Trang 11 trong 11 Đầu tiênĐầu tiên ... 567891011
kết quả từ 201 tới 220 trên 220

Ðề tài: Vũ khí Việt Nam bảo vệ Biển Đông

  1. #201

    Mặc định

    Ấn Độ chính thức công khai việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam

    29.10.2014 | 09:45 AM
    Sau nhiều đồn đoán, lần đầu tiên Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam.



    • Tờ báo lớn nhất Ấn Độ - The Times of India hôm nay đưa tin: Ấn Độ hôm thứ Ba (28/10) đã cam kết giúp Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng. Sau cuộc gặp của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Narendra Modi cho biết: “Hợp tác quốc phòng với Việt Nam là một trong những vấn đề quan trọng nhất của chúng tôi. Ấn Độ vẫn cam kết giúp hiện đại hóa các lực lượng quốc phòng và an ninh của Việt Nam. Điều này sẽ bao gồm việc mở rộng các chương trình đào tạo của chúng tôi, một chương trình đã rất đáng kể cùng với các bài tập chung và hợp tác trong các thiết bị quốc phòng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện khoản tín dụng 100 triệu USD để cho phép Việt Nam mua các tàu hải quân mới từ Ấn Độ”.




    Tên lửa BrahMos của Ấn Độ.

    Bên cạnh đó, lần đầu tiên, Ấn Độ gửi tín hiệu rõ ràng rằng chúng ta đã sẵn sàng bán tên lửa hành trình tầm ngắn BrahMos cho Việt Nam, một nhu cầu lâu dài của Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ trước đó cũng còn một chút do dự trong vấn đề này vì e ngại Nga (một nước đối tác đồng phát triển BrahMos) nhưng hiện tại Nga cũng đã sẵn sàng.

    Ấn Độ sẽ chờ để được MTCR thông qua trước khi bán (MTCR là viết tắt của cụm từ Missile Technology Control Regime. Đây là một tổ chức được lập bởi 34 quốc gia để kiểm soát việc phổ biến các công nghệ tên lửa có tầm bắn trên 300km và đầu đạn nặng trên 500 kg). Nhưng cả Ấn Độ và Việt Nam đã quyết vượt qua trở ngại này. Tầm quan trọng trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam đến Ấn Độ là hiển nhiên khi Tổng thống Pranab Mukherjee đã có chuyến thăm nhà nước tới Việt Nam.

    Việt Nam là trung tâm trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng họ sẽ tích cực theo đuổi lợi ích của mình trong khu vực. Thủ tướng Modi đã viết: "Chính phủ của tôi đã kịp thời tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều đó là quan trọng đối với tương lai Ấn Độ”.

    Trần Vũ (Theo Times of India)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #202

    Mặc định

    Việt Nam ký hợp đồng mua tên lửa BrahMos vào cuối tháng này?

    Hiện các trang mạng có uy tín của nước ngoài đang đưa tin, cuối tháng này Việt Nam và Ấn Độ sẽ ký kết hợp đồng tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos, mở ra tương lai mua sắm một phiên bản BrahMos mới hơn.


    Hiện nay, Ấn Độ đang bày tỏ mong muốn cùng hợp tác với Nga để nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm có thể tích nhỏ hơn tên lửa “BrahMos”, nhưng có tốc độ nhanh hơn. Đến lúc đó, Ấn Độ sẽ xuất khẩu loại tên lửa này cho các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Venezuela. Vào năm 1998, Nga và Ấn Độ đã bắt tay thành lập một liên doanh đặt tại Ấn Độ mang tên BrahMos Aerospace với chức năng chính là sản xuất một loại tên lửa chống hạm hàng đầu thế giới, trên cơ sở loại tên lửa chống hạm siêu âm lừng danh của Nga là P-800 Yakhont, đó chính là tên lửa chống hạm BrahMos.
    Quan chức Ấn Độ đã tiết lộ với Press Trust of India rằng, Ấn Độ mong muốn tiếp tục hợp tác với Nga để nghiên cứu phát triển một phiên bản tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm “BrahMos” mới có thể tích nhỏ hơn, tốc độ nhanh hơn tên lửa nguyên bản. Dự kiến, trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Putin vào giữa tháng 12 năm nay, Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO), Nhà thiết kế và sản xuất tên lửa Nga (NPO) và BrahMos Aerospace sẽ chính thức bàn bạc về việc này.

    Su-30 Việt Nam sẽ có thể sử dụng tên lửa hành trình chống hạm BrahMos thay cho Kh-31A?
    “BrahMos” mới sẽ có thể tích bằng một nửa tên lửa “BrahMos” hiện nay, nhưng tốc độ lên tới Mach 3,5, so với Mach 2,5-2,8 hiện tại. Dự kiến, tầm bắn của tên lửa chống hạm phiên bản mới vào khoảng 300km, cũng không khác biệt nhiều so với tên lửa cùng loại hiện nay là 300km-500km. Theo quan chức Ấn Độ, hai loại tên lửa này đều có thể được bán cho bên thứ 3 (tên lửa BrahMos thế hệ cũ đã nhận được giấy phép xuất khẩu của cả Nga và Ấn Độ), dự kiến Ấn Độ và Việt Nam sẽ ký thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu tên lửa “BrahMos” vào cuối tháng này.
    Ngoài ra, theo như các thỏa thuận mà phía Ấn Độ đã ký với Indonesia thì nước này cũng có thể sẽ bán cho Jakarta loại tên lửa này. Theo các chuyên gia hải quân Mỹ, tên lửa “BrahMos” là một trong những tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay, sự thay đổi đường bay ở giai đoạn cuối của nó, đặc biệt là khả năng đột phá ưu việt của loại tên lửa này là một sự thách thức lớn cho sự sống sót của các tàu chiến mặt nước.

    Hệ thống tên lửa bờ đối hạm BrahMos.
    Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa siêu thanh BrahMos và 50% trong số đó, sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và bạn bè. Theo dự tính của chuyên gia, tổng giá trị các đơn hàng đặt mua tên lửa BrahMos sẽ tăng từ 7 tỷ USD lên 10 tỷ USD vào năm 2015. Nếu mua sắm loại tên lửa này, Việt Nam sẽ có thể lựa chọn các phiên bản dùng cho máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu ngầm Kilo và hệ thống tên lửa bờ đối hạm. Có được loại tên lửa này, sức mạnh của lực lượng không quân - hải quân và bảo vệ bờ biển Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
    Đơn cử ví dụ, loại tên lửa chống hạm hiện đang sử dụng trên Su-30MK2 là Kh-31A chỉ có tầm phóng trên 50km, phiên bản mới nhất là Kh-31AD cũng chỉ hiệu quả trong phạm vi 110km, khiến Su-30MK2 muốn diệt tàu chiến thì phải tiến vào phạm vi đánh chặn của tên lửa phòng không đối phương, điều đó là rất nguy hiểm.
    Sự tăng cường tên lửa chống hạm siêu âm BrahMos với tầm phóng 290km sẽ giúp Su-30MK2 Việt Nam có khả năng tiêu diệt bất cứ chiến hạm nào từ ngoài khu vực phòng không hạm, nâng cao khả năng sinh tồn của máy bay, đảm bảo tốt khả năng khống chế hải phận từ trên không, rất phù hợp với tư tưởng quân sự của Việt Nam. Theo An ninh thủ đô
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #203

    Mặc định

    Tại sao Việt Nam lựa chọn radar 96L6E của S-400 cho S-300PMU1?
    Quốc Việt | 01/02/2015 13:30



    Chia sẻ:
    Radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E với tầm trinh sát 300 km có khả năng bám bắt tốt các mục tiêu tàng hình và tên lửa đường đạn chiến thuật

    Trong hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực cho tổ hợp phòng không S-300PMU1, ngoài 30N6E Flap Lid thì còn có thể tùy chọn radar 64N6E Big Bird hoặc radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E.Việt Nam đã lựa chọn 96L6E cho tổ hợp S-300PMU1, vậy radar này có ưu điểm gì so với 64N6E.


    Radar 96L6E trên khung xe MZKT-7930
    Khả năng bắt thấp cực tốt

    • Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E là sản phẩm của Phòng thiết kế KB Lira, sản xuất tại nhà máy LEMZ. Nó được phát triển để thay thế các đài radar tìm kiếm mục tiêu tầm cao 36D6 và radar tìm kiếm mục tiêu tầm thấp 76N6.96L6E có ưu điểm là kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao của 2 loại radar trên trong cùng một thiết kế.Radar nhìn vòng 96L6E hoạt động ở băng tần C, bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.


      Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).Ưu điểm vượt trội của 96L6E là khả năng bắt thấp và rất thấp, đây là tính năng quan trọng trong việc phát hiện tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.

      Trong chế độ bắt thấp, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 30 - 1.200 m/s.Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 3600 trong vòng 6 giây, góc phương vị từ -3 - 1,50. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s.Radar 96L6E có khả năng phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.Toàn bộ ăng ten, phòng điều khiển lắp trên khung gầm xe tải MZKT-7930 có khả năng cơ động cao. Thời gian triển khai chiến đấu và thu hồi chỉ trong vòng 5 phút, đây là yêu cầu quan trọng trong chiến thuật “bắn - chạy” nhằm tránh đối phương đáp trả.96L6E có thể sử dụng nguồn điện độc lập từ máy phát điện SEP-2L khi triển khai trên xe tự hành.Radar này có thể triển khai ăng ten trên tháp 40V6M cao 24 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét. Ở cấu hình trên, radar sử dụng máy phát điện SES-75M thông qua hệ thống cáp kết nối dài 100 mét. Hệ thống còn có máy phát điện dự phòng 98E6U.


    Radar 96L6E ở trạng thái hành quân

    Khắc tinh của tên lửa hành trình


    Nhìn vào đặc tính kỹ thuật của radar 96L6E có thể thấy nó là công cụ hiệu quả để phát hiện sớm mối đe dọa từ tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.Các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất thường bay ở độ cao thấp nên sự có mặt của một radar bắt thấp như 96L6E là rất quan trọng.Bên cạnh khả năng bắt thấp, radar 96L6E còn bám bắt tốt các mục tiêu vận động tốc độ cao, đặc trưng của tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch.Ngày nay, các loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất hay tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch luôn là vũ khí mở màn mọi cuộc chiến. Chúng là những đối tượng đánh đòn phủ đầu nhằm vô hiệu hóa khả năng tác chiến của đối phương.Do vậy, đánh chặn, vô hiệu hóa và giảm tối đa thiệt hại từ đợt tấn công đầu tiên bằng tên lửa có ý nghĩa sống còn trong việc duy trì khả năng chiến đấu.Một trong những ưu điểm nổi bật của tổ hợp S-300PMU1 là khả năng đánh chặn tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn chiến thuật - chiến dịch. Đó là lý do Việt Nam đầu tư trang bị radar 96L6E nhằm tối ưu hóa khả năng này của S-300PMU1.


    Radar cảnh giới 96L6E thuộc hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân

    Ngoài ra, radar 96L6E tích hợp nhiều tính năng phù hợp với việc nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn, giao diện dữ liệu tiên tiến hơn.Về bản chất, 96L6E là radar tìm kiếm mục tiêu tiêu chuẩn cho tổ hợp phòng không tầm xa S-400 Triumf, nó cũng có thể tùy chọn cho tổ hợp S-300PM/ PMU/ PMU1 và S-300PMU2 Favorit.Như vậy, với việc lựa chọn radar 96L6E, Việt Nam đã dự phòng cho tình huống nâng cấp S-300PMU1 lên tiêu chuẩn S-300PMU2 Favorit hay mua sắm hệ thống S-400 Triumf trong tương lai.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #204

    Mặc định

    Việt Nam tự sản xuất thành công hệ thống cảnh giới không phận hiện đại

    23/02/2015 14:56




    Chia sẻ:
    Ít ai ngờ ngay tại thời điểm này, Việt Nam đã bắt đầu tự nghiên cứu, sản xuất những thiết bị quân sự hiện đại. Một trong số đó là Hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời Quốc gia (Hệ thống CGBVVTQG).


    Những người thực hiện các dự án ấy đều rất trẻ, thậm chí nhiều người mới rời ghế nhà trường. Khát vọng cháy bỏng về sự phát triển của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã thôi thúc họ nghiên cứu ngày đêm, quên ăn, quên ngủ và đã chế tạo được những sản phẩm đáng tự hào.

    Nhiệm vụ tưởng chừng “bất khả thi”


    Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) một ngày làm việc bình thường.
    Trên màn hình của Hệ thống CGBVVTQG có hàng trăm chấm màu vàng, xanh, đỏ nhấp nháy. Đó là những chiếc máy bay đang di chuyển trong vùng trời Việt Nam. Chúng được phân loại rõ ràng: Máy bay trong nước, máy bay quốc tế, máy bay chưa xác định…
    Nhìn vào đó, các cán bộ trực có thể hình dung một cách rõ ràng “bức tranh trên không” của đất nước, từ đó có phương án xử lý hữu hiệu.

    Điều đặc biệt là hệ thống nói trên do Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) nghiên cứu, sản xuất. Đầu tháng 1-2015, hệ thống này đã được chính thức vận hành và cung cấp tới tất cả các đơn vị phòng không trong toàn quân.




    Vận hành Hệ thống cảnh giới và bảo vệ vùng trời quốc gia do Viettel sản xuất.


    Đại tá Bùi Anh Sơn, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Quản lý dự án VQ2 (Quân chủng PK-KQ) cho biết, hệ thống CGBVVTQG của Viettel không chỉ thay thế hoàn toàn hệ thống do nước ngoài sản xuất mà còn có nhiều tính năng vượt trội.



    Hệ thống có ngôn ngữ hiển thị bằng tiếng Việt, nếu cần hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ được đáp ứng kịp thời nên rất tiện lợi.
    Hệ thống CGBVVTQG thế hệ trước đây của Việt Nam do một tập đoàn nổi tiếng của nước ngoài sản xuất từ năm 1998.
    Các thiết bị phần cứng của hệ thống cũ đã xuống cấp mà không có thiết bị thay thế do phần mềm (được cung cấp bởi đối tác nước ngoài) không thể được cài đặt trên phần cứng mới.
    Hơn nữa, nhiệm vụ quốc phòng-an ninh ngày càng có những yêu cầu mới mà hệ thống cũ không đáp ứng được. Nếu muốn nâng cấp hoặc mua mới thì số tiền cần bỏ ra sẽ là rất lớn.



    Vì thế, vấn đề bức thiết đặt ra là cần phải nội địa hóa, làm chủ công nghệ hệ thống cũ, đồng thời phát triển các giai đoạn tiếp theo.
    Bộ Quốc phòng đã tin tưởng giao nhiệm vụ đầy thách thức này cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Tuy nhiên, khi Viettel nhận nhiệm vụ, không ít người còn tỏ ý lo ngại.


    Tại một hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, có người đã giội thẳng “gáo nước lạnh”: “Việt Nam chưa đủ sức làm dự án này!”.
    Ý kiến này không phải không có lý, bởi công nghệ của dự án này quá phức tạp so với sức nghiên cứu, chế tạo của Việt Nam.
    Tuy nhiên, ngay tại hội thảo ấy, lãnh đạo Viettel đã khẳng khái: “Việt Nam có thể tự nghiên cứu, sản xuất được hệ thống này!”. Bộ Quốc phòng rất ủng hộ quyết tâm đó.


    Đại tá Bùi Anh Sơn nhớ lại, khi được giao nhiệm vụ đề ra yêu cầu cho phía Viettel nghiên cứu, sản xuất, đồng chí cũng đầy hoài nghi, nhất là khi nhìn vào đội ngũ cán bộ, kỹ sư nghiên cứu của Viettel.


    “Kỹ sư của bên ấy (Viettel-PV) phần lớn đều rất trẻ. Nhiều người lần đầu tiên mới được tiếp cận một dự án liên quan đến quốc phòng-an ninh. Thú thật là mới đầu chúng tôi không tin là họ sẽ làm nên trò trống gì. Nhưng bây giờ thì tôi khâm phục họ: Trẻ và tài năng”, Đại tá Bùi Anh Sơn nói.


    Trực tiếp thực hiện công trình này là 50 thành viên của Trung tâm Nghiên cứu hệ thống chỉ huy và điều khiển (Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel).
    Các cán bộ của trung tâm phần lớn là thế hệ 8x, thậm chí một số người thuộc thế hệ 9x. Trong đó có những cán bộ trẻ đã từ bỏ những công việc rất tốt tại nước ngoài để về Viettel, sát cánh với nhau làm ra những sản phẩm của Việt Nam.
    Đại úy QNCN Vũ Tuấn Anh, một chàng trai có vóc người nhỏ bé và đôi mắt sáng, sinh năm 1980, cựu sinh viên Khoa Công nghệ thông tin-Đại học Quốc gia Hà Nội, là kỹ sư trưởng của dự án.
    Để tham khảo kinh nghiệm của quốc tế, lãnh đạo Viettel, lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel và một vài thành viên của dự án đã rong ruổi cả chục quốc gia.
    Tại những nước trên, họ thấy cán bộ nghiên cứu đều trong độ tuổi từ 40 đến hơn 60. “Trong khi đó, cán bộ của mình phần lớn đều dưới 30 tuổi, mặt mũi trẻ măng”, Tuấn Anh cười nói.


    “Dò đá qua sông”


    Hệ thống quản lý vùng trời thế hệ đầu do đối tác nước ngoài nghiên cứu, sản xuất, phải mất tới 5 năm ròng.
    “Tây” giàu kinh nghiệm mà cũng chật vật mãi mới xong, ấy vậy mà dự án được lãnh đạo tập đoàn yêu cầu chỉ được làm trong khoảng một năm rưỡi. Thách thức lớn đến vậy, những người nghiên cứu vẫn tin mình sẽ thành công.
    Tuy thế, khi nhận nhiệm vụ xong, các thành viên của dự án cũng chưa biết chính xác phải bắt đầu từ đâu. Do vậy, phương pháp “dò đá qua sông”-nhận diện và giải quyết công việc từng bước-đã được sử dụng.
    Nhiệm vụ đầu tiên và có lẽ cũng khó nhất của dự án là phải lấy được dữ liệu đầu vào, tức là phải kết nối được với các trạm ra-đa được bố trí rộng khắp toàn quốc.


    Tại Việt Nam có cả ra-đa phục vụ hàng không dân dụng và ra-đa quân sự. Ban dự án quyết định tiếp cận hệ thống ra-đa hàng không dân dụng trước, bởi dễ tìm được đặc tả chung của đài ra-đa (cấu tạo, cơ chế hoạt động) và giao thức kết nối chung (ngôn ngữ để nói chuyện với đài ra-đa này) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).
    Nhưng cái khó là đặc điểm riêng của từng loại đài. Tại Việt Nam có nhiều loại ra-đa của các hãng sản xuất khác nhau. Thời gian trang bị khác nhau nên ngôn ngữ từng đài cũng khác nhau.


    Sau khi được cung cấp một vài tài liệu đặc tả của các loại đài ra-đa dân dụng đang được sử dụng, nhóm phấn khởi khẩn trương bóc tách thông tin cần thiết.
    Ấy vậy mà sau cả tuần hì hụi, kết quả là số không. Anh em nghi nghi, hoặc hoặc. Dường như có điều gì không đúng?!
    Và thật bất ngờ, họ phát hiện ra: Tài liệu mà nhà sản xuất đã cung cấp khi chuyển giao đài ra-đa cho ta không phải là tài liệu của đài ra-đa đó! Như vậy, phải chăng nhà sản xuất chỉ muốn ta biết dùng ra-đa, nhưng không muốn ta hiểu về ra-đa, càng không muốn ta chế tạo được ra-đa?


    Không chịu bó tay, các kỹ sư trẻ đã lần tìm tất cả những gì liên quan tới các loại ra-đa trong giai đoạn ấy của nhà sản xuất, phân tích đến từng bit thông tin (đơn vị thông tin nhỏ nhất) và thử trong các trường hợp, sau đó, cố gắng phán đoán, suy luận xem những bit thông tin đó chứa đựng dữ liệu gì.
    Cuối cùng, họ đã giải mã được ra-đa của hàng không dân dụng. Công đoạn lúc đầu tưởng chừng dễ dàng này đã ngốn mất gần một tháng với nhiều đêm trắng.


    Đối với ra-đa quân sự thì còn phức tạp hơn vì không có đặc tả chung.
    Các đài ra-đa này là một hệ thống khép kín, hơn nữa, có nhiều loại đài vẫn sử dụng công nghệ analog. Việc đầu tiên của nhóm là phải số hóa tất cả các đài ra-đa công nghệ analog, rồi xử lý thông tin ra-đa. Các đài ra-đa đã dùng nhiều năm nên có sai số khá lớn về mặt cơ khí.
    Vì thế, ngoài việc nghiên cứu thuật toán đúng theo mô hình chuẩn thì nhóm còn phải tính cả sai số, mà mỗi đài lại có một sai số khác nhau.


    Khó khăn tiếp theo là phải xác lập được các thuật toán để loại trừ nhiễu, các tín hiệu giả. Mỗi vật thể bay khi hiển thị trên màn hình hệ thống ra-đa chỉ là một chấm nhỏ như hạt vừng, lẫn trong rất nhiều “hạt vừng” khác sinh ra do địa vật (núi, đồi…), mây, mưa, nhiễu khí quyển... và cần phải được lọc riêng.
    Hơn nữa, có thể nhiều đài ra-đa cùng phát hiện một mục tiêu. Như thế, nếu không tính toán đủ thì sẽ bị chồng lấn mục tiêu.
    Tài liệu để nghiên cứu, tính toán thiết kế vũ khí, thiết bị quân sự rất thiếu, do các nước đều “giấu”. Các kỹ sư phải mày mò từ nhiều nguồn: Sách của quân đội, tài liệu riêng của các giảng viên, các đồng nghiệp mang được từ nước ngoài về, rồi cả tìm hiểu trên internet…
    Họ nghiền ngẫm từng chồng sách, tài liệu, sử dụng những thuật toán tiên tiến nhất, xử lý dữ liệu giả lập, sau đó mới xử lý dữ liệu thật, khớp nối các thông tin với nhau để tìm phương án đúng.
    Với những nỗ lực phi thường, cuối cùng, hệ thống CGBVVTQG đã được xây dựng xong sau đúng một năm rưỡi.


    Thích đương đầu với thách thức


    Góp phần làm nên dự án Hệ thống CGBVVTQG có những gương mặt trẻ nhưng đã được tin tưởng giao trọng trách.
    Nguyễn Trọng Nhật Quang sinh năm 1988, đã làm trưởng một nhóm nghiên cứu một khâu rất khó ở trong dự án. Là thủ khoa khóa K51, Khoa Công nghệ thông tin (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội), theo chính sách ưu đãi của thành phố Hà Nội, Quang sẽ được nhận thẳng vào công chức.


    Tuy nhiên, Quang đã từ chối cơ hội này và đăng ký thi tuyển vào dự án, chấp nhận cạnh tranh sòng phẳng. Quang tâm sự: “Các kỹ sư công nghệ thông tin luôn mong được thực hiện những công trình đủ thách thức thì mới có cảm hứng, mới nhanh tiến bộ”.
    Để được làm việc tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, các kỹ sư phải trải qua những đợt sát hạch rất khắc nghiệt. “Thường thì từ 1000 ứng viên, chúng tôi chỉ chọn được khoảng 5 người”, Đại tá Nguyễn Đình Chiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel, cho biết.


    Ngoài yêu cầu về lý lịch rồi phải giỏi toán học, tin học, khi tuyển người, lãnh đạo viện còn đặc biệt chú ý đến tư duy, khát vọng và sự nhiệt huyết, sẵn sàng lăn xả vì công việc trong mỗi ứng viên.
    Bởi có những giai đoạn từ viện trưởng cho tới các kỹ sư ở lỳ tại viện cả tháng trời, nghiên cứu, bàn thảo, vùi đầu vào các phép toán.
    Sau khi nghiên cứu, chế tạo, họ mang các khí tài đến trận địa để thử nghiệm, nhận được góp ý, lập tức quay về hiệu chỉnh, thậm chí sửa thiết kế, rồi chỉ vài ngày sau đã đem thiết bị quay lại.


    Vũ Tuấn Anh không hiểu sao mình lại trụ vững sau hàng tuần thức đêm. “Dường như những thách thức từ công việc đã tiếp thêm năng lượng cho chúng tôi”, Tuấn Anh chia sẻ.
    Chỉ đến khi hệ thống được thử nghiệm thành công, Tuấn Anh mới lăn ra ốm mất một tuần.
    Hệ thống CGBVVTQG đang được đưa vào sử dụng trong toàn quân.
    Nhưng đó mới chỉ là điểm khởi đầu.


    Các kỹ sư trẻ của Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel đã nghiên cứu giai đoạn tiếp theo của dự án với nhiều tính năng hiện đại hơn, trong đó có các chức năng chỉ huy điều khiển, chỉ thị mục tiêu, bắn tự động...
    Cùng với đó, các sản phẩm cực kỳ hiện đại như ra-đa công nghệ mới, máy bay không người lái cũng đã được các bộ phận nghiên cứu của viện dần hoàn thiện.
    Trong tương lai không xa, một "hàng rào công nghệ hiện đại" sẽ được thiết lập để bảo vệ đất nước.
    Trong đó, nhất cử nhất động của máy bay, tàu bè, hoạt động ở vùng trời, vùng biển của Việt Nam đều được quản lý, thậm chí cả người di chuyển ở khu vực biên giới cũng sẽ được hiển thị trên màn hình ra-đa.
    Đến nay, Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel đã quy tụ được rất nhiều cán bộ nghiên cứu trẻ trung, tài năng và giàu khát vọng. Qua mỗi sản phẩm, họ lại trưởng thành hơn về kiến thức và kinh nghiệm.
    Họ đang góp phần biến khát vọng tự chủ vũ khí, công nghệ quốc phòng của Việt Nam dần trở thành hiện thực.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #205

    Mặc định

    SIPRI: VN chính thức mua "hàng khủng" - tàu tên lửa Sigma 9814

    Tuấn Sơn | 17/03/2015 07:43





    Chia sẻ:
    Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã chính thức đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Sigma của Tập đoàn Damen (Hà Lan).



    • Bước ngoặt lớn thay đổi về chất của Hải quân Việt Nam


      Dựa trên những thông tin từ SIPRI thì hợp đồng mua 2 tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 đã chính thức được ký kết, theo đó sẽ có 1 chiếc đóng tại Hà Lan, chiếc còn lại được đóng trong nước theo giấy phép chuyển giao công nghệ của Tập đoàn Damen.Hợp đồng này đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình tiến thẳng lên hiện đại của Hải quân Việt Nam. Lần đầu tiên Việt Nam mua tàu tên lửa kèm vũ khí, khí tài của phương Tây.



    Ảnh chụp một phần trong báo cáo mới nhất của SIPRI
    Trong hợp đồng Sigma 9814, Tập đoàn Damen (Hà Lan) là nhà thầu chính phụ trách việc đóng tàu.Vũ khí trang bị hầu hết sẽ do hãng Thales (Pháp) cung cấp gồm radar cảnh giới, hệ thống chỉ huy dẫn bắn kèm tên lửa diệt hạm MM40 Exocet Block 3 và tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-Mica-M.


    Ngoài ra, hãng OTO Melara (Italia) sẽ cung cấp pháo bắn nhanh 76 mm.
    Hợp đồng này là chỉ dấu quan trọng, báo hiệu trong tương lai Việt Nam có thể tiếp cận những lớp tàu lớn hơn, được trang bị vũ khí, khí tài tiên tiến của phương Tây.



    Thiết kế module với cấu hình vũ khí mạnh

    Theo mô hình được trưng bày tại Triển lãm Vietship 2014, tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 có những tính năng hết sức ưu việt:
    Thiết kế module giúp thời gian thi công đóng tàu được rút ngắn hơn nhiều so với công nghệ đóng “tổng đoạn” mà các nhà máy Nga thường sử dụng.Bên cạnh đó, công nghệ module cũng cho phép dễ dàng nâng cấp, tùy biến cấu hình vũ khí, khí tài theo yêu cầu của từng giai đoạn hoạt động.Cùng có chiều dài 98 m, nhưng Việt Nam chọn bản có chiều rộng 14 m, lớn hơn 1 m so với các tàu Sigma 9813 của Marocco, theo đó lượng choán nước của Sigma 9814 lên tới 2.150 tấn, mớn nước khoảng 3,75m.Tàu có hangar chứa máy bay, giúp bảo quản trực thăng trước những tác động của thời tiết và ăn mòn của muối biển.


    Về vũ khí diệt hạm, Sigma 9814 sẽ được trang bị 8 ống phóng tên lửa MM40 Exocet Block 3 tầm bắn 180 km. Đây là phiên bản mới, tiên tiến nhất, có tầm bắn xa nhất trong các dòng tên lửa Ecoxet.Tàu còn được trang bị pháo hạm bắn siêu nhanh OTO Melara Super Rapid cỡ 76 mm của hãng OTO Melara (Italia).Nếu điều kiện cho phép, Việt Nam hoàn toàn có thể yêu cầu cung cấp pháo hạm 76 mm Strales có khả năng bắn đạn thông minh nhằm tăng xác suất đánh chặn tên lửa đối hạm, máy bay, các loại tàu mặt nước, nhất là các tàu tiến công cao tốc cỡ nhỏ của đối phương.Ngoài ra, Sigma Việt Nam có thể được trang bị bệ phóng B515 để bắn các loại ngư lôi diệt hạm hiện đại EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90.


    Về phòng không, tàu được trang bị tổ hợp tên lửa phóng thẳng đứng VL-Mica-M tiên tiến nhất, kèm theo đạn tên lửa Mica sử dụng đầu dò chủ động, có tầm bắn 20 km, độ cao lên tới 11km.Đây là tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới, ngày 23/10/2008 đã thực hiện thành công 14 lần bắn thử nghiệm, tiêu diệt gọn mục tiêu là máy bay không người lái bay ở độ cao siêu thấp trên mặt biển từ cự ly 12 km.


    Tàu tên lửa Sigma 9813

    Trái tim của Sigma 9814 nằm ở hệ thống chỉ huy trung tâm TACTICOS do hãng Thales (Pháp) phát triển.Hệ thống có thể đồng bộ tín hiệu, chỉ huy hỏa lực toàn tàu, từ radar cảnh giới nhìn vòng SMART-S Mk2 (tầm trinh sát 250 km, theo dõi được 500 mục tiêu cùng lúc) cho tới các hệ thống tên lửa diệt hạm, phòng không, ngư lôi, các loại pháo cũng như mồi bẫy và gây nhiễu điện tử.Hiện chưa rõ tàu có được lắp đặt tổ hợp khí tài định vị tàu ngầm chủ động/thụ động Thales UMS 4132 Kingklip gắn trên thân hay không nhưng theo mô hình trưng bày tại Vietship 2014, Sigma 9814 hoàn toàn có thể được trang bị những tổ hợp vũ khí, khí tài hiện đại nhất.Do tàu được tự động hóa hoàn toàn, thiết kế hợp lý nên kíp thủy thủ cũng chỉ gói gọn khoảng trên dưới 100 người, ít hơn so với Gepard 3.9 có cùng lượng choán nước.


    Năm 2017 Việt Nam sẽ nhận tàu Sigma đầu tiên?

    Dù theo thông tin mới nhất từ SIPRI, hợp đồng được ký năm 2013 và hiện chưa rõ tiến độ triển khai, tuy nhiên căn cứ vào thời gian đóng các tàu tương tự cho Hải quân Marroco - vốn chỉ mất bình quân khoảng 3 năm, thì cõ lẽ đầu năm 2017 Hải quân Việt Nam sẽ tiếp nhận chiếc đầu tiên.Bên cạnh đó, Việt Nam đã có sẵn một đội ngũ kỹ sư, công nhân với trình độ tay nghề cao, rất thông minh, sáng tạo, giàu kinh nghiệm thi công nhiều lớp tàu hiện đại của Damen.Do đó, chiếc tàu Sigma thứ 2 được đóng trong nước theo chuyển giao công nghệ chắc chắn sớm rẽ sóng ra khơi, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm) là một tổ chức nghiên cứu quốc tế độc lập có trụ sở đặt tại Thụy Điển, chuyên nghiên cứu về các cuộc xung đột, tình hình mua bán, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị...


    Theo báo cáo của Đại học Pennsylvania (Mỹ) năm 2013, SIPRI là 1 trong 5 think tank có ảnh hưởng nhất thế giới.
    Số liệu của SIPRI được nhiều hãng truyền thông và các tổ chức quốc tế lớn (trong đó có Ngân hàng Thế giới) tham chiếu, sử dụng.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #206

    Mặc định

    Vì sao Việt Nam lại lựa chọn pháo tự hành CAESAR?

    Bình Nguyên | 24/03/2015 07:15





    Chia sẻ:
    Tin tức về việc Việt Nam có thể mua tới 108 hệ thống pháo tự hành CAESAR của công ty Nexter thực sự đã gây ngạc nhiên lớn, vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới quyết định trên?


    Lục quân đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa

    Khoảng 10 năm trở lại đây, trong khi các Quân, Binh chủng như Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc và Tác chiến điện tử, Đặc công được xác định tiến thẳng lên hiện đại thì Lục quân vẫn “tạm đứng bên lề”.Các dự án lớn đang được nghiên cứu hoặc triển khai sản xuất trong nước như súng trường tấn công GALIL ACE-31/32, súng chống tăng RPG-29… đã góp phần đưa trang bị của Lục quân tiệm cận với trình độ khu vực và không tụt hậu quá xa so với thế giới.Tuy nhiên các vũ khí mới này chủ yếu là loại mang vác, phù hợp với nghệ thuật, cách đánh và loại hình tác chiến phi đối xứng trong tương lai của Việt Nam.

    Sau nhiều năm bằng lòng với vũ khí trang bị cũ, để có sức răn đe cao, uy lực lớn hơn, Lục quân cần thêm vũ khí, khí tài hạng nặng thế hệ mới, tạo thành xương sống, kết hợp giữa các loại hỏa lực cũ và mới, có tầm bắn xa, chính xác, tự động hóa cao.Gần đây, với việc liên tiếp có thông tin Việt Nam có thể mua xe tăng, thiết giáp, xe vận tải hạng nặng thế hệ mới, có lẽ “thời” của Lục quân đã đến.


    Pháo tự hành CAESAR 155 mm


    Đặc biệt, việc có thể đặt mua pháo tự hành CAESAR 155 mm của Pháp cho thấy tiến độ hiện đại hóa của Lục quân đã được đẩy nhanh hơn dù chưa đạt mức “tiến thẳng lên hiện đại”.


    Vậy pháo tự hành CAESAR có gì đặc biệt khiến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam quan tâm đến vậy?
    Uy lực hủy diệt và nâng tầm pháo binh Việt NamThứ nhất, đây là loại pháo tự hành 155 mm hiện đại do Nexter Systems phát triển, mới đưa vào biên chế chính thức trong Lục quân Pháp từ năm 2008.Qua thực chiến trong nhiều cuộc xung đột ở Afghanistan và Libanon với tầm bắn xa, chính xác, uy lực và sức hủy diệt lớn, triển khai, thu hồi nhanh, vận hành bền bỉ, đã tạo hiệu ứng “Hữu xạ tự nhiên hương”.
    Nhờ đó, không cần quảng cáo nhiều, CAESAR đã lọt “mắt xanh” của nhiều quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Saudi Arabia...Gần đây nhất, Lục quân Hoàng gia Thái Lan tuyên bố, tổ hợp pháo tự hành CAESAR của họ đã diệt chính xác hơn 2 hệ thống pháo phản lực BM-21 của Campuchia trong cuộc xung đột biên giới tháng 4/2011.

    Thứ hai
    , pháo sử dụng nòng dài gấp 52 lần đường kính cho sơ tốc đầu nòng cao, tầm bắn xa, tới 42 km (đạn tăng tầm) hoặc tới 50 km (đạn phản lực).Với cỡ nòng 155 mm, pháo có thể bắn được nhiều loại đạn chuẩn NATO có uy lực lớn như đạn nổ mạnh, nổ mạnh văng mảnh, đạn diệt tăng, đạn kích nổ bãi mìn...Một khẩu đội CAESAR hoạt động độc lập chỉ cần bắn loạt 6 đạn Ogre (mỗi viên đạn mang 63 đạn con), có thể bao phủ diện tích 3 ha ở cự ly 35 km, diệt các mục tiêu như trung tâm chỉ huy, trận địa pháo, xe thiết giáp nhẹ hoặc khu tập kết hậu cần - kỹ thuật của đối phương.



    Pháo tự hành CAESAR khai hỏa



    Thứ ba
    , trái tim của pháo tự hành CAESAR nằm ở hệ thống máy tính chỉ huy, dẫn bắn hiện đại Fast-Hit do Nexter và EADS cùng phát triển, cho phép tự động hóa hoàn toàn quá trình thiết lập trận địa, định vị mục tiêu và thực hành chiến đấu.Ngoài ra, bên cạnh việc đồng bộ tín hiệu với trung tâm chỉ huy, mỗi khẩu đội còn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính Sagem Sigma-30 và định vị vệ tinh GPS, giúp chúng hoạt độc lập mà không cần các phân đội trinh sát trận địa, định vị mục tiêu đi kèm.

    Đồng thời, Sigma-30 còn cho phép giãn cách giữa các khẩu đội ở cự ly xa hơn mà vẫn cùng bắn chính xác vào một mục tiêu xác định.Ưu điểm này cho phép hạn chế xác suất bị phản pháo, giảm thiệt hại khi bị bắn trúng, đặc biệt phù hợp với nghệ thuật và cách đánh “hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung” của Bộ đội Pháo binh Việt Nam.Trong Lục quân Pháp, các tổ hợp pháo tự hành CAESAR còn được tích hợp với hệ thống chỉ huy, điều khiển, thông tin liên lạc và tình báo C4I liên hợp của pháo binh mang tên Thales Land and Joint Systems Atlas Artillery C4I.Hệ thống này cho phép đồng bộ hóa tự động và quản lý, chỉ huy tất cả các khâu từ thông tin liên lạc, tác xạ, gồm cả tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ hỏa lực, tính toán phần tử bắn cho tới truyền lệnh bắn với đầy đủ thông tin như kiểu mục tiêu, loại đạn và độ sẵn sàng của từng khẩu đội.

    Thứ tư, thời gian triển khai, thu hồi cực nhanh không đến 1 phút, cho phép CAESAR thực hiện chiến thuật bắn - chạy (hit and run) khiến đối phương không kịp định vị, phản pháo.Với tốc độ bắn 6 phát/phút, mỗi đại đội với biên chế chuẩn 8 khẩu trong vòng chưa tới 1 phút có thể khai hỏa và bắn hết 1 tấn đạn các loại (với 1.500 đạn con) hoặc 48 đạn chống tăng thông minh (mang 2 đạn con) ở cự ly tới 40 km, nhanh chóng thu hồi chuyển tới trận địa tiếp theo.



    Nạp đạn cho pháo tự hành CAESAR




    Thứ năm
    , khung gầm xe tải việt dã 3 cầu chủ động bánh lốp (6x6) gọn nhẹ, cho phép nâng cao tốc độ hành quân, ít ảnh hưởng tới đường sá như các tổ hợp pháo tự hành bánh xích.Hơn nữa, còn có nhiều lựa chọn về khung gầm từ các hãng sản xuất xe tải nổi tiếng thế giới như Renault, Mercedes hay Kamaz.Với Việt Nam, có lẽ dòng xe Kamaz 6x6 sẽ được ưu tiên do giá thành rẻ, dễ vận hành hơn nhưng vẫn đảm bảo tính việt dã tốt trong điều kiện hạ tầng giao thông bị đánh phá, khống chế.



    Thứ sáu
    , các hệ thống pháo tự hành CAESAR có thể sẽ đóng vai trò hạt nhân trong các đợt tập kích hỏa lực của pháo binh khi phát hiện, định vị mục tiêu, chế áp ban đầu các trận địa pháo của đối phương.CAESAR sẽ giúp cho các đơn vị trang bị pháo cũ hơn có thể cùng bắn hoặc đánh bồi, đánh nhồi, dứt điểm mục tiêu mà không sợ bị phản pháo, nâng cao sức sống còn.Như vậy, các tổ hợp pháo tự hành CAESAR 155 mm đã nâng sức răn đe, uy lực hủy diệt, làm nòng cốt và phối hợp giúp các loại pháo cũ nâng cao hiệu suất chiến đấu.Đồng thời Binh chủng Pháo binh anh hùng sẽ được nâng lên tầm cao mới, xứng đáng và tiếp nối truyền thống “Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng” mà các thế hệ cha ông dày công vun đắp.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  7. #207

    Mặc định

    Vũ khí đi kèm Sigma 9814 Việt Nam có tổng trị giá bao nhiêu?

    Phi Yến | 23/03/2015 07:15




    Chia sẻ:
    Các số liệu sử dụng trong bài viết được tham khảo từ báo cáo của SIPRI và trang mạng Nation Creation Wiki.


    • Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3: 100 triệu USD


    Tên lửa đối hạm MM40 Exocet Block 3

    Theo số liệu từ bản báo cáo mới nhất của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Việt Nam đã mua 25 quả tên lửa hành trình đối hạm MM40 Exocet Block 3 để trang bị cho 2 khinh hạm Sigma 9814.Exocet MM40 Block 3 là biến thể mới nhất của dòng tên lửa chống tàu tiên tiến Exocet. Tên lửa có chiều dài 5,79 m; đường kính thân 0,35 m; sải cánh 1,13 m; trọng lượng phóng 875 kg, mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 155 kg.Động cơ nhiên liệu rắn của Exocet Block 3 cho tốc độ tối đa Mach 0,9, tầm bắn gia tăng đáng kể, lên tới 180 km so với 70 km của phiên bản Block 2.Tên lửa có thể tiếp cận mục tiêu theo một quỹ đạo bay 3 chiều đã xác định trước, cơ động tấn công trong giai đoạn cuối ở độ cao cách mặt biển rất thấp.BÀI LIÊN QUAN

    • Trong giai đoạn dẫn đường cuối, tên lửa sử dụng đầu dò radar chủ động băng tần J với các phần tử tìm kiếm cập nhật liên tục tham số về mục tiêu để tấn công chính xác.Đơn giá của tên lửa MM40 Exocet Block 3 là 4 triệu USD/quả.Tên lửa phòng không VL MICA: 48 triệu USD


    Tên lửa MICA RF

    Cũng theo SIPRI, Việt Nam đã mua từ Pháp 2 hệ thống phóng thẳng đứng VL-MICA-M cùng 40 tên lửa phòng không VL MICA để lắp đặt trên Sigma 9814.VL MICA có nguồn gốc từ tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, gồm 2 phiên bản MICA RF sử dụng đầu dò radar chủ động xung doppler AD4A và MICA IR trang bị đầu dò ảnh nhiệt sóng kép thụ động Sagem.Dữ liệu về mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi phóng, nguồn dữ liệu có thể được cung cấp bởi radar hoặc các hệ thống quan sát quang học.Sau khi phóng, tên lửa bay quán tính theo thông tin được cung cấp trước đó và giai đoạn cuối đầu dò sẽ dẫn đường tên lửa bắn trúng mục tiêu.Tên lửa MICA có trọng lượng 112 kg; trang bị đầu đạn nặng 12 kg; tầm bắn tối đa lên tới 20 km; trần bay 11 km; tốc độ Mach 3; khả năng chịu quá tải 50G.Đơn giá của tên lửa VL MICA là 1,2 triệu

    USD/quả.

    Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ MU90 Impact

    Ngư lôi MU90 Impact
    EuroTorp MU90 Impact là ngư lôi hạng nhẹ rất tiên tiến của châu Âu, áp dụng công nghệ bắn và quên, có thể tác chiến trong mọi điều kiện đại dương, được đánh giá là vũ khí chống ngầm hiệu quả trong chiến tranh hải quân thế kỷ 21.Ngư lôi MU90 có đường kính thân 324 mm; chiều dài 2,85 m; trọng lượng 304 kg với đầu đạn nặng 32,7 kg; độ sâu tác chiến từ 25 - 1000 m, được thiết kế để trang bị cho cả tàu chiến, máy bay cánh bằng cũng như trực thăng.Tính năng ưu việt nhất của nó là khả năng biến đổi tốc độ liên tục từ 29 - 50 hải lý/h nhờ một động cơ phản lực - điện. Tầm bắn phụ thuộc vào tốc độ: với tốc độ 50 hải lý/h, tầm bắn là 12 km; lên tới 25 km khi chạy ở vận tốc 29 hải lý/h.


    Theo báo cáo của SIPRI thì Việt Nam chưa chính thức đặt mua MU90 Impact, tuy nhiên đây là vũ khí chống ngầm tiêu chuẩn của các khinh hạm lớp Sigma với 6 ngư lôi cho mỗi tàu.Đơn giá của MU90 Impact là 1,6 triệu Euro/quả, quy đổi tỷ giá hiện tại sẽ tương ứng 1,72 triệu USD/quả.Nhìn vào cơ số tên lửa Exocet và VL MICA như trên, có thể ước tính nếu Việt Nam đặt hàng, số lượng sẽ vào khoảng 20 quả, tổng giá trị sẽ là 34,4 triệu USD.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  8. #208

    Mặc định

    Có độ trăm con này cùng với vũ khí đầy đủ thì sợ rì hải quân Tung Của nhỉ

  9. #209

    Mặc định

    Điểm danh những chiến hạm Việt Nam mang vũ khí đắt giá nhất



    Sigma 9814 mang theo lượng vũ khí có giá trị cao nhất trong số các tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.
    Khi mới nhập ngũ, chiến sỹ nào cũng biết đến bài học “vỡ lòng” một viên đạn có giá tương đương 3 cân thóc, bài học trên nhằm mục đích để người lính phải có trách nhiệm đối với từng phát bắn của mình.

    Đó là bài học đơn giản từ xưa đối với vũ khí thông thường, còn hiện tại với thủy thủ trên tàu hải quân nắm trong tay các loại vũ khí công nghệ cao thì hiện vật quy đổi tương đương cho số tên lửa, ngư lôi mà họ có thể bắn đi sẽ phải lớn hơn rất nhiều.

    Dưới đây là ước tính giá trị số lượng đạn tên lửa, ngư lôi trang bị trên các tàu mặt nước và tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam (đơn giá được tham khảo từ nhiều nguồn trên các trang mạng quốc tế và không tính đến giá trị của đạn pháo):

    1. Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814: 67 triệu USD


    Tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814.

    Hệ thống vũ khí của Sigma 9814 bao gồm 8 tên lửa hành trình đối hạm Exocet Block III, 12 tên lửa hạm đối không tầm ngắn VL MICA cùng 6 ngư lôi hạng nhẹ cỡ 324mm MU-90.

    Đây đều là những vũ khí thế hệ mới nhất của châu Âu, có tính năng chiến đấu rất cao nên cũng dễ hiểu khi giá thành của chúng cũng "trên trời": Tên lửa Exocet Block III có giá 5 triệu USD/quả; tên lửa phòng không VL MICA có giá 1,2 triệu USD/quả và giá của ngư lôi MU-90 là 2,1 triệu USD/quả.

    2. Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9: 13,2 triệu USD


    Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9

    Hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên của Hải quân Việt Nam chỉ được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35 Uran-E và 8 tên lửa phòng không tầm ngắn 9M311 Sosna-R chứ chưa được trang bị vũ khí chống tàu ngầm.

    Do chưa rõ thông tin về loại ngư lôi có thể được trang bị trên 2 chiếc Gepard tiếp theo nên bài viết chỉ căn cứ vào vũ khí trang bị hiện tại của 2 chiếc đầu tiên để ước tính giá trị.

    Theo đó, tên lửa Kh-35 Uran-E có giá 1,5 triệu USD/quả còn tên lửa 9M311 Sosna-R có giá 150.000 USD/quả.

    3. Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya: 25,02 triệu USD


    Tàu hộ vệ tên lửa Molniya Project 1241.8.

    Tàu tên lửa Molniya mặc dù có lượng giãn nước đầy tải chỉ 540 tấn nhưng lại được trang bị hỏa lực cực mạnh gồm tới 16 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran-E. Tàu thiên về tác chiến đối hạm nên không có chức năng chống ngầm và hỏa lực phòng không rất yếu với chỉ 2 pháo cao tốc AK-630M và 12 tên lửa phòng không vác vai Igla-1M (4 tên lửa trực chiến).

    Tên lửa phòng không tầm thấp Igla-1M có giá 85.000 USD/ quả, tổng giá trị của 12 tên lửa loại này chỉ là 1,02 triệu USD, chưa bằng giá 1 quả Uran-E. Mặc dù giá thành đóng tàu chỉ bằng gần một nửa Gepard 3.9 nhưng số đạn tên lửa mà Molniya mang theo lại có giá trị gần gấp đôi.

    4. Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500: 13,02 triệu USD


    Tàu hộ vệ tên lửa BPS-500.

    BPS-500 được trang bị 8 tên lửa đối hạm Kh-35E cùng với 12 tên lửa Igla-1M (4 tên lửa trực chiến) như trên Molniya.

    Do mang lượng vũ khí tương đương nên giá trị số đạn mà BPS-500 mang theo cũng tương đương Gepard 3.9.

    5. Tàu ngầm Kilo 636: 12 triệu USD


    Tàu ngầm Kilo 636.

    Tàu ngầm Kilo 636 được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể dùng để phóng ngư lôi chống tàu nổi 53-65, ngư lôi chống tàu ngầm/tàu nổi TEST-71 hoặc tên lửa hành trình chống hạm Klub-S.

    Trong đó, đơn giá một quả ngư lôi 53-65 là 1,6 triệu USD, TEST-71 là 1,2 triệu USD, còn đạn Klub-S là 3,1 triệu USD.

    Giả thiết trong khi thực hiện nhiệm vụ, Kilo 636 sẽ mang 2 tên lửa Klub-S cùng 2 ngư lôi 53-65 và 2 ngư lôi TEST 71 thì giá trị của số vũ khí này sẽ là (3,2x2 + 1,6x2 + 1,2x2) = 12 triệu USD.

    Qua thống kê trên đây có thể thấy rõ vũ khí châu Âu có giá cao hơn rất nhiều so với vũ khí Nga. Với lượng tên lửa và ngư lôi mang theo có giá trị lên tới 67 triệu USD, nếu Sigma 9814 bắn hết cơ số này sẽ tương đương với giá thành đóng 1 chiếc Molniya. Tuy nhiên, nếu đạt hiệu quả thì thiệt hại của kẻ địch có thể lên tới hàng tỷ USD.
    Last edited by Bin571; 24-03-2015 at 10:06 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #210

    Mặc định

    qua đây có thể thấy tầu và vũ khí Châu Âu rất đắt mà các tính năng cũng chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn Nga 1 tý, 1 tầu Châu Âu giá gấp 3 lần của Nga, . Nhưng vì để đảm bảo sự không phụ thuộc cũng như muốn khác biệt hệ thống với vũ khí của TQ mà chúng ta phải nghiến răng mua
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #211

    Mặc định

    Báo Nga: Việt Nam có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E

    26/05/2014 13:30




    Chia sẻ:
    Theo báo Kommersant, Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga đang sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E


    Báo Kommersant ngày 26/5 trích dẫn nguồn tin thân cận từ Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E.Trong khí đó, báo cáo tài chính của KTRV cũng cho biết rằng, tháng 12/2012 họ đã hoàn thành một hợp đồng cung cấp các tên lửa chống hạm 3M24 Uran phiên bản đặt trên đất liền cho Hải quân Việt Nam. Các thông tin chi tiết về hợp đồng chưa được nêu rõ.Bal-E là phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal, được Quân đội Nga thông qua vào năm 2008. Tổ hợp vũ khí này được phát triển bởi Công ty Cổ phần KBM, một công ty con của KTRV ở thủ đô Moscow.


    Theo báo Kommersant thì Hải quân Việt Nam đã sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E của Nga.
    Cấu trúc của một tổ hợp Bal-E bao gồm xe chỉ huy và liên lạc cơ động, xe tự hành mang bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E và các xe chở, tiếp đạn cho các loạt bắn tiếp theo. Bal-E được thiết kế để kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu khác và hạ tầng trên bờ; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến của đối phương trong phạm vi tấn công 120 km với tổng số đạn tên lửa được trang bị cho một tổ hợp lên đến 64 quả.

    Cần nhấn mạnh rằng, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng loại đạn 3M24 Uran quen thuộc trong Hải quân Việt Nam. Đạn tên lửa Uran cũng chính là loại vũ khí tiêu chuẩn trang bị trên các tàu tên lửa lớp Gepard 3.9 và lớp Molniya hay BPS-500 của Hải quân Việt Nam.Tên lửa 3M-24E hay còn gọi là Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).Kh-35 dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh vây ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.

    Tên lửa chống tàu Kh-35E
    Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg (biến thể xuất khẩu Uran-E), Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước đến 5.000 tấn.Tuy không có sức mạnh về tầm xa và tốc độ như đạn tên lửa hành trình Yakhont của hệ thống Bastion-P, nhưng Bal-E lại có khả năng tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, thay đổi trận địa trong khoảng thời gian ngắn, rồi lại sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo. Vì vậy, nếu có thêm Bal-E, Hải quân Việt Nam sẽ tạo ra một mạng lưới tên lửa bờ tích hợp, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong nhiệm vụ tấn công phá hủy các tàu chiến đối phương và bảo vệ bờ biển.
    theo Báo Đất Việt
    Last edited by Bin571; 14-04-2015 at 08:42 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #212

    Mặc định

    Tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E có thực sự phù hợp với Việt Nam?

    Trường Sơn | 20/08/2013 11:59





    Chia sẻ:
    (Soha.vn) - Đánh giá của KTRV cho rằng, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E có khả năng hỗ trợ đắc lực cho 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P tầm xa mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng, sẽ giúp năng lực phòng thủ của Hải quân Việt Nam tăng lên gấp bội.


    Với đường bờ biển dài trên 3.200 km, trải dài từ Móng Cái tới Hà Tiên, cùng vùng biển mặt nước có diện tích rộng hơn 1 triệu km2 trên Biển Đông, việc bảo đảm bảo vệ vững chắc toàn bộ khu vực đường biển, lãnh hải, các đảo và quần đảo... là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, được Hải quân Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh tình hình an ninh trong khu vực luôn biến động khó lường như hiện nay.


    Việt Nam đang có những lá chắn nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải?


    Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải và biển đảo của Tổ quốc, trong những năm qua, Hải quân Việt Nam không ngừng xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh, thể hiện bằng việc đưa vào trang bị nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga như 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9, 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới K-300P Bastion trang bị tên lửa hành trình siêu thanh Yakhont, tiếp nhận thêm các chiến đấu cơ đa năng tiên tiến Su-30MK2V... Các hệ thống vũ khí mới giúp khả năng chiến đấu của Hải quân Việt Nam đã tăng lên đáng kể.


    Hiện nay, Hải quân Việt Nam cũng đang vận hành và triển khai một số lượng đầy đủ nhiều hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển ở các thế hệ khác nhau. Trong đó, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh có khả năng bảo vệ vùng biển gần bờ với cự li bắn 80km; Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển 4K44B Redut với tầm bắn lên tới 500km, có khả năng tấn công mọi mục tiêu thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
    Hai loại hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Rubezh và Redut đều được phát triển từ thời Liên Xô, đạn tên lửa có độ chính xác không cao và tốc độ bay cận âm nên gặp nhiều khó khăn, dễ bị đánh chặn bởi các hệ thống phòng thủ trên tàu chiến của đối phương.


    Để khắc phục những nhược điểm này, Hải quân Việt Nam đã đặt mua và đưa vào trang bị 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P thuộc thế hệ mới nhất và tối tân nhất của Nga hiện nay. Các tổ hợp Bastion-P trang bị loại tên lửa hành trình siêu âm Yakhont có tầm bắn xa lên tới 300km với độ chính xác rất cao, có khả năng tấn công và phá hủy nhóm tàu chiến, kể cả tàu sân bay của đối phương trên Biển Đông.


    Câu hỏi đặt ra là: Hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P đã đủ để đáp ứng yêu cầu bảo vệ toàn bộ lãnh hải Việt Nam hay chưa? Trong trường hợp cần trang bị thêm những tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển mới, vừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lẫn cả chi phí giá thành và năng lực trong nước thì Việt Nam có những lựa chọn nào?
    Theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia quân sự trong và ngoài nước, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E do công ty thành viên OAO KBM thuộc Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật KTRV của Nga phát triển có thể là một ứng viên tiềm năng.


    Bal-E - tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển lý tưởng!

    Theo thông cáo báo chí của KTRV, trong năm 2012, tập đoàn này đã chuẩn bị và tiến hành trình diễn tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E, cùng tên lửa chống tàu X-35E (Kh-35E) cho Việt Nam
    Nhiệm vụ xây dựng các hệ thống phòng thủ các khu vực bờ biển quan trọng, công trình hải cảng, căn cứ hải quân... yêu cầu phải có các hệ thống vũ khí phòng thủ hiệu quả. Nắm được nhu cầu đó, KTRV quyết định chọn Việt Nam là khách hàng đầu tiên có thể mua hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E với tên lửa Kh-35, có tầm bắn xa 130km.
    "Trong năm qua, đã cung cấp cho khách hàng nước ngoài (Việt Nam) những đánh giá về giá cả của hệ thống" - KTRV cho hay.



    Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E với tên lửa Kh-35 sẽ là một lựa chọn tối ưu cho Hải quân Việt Nam

    Đánh giá của KTRV cho rằng, các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tầm trung Bal-E có khả năng hỗ trợ đắc lực cho 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion-P tầm xa mà Hải quân Việt Nam đang sử dụng trong khi giá thành lại thấp hơn. Bal-E được cho là một sự lựa chọn hợp lý bởi 4 điểm sau đây:


    Một là, Việt Nam đã có một thời gian dài sử dụng và vận hành loại đạn tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E do Nga sản xuất, trang bị trên các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya. Vì vậy, ta có thể giải quyết được các nhiệm vụ chiến thuật-chiến dịch với chi phí tối thiểu nhờ xây dựng một hệ thống khai thác và sửa chữa tên lửa duy nhất, bởi loại đạn tên lửa Kh-35E trang bị cho tổ hợp Bal-E đã không còn xa lạ đối với Hải quân Việt Nam.


    Hai là, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật KTRV của Nga đã có truyền thống từ lâu. Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng đặt mua thêm các lô đạn tên lửa chống hạm 3M-24E Uran của KTRV để trang bị và dự trữ vũ khí cho các tàu tên lửa Gepard, Molniya cũng như đang tích hợp tên lửa này lên 2 chiếc tàu tên lửa Molniya nội địa M1 và M2 đầu tiên do nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP. Hồ Chí Minh xây dựng.


    Ba là, Việt Nam và KTRV đang cùng nhau hợp tác phát triển một phiên bản tên lửa hành trình chống tàu Kh-35EV có tầm bắn xa lên tới 260km. Dự kiến sau vài năm nữa, khi dự án này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thể tự sản xuất được đạn tên lửa Kh-35EV theo dây chuyền công nghệ mà phía Nga chuyển giao. Vì vậy, việc "chuẩn hóa" đạn tên lửa cho các hệ thống vũ khí trên biển, trên bờ của Hải quân Việt Nam sẽ nằm trong tầm tay.
    Đây là một trong những điểm quan trọng nhất, bởi nếu một cuộc xung đột tiềm năng xảy ra trong tương lai, cơ số đạn có đủ để chiến đấu hay không là một trong những yêu cầu đặc biệt quan trọng, nhưng khi đó Việt Nam đã tự lực sản xuất được đạn tên lửa để đủ đảm bảo cung cấp cho các đơn vị tên lửa chiến đấu.


    Bốn là, với việc tiếp nhận 2 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên vào cuối năm nay cùng việc hoàn thiện khu vực cầu cảng, căn cứ cho tàu ngầm. Việt Nam cần xây dựng một hệ thống cảnh báo, giám sát và vũ khí đủ mạnh để bảo vệ cho căn cứ tàu ngầm. Trong khi các tổ hợp Bal-E hoàn toàn có thể bảo vệ được căn cứ tàu ngầm từ xa.

    theo Trí Thức Trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #213

    Mặc định

    VN tham gia dự án 1 tỷ USD sản xuất tên lửa đối hạm Kh-35UE?

    Bình Nguyên | 09/06/2015 07:15







    Theo báo Tiền Phong, Nga đã chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa đối hạm Kh-35 cho Việt Nam từ năm 2012.


    • Số tàu chiến tăng nhanh đòi hỏi lượng lớn tên lửa diệt hạm



    Trong vài năm vừa qua, lực lượng tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam đã có sự thay đổi lớn cả về chất và lượng, với 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya (Dự án 1241.8).Trong tương lai gần, số lượng tàu sẽ còn tăng nhanh với nhiều lớp tàu hiện đại xuất xứ từ cả Nga và Phương Tây.Theo kế hoạch, Quân chủng Hải quân có thể sẽ có ít nhất 6 tàu Gepard 3.9, 12 tàu Molniya - trong đó có 4 tàu sẽ đóng với cấu hình vũ khí trang bị hiện đại hơn.

    Có một điểm chung là tất cả các tàu mới tiếp nhận dù nhập nguyên chiếc từ Nga hay tự đóng trong nước, kể cả tàu tên lửa tấn công nhanh BPS-500 duy nhất của Việt Nam đều chỉ dùng một loại tên lửa diệt hạm cận âm Kh-35E.Do vậy, song song với số tàu tên lửa tăng nhanh, lượng tên lửa diệt hạm nhập khẩu cũng tăng tương ứng. Cụ thể, theo thống kê của SIPRI, Việt Nam đã đặt mua tổng cộng 400 đạn tên lửa Kh-35E, đến hết 2014 đã có 128 quả được chuyển giao.

    Vậy tên lửa Kh-35E có gì đặc biệt đến mức Việt Nam phải mua số lượng lớn, thậm chí cùng hợp tác với Nga để nghiên cứu và sản xuất thế hệ tiếp theo của nó là Kh-35UE với tầm bắn xa hơn, uy lực hơn?




    Theo báo Nga, Việt Nam bắt đầu tạo ra năng lực sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35UE (có nguồn gọi là Kh-35EV) trong năm 2013. Nguồn: Báo Đất Việt

    Kh-35E - Sự lựa chọn phù hợp

    Thứ nhất, Kh-35E có khả năng xuyên thủng các lớp phòng thủ tên lửa của tàu chiến đối phương.Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của loại tên lửa này là có kích thước nhỏ, gọn, diện tích phản xạ radar cực thấp cộng với khả năng bay siêu thấp, bám đỉnh sóng khiến cho các hệ thống phòng thủ của đối phương khó phát hiện và đánh chặn nó.

    So với các loại tên lửa diệt hạm cận âm có trong biên chế các quốc gia trong khu vực như Harpoon, Exocet, C-802 thì Kh-35E vượt trội hơn nhiều cho dù tầm bắn 130 km của nó được coi là khá khiêm tốn.Nhờ kích thước gọn nên cho phép tàu mặt nước nhỏ cũng có thể mang được số lượng đạn rất lớn. Điển hình là các tàu Molniya có thể mang tới 16 đạn tên lửa để cùng lúc tấn công nhiều mục tiêu khác nhau trong thời gian ngắn.

    Dù trọng lượng đầu đạn không lớn, chỉ với 145kg, nhưng nó đủ sức tiêu diệt các tàu có choán nước tới 5.000 tấn. Trong trường hợp bị bủa vây bởi chiến thuật "bầy sói", các tàu cỡ lớn hơn vẫn có thể bị đánh chìm nếu trúng cùng lúc nhiều đạn Kh-35E.

    Thứ hai, giá khá rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam. Theo nhiều nguồn tin khác nhau, mỗi quả tên lửa Kh-35E có giá vào khoảng 500.000 USD, bằng 1/2, thậm chí chỉ bằng 1/4 mức giá của các loại tên lửa có tính năng tương tự của phương Tây như Harpoon hay Ecoxet.Việc Việt Nam lựa chọn Kh-35 làm dòng tên lửa diệt hạm chủ lực được đánh giá là sáng suốt, tối ưu hóa được cả yêu cầu tác chiến lẫn điều kiện kinh tế.

    Thứ ba, mặc dù khá hiện đại nhưng Kh-35E lại không quá phức tạp đối với trình độ vận hành, bảo dưỡng sửa chữa của Hải quân Việt Nam. Dòng tên lửa này được đánh giá có độ tin cậy cao.



    Đồ họa mô hình tên lửa diệt hạm Kh-35UE mà Việt Nam dự kiến sẽ sản xuất



    Kh-35E/UE "Made in Vietnam" - Giấc mơ không còn xa vời

    Cuối năm 2012, đích thân ông Mikhail Dmitriev - Giám đốc Cơ quan Hợp tác và Xuất khẩu vũ khí Liên bang Nga tuyên bố:



    Giám đốc Cơ quan Hợp tác và Xuất khẩu vũ khí Liên bang Nga
    Mikhail Dmitriev



    Việt Nam sẽ sản xuất tên lửa diệt hạm Uran (Kh-35) dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga. Phương thức hợp tác trong dự án tên lửa này tương tự như mô hình "chung tay nghiên cứu" tên lửa diệt hạm siêu âm BrahMos giữa Nga và Ấn Độ.



    Bên cạnh đó, ông Igor Korotchenko - Giám đốc Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga cho biết:



    Giám đốc Trung tâm Phân tích Thị trường Vũ khí Toàn cầu của Nga
    Igor Korotchenko



    Đây là loại tên lửa cận âm hiệu quả cao. Nó có thể vượt qua hệ thống phòng không của bất kỳ lực lượng hải quân nào. Tất nhiên, tên lửa sẽ được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của Việt Nam, giống như tên lửa BrahMos được liên doanh Nga - Ấn phát triển.





    Như vậy, có thể khẳng định loại tên lửa Việt Nam sản xuất sẽ có thiết kế mới dựa trên dòng Kh-35E, có thể là phiên bản Kh-35UE tầm bắn tới 260 km mà Nga giới thiệu cách đây ít lâu.Tên lửa Kh-35UE kế thừa toàn bộ những đặc tính ưu việt của thế hệ Kh-35E như nhỏ gọn, hành trình bay siêu thấp, đủ sức vượt qua mọi lớp phòng thủ của các tàu chiến hiện đại. Hiệu quả chiến đấu của nó được đánh giá tăng 2 - 2,5 lần so với trước.

    Hệ thống điều khiển của tên lửa Kh-35UE được bổ sung thêm phương thức dẫn đường vệ tinh và đầu tự dẫn radar chủ động/thụ động.
    Kh-35UE vượt trội hơn ở tầm bắn (260 km so với 130 km), đầu dò chủ động có cự ly trinh sát mục tiêu xa hơn (tới 50 km so với 20 km), đầu đạn có trọng lượng lớn hơn (300 kg so với 145 kg), đủ sức đánh chìm cả tàu khu trục cỡ lớn và là mối đe dọa đặc biệt đối với tàu sân bay.

    Theo Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV), họ đã chuyển cho đối tác ít nhất 3 bản thiết kế dành cho các biến thể tên lửa khác nhau theo yêu cầu của phía Việt Nam. Báo cáo của Tập đoàn này cũng cho biết tổng chi phí của dự án có thể lên tới 1 tỷ USD.Chưa rõ tỷ lệ góp vốn của Việt Nam là bao nhiêu, nhưng chắc chắn tên lửa sẽ được sản xuất ở Việt Nam với số lượng cực lớn, có thể lên tới hàng nghìn quả. Việt Nam cũng sẽ có quyền xuất khẩu cho bất kỳ nước nào có nhu cầu, giống như Ấn Độ với tên lửa Brahmos.


    Như vậy, Việt Nam và Nga có thể đang phát triển Kh-35UE thành một "họ" tên lửa với nhiều biến thể như tên lửa hạm đối hạm, không đối hạm, tên lửa diệt radar, tên lửa bờ cơ động hoặc ngụy trang bằng container, tên lửa hành trình đối đất...

    Sự đa dạng này sẽ giúp năng lực phòng thủ của Việt Nam tăng đáng kể và có thêm phương án giáng những đòn trả đũa bằng tên lửa hành trình đối đất phóng từ trên không hoặc tàu mặt nước hay từ các tổ hợp tên lửa ngụy trang bằng container hoạt động trên bộ.Việc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hoàn thành xây dựng "Quy hoạch Phát triển công nghiệp tên lửa" cho thấy Việt Nam đang chuẩn bị tích cực cho những bước tiến mang tính đột phá trong việc sản xuất vũ khí trang bị thế hệ mới, đặc biệt là tên lửa.

    Trong quá trính hoàn thiện thiết kế và nghiên cứu thử nghiệm Kh-35UE, Việt Nam hoàn toàn có thể bắt tay vào lắp ráp hoặc nhận chuyển giao một số công đoạn sản xuất tên lửa Kh-35E nhằm làm quen và nâng cao dần trình độ nguồn nhân lực.

    Hy vọng trong tương lai không xa, tên lửa Kh-35UE và các biến thể của nó sẽ được sản xuất hàng loạt ở trong nước và biết đâu 4 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya tiếp theo của Việt Nam sẽ được trang bị loại tên lửa mới đầy uy lực này.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #214

    Mặc định

    Bal-E tạo lưới lửa phòng thủ biển 4 tầng cho Việt Nam

    (Quốc phòng Việt Nam) - Việc mua thêm tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E giúp Việt Nam sẽ có khả năng bảo vệ bờ biển mạnh hơn bao giờ hết.

    Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E.


    Báo Kommersant ngày 26/5 trích dẫn nguồn tin thân cận từ Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E. Nếu như thông tin được Kommersant đưa ra là chính xác thì đây sự là một thông tin đáng mừng, bởi nó không những tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ bờ biển cho Hải quân Việt Nam mà còn tận dụng được kết quả của chương trình hợp tác phát triển loại tên lửa chống hạm Kh-35UV mà Nga và Việt Nam ký kết trong năm 2011.


    Theo các thông tin được công bố, Lực lượng tên lửa bờ của Hải quân Việt Nam hiện nay đang được trang bị 3 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển nòng cốt là 4K51 Rubezh, 4K44 Redut và K-300P Bastion-P.
    Các hệ thống tên lửa bờ này đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu và hạ tầng trên bờ của ta, cũng như bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến.


    Mặc dù lạc hậu, nhưng tên lửa P-15 của hệ thống Rubezh vẫn có sức mạnh ghê gớm, đủ sức đánh chìm chiến hạm hàng nghìn tấn của đối phương.
    Tuy nhiên, ngoài hệ thống tên lửa bờ Bastion-P trang bị đạn tên lửa hành trình Yakhont mới được Việt Nam đưa vào trang bị trong những năm gần đây, hai hệ thống tên lửa còn lại là 4K51 Rubezh và 4K44 Redut. Đây là hai hệ thống tên lửa bờ được Liên Xô nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng từ thập niên 1980, do vậy đã cũ, lạc hậu và khả năng chiến đấu không cao


    Hệ thống tên lửa Rubezh sử dụng loại đạn tên lửa P-15 Termit đạt tầm bắn 80km và tốc độ bay hành trình dưới âm (Mach 0,9). Đạn tên lửa có kích thước lớn, tốc độ bay không cao, khả năng cơ động vòng tránh kém làm cho P-15 trở nên yếu thế trong môi trường tác chiến hiện đại ngày nay.


    Hệ thống Redut trang bị tên lửa đối hạm P-35 có tầm bắn vươn tới tận Trường Sa.


    Đối với hệ thống tên lửa Redut, sử dụng đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa P-35 (SS-N-3 Shaddock) đạt tầm bắn rất xa, lên đến 460km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,4. Tuy nhiên, đạn tên lửa P-35 lại có nhược điểm kích thước lớn, tốc độ bay không quá nhanh cũng như sai số tấn công mục tiêu lớn.


    Để hiện đại hóa lực lượng tên lửa bờ, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tối tân K-300P Bastion-P, mỗi tổ hợp trang bị 36 đạn tên lửa hành trình siêu âm có cánh Yakhont, đạt tầm bắn xa 300km và tốc độ bay siêu nhanh, gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh. Đây được xem là một trong những hệ thống tên lửa bờ hiện đại nhất và tiên tiến nhất thế giới do Nga phát triển và Việt Nam - khách hàng thân thiết của vũ khí Nga đã nhanh chóng trở thành nước thứ hai trên thế giới sở hữu loại vũ khí tiên tiến này.

    Bastion-P - hệ thống tên lửa bờ mạnh nhất và hiện đại nhất của Việt Nam hiện nay.


    Sau khi đưa vào trang bị, K-300P Bastion-P đã giúp Hải quân Việt Nam trở thành lực lượng sở hữu các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mặc dù Rubezh và Redut đã lỗi thời nhưng vẫn có khả năng tác chiến nhất định, cùng với Bastion-P đã tạo ra cho Hải quân Việt Nam một mạng lưới tên lửa phòng thủ bờ biển tích hợp 3 tầng. Tầm gần trong phạm vi dưới 80km cho Rubezh, tầm trung/xa dưới 300km cho Bastion-P và tầm xa dưới 500km do Rubezh đảm nhiệm.
    Đặc biệt tầm bắn xa gần 500km của tên lửa Shaddock trên hệ thống Rubezh đã tạo ra sức uy hiếp nhất định cho Hải quân Việt Nam trong nhiệm vụ phòng thủ xa bờ như các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.


    Cùng với lực lượng tên lửa bờ, Hải quân Việt Nam cũng đang đẩy nhanh hiện đại hóa các hạm đội tàu chiến mặt nước, điển hình là việc mua thêm lớp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 và tàu tên lửa Molniya, được trang bị hệ thống vũ khí tiến công chủ lực là các ống phóng tên lửa chống hạm 3M24 Uran-E của Nga.


    Hướng tới việc sản xuất vũ khí để có khả năng tự bảo đảm nguồn cấp trong tương lai, cũng như trong trường hợp xảy ra xung đột, Việt Nam đã hợp tác với Tập đoàn Tên lửa chiến thuật KTRV của Nga để phát triển một phiên bản tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UV mà theo dự kiến sẽ có tầm bắn xa tới 260km. Kh-35UV cũng chính là phiên bản tên lửa chống hạm Kh-35 Uran dành riêng cho Việt Nam, sau khi hoàn tất việc phát triển sẽ được chúng ta tự chế tạo trong nước thay cho việc nhập khẩu. Qua đó vừa có được công nghệ chế tạo, tự trang bị và xua tan nỗi lo về nguồn cấp vũ khí trong viễn cảnh xảy ra xung đột tương lai.


    Trở lại với hệ thống tên lửa bờ Bal-E, sử dụng loại đạn tên lửa 3M24 Uran (Kh-35 Uran-E) đạt tầm bắn xa 120km, đây cũng là loại đạn tên lửa đang có trong trang bị trên các tàu tên lửa Molniya, Gepard 3.9 của Việt Nam.
    Có lẽ đây chính là đặc điểm quan trọng nhất để chúng ta lựa chọn mua và trang bị thêm các tổ hợp tên lửa bờ này để vừa tăng cường khả năng chiến đấu, vừa thay thay thế và bổ sung sức mạnh phòng thủ tầm gần cho hệ thống Rubezh đã lỗi thời, cũng như tận dụng được khả năng tự trang bị đạn tên lửa ở trong nước để giảm thiểu tối đa chi phí và bảo dưỡng vũ khí trang bị.


    Như vậy, Rubezh, Bal-E, Bastion-P và Redut sẽ tạo ra một mạng lưới phòng thủ bờ biển tích hợp mới cho Hải quân Việt Nam, đó là một mạng lưới 4 tầng dày đặc, đảm nhận vai trò tấn công để phòng thủ khác nhau, sẵn sàng nhấn chìm bất cứ tàu chiến nào của đối phương nếu như xảy ra xung đột trên Biển Đông.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #215

    Mặc định

    Việt Nam chính thức xác nhận đặt mua hệ thống TLPK tối tân SPYDER

    Bạch Dương | 20/10/2015 20:30
    Trong bài viết "Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời" đăng trên báo Quân đội nhân dân, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã cung cấp thông tin về việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến SPYDER.


    • Xây dựng lực lượng phòng không - không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trờiBài viết của Trung tướng Lê Huy Vịnh nêu rõ:"Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân chủng PK-KQ hiện đại, những năm qua, quân chủng đã tích cực triển khai nhiều dự án nhằm cải tiến, nâng cao tuổi thọ và tính năng của các loại VKTBKT.Đồng thời, từng bước đầu tư mua sắm các loại VKTBKT mới, hiện đại như tổ hợp ra-đa cảnh giới ELM-2288/ER, đài ra-đa cảnh giới 36D6, ra-đa thụ động Kolchuga;Tên lửa SPYDER, S-300PMU1, S-125-2TM; máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, Casa-295; hệ thống quản lý tình báo tự động VQ 98-01, VQ-1M, VQ-2...; phối hợp với Tập đoàn Viễn thông quân đội nghiên cứu, sản xuất ra-đa RV-D1, VRS-S, VRS-W..."

    Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-MR

    Việc SPYDER được liệt kê bên cạnh các loại vũ khí, khí tài hiện đại có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam cho thấy chúng ta đã chính thức xác nhận việc đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tối tân này.Đây là bước đi hợp lý sau các khâu chuẩn bị như cử cán bộ đi học tập nâng cao trình độ tiếng Anh hay xây dựng sẵn trận địa để sẵn sàng tiếp nhận khí tài mới.Mặc dù chưa rõ phiên bản SPYDER Việt Nam lựa chọn là biến thể tầm ngắn SPYDER-SR hay tầm trung SPYDER-MR, nhưng tổ hợp này là sự bổ sung cần thiết cho S-300PMU1, S-125-2TM và từng bước thay thế các hệ thống Strela-10 hay S-75M đã lạc hậu.


    SPYDER (Surface-to-air PYthon and DERby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung tiên tiến do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển.Hệ thống được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, tên lửa hành trình, UAV... trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết.SPYDER có khả năng phản ứng rất nhanh trước các mối đe dọa, toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải Tatra có tính việt dã cao do Cộng hòa Czech sản xuất.Hệ thống SPYDER hiện có 2 biến thể là tầm ngắn SPYDER-SR và tầm trung SPYDER-MR, sử dụng 2 loại tên lửa đánh chặn Python-5 và Derby cũng do Công ty Rafale chế tạo.
    Tên lửa đánh chặn Python-5 (trên) và Derby (dưới)

    Python-5 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn có chế độ đặc biệt "Lock on after launch - Khóa mục tiêu sau khi phóng" thông qua 1 camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò, đây là cấu hình chưa từng có ở các loại tên lửa khác.Khi phóng từ trên không, Python-5 có tầm bắn 20 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 11 kg.Trong khi đó Derby (hay còn được gọi là Alto) là loại tên lửa không đối không tầm trung được thiết kế để không chiến ngoài tầm nhìn.Về cơ bản thì Derby chính là tên lửa Python-4 mở rộng với đầu dò radar chủ động. Khi phóng từ trên không Derby có tầm bắn 50 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 23 kg.

    Đối với phiên bản SPYDER-SR, tên lửa được phóng đi từ bệ phóng nghiêng với tầm bắn tối đa 15 km, tối thiểu 1 km, độ cao tấn công mục tiêu từ 20 m đến 9 km.Radar dẫn đường cho hệ thống SPYDER-SR là Elta EL/M 2106 ATAR 3D.

    Còn với phiên bản SPYDER-MR, tên lửa được gắn thêm bộ phận khởi tốc ở đuôi và phóng đi từ bệ phóng thẳng đứng với tầm bắn tối đa 35 km và trần bay diệt mục tiêu là 16 km.Ngoài ra hệ thống SPYDER-MR còn được trang bị radar IAI/Elta EL/M-2084 thế hệ mới có tính năng cao hơn Elta EL/M 2106.

    Thành phần của một tổ hợp SPYDER tiêu chuẩn gồm có 1 xe chỉ huy và điều khiển, 6 xe mang phóng tự hành với tổng số 24 đạn tên lửa, 1 xe tiếp đạn trang bị cần cẩu và 1 xe đảm bảo kỹ thuật.
    theo Trí Thức Trẻ



    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #216

    Mặc định

    Việt Nam sẽ chế tạo cả 3 phiên bản tên lửa chống hạm Uran-E?

    Ly Vy | 09/06/2016 19:30
    Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho biết, Việt Nam có thể đã mua giấy phép chế tạo 3 phiên bản khác nhau của tên lửa hành trình chống hạm Uran-E.


    • Thông tin trên được đăng tải trong bài viết có tựa đề: "Việt Nam tự chèo con thuyền Kayak của riêng mình" viết bởi 2 tác giả là ông Douglas Barrie - Chuyên viên cao cấp phụ trách mảng Hàng không Vũ trụ Quốc phòng và ông Tom Waldwyn - Chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích Quốc phòng và Quân đội, họ cùng đến từ Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

      Theo đó, Việt Nam là quốc gia tiếp theo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chế tạo phiên bản tên lửa chống hạm nội địa dựa trên nguyên mẫu 3M24 Uran (SS-N-25 Switchblade) của Nga (quốc gia đầu tiên chính là Triều Tiên).


    Tên lửa chống hạm KCT 15 được chế tạo dựa trên nền tảng 3M24E Uran-E. Ảnh VOV.


    Ngoài các thông tin đã biết trước đó, như việc nguyên mẫu KCT 15 được Việt Nam giới thiệu vào cuối năm 2015, thì bài viết trên còn tiết lộ thêm rằng rất có thể chúng ta đã mua giấy phép để sản xuất đủ 3 phiên bản của tên lửa Uran, bao gồm biến thể phóng từ tàu chiến, phóng từ máy bay và phóng từ đất liền (tên lửa bờ).



    Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện chỉ có phiên bản Uran-E lắp đặt trên các tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8 và BPS-500. Nếu như việc mua giấy phép của cả biến thể phóng từ máy bay và mặt đất thành sự thật thì sẽ mở rộng khả năng đưa loại tên lửa hành trình đối hạm này lên các phương tiện mang phóng khác nhau.


    Tên lửa chống hạm Kh-35E (Uran-E)


    Với phiên bản phóng từ trên không, Uran-E sẽ là sự bổ sung rất tốt cho Kh-31A trong vai trò vũ khí diệt tàu chiến của Su-30MK2. Bởi vì tuy là một dòng tên lửa không đối hạm rất uy lực nhưng Kh-31A vẫn tồn tại nhược điểm như chỉ có tầm bắn 50 km (so với 260 km của Uran-UE), đầu đạn nhỏ (90 kg so với 145 kg) và mức độ cơ động không cao.



    Còn đối với phiên bản đất đối hải, trước đây đã có một số thông tin cho rằng Việt Nam quan tâm đến hệ thống tên lửa bờ Bal-E (sử dụng tên lửa chống hạm Uran-E). Nếu tự chế tạo được biến thể phóng từ đất liền thì đây sẽ là sự bổ sung rất tốt cho Redut cũng như Bastion-P, tạo ra lá chắn thép nhiều lớp bên bờ Biển Đông.

    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #217

    Mặc định

    Sản xuất 3.000 tên lửa KCT 15, HQVN đủ sức nhấn chìm mọi kẻ thù

    Hải Dương | 10/06/2016 07:15


    Tập đoàn Tên lửa chiến thuật Nga (KTRV) cho biết, họ đã chuyển giao ba mẫu thiết kế của các phiên bản tên lửa khác nhau theo yêu cầu từ phía Việt Nam.




    • Mặc dù chưa rõ tỷ lệ góp vốn trong liên doanh giữa Việt Nam với Nga, nhưng tên lửa KCT 15 (phiên bản tên lửa chống hạm được xác định là dựa trên nguyên mẫu 3M24-E "Uran-E" của Nga) sẽ được sản xuất trong nước với số lượng rất lớn, có thể lên tới 3.000 quả.
      Ngoài ra Việt Nam cũng có quyền xuất khẩu loại tên lửa này tới bất kỳ quốc gia nào, tương tự như trường hợp BrahMos của Ấn Độ.

      Điều đặc biệt là theo một số chuyên gia quân sự, KCT 15 nhiều khả năng sẽ được trang bị những công nghệ mới nhất áp dụng trên mẫu Uran-UE, như tối ưu hóa quỹ đạo bay nhằm nâng tầm bắn lên gấp đôi và kết hợp với cơ chế dẫn đường vệ tinh để gia tăng độ chính xác.



    Gia đình tên lửa hành trình chống hạm Uran

    Như vậy sau nhiều dự đoán cho rằng KCT 15 chính là xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai, đến nay điều đó đã sắp trở thành hiện thực.
    Với 3.000 tên lửa KCT 15 nội địa được chế tạo ở 3 biến thể: phóng từ tàu mặt nước, phóng từ trên không và phóng từ đất liền, đây là nguồn bổ sung rất quan trọng cho kho dự trữ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

    Theo báo cáo của SIPRI, ngoài 50 tên lửa Klub-S trang bị cho tàu ngầm Kilo cùng với 40 quả Yakhont thuộc hệ thống Bastion-P, số lượng tên lửa chống hạm hiện đại của Việt Nam chỉ bao gồm 200 quả 3M24-E lắp đặt trên các tàu mặt nước cùng với 100 đạn Kh-31A của Su-30MK2.Con số trên thực sự quá nhỏ nhoi trong trường hợp phải đối đầu với một lực lượng hải quân mạnh, sở hữu hạm đội tàu chiến "đông như quân Nguyên".

    Do mang đầu đạn nhỏ (90 kg của Kh-31A và 145 kg của Uran-E), để đảm bảo tiêu diệt một khinh hạm cỡ 3.000 tấn cũng như bù trừ phần tiêu hao vì bị đánh chặn dọc đường, ước tính bên tấn công sẽ phải bắn tối thiểu 3 - 4 quả Kh-31A/Uran-E vào đối tượng.

    Thậm chí nếu đối đầu với khu trục hạm hiện đại khoảng 7.000 tấn được trang bị hệ thống phòng không tinh vi, hay muốn loại khỏi vòng chiến một tàu đổ bộ tấn công lượng giãn nước 20.000 tấn, số lượng tên lửa bắn đi có thể lên tới cả chục quả cho một mục tiêu.Rõ ràng với yêu cầu trên, Việt Nam sẽ không đủ đạn để duy trì chiến đấu trong thời gian dài.


    Tàu đổ bộ tấn công Côn Lôn Sơn (Type 071) có lượng giãn nước toàn tải 25.000 tấn của Hải quân Trung Quốc (Ảnh minh họa)


    Tuy nhiên khi đi vào sản xuất hàng loạt, con số 3.000 tên lửa KCT 15 được chế tạo ở cả 3 biến thể sẽ lấp đầy khoảng trống trên, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ có đủ vũ khí để nhấn chìm mọi kẻ thù xuống đáy Biển Đông, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

    Bên cạnh đó khi đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, chúng ta có quyền nghĩ tới việc nghiên cứu phát triển thêm phiên bản tên lửa hành trình đối đất dựa trên nền tảng KCT 15, hay xuất khẩu để thu ngoại tệ nhằm tái đầu tư sản xuất.Hy vọng rằng viễn cảnh trên sẽ sớm trở thành hiện thực trong tương lai gần nhất!
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #218

    Mặc định

    Chính thức đưa 4 đài radar cảnh giới hiện đại hóa vào sử dụng

    Bình Nguyên | 23/08/2016 19:30



    Radar 1L13-3 (Nebo-SV) của lực lượng phòng không Nga ở trạng thái hành quân. Ảnh: Ausairpower.net

    Các khí tài hiện đại hóa này đã được Quân chủng PK-KQ nghiệm thu dưới sự giám sát của BQP và đưa vào sử dụng giúp Bộ đội radar bảo đảm sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời.


    Cải lão hoàn đồng!

    Trong vài năm gần đây Quân chủng PK-KQ đã được đầu tư lớn, tự sản xuất được và nhập khẩu nhiều loại radar cảnh giới nhìn vòng hiện đại như 36D6M1-1, 36D6M1-2, RV-02, E/LM-2288ER,... từ nhiều nguồn cung, kết hợp cùng các loại radar cũ hơn đã tạo nên "lưới trời" liên hoàn, hiểm hóc, đảm bảo phủ kín không gian.Từng một thời được mệnh danh là những "mắt thần hiện đại nhất" của Bộ đội radar Việt Nam, các tổ hợp radar tầm xa Neob-UE (55Zh6) và tầm trung 1L13-3 (Nebo-SV) sau nhiều năm sử dụng đã tới lúc cần phải được nâng cấp, hiện đại hóa, giúp cho mắt thần thêm sáng, kéo dài tuổi thọ thêm vài chục năm nữa.


    Radar Nebo-UE (55Zh6). Ảnh: QĐND

    Đứng trước yêu cầu bức thiết ấy, sau 3 năm tích cực triển khai, đến nay "Dự án nâng cấp, hiện đại hóa và tăng hạn sử dụng các đài radar cảnh giới hiện đại 55Zh6 (Nebo-UE) và 1L13-3 (Nebo-SV)" do Nhà máy Z119 thực hiện đã đạt được kết quả mỹ mãn.Do đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, các chuyên gia của Nhà máy Z119 đã can thiệp sâu vào từng chi tiết của bảng mạch, module kỹ thuật số, nâng cao độ tin cậy của mảng mạch.

    Sau khi hiện hóa, cả 4 đài radar (2 Nebo-UE và 2 Nebo-SV) đều khôi phục được toàn bộ tính năng kỹ chiến thuật, tăng tuổi thọ sử dụng và đặc biệt là tiết kiệm được tối đa ngân sách do không phải đưa đi sửa chữa ở nước ngoài.Chỉ riêng tiền vận chuyển 4 bộ radar này ra nước ngoài bằng máy bay (ước chừng phải cần 8 lần chuyến bay của siêu vận tải cơ An-124 đi và về) cũng phải ngốn tới cả trăm nghìn USD.Còn nếu vận chuyển bằng đường biển thì sẽ tiết kiệm hơn nhưng thời gian hải trình rất lâu, trong khi lực lượng phòng không của ta vẫn phải ngày đêm cảnh giới bầu trời, chỉ có thể luân phiên đưa từng bộ radar về nhà máy nâng cấp, sửa chữa.


    Hội đồng nghiệm thu nghe báo cáo. Ảnh: Báo PKKQ.

    Mắt thần thêm sáng

    Bộ đôi radar Nebo-UE và Nebo-SV không chỉ là "bảo bối" chấn sơn của Quân chủng PK-KQ Việt nam mà từng một thời là đồ gia bảo của Nga và một số nước Đông Âu khác nhờ tính năng cảnh giới đường không hoàn hảo, tầm xa, đảm bảo không bỏ lọt hoặc hoang báo các mục tiêu bay ở mọi độ cao.Với Việt Nam, trước khi tiếp nhận các đài radar thế hệ mới, cách đây chừng 5-7 năm rõ ràng các đài radar kể trên thuộc loại hiện đại nhất, góp phần quan trọng canh giới bầu trời, "không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống từ trên không".Sau khi sửa chữa nâng cấp, các radar này đã khôi phục lại được toàn bộ các tính năng ưu việt, hoạt động chính xác và tin cậy hơn. Cụ thể:

    Đối với đài Nebo-UE, nó được đánh giá là một trong những đài radar VHF băng sóng mét tốt nhất thế giới, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly xa, đang được bố trí dày đặc quanh thủ đô Moscow (Nga) nhằm cảnh giới xa và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa phòng không S-300/400.Nebo-UE có khả năng chống nhiễu tốt, chuyên dùng phát hiện các mục tiêu vũ trụ (tên lửa đường đạn) trên đoạn đầu và đoạn cuối quỹ đạo của chúng và các mục tiêu bay cỡ nhỏ có hệ số phản xạ điện từ thấp như máy bay tàng hình, tên lửa hành trình; bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, ...Với mục tiêu là máy bay chiến đấu, khi bay ở độ cao lớn có thể bị Nerbo-UE "tóm sống" từ cự ly 400km, còn tên lửa hành trình siêu thanh bay ở độ cao lớn cũng không thể lọt khỏi tầm quét và bị phát hiện từ cự ly không dưới 300km

    Đối với radar Nebo-SV, là đài radar cảnh giới tầm trung xa 2 tham số (cự ly và phương vị), có khả năng phát hiện các mục tiêu bay, kể cả máy bay tàng hình, tên lửa hành trình có diện tích phản xạ radar nhỏ từ cự ly tới 330 km, độ cao tới 40 km.

    Radar Nebo-SV (1L13-3) được sửa chữa tăng hạn tại Nhà máy Z119.

    Radar Nebo-SV với toàn bộ thiết bị và hệ thống phát điện độc lập đồng bộ cơ hữu được đặt trên khung gầm các xe tải việt dã 3 cầu chủ động như Ural-4320 hoặc thùng kéo.
    Cấu hình trên cho phép cơ động trên mọi địa hình và triển khai tại các trận địa bất kỳ mà không cần chuẩn bị trước hay phải mang kèm theo các phương tiện trợ giúp.Thời gian triển khai tương đối nhanh, không quá 45 phút cho phép bất ngờ xuất hiện và tung cánh sóng phát hiện mục tiêu ở những nơi mà kẻ địch không ngờ tới.

    Cả 2 đài radar đều sử dụng băng sóng mét, có tính năng gần tương đương nhau, nhưng Nebo-SV hơn hẳn Nebo-UE ở khả năng cơ động cũng như thời gian triển khai thu hồi.
    Chúng phối hợp và bổ sung rất tốt cho nhau trong mạng radar cảnh giới tầm xa không chỉ của Lực lượng Phòng không - Không quân (PK - KQ) Nga mà còn cả ở Việt Nam.


    Thế giới trẻ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #219

    Mặc định

    Lữ đoàn 681: Tiếp nhận tên lửa bờ tiên tiến ngay khi thành lập!

    Bình Nguyên | 24/08/2016 07:30








    Một tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P hiện đại của Hải quân Nga.

    Ngay khi mới thành lập, đơn vị được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa bờ hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu.



    Tiếp nhận vũ khí mới ngay khi thành lập...

    Đại tá Đỗ Minh Tuấn, Chính ủy Lữ đoàn tên lửa bờ 681 - Quân chủng Hải quân cho biết đơn vị được thành lập ngày 23/08/2006 đến nay đã vừa tròn 10 năm. Lữ đoàn được trang bị tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P hiện đại nhất do Liên bang Nga sản xuất.Đã có thắc mắc rằng tại sao đơn vị thành lập từ năm 2006 mà đến tận 2011, tức là sau 5 năm mới tiếp nhận vũ khí, huấn luyện chuyển loại, đi vào trực ban sẵn sàng chiến đấu? Xin thưa rằng, đây là chuyện có thật!Bởi lẽ, tại thời điểm thành lập đơn vị cũng là lúc Quân chủng Hải quân đã được xác định tiến thẳng lên hiện đại, kế hoạch mua sắm các tổ hợp tên lửa bờ thế hệ mới, có tầm bắn xa, chính xác đã hình thành rõ nét, nhưng bấy giờ, công việc nghiên cứu chế tạo Bastion-P của phía Nga chưa hoàn tất.


    Tổ hợp tên lửa bờ Bastion-P của Lữ đoàn 681.

    Có lẽ nhờ cú hích là hợp đồng xuất khẩu cho Việt Nam mà các Viện nghiên cứu của Nga đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chế tạo, bắn nghiệm thu để trước hết là trang bị cho Hải quân Nga, sau đó là Việt Nam.Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ hai, sau Nga, có trong tay thứ vũ khí phòng thủ bờ biển hiện đại bậc nhất thế giới - tổ hợp tên lửa K-300P Bastion-P sử dụng tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont.



    ... tạo ra bước đột phá lớn

    Có thể nói, với Hải quân Việt Nam, các tổ hợp tên lửa bờ hiện đại K-300P Bastion-P là đồ "gia bảo" bởi sức chiến đấu quá tuyệt vời của chúng.Mỗi tổ hợp tên lửa này có thể đảm bảo cho 1 đường bờ biển dài 600km, không có một tàu địch nào xuyên thủng được, nhất là khi chúng phối hợp với các loại tên lửa bờ và tàu mặt nước, tàu ngầm cũng như không quân tiêm kích đa năng.


    Lữ đoàn tên lửa bờ 681 tiếp nhận vũ khí hiện đại

    Ô hỏa lực tầm xa này đảm bảo tàu địch không dám bén mảng vào gần bờ, đồng thời che chắn và bảo vệ cho các biên đội tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam tác chiến ở trên biển xa, không lo bị kẻ địch bọc hậu, đâm sau lưng. Nhờ vậy, các tàu ta chỉ có tiến lên phía trước diệt địch.Đặc biệt là không quá cồng kềnh, khả năng việt dã trên mọi địa hình rất tốt, có sức chống chịu sự ăn mòn của môi trường biển mặn rất tốt, các tổ hợp tên lửa này có thể cơ động ra các đảo tiền tiêu cách bờ vài chục hải lý.Sự xuất hiện bất ngờ của chúng có thể khiến kẻ địch phải trả giá rất đắt vì tầm bằn đã được mở rộng thêm rất nhiều so với việc chỉ cơ động trong bờ.

    Trong tương lai không xa, các Lữ đoàn tên lửa bờ của Hải quân Việt Nam cũng sẽ được tiếp nhận thêm nhiều vũ khí hiện đại, có thể là các tổ hợp tương tự hoặc hiện đại hơn, thậm chí không loại trừ khả năng tên lửa KCT-15 do Việt Nam chế tạo cũng sẽ có phiên bản đất đối hải và trang bị hàng loạt.Các ô phòng thủ liên hoàn từ bờ tới đảo tiền tiêu sẽ tạo thành thế "pháo giằng" hiểm hóc, không cho bất cứ tàu chiến, tàu đổ bộ, hậu cần hay tàu giả dạng nào của đối phương có thể xuyên thủng,
    Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kếđể tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.



    Cấu hình cơ bản của tổ hợp gồm 4 xe mang phóng tự hành (trên khung xe MZKT-7930), mỗi xe mang 2 ống phóng chứa đạn tên lửa; 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU (trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD;



    Ngoài ra còn có 4 xe chởđạn K342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chởđạn tùy theo nhu cầu.



    Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thểđặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn nhưhệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).


    Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa vàđầu tự dẫn ra-đa chủđộng/thụđộngở pha cuối.
    Với tính năng "bắn rồi quên", đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tựđộng sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.



    theo
    Thế giới trẻ
    Last edited by Bin571; 24-08-2016 at 09:55 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #220

    Mặc định

    Việt Nam sẽ sản xuất hàng nghìn tên lửa phòng không hiện đại!


    Như đã biết, dự án chế tạo tên lửa phòng không hiện đại Made in Vietnam đã đạt được những bước tiến dài. Tới đây, hàng nghìn quả tên lửa hiện đại sẽ được xuất xưởng.

    Thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng nói chung, trong đó có công nghiệp tên lửa nói riêng, đến nay, chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo nền móng vững chắc, là bệ phóng cho giai đoạn "cất cánh" ngoạn mục. Nhằm tiếp tục thông tin về những thành tựu mới trong lĩnh vực chế tạo tên lửa phòng không, trân trọng mời bạn đọc cùng tìm hiểu về năng lực sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp "Made in Vietnam" để cùng tự hào và thêm tin tưởng vào sự lớn mạnh không những của QĐND Việt Nam nói chung và CNQP Việt Nam nói riêng.

    Việt Nam có được công nghệ bí mật!

    Như đã đề cập ở bài trước "Việt Nam chế tạo tên lửa phòng không hiện đại: Bất ngờ khó tin!", đến nay, Dự án chế tạo tên lửa TL-01 đã đạt được những kết quả khả quan khi các nhà khoa học đầy nhiệt huyết và sáng tạo của chúng ta làm chủ được công nghệ chế tạo các thành phần đặc biệt quan trọng của loại tên lửa phòng không tầm thấp này. Một trong những thành tựu ấy chính là chế tạo thành công pin nhiệt được dùng cho tên lửa phòng không tầm thấp với nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho đầu tự dẫn hồng ngoại để bắt mục tiêu. Không ai khác, chính các nhà khoa học thuộc Bộ môn Hóa, Khoa Hóa lý kỹ thuật (Học viện Kỹ thuật quân sự) là những người xứng đáng được vinh danh, khi hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp Bộ Quốc phòng: "Hoàn thiện công nghệ chế tạo pin nhiệt cho tên lửa phòng không tầm thấp".


    Tên lửa vác vai Việt Nam thực hành bắn đạn thật.

    Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, "đầu bài" đặt ra với yêu cầu rất cao, trong khi nguồn lực có hạn và vấn đề mới mẻ, bởi đây là công nghệ luôn được các quốc gia giữ bí mật, nhưng vượt qua tất cả, sản phẩm pin nhiệt chế thử đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đặt ra, qua thử nghiệm bảo đảm chất lượng tốt. Đến nay, đề tài đã hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo pin nhiệt; xây dựng dây chuyền lắp ráp đạt công suất 300 sản phẩm/năm và hoàn thành việc xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm. Rất vui mừng được biết, một khi ta làm chủ được việc chế tạo pin cho tên lửa phòng không tầm thấp thì không lý gì lại không vươn tới được pin nhiệt cho các dòng tên lửa hiện đại hơn, tầm xa hơn. Mấu chốt của vấn đề chính là ở đó.

    Sẽ sản xuất hàng nghìn quả tên lửa phòng không hiện đại!

    Ngược dòng lịch sử một chút để thấy vai trò đặc biệt quan trọng trong tác chiến phòng không của tên lửa phòng không tầm thấp hay (tên lửa phòng không vác vai). Ngay khi được Liên Xô viện trợ tên lửa phòng không tầm thấp A-72 (đưa vào sử dụng năm 1972), khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp của Quân đội ta đã thay đổi toàn diện, khiến kẻ địch khiếp sợ. Bởi dưới bàn tay vàng của những xạ thủ tên lửa, hiệu suất chiến đầu của A-72 được nâng cao đáng kể, đạt 0,375 vượt trội hơn hẳn so với hiệu suất chiến đấu là 0,3 theo tính toán thiết kế của nhà sản xuất (tức 1.000 quả đạn diệt 300 máy bay). Riêng kỳ tích mà liệt sĩ, Anh hùng Hoàng Văn Quyết đạt được, bắn rơi 16 máy bay, hiện đang giữ kỷ lục của Quân chủng PK-KQ Việt Nam và có thể coi là một kỷ lục thế giới. Trở lại với vấn đề chính, hiện nay Việt Nam đang cùng lúc triển khai song song 2 dự án chế tạo và sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp gồm: Dự án sản xuất tên lửa Igla-1 (SA-16 Gimlet) và TL-01.


    Các đại biểu tham quan các sản phẩm của Đề án "Nghiên cứu, làm chủ thiết kế, công nghệ chế tạo tên lửa phòng không tầm thấp". Ảnh: QĐND

    Trong đó, Igla-1 đã đi vào sản xuất từ vài năm nay và cung cấp hàng trăm quả đạn cho các đơn vị phòng không. Riêng TL-01 thực sự "Made in Vietnam" mới đang trong quá trình chế thử, phải ít lâu nữa mới có sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, một trong những thông tin hé lộ cho thấy số lượng tên lửa phòng không tầm thấp Việt Nam có thể sản xuất mỗi năm sẽ lên tới hàng trăm quả. Sở dĩ nói thế là vì dây chuyền sản xuất, lắp ráp pin nhiệt đạt công suất 300 sản phẩm/năm.

    Một con số thật ý nghĩa.
    Dù vậy, công suất thiết kế là thế, nhưng sản xuất bao nhiêu, thấp hơn hay đạt mức cao nhất lại là chuyện khác, tùy theo yêu cầu tình hình. Một khi ta làm chủ công nghệ chế tạo thì không gì ngăn nổi ta tăng tốc cho ra đời hàng trăm quả tên lửa mỗi năm. Dẫu biết rằng, 300 sản phẩm pin nhiệt ra lò mỗi năm ấy (nếu được sản xuất) không đồng nghĩa với sản xuất được 300 quả tên lửa, vì số pin còn phải dành cho dự trữ, thay thế những sản phẩm đã hết hạn, hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuậ vàt có thể dùng cho những mục đích khác ngoài chế tạo tên lửa.

    Nhưng, rõ ràng, nếu mỗi năm sản xuất một vài trăm quả đạn thì chắc chắn 10 năm tới, Việt Nam sẽ sở hữu trong tay hàng nghìn quả tên lửa phòng không tầm thấp hiện đại, gồm cả Igla sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ và TL-01 "Made in Vietnam".
    Trong chiến tranh hiện đại, để đối phó với các loại mục tiêu bay thấp tấn công ồ ạt hoặc phục kích tiêu diệt địch đổ bộ đường không, thì việc dự trữ sẵn một lượng lớn đạn tên lửa phòng không tầm thấp không bao giờ thừa. Nên nhớ, theo thống kê của Steven Zaloga trên Tạp chí JIR số 4-1994, tại chiến trường Việt Nam từ 1972-1975 đã có 528 tên lửa A-72 được phóng đi.
    Theo Bình Nguyên (Thegioitre.vn)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •