kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan

  1. #1

    Mặc định Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan

    Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan



    TP - Cả nghìn người tràn ra đường, đem ghế hay trải ni lông ngồi cúng sao giải hạn là hình ảnh đến hẹn lại lên tại nhiều ngôi chùa ở Hà Nội. Nhu cầu dâng sao giải hạn đầu năm ngày càng ở mức cuồng tín, tệ đoan theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu.



    Hàng ngàn người ngồi xếp hàng bên ngoài chùa Phúc Khánh vào tối ngày 8 tháng Giêng. Ảnh: Như Ý.

    Tổ đình Phúc Khánh (Đống Đa) là một trong những điểm nóng dịp đầu năm bởi nhu cầu cúng sao giải hạn, thu hút hàng nghìn người mỗi buổi lễ. Các “sao xấu” như Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô được thiết kế riêng cho từng buổi lễ giải hạn. Những ngày này biển người tràn hết ra lòng đường, thậm chí cầu vượt Ngã Tư Sở, để nhón một chỗ đặt ghế, miếng ni lông ngồi hoặc đứng ngóng và bái vọng vào tổ đình chùa.

    Theo khảo sát của chúng tôi, hình thức dâng sao giải hạn tại các chùa có mức giá cụ thể. Chẳng hạn ai muốn giải hạn trả phí 100-150 ngàn đồng, cầu bình an thêm 100 ngàn đồng. Một ngôi chùa lớn giữa Thủ đô lại chọn hình thức tính tiền theo sớ, khoảng 500 ngàn cho cả gia đình. Thậm chí một số nơi có hiện tượng ra giá cúng sao xấu tùy theo mệnh, theo tử vi và có hiện tượng tăng giá so với các năm trước.

    “Dâng sao giải hạn bản chất là tín ngưỡng phổ biến trong dân gian, xuất phát từ niềm tin người ta có thể thông qua thầy cúng để làm sớ, bỏ tiền làm vật phẩm cúng lễ xin với thánh thần giải trừ các tai ách, cầu bình an, sức khỏe”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói. Anh nói thêm, việc thu tiền ở mỗi lá sớ dâng sao giải hạn từng cá nhân, gia đình cũng ngày đội giá lên theo thị trường thương mại tâm linh.

    “Trước đây hoạt động này chủ yếu của thầy cúng, phù thủy, pháp sư. Ngày nay cúng sao giải hạn tràn sang tất cả các cửa thiền. Trong đạo Phật việc cúng sao giải hạn hoàn toàn không có trong giáo lý, thậm chí phản giáo lý. Vì đạo Phật là một hệ tư tưởng, đạo đức giáo dục con người tu tâm hướng thiện. Với học thuyết nhân quả và luân hồi, con người muốn có cuộc sống tốt đẹp phải tu thân, sống theo điều răn của Phật, không thể dùng tiền bạc vật phẩm thông qua các thầy pháp để có thể làm thay đổi số phận của mình”, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói.

    TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo lý giải, Phật giáo vốn không tạo dựng hệ thống thần linh theo kiểu nhất thần hay đa thần, thế nhưng để duy trì sự tồn tại, Phật giáo có sự nhượng bộ nhất định với tập tục của cư dân bản địa. Sau khi du nhập Việt Nam, từ thế kỷ 16 chùa Việt phải đảm nhiệm thêm hỗn hợp “các thực hành và hành vi tôn giáo khác nhau được tích tụ từ thuật chiêm tinh, bói quẻ cho đến thuật phù thủy, thờ thần linh”, trong đó dâng sao giải hạn là một trong số hành vi đó.

    Các nhà tu hành ngày nay cúng sao giải hạn cũng là công việc để thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân. Tuy nhiên, TS Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng cần phê phán sự lạm dụng đến mức đi quá xa như một số chùa đang làm. “Phật giáo cho rằng sự thành bại, hạnh phúc hay bất hạnh… đều do nơi con người, từ ý thức đến hành vi tạo ra”, TS Tuấn nói. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền nói “con người thời nào cũng vậy, khi niềm tin trần thế càng lung lay yếu ớt, người ta thường càng bám đuổi đến những chỗ dựa tâm linh thần thánh vô hình”.

    Không nhất thiết phải đến chùa giải hạn

    Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền gọi việc nhà chùa cúng sao giải hạn là hành vi đi ngược lại giáo lý nhà Phật. GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam cho rằng dâng sao giải hạn là việc ai muốn đi thì đi nhưng phải với tấm lòng thành kính là chủ yếu. “Việc cứ nâng giá dần lên rất nguy hiểm. Tín ngưỡng và văn hóa không thể đem ra kinh doanh được, dần dần nó sẽ biến tướng thành tệ nạn”, GS Ngô Đức Thịnh nói.

    TS Nguyễn Văn Vịnh chuyên nghiên cứu phong thủy cho rằng tập tục cầu việc tốt, tránh việc xấu như dâng sao giải hạn là chuyện bình thường. Tuy nhiên để phong tục không trở thành hủ tục, mỗi người nên cẩn trọng tìm hiểu. Dâng sao giải hạn không nhất thiết đền chùa, thay vì đồ lễ đắt tiền, người dân chỉ cần dâng hương hoa tại nhà tỏ lòng thành.



    TOAN TOAN

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Dâng sao giải hạn: Có dấu hiệu mông muội



    TP - Phân tích tục dâng sao giải hạn như nếp sống văn hoá lâu đời, TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội và phát triển, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Giáo dục chỉ ra sự bất cập đến mức mông muội của không ít người.




    Chia tuổi người theo quan điểm người Á Đông có nhiều cách chia: Theo lục thập hoa giáp tức hai tuổi vào một nhóm âm dương, Ví dụ năm Mậu Tuất và năm sau Kỷ Hợi thuộc thành Mộc thì Mậu Tuất thuộc Dương Mộc, Kỷ Hợi là Âm Mộc.

    Cách thứ hai là chia theo các sao trong đó có chín sao như mọi người hay dâng sao giải hạn. Gốc tích của việc chia theo sao xuất phát ở Đạo giáo. Người ta chia ra chín sao đại diện cho cửu cung, nói đúng ra là cách diễn đạt khác của cửu cung bát quái (gồm Càn-Khảm-Cấn-Chấn-Tốn-Ly-Khôn-Đoài và cung Trung).

    Theo cách hiểu này, Phía Tây là sao Thái Bạch chẳng hạn, về bản chất quy về bát quái, bát trạch. Cái này ứng dụng phổ biến trong phong thủy như làm nhà, chuyển mộ, quy hoạch. Khi xem sao là vận hành của mỗi người, nào là dâng hạn Thái Tuế. Người Trung Quốc rất sợ động đến Thái Tuế-tuế là năm, ví dụ năm nay năm Tuất thì Thái Tuế đóng tại cung Tuất cho nên phương Tây, Tây Bắc kiêng kỵ cho động thổ và làm một số việc khác.

    Hiện nay người ta chuyển sang quy sao vào tuổi của mọi người, dẫn đến chuyện có thể nghĩ đến dâng sao giải hạn. Mỗi sao trong một tháng có chu kỳ lặp lại cỡ ba ngày, nghĩa là mỗi tháng dâng ba lần. Nhưng người ta tin rằng lần đầu tiên của tháng đầu tiên trong năm linh thiêng nhất, nên tổ chức dâng sao giải hạn. Việc làm này có được hay không về mặt tín ngưỡng ta không phân tích và cũng không có bằng chứng.

    Tuy nhiên nhà chùa làm việc dâng sao giải hạn là không đúng tinh thần thuần khiết của Phật giáo, không đúng tinh thần nhà Phật. Chúng ta có thể thông cảm Phật giáo phải du nhập tín ngưỡng bản địa, phải hoằng pháp cho nên nếu khắt khe quá thì người thường không theo được, nhưng tính biểu trưng của dâng sao vốn nghi lễ tương đối đơn giản.


    Người ta tuỳ theo màu sắc của sao để tự chuẩn bị mấy bông hoa theo màu sao, một số loại quả chay với một chút tiền vàng mang tính tượng trưng. Đó là lễ dâng sao tối thiểu và vừa đủ. Ấy thế mà mọi người lại cho rằng dâng sao là xu cát tị hung (chọn điều tốt tránh điều xấu) nên nghĩ rằng đối với thánh thần càng nhiều tiền bạc, vật phẩm thì càng tốt nên tuỳ theo khả năng tài chính mua đủ thứ.

    Chính vì thế mà dâng sao giải hạn bị lạm dụng. Điều này chỉ thể hiện rằng trong thời đại hệ thống thông tin, khoa học phát triển nhưng có thể khủng hoảng xã hội và đạo đức xã hội nên người ta quay ra bám víu lòng tin chẳng có căn cứ nào cả. Dâng sao giải hạn trở thành dấu hiệu mông muội của trí tuệ, ý thức.

    Tôi nghĩ không nên đặt vấn đề không được dâng sao hay cấm dâng sao, nhưng làm sao nghi lễ vừa đủ, đúng chứ không thể nào quan niệm tốt lễ dễ nói, suy luận như thế thì thành ra thần phật rất tham lam.

    Thứ nữa mọi người không nhất thiết phải chen nhau đến giải hạn ở một chỗ, như thế dẫn đến một loạt sự việc như tắc đường, chém chặt, mua bán, chen nhau trước sau, đâm ra biến nơi tôn giáo tín ngưỡng thành trò mua bán thì rất tệ.


    TOAN TOAN (GHI)

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Thiết nghĩ chùa Phúc Khánh nên xem lại cách tổ chức, chứ kiểu nhân dân đứng hết ra đường vái không ổn tí nào, không ở đâu có cảnh như vậy, đến tục này là của Đạo Giáo Trung Quốc nhưng bên đó cũng không hành xử đến độ như vậy, các sư phải định hướng cho nhân dân , không nên để quá mê tín như vậy
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    có các cung bậc để hiểu về tâm linh tín ngưỡng dân gian,hiện nay con người mù quáng quá.các thầy bà nhà chùa hiện nay họ gieo rắc thứ ma mị lừa đảo...biết sai đạo lý của phật mà vẫn làm không sợ quả báo nhân quả,buồn quá lòng tham hết mức rồi.

  5. #5
    Đai Đen Avatar của changchancuu
    Gia nhập
    Nov 2011
    Nơi cư ngụ
    ĐẠI HỌC BÔNBA
    Bài gởi
    689

    Mặc định

    Tôi nghe nói ở 1 chùa nào đó tại Hà Nội... dâng sao giải hạn có giá tiền lễ là 150k/ng.... gia đình kia muốn dâng sao giải hạn cho 3ng mà chỉ có 400k... chỉ thiếu có 50k mà nhà chùa ko nhận.... thật là thời mạt pháp... ma quỷ lại ở trong chùa sao!
    Ta đây vốn thật người TRỜI
    Đứt dây rơi xuống làm người TRẦN GIAN

  6. #6

    Mặc định

    Phật giáo Việt Nam yêu cầu chấn chỉnh cúng giải hạn

    (Tin tức thời sự) - Giáo hội Phật giáo Việt nam đã yêu cầu các chùa chấn chỉnh nghi lễ cúng dâng sao giải hạn đang biến tướng tại nhiều chùa ở Việt Nam.


    Ngày 20/2/2019, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc cúng dâng sao giải hạn.
    Theo đó, nghi thức cúng dâng sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật. Đây là tư tưởng triết học của Lão giáo đã hòa nhập với Phật giáo trong truyền thống Tam giáo đồng nguyên. Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm trở lại đây tồn tại một thực tế là có sự sai lệch trong cách tổ chức nghi lễ cầu an ở một số chùa khiến xã hội hiểu sai về Phật giáo và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.


    Vì thế, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các chùa trong cả nước thực hiện đúng tinh thần trang nghiêm nghi lễ cúng cầu an, cầu quốc thái dân an, mong muốn đem lại bình an cho mọi người.

    Biển người tập chung trong lễ dâng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh dịp đầu năm.

    Công văn này được ban hành sau khi nhiều cơ quan báo chí trong nước phản ánh sự việc một gia đình bị từ chối cúng dâng sao giải hạn vì thiếu 50.000 đồng tại Tổ đình Phúc Khánh (TP. Hà Nội).
    Theo đó, một gia đình 3 người đến đăng ký cúng dâng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh dịp đầu năm 2019. Theo quy định, mỗi người phải nộp 150.000 đồng, 3 người là 450.000 đồng.Tuy nhiên, gia đình này chỉ có 400.000 đồng nên bị từ chối cúng dâng sao giải hạn.Ngày 19/2/2019, trả lời báo Lao động về vấn đề này, Đại đức Thích Minh Đức - người tu hành tại Tổ đình Phúc Khánh cho biết, không có quy định nào về việc thiếu tiền thì không được làm lễ giải hạn.Tuy nhiên phật tử thu tiền hộ nhà chùa đã áp dụng cứng nhắc quy định thu phí, trong khi đó nhà chùa thì bận rộn, không thể quán xuyến hết.

    Lý giải về cơ sở đưa ra mức phí 150.000 đồng/ người có nhu cầu cúng dâng sao giải hạn, Đại đức Thích Minh Đức nói:"150.000 đồng là tiền phục vụ, giấy sớ, dầu đèn cho phật tử trong 12 tháng trong một năm. 150.000 đồng chia cho 12 tháng, có năm có cả những tháng nhuận. Tính ra như vậy là cũng rất "hạ" rồi".


    Đại đức Thích Minh Đức cũng không rõ hàng năm có bao nhiều người đăng ký cúng dâng sao giải hạn tại Tổ đình Phúc Khánh. Đồng thời khẳng định, trong những năm tới nếu người dân vẫn có nhu cầu "giải hạn" thì nhà chùa sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của phật tử để người dân được thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của mình theo pháp luật quy định

    .
    Minh Vân
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #7

    Mặc định Trích: LƯỢC KHẢO ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ TỚI PHONG TỤC VIỆT NAM

    Trích: LƯỢC KHẢO ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ TỚI PHONG TỤC VIỆT NAM
    Tác giả: PGS TS Nguyễn Thị Mai Liên - Cập nhật: 09/03/2018

    http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/...27mDoStaB_5oLA
    Sao La Hầu (Rahu राहु ) và Kế Đô (Ketu केतु) có nguồn gốc từ Ấn Độ.
    Trong thần thoại Khuấy biển sữa thuộc tập thần thoại Purana của Hindu giáo có thần thoại về Rahu phiên âm tiếng Việt thành La Hầu và Ketu phiên âm tiếng Việt thành Kế Đô, có thể để giải thích hiện tượng nhật thực hay nguyệt thực. Đạo sĩ Đurvasa được các vua chúa trần gian tặng cho một vòng hoa. Đurvasa đem vòng hoa ấy tặng cho Ngọc Hoàng Indra. Ngọc Hoàng nhận nhưng khi Đurvasa đi rồi lại ném cho voi giày. Khi trở lại gặp Indra, đạo sĩ thấy vòng hoa bên cạnh chân voi, tức giận niệm chú làm các thần mất hết sức lực, trở nên yếu đuối như con người. Sau đó, loài quỷ Asura tấn công các thần. Vì các thần mất hết sức lực nên thua trận phải đi cầu cứu các thần hùng mạnh khác ở khắp nơi. Thần Bảo Tồn Visnu bảo các thần phải ăn mật và sữa đặc linh thiêng mới hồi phục sinh lực. Thế là các thần bèn góp nhặt những cây thuốc trên đất ném xuống biển sữa rồi dùng núi Manđara làm que khuấy biển sữa cho đông đặc lại thành thuốc trường sinh. Khi thuốc trường sinh đông đặc lại, vị lương y Đhanuantari múc nó cho vào cái bát. Cả thần và quỷ đổ xô đến giành cái bát. Quỷ khỏe hơn giành được cái bát. Nhưng chúng lại cãi nhau xem ai được uống trước. Giữa lúc đó, một người con gái xinh đẹp dịu dàng hiện ra. Đám quỷ ngơ ngẩn quên cả thuốc trường sinh. Mohini (tên người con gái xinh đẹp), hiện thân của thần Visnu, mỉm cười tình tứ liếc nhìn bát thuốc. Một con quỷ bảo nàng nên chia bát thuốc cho đều, đám quỷ chế nhạo con quỷ kia. Mohini liền tươi cười nói: “Tại sao lại khinh thường ý kiến đàn bà?”, cả đám quỷ cười thích thú, tỏ vẻ tin cậy Mohini, cùng nhau thề dứt khoát nghe theo lời nàng. Mohini liền nói: “Cả đôi bên quỷ thần đều có công như nhau mới lấy được thuốc này. Vậy phải chia hai phần bằng nhau”. Đoạn nàng yêu cầu quỷ thần sắp hai hàng đứng hai bên. Nàng cầm bát thuốc phân phát cho bên thần trước. Vị thần cuối cùng nhận thuốc xong, Mohini biến mất cùng bát thuốc. Cả đám đông thét vang, quỷ và thần lao vào đánh nhau dữ dội. Nhưng lúc bấy giờ, thần đã uống thuốc trường sinh nên khỏe hơn đã chiến thắng quỷ và đuổi quỷ đi.
    Một con quỷ trá hình làm thần đứng trong hàng thần. Nó vừa uống thuốc đầy mồm thì bị thần Mặt Trời Surya và thần Mặt Trăng Chanđra ngồi bên cạnh phát hiện tố giác cho đám đông và thần Visnu. Visnu lập tức chém quỷ làm đôi nhưng vì trong người nó có thuốc trường sinh nên hai phần xác của nó vẫn sống và được thần Sáng Tạo Brahma cho lên trời thành hai vì sao Rahu và Kela tức La Hầu và Kế Đô. Nhưng con quỷ vẫn giữ mối thù với các thần nhất là Mặt Trời và Mặt Trăng nên luôn tìm cách nuốt sống hai vị thần đó, vì vậy mà có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực7. Thần thoại này có nội dung giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực bằng tưởng tượng. La Hầu – Kế Đô trong thần thoại Hindu giáo biểu tượng cho cái xấu, cái ác.











Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •