những năm 1982 - 1983, cũng có những cuộc trao trả tù binh. Một số trong số họ là gián điệp Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam sau ngày 16/3/1979.

    Việc trao đổi tù binh diễn ra theo một nghi thức nghiêm ngặt. Một vạch vôi trắng được vẽ ra, tượng trưng cho đường biên. Cánh phóng viên được nhắc nhở bằng mọi giá đừng có bước lên đường biên, vì sẽ có cớ để bên kia coi như một sự khiêu khích.

    Các tù binh được mặc đồng phục sạch sẽ, mỗi người cầm một túi nhỏ, trong đó là các món quà. Nhiều tù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới, ngay lập tức vứt chiếc túi này đi. Hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu tù binh đi như thể những người này bị ốm nặng - mặc dù thực tế là họ hoàn toàn khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ, điều mà không phải mọi người Việt Nam đều có được trong quãng thời gian khó khăn ấy.

    Rồi sau đó đến lượt phía Trung Quốc trao trả những người Việt Nam mà họ bắt. Những người Việt Nam cũng mặc đồng phục sạch sẽ, nhưng cách cư xử của họ khác hẳn tù binh Trung Quốc. Ở phía Việt Nam, một sĩ quan trong Ủy ban đón tiếp ôm chầm lấy từng người, nói: "Các đồng chí đã trở về quê hương", rồi những người này lặng lẽ lùi ra sau để nhường chỗ cho người khác.

    Trung Quốc không đạt được mục tiêu

    Chiến tranh biên giới kết thúc vào ngày 16/3/1979, với thời gian cao điểm kéo dài một tháng, nhưng sau đó là một thập kỷ phía Trung Quốc xâm lấn liên tục vào biên giới Việt - Trung. Một thời gian dài các cuộc xung đột cường độ thấp (LIC) vẫn xảy ra. Phía Trung Quốc, phát động cuộc chiến vào ngày 17/2/1979, đã không đạt được mục tiêu của mình, mặc dù đã gây ra thiệt hại lớn cho miền Bắc Việt Nam.

    Cửa khẩu Hữu Nghị, chỉ cách Đồng Đăng 5km về phía bắc, có lẽ là nơi nổi tiếng nhất ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Khi tôi ở đó, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều đoạn Quốc lộ 1A gần biên giới, theo như tôi nhớ, phải phong tỏa do mìn còn sót lại sau chiến tranh, khiến con đường trở nên nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi đi bộ hàng km đến biên giới Việt-Trung, đến nơi trao trả tù binh (POW) trên một con đường nhỏ hơn về phía tây bắc.

    Vào đầu những năm 1980, các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở biên giới. Tại Hà Nội, bộ phận báo chí của Bộ Ngoại giao, cùng với trụ sở quân sự khu vực có liên quan, thường xuyên tổ chức các chuyến đi cho các phóng viên nước ngoài và phóng viên địa phương đến thực địa. (Vào thời điểm đó, chỉ có rất ít phóng viên nước ngoài làm việc tại Hà Nội, chủ yếu đến từ các nước xã hội chủ nghĩa. Một phóng viên phương Tây thường trực duy nhất đến từ hãng tin AFP của Pháp).


    Một bệnh viện ở Cao Bằng bị phá hủy vào năm 1982. Ảnh: Peter Dunai

    Có chuyến đi, tôi ngủ lại một đồn biên phòng Việt Nam, cố gắng giữ ấm bằng một chiếc chăn cũ trong thời tiết lạnh giá vùng biên giới.

    Quân đội Trung Quốc khi rút lui đã cho nổ hết nhà cửa, phá hủy tất cả những gì có thể ích lợi với cư dân: các toa tàu hỏa, đường ray, thiết bị trong nhà máy, đường xá, kênh đào... Không còn đường cho xe đi, chúng tôi xuống xe và tiếp tục đi bộ cho đến biên giới trên những con đường mòn hẹp tới mức chúng tôi phải đi theo hàng một.

    Những người đi cùng chỉ cho chúng tôi thấy những miệng hố mới - những miệng hố ám khói xám sâu nửa mét trong lòng đất - do những quả đạn pháo từ phía Trung Quốc, tấn công vào những cánh đồng lúa và vườn cây. Một vài miệng hố vẫn còn bốc khói khi chúng tôi đến. Phía Trung Quốc đã tấn công dữ dội bằng cả súng cối và súng 122mm.

    Những người Việt Nam đi cùng tôi cho biết, phía Trung Quốc đã bắn sang những viên đạn súng máy hạng nặng 12,7mm do Liên Xô sản xuất, được biết đến với tên gọi là Dushkas. Một mục tiêu của hỏa lực từ phía Bắc là phá hủy ruộng vườn của nông dân Việt Nam ở khu vực biên giới.

    Từ năm 1981 - 1984, tôi làm cho tờ "Tự do Nhân dân" (Népszabadság) và Hãng Thông tấn Hungary MTI tại Hà Nội. Tôi thường xuyên di chuyển trên Quốc lộ 1A, chủ yếu từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Vào lúc đó, vẫn chưa có các chuyến bay thường xuyên, vì thế tôi thường lái chiếc xe Zhiguli của Liên Xô 1200 phân khối đã cũ để đi lại giữa Hà Nội và Sài Gòn. Có lẽ tôi là phóng viên Hungary đã di chuyển ở Việt Nam nhiều nhất bằng xe hơi. Vì lý do này, năm 1985, tôi đã đặt tên cuốn sách của mình là "Hành trình 1.500km của tôi ở Việt Nam".

    Tôi còn nhớ, đầu những năm 80 thế kỷ trước, sau chiến thắng trước người Mỹ và cuộc chiến tranh vệ quốc trước quân đội Trung Quốc năm 1979, Việt Nam vô cùng khó khăn. Nhiều nơi xảy ra tình trạng thiếu lương thực. Năng lượng cũng thiếu. Câu tiếng Việt đầu tiên mà tôi được học là "Không có điện". Bởi lẽ đây cũng là câu tôi nghe được nhiều nhất từ Khiêm, người phiên dịch và cũng là một người bạn Việt Nam của tôi.

    Người Việt Nam xứng đáng được hưởng hòa bình. Tôi đã dõi theo sự phát triển của Việt Nam và rất vui khi chứng kiến những tiến bộ mà các bạn đạt được. Đất nước của các bạn đã phát triển với tốc độ ánh sáng.

    Tôi sẽ không bao giờ quên 4 năm làm việc ở Việt Nam. Mặc dù sau Hà Nội, tôi là phóng viên thường trú ở nhiều thành phố lớn khác trên thế giới như Moscow (Nga), Bắc Kinh (Trung Quốc), Berlin (Đức), Mỹ, Trung Đông… Tuy nhiên, Việt Nam chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi. Việt Nam là nhiệm kỳ thường trú nước ngoài dài hạn đầu tiên của tôi. Việt Nam đã ở trong tim tôi từ lúc đó và sẽ còn ở đó cho đến khi tôi qua đời.



    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #31

    Mặc định

    Cuộc chiến tháng 2/1979: Giai đoạn đấu tranh và đàm phán 1979-1988

    (Bình luận quân sự) - Sau năm 1979, Trung Quốc đã đình chỉ cuộc đàm phán về biên giới, đồng thời ráo riết thực hiện âm mưu xâm chiếm Trường Sa, nhằm độc chiếm Biển Đông.

    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho người dân Việt Nam phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đến năm 1988, chiến sự lên đến đỉnh điểm là các năm 1984-1985.Chiến sự diễn ở ở hàng loạt các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang, chủ yếu diễn ra ở Hà Giang) và Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai và Yên Bái, chỉ diễn ra ở Lào Cai), mặt trận ác liệt nhất là ở Lạng Sơn và Hà Tuyên.

    Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt-Trung, là các đợt tháng 6 và 10/1980; tháng 5/1981; tháng 4/1983; tháng 4/1984; tháng 6/1985 và đợt từ tháng 10/1986 đến 1/1987.

    Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ.Trong thập niên 1980, ước tính hai bên đã huy động hàng trăm nghìn quân ở khu vực biên giới giữa hai nước.Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán ác liệt nhất.

    Tại mặt trận này có gồm nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến.
    Theo thống kê chưa đầy đủ, 7 sư đoàn (313, 314, 325, 328, 354, 356 và 411) và 1 trung đoàn (Trung đoàn 266-Sư đoàn 341) của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã từng tham chiến tại mặt trận này trong khoảng giữa những năm 1980.



    Sau cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2/1979, chiến sự ở biên giới phía Bắc vẫn tiếp diễn đến năm 1988




    Về phía Trung Quốc, nhiều Tập đoàn quân thuộc 7 Đại quân khu cũng được luân chuyển đến biên giới phía nam (tức biên giới phía bắc của Việt Nam) để huấn luyện thực chiến, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình.
    Từ năm 1984 đến 1989, ít nhất 14 Tập đoàn quân Trung Quốc đã thay nhau tham chiến tại khu vực này (gồm các Tập đoàn quân 1, 12, 13, 14, 16, 20, 23, 26, 27, 38, 41, 42, 47 và 67); trong đó, tập đoàn quân 13 và 14 là chủ công của Đại quân khu Thành Đô, còn tập đoàn quân 41 và 42 là nòng cốt của Đại quân khu Quảng Châu.Bên cạnh sử dụng quân chính quy, Trung Quốc còn trang bị và huấn luyện các nhóm vũ trang người thiểu số (đặc biệt là người H'Mông) chống lại Việt Nam và Lào. Từ năm 1985 trở đi, sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với các lực lượng này mới giảm dần, khi chính phủ Lào khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

    Trung Quốc nuôi dã tâm chiếm Trường Sa, độc chiếm Biển Đông

    Việc trong vòng đàm phán thứ nhất Trung Quốc đặt điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bộc lộ rõ dã tâm xâm lược cả trên bộ lẫn trên biển của nhà cầm quyền Bắc Kinh.Song song với những luận điệu như vậy, chính quyền Bắc Kinh cũng chủ động tiến hành các hoạt động gây rối trên biển, đồng thời ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị để sử dụng vũ lực chiếm đoạt quần đảo Trường Sa, nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông.

    Ngày 23/7/1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở khu vực đảo Hải Nam, trong đó có vùng trời của quần đảo Hoàng Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do nước này quy định.Ngày 1/9/1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định giành cho máy bay dân dụng nước ngoài, khi bay vào không phận của Trung Quốc, bao gồm cả không phận quần đảo Hoàng Sa.Ngoài ra, Bắc Kinh còn tăng cường xây dựng trái phép các cảng, sân bay và các công trình phòng thủ ở quần đảo Hoàng Sa.

    Nhiều tàu ngư lôi và hàng trăm tàu cá Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ (đỉnh điểm là năm 1981).
    Mục đích của những hành động này của nhà cầm quyền Bắc Kinh là nhằm đánh lừa dư luận, khiến cộng đồng quốc tế lầm tưởng Trung Quốc có chủ quyền đối với vùng biển mà họ đã tuyên bố, che giấu sự yếu thế về các cứ liệu lịch sử và chứng cứ hiện thực về chủ quyền pháp lý.

    Về mặt quân sự, vào cuối năm 1979, Trung Quốc thành lập Binh chủng Hải quân đánh bộ (PLANMC), trực thuộc Quân chủng hải quân (PLAN), sau đó, thành lập lữ đoàn tác chiến đánh chiếm đảo và đổ bộ lên đất liền đầu tiên là Lữ 1 Hải quân đánh bộ vào tháng 5/1980.Song song với đó, Bộ quốc phòng nước này cũng bắt đầu triển khai các máy bay ném bom H-6 của lực lượng Không quân Hải quân Trung Quốc thực hiện cuộc tuần tra trái phép trên không đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, vào tháng 1/1980.

    Đồng thời, Bộ quốc phòng Trung Quốc còn di chuyển trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải từ Quảng Châu xuống Trạm Giang và biên chế cho hạm đội này những trang bị hiện đại nhất để xây dựng, mở rộng hàng loạt các cảng quân sự, tăng cường các tàu chiến hiện đại mang tên lửa.Năm 1982, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Trung Quốc Dương Đắc Chí (nguyên là tư lệnh cánh quân Vân Nam, xâm lược Việt Nam năm 1979) đã đến thăm trái phép quần đảo Hoàng Sa.Những hành động này của Trung Quốc đã cho thấy, Bắc Kinh đang thực hiện chiến lược “leo thang căng thẳng từ từ trên Biển Đông”, “thường xuyên hóa” sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, từng bước thực hiện chiến lược xâm chiếm Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Bối cảnh Biển Đông trước thềm chiến dịch CQ-88

    Từ năm 1986, tình hình khu vực biển quần đảo Trường Sa có những diễn biến mới cực kỳ phức tạp, do một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh các hoạt động tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.


    Bắt đầu từ cuối tháng 12/1986, Trung Quốc cho máy bay và tàu thuyền có cả tàu chiến hoạt động trinh sát, thăm dò từ khu vực đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài.

    Cùng lúc đó, Philippines cũng đẩy mạnh việc vận chuyển xây dựng công trình trên các đảo của họ đóng giữ trái phép là đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta, Panata, hay còn gọi là Lamkiam Cay (còn có tên khác là Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn).Cũng trong tháng này, ở phía nam Trường Sa, Malaysia cũng bí mật đưa lực lượng ra chiếm đóng bãi đá Kỳ Vân và đến tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng thêm bãi đá Kiêu Ngựa, làm cho tình hình tranh chấp đảo ở Biển Đông trở nên vô cùng căng thẳng.

    Tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc đã thăm dò luồng lạch ở quần đảo Trường Sa vào cuối năm 1987Ngày 15/4/1987, Trung Quốc cáo buộc quân đội Việt Nam chiếm đóng đảo đá Ba Tiêu thuộc quần đảo Trường Sa, nhằm “chiếm hữu thềm lục địa gần đó và mở đường cho việc khai thác dầu trong tương lai”. Bắc Kinh đòi Việt Nam phải rút khỏi Ba Tiêu và 9 hòn đảo khác và tuyên bố “bảo lưu quyền thu hồi các đảo này vào một thời điểm thích hợp”.Đây là những tuyên bố hết sức phi lý bởi Việt Nam có quyền củng cố các đảo và khai thác tài nguyên tại các khu vực biển thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của mình.

    Từ ngày 15/5 đến ngày 6/6/1987, hải quân Trung Quốc tổ chức một cuộc diễn tập lớn và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa nhằm thăm dò luồng lạch để chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo của Việt Nam ở khu vực quần đảo này.

    Giữa tháng 10, tháng 11/1987, Trung Quốc lại tiếp tục đưa tàu nghiên cứu Hải Dương 4 và một số tàu chiến đi qua các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trưởng Sa, Song Tử Tây; có lúc các tàu này vào sát đảo của ta khoảng 1 hải lý.Ta nhận định hoạt động diễn tập quân sự bất thường và triển khai các cuộc nghiên cứu hải dương học trá hình ở khu vực quần đảo Trường Sa của Trung Quốc là nhằm mục đích thăm dò luồng lạch, và luyện tập phương án chuẩn bị cho hành động xâm lược các đảo, đá trên biển Đông.

    Ta nhận định “có khả năng Trung Quốc sẽ dùng lực lượng hải quân chiếm đóng thêm một số đảo khác”; do đó, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng đưa lực lượng công binh ra các đảo để chốt giữ.

    Đầu năm 1988, ở vùng biển phía Bắc, Trung Quốc triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, tăng cường tàu cá vào quấy nhiễu ở vịnh Bắc Bộ, sử dụng không quân và hải quân gây hấn, chủ động khiêu khích ở Hoàng Sa, gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực này, để căng kéo lực lượng của ta trên khắp các vùng biển, nhằm rảnh tay chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa.Trước bối cảnh tình hình Trường Sa đột nhiên trở nên căng thẳng, ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta.

    Trong khi đó, các nước khác có thể nhân cơ hội này chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Tham vọng của các nước này đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực, thậm chí có thể xảy ra xung đột quân sự trên biển.


    Đây là những bối cảnh trước khi Việt Nam hoạch định chiến dịch “Chủ quyền 88” (CQ-88) nhằm xây dựng các công trình thể hiện chủ quyền ở các đảo lúc đó chưa có người kiểm soát, ngăn cản Trung Quốc mở rộng phạm vi chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

    (Còn nữa)

    • Thiên Nam
    Last edited by Bin571; 23-03-2019 at 11:31 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #32

    Mặc định

    Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?


    • 20 tháng 2 2014





    Bản quyền hình ảnhNA
    Image caption
    Trung Quốc vẫn xem cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam là một 'chiến thắng'

    Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đã có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc phòng Úc, để tìm hiểu nguyên nhân vì sao Bắc Kinh lại muốn lãng quên cuộc chiến nước này gọi là 'chiến tranh tự vệ' mà Trung Quốc đã 'chiến thắng'.

    BBC: Trung Quốc đã tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích "dạy cho Việt Nam một bài học", và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong vòng hai tuần đã được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?

    Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đã bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.

    Bắc Kinh đã lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
    Đặng Tiểu Bình đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.

    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đã không xảy ra.
    Trung Quốc đã sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn ba tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
    Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đã không thể đạt được. Việt Nam đã tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.

    Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đã giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đã không thể loại các đơn vị này ra khỏi vòng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.

    Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống phòng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trung Quốc đã đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.


    Bản quyền hình ảnhNAImage caption
    Vũ khí quân PLA sử dụng trong chiến tranh năm 1979 không được cho là hiện đại

    Không ngờ được thất bại

    BBC: Một số ý kiến cho rằng Đặng Tiểu Bình phát động chiến tranh với Việt Nam vì ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ý với điều này?

    Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lãnh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
    Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
    Khi Đặng Tiểu Bình đã có thể ra lệnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "dạy cho Việt Nam một bài học", điều đó cho thấy ông ta là một lãnh đạo không có đối thủ.
    Bên cạnh đó, Đặng Tiểu Bình cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.

    BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu Bình thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ gì về điều này?

    Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đã thực hiện 'Bốn hiện đại hóa' một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
    Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu Bình muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quý giá trên chiến trường.
    Đặng Tiểu Bình và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đã không đủ khả năng thực hiện 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại'.


    Bản quyền hình ảnhNAImage caption
    Các lực lượng tham chiến của Việt Nam năm 1979 chủ yếu là dân quân và bộ đội địa phương


    Vì sao muốn lãng quên?

    BBC: Theo ông thì vì sao Trung Quốc lại muốn lãng quên một cuộc chiến mà họ gọi là 'chiến tranh tự vệ', nhất là khi họ đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?

    Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của mình trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
    Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu Bình.
    Một mặt khác, nếu nhìn lại cuộc chiến biên giới năm 1979 thì có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.

    BBC: Cuộc chiến đã thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?

    Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
    Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đã sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.

    'Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một 'chiến tranh nhân dân' được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.

    Trong 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' vào năm 1979, quân PLA đã không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
    Yếu tố duy nhất của 'chiến tranh nhân dân' trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm "phản công để tự vệ", dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
    Quan hệ Việt-Trung đã đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.

    Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.


    Last edited by Bin571; 22-07-2019 at 03:20 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #33

    Mặc định

    Phạm Tuyên và ca khúc bất hủ ngày 17/2/1979

    TP - Đó chính là ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do, một tác phẩm ra đời trong những ngày đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới năm 1979.


    Nhạc sĩ Phạm Tuyên chiều 15-2-2019 cùng tác giả bài viết tại nhà riêng
    ...Nhạc sĩ Phạm Tuyên đang ngồi kia. Ơn giời, sắp cửu tuần mà vẫn nhúc nhắc đi lại được. Và cái lưng vẫn thẳng, tiêu chí không dễ mà sụm đột ngột của những bậc cao lão.

    Nhạc sĩ đang bị… “hành”! “Hành” là cách nói thân ái chỉ thể trạng cánh báo chí quấy quả chăm sóc người của công chúng nào đó. “Bốn giờ chiều ngày thứ sáu 15/2/2019, tôi đang đợi tốp phóng viên truyền hình thực thi phận sự phỏng vấn ghi hình”. Như nhạc sĩ cười, như vậy là từ sáng đến giờ có 6 cơ quan báo chí đến làm việc với ông. Mà đâu đã hết. Còn phóng viên 3 tờ báo nữa đã đăng ký từ hôm trước.
    Mà tất thảy, họ đều hỏi về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do. Bây giờ cánh ký giả mới à ồ vì tưởng bài hát ấy có tên Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới. Và chất giọng trầm khàn của bậc cao lão lại rành rẽ xướng lên phần lời của ca khúc với khách thăm.


    Như một thứ lửa. Như một lời hịch.
    ...
    Đất nước của ngàn chiến công,
    Vẫn sục sôi khí thế hào hùng
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...
    Đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!
    Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
    Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
    Mang trên mình còn lắm vết thương.
    Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
    Độc lập - Tự do!


    Nhạc sĩ Phạm Tuyên hoàn tất ca khúc ấy vào lúc 8 giờ 15 phút sáng 18/2/1979. Ông đã sáng tác ngay trong đêm, sau buổi phát thanh thời sự của Đài tiếng nói Việt Nam tối 17/2/1979 loan đi tin dữ quân Trung Quốc nổ súng tiến vào sáu tỉnh biên giới phía Bắc. Khi đó nhà nhạc sĩ đang ở khu tập thể Khương Thượng chứ chưa phải khu Vạn Bảo như bây giờ. Và bên nhạc sĩ còn người vợ thân yêu và con cái quây quần ấm áp. Nhưng ông đã có một đêm khó ngủ vì nóng lòng mang bản thảo ca khúc đến Đài Tiếng nói Việt Nam nơi nhạc sĩ làm việc.
    Sáng sớm 20/2/1979, ca khúc được tung lên sóng Đài TNVN với tần xuất dày. Những lá thư của bạn đọc khắp miền vùng đất nước gửi về Đài ngay sau đó với những lời khen tặng cùng bộc bạch cảm xúc này khác khiến nhạc sĩ nhớ lại chiều muộn ngày 30/4/1975, ông đã viết một mạch bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng chỉ trong vòng hơn tiếng đồng hồ.


    Bao lần gặp nhạc sĩ mà lần nào cũng có cảm giác là lạ? Nhạc sĩ Phạm Tuyên. Nhạc sĩ của những thời điểm sốt sột thời sự nhưng sản phẩm không bao giờ yểu mệnh. Bằng cớ là tần xuất của ca khúc Như có Bác… xuất hiện hơi bị dầy đặc trong ngôn ngữ mỗi khi hoan ca của các thế hệ lương dân Việt. Và rồi cả nước đã cất lên giai điệu như hịch như lửa ấy ngay sau Chiến đấu vì độc lập tự do ra đời. Rồi thời điểm này lại đặc biệt trầm hùng trong tâm trí bao người dịp 41 năm kỷ niệm chiến tranh biên giới phía Bắc!


    Cũng nói thêm về cái tên bài hát Chiến đấu vì độc lập tự do. Cứ nghĩ dẫu rơi vào tay một biên tập viên nào chả phải mát tính nhưng cũng khó mà sửa thành một cái tên khác? Tên ca khúc dung dị nhưng đĩnh đạc. Như kiểu gọi sự vật bằng cái tên của nó. Phạm Tuyên như một tay địa chất lành nghề đã biết hướng mũi khoan điêu luyện của mình vào đúng tầng vỉa, vào trúng trữ lượng tự hào tự tôn dân tộc và chủ quyền quốc gia lúc nào cũng ăm ắp tiềm tàng ngùn ngụt trong lương dân Việt. Chiến đấu vì độc lập tự do như một thứ thệ hải minh sơn (chỉ non thề biển) của người Việt mình khi nước nhà có biến.


    Nhưng tất tật các lần giới truyền thông như hôm nay những tỷ tê, vân vi là thế mà tịnh chưa khi nào nhạc sĩ Phạm Tuyên hé ra thời điểm thân phận trục trặc trắc trở của ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do đã từng phải thế này thế nọ!


    Mà cũng chưa bao giờ nhạc sĩ Phạm Tuyên bật mí với giới âm nhạc hay báo đài nào cả?
    Mà người dám thẳng tuột ra việc ấy là người vợ của nhạc sĩ Phạm Tuyên, bà Ánh Tuyết một nhà sư phạm danh tiếng!


    Lần ấy, thời điểm nhà sư phạm TS ngành giáo dục Nguyễn Thị Ánh Tuyết biệt dương thế đã 6 năm. Nhạc sĩ nhắn tôi qua nói là có quà. Tôi khẽ khàng đỡ lấy cuốn sách bìa trắng mà NXB Tri thức vừa mới in. Cuốn Chúng tôi đã sống như thế tác giả là Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Thoáng thêm chút rờn rợn lẫn bâng khuâng, vóc dáng, hình hài thanh thoát cùng chất giọng hơi thoảng chút miền Trung phu nhân của nhạc sĩ ngày nào bây giờ chỉ còn lại cuốn di cảo này?


    Nhạc sĩ Phạm Tuyên chất giọng như trầm khàn hơn nhiều người khuyên mình viết hồi ký. Nhưng mình thấy cũng không cần thiết phải viết. Điều gì cần nói thì mình cũng đã nói trong hơn 700 ca khúc rồi. Nhiều bài viết xong rồi quên. Thế mà bà ấy nhớ. Nhớ rồi ghi chép lại rất tỷ mỷ…Mình đọc cảm động quá.
    Một cuốn sách. Một hồi ký vợ viết về chồng. Nhưng cuốn sách đã choán của tôi quá nửa phần đêm.
    Cái thực trần trụi lẫn cái tình như ảo như mơ bện quện. Một tuổi thơ không mấy phẳng lặng. Những năm học tập ở khu học xá Nam Ninh cô sinh viên Ánh Tuyết và anh giáo sinh âm nhạc Phạm Tuyên đã đến với nhau… Rồi cả hai cùng vượt thoát sức nặng cùng nỗi ám ảnh lý lịch để giữ bền tình yêu và gây dựng sự nghiệp…
    Nhưng không chỉ bình bình có vậy. Không có gì cũ hơn và mới hơn gia đình? Cũng tương tự, còn gì cũ hơn…vợ? Thế nhưng nhạc sĩ Phạm Tuyên bộc bạch rằng có vẻ như bà đã đọc được ông đã nhìn thấy ông ở nhiều chiều kích?


    Không phải người chuyên nghiên cứu âm nhạc, nhưng nhà sư phạm Nguyễn Ánh Tuyết, có lẽ bằng cảm quan của một người mẹ, người vợ, hơn thế một phụ nữ đã rất tinh tường khi giải mã một NS Phạm Tuyên tài năng, tinh tế…
    Nhờ có bà Ánh Tuyết mà chúng ta biết được NS Phạm Tuyên với vẻ ngoài lặng lẽ và dịu dàng, nho nhã là thế nhưng cương cường tiết tháo.
    Trong hồi ký của bà Ánh Tuyết, tôi tìm thấy một đoạn. Ấy là dạo cả nước sôi lên vì phong trào thi quốc ca mới. Bao nhiêu là vận động khuyến khích này khác, trực tiếp có, gián tiếp có. Nhưng NS Phạm Tuyên vẫn lặng lẽ… Nhiều người muốn ông giúp đỡ để viết quốc ca. Người thì gửi thơ đến nhờ ông phổ nhạc, người thì mang bản quốc ca mới viết để ông góp ý. Nhưng ông khéo léo chối từ rằng đây là việc làm quá sức mình. Một trưa bà Tuyết về nhà thấy chồng đương có khách. Khách là một lão nông rinh theo bó mía và bịch sắn nói là để bồi dưỡng cho NS để NS hướng dẫn ông viết quốc ca dự thi. Ông chồng bà đã ôn tồn mà rằng thưa cụ viết quốc ca là việc quá sức với tôi và việc ấy cũng quá sức với cụ. Mãi rồi cụ già kia cũng nghe ra.


    Một chuyện nữa. Trung tâm tiểu sử Quốc tế IBC (Internationnal Biographical Centre) của Anh và Viện nghiên cứu Tiểu sử của Mỹ ABI (Americal Biographical Institus) đã gửi đến NS Phạm Tuyên hơn 100 (xin nhắc lại là hơn một trăm) lá thư cái thì phong tặng Giải thưởng Hòa bình quốc tế, thứ thì phong tặng Giải thưởng vì sự nghiệp suốt đời hoặc phong là một trong 500 người nổi tiếng nhất thế giới! Hoặc mời NS giữ chức vụ lãnh đạo của những tổ chức quốc tế hoặc khu vực. Lời mời mới nhất của IBC sẽ trao tặng NS mề đay Bắc đẩu bội tinh và mời đi dự hội thảo quốc tế vv…
    Đọc những sự ấy, tôi nghĩ chả phải là bà vợ chiều chồng muốn… khoe. Nhưng trên cả sự chiều là yêu, bà trân trọng và yêu sự thẳng thắn tiết tháo lẫn khiêm nhường của chồng. Trước những thịnh tình săn đón ấy, NS đã lặng lẽ chối từ. Và ông chỉ bộc bạch với vợ mình cái trò phù phiếm ấy mà em…
    Nhưng NS Phạm Tuyên lại có lúc dễ tính đến không ngờ. Ấy là năm 1974, gia đình NS Phạm Tuyên chuyển về khu tập thể Khương Thượng, Đống Đa. Cô con gái NS đã lên lớp mẫu giáo lớn. Bà Tuyết tìm được Trường Mẫu giáo Mầm non Đống Đa gần nhà rất tiện để gửi con. Cô giáo Hiệu trưởng tên là Bắc cười, sẽ nhận cháu vào học với điều kiện: Bố cháu là NS Phạm Tuyên phải không ạ. Thế thì bố cháu phải viết cho Trường một bài hát!


    NS Phạm Tuyên chấp thuận. Và rồi ca từ Trường của cháu đây là trường mầm non như chất giọng reo vui của con trẻ làm câu kết cho ca khúc nổi tiếng Cô và mẹ không chỉ tặng cho trường mầm non Đống Đa thuở ấy mà hàng triệu, hàng triệu cô cùng trò cả nước ngân trên môi câu ấy mãi tới hôm nay! Cũng như triệu lương dân Việt 40 năm nay, dẫu có lúc có thời điểm tưởng như đứt đoạn, vẫn vang mãi khúc quân hành tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới!n
    XUÂN BA

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #34

    Mặc định

    41 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979-17/2/2020)

    Ký ức khó quên

    TP - Chúng tôi bị đánh thức bởi những tiếng nổ vang trời rất ghê sợ. Và rồi, trong cơn ngái ngủ, lũ trẻ chúng tôi bị cuốn đi trong dòng người bìu ríu nhau theo đường mòn biên giới rời xa quê, sơ tán về tuyến sau.
    Cảnh nhân dân Lạng Sơn sơ tán trên quốc lộ 1A ảnh: tư liệu








    Cứ dịp tháng 2 khi bông hoa gạo nở trên rẻo biên cương chúng tôi lại có dịp tụ họp, ôn lại chuyện xưa. Mỗi lần nhắc về chiến sự biên giới phía Bắc, bà Vũ Kiều Oanh (SN 1967, Phó giám đốc Đài PTTH tỉnh Lạng Sơn) không giấu nổi niềm xúc động nhớ lại câu chuyện đã in sâu trong tâm khảm tuổi ấu thơ.



    Chạy giặc
    Bà Oanh bồi hồi nhớ lại và kể: Quê tôi ở thị trấn biên giới Na Sầm, huyện Văn Lãng. Sáng 17/2/1979, xảy ra cuộc chiến bảo vệ biên giới. Cả nhà quấn túm nhau chạy loạn. Chúng tôi qua sông, đi mãi đến Hội Hoan rồi vượt đèo qua Bình Gia để về Bắc Ninh, nơi anh trai tôi đóng quân và có bố mẹ nuôi để tá túc, nương nhờ.


    Ngày ấy, bố tôi công tác ở thị xã Lạng Sơn, các anh chị lớn đều đi học, công tác xa. Ở nhà có mẹ và bốn anh em cùng giúp bà nội chạy giặc. “Trước khi rời khỏi nhà, mẹ sắp xếp đồ đạc vào đôi quang gánh, một bên là nồi cơm nếp, nồi thịt gà kho gừng làm lương thực đi đường, một bên là quần áo chăn màn và tất tật những gì mẹ thấy là quý giá và cần thiết cho chuỗi ngày chạy loạn. Tiền nong mẹ cẩn thận gói vào ruột tượng, đeo chắc trong người. Chị Phượng dắt đứa đằng trước, đứa địu sau lưng, xách thêm cái túi quần áo. Tôi cõng em Hà, em Quang đeo cái ba lô không nhớ có những gì. Bà nội chống gậy đi trước. Cả nhà hòa vào dòng người đông nghịt vượt sông Kỳ Cùng, đi miết trên đường, phồng rộp đôi chân”. Bà Oanh miêu tả.


    Góp chung câu chuyện, ông Trần Thanh Sơn (SN 1970, trước đây ở số nhà 19, phố Đinh Tiên Hoàng, phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn, nay công tác tại Công ty Điện lực Bắc Kạn) cho biết: “Từ sáng sớm đã nghe tiếng ùng oàng từ biên giới vọng về. Khi ấy, tôi chừng 10 tuổi cùng chúng bạn trong khu phố chạy ra ngoài ngõ bám người lớn đang túm tụm bàn tán, hóng chuyện.
    Thế rồi thông tin chiến sự diễn ra ác liệt, quân Trung Quốc đã tràn vào thị trấn Đồng Đăng, đang tiến đánh thị xã Lạng Sơn. Các gia đình được thông báo sơ tán gấp. “Thế là tất cả nháo nhào bê nồi niêu xoong chảo, quần áo, chăn màn, gạo, lợn, gà… ầm ĩ cả khu phố. Ông hàng xóm tốt bụng cho chúng tôi đi nhờ xe ô tô và tất cả bắt đầu rời thị xã theo quốc lộ 1A, cứ thế đi miết về tuyến sau.


    Dọc đường, từng đoàn xe ô tô, xe ngựa, xe trâu... đủ loại phương tiện rồi người đi bộ bồng bế nhau lếch thếch đầy đường. Bên kia đường, trên sườn núi có một số khẩu pháo có xe kéo của quân ta, vừa đi vừa bắn đùng đoàng. Sau gần một ngày đường, chúng tôi đến khu vực Mỏ đá 4 thị trấn Đồng Mỏ thuộc huyện Chi Lăng và dừng chân, tạm cư tại đây một thời gian dài”. Ông Sơn thuật lại.


    Mưu sinh
    Bà Vũ Kiều Oanh mau mắn khi kể đến chuyện “cơm áo gạo tiền” thời chiến: “Tôi nhớ, ngày đầu tiên nghỉ lại Nà Rảo, ở trong ngôi trường cấp 2 của xã Nam La (huyện Văn Lãng), mẹ tôi nhanh nhạy, ổn định chỗ ở tạm xong thì xoay sang tìm kiếm cách thêm tiền trang trải cuộc sống. Suy nghĩ một hồi rồi bà đi tìm mua trứng vịt trong làng, luộc lên rồi giao cho tôi ngồi bán cạnh đường, gần mấy hàng nước. Mỗi ngày bán hai ba chục quả cũng kiếm được tiền rau.
    Sau hai tuần, nghe nói chiến sự ở biên giới ngày càng phức tạp, gia đình chúng tôi vượt đèo, núi về xuôi. Ngày ấy mưa lắm, mưa xuân nhưng hơi nặng hạt và dai dẳng, đường đèo trơn trượt. Bà nội không thể đi được nên phải thuê 4 người lực lưỡng xỏ võng vào đòn khiêng. Đường trơn khó đi, lại đèo đốc.


    Theo bà Oanh, sau mấy ngày đi bộ ròng rã, cuối cùng mọi người cũng đã đến thị trấn Đồng Mỏ. “Ngay lập tức, gia đình tôi họp bàn tìm kế sinh nhai. Chúng tôi mở quán cơm bụi ngay ở chợ. Khi đó, tuổi còn bé nhưng tôi luôn ý thức được sự thương yêu mẹ. Bà đã quần quật cả ngày đêm với hàng quán để nuôi cả nhà, còn lo dành dụm sau này yên hàn về sửa nhà sửa cửa, rồi lo cho anh Long mắc lại ở Cao Bằng. Khi tình hình yên ổn đôi chút, mẹ còn theo các bà đi buôn giẻ rách cung ứng cho bộ đội lau súng”. Bà Oanh kể lại với niềm xúc động dâng trào.


    Còn ông Trần Thanh Sơn cho biết, sau khi đã tạm ổn định, gia đình cũng đã làm một cái nhà nhỏ tường vách đất, mái lá tranh gần cổng ra vào khu Mỏ Đá 4, thị trấn Đồng Mỏ…


    Nghĩa tình son sắt
    Phố núi Đồng Mỏ vốn bé nhỏ, hiền hòa bên dòng sông Thương bỗng trở thành “hậu cứ” lớn, bao bọc hàng ngàn người dân mạn Bắc đổ về. Không chờ cấp ủy, chính quyền địa phương kêu gọi, vận động, các gia đình ở Đồng Mỏ đều chủ động mời dăm ba hộ dân sơ tán đến cho tá túc nơi ăn, chốn nghỉ.
    Ngày ấy, tôi còn bé, được bố mẹ, anh trai căn dặn phải yêu thương, đùm bọc dân mình. Gia đình tôi có 3 hộ dân ở thị xã Lạng Sơn đến ở cùng. Tất cả đồ đạc sinh hoạt hàng ngày được tất cả bốn hộ dùng chung. Có hôm lạnh giá, bố mẹ bảo chúng tôi ngủ ghép, dành phần chăn ấm cho các bác cao tuổi, em nhỏ sơ tán.
    Vào các phiên chợ Đồng Mỏ, phố xá náo nức, nhộn nhịp hẳn. Người thị xã Lạng Sơn, dân Đồng Đăng mở rất nhiều quán bán hàng. Nhiều nhất là quầy ăn uống, lần đầu tiên ở Đồng Mỏ, dân bản địa được biết đến lò nướng bánh mì giòn tan, nóng hổi. Rồi nghề rèn, mộc và sửa chữa kính khóa, đồng hồ được mở ra mà ngày ấy dân quê tôi ít ai có được tay nghề cao như vậy.


    Ông Khổng Đình Quế, nguyên Phó chủ tịch UBND thị trấn Đồng Mỏ cho biết, thời chiến sự 1979 rất khó khăn, gian khổ nhưng tình người rất thủy chung, bền chặt. “Có đến 30 đến 35% người dân địa phương trở thành thông gia với các gia đình sơ tán. Khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, rất nhiều hộ gia đình trẻ đã lên khu vực biên giới lập nghiệp”. Ông Quế chia sẻ.
    Năm 1989 nhiều người dân thị trấn Đồng Đăng trở lại quê cũ, kiến thiết lại nhà cửa, ổn định cuộc sống, tạo dựng cuộc sống mới trên rẻo biên cương.


    Bà Hoàng Minh Thảo, Chủ tịch UBND thị trấn Đồng Đăng cho biết, những năm 1990, thị trấn chỉ có hơn 1.680 hộ, với gần 10 nghìn nhân khẩu, đến nay đã tăng lên 13 nghìn hộ, với 41 nghìn nhân khẩu, trong đó hơn 90% dân số của thị trấn tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ.
    “Từng là địa bàn đổ nát, hoang tàn sau cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biên giới, thị trấn Đồng Đăng đã vươn lên, khởi sắc. Để có thành tựu đó là sự nỗ lực vươn lên của người dân địa phương, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của những người đến từ các huyện hậu phương đã từng cưu mang chúng tôi. Nay họ lại chung tay, đồng lòng dựng xây tuyến biên giới lòng dân như thành đồng vững chắc không gì phá vỡ nổi”. Bà Chủ tịch thị trấn Đồng Đăng khẳng định.
    Phố núi Đồng Mỏ ngày nay. Ảnh: Duy Chiến


    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Vai trò của Hiệp ước Xô–Trung với cuộc chiến 1979
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-02-2017, 03:24 PM
  2. Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 28-02-2016, 01:38 PM
  3. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  4. [ebook]Sau 30 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979
    By TuanBinh7069 in forum Các thành viên tặng sách
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 04-03-2014, 10:45 AM
  5. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •