kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Bài học xương máu từ “Mùa xuân Ả-rập”

  1. #1

    Mặc định Bài học xương máu từ “Mùa xuân Ả-rập”

    Bài học xương máu từ “Mùa xuân Ả-rập”

    PHẠM DOÃN TÌNH
    06:57 08/12/17 THẢO LUẬN (1)
    (GDVN) - Đừng ảo tưởng về một “mùa xuân” như đã từng xảy ra ở Trung Đông - Bắc Phi, bởi sẽ không ai lo cho mình bằng chính tự mình nắm lấy vận mệnh của mình.


    Bánh vẽ của “Mùa xuân Ả-rập”
    Đã 7 năm trôi qua, kể từ khi những biến chuyển chính trị - xã hội ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi đã tạo ra “Mùa xuân Ả-rập” - một làn sóng “cách mạng” với các cuộc nổi dậy, biểu tình để phản đối chính quyền chưa từng có tiền lệ tại các quốc gia của thế giới Ả-rập, trong đó có Yemen.
    Song đó không phải là mùa xuân của thời tiết trong lành, với những hoa thơm, quả ngọt, mà là “mùa xuân” của các cuộc khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, nó diễn ra không chỉ ở mỗi quốc gia, mà còn đối với toàn khu vực.
    Cuộc chiến tranh nồi da nấu thịt ở Yemen gần đây chỉ là một trong những trái đắng tiếp theo của “Mùa xuân Ả-rập”.
    Vậy, do đâu mà dẫn đến một “mùa xuân” như vậy?



    Những cuộc biểu tình của người dân trong “Mùa xuân Ả-rập” (Ảnh: AP)

    Có thể khẳng định rằng, không phải tất cả các quốc gia ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi rơi vào cuộc khủng hoảng do “Mùa xuân Ả-rập” mang lại đều nghèo đói;
    Mà ngược lại, có những nước đang nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển, với GDP bình quân đầu người khá cao.
    Lybia từng là nước giàu nhất châu Phi, có GDP bình quân đầu người năm 2010 là 12.000 USD.
    Tunisia từng là một trong những quốc gia phát triển thịnh vượng ở Bắc Phi, được xem là một điển hình kinh tế ở châu Phi.
    Trong khi đó Ai Cập được lọt vào nhóm “Tám sư tử châu Phi” về phát triển kinh tế.
    Chỉ có Yemen là có sự khác biệt.


    Lực lượng vũ trang của đảng đối lập đang kích động người dân biểu tình chống chính phủ đương nhiệm (Ảnh: AP)

    Có một điều phải thừa nhận rằng, ở các quốc gia này, sự phân cực giàu nghèo là rất lớn, điều kiện sống của người dân không được chính phủ quan tâm;
    Tình trạng độc đoán, quan liêu, tham nhũng hoành hành; nội bộ giới cầm quyền mất đoàn kết, hình thành lợi ích nhóm giữa các phe phái.
    Đây chính là nguyên nhân bên trong và là kẽ hở nghiêm trọng để các thế lực bên ngoài lợi dụng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia đó, gây nên tình hỗn loạn về chính trị và dẫn đến khủng hoảng, xung đột.
    Các thế lực bên ngoài với những toan tính lợi của mình, khi nhìn thấy nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn, nhất là dầu mỏ cùng vị trí địa chiến lược rất quan trọng ở các nước Trung Đông - Bắc Phi nên đã tìm cách can thiệp vào.
    Họ muốn thiết lập chính phủ thân mình để tiện bề cho việc thực hiện những toan tính.



    Cảnh hoang tàn đổ nát sau các cuộc chiến tranh giành quyền lực (Ảnh: AP)

    Bên cạnh đó, các thế lực bên ngoài còn hỗ trợ cho sự ra đời và nuôi dưỡng hàng trăm tổ chức phi chính phủ, đầu tư phát triển mạng xã hội và hậu thuẫn cho các lực lượng chính trị đối lập để chuẩn bị cho các cuộc “cách mạng” lật đổ chính quyền đương nhiệm và thiết lập chính quyền mới.

    Hệ quả từ những nguyên nhân vừa trực tiếp vừa sâu xa, vừa bên trong vừa bên ngoài này đã đẩy các nước ở Trung Đông - Bắc Phi rơi vào khủng hoảng, với những cuộc đấu đá quyền lực đẫm máu giữa các phe phái ở trong nước, cùng sự tranh giành ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài.

    Từ đó đã gây nên thảm cảnh “huynh đệ tương tàn”, nồi da nấu thịt người dân, mà Ai Cập, Lybia, Syria, Yemen là những minh chứng rõ ràng nhất cho cuộc “cách mạng mùa xuân” này.
    Tính riêng cuộc khủng hoảng ở Yemen, trong hơn hai năm qua - kể từ khi nổ ra cuộc chiến tranh quy mô lớn, đã cướp đi sinh mạng của gần 10.000 dân thường, trong đó có khoảng 20% là trẻ em;

    Hơn 49.000 người bị thương, gần 200.000 người phải tị nạn sang các nước láng giềng và hơn 20 triệu người cần phải được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cả về lương thực và thuốc chữa bệnh, đã tạo ra một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. [1]
    Có lẽ hiện tại, những người dân ở các nước trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi nói chung - nơi đã từng bị “Mùa xuân Ả-rập” quét qua và ở Yemen nói riêng, sẽ lại đang mơ ước được trở lại những ngày tiền “Mùa xuân Ả-rập”.

    Bởi tuy những ngày đó cuộc sống của họ có thể vẫn vất vả, tình trạng chính trị - xã hội ở những khía cạnh nào đó có thể khiến họ chưa bằng lòng, nhưng dù sao họ vẫn có được một cuộc sống bình yên, đất nước họ không có chiến tranh và không phải đổ máu.

    Rõ ràng, những viễn cảnh “thiên đường” của “Mùa xuân Ả-rập” chẳng qua cũng chỉ là những “bánh vẽ”.
    Sự ngộ nhận của người dân về một “thiên đường của mùa xuân” đã khiến họ tự chuốc lấy thảm kịch, mà không thể tìm đâu ra lối thoát để trở về những năm tháng tiền “mùa xuân”.
    Cho nên, lãnh đạo các nước muốn giữ được địa vị của mình thì hãy lấy dân làm gốc, lấy dân làm nền tảng cho những quyết sách chính trị của mình.

    Khi nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, họ sẽ ủng hộ chính quyền, thậm chí sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chính quyền, họ sẽ không phải nghe ai, đi theo ai để làm đảo lộn cuộc yên bình của họ.
    Thực tế của “Mùa xuân Ả-rập” đã chỉ ra rằng, người dân chỉ là công cụ và là nạn nhân của các cuộc tranh giành quyền lực.
    Bởi vậy, đừng nên và đừng bao giờ đổ lỗi cho người dân về những bất ổn chính trị - xã hội, mà nguyên nhân sâu xa lại do chính những người cầm quyền tạo ra.


    Còn đối với người dân, cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước bất kỳ lời mời gọi nào từ các thế lực ngoại bang. Chỉ có dân tộc mình mới quyết định được tương lai của chính mình, nếu không sẽ trở thành con rối, hay miếng mồi cho kẻ khác.
    Thứ ba, cần phải xây dựng một tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ lãnh đạo và lựa chọn đúng những người có đủ đức, đủ tài vào các chức vụ chủ chốt trong bộ máy công quyền.


    Một trong những nguyên nhân dẫn tới “Mùa xuân Ả-rập” là tình trạng phe phái trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đất nước theo những toan tính cá nhân thực dụng vì đặc quyền đặc lợi của gia tộc và các nhóm lợi ích;
    Khiến nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết và phân hóa sâu sắc, từ đó làm suy giảm lòng tin và gây bất bình trong nhân dân.
    Do đó, giới lãnh đạo các nước nếu thực sự vì dân, vì nước, cần phải tạo ra một tinh thần đoàn kết chặt chẽ, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng phe phái, đối lập trong nội bộ;
    Và hãy công tâm, chính xác trong việc lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo trong bộ máy công quyền.


    Đừng vì những lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm trước mắt mà sử dụng những người không đủ phẩm chất, năng lực, sẽ tạo nên những “con sâu, con mọt” gây hại cho đất nước, cho chế độ.
    Thứ tư, cần phải có chính sách đúng đắn, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, giữ vững độc lập tự chủ cả về kinh tế và chính trị.

    Sự phát triển bền vững của nền kinh tế là nền tảng vật chất bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước.
    Nếu nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và suy thoái, tình trạng thất nghiệp, nghèo đói gia tăng, đời sống của nhân dân lâm vào cảnh túng quẫn thì đất nước sẽ rơi vào mất ổn định chính trị.
    Chính cục diện này sẽ tạo điều kiện cho các thế lực bên ngoài lôi kéo và kích động nhân dân biểu tình, nổi dậy lật đổ chính quyền, làm sụp đổ chế độ.


    Do vậy, giới lãnh đạo cần phải có chính sách đổi mới, quan tâm chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo việc làm và các phúc lợi xã hội.


    Có quan điểm chính trị đúng đắn, độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia dân tộc, không để cho các thế lực bên ngoài thao túng cả về kinh tế và chính trị, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.
    Có thể nói rằng, “Mùa xuân Ả-rập” đã cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước nhỏ một bài học về độc lập, tự chủ và lấy dân làm gốc trong các quyết sách chính trị của giới cầm quyền.
    Vì vậy, từ người lãnh đạo cao nhất, cho đến các đảng phái đối lập và những người dân bình thường hãy đừng bao giờ mơ mộng và ảo tưởng về một “mùa xuân” như đã từng xảy ra ở Trung Đông - Bắc Phi, bởi sẽ không ai lo cho mình bằng chính tự mình nắm lấy vận mệnh của mình.


    Tài liệu tham khảo:
    [1] http://www.bbc.com/news/world-middle-east-29319423

    PHẠM DOÃN TÌNH
    Last edited by Bin571; 08-12-2017 at 10:28 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Mùa xuân đâu chưa thấy, chỉ đêm trường mênh mang

    PHẠM DOÃN TÌNH
    14:39 05/12/17 THẢO LUẬN (1)
    (GDVN) - Thảm họa nhân đạo đang hiện hữu trên đất nước Yemen đang cần cộng đồng quốc tế trợ giúp khẩn cấp cũng chỉ là phần nổi những đau khổ của người dân Yemen.

    PHẠM DOÃN TÌNH

    Yemen là một trong những quốc gia ngèo khó nhất của thế giới Ả Rập, đã bị tàn phá nặng nềbởi cuộc chiến cạnh tranh quyền lực huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt.
    Cuộc tranh giành diễn ra giữa quân chính phủ của Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi - được quốc tế thừa nhận sự hợp pháp, với một bên là liên minh giữa lực lượng trung thành của cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh cùng phong trào nổi dậy Houthis.
    Trong hơn hai năm nổ ra cuộc chiến quyền lực này - kể từ tháng 3/2015, đã khiến hàng chục nghìn người thương vong và hàng chục triệu người khác cần được hỗ trợ nhân đạo khi rơi vào tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực và thuốc chữa bệnh.
    Cuộc chiến quyền lực bắt đầu như thế nào?
    Trong phong trào Mùa xuân Ả Rập, người Jemen đã thành công trong việc lật đổ chính phủ của Tổng thống Ali Abdullah Saleh vào năm 2012 và đưa Phó Tổng thống Abdrabbuh Mansour Hadi đã lên nắm quyền.
    Tuy nhiên, Tổng thống mới Hadi đã không thành công trong công cuộc củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc, trong một đất nước có nhiều chia rẽ sâu sắc.
    Ông Hadi đã phải vật lộn để đối phó với nhiều vấn đề gai góc, từ các cuộc tấn công của tổ chức khủng bố al-Qaeda, đến phong trào ly khai ở phía Nam và lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Saleh, cũng như nạn tham nhũng, thất nghiệp và đói nghèo.
    Ngoài ra, ông Hadi còn phải đối phó với phong trào Houthis - một lực lượng vũ trang ở phía Bắc nước này, đã liên kết với lực lượng trung thành của cựu Tổng thống Saleh.
    Liên minh Houthis - Saleh đã tiến hành một loạt các hoạt động quân sự và giành quyền kiểm soát vùng trung tâm phía bắc của tỉnh Saada và các khu vực lân cận, sau đó tấn công vào Thủ đô Sanaa.
    Cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh - người vừa bị sát hại hôm 4/12 (Ảnh: AP)
    Tháng 1/2015, liên minh Houthis - Saleh tiến vào tiếp quản Thủ đô Sanaa, quản thúc Tổng thống Hadi và toàn bộ nội các của ông tại dinh Tổng thống.
    Một tháng sau, ông Hadi đã trốn thoát khỏi Sanaa để đến thành phố cảng Aden phía Nam Yemen và tuyên bố Aden là Thủ đô tạm thời.
    Liên minh Houthis - Saleh sau đó đã cố gắng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Yemen, buộc ông Hadi phải trốn ra nước ngoài lưu vong vào tháng 3/2015.
    Bắt đầu từ cuối tháng 3/2015, 10 quốc gia Ả Rập do Saudi Arabia lãnh đạo đã đồng ý can thiệp quân sự chống lại liên minh Houthis - Saleh nhằm khôi phục lại chính phủ của Tổng thống lưu vong Hadi.
    Liên minh quân sự Ả Rập được sự hỗ trợ tình báo của các nước Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã tiến hành hàng loạt các cuộc không kích trên khắp Thủ đô Sanaa và nhiều nơi khác của Yemen - những nơi được cho là có căn cứ quân sự, kho vũ khí và hậu cần của liên minh Houthis - Saleh.
    Ngoài ra, các tàu chiến của lực lượng liên quân cũng đã vượt qua Kênh đào Suez tới vịnh Aden của Yemen để hỗ trợ cho các cuộc oanh kích tấn công liên minh Houthis - Saleh.
    Lực lượng nổi dậy Houthis (Ảnh: AP)
    Những gì xảy ra sau đó?
    Từ đó đến nay là hai năm rưỡi chiến tranh ác liệt ở Yemen, bất chấp những nỗ lực của Liên Hợp Quốc trong việc thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình cho quốc gia này.
    Sau một cuộc chiến kéo dài bốn tháng chống liên minh Houthis - Saleh, phe Tổng thống lưu vong Hadi và các bộ tộc miền Nam chủ yếu là người Sunni đã thành công trong việc đánh bật liên minh Houthis - Saleh ra khỏi một số nơi và chiếm lại Thủ đô tạm thời Aden.
    Tuy buộc phải rút khỏi Aden, nhưng liên minh Houthis - Saleh vẫn giữ vững được Thủ đô Sanaa, duy trì các cuộc tấn công vào thành phố Taiz ở phía Nam và bắn tên lửa qua biên giới sang Ả Rập Xê út.
    Trong khi đó, các chiến binh Jihad thuộc tổ chức al-Qaeda tại bán đảo Ả Rập và các chi nhánh của nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lợi dụng sự hỗn loạn này để đánh chiếm lãnh thổ ở phía nam Yemen.
    Lực lượng này đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm kiểm soát Aden, càng gây nên tình trạng hỗn loạn của quốc gia này.
    Hồi giữa tháng 11/2017, liên minh Houthis - Saleh đã phóng một quả tên lửa đạn đạo vào Thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út, khiến nước này giận dữ và thúc đẩy liên minh quân sự của 10 quốc gia Ả Rập thắt chặt việc phong tỏa Yemen.
    Liên minh quân sự Ả Rập đã cáo buộc Iran đứng đằng sau hỗ trợ cho liên minh Houthis - Saleh, bởi vậy việc phong tỏa Yemen còn để nhằm ngăn chặn việc cung cấp vũ khí từ Tehran cho quân nổi dậy.
    Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng, việc phong tỏa Yemen có thể sẽ làm gia tăng thêm thảm họa nhân đạo tại Yemen.
    Hai nhà lãnh đạo của liên minh Houthis - Saleh trước khi liên minh này đổ vỡ (Ảnh: AP)
    Liên minh Houthis - Saleh đã đổ vỡ
    Sau hơn hai năm liên minh giữa phong trào nổi dậy Houthis với lực lượng trung thành của cựu Tổng thống Saleh để chống lại liên minh quân sự Ả Rập, thì những bất đồng của khối liên minh Houthis - Saleh đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng căng thẳng.
    Vào cuối tháng 11 và những ngày đầu tháng 12/2017 sự căng thẳng của liên minh Houthis - Saleh đã đẩy lên tới đỉnh điểm, khi vào ngày 2/12, cựu Tổng thống Saleh đã lên truyền hình Yemen để tuyên bố rằng:
    Ông cùng lực lượng trung thành của ông đã “đường ai nấy đi” với phong trào nổi dậy Houthis, vì ông muốn “bước sang một trang mới” trong mối quan hệ với liên minh của 10 nước Ả Rập. [1]
    Cựu Tổng thống Yemen Saleh cũng kêu gọi liên minh quân sự 10 nước Ả Rập chấm dứt các cuộc không kích và nới lỏng các biện pháp phong tỏa đất nước này để tiến tới các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột.
    Đáp trả lời kêu gọi của cựu Tổng thống Saleh, phong trào nổi dậy Houthis đã cáo buộc ông là “kẻ phản bội”, đồng thời tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng trung thành của ông Saleh.
    Trong khi liên minh 10 nước Ả Rập đã hoan nghênh lời kêu gọi của ông Saleh, vì đã đem đến những hy vọng mới cho một tiến trình hòa bình ở Yemen, đồng thời hỗ trợ quân sự cho lực lượng trung thành của ông Saleh chống lại phong trào nổi dậy Houthis.
    Tuy nhiên, vào ngày 4/12, người dân Yemen và thế giới Ả Rập đã rúng động bởi thông tin ông Saleh đã bị sát hại.
    Houthis đã coi việc sát hại ông Saleh là một “thắng lợi” quan trọng để lực lượng này kiểm soát quyền lực triệt để ở Yemen.
    Trong khi người dân Yemen và thế giới Ả Rập đã bị giáng một đòn nặng nề vào những hy vọng về một thỏa thuận hòa bình ở Yemen. [3]
    Cảnh tàn phá trong cuộc chiến ở Yemen (Ảnh: CNN)
    Những hậu quả nặng nề mà người dân phải gánh chịu
    Trong hơn hai năm xảy ra cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Yemen, người dân nước này đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ sinh mạng cho đến tình trạng đói nghèo và bệnh tật.
    Theo ước tính của một tổ chức nhân quyền tại Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 29/11 vừa qua, đã có ít nhất 8.600 dân thường, trong số đó có hơn 20% là trẻ em đã bị thiệt mạng và 49.000 người khác bị thương trong cuộc chiến này.
    Bên cạnh đó, các cơ sở hạ tầng dân sự cũng đã bị tàn phá nặng nề, tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, thuốc men và nước sạch đã gây ra một thảm họa nhân đạo đối với người dân Yemen.
    Hiện tại, có khoảng hơn 20 triệu người, trong đó có 11 triệu trẻ em đang cần sự trợ giúp nhân đạo khẩn cấp về lương thực, thực phẩm.
    Trong khi đó, hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế đang đứng trên bờ vực hết sạch thuốc men, cũng như không còn nguồn lực nào để tiến hành công việc khám, chữa bệnh cho người dân.
    Trẻ em Yemen đang đau khổ vì tình trạng thiếu lương thực và thuốc chữa bệnh (Ảnh: AP)
    Hiện chỉ có khoảng 45% trong tổng số 3.500 các bệnh viện và cơ sở y tế là còn đang hoạt động, có ít nhất khoảng 14,8 triệu người không được chăm sóc sức khỏe cơ bản.
    Suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng đang đe doạ đến cuộc sống của gần 400.000 trẻ em của nước này. [2]
    Thêm vào đó, kể từ tháng 4/2017 đến nay, người dân Yemen còn phải vật lộn với một thảm họa dịch tả lớn nhất thế giới, khiến hơn 913.000 người đang bị mắc bệnh và 2.196 ca đã tử vong.
    Ngoài ra, còn có tới hơn 2 triệu người Yemen đang phải di tản trên khắp đất nước để tránh những khu vực xảy ra xung đột, gây nên tình trạng hỗn loạn về vấn đề xã hội của đất nước này, trong khi có khoảng 188.000 người khác đã phải tị nạn sang các quốc gia láng giềng. [4]
    Có thể nói, cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Yemen, cùng các hành động quân sự từ bên ngoài trong việc hỗ trợ các phe phái đã khiến cho đất nước Yemen bị chia năm, sẻ bảy và bị tàn phá nặng nề.
    Người dân Yemen đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ vì cuộc chiến quyền lực này.
    Những thảm họa nhân đạo đang hiện hữu trên đất nước Yemen đang cần cộng đồng quốc tế trợ giúp khẩn cấp cũng chỉ là phần nổi của những đau khổ mà người dân Yemen đang phải gánh chịu.
    Còn những mất mát về sinh mạng, đau khổ về tinh thần thì không thể có gì bù đắp được.
    Viễn cảnh về một nền hòa bình ở Yemen đang vô cùng mờ mịt, hơn lúc nào hết, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế, ngoài việc hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân Yemen, còn phải có những hành động kịp thời và mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng xung đột, nhằm tìm kiếm những hy vọng về một tương lai mới cho đất nước Yemen.
    Tài liệu tham khảo:
    [1] http://www.scmp.com/news/world/middl...audis-throwing
    [2] http://www.bbc.com/news/world-middle-east-29319423
    [3]http://edition.cnn.com/2017/12/04/middleeast/yemen-former-president-ali-bdullah -saleh-killed-intl/index.html
    [4] http://www.scmp.com/news/world/middl...ng-aid-says-un
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •