kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

  1. #1

    Mặc định Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

    Những điều Phật tử, người dân cần biết về Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công

    Thứ năm, 02/05/2017 | 09:21



    Có nhiều bằng chứng cho thấy Pháp Luân Công là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức,.. nhằm mục đích để phật tử và nhân dân cảnh giác cao độ trước tà đạo Pháp Luân Công.


    Chúng tôi đưa ra các bằng chứng để kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni...


    Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng về Pháp Luân Công từ:
    - Các trang web nội bộ, các trang web và fanpage quảng cáo của Pháp Luân Công, các bài giảng và các yêu cầu của Lý Hồng Chí.
    - Từ thực tế những gì mà những người theo Pháp Luân Công đang làm là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đọc kinh văn của Lý Hồng Chí, và các hoạt động giảng chân tướng mà Lý Hồng Chí người sáng lập tà đạo này tuyên truyền rằng các hoạt động này để tăng thêm công đức như: lập trang web, mở điểm luyện công, tuyên truyền chống phá chính quyền Trung Quốc, rải truyền đơn, phát tài liệu miễn phí lôi kéo người tham gia....

    Chúng tôi đưa ra nhiều bằng chứng kết luận rằng Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công đang lừa đảo cải đạo phật tử, xuyên tạc bài xích Phật giáo, hạ thấp đức Phật Thích Ca Mâu Ni..., có bản chất là một tà giáo với nhiều hoạt động tẩy não tín đồ, nô lệ hóa người tập che đậy bởi vỏ bọc là khí công dưỡng sinh, tốt cho tâm tính, đề cao đạo đức, nhân quyền....

    1. Pháp Luân Công sử dụng hình ảnh của Phật giáo quảng cáo thâu nạp tín đồ Phật giáo, nhưng lại tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia, không liên quan đến Phật giáo.

    Có hàng trăm trang web và fanpage của Pháp Luân Công được lập ra, hầu hết tất cả các fanpage của Pháp Luân Công đều chạy quảng cáo thu hút lượng theo dõi truy cập rất lớn. Riêng trang ba trang daikynguyen của Pháp Luân Công có lượng truy cập nên đến gần 13 triệu lượt theo dõi triệu cho đến thời điểm hiện tại.

    Số lượng truy cập trang Đại Kỷ Nguyên, một trang của Pháp Luân Công rất lớn lên đến gần 13 triệu lượt theo dõi

    Các trang web, fanpage của Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi quảng cáo, tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo [1]. Một số trang web của Pháp Luân Công tinh vi hơn là quảng cáo thật nhiều để thâu nạp người theo dõi, truy cập sau đó ngấm ngầm chèn các quảng cáo Pháp Luân Công để gây thiện cảm đối với người truy cập.

    Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo


    Một số ví dụ: Các fanpage Pháp Luân Công sử dụng các hình ảnh của Phật giáo để đi tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo


    2. Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia, mặt khác nói Pháp Luân Công là môn tu luyện cao cấp của Phật gia không liên quan Phật giáo.

    Các trang web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo nhưng đổi tên thành chuyện của Phật gia. Mặt khác họ nói Pháp Luân Công là Phật gia mà không liên quan gì đến Phật giáo [1].

    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    Một số ví dụ: Các web của Pháp Luân Công sử dụng các câu chuyện của Phật giáo đổi tên thành Phật gia tuyên truyền lôi kéo người tham gia, mặt khác sau khi tham gia rồi thì lại tuyên truyền Pháp Luân Công là Phật gia, không phải Phật giáo.


    3. Pháp Luân Công tuyên bố là của Phật gia không liên quan đến Phật giáo nhưng sử dụng một loạt các câu chuyện, điển tích, điển cố của Phật giáo để đi thâu nạp tín đồ gây ngộ nhận cho người mới tìm hiểu Pháp Luân Công là Phật pháp.



    4. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công không đưa ra được bất cứ một trường phái nào gọi là Phật gia, tự nhận Pháp Luân Công là pháp môn cao cấp của Phật gia.

    Những gì là Phật gia lâu nay chúng ta biết đều là thuộc Phật giáo vì Phật gia dịch theo nghĩa nhà Phật quan điểm triết lý, khí công, võ công....vv... xuất phát từ các ngôi chùa Phật giáo, Lý Hồng Chí đã sử dụng các quan điểm của Phật giáo và cho đó là của Phật gia. Mặt khác tuyên bố Pháp Luân Công thuộc Phật gia không liên quan đến Phật giáo. Mục đích để cho người ta tin rằng Pháp Luân Công là môn tu luyện chính truyền, dễ bề thu hút người tham gia. Bạn đọc có thể xem thêm tại các tài liệu tham khảo [2][3][4].

    5. Sử dụng thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc, một mặt nhằm gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp, một mặt nhằm thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí.

    Phật tử và những người ảnh hưởng Phật giáo ít nhiều đều quen thuộc với các thuật ngữ của Phật giáo. Vì vậy một tác phẩm nào đó sử dụng nhiều thuật ngữ này khiến cho họ nghĩ tác phẩm đó đang cổ xúy, liên quan đến Phật giáo, thậm chí ngộ nhận rằng tác phẩm đó đang nói về Phật pháp.

    Trong khi Lý Hồng Chí không đưa ra được bất cứ một bằng chứng nào có sức thuyết phục để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, ví dụ không dựa trên bất cứ một tác phẩm văn học, tác phẩm lịch sử, tác phẩm kinh sách nào để chứng minh Pháp Luân Công thuộc Phật pháp và cũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào cho thấy Phật gia là nhóm các Pháp Môn tu hành thuộc Phật pháp như Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Hoa Tông, Nam Tông..., mà đơn thuần chỉ là sự Ngụy Biện Pháp Luân Công thuộc Phật pháp, Pháp Luân Công thuộc Phật gia. Lý Hồng Chí người sáng lập Pháp Luân Công sử dụng một loạt các thuật ngữ của Phật giáo với nghĩa xuyên tạc để gây ngộ nhận cho tín đồ Phật giáo rằng Pháp Luân Công là Phật pháp nhằm dễ bề lừa đảo cải đạo phật tử [5]. Hơn thế để thần thánh hóa bản thân mình Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngữ Pháp Thân quen thuộc của Phật giáo 67 lần trong sách Chuyển Pháp Luân.


    6. Trong quyển sách Chuyển Pháp Luân của Lý Hồng Chí, cũng như trong nhiều tác phẩm khác Lý Hồng Chí bài xích hạ thấp Giáo chủ của các tôn giáo truyền thống.

    Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, xuyên tạc kinh Phật, xuyên tạc lời Phật rằng hiện tại là thời mạt Pháp. Lý Hồng Chí nhấn mạnh đến những tiêu cực hạn chế của xã hội với mục đích cuối cùng là biến bản thân mình thành một người vĩ đại, người truyền Pháp Luân Công ra để cứu vớt nhân loại, và tuyên truyền thế giới sẽ bị tiêu hủy nếu không có Đại Pháp. Để lời nói của mình có sức thuyết phục, một thủ đoạn ngụy biện tinh vi của Lý Hồng Chí là mượn miệng Đại Giác Giả. Chẳng những thế các trang của tổ chức Pháp Luân Công cũng sáng tạo ra các câu chuyện thể loại này nhằm nô lệ hóa người tập và thần thánh hóa Lý Hồng Chí. Bạn đọc có thể xem thêm tại xem thêm tại [6][7][8].

    Một số ví dụ về việc Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt thế:
    Trích: “Toàn thể xã hội nhân loại đều cùng trong một tầng này. Đã rớt đến bước này, đứng tại góc độ công năng mà xét, hoặc đứng tại góc độ các Đại Giác Giả mà xét, [thì] những thể sinh mệnh kia cần phải bị tiêu hủy.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 2)

    Đoạn trên Lý Hồng Chí mượn miệng các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng nhân loại sẽ bị tiêu hủy.
    Trích: “Thời mạt Pháp mà Ông (Phật Thích Ca Mâu Ni) nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hòa thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 3)

    Đoạn trên rõ ràng Lý Hồng Chí mượn uy tín Phật Thích Ca Mâu Ni để dựng chuyện thời hiện tại là thời mạt Pháp, Phật pháp không độ được người. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí đã dùng từ “mạt pháp” 17 lần. Lưu ý rằng đức Phật Thích Ca Mâu Ni không nói hiện tại là thời mạt Pháp.

    Lý Hồng Chí thần thánh bản thân mình thông qua việc hắn chính là kẻ truyền ra Đại Pháp lần cuối cùng:
    Trích: “Tôi có thể nói với chư vị, rằng có rất nhiều Đại Giác Giả đều đang chăm chú theo dõi sự việc này; đây là vào thời kỳ mạt Pháp mà chúng tôi truyền chính Pháp một lần cuối cùng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 64)

    Đoạn trích trên cho thấy Lý Hồng Chí mượn uy tín của các Đại Giác Giả để tuyên truyền rằng hiện tại là thời mạt pháp, hắn mượn uy tín của số đông qua từ “chúng tôi” thực ra là không ai khác, chính hắn là người chuyển Chính Pháp ra lần cuối cùng.
    Lý Hồng Chí còn cho rằng nếu không có Pháp Luân Công của hắn thì toàn thể nhân loại đã bị tiêu hủy từ trước năm 1999.

    Trích: “Chư vị biết chăng? Chư Thần nhìn nhận rằng nhân loại vốn từ lâu đã không được nữa rồi và vốn nên bị huỷ diệt, nhân loại vốn là không qua được năm 1999 đâu, bởi vì Đại Pháp muốn cứu chúng sinh, [nên] kéo dài thời gian nhân loại.” (Lý Hồng Chí, Giảng pháp tại pháp hội New York 2016, [9])

    Chẳng những Lý Hồng Chí tuyên truyền thời mạt pháp, hắn là một thần cứu nhân loại mà các trang web của Pháp Luân Công cũng tuyên truyền như vậy:

    "Tôi hỏi cô ấy nếu chúng ta không hoàn thành sứ mệnh thì có bị hình thần toàn diệt không, sẽ bị trừng phạt như thế nào? Cô ấy nói rằng thiên cơ không được phép tiết lộ, nhưng cô ấy biết rằng nếu không hoàn thành sứ mệnh thì toàn bộ chúng sinh trong thế giới của tôi sẽ bị tiêu hủy, cũng như tất cả thế giới và chúng sinh trong tầng tầng [vũ trụ] mà tôi đã kết duyên trong quá trình hạ xuống từ cao tầng cũng sẽ bị tiêu hủy." [10]



    Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chưa dừng lại tại đó còn tạo ra hàng nghìn bài viết xuyên tạc kinh Phật về Phật Di Lạc, xuyên tạc kinh Phật về Hoa Ưu Đàm để đồn thổi Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc (xem tại [11, 12]).
    Lý Hồng Chí còn tuyên truyền rằng các học viên Pháp Luân Công đều là Đại Giác Giả, mặt khác hắn nói Phật cũng là Đại Giác Giả và Đại Giác Giả cũng có thể bị đọa.
    Trích “V: Ông Phật sẽ ở mãi trình độ Phật đó phải không?


    Ð: Sau khi quý vị đạt giác ngộ qua sự tu luyện rồi quý vị là người giác ngộ, nói khác đi, là người ở cao tầng. Nhưng cũng không bảo đảm là quý vị không bao giờ làm điều sai trái. Dĩ nhiên, thông thường thì quý vị không phạm lỗi lầm gì ở cấp đó vì quý vị đã nhìn thấy chân lý. Nhưng nếu quý vị có tư cách kém cỏi, quý vị sẽ bị xuống cấp không trừ một ai. Nếu quý vị làm điều tốt, quý vị sẽ ở đó vĩnh viễn” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 90-91)

    Trong đoạn trích trên Lý Hồng Chí sử dụng thuật ngụy biện hết sức tinh vi, hỏi về Phật nhưng hắn trả lời về người giác ngộ, chỗ khác hắn nói Phật là người giác ngộ, như vậy đoạn trên một mặt hắn gián tiếp nói tu luyện Pháp Luân Công giác ngộ thì thành Phật, hắn giảng Pháp tại Cao Tầng (cũng là giảng Pháp cho Phật), nhưng hắn cũng nói rằng Phật cũng có thể bị đọa....điều này là trái hoàn toàn với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người đã giác ngộ, người không còn tái sinh.....

    7. Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

    Quan điểm về hình thành thế giới của Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công là khác căn bản với quan điểm của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni quan điểm hình thành vũ trụ là không có điểm khởi đầu và kết thúc, đó là chuỗi nhân quả vô cùng vô tận, vô thủy vô chung. Nhưng Lý Hồng Chí quan điểm là các Đại Giác Giả sáng tạo ra vũ trụ, và chính hắn sáng tạo ra thế giới Pháp Luân (xem thêm tại Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải).

    Trích: “Khi vũ trụ mới được những Đại Giác Giả cực cao cực cao kiến tạo lại mới xong rồi, trong đó vẫn có [còn tồn tại] một số không bị nổ chết. Các Đại Giác Giả kiến tạo vũ trụ [mới] này là chiểu theo đặc tính của bản thân mình, [theo] tiêu chuẩn của bản thân mình mà kiến tạo vũ trụ ấy; do đó [so] với đặc tính vũ trụ của thời kỳ trước đó có những chỗ bất đồng.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 90)

    8. Lý Hồng Chí tuyên truyền bất nhị Pháp Môn để xóa bỏ con đường tìm hiểu các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người tập Pháp Luân Công, điều đó cũng có nghĩa là Pháp Luân Công đang cải đạo tín đồ tôn giáo truyền thống.

    Pháp Luân Công tuyên truyền phi tôn giáo, phi kinh tế phi chính trị sau đó khiến cho người ta tin tưởng duy nhất Lý Hồng Chí, sám hối trước pháp tượng của Lý Hồng Chí tương tự xưng tội trước cha đạo, hoặc nghi thức sám hối trước khi tụng kinh. Lý Hồng Chí tuyên truyền một một hệ thống mê tín dị đoan do hắn tạo ra và cuối cùng là thực hiện Bất Nhị Pháp Môn nhằm ngăn cản người tập quay trở lại tôn giáo truyền thống của họ. Rõ ràng là lừa đảo, Pháp Luân Công một tà giáo che đậy bởi vỏ bọc khí công dưỡng sinh và Pháp Môn của Phật pháp...


    9. Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công, là các động tác dưỡng sinh (bốn bài tập thời gian tổng là 1 tiếng) kết hợp thiền tĩnh (thời gian tổng là 1 tiếng) nhưng hiện này Lý Hồng Chí yêu cầu làm các việc không liên quan.

    Hiện nay Lý Hồng Chí yêu cầu học viên Pháp Luân Công làm ba việc mà hoàn toàn không liên quan đến các bài tập này. Đó là Phát Chính Niệm tiêu diệt tà ác phá hoại Pháp Luân Công (bất kể những ai vạch ra sự thật về Pháp Luân Công, không đồng tình đều bị coi là tà ác), tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, đi giảng chân tướng, quảng cáo, phát tờ rơi.....

    10. Lợi dụng các trạng thái xảy ra trong quá trình tập luyện, Lý Hồng Chí mê hoặc tín đồ.

    Thời gian tập của 5 bài công Pháp này 2 tiếng trong khi các bài khí công thuộc các trường phái khác ít hơn nhiều, ví dụ Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hí thời gian tập 5 đến 7 phút. Vì thời gian tập Pháp Luân Công kéo dài, với nhiều động tác, trong quá trình tập người tập có cảm nhận được một số vấn đề huyền bí, các trạng thái mà bình thường không cảm nhận được, tương tự như tập các môn thiền, khí công, dưỡng sinh, nhân điện đều có khả năng khai mở các huyệt đạo, luân xa, tam hoa tụ đỉnh, khỏi bệnh....vv...đều không có gì đặc biệt.

    Các trạng thái do tập các động tác này cũng xuất hiện đối với các trường phái khí công khác. Ví dụ dễ gặp và phổ biến nhất là Thiền Tông của Phật giáo Đại Thừa có các trạng thái mà kinh Lăng Nghiêm gọi đó là ma, ngũ ấm ma xuất hiện trong quá trình thiền, khi nào phải đạt trạng thái “Không” mới là đắc đạo. Lý Hồng Chí mô tả các trạng thái đó phù hợp với các cảm nhận của người tập từ đó khiến cho người tập tin tưởng Lý Hồng Chí. Lợi dụng lòng tin của người tập đó và sự thiếu hiểu biết của những người tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí đã thần thánh hóa bản thân, tuyên truyền một hệ thống mê tín dị đoan phản khoa học, và yêu cầu người tập làm những việc không liên quan như “phát chình niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản”, “đi phát tờ rơi”, “lập trang web”, “mở điểm luyện công”, “tuyên truyền về Pháp Luân Công”....

    Lý Hồng Chí cũng đã lường trước được các phản ứng của xã hội, nên đã hướng dẫn tín đồ rằng nếu có sự ngăn cản thì đó đều là thử thách để đắc Pháp, thành thần, đều được an bài...

    11. Sự thật đằng sau các ngụy biện khỏi bệnh thần kỳ nhờ Pháp Luân Công

    Khi tập Pháp Luân Công có bệnh thì người tập Pháp Luân Công đều được Lý Hồng Chí tuyên truyền đó là trả nghiệp, vượt quan, vượt ải.....
    Trích: “Một số thử thách sẽ xuất hiện trong lúc tập luyện. Ðó là hình thức để trả nghiệp. mọi người đều có nghiệp. Khi người tu cảm thấy cơ thể bất an, xin đừng nghĩ là mình đang mắc bệnh gì. Ðể tiêu trừ nghiệp lực và dọn đường cho sự tu luyện, vài sự khảo đảo sẽ xuất hiện sớm hơn.” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 69)
    Trích: “V: Tôi có thể tập luyện trong lúc bị cảm hay bị sốt hay không?


    Ð: Tôi sẽ nói rằng sau khi học xong khóa này, quý vị sẽ không bao giờ bị bệnh. Quý vị có thể không tin nó. Tại sao học viên của tôi đôi khi có triệu chứng tương tự như là bị cảm hay là bị lên cơn sốt? Ðó là đang trải qua sự trả nghiệp và khổ nạn, và nó ngầm ám chỉ rằng đang đến lúc phải tiến lên một trình độ khác. Họ đều hiểu rằng họ không nên bận tâm về vấn đề đó, và nó sẽ lướt qua” (Lý Hồng Chí, sách Pháp Luân Công, trang 78)

    Người phụ nữ tập Pháp Luân Công già rồi 70-80 vẫn ra kinh nguyệt trở lại, điều đó chứng tỏ là tập Pháp Luân Công kích thích hóc môn sinh dục (xem thêm tại Pháp Luân Công Nghĩa Giải của Lý Hồng Chí). Điều đó càng chứng tỏ Pháp Luân Công đi ngược lại với được lối tu luyện diệt dục của đạo Phật, đạo Giáo (thiểu dục, tri tuc, xả phú cầu bần-xả thân cầu đạo).
    Một số trang web của Pháp Luân Công còn tuyên truyền rằng có những người “bị liệt 12 năm đứng dậy đi sau ba ngày nghe đọc Chuyển Pháp Luân” hay “Niệm Pháp Luân Đại Pháp Hảo chữa được bệnh AIDS sau một tháng”......những điều này đều là phi khoa học, lừa đảo.

    12. Ngụy biện của người tập Pháp Luân Công khi nhận được các ý kiến phản biện.

    Những người theo Pháp Luân Công thường đưa ra các bằng chứng rằng: Tôi tập Pháp Luân Công khỏi bệnh vì vậy Lý Hồng Chí nói đúng. Hay Chân Thiện Nhẫn có gì xấu, người tập Pháp Luân Công là theo Chân Thiện Nhẫn tại sao lại phản đối. Hay phản đối Pháp Luân Công là bênh vực Trung Quốc. Về một số ngụy biện như vậy xin giải đáp như sau: Các trường phái khí công đến các môn thể dục, thậm chí là đi bộ cũng có tác dụng chữa bệnh huống chi tập Pháp Luân Công hết 2 tiếng, thời gian tập Pháp Luân Công nhiều hơn các môn khí công khác như Bát Đoạn Cẩm, Ngũ Cầm Hý gần 20 lần, do vậy việc khỏi bệnh cũng không cứ gì là những vấn đề khác của Pháp Luân Công là đúng.

    Chân Thiện Nhẫn cũng như vậy, Chân Thiện Nhẫn là đúng nhưng lợi dụng ba chữ này để che đậy mưu đồ bá chủ tam giới, nô lệ người tập, dẫn dụ người tập vào các hoạt động vô bổ không liên quan như Phát Chính Niệm tiêu diệt tà linh của Đảng Cộng Sản, hay người Việt Nam rải truyền đơn chống phá Trung Quốc (vì đó là không đúng, không hề liên quan đến Phật pháp như họ tuyên truyền lôi kéo), trong khi Pháp Luân Công luôn miệng tuyên truyền phi chính trị, phi tôn giáo,....việc không đồng tình với một số vấn đề, quan điểm của Pháp Luân Công ví dụ Pháp Luân Công dụ dỗ người tham gia sau đó tuyên truyền bài xích các môn khác, hạ thấp giáo chủ các tôn giáo, thần thánh hóa bản thân Lý Hồng Chí không có nghĩa là bênh Trung Quốc.


    13. Tập công miễn phí, tập tại các công viên... thực chất là để bành chướng lực lượng, sử dụng người khác phục vụ cho mưu đồ bá chủ tam giới của Lý Hồng Chí.

    Lý Hồng Chí sử dụng người bản địa, người tập để đi dụ dỗ lôi kéo người tập, trong khi Lý Hồng Chí không hề mất cái gì cả. Những thứ mà Lý Hồng Chí ban cho những người này là càng mở điểm luyện công, càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì càng có uy đức, công đức vô lượng...

    Trích: “Chư vị chỉ quản việc tu, chư vị dẫn được càng nhiều người tới học, có thể nói chư vị công đức vô lượng. Bằng như là trợ giúp Sư phụ truyền Pháp” (Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998) [13]
    Trích: "Chư vị đã biết máy điện toán, đột phá phong tỏa Internet, đang giảng chân tướng trên Internet; tất nhiên còn có những kỹ năng khác nữa; đều là thế cả. Thực tại thì [ai] không biết [làm] gì, thì phát tài liệu trên phố, uy đức cũng như nhau"(Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, giảng pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005) [14].

    Việc tập Pháp Luân Công tại các công viên chẳng qua là một thủ đoạn dùng hiệu ứng số đông để lôi kéo người tham gia. Thật vậy khi đi qua khu tập Pháp Luân Công các bạn sẽ được nhóm người này giới thiệu những điều rất tốt đẹp về Pháp Luân Công như khỏi bệnh, lợi ích sức khỏe, phổ truyền tại bao nhiêu nước, nhiều người tham gia sẽ lôi kéo một người tham gia dễ hơn.... Sau khi mọi người tin theo Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công rồi thì họ sẵn sàng phó xuất tiền bạc từ trong cá nhân để Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí thực hiện các hạng mục đầu tư sinh lợi cho tổ chức Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí. Ví dụ chương trình nghệ thuật Shen Yun giá vào xem từ 1,66-3 triệu.

    Với các bằng chứng trên cho thấy Pháp Luân Công không phải Phật pháp, không phải Phật gia, không phải là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp như Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công tuyên truyền. Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công chỉ mượn từ ngữ, thuật ngữ của Phật giáo gây ngộ nhận cho những người mới tìm hiểu về Pháp Luân Công để đi lừa đảo cải đạo phật tử và những người ảnh hưởng, đồng thời xuyên tạc bài xích Phật giáo hạ thấp Phật Thích Ca.

    Sau cùng là thực hiện âm mưu biến bản thân Lý Hồng Chí thành một giáo chủ của một tôn giáo mới, nô lệ hóa hoàn toàn tâm trí người tập, biến người tập trở thành nô lệ, một mặt củng cố niềm tin vào Pháp Luân Công thông qua hoạt động học kinh văn, một mặt tẩy não học viên thông qua hoạt động phát chính niệm và cuối cùng mở rộng bành trướng thông qua hoạt động phát tờ rơi, mở điểm luyện công, mở trang web, tuyên truyền Pháp Luân Công dưới mọi hình thức.

    Tài liệu tham khảo:

    [1]- Hỏi: Pháp Luân Đại Pháp có liên quan đến tôn giáo? Trả lời: Không liên quan, Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện Phật gia, nhưng hoàn toàn không liên quan đến Phật giáo, cũng như bất kỳ tôn giáo nào, kể cả đạo giáo, Nho giáo. Hình thức hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp cũng không liên quan đến tôn giáo: không có tổ chức phân cấp (chỉ một Sư phụ và các học viên đồng đẳng), không có nghi thức tôn giáo, không có lệ phí tham gia, không có đăng ký (ai thích thì học, không thích thì thôi). Pháp Luân Đại Pháp là phi tôn giáo, phi chính trị, phi kinh tế.

    http://vi.falundafa.org/faqs.html#religios
    [2]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201701...at-giao-25401/
    [3]- http://phatgiao.org.vn/nghien-cuu/20...phat-tu-26364/
    [4]-http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-tam/201703/Phap-Luan-Cong-lua-dao-am-muu-xoa-bo-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-26056/
    [5]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...uoi-tap-26599/
    [6]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-1-25887/
    [7]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-2-25932/
    [8]- http://phatgiao.org.vn/van-de-quan-t...soc-P-3-26045/
    [9]-http://vn.minghui.org/news/69553-giang-phap-tai-phap-hoi-new-york-2016.html
    [10]- http://vn.minghui.org/news/65265-nhi...-cua-minh.html
    [11]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612...dich-gi-25317/
    [12]- http://phatgiao.org.vn/y-kien/201612...the-nao-25242/
    [13]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, 2005, Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu 1998
    http://vn.minghui.org/news/63458-gia...-dau-1998.html
    [14]-Lý Hồng Chí, ngày 5 tháng 11, Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005
    http://vi.falundafa.org/jw/kinh_van_20051105.html


    Thích Pháp Minh - Nguyễn Thanh Quang
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    PHÁP LUÂN CÔNG DÒNG KHÍ CÔNG
    BIẾN NGƯỜI TẬP TỰ NGUYỆN THÀNH NÔ LỆ

    Quốc Minh-Phạm Đức Quân




    Pháp Luân Công vốn là các bài tập khí công do Lý Hồng Chí sáng lập và phổ biến năm 1992. Tuy nhiênkhi số lượng người tập tăng lên Lý Hồng Chí đã tập trung các bài giảng của mình lại chỉnh sửa để viết thành các tác phẩm mà ngày nay học viên Pháp Luân Công gọi là kinh văn của sư Phụ Lý Hồng Chínhư quyển Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công..... Nếu nhìn bề ngoài có thể thấy đây là một sự pha trộn hỗn tạp giữa đạo Phật và đạo Giáo, với rất nhiều hình thức ngụy biện trong đó (tham khảo [1]).

    Đồng thời trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí cũng có nhiều chỗ mê tín dị đoan phản khoa học như “Khí công và ảo thuật là một, David Copperfield đi qua vạn Lý Trường thành là khí công” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 2). Hay các vị Đại giác giả đã tạo ra vũ trụ cách đây 100 triệu năm (Giảng Pháptại Pháp hội New York 2016 –[2]) trong khi khoa học ước lượng tuổi của trái đất là 4,55 tỷ năm, hơn thế chính trong tác phẩm chuyển Pháp Luân Của mình Lý Hồng Chí cũng đã lấy dẫn chứng rằng cách đây 2 tỷ năm đã có một lò phản ứng hạt nhân trên trái đất, nghĩa là cách đây 2 tỷ năm đã có nền văn minh tồn tại trên trái đất (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 9).

    Hay các học viên Pháp Luân Công đều là các Chư Thần xuống để trợ sư chính pháp, hay các học viên Pháp Luân Công đã bị chết là để hoàn thànhsứ mệnh. Lưu ý: đây là một điều cần phải cảnh báo về một tôn giáo khủng bố trong tương lai. Hay các chư thần trên trời theo Lý Hồng Chí xuống làm xúc vật, cỏ cây vì vậy gần đây có nhiều chính sách bảo vệ động vật thực vật ra đời. Lý Hồng Chí hướng dẫn tín đồ rằng ốm không cần uống thuốc để thể hiệnviệc tin tưởng vào luyện công (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 74), hay tập Pháp Luân Công có công bảo vệ nên không sợ sét đánh (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 84).


    Tại bài viết này chúng tôi tập chung vào ba mục tiêu sau:

    1-Phân tích nguồn gốc của Pháp Luân Công
    2-Đưa ra một số giải thích về tác dụng của môn tập Pháp Luân Công
    3-Khẳng định rằng Pháp Luân Công là một dòng khí công nô lệ hóa người tập vào một hệ thống tín ngưỡng mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt. Lý Hồng Chí thần thánhhóa bản thân mình qua khái niệm Pháp Thân, Pháp Luân của Phật Giáo), Pháp Thân của Lý Hồng Chígắn Pháp Luân vào huyệt đan Điền một huyệt vị nổi tiếng trên cơ thể con người của Đạo Giáo. Người tập Pháp Luân Công hai tiếng một ngày, phát chính niệm tiêu diệt tà linh đảng cộng sản 40 phút, khỏi bệnh đều là do Pháp Thân của Lý Hồng Chí làm tịnh hóa, tiêu nghiệp.

    1. Vấn đề về nguồn gốc của Pháp Luân Công

    Trong các tác phẩm như Chuyển Pháp Luân, Pháp Luân Công của Lý Hồng Chí có đề cập đến nguồn gốc pháp môn Pháp Luân Công như sau:
    Trích "Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân, trang 7).

    Trích "Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn của Phật gia; trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bá công khai; nhưng trong một thời kỳ tiền sử nó đã được quảng bá rộng rãi để độ nhân" (Lý Hồng Chí, Chuyển pháp Luân Trang 18).

    Trích: “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia.” (Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, Trang 1).

    Trích: “Ngay lúc chúng tôi vừa đề cập tới khí công của Phật Gia, nhiều người có lẽ nghĩ đến vần đề này: Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật, họ bắt đầu móc nối với Phật giáo. Tôi long trọng minh xácrằng Pháp Luân Công là khí công của Phật Gia, là một đại pháp chính truyền, và không có liên hệ gì với Phật giáo.Khí công của Phật Gia là khí công của Phật Gia, trong khi đó Phật giáo là Phật giáo. Tuy có cùng chung mục đích là tu luyện, nhưng chúng theo các đường hướng khác nhau, vì không cùng một pháp môn nên các đòi hỏi cũng không giống nhau.”(Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, Trang 13).

    Trích “Pháp Luân Công bắt nguồn từ Pháp Luân Tu Luyện Đại Pháp của Phật Gia, nó là một phương pháp tu luyện khí công đặc biệt của Phật Gia, nhưng chính nhờ nó có các đặc tính riêng biệt mà làm cho nó nổi bật lên giữa các đường lối tu luyện trung bình khác trong Phật Gia.”(Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, Trang 20).
    Cứ theo ý trên thì Lý Hồng Chí thì có đến 8 vạn 4 ngày pháp môn thuộc Phật Gia. Chúng tôi có một số câu hỏi về khái niệm pháp môn thuộc Phật gia như sau:


    Câu hỏi 1-Các môn phái của Phật Gia các pháp môn nào?
    Câu hỏi 2- Người sáng lập các Pháp môn này là ai?
    Câu hỏi 3-Nếu Lý Hồng Chí cho rằng “Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện cao cấp của Phật Gia” vậy hãy kể tên cho chúng tôi biết chừng năm pháp môn thuộc Phật Gia để chúng ta cùng nhau so sánh.
    Câu hỏi 4-Lý Hồng Chí viết “Vì mục đích của Phật Gia là tu thành Phật,....Tuy có cùng chung mục đíchlà tu luyện” vậy xin hỏi có vị nào tu pháp môn thuộc phật, tu luyện Pháp Luân Công đắc đạo thành Phậtkhông? Các vị Phật này được đề cập trong kinh sách nào?


    Hơn thế căn cứ vào đâu Lý Hồng Chí nói rằng Pháp Luân Công là môn phái của Phật Gia? Nếu như Phật Gia có nhiều Pháp môn vậy tại sao nó không được đề cập trong bất cứ kinh sách của Phật Giáo, cũng không được đề cập trong các kinh sử như Hậu Hán Thư, Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên,......hay trong các tác phẩm văn học như Đông Chu Liệt Quốc, Xuân Thu Chiến Quốc, Hồng Lâu Mộng, Chiến Quốc Sách nơi đề cập đến Bách Gia như Nho Gia, Pháp Gia, Danh Gia, Âm Dương Gia, Đạo Gia, Mặc Gia......

    Lý Hồng Chí nói "trong thời kỳ lịch sử văn minh nhân loại của chúng ta đây nó chưa từng được truyền bácông khai" như thế có hai trường hợp trường hợp thứ nhất Lý Hồng Chí là người sáng lập, trường hợpthứ hai Lý Hồng Chí học được từ một vị thầy khác. Nếu Lý Hồng Chí là người sáng lập thì càng không có có cơ sở để ghép Pháp Luân Công vào môn phái thuộc Phật Gia (nếu có). Còn nếu Lý Hồng Chíđược truyền dạy qua các vị Thầy khác thì Lý Hồng Chí phạm tôi khinh sư diệt tổ vì không nói đến các vị thầy truyền dạy cho mình để quần chúng bái Tổ Sư.

    Chúng tôi hi vọng rằng ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Côngđừng kể các pháp môn khí công của Phật Gia là các bài tập công như Suối Nguồn Tươi Trẻ, Dịch Cân Kinh, hay Bát Đoạn Cẩm.....là pháp mônthuộc Phật Gia. Vì đây chỉ đơn giản là các bài tập khí công dưỡng sinh xuất phát từ trong các ngôi chùa Phật giáo. Xưa nay chúng ta đều gọi những gì liên quan đến Phật Giáo, liên quan đến Phật Thích Ca Mâu Ni là nhà Phật. Mà câu hay dùng theo quan điểm của "nhà phật ", triết lý nhà phật, nhà Phật với Phật Gia là cùng một nghĩa. Do vậy các bài khí công dưỡng sinh xuất phát từ các ngôi chùa của Phật Giáo thuộc trường phái khí công Phật Gia nhưng Pháp Luân Công thì tuyệt nhiên không có cơ sở gì để nói là khí công thuộc các trường phái Phật Gia.

    Chúng ta xem xét thêm đoạn viết sau trong sách Chuyển Pháp Luân:

    Trích: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời mạt Pháp, tăng nhân trong chùa tự độ đã rất khó, huống nữa là cư sỹ, càng không có ai quản. Dẫu rằng chư vị đã bái sư, nhưng người được gọi là ‘sư’ ấy cũng là một người tu luyện; người ấy mà không thực tu thì vô dụng; ai mà không tu cái tâm này thì đều không thể lên được. Quy y là hình thức nơi người thường; chư vị quy y xong thì phải chăng [chư vị] đã thành người của Phật gia? Phật sẽ quản chư vị? Không [hề] có chuyện ấy. Hàng ngày chư vị dập đầu lạy đến vỡ cả đầu, đốt hương hết nén này nén khác, cũng vô dụng; chư vị phải chân chính thực tu cái tâm này thì mới được.

    Đến thời mạt Pháp, vũ trụ đã phát sinh biến đổi to lớn, thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng không còn tốt nữa; những người có công năng (kể cả hoà thượng) đã phát hiện ratình huống này.Hiện nay toàn thế giới chỉ mình cá nhân tôi đang công khai truyền chính Pháp; tôi làm điều mà người ta trước đây chưa làm; ngoài ra vào thời mạt Pháp [tôi] đã mở cửa lớn [pháp môn] này. Thực ra [điều này] nghìn năm chẳng gặp, vạn năm chẳng gặp; nhưng có thể độ được không cũng chính là có thể tu được không thì còn tuỳ vào bản thân [chư vị]; điều tôi giảng là [Pháp] lý của cả vũ trụ to lớn này”

    Đến đây chúng tôi đã có thể kết luận rằng Lý Hồng Chí hoàn toàn không giải thích được nguồn gốc của môn tập Pháp Luân Công, Lý Hồng Chí cố gắng biến môn tập này thành một Pháp Môn thuộc Phật Giađể khẳng định Pháp Luân Công là môn phái khí công chính truyền nhằm mục đích thu hút tín đồ.Đồng thời Lý Hồng Chí cũng bài xích Phật Giáo, coi Phật Giáo là mạt pháp, hiện nay thì chỉ có một mình Lý Hồng Chí truyền Chính Pháp không ai trên thế giới làm việc này, phật giáo thì đã mạt.....


    2. Vì sao các bài tập Pháp Luân Công có thể nâng cao sức khỏe

    Để tập đầy đủ các bài công pháp của Pháp Luân Công cần thời gian là 2 giờ, 1 giờ động công, 1 giờ tĩnh công theo bài nhạc tập [3].
    Để tìm hiểu về vấn đề này chứng ta sẽ xem xét các bài tập khí công công khác:

    NGŨ CẦM HÝ thời gian tập chưa đến 7 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=l7drtIl9ok8
    BÁT ĐOẠN CẨM, thời gian tập chưa đến 8 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=zM3xjrYdlNY
    THÁI CỰC QUYỀN, thời gian tập chưa đến 10 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=jzLn_qef-Ts&t=270s
    Dịch Cân Kinh thời gian tập từ 10 đến 30 phút
    https://www.youtube.com/watch?v=pi5SfqBlTHg
    Suối Nguồi tươi trẻ chưa đến 7 phút:
    https://www.youtube.com/watch?v=zMKFvKyUqQw

    Hiện nay chưa có một nghiên cứu so sánh nào cho thấy tập Pháp Luân Công hiệu quả về mặt cải thiệnsức khỏe hơn các bài tập công khác.Tuy nhiên so sánh về mặt thời gian thì thời lượng tập Pháp Luân Công đã gấp gần 20 lần thời lượng tập các môn khí công khác (thời lượng tập các môn khí công khác khoảng từ 7-10 phút).Như vậy giả sử tập Pháp Luân Công có hiệu quả hơn về mặt chữa bệnh thì cũng là bình thường.Trong khi các bài tập khí công dưỡng sinh khác không hề có thần thánh hóa một ông thầy, ông thần ông phật nào, cũng không hề quảng cáo rầm rộ mà khi tập cũng thu được hiệu quảkhông nhỏ và cũng đã được cả thế giới công nhận.

    Tuy nhiên Lý Hồng Chí lợi dụng hiệu quả cải tiến sức khỏe nhờ việc tập luyện khí công Pháp Luân Công để thần thánh bản thân mình thong qua các thuật ngữ Pháp Luân, Pháp thân….. khiến cho học viên Pháp Luân Công trở thành những người nô lệ của Lý Hồng Chí. Còn một lý do nữa là Lý Hồng Chí đã đánh tráo khái niệm Đan Điền bằng khái niệm PhápLuân, mà chúng tôi sẽ phân tích kỹ tại mục 3 tiếp theo.


    3. Pháp Luân Công dòng khí công nô lệ hóa người tập

    3.1. Khảo sát lòng tham và sự nhẹ dạ cả tin của con người
    Khảo sát hai bức ảnh sau để thấy được lòng tham và sự cả tin của con người như thế nào:
    +Bức ảnh thứ nhất: Truyền thuyết kể rằng: Ai nhìn thấy cá voi trắng sẽ được gặp nhiều may mắn. Bức ảnh này thu được 337 nghìn lượt like, 2.7 nghìn lượt chia sẻ.
    +Bức ảnh thứ hai:Truyền thuyết kể rằng nếu bạn like bức ảnh chú công này bạn sẽ may mắn suốt cuộc đời. Bức ảnh này thu được 741 nghìn lượt like, 8.1 nghìn lượt chia sẻ.
    + Bức ảnh thứ ba: Đây là 1 lời nguyền, trước đó 2 ngày có người đã lướt qua ảnh mà ko cmt Amen ngay hôm sau người đó đã bị bại liệt nằm 1 chỗ.
    Ai ngang qua nhớ cmt Amen Kết bạn Nhung Chia sẻ để họ siêu thoát. Ko tin cứ thử bỏ qua xem


    Qua bốn bức ảnh này này chúng ta thấy:

    - Mọi người dễ dàng tin vào một lời hứa được ban phước cho may mắn, sức khỏe, giàu sang hạnh phúc, hoặc cũng dễ dàng sợ hãi khi bị một lời hù dọa vô lý…..tâm lý này là do lòng tham và sự sợ hãisinh ra, nguyên nhân là vô minh mà đức Phật đã chỉ rõ trong định luật 12 Nhân Duyên, các tà giáo hoạt động được cũng chính vì đánh vào lòng tham và sự sợ hãi của con người, tà giáo Pháp Luân Công cũng vậy.


    - Mọi người dễ bị các câu nói mang tính ngụy biện như “truyền thuyết kể rằng”, “theo truyền thuyết của Phật gia”, "Đức Phật khẳng định trong kinh Phật"…..định hướng niềm tin bởi họ đã có niềm tin sẵn có vào các tôn giáo tín ngưỡng truyền thống của họ. Tổ chức Pháp Luân Công cũng lợi dụng tâm lý này để đăng các hình ảnh Phật, triết lý nhà Phật, thuật ngữ kinh văn nhà Phật nhằm mục đích gây thiện cảm và dần dần tảy não tín đồ bài xích Phật Giáo.


    3.2. Huyệt vị Đan Điền


    Cùng với các lời quảng cáo CÓ CÁNH trong các tác phẩm Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân....của Lý Hồng Chí thì các trang web của Pháp Luân Công đưa ra các quảng cáo rất hấp dẫn, kiểu ngon bổ rẻ như“Tu luyện một Pháp Luân, không luyện đan”, “Khi người không luyện công, Pháp Luân vẫn luyện người, hay”, “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”.......[4].

    Trong khi hầu như toàn bộ các trường phái khí công, thiền định, yoga khác đề nói rằng tập Thiền cần có Thầy, nếu không có thầy thì dễ bị tẩu hỏa nhập ma thì Pháp Luân Công và Lý Hồng Chí lại chơi bài ngon bổ rẻ rằng: “Có Pháp thân của Sư phụ bảo hộ, không sợ ngoại tà xâm nhiễu.”Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho nhiều người ham hố tập vì không sợ bị tẩu hỏa nhập ma so với các môn khí công khác, tuy nhiên có tẩu hỏa nhập ma hay không thì thực tế qua điều tra chung tôi khẳng định là có. Chúng ta tìm hiểu khí niệm Đan trong “không luyện Đan” là gì?

    Đan ở là huyệt Đan Điền, về huyệt đan điền được đề cập nhiều trong các tác phẩm của đạo giáo, trên wiki [5] như sau: Trong cơ thể người có ba bộ vị được gọi là đan điền: Là thượng Đan Điền, trung Đan Điền và hạ Đan điền. Tại đây chúng tachỉ quan tâm đến Hạ Đan Điền, Hạ Đan Điền còn gọi là "Đan Điền tinh", vị trí bắt đầu ngang với huyệt Khí hải (nằm trong khoảng trên đường chính trung, dưới rốn 1,5 thốn - khoảng 3 cm) và huyệt Mệnh môn (tại cột sống, ngang với thắt lưng). Khi Đan Điền được chủ động kích hoạt, bộ vị của nó hoàn toànnằm ở giữa và phía trên bụng dưới.

    Đan điền, từ Hán Việt có nghĩa là "ruộng trồng đan dược" , là nơi khí lực dễ tập trung hay có thể tập trung khí lực nhiều nhất, mạnh nhất. Người luyện công, các đạo sĩcủa đạo giáo khu tu luyện sẽ tập trung tinh thần vào huyệt Đan Điền để sinh ra các nguồn công năng khí lực.Như vậy rõ ràng theo quan điểm của đạo giáo thì bất cứ ai cũng có ba huyệt vị Đan Điền, và không cần phải ai gắn cái huyệt đan điền này nên cơ thể con người, khi luyện công thì người tập công tập trung tinh thần vào các huyệt vị này.


    3.3. Khái niệm Pháp Luân trong tác Phẩm của Lý Hồng Chí


    Chúng ta cũng phải chú ý rằng Pháp Luân Vốn là một khái niệm phổ biến trong Đạo Phật, hầu hết kinh điển Phật Giáo đều nhắc đến bánh xe Pháp Luân, bài thuyết pháp đầu tiên đức Phật Chuyển Pháp Luânđộ cho 5 anh em Kiều Trần Như (xem kinh Chuyển Pháp Luân), hay đại Chuyển Pháp Luân tại kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Xem thêm về Pháp Luân trên wiki tại [4].
    Chúng ta cùng nhau xem xét một số đoạn nói về Pháp Luân trong các tác phẩm của Lý Hồng Chí.

    Trích: “Trong lớp học, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh cơ thể của quý vị lên một trạng thái thích hợp cho việc tu luyện ở cấp cao, sau đó tôi sẽ gắn Pháp Luân và khí cơ (bộ máy khí) vào trong cơ thể của quý vị. Tôi cũng sẽ dạy các bài động tác cho quý vị. Ngoài ra tôi cũng có các Pháp thân sẽ theo bảo vệ quý vị. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 1)”

    Trích: “Sau khi Pháp Luân được thành hình, nó tồn tại dưới dạng một linh thể, nó luôn luôn quay tự động không ngừng nghỉ nơi vùng bụng dưới của người luyện công, liên tục thu hút và chuyển hóanăng lượng từ vũ trụ, và cuối cùng là biến đổi nó thành ra công trong bản thể của người luyện công, vì vậy nó đạt được hiệu quả của pháp luyện người” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 20)

    Trích: “V: Lúc đầu Pháp Luân nằm ở đâu? Sau đó vị trí của nó ở chỗ nào?

    Đ: Tôi thật sự chỉ cho quý vị một Pháp Luân. Nó được đặt trong bụng dưới, cùng chỗ với Đan, mà chúng ta đã nói tới, được luyện thành và được giữ nơi đó. Vị trí của nó không thay đổi.Vài người có thể thấy nhiều Pháp Luân đang xoay chuyển.Những cái đó được Pháp thân của tôi sử dụng ở phía ngoài để điều chỉnh cơ thể của quý vị.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 70)

    Trích: “Pháp Luân xoay vòng để tự động thu hút năng lượng từ vũ trụ. Chính vì nó xoay chuyển không ngừng nghỉ, nó đạt được mục đích của "Pháp Luyện Nhân", nó liên hệ đến việc Pháp Luân luyện người không ngừng nghỉ ngay khi người ta không luôn luôn luyện tập.” (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 22)

    Trích: Pháp Luân đang giúp cho quý vị tu luyện ở mọi thời điểm, đó là "Pháp luyện nhân". Trong khí công đan đạo, người ta luyện đan; trong Pháp Luân Công, nó là pháp luyện người. (Lý Hồng Chí, Pháp Luân Công, trang 24)

    Trích: “Người tu theo Pháp Luân Công không những có thể phát triển công lực và công năng của họ, nhưng họ còn nhận được một Pháp Luân trong một thời gian rất ngắn. Pháp Luân này có một khả năng thật khó so sánh được. Một khi được thành hình, Pháp Luân này sẽ tự động quay mãi không ngừng ở trong bụng dưới của người tu. Nó không ngừng thu thập năng lượng từ vũ trụ và chuyển hóa thành côngtrên bản thể của người tu. Vì vậy, đạt được mục đích Pháp Luyện Nhân” (Lý Hồng Chí, Pháp LuânCông, trang 47)


    3.4. Pháp Luân Công dòng khí công biến người tập tự nguyện trở thành nô lệ


    Qua phần 3.1, 3.2 ta dễ dàng nhận thấy rằng Lý Hồng Chí đã sử dụng thuật ngữ Pháp Luân Của Đạo Phật nhằm mục đích cho người ta ngộ nhận Pháp Luân Công là một môn khí công gì đó liên quan đếnĐạo Phật mà Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công gọi là môn khí công thượng thừa của Phật Gia. Đồng thời Lý Hồng Chí cũng đã thần thánh hóa được bản thần thánh bản thân mình qua khái niệm Pháp Thân của mình, mà lưu ý rằng khái niệm thuật ngữ pháp thân cũng là một khái niệm phổ biết của đạo Phật, khái niệm Pháp thân của Lý Hồng Chí trùng với khái niệm Phân Thân của phật giáo Đại Thừa[7]. Trong tác phẩm Chuyển Pháp Luân của mình Lý Hồng Chí nhắc đến khái niệm Pháp Luân 134 lần, khái niệm Pháp Thân 67 lần. Theo các phần trích dẫn tại mục 3.2 cho thấy Lý Hồng Chí khẳng định Pháp Thân của mình có thể gắn Pháp Luân vào cơ thể (bụng) học viên. Nhưng để có tác dụng thì ông ta lại nói Pháp Luân trùng vị trí với huyệt Đan Điền của đạo giáo, và tất nhiên người tập công lại sẽ hướng tinh thần vào vị trí huyệt Đan Điền và do vậy có tác dụng tương tự như các bài tập khí công của đạo Gia. Vậy Lý Hồng Chí đã đã thần thánh hóa bản thân qua khái niệm Pháp Thân, giả danh nhà Phật qua khái niệm Pháp Luân, nhưng lại hướng người ta đến Pháp Luân chính là huyệt Đan Điền hạ của đạo Giáo.Chính nhờ bài tập tĩnh công này (bài công pháp số 5) mà sinh ra các trạng thái tưởng thức mà các học viên tưởng tượng gì thì tưởng thức sẽ tạo ra cảnh tượng như vậy mà chính các học viên khôngbiết.Điều này đã được khẳng định trong các sách dạy về khí công, đặc biệt trong kinh Lăng Nghiêm của Phật Giáo.


    Con người phần lớn là nhẹ dạ cả tin, dễ bị lợi dụng nhất là các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tâm linh……điều này đã được chứng minh tại mục 3.2. Lợi dụng tâm lý này Pháp Luân Công thu hút được nhiều người tham gia vì các hình thức quảng cáo của Lý Hồng Chí rất hấp dẫn như “Pháp Luân Công là một môn khí công thượng thừa của Phật Gia”, Pháp Luân Công là Đại Pháp Chính truyền, không cần tập nhưng Pháp vẫn luyện người 24/24, thu hút năng lượng từ vũ trụ.....Hơn thế Lý Hồng Chí và các website của tổ chức Pháp Luân Công còn lợi dụng các hình ảnh, triết lý nhân sinh quan của phật giáođể đi chia sẻ, nhưng thay bởi cái mác là Phật Gia....tạo một sự thiện cảm cho bà con tín đồ Phật Tửkhiến cho Pháp Luân Công càng dễ dàng tiếp cận với những người ảnh hưởng bởi Phật Giáo và Phật tử sau đó cải đạo Phật Tử.


    Nhắc lại lần nữa do thời lượng tập các bài Pháp Luân Công gấp gần 20 lần các bài tập khác nên thu được hiệu quả cao hơn cũng là điều bình thường. Nhưng Lý Hồng Chí đã làm cho học viên trở lên mê tín lệ thuộc vào Lý Hồng Chí thông qua khái niệm Pháp Luân và Pháp thân. Chẳng những lợi dụng khí công để thần thành hóa bản thân mà Lý Hồng Chí còn nô lệ họa học viên bằng cách tuyên truyền rằng “Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Lý Hồng Chí, Chuyển Pháp Luân, trang 153) hay một hình thức hù dọa không làm theo lời của Lý Hồng Chí thì Pháp Thân của Lý Hồng Chí sẽ rút Pháp Luân ra (Lý Hồng Chí, chuyển Pháp Luân trang 66)


    Học viên Pháp Luân Công hàng ngày đọc các tác phẩm của Lý Hồng Chí và đọc các bài đăng trên hàng trăm trang web, fancpage tuyên truyền của tổ chức Pháp Luân Công, kết hợp với việc Phát Chính Niệm 40 phút nhằm mục đích tiêu diệt tà linh cộng sản tiêu diệt tà ác đang phá hoại Pháp Luân Công, rồi đọc kinh văn của Lý Hồng Chí [8], rồi bất nhị Pháp Môn như một phương pháp Tự Kỷ Ám Thị [9], về bản chất đây thực chất là một hình thức tẩy não nhằm xóa bỏ các kiến thức đã thâu nhận vào bộ não và trang bị một hệ thống kiến thức mê tín dị đoan của Pháp Luân Công.Kết hợp với ảnh hưởng của thiền tĩnh của bài công pháp cuối cùng của Pháp Luân Công sinh ra các trạng thái thiền tưởng khiến cho học viên Pháp Luân Công mất khả năng kiểm soát chính bản thân mình. Sức khỏe tuy có tăng cường nhưng về mặt tâm lý tín ngưỡng, niềm tin hoàn toàn thay đổi và lệ thuộc hoàn toàn vào Lý Hồng Chí. Vì các lý do đó mà những ai đã tập Pháp Luân Công phần lớn sẽ không bỏ, trở thành một nô lệ về mặt niềm tinvào một hệ thống mê tín dị đoan do Lý Hồng Chí và tổ chức Pháp Luân Công thêu dệt.


    THAM KHẢO:
    [1]-http://tongiaovadantoc.com/c1040/201...-phat-giao.htm
    [2]-http://vn.minghui.org/news/69553-gia...york-2016.html
    [3]-http://vi.falundafa.org/faqs.html#eachday
    [4]-http://vi.falundafa.org/introduction.html
    [5]-https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90...%91i%E1%BB%81n
    [6]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_lu%C3%A2n
    [7]-https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_th%C3%A2n
    [8]-http://vn.minghui.org/news/1013-yeu-...-toan-cau.html
    [9]- https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%B...1m_th%E1%BB%8B
    Last edited by Bin571; 29-05-2019 at 09:29 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •