kết quả từ 1 tới 15 trên 15

Ðề tài: "luyện công tâm trống không dể bị tâm ma"

  1. #1

    Mặc định "luyện công tâm trống không dể bị tâm ma"

    nhất là cố để tâm trống không dể bị tâm ma
    Luyện công để tâm không dễ bị tâm ma?

    Vo-dinh có kiến giải, kinh nghiệm cá nhân gì không?
    Last edited by VuongChu; 11-08-2010 at 10:17 AM.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  2. #2

    Mặc định

    Kính mời vo-dinh chia sẻ!:day_dreaming::happy:
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  3. #3

    Mặc định

    Kính mời đạo huynh Tâm-Định tâm sự, chia sẻ.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  4. #4

    Mặc định

    Kính mời đạo huynh Chú Xiểu chia sẻ, trao đổi.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  5. #5

    Mặc định

    Lục Tổ dặn:
    Khi thấy rõ bản tâm tức là giải thoát, là đạt được Bát nhã Tam muội, tức Vô niệm. "Vô niệm là thấy tất cả các pháp mà tâm không nhiễm vương, dính níu." Cũng có người hiểu rằng Vô niệm là dứt bặt tư tưởng, không nghĩ ngợi gì hết. Lục Tổ cảnh giác liền là "chẳng phải như người lầm tưởng, cho là 'trăm điều chẳng nghĩ, khiến cho niệm tưởng tuyệt dứt' đó là bị pháp trói buộc, tức là biên kiến." Trong phẩm này Tổ cũng hai lần cảnh giác những người chấp Không và để tâm Không mà ngồi Thiền là sai lầm: "lại có kẻ mê để tâm 'không' mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến."

    Trong phẩm này có những lời dạy rất là thực tế "người đời suốt ngày miệng niệm Bát nhã mà chẳng nhận được Tự tánh Bát nhã, cũng như người nói ăn mà không ăn nên chẳng no được, miệng chỉ thuyết Không, muôn kiếp chẳng được Kiến tánh ... Cần phải tâm hành, chẳng ở miệng niệm, miệng niệm tâm chẳng hành thì cũng như huyễn hóa ... Ðối với tất cả các pháp, dùng trí huệ của chân như tự tánh chiếu soi, chẳng chấp, chẳng bỏ, tức là Kiến tánh thành Phật."

    Tổ chỉ rõ là cần tu hạnh Bát nhã, thực hành theo kinh Kim Cang thì sẽ được kiến tánh. Tổ cũng lấy kinh nghiệm bản thân và dạy: "kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác chỉ bảo, nếu cố chấp rằng phải luôn ỷ lại vào thiện tri thức mới mong được giải thoát thì không có lý như vậy", còn nếu không tự ngộ thì cần phải nhờ thiện tri thức chỉ ra mới thấy.
    ........................
    Tổ có dạy bài tụng Vô tướng tại cuối phẩm để những người xuất gia cũng như tại gia y theo mà tu hành. Sau đây là một vài đoạn trong bài tụng:
    "Chỉ truyền pháp kiến tánh,
    Hoằng pháp phá tà tông.
    Ngoài tâm đi tìm đạo.
    Suốt đời chẳng thấy đạo.
    Thương, ghét chẳng quan tâm,
    Duỗi thẳng hai chân nằm.
    Phật pháp tại thế gian,
    Chẳng rời thế gian để tìm giác.
    Lìa thế gian tìm bồ đề,
    Cũng như tìm sừng thỏ.
    Tụng này là đốn giáo,
    Cũng gọi đại pháp thuyền,
    Lúc mê tu nhiều kiếp,
    Ngộ chỉ một sát na."
    .......................................
    "Pháp môn này nói Tọa Thiền vốn chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng chấp chẳng tịnh ... Kẻ mê thì dù thân chẳng động mà mở miệng thì nói phải quấy, tốt xấu, hay dở của người ... Tự tánh vốn tự định, chỉ vì thấy cảnh mà chấp cảnh nên mới tán loạn. Nếu thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chân định vậy ... Thiện tri thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh, tự tu, tự hành, tự thành Phật đạo."

    Pháp môn của Tổ lấy định huệ làm gốc. "Ðịnh là thể của Huệ, Huệ là dụng của Ðịnh ... Chớ nói rằng trước phát định, sau phát huệ, hay trước huệ sau định, mà phân biệt định huệ là khác nhau. Nếu hiểu như thế thì pháp có hai tướng ... Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước. Kẻ mê chấp pháp tướng, cứ nói thường ngồi chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là một hạnh Chánh định. Hiểu như vậy tức là đồng với loài vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo."
    .........................

    "Pháp môn này từ trên truyền xuống, trước hết lập Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc ... Vô niệm là đối với mọi cảnh tâm chẳng nhiễm, trong niệm thường lìa cảnh, chẳng vì đối cảnh mà sanh tâm. Nếu là trăm điều chẳng nghĩ, bỏ hết các niệm tưởng, một niệm tuyệt liền chết, thọ sanh nơi khác, ấy là cái lỗi lầm lớn, người học đạo khá suy nghĩ điều đó! ... Vô tướng là đối với sắc tướng mà tâm lìa sắc tướng. Ðối với tất cả các pháp niệm niệm chẳng trụ tức là không bị trói buộc, đây là lấy Vô trụ làm gốc ... Thiện tri thức, Chân như tự tánh khởi niệm thì sáu căn tuy có thấy nghe hiểu biết mà chẳng nhiễm muôn cảnh. Nên Kinh nói: 'Phân biệt được các pháp mà cái tánh thanh tịnh Niết bàn chẳng động'."
    ..................

    - Chí Thành là đệ tử của Thần Tú, được giao cho trách nhiệm là đến nghe pháp của Tổ để về trình lại. Tổ giảng cho Chí Thành nghe:
    - Trụ tâm quán tịnh là bịnh chứ chẳng phải là Thiền.

    - Pháp Giới định huệ của Tổ là giảng cho những người tối thượng thừa, chứ không phải cho người đại thừa như hòa thượng Thần Tú dạy. "Chỗ ta nói pháp không lìa tự tánh. Lìa tánh mà nói pháp là chấp tướng mà nói, thì tự tánh thường mê. Nên biết tất cả các pháp đều do tự tánh mà khởi dụng ... Nếu ngộ được tự tâm, cũng chẳng lập Bồ đề Niết bàn, chẳng lập giải thoát tri kiến."

    - Hạnh Xương được giảng về nghĩa Thường, Vô thường trong kinh Niết bàn.

    - Thần Hội đến hỏi Tổ: "Hòa thượng ngồi Thiền thấy hay chẳng thấy?"
    Tổ nói: "Nếu ngươi vì tâm mê, chẳng thấy tự tánh thì phải hỏi Thiện tri thức để chỉ đường, nếu tâm ngộ, tự thấy tánh thì y theo pháp mà tu hành. Nay ngươi mê chẳng thấy tự tâm, lại đến hỏi ta thấy hay không thấy. Ta thấy tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái mê của ngươi. Ngươi nếu tự thấy thì cũng chẳng dính dáng gì đến cái mê của ta."

    Sau này Thần Hội mở rộng môn đốn giáo của Tổ, hiệu là thiền sư Hà Trạch, soạn tập Hiển tông ký nổi tiếng. Sư giảng cho các môn đồ: "Người học đạo thì phải bỏ hết cả thảy các niệm thiện, niệm ác. Cái tánh không hai ấy gọi là Thật tánh. Do nơi Thật tánh mà lập ra tất cả giáo môn. Vậy nghe nói pháp rồi thì phải thấy tự tánh." ...................

    Tóm lại,
    Pháp môn của Tổ nhấn mạnh về pháp "Vô niệm" cho nên Vô niệm được coi là tông của pháp môn. Tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che khuất. Cho nên nếu khởi tâm chấp tịnh thì lại sanh ra cái vọng vì chấp tịnh. Muốn hết vọng niệm thì khi thấy cảnh, không nên chấp cảnh. "Khi thấy mọi cảnh mà tâm không loạn đó là Chân định." Thí dụ về tâm không vọng động là khi thấy mọi người mà chẳng thấy các điều phải/quấy, lành/dữ, hay/dở của người. Không phải như có ý kiến cho rằng thấy người mà không phân biệt đó là nam hay nữ, đó là ông A hay ông B... thì mới là tâm không vọng.

    "Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là vọng, biết tâm là huyễn cho nên chẳng chấp".

    Ðiểm tế nhị chính là chỗ biết tâm 'vốn' là vọng, là huyễn nên không chấp, chứ không phải là chạy theo nó để chống hoặc để diệt. Vì vậy nên cần hiểu Vô niệm là đối cảnh mà tâm không nhiễm, không loạn, chứ không phải là lo diệt bằng cách không khởi nghĩ gì hết. Ðối cảnh mà tâm không động là khi tám gió thổi mà tâm vẫn không động. Tám gió đây là: tài lợi, suy hao, hủy nhục, đề cao, khen ngợi, chê bai, khổ đau và vui vẻ (tài, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc). Tổ có xác định: "Vô niệm là trong khi niệm mà lòng không động niệm."
    Last edited by Tâm_định; 28-08-2010 at 06:56 AM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  6. #6

    Mặc định

    "lại có kẻ mê để tâm 'không' mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến."
    Muốn đạo huynh giải theo nhận thức cá nhân của đạo huynh.

    lại có kẻ , chữ mê là mê lạc, mê mẩn mê mờ hay là đam mê, ham mê.

    Xem lại cả đoạn sẽ thấy hàm nghĩa/ý nghĩa khác.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VuongChu Xem Bài Gởi
    Muốn đạo huynh giải theo nhận thức cá nhân của đạo huynh.

    lại có kẻ , chữ mê là mê lạc, mê mẩn mê mờ hay là đam mê, ham mê.

    Xem lại cả đoạn sẽ thấy hàm nghĩa/ý nghĩa khác.
    Tiểu nói ké nhe:

    - Mê là vô minh!

  8. #8

    Mặc định

    BẢN LAI DIỆN MỤC

    Daito Kokuchi - Hạnh Huệ dịch
    Tất cả những người học thiền phải hiến cả thân mình ngay lúc khởi đầu để tọa thiền. Ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già, với đôi mắt khép hờ, nhìn được bộ mặt xưa nay trước khi cha mẹ sanh ra. Có nghĩa là thấy được trạng thái trước khi cha mẹ sinh, trước khi đất trời phân cách, trước khi bạn nhận thân người. Cái gọi là bản lai diện mục sẽ xuất hiện. Bộ mặt này không màu sắc và hình thể, như hư không trong suốt không tướng mạo.
    Bản lai diện mục vốn không tên, nhưng được biểu thị bằng lời như bản lai diện mục, ông chủ, Phật tánh và chân Phật. Tựa như người lúc mới sanh không có tên, về sau được gán cho những tên khác nhau. Tất cả 1700 công án hoặc đề mục dành cho thiền sinh hiến cả thân mình, chỉ cốt làm cho họ thấy được bản lai diện mục.
    Đức Thế Tôn ngồi thiền trong núi tuyết sáu năm, nhìn thấy sao mai mà giác ngộ. Tức thấy được bản lai diện mục. Khi cổ nhân đại ngộ hay có một bùng vỡ lớn, nghĩa là họ thấy được bản lai diện mục. Nhị Tổ đứng trong tuyết chặt cánh tay để được giác ngộ. Lục Tổ nghe một câu Kim Cang rồi chứng ngộ. Linh Nguyên ngộ khi thấy hoa đào nở. Hương Nghiêm lúc nghe tiếng sỏi chạm vào bụi tre. Lâm Tế khi bị Hoàng Bá đánh. Động Sơn khi thấy hình mình in dưới nước. Tất cả đều được gọi là bắt gặp vị chúa tể hay chủ nhân.

    Thân là nhà và phải có một ông chủ nhà. Chủ nhà được hiểu là bản lai diện mục. Biết được nóng lạnh, hay cảm thấy thiếu thốn, hoặc có những ham muốn v.v… Tất cả đều là vọng tưởng và không phải là chủ nhân thực sự của ngôi nhà. Những vọng tưởng này là những thứ được thêm thắt và tan biến theo từng hơi thở, lôi kéo chúng ta rơi vào địa ngục và luân hồi trong sáu đường. Tiếp tục tọa thiền càng sâu, sâu mãi, sẽ tìm được căn nguyên của vọng tưởng. Một tư tưởng không có bất cứ hình thể tướng mạo nào, nhưng vì tin chắc những tư tưởng này tồn tại ngay cả sau khi chết, nên ta rơi vào địa ngục với nhiều đau thương khổ não trong thế gian vô thường này.
    Lúc nào tư tưởng dấy khởi hãy buông đi! Bạn chỉ cần quét sạch mọi tư tưởng tức là thành tựu tọa thiền. Khi tư tưởng được buông bỏ, bản lai diện mục xuất hiện. Tư tưởng giống như những đám mây, khi mây tan vầng trăng ló dạng. Vầng trăng chân thường đó là bản lai diện mục.

    Tự tâm chính là Phật. Kiến tánh là nhận ra tâm Phật. Buông bỏ tư tưởng một cách liên tục, rồi sẽ thấy Phật tại tâm. Nếu cho rằng không thể nhận ra chân tánh trừ khi ngồi thiền là một lầm lẫn. Huyền Giác nói :

    Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền
    Nói nín động tịnh thể an nhiên

    Tức dạy rằng đi ngồi nói năng … tất cả đều là thiền. Không phải chỉ có tọa thiền và đè nén tư tưởng mới là thiền. Dù đứng hoặc ngồi, hãy ráng chú tâm và tỉnh giác, bất chợt sẽ nhận ra bản lai diện mục.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  9. #9

    Mặc định

    Đây là nguyên gốc của câu trên, là Lục Tổ luận Kinh Bát Nhã, là ý kiến của Lục Tổ:
    Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là đại, tâm lượng quảng đại như hư không, chẳng có biên giới, cũng chẳng vuông tròn lớn nhỏ, cũng chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, cũng chẳng trên dưới dài ngắn, cũng chẳng giận, chẳng vui, chẳng phải chẳng quấy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng đầu chẳng đuôi. Các cõi Phật đều đồng như hư không, diệu tánh con người vốn không, chẳng có một pháp có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế. Thiện tri thức, chớ nên nghe ta nói KHÔNG mà liền chấp KHÔNG. Trước nhất chớ chấp KHÔNG, nếu để tâm KHÔNG tĩnh tọa là lọt vào VÔ KÝ KHÔNG. Thiện tri thức, thế giới hư không bao hàm sắc tướng vạn vật, mặt trời mặt trăng, núi sông đất đai, cây cối, biển lớn, kẻ dữ người lành, pháp ác pháp thiện, thiên đàng địa ngục, tất cả đều ở trong hư không, TÁNH KHÔNG của con người cũng vậy. Thiện tri thức, tự tánh hay bao hàm muôn pháp là ЀI,muôn pháp đều ở trong tự tánh của con người. Nếu thấy điều dữ điều lành của người, tất cả đều chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng chấp chẳng nhiễm, tâm như hư không gọi là ЀI, nên nói là MA HA. Thiện tri thức, kẻ mê miệng nói, người trí tâm hành. Lại có kẻ mê để tâm không mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến. Thiện tri thức, tâm lượng quảng đại cùng khắp pháp giới, dùng thì liễu liễu rõ ràng, ứng dụng liền biết tất cả. Tất cả tức một, một tức tất cả, tới lui tự do, tâm thể vô ngại tức là BÁT NHÃ.

    bản của tỳ kheo Thích Duy Lực dịch
    Sao gọi là Ma Ha? Ma Ha là lớn, tâm lượng rộng lớn như hư không, không bờ bến, không vuông tròn, lớn nhỏ, không xanh vàng đỏ trắng, không trên dưới ngắn dài, không giận, không vui, không phải, không trái, không thiện, không ác, không có đầu đuôi. Các cõi Phật đều như hư không, diệu tánh người đời vốn là không, không có một pháp nào thật có. Tự tánh chơn không cũng như vậy.

    Thiện tri thức! Chớ nghe tôi nói không, bèn chấp vào không, cốt nhất đừng chấp không. Nếu không tâm mà tĩnh tọa, tức vướng vào cái không vô ký. Thiện tri thức! Hư không có thể dung chứa vạn vật hình tượng, nhật nguyệt tinh tú, sông núi đất liền, khe nguồn đầm suối, cỏ cây rừng rậm, kẻ thiện người ác, ác pháp thiện pháp, thiên đường địa ngục, hết thảy biển lớn và núi Tu Di đều ở trong hư không. Tánh không của người đời cũng vậy.

    Thiện tri thức! Tự tánh có khả năng hàm chứa vạn pháp nên gọi là Đại, vạn pháp ở trong nhân tánh. Nếu thấy sự thiện ác của mọi người, mà tuyệt đối không lấy không bỏ, cũng không nhiễm trước, tâm như hư không, ấy gọi là Đại, nên gọi Ma Ha.

    Thiện tri thức! Người mê nói ngoài miệng, bậc trí hành trong tâm. Lại có người mê, không tâm tĩnh tọa, trăm điều không nghĩ tới, tự xưng là đại, hạng người ấy không nên nói tới, vì đó là hạng tà kiến.
    bản của Thích Nữ Trí Hải dịch
    Đọc cả đoạn rồi đến câu cuối đạo huynh có nhận ra ý của Lục Tổ không?
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  10. #10

    Mặc định

    Đọc một đoạn không thể biết được điều chi , có điều thầy Thích Duy Lực là người đã chứng đắc, còn Thích Nữ Trí Hải có chứng hay chưa TĐ không biết, nhưng dựa theo lời dịch của thầy Thích Duy Lực và nhiều thầy khác, cũng như xem qua pháp bảo đàn kinh, thì ý của Thầy Thích Duy Lực chính xác nhất.
    Kèm theo pháp vô niệm của Lục tổ:
    Nói vô niệm nhưng không phải là vô niệm mà là vô tạp niệm, còn chánh niệm vẫn phải giữ, chánh niệm ở đây chính là quán, quán xong phải buông bỏ thì mới định, tức là chỉ, Lục tổ cho rằng nếu thiền mà ôm mãi cái chỉ mà không quán là ma pháp, phải phối cả hai quán - chỉ -quán -chỉ đồng hành thì mới là pháp của Đức Đạt ma tổ thứ ba ,truyền sau khi Phật không còn tại thế.
    Last edited by Tâm_định; 28-08-2010 at 05:18 PM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  11. #11

    Mặc định

    Trích Tâm _định :..." Nói vô niệm nhưng không phải là vô niệm mà là vô tạp niệm, còn chánh niệm vẫn phải giữ"...
    Cảm ơn huynh Tâm _định và thanhmai08 xin có ý kiến :
    Chúng ta cần biết : " NIỆM " là mây nổi trên bầu trời hư không..
    - " Niệm " hay " niệm chánh" thì vẫn là " Niệm " bản chất không hề khác.
    Nhiệm vụ của hành giả chỉ mỗi một việc : nhận chân rõ ràng cụ thể : Niệm và không phải Niệm - đâu thật sự là Khách trần đâu thật sự là Chủ thể...
    Tới đây hành giả đã thấy sự giới hạn của ngôn ngữ loài người không sao diễn tả được cái Hư Không trọn vẹn hàm chứa tất cả...
    Và ở một nghĩa khác : hành giả dấn thân trên đường Đạo vô cùng xin hãy đừng mong mình sẽ liễu Pháp gì - đắc quả vị gì - có năng lực siêu việt gì mà hãy tự hỏi : Tu bao giờ " Niệm " không sinh...mà chỉ thuần một khoảng Không tuyệt đối.

    Xin cảm ơn chủ topic: huynh VươngChu huynh Tâm_định về một đề tài rất hay.

  12. #12

    Mặc định

    hihi như vậy nguyên gốc là Ngài Huệ Năng nói là rơi vào Tà Kiến (cái thấy sai lạc với sự thật do sự si mê hay là do sự chấp), chứ không phải là Nhập Ma (ma nhập vào thân thể) đúng không đạo huynh?
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VuongChu Xem Bài Gởi
    hihi như vậy nguyên gốc là Ngài Huệ Năng nói là rơi vào Tà Kiến (cái thấy sai lạc với sự thật do sự si mê hay là do sự chấp), chứ không phải là Nhập Ma (ma nhập vào thân thể) đúng không đạo huynh?
    Khi có tà kiến thì dễ bị tha lực quỹ thần chiêu dụ, nhưng nếu mình vẫn liên tục hành thiện và phát tâm bồ đề phân phát công đức cho chúng sanh , chúng sẽ thấy không nên hại mình, vì hại mình chúng chẳng hưởng được gì, vì mình thường phân phát công đức cho chúng mà, trái lại chúng còn hộ pháp cho mình , và trở thành bạn bè nữa.Còn nếu mình tu hành có công đức mà cứ khư khư giữ lầy, chúng sẽ tạo ra nhiều rắc rối đấy!
    Last edited by Tâm_định; 29-08-2010 at 06:49 AM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  14. #14

    Mặc định

    Lại có kẻ mê để tâm không mà tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, với bọn người này không thể nói gì được, vì họ bị rơi vào tà kiến.
    Có một cách hiểu: Tĩnh tọa mà buông bỏ chủ ý thức/ý thức, không còn biết gì đến xung quanh; chủ ý thức/ý thức không điều khiển thân xác-đầu não... chủ nhà đi vắng khách viếng thăm.:batting_eyelashes:
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi VuongChu Xem Bài Gởi
    Có một cách hiểu: Tĩnh tọa mà buông bỏ chủ ý thức/ý thức, không còn biết gì đến xung quanh; chủ ý thức/ý thức không điều khiển thân xác-đầu não... chủ nhà đi vắng khách viếng thăm.:batting_eyelashes:
    Hay ! Hay! Vương Chu có ngộ kiến rất chính xác.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 26-02-2013, 11:02 PM
  2. 48 Pháp Niệm Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-01-2011, 08:35 AM
  3. Tổng hợp các pháp môn của Đức Quán Thế Âm
    By Le Ngọc Chi in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 20-10-2007, 04:23 PM
  4. Thiên Nhiên Khí Công
    By Bin571 in forum Khí Công, Dưỡng Sinh
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 15-10-2007, 09:34 PM
  5. Không Kiếp
    By Bin571 in forum Tử Vi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 14-10-2007, 10:51 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •