kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Khái Niệm Về Thần Chú Mật Tông

  1. #1

    Mặc định Khái Niệm Về Thần Chú Mật Tông

    (Xin chép lại bài viết về Mật mà PV đã được đọc từ các vị Thầy.)

    KHÁI NIỆM VỀ THẦN CHÚ MẬT TÔNG

    Trong Phật giáo cũng như các Tôn-giáo khác luôn luôn có hai phần Hiển và Mật.

    Hiển giáo là những giáo lý được chỉ bày rõ ràng, còn Mật giáo là những lời dạy Bí-mật, khó hiểu, ít được phổ biến.

    Mật-tông thuộc về mật-giáo là môn bí yếu nhất trong Phật giáo. Do ở chỗ bí yếu đó chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa các loại Thần chú (Dhàrani). Như Đảnh chú, Tâm chú và Tùy Tâm chú.

    Chúng sanh trong ba cõi cũng có những Dhàrani, nhưng chẳng phải là Dhàrani giải thoát, mà chỉ là những rung động của thất tình lục dục. Dhàrani của Bồ-tát xuất phát từ hạnh nguyện và trí huệ, ngoài lợi ích phụ về vật chất còn đưa đến chỗ giải thoát rốt ráo.

    1. Đảnh chú:
    Dhàrani của chư Phật thường phát xuất từ đỉnh đầu có hào quang 1000 cánh (nhập định tuyên thuyết thần chú) được gọi là Đảnh chú. Đảnh chú là thành quả tu tập Tướng-Tánh viên-thông, Bình-đẳng, Bất-nhị. Nếu ai trì Đảnh chú thì với thời gian sẽ đạt Trí-huệ và hạnh nguyện của vị Phật, tác giả Đảnh chú ấy và người đó sẽ có pháp hệ của Ngài.
    Đảnh chú là loại Dhàrani tối thượng, có công năng giúp chúng ta đạt được nhiều Tam muội giải thoát, phát huy tối đa các uy lực của Vũ trụ. Các Bồ-tát Thập địa vẫn phải trì niệm Đảnh chú cho đến khi thành Phật.

    2. Tâm chú
    Tâm chú do các Đại Bồ-tát thiết lập trong khi thực hành bổn nguyện độ sanh. So với Đảnh chú của chư Phật, Tâm chú có công năng kém hơn, chỉ có thể giúp chúng ta đắc một vài tam muội tức là một vài thần thông giải thoát. Khi Bồ tát đã phá vỡ được một sở chấp cố hữu của mình thì liền đó phát sinh những tần số rung động. Tần số đó là kết quả của Lý và Sự được hoàn mãn trong hạnh phá chấp của Bồ tát. Tần số tư tưởng ấy được gọi là Dhàrani nó Tổng trì Lý và Sự. Tâm chú không phải là nhân, là hột giống chánh, mà là nhân phụ có nhiệm vụ hỗ trợ các Đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm. Vì thế mới nói Tâm chú có công năng tiêu trừ các Nghiệp.

    3. Tùy Tâm chú
    Tùy Tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ Tâm chú. Một Tâm chú có khi có nhiều Tùy Tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị một thứ vọng tưởng nào đó mà Bồ tát thường vướng mắc.

    Qua việc trình bầy trên đây, chúng ta thấy rằng Đảnh chú, Tâm chú hoặc Tùy Tâm chú nếu được trì niệm liên tục hàng ngày không những công năng tiêu trừ các nghiệp, mà giúp chúng ta thâm nhập được kho tàng Dhàrani của chư Phật và Bồ tát, từ đó mới rốt ráo hòa nhập vào lực lượng vô tận của vũ-trụ.

    Mật tông như đã nói, ít được phổ biến trong giới Phật tử, vì nó là một môn học bí mật, chỉ có các vị Chân Sư mới tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Các sách về Mật-tông được lưu truyền từ trước đến nay chỉ đề cập đến hình thức Đàn-pháp, khế-ấn, chớ tuyệt nhiên không phổ biến bí quyết thâm nhập kho Tàng thức và Đàn-pháp (kho tàng Dhàrani). Vì thế công phu Mật-tông bề ngoài tuy có giúp cho hành giả đạt được một vài thần thông. Nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho hành-giả rơi vào nẻo tà. Do đó có thể nói là Mật-tông là con dao hai lưỡi, ngay từ khi nó trang bị cho mình một ít thần thông, nó đã hại mình rồi.

    Người ta thường ít để ý đến việc trì niệm Thần-chú, chỉ chú trọng đến công phu quán chiếu do có thể sớm thành tựu định-lực và quán-lực rất cần thiết cho việc phát huy trí-huệ.

    Người tu Mật-tông trái lại chuyên trì niệm Thần-chú, nhờ vậy mà các vọng niệm nằm sâu trong tạng thức lần hồi được chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần âm ba trong câu chú. Vô tình họ đã thành tựu Định-huệ mà không mất nhiều thì giờ đã để hành các pháp quán như bên thiền-tông.

    Như đã nói, pháp Quán Thế Âm chủ trương Thiền Mật song tu. Nếu hiểu biết đúng và thực hành đúng thì chúng ta rút ngắn thời gian tu tập, bởi các thứ VỌNG trong tạng-thức đã bị hai thứ lực: tự-lực và tha-lực cùng một lúc chuyển hóa. Kết quả đạt được sẽ là một trạng-thái an-vui, tự-tại, Đại Niết Bàn Nội-Tâm.

    TÂM CHÚ BÁT-NHÃ

    Tâm kinh rất cô đọng, ngắn gọn, một chữ cũng không thừa mà cũng không thiếu. Tâm kinh gồm vẻn vẹn có 260 chữ nhưng trong đó có 18 chữ của Tâm chú được ghi lại như sau:

    GATE GATE PRAGATE PRASAMGGATE BODHI SVAHA

    Tuy không hiểu trọn vẹn ý nghĩa của Tâm chú, nhưng chúng ta cũng có thể tạm dịch như sau:

    Đi qua, Đi qua, Đi qua bờ bên kia, Rốt ráo đi qua bờ bên kia (giác-ngạn), Được giác ngộ, Chúc may mắn.

    Chú Bát Nhã do Bồ tát Quán-tự-tại, một danh hiệu khác của Bồ-tát Quán-thế-âm phát minh sau khi ngài đã dứt trừ xong các thứ Ngã-chấp vi-tế trong tạng-thức của Ngài, vì thế chú Bát-nhã được gọi là Tâm-chú.
    Tâm-chú Bát-nhã nếu được trì niệm thường xuyên và được phối hợp với việc Quán tưởng câu “Ngũ uẩn giai không”, sẽ mau chóng chuyển hóa tất cả mọi Vọng niệm chấp Ngã, chấp Pháp đã từ lâu ẩn núp sâu kín trong Tạng-thức của mỗi người chúng ta.

    NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMÃ SAMBUDDHÀSSA
    NAMO VAIROCANA BUDDHÀ
    NAMO AKSOBHIYA BUDDHÀ
    NAMO RATNA SAMBHÀVA BUDDHÀ
    NAMO AMITABHA BUDDHÀ
    NAMO AMOGHA SIDDHI BUDDHÀ

    Cẩn khải

    Saigon42
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vampire2001vn Xem Bài Gởi
    (Xin chép lại bài viết về Mật mà PV đã được đọc từ các vị Thầy.)

    KHÁI NIỆM VỀ THẦN CHÚ MẬT TÔNG

    Trong Phật giáo cũng như các Tôn-giáo khác luôn luôn có hai phần Hiển và Mật.

    Hiển giáo là những giáo lý được chỉ bày rõ ràng, còn Mật giáo là những lời dạy Bí-mật, khó hiểu, ít được phổ biến.

    Mật-tông thuộc về mật-giáo là môn bí yếu nhất trong Phật giáo. Do ở chỗ bí yếu đó chúng ta cần phải hiểu sự khác biệt giữa các loại Thần chú (Dhàrani). Như Đảnh chú, Tâm chú và Tùy Tâm chú.

    Chúng sanh trong ba cõi cũng có những Dhàrani, nhưng chẳng phải là Dhàrani giải thoát, mà chỉ là những rung động của thất tình lục dục. Dhàrani của Bồ-tát xuất phát từ hạnh nguyện và trí huệ, ngoài lợi ích phụ về vật chất còn đưa đến chỗ giải thoát rốt ráo.

    1. Đảnh chú:
    Dhàrani của chư Phật thường phát xuất từ đỉnh đầu có hào quang 1000 cánh (nhập định tuyên thuyết thần chú) được gọi là Đảnh chú. Đảnh chú là thành quả tu tập Tướng-Tánh viên-thông, Bình-đẳng, Bất-nhị. Nếu ai trì Đảnh chú thì với thời gian sẽ đạt Trí-huệ và hạnh nguyện của vị Phật, tác giả Đảnh chú ấy và người đó sẽ có pháp hệ của Ngài.
    Đảnh chú là loại Dhàrani tối thượng, có công năng giúp chúng ta đạt được nhiều Tam muội giải thoát, phát huy tối đa các uy lực của Vũ trụ. Các Bồ-tát Thập địa vẫn phải trì niệm Đảnh chú cho đến khi thành Phật.

    2. Tâm chú
    Tâm chú do các Đại Bồ-tát thiết lập trong khi thực hành bổn nguyện độ sanh. So với Đảnh chú của chư Phật, Tâm chú có công năng kém hơn, chỉ có thể giúp chúng ta đắc một vài tam muội tức là một vài thần thông giải thoát. Khi Bồ tát đã phá vỡ được một sở chấp cố hữu của mình thì liền đó phát sinh những tần số rung động. Tần số đó là kết quả của Lý và Sự được hoàn mãn trong hạnh phá chấp của Bồ tát. Tần số tư tưởng ấy được gọi là Dhàrani nó Tổng trì Lý và Sự. Tâm chú không phải là nhân, là hột giống chánh, mà là nhân phụ có nhiệm vụ hỗ trợ các Đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm. Vì thế mới nói Tâm chú có công năng tiêu trừ các Nghiệp.

    3. Tùy Tâm chú
    Tùy Tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ Tâm chú. Một Tâm chú có khi có nhiều Tùy Tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị một thứ vọng tưởng nào đó mà Bồ tát thường vướng mắc.

    Qua việc trình bầy trên đây, chúng ta thấy rằng Đảnh chú, Tâm chú hoặc Tùy Tâm chú nếu được trì niệm liên tục hàng ngày không những công năng tiêu trừ các nghiệp, mà giúp chúng ta thâm nhập được kho tàng Dhàrani của chư Phật và Bồ tát, từ đó mới rốt ráo hòa nhập vào lực lượng vô tận của vũ-trụ.

    Mật tông như đã nói, ít được phổ biến trong giới Phật tử, vì nó là một môn học bí mật, chỉ có các vị Chân Sư mới tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Các sách về Mật-tông được lưu truyền từ trước đến nay chỉ đề cập đến hình thức Đàn-pháp, khế-ấn, chớ tuyệt nhiên không phổ biến bí quyết thâm nhập kho Tàng thức và Đàn-pháp (kho tàng Dhàrani). Vì thế công phu Mật-tông bề ngoài tuy có giúp cho hành giả đạt được một vài thần thông. Nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho hành-giả rơi vào nẻo tà. Do đó có thể nói là Mật-tông là con dao hai lưỡi, ngay từ khi nó trang bị cho mình một ít thần thông, nó đã hại mình rồi.

    Người ta thường ít để ý đến việc trì niệm Thần-chú, chỉ chú trọng đến công phu quán chiếu do có thể sớm thành tựu định-lực và quán-lực rất cần thiết cho việc phát huy trí-huệ.

    Người tu Mật-tông trái lại chuyên trì niệm Thần-chú, nhờ vậy mà các vọng niệm nằm sâu trong tạng thức lần hồi được chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần âm ba trong câu chú. Vô tình họ đã thành tựu Định-huệ mà không mất nhiều thì giờ đã để hành các pháp quán như bên thiền-tông.

    Như đã nói, pháp Quán Thế Âm chủ trương Thiền Mật song tu. Nếu hiểu biết đúng và thực hành đúng thì chúng ta rút ngắn thời gian tu tập, bởi các thứ VỌNG trong tạng-thức đã bị hai thứ lực: tự-lực và tha-lực cùng một lúc chuyển hóa. Kết quả đạt được sẽ là một trạng-thái an-vui, tự-tại, Đại Niết Bàn Nội-Tâm.

    TÂM CHÚ BÁT-NHÃ

    Tâm kinh rất cô đọng, ngắn gọn, một chữ cũng không thừa mà cũng không thiếu. Tâm kinh gồm vẻn vẹn có 260 chữ nhưng trong đó có 18 chữ của Tâm chú được ghi lại như sau:

    GATE GATE PRAGATE PRASAMGGATE BODHI SVAHA

    Tuy không hiểu trọn vẹn ý nghĩa của Tâm chú, nhưng chúng ta cũng có thể tạm dịch như sau:

    Đi qua, Đi qua, Đi qua bờ bên kia, Rốt ráo đi qua bờ bên kia (giác-ngạn), Được giác ngộ, Chúc may mắn.

    Chú Bát Nhã do Bồ tát Quán-tự-tại, một danh hiệu khác của Bồ-tát Quán-thế-âm phát minh sau khi ngài đã dứt trừ xong các thứ Ngã-chấp vi-tế trong tạng-thức của Ngài, vì thế chú Bát-nhã được gọi là Tâm-chú.
    Tâm-chú Bát-nhã nếu được trì niệm thường xuyên và được phối hợp với việc Quán tưởng câu “Ngũ uẩn giai không”, sẽ mau chóng chuyển hóa tất cả mọi Vọng niệm chấp Ngã, chấp Pháp đã từ lâu ẩn núp sâu kín trong Tạng-thức của mỗi người chúng ta.

    NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMÃ SAMBUDDHÀSSA
    NAMO VAIROCANA BUDDHÀ
    NAMO AKSOBHIYA BUDDHÀ
    NAMO RATNA SAMBHÀVA BUDDHÀ
    NAMO AMITABHA BUDDHÀ
    NAMO AMOGHA SIDDHI BUDDHÀ

    Cẩn khải

    Saigon42
    Tùy Tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ Tâm chú. Một Tâm chú có khi có nhiều Tùy Tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị một thứ vọng tưởng nào đó mà Bồ tát thường vướng mắc.
    cho em hỏi vậy có câu Tuỳ Tâm Chú nào đối trị vọng tưởng về duyên tình trắc trở không ạ? em xin cảm ơn nhiều _()_

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vampire2001vn Xem Bài Gởi

    Chú Bát Nhã do Bồ tát Quán-tự-tại, một danh hiệu khác của Bồ-tát Quán-thế-âm phát minh sau khi ngài đã dứt trừ xong các thứ Ngã-chấp vi-tế trong tạng-thức của Ngài, vì thế chú Bát-nhã được gọi là Tâm-chú.
    Tâm-chú Bát-nhã nếu được trì niệm thường xuyên và được phối hợp với việc Quán tưởng câu “Ngũ uẩn giai không”, sẽ mau chóng chuyển hóa tất cả mọi Vọng niệm chấp Ngã, chấp Pháp đã từ lâu ẩn núp sâu kín trong Tạng-thức của mỗi người chúng ta.

    Saigon42

    Ngũ uẩn giai không.

    Bởi do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong quá khứ mà kiến tạo ra con người trong kiếp nầy. Nói một cách khác con người chỉ là sự kết hợp, tạo thành của Ngũ uẩn mà thôi bởi vì uẩn có nghĩa là tích tụ thành một khối. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và sau cùng là thức uẩn. Một cách dễ hiễu là thân thể con người gồm có hai phần là thân xác và tâm linh. Phần thân xác có hình dáng nên gọi là sắc uẩn còn phần tâm linh vì không có hình sắc nên gọi là danh và bao gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.

    Vậy Ngũ uẩn là một danh từ dùng chỉ cho con người hay nói một cách rộng rãi là chỉ cho toàn thể nhân sinh vũ trụ. Khi Ngài Bồ tát Quán Tự Tại thực hành Bát Nhã Ba La Mật một cách sâu xa thì Ngài quán chiếu và thấy rằng ngũ uẩn giai không. Nhưng thế nào là giai không? Giai không có nghĩa là vô ngã hay là không có tự tánh. Muốn hiểu vô ngã hay không có tự tánh thì trước hết phải biết thế nào là ngã hay tự tánh. Ngã là bản chất để tự nó có thể phát triển mà không cần đến sự giúp đỡ bởi những nhân duyên khác.

    Nếu hạt lúa có ngã thì tự nó lớn lên rồi trở thành cây lúa, nhưng hạt lúa không thể tự nó phát triển được nếu không có những trợ duyên như đất, nước, phân bón, ánh sáng…vì thế tự tánh của hạt lúa là vô ngã hay nói một cách khác là hạt lúa không có tự tánh. Bất cứ vạn pháp nào trên thế gian nầy mà muốn sinh tồn hay phát triển được đều cần phải có trợ duyên. Cái xe là sự tổng hợp của biết bao sắt, kim loại, plastic và công phu của bao nhiêu người thợ…Cái nhà chúng ta đang ở là do cây, gỗ, gạch, ngói và công thợ tạo thành mà chính cây, gỗ, gạch, ngói không thể tồn tại bởi chính nó cho nên toàn bộ cái nhà không thể nào tồn tại được vì thế cái nhà cũng là vô ngã, tức là không. Có nghĩa là cái nhà nầy một ngày nào đó sẽ trở về với cát bụi vì ảnh hưởng bởi luật vô thường.

    Vậy trước hết sắc uẩn có vô ngã không?

    Thân xác của con người là sự kết hợp của tứ đại. Đó là đất, nước, gió, lửa. Chất cứng trong thân thể như xương, thịt, tóc, da thì thuộc về đất. Chất ướt như máu me, nước đờm, nước miếng thì thuộc về nước. Máu đen chạy từ cơ thể về tim và từ tim mang máu đỏ để nuôi tất cả các tế bào và mang oxygen cho sự sống thì gọi là gió. Muốn thân thể tồn tại thì cơ thể phải tiêu hóa đồ ăn thức uống để cung cấp năng lượng hay hơi nóng cho các tế bào được sống thì gọi là lửa. Nhưng nhìn kỹ thì bốn món đất, nước, gió, lửa lại thù nghịch chống đối lẫn nhau. Gió thì không ưa đất còn nước thì kỵ lửa. Một khi gió thịnh hơn đất hay là gió thổi ào ào vô mạnh thì thân thể đau nhức uể oải. Còn lúc nào nước mạnh hơn lửa thì chúng ta lạnh phát run hoặc lửa thạnh hơn nước thì chúng ta lên cơn sốt. Vì mang bản chất thù nghịch nên cái nầy luôn luôn muốn đàn áp cái kia làm cho thân của chúng ta không an là như vậy.

    Nói tóm lại thân xác của chúng ta là do sự kết hợp của nhiều nhân duyên tạo thành thì chính nó không có tự tánh, không có chủ thể hay vô ngã tức là không. Vì mang tính vô ngã như thế nên không một ai trên thế gian nầy từ cổ đến kim thoát ra khỏi định luật “thành, trụ, hoại, không” cả. Có nghĩa là có sinh tất có diệt. Bởi thế mới có câu:”Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?” là vậy.

    Như thế thì sắc uẩn chính là sự kết tụ, chất chứa của vật chất để tạo ra những hình tướng như thân thể và cảnh vật. Sắc uẩn gồm có năm căn và sáu trần. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân thể. Còn lục trần thì có :

    Thanh trần: tiếng mà tai nghe được.

    Hương trần: hương vị do mũi ngửi được.

    Vị trần: mùi vị do lưỡi nếm được.

    Xúc trần: cảm xúc do thân biết được.

    Pháp trần: đây là cảnh biết của ý thức và chỉ được nhận biết từ trong nội tâm mà thôi.

    Bây giờ đến phần tâm linh của con người.

    Vậy hảy xem thọ uẩn có vô ngã không?

    Con người chúng ta thì có lục căn. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Ngoại cảnh thì có lục trần. Đó là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Khi mắt của chúng ta thấy một vật gì, tức là sắc trần. Tai chúng ta nghe một âm thanh nào, tức là thanh trần. Mũi chúng ta ngữi một mùi thơm gì, tức là hương trần. Lưỡi của chúng ta nếm một mùi vị nào, tức là vị trần. Thân của chúng ta cảm thấy nóng, lạnh, cảm giác êm đềm hay đau đớn, tức là xúc trần. Sau cùng thì ý tưởng để lưu lại những hình ảnh, màu sắc, hương vị cũng như cảm giác từ năm trần ở trên để phát sinh ra sự phân biệt thì gọi là thức.

    Vậy thọ uẩn là sự tiếp nhận của lục trần bởi lục căn. Chẳng hạn như khi nghe một bản nhạc rất hay thì chúng ta cảm nhận được cái vui hay cái buồn của bản nhạc đó. Khi xem một trận đá banh rất sôi nổi thì chúng ta cảm nhận cái tài nghệ, cái hồi hộp của trận đấu bóng nầy. Ăn món ngon vật lạ thì chúng ta cảm thấy sung sướng vì hương vị thơm ngon của nó. Tay của chúng ta rờ một tấm áo lông thì cảm thấy mềm mại êm ái.

    Do đó thọ là sự tiếp nhận cái vui hay cái buồn của thế gian bởi vì lục căn tự nó không có thọ chẳng hạn như chính cái lưỡi không có mùi vị nhưng khi nếm thức ăn ngon thì sinh ra khoái khẩu tức là lạc thọ nên muốn ăn món ngon và chê món dở. Nhưng tất cả những sự tiếp nhận nầy đều cấu thành bởi những nhân duyên bên ngoài mà đã là từ nhân duyên thì chính nó không có tự tánh hay vô ngã tức là Không. Trong Phật giáo, thọ được chia làm ba loại: lạc thọ, khổ thọ và vô ký thọ.

    Ø Lạc thọ là cảm nhận được cái vui, cái sung sướng ở thế gian nầy do sự tiếp xúc mà ra.

    Ø Khổ thọ là cảm nhận sự đau khổ hay bất hạnh do cuộc đời đưa đến.

    Ø Xả thọ hay vô ký thọ là không vui cũng chẳng buồn. Lúc nào cũng vậy thôi. Trước sau như một.

    Vì những cảm giác của thân và tâm sinh diệt bất thường có nghĩa là chúng không ở mãi một trạng thái nào cố định trong tàng thức của chúng ta. Mới thấy vui thì nổi buồn đã đến hay buồn vui lẫn lộn thì thọ chính là vô ngã tức là không.

    Đối với người tu Phật thì cần phải hiểu chữ “thọ” cho sâu rộng. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì chúng ta cảm nhận hay “thọ” những cái vui hay cái buồn. Nếu tâm chúng ta thọ cái vui, cái sung sướng thì nó sẽ bị lục trần cuốn theo làm cho tâm bị mê hoặc. Khi ăn món ngon vật lạ thì đâm ra khoái khẩu tức là lạc thọ, do đó chúng ta cứ muốn ăn ngon hoài. Nếu không được ăn ngon như thế hằng ngày thì cảm thấy đau khổ, cắn rứt. Còn nếu cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn cái dục tính nầy thì gây ra nghiệp để phải chịu quả khổ về sau. Do đó chạy theo lạc thọ là chạy theo luân hồi sanh tử. Còn khổ thọ là cảm nhận những đau khổ đắng cay của cuộc đời thì tâm sân sẽ phát hiện. Có người cần cù lao động, đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ tiền để nuôi gia đình nên họ nhìn cuộc đời thật cay đắng. Họ đâm ra thù ghét đời và trách móc con tạo khéo xoay vần cho đời họ phải khổ. Nhưng họ quên khổ là cái quả mà họ đã tạo ra từ trong quá khứ. Thế thì khổ thọ cũng đưa đẩy con người lún sâu trong vòng sinh tử luân hồi mà thôi. Cho nên cổ nhân mới có câu:

    Tội nghiệp tiền thân nay phải chịu

    Chịu rồi mới hết nghiệp oan gia.

    Con đường duy nhất để đạt đến tâm thanh tịnh và cảnh giới Niết Bàn là vô ký thọ. Khi chúng ta bên ngoài không bị lục trần quyến rũ và bên trong không bị kích động bởi tham lam, giận hờn và si mê thì tâm của chúng ta sẽ thanh tịnh. Có nghĩa là dục lạc của thế gian khó mà cám dỗ làm cho chúng ta bị mê hoặc. Cái mà chúng ta đi tìm chính là sự an lạc từ trong nội tâm.

    Vì sự an lạc nầy mà Ngài Xuyên Thiền Sư làm bài tụng như sau:

    Kiến sắc phi can sắc

    Văn thinh bất thị thinh

    Sắc thinh vô ngại xứ

    Thân đáo pháp vương thành

    Nghĩa là:

    Thấy sắc không mê sắc

    Nghe tiếng chẳng nhiễm tiếng

    Sắc tiếng đều không ngại

    Mới đến Pháp vương thành.

    Ý Ngài Xuyên Thiền Sư là mỗi khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà tâm không khởi vọng niệm phân biệt, nhiễm ô nơi trần cảnh thì chúng ta sẽ được vào cảnh giới Phật.

    Bây giờ tưởng uẩn có vô ngã không?

    Tưởng là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm. Khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì trong tâm tưởng của chúng ta ghi nhớ lại những hình ảnh của quá khứ nầy. Chẳng hạn như đêm thứ bảy vừa qua chúng ta đi xem đại nhạc hội thì khi nghĩ lại chúng ta còn liên tưởng đến những cảnh nhạc nhả nhộn nhịp đó. Khi ăn một món ngon thì có lúc chúng ta liên tưởng sự khoái lạc của món ăn nầy. Ai chưởi mắng thì có lúc chúng ta cũng liên tưởng đến cảnh bực bội đau khổ kia. Do đó sau khi lục căn tiếp xúc với lục trần để lãnh thọ các cảnh khổ vui và sau đó sanh ra tưởng nhớ. Vì tưởng nhớ không phải tự nó có được mà cần phải có nhiều nhân duyên từ bên ngoài tạo tác nên tưởng uẩn là vô ngã tức là không.

    Còn hành uẩn thì sao?

    Hành là sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm. Con người mỗi ngày từ khi thức giấc đến khi đi ngủ thì trong tâm chất đầy biết bao ý niệm. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước và cứ thế mà ý niệm sanh khởi liên tục trong tâm của chúng ta. Khi lái xe đến sở làm chúng ta liên tưởng những chuyện sắp xảy ra trong sở và đôi khi cũng liên tưởng đến những chuyện đã xảy ra ở nhà và đang xảy ra trong khi lái xe. Vì thế ý niệm đến từ hình ảnh hay kinh nghiệm trong quá khứ, hiện tại cũng như vị lai. Nhưng tất cả những tâm niệm nầy là do ở ngoại cảnh bên ngoài mang đến, có nghĩa là do nhân duyên kết tạo mới có sự suy tư. Vì do nhân duyên hòa hợp nên hành uẩn cũng là vô ngã tức là Không.

    http://www.lesyminhtung.net/index.ph...-ban&Itemid=34
    Last edited by Kim Liên Cư Sĩ; 19-04-2012 at 10:37 AM.
    Namo Sakya Muni Buddha
    Namo Amitabha Buddha

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •