kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Người hùng trong thời khắc lịch sử

  1. #1

    Mặc định Người hùng trong thời khắc lịch sử

    Linh thiêng đất Việt

    An Dương Vua Thục , thành cổ loa
    Nỏ thần Liên châu phá giặc tà
    Thánh Gióng Thiên vương vung roi sắt
    Mạnh tựa giặc Ân phải ra hàng

    Trưng Trắc Trưng Nhị nặng thù nhà
    Cưỡi voi xung trận , Hán thét la
    Thái tổ vua Lý dời đô cũ
    Thăng long rồng cuộn , Việt thái bình

    Đất Nam chỉ có dân Nam trị
    Tuyên ngôn độc lập sấm vang truyền
    Lý Thường Kiệt phá tan quân Tống
    Nhân Tông Trần vương quân Nguyên khiếp
    Thiền phái trúc lâm rạng nước nhà
    Đạo vương Quốc Tuấn ba lần thắng
    Hiệu triệu muôn dân hịch vang rền
    Bạch đằng bãi cọc muôn trùng sóng
    Nhận chìm Nguyên Mông giặc tham tàn

    Lê Lợi tài ba dụng hiền tài
    Bình Ngô đại cáo lửa rực hờn
    Nguyễn Trãi giải bày tâm nguyện lớn
    Đánh Minh phục dựng Việt nam hùng

    Quang Trung đánh Thanh như nước cuộn
    Chữ Nôm nước Việt giảng muôn nhà
    Tướng Giáp Võ Nguyên Văn sử giỏi
    Đáng chắc thắng chắc bảo tồn binh
    Thần tốc thần tốc đại thần tốc
    Lựa thế chẻ tre đánh tan thù
    Thông thái hiền tài H Ồ CH Í MINH
    Trái tim bé nhỏ tâm hồn lớn
    Che chở muôn dân , mọi kiếp ng ư ời
    Nhẹ nhàng tĩnh t ại tâm thiền định
    Sáng soi chân l ý , cứu giống nòi
    Bồ tát Quảng Đức ,TIM BẤT DIỆT
    Lửa vàng tỏa sáng tận năm châu
    Vi ệt nam sáng trọn dòng lịch sử
    Hào anh tuấn kiệt mãi muôn đời


    Thời thế tạo nên anh hùng hay anh hùng xoay chuyển thời thế , đó là phạm trù logic , nhân quả không tách rời nhau , Tình thế lịch sử thôi thúc chí anh hùng , anh hùng xoay chuyển lịch sử sang trang mới , đó là những hiện diện anh hùng trong thời khắc lịch sử cần thiết
    Khi quân phương bắc ngày càng bá quyền hung hăng , người Nam lại kêu gọi ngư dân tay không bám biển bảo vệ chủ quyền . Buồn quá làm vài câu thơ cho đỡ tức tưởi bất lực

    Bác Hồ với những dự báo tài tình
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/Chu-tich-Ho.../70011190/157/
    Quyết định khó khan của Tướng Võ Nguyên Giáp
    http://www.tapchicongsan.org.vn/Home...Phu-Quyet.aspx
    V ài n ét v ề Tướng Võ Nguyên Giáp
    http://vtc.vn/2-258687/xa-hoi/tuong-...ha-binh-di.htm
    Tướng Võ Nguyên Giáp n ói v ề c ải c ách gi áo d ục
    http://www.tin247.com/ai_tuong_vo_ng...-21241639.html
    Chi ến d ịch H ồ Ch í Minh
    http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=72267
    Bác H ồ v à thi ền đ ịnh
    http://truongsinhhocds.com/site/vi/n...hien-dinh-721/
    Hồ Chí Minh mong muốn giải phóng người dân đau khổ trên toàn thế giới chứ không riêng tại ở Việt nam
    http://vtv4.vn/videodetail/845
    Last edited by HOASIM; 16-06-2013 at 01:00 AM.

  2. #2

    Mặc định

    Nếu có một ngày ,du khách kéo nhau đến Việt nam vì ở đó có những bức tượng sống động do nhà điêu khắc trong những phút xuất thần đã tạo nên những bức tượng sống động thể hiện chuẩn xác thần thái của các bậc Quốc công của Việt nam : Trần Hưng Đạo, Vua Quang Trung , Bác Hồ , Bác Giáp thì thật là điều mơ ước .Những bức tượng này lần lượt ở bãi cọc Bạch đằng , Núi quyết , Bến thành , Núi yến : sững sững hướng ra biển , có thể quan sát từ xa như ngọn hải đăng cho muôn đời sau , Thể hiện rõ hào quang của từng Vị
    Du khách tìm đến tượng Nữ thần tự do của Mỹ , đến tháp Eiffel của pháp , đến nhà hát vỏ sò Úc , tượng sư tử biển Merlion Singapore
    http://nhasing.com/vn/tin-tuc/bieu-t...-tuoi-674.aspx

  3. #3

    Mặc định

    NGAY BÂY GIỜ HAY MÃI MÃI CHÚNG TA ĐỂ TIẾNG XẤU NGÀN NĂM
    Việt nam ta đang và đã miếng mồi ngon , một con chuột bạch thí nghiêm cho con đường viễn chinh của Bắc kinh
    Gs Carl Thayer: 'Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi'
    Tờ China Daily ngày 26/6 đăng bài phân tích của Kim Vĩnh Minh, Viện trưởng Viện Chiến lược biển thuộc Viện Khoa học xã hội Thượng Hải cho rằng, xử lý vấn đề Biển Đông sẽ là chỉ số quan trọng đánh giá liệu Trung Quốc có thể trở thành một cường quốc khu vực và trở thành cường quốc hải quân hay không.
    http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gi...-post146632.gd
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...hiep-quoc.aspx

  4. #4

    Mặc định

    CUỘC CHẠY ĐUA VŨ TRANG VÀ TRÍ TUỆ
    Chi phí Quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 : 188 tỷ USD = 2% Tổng thu nhập quốc nội China 9,181tỷ USD / Bình quân GDP / người /năm : 9,844 USD .Trong khi đó Việt nam 170,TỶ // 4,012 . Tức chi phí quốc phòng tq cao hơn tổng GDP-VN hơn 10 % : 188 TỶ > 170 TỶ . Như vậy là hy vọng một thời gian nữa trang bị quốc phòng VN tối tân hơn thì trong cuộc chạy đua này chẳng khác gì việc mình kịp đi từ Hà nội về miền trung thì tq đã kịp đi lên sao hỏa mất tiêu rồi , thật ảo tưởng khó chấp nhận nổi ( chưa tính chuyện mình chỉ có mua sắm còn nhiều nhiêu khê ,rắc rối bên trong , còn tq tự sản xuất được )
    Trong lịch sử VN số phận của bọn bán nước cam tâm yên phận để đất nước rơi vào tay quân giặc là những tên không dũng cảm , yếu hèn , thì xưa nay đều chẳng có gì tốt đẹp cả. Không những thế tiếng xấu còn mãi muôn đời không rửa sạch được.Hiện nay thì chúng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 78 BLHS về tội phản bội Tổ quốc.
    Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Là người thông minh, giỏi văn chương, thuở còn trẻ đã có ý tranh giành ngôi vua với Thái tử Hoảng. Qua lái buôn ở Vân Đồn, Trần Ích Tắc đã gửi mật thư thông đồng với giặc, nhưng triều đình không biết.Năm 1285, khi Thoát Hoan xâm nhập bờ cõi, ông ta còn được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang. Nhân cơ hội đó, Trần Ích Tắc đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương. Nhưng quân Nguyên thua chạy, Trần Ích Tắc sống lưu vong nơi đất Bắc cho đến chết. Nhà Trần gạch tên Trần Ích Tắc ra khỏi dòng họ và gọi một cách khinh bỉ là Ả Trần, coi như một mụ đàn bà.
    Trần Kiện là con Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang, cũng là người có tài, được phong tước Chương Hiến Hầu và được Thượng tướng Trần Quang Khải gả con gái cho. Năm 1284, nhà Nguyên sai Toa Đô đánh Chiêm Thành. Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi trước thế giặc mạnh, Trần Kiện cùng bọn tay chân là Lê Trắc đã đem cả một vạn quân hàng giặc, làm cho mặt trận phía Nam có nguy cơ bị vỡ. Vua Trần phải cử Thượng tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật đem quân vào ứng cứu.
    Trần Kiện theo Toa Đô về gặp Thoát Hoan, được trọng thưởng. Thoát Hoan rất mừng cho viên tướng Minh Lý Tịch Ban đưa bọn Trần Kiện và con trai Trần Ích Tắc là Nghĩa Quốc Hầu cùng bọn tôn thất phản bội khác về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa.
    Ngoài ra, còn có Trần Văn Lộng là cháu nội Thái sư Trần Thủ Độ cũng là kẻ phản bội. Trần Văn Lộng được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái. Năm 1284, quân Thoát Hoan tấn công, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người.
    Nguyễn Ái Quốc : Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu.Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi đến quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành, tự do, độc lập.
    Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt. Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây. Đây là tin tức ông thị trưởng Coóc (Cook), một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống, mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm như thế hơn bốn mươi ngày. Da thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết, chết vì tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân. Tôi sùng kính tất cả thị trưởng Coóc. Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”
    http://thehehochiminh.wordpress.com/...tien/#more-920
    Nếu Nhà nước ta có đủ hấp lực thu hút nhân tài , cầu mong họ tham gia trực tiếp hay tư vấn cho VN NHỮNG VẬN HỘI MỚI cũng rất quý
    Phó thủ tướng Đức gốc Việt Ông Philipp Roesler-Tiến sĩ Philipp Rösler (sinh ngày 24 tháng 2 năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên, nay là Sóc Trăng, Việt Nam) là một chính trị gia Đức của Đảng Dân chủ Tự do (FDP). Từ ngày 18 tháng 2 đến ngày 22 tháng 10 năm 2009, ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế kiêm phó Thủ hiến bang Niedersachsen (hay Hạ Saxon). Từ ngày 28 tháng 10 năm 2009, ông là Bộ trưởng Bộ Y Tế Liên bang Đức trong nhiệm kỳ thứ nhì của Thủ tướng Angela Merkel.
    Ngày 13 tháng 5 năm 2011, tại Đại hội Đảng FDP, ông được bầu làm chủ tịch đảng FDP và sau đó được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức kiêm Bộ trưởng Bộ kinh tế và công nghệ liên bang.2013 ông và gia đình sẽ rời khỏi nước Đức chuyển sang sống tại Genf (Thụy sĩ). Ở đây, ông sẽ cùng làm việc những người khác trong nhóm quản trị Diễn đàn Kinh tế thế giới.
    Ông Lê Văn Hiếu sẽ là vị toàn quyền thứ 35 của tiểu bang Nam Úc : Lê Văn Hiếu (sinh năm 1954) là Phó Toàn quyền tiểu bang Nam Úc (Lieutenant Governor, có nơi viết là "Phó Thống đốc") từ tháng 9 năm 2007, với nhiệm kỳ 5 năm.
    http://toithichdoc.blogspot.com/2013...-tai-gioi.html

  5. #5

    Mặc định

    Đất nước chúng ta đã từng nhận được hiệu lệnh hy sinh đến giọt máu cuối cùng , thậm chí dỡ nhà làm đường , nên khó mà chấp nhận chuyện không dám ra tay với tq sợ bị quá lố .
    Tới 20 giờ 30, ngày 19 tháng 12 năm 1946 Chính phủ Việt Nam đã phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp ra mệnh lệnh chiến đấu:
    "Tổ quốc lâm nguy!
    Giờ chiến đấu đã đến!
    Theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng-Tổng chỉ huy, tôi hạ lệnh cho toàn thể bộ đội Vệ quốc quân và dân quân tự vệ Trung-Nam-Bắc phải nhất tề đứng dậy, phải xông tới mặt trận giết giặc cứu nước.
    Hy sinh chiến đấu đến giọt máu cuối cùng!
    Đầu tháng 1 năm 1947, Các barrier, hầm hào được dựng nên trên các phố phường nội ô Hà nội bằng đủ mọi thứ có thể . Hà Nội thành lập Trung đoàn Thủ Đô với lực lượng là chiến sỹ và tự vệ Hà Nội, trung đoàn này về sau là nòng cốt của Sư đoàn Quân tiên phong 308, chỉ huy Vương Thừa Vũ. Sư đoàn có mệnh danh là sư đoàn thép, được các sử gia và các nhà nghiên cứu tại Việt Nam cũng như quốc tế coi là một trong những sư đoàn xuất sắc nhất trên thế giới
    Cả làng dỡ nhà lót đường cho xe qua :
    Khoảng 9 giờ ngày 13.8.1968, khi nhận được giấy báo lên huyện họp khẩn với nội dung bảo đảm an toàn giao thông : Trên đã tính toán và đề nghị mở một tuyến đường tránh gọi là đường xế để xe qua phà, vượt sông tránh Quốc lộ 1A đoạn từ cầu Cổ Ngựa đến cầu Già, tuyến đường này chạy qua làng Hạ Lội, thuộc xã Tiến Lộc,huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. vì vậy phải dời nhà dân làm đường cho xe qua... ông Phạm Tiến Canh (84 tuổi) hiện ở thôn 3, làng K130 kể lại: Trong tình thế nước sôi lửa bỏng đó, không chỉ gia đình tôi dỡ hai căn nhà bằng gỗ lim mà toàn bộ 130 căn nhà của người dân trong làng đều được tháo dỡ, đưa hết gỗ ra lát đường cho xe qua

  6. #6

    Mặc định

    NGUYÊN LÝ WIN -WIN CHÚNG TA CÙNG THẮNG
    Như vậy chúng ta khó chấp nhận việc hoãn binh chờ thời cơ : sắm sửa vũ khí , chờ sự tham chiến của Mỹ hay EU ... ,hay né tránh việc kiện tq ra trọng tài quốc tế vì như thế chúng ta bỏ qua rất nhiều cơ hội , là há miệng chờ sung rụng, là đưa VN vào vòng nguy hiểm . Vậy với lực lương không tương xứng thì chúng ta chỉ có thể hành động như thế nào là khôn khéo nhất ?.
    Theo ngu ý của tôi thì cơ chế WIN -WIN chúng ta cùng thắng sẽ áp dụng đúng cho mọi trường hợp cho mọi lĩnh vực . Nó đòi hỏi bạn phải dũng cảm, trí lực dồi dào và năng lực hết sức sáng tạo để không giải quyết vấn đề bằng sự thỏa hiệp dù với bên nào.Thực tế là chỉ khi nào bạn có giải pháp không giao kết, có nghĩa là bạn sẵn sàng từ bỏ việc giao kết, hai bên đồng ý sự khác biệt của nhau thì khi đó bạn mới cảm thấy không cần lôi kéo, gây sức ép, hay đe dọa người khác để họ nghe theo cách của bạn.
    Bạn cần để ý rằng sức mạnh của tư duy cùng thắng hoặc không giao kết này xuất phát từ ý muốn có sự hy sinh - tạm gác lại đòi hỏi của mình để hiểu rõ người khác muốn gì nhất và tại sao, qua đó bạn mới có thể cùng làm việc với họ tìm ra giải pháp mới đầy sáng tạo và mang đến cho cả hai phía lợi ích chung. Điều này cùng đồng nghĩa với suy nghĩ theo nghĩa rộng " Tầm nhìn và mục tiêu chung" thường dẫn đến vĩ đại.
    Vấn đề là chọn đối tượng đáng tin cậy trong dài hạn để cùng thắng là ai ?. Cách chọn giải pháp cùng thắng như thế nào ?
    Do khác biệt trong lịch sử nên ta chờ sự can thiệp có hiệu quả từ EU , hay Mỹ là không tưởng là chờ sung rụng , kể cả những nước khác : Nga ...
    Làm sao để họ nhảy vào tham gia bảo vệ mình mà mình , mà đất nước lại không mất mát quá lớn . Đó là bài toán na ná như việc xây dựng tiêu chí yêu cầu chào thầu : nếu anh khôn khéo thì anh có hợp đồng ngon lành về nhiều mặt cả về giá trị kinh tế lẫn kỹ thuật . thời gian , Nếu anh không đủ tầm hiểu biết thì kết quả là những hợp đồng dở khóc dở cười .
    Nội lực ta yếu nên đèn không ra được gió là tất yếu khó tránh khỏi . Nhưng ta tìm cho ta cái chụp khổng lồ đủ mạnh thì khi đó ta vẫn ra gió bình thường có sao đâu , vì dân mình thông minh quả cảm tuyệt vời .
    Cái chụp đèn ấy là cái gì : chúng ta nhìn thấy cái đại cục để bỏ qua những khác biệt không nên có mà cho họ thấy lợi ích thật sự khi tham gia cùng ta mà tuyệt đối không cho họ cơ hôi lấn sân xâm phạm chủ quyền . Ta cho họ một ít lợi ích khi vừa khai thác , vừa bảo vệ tài nguyên , an ninh biển đảo , chủ quyền .
    RÕ RÀNG TA KIÊN QUYẾT DÙNG CÁC TÀI CHẾ ĐỂ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ CƠ HỘI THAM GIA VÀO VIỆC CHÀO THẦU NHƯ THẾ MÀ CHỈ CÓ NHỮNG NƯỚC ĐỦ TƯ CÁCH DÀI LÂU BỀN VỮNG CHO CHỦ QUYỀN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM MỚI ĐƯỢC QUYỀN THAM GIA .
    Như vậy thay vì họ phải thụ động bất đắc dĩ tham gia cùng chúng ta chống sự bành trướng nham hiểm của tq , thì họ thấy vinh dự vì được vinh danh là người thắng thầu anh hùng của thời đại họ sẽ tham gia với sức mạnh đầy đủ nhất , năng lực mạnh mẽ nhất , chúng ta thu lợi an toàn nhất .

  7. #7

    Mặc định

    C ÙNG THẮNG HAY THẮNG THUA -KIỂU GÌ HAY HƠN
    Cùng thắng đòi hỏi trí tuệ nhậy bén , sự quan sát vi tế , tấm lòng bao dung tuyệt vời , một sự chịu đựng , kiên nhẫn hiếm có . Kết cục cho kết quả bền lâu vững chãi , thõa mãn nhất .
    Kinh nghiệm hơn 40 năm làm đại diện đàm phán cho Chính phủ Mỹ và nhiều tập đoàn kinh tế lớn, Herb Cohen đã đúc kết: “Mọi thứ trong cuộc sống đều có thể đàm phán được, vấn đề nằm ở sự vận dụng khéo léo của từng người và “cái giá” cần đánh đổi khi đi đến sự đồng thuận”.
    Thương lượng hợp nhất (cả hai cùng thắng-win-win): là kiểu thương lượng mà các bên tham gia hợp tác để đạt được lợi ích tối đa bằng cách hợp nhất các quyền lợi của họ thành một thoả thuận. Nguyên tắc này đảm bảo cho kết quả hợp tác bền vững hơn .Trong thực tế, cái cốt yếu của đàm phán là “làm cho nhân sinh quan đôi bên hài hòa”,Đặt lợi ích của “bạn” bình đẳng với lợi ích của “ta”, làm cho “bạn” hiểu rõ quyền lợi mà “ta” mang lại cho họ cũng như thế cân bằng về lợi ích giữa hai bên, giúp loại bỏ tư tưởng “bị chèn ép”, “bị qua mặt” khiến việc thương thuyết không thuận theo ý muốn.Để có thể win-win thì phải : Biết người, biết ta, Biết người” chính là sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ về đối tác, đánh giá được các đòi hỏi của họ, biết được đâu là lợi ích mà họ hướng đến, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của họ, tìm hiểu ai là người có quyền quyết định, ai là người có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định đó ở phía đối tác...
    Không chỉ tìm hiểu về “phần cứng”, bạn còn phải tìm hiểu về “phần mềm” như tập quán văn hóa, thói quen, sở thích hay thậm chí là các mối quan hệ của đối tác để có phương cách ứng xử hiệu quả. Mà để “biết rõ người”, cần phải “nghĩ như người”!
    Ngược lại, “biết ta” chính là nắm chắc mục tiêu đàm phán của mình, hiểu rõ mình cần gì, muốn gì, xác định được giới hạn đàm phán, nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mình để lấy làm lợi thế so sánh khi thương thuyết.Thật không ngoa khi áp dụng quy tắc ứng xử: “Hãy đối xử với người theo cách mà bạn muốn được đối xử” vào bàn đàm phán. Chỉ có lòng chân thành đối đãi với nhau mới có thể cùng nhau đi đường dài.
    Phải lắng nghe và quan sát: Đa phần con người ta rất thích nói, mà khi nghe thì chỉ nghe những gì mình muốn. Vì vậy, hãy lắng nghe bằng cách hỏi thật nhiều và quan sát đối phương trên bàn đàm phán, bạn sẽ học được nhiều điều.
    Bước lên những nấc thang cao hơn... không bao giờ đồng nghĩa với việc phải đạp đổ những gì ở phía dưới, vì điều đó đồng nghĩa với sự tự sát.
    Chúng ta nên nghĩ cuộc đời là trò chơi cùng thắng, điều quan trọng là duy trì trạng thái cùng thắng (win-win) càng lâu càng tốt cho tất cả những người xung quanh.
    win-lose -lợi ích của một bên có được nhờ sự phí tổn của đối phương." Thắng - Thua" dễ dẫn đến uất hận , báo thù ... tức là sự tầm thường. Mục tiêu để có cái mình muốn - thường có nghĩa là phải làm thế nào để khống chế hay tìm ưu thế đối với kẻ khác để họ nhường lại cho mình càng nhiều càng tốt. Trò chơi" này dù có muôn màu muôn vẻ, nhưng thực tế chỉ là biến thể của một trong những trò cổ xưa nhất của loài người, trò "được-mất", "ăn - thua". Khi một người trên thị trường có ưu thế rõ ràng hơn so với người khác, tức là họ đã thắng trong "cuộc đấu" thắng thua, hay cái được của người này luôn đi kèm với thiệt hại dành cho kẻ khác. Nguồn gốc của trò ăn thua được tìm thấy trong từ xa xưa, suốt chiều dài hàng nghìn năm phát triển của nhân loại. Ai cũng có thể hiểu trò chơi này, và nó không đòi hỏi phải đào tạo đặc biệtphải cố gắng gì nhiều , mà như một thói quen bản năng . Vấn đề thực tế là hai người chơi trò được mất cùng một lúc, và thường thì cố giành lợi thế bất chấp thiệt hại của người khác.Khi Được -thua thì ta phải mất quá nhiều thời gian dùng "thủ thuật" với người kia, cuối cùng, chẳng bên nào được lợi mấy., khi đó mất quá nhiều thời gian để gây khó dễ cho kế hoạch của nhau. Nhưng đây chưa phải đã là điều tồi tệ nhất, mà tệ hại nhất phát sinh là nó sẽ kéo dài mãi do ý chí phục thù báo hận .Trong cuộc chơi này, cả đôi bên đều hiểu họ sẽ không bao giờ thực sự thấy hài lòng, vì thế họ dành mọi nỗ lực để tìm cách khiến đối phương chịu thiệt nhiều hơn mình.Rõ ràng, trò "ai thiệt hơn" chính là trò chơi tốn kém với những ai đã chơi. Cả hai bên khi tham gia không bao giờ thoát khỏi những mối sợ hãi và luôn phải sống trong âu lo.- bức xúc và cay đắng, thua thiệt . Nhưng giống như một người đã trót đâm lao, họ không thể dừng lại, dù đã rất mệt mỏi.Khó ai có thể thuyết phục họ dừng lại trò ấy


    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Vấn đề giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông là một vấn đề phức tạp và lâu dài. Đây là lời quyen quyen vì " công cuộc CMỹ cứu nước của các đồng chí phải kéo dài hàng thế kỷ ... "

  8. #8

    Mặc định

    NHỮNG CÓ GẮNG CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỂ CHIẾN TRANH KHÔNG BÙNG NỔ

    Thư gửi Ttổng thống Mỹ Harry S. Truman của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác. Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốc với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.
    Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”
    Trong bài diễn văn đọc nhân Ngày Hải quân (27-10-1945) tại Công viên Trung tâm ở New York, tổng thống Mỹ Harry S. Truman xác định chính sách đối ngoại của Mỹ gồm 12 điểm trong đó có các điểm sau :
    “(2) Chúng tôi tin tưởng rằng chủ quyền và quyền tự trị của tất cả những dân tộc bị tước đoạt bằng bạo lực sẽ được trả lại cho họ
    (3) Chúng tôi sẽ không chấp nhận những thay đổi về lãnh thổ trong bất kỳ bộ phận nào của thế giới, trừ phi những thay đổi ấy phù hợp với nguyện vọng được tự do phát biểu của dân tộc có liên quan
    (4) Chúng tôi tin rằng mọi dân tộc đang chuẩn bị để tự trị phải được phép chọn lựa chính thể của riêng họ bằng sự chọn lựa được chính họ tự do phát biểu, không có sự can thiệp của bất cứ nguồn gốc bên ngoài nào. Điều đó đúng ở châu Âu, ở châu Á, ở châu Phi cũng như ở Tây bán cầu (…)
    (6) Chúng tôi sẽ từ chối công nhận bất cứ chính quyền nào bị áp đặt cho một dân tộc bởi bạo lực của một thế lực nước ngoài. Trong một vài trường hợp, không thể ngăn cản sự áp đặt một chính quyền bằng bạo lực. Nhưng Mỹ sẽ không công nhận một chính quyền như thế”[6] v.v…
    Chỉ một tuần lễ sau, trên báo Cứu Quốc (cơ quan của Tổng bộ Việt Minh), Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Việt Nam… rất hoan nghênh… 12 điểm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, nhất là “năm điểm có quan hệ mật thiết với các dân tộc nhược tiểu trên thế giới”. Sau khi nhắc lại việc Pháp đang dùng “võ lực để mưu lập lại cái chế độ nô lệ của họ trên đất Việt Nam”, Hồ Chí Minh tin “chắc rằng nước Mỹ sẽ làm cho những lời tuyên bố ấy được thực hiện ngay”
    Trong một bức điện gửi ngoại trưởng Mỹ, Hồ Chí Minh ca ngợi “ý tưởng cao quý về lòng khoan dung và nhân đạo thể hiện trong diễn văn của tổng thống Mỹ”, “bày tỏ niềm hy vọng chân thành rằng tất cả các dân tộc tự do trên thế giới… sẽ công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa dân chủ Việt Nam và đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột giết chóc ở Nam Việt Nam”
    Ngày 18-2, trong công hàm gửi Chính phủ Mỹ và chính phủ các cường quốc khác (Liên Xô, Trung Hoa và Anh), Hồ Chí Minh đề nghị các nước “thực hiện tất cả những bước đi thích hợp để, bằng sự can thiệp khẩn cấp, ngăn chặn cuộc đổ máu đang diễn ra ở Nam Việt Nam, đi tới một giải pháp cấp bách và hợp lý cho vấn đề Đông Dương” và “đưa vấn đề Đông Dương ra trước tổ chức Liên hiệp quốc”

    Rất đáng tiếc là TT Truman giải thích: “Từ nay trở đi, sự chống đối giữa thế giới tự do và thế giới Xô-viết vượt lên trên mọi thứ. Vì vậy điều chủ yếu là tránh những chuyện tranh cãi giữa các nước [tư bản] với nhau và những xáo động cách mạng, để tất cả những gì không phải là cộng sản sẽ không trở thành cộng sản”[20].
    http://giaodiemonline.com/2009/06/chientranhvn.htm
    Ngay sau khi giành lại được độc lập, bên cạnh việc củng cố, xây dựng chính quyền non trẻ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những hoạt động tích cực mở rộng quan hệ quốc tế.
    Với Chính phủ Mỹ, trong hai năm 1945 - 1946, Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Harry Truman, 3 thư và điện gửi Bộ trưởng Ngoại giao James Byrnes.
    Trong thư gửi ông James Byrnes ngày 1/11/1945, Hồ Chí Minh đề nghị gửi 50 thanh niên Việt Nam sang Mỹ để “xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác”, và theo Người, giới trí thức Việt Nam “tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những ý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam”.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên trì tìm cách hoà bình, tìm con đường hoà bình để đem lại hoà bình cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam với đầy đủ nội dung về quyền dân tộc.
    Với con đường hòa bình, Hồ Chí Minh hướng đến điều hòa sự đa dạng về xu hướng chính trị, chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi nhau, hiểu biết nhau, để mở rộng sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước láng giềng và khu vực, hướng tới hòa bình và thịnh vượng.
    Năm 1955, Người phát biểu: “Nhân dân Việt Nam tin chắc rằng mọi sự phân tranh trên thế giới đều có thể giải quyết bằng cách hoà bình, tin chắc rằng các nước dù chế độ xã hội khác nhau và hình thái ý thức khác nhau cũng đều có thể chung sống hoà bình được”.
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/13...ng-truman.html
    http://giaodiemonline.com/2009/06/chientranhvn.htm

  9. #9

    Mặc định

    Kế hoạch tham vọng TQ - Con đường tơ lụa
    Với dự án được mệnh danh là Con đường tơ lụa mới này, Bắc Kinh muốn thiết lập 2 tuyến giao thương lớn. Một tuyến trên bộ trải dài từ Trung Quốc qua Trung Á để tới châu Âu. Tuyến còn lại trên biển để nối các hải cảng ở phía Đông Trung Quốc, qua biển Đông, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải để đến các trung tâm thương mại ở châu Phi và Trung Đông.
    Tại Diễn đàn Kinh tế châu Á Bác Ngao hồi tháng 3 -2015, Bắc Kinh cho rằng một khi đi vào hoạt động thì giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các nước nằm trên 2 tuyến đường này có thể lên tới 2.500 tỉ USD trong vòng 1 thập kỷ. “Dự án của Trung Quốc nhiều khả năng đem lại ảnh hưởng quan trọng cho cấu trúc kinh tế khu vực, về cả thương mại, đầu tư lẫn phát triển hạ tầng” - Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ) nhận xét.
    Để hiện thực hóa dự án, Trung Quốc bắt tay chặt hơn với Pakistan, cải thiện quan hệ với Afghanistan sau khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút lui. Với “cái gai” Ấn Độ ở Nam Á, theo hãng tin PTI, Vụ phó Vụ Kinh tế quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kinh Tùng tuần rồi mời gọi New Delhi hợp tác.
    Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các dự án liên quan đến “Một vành đai, một con đường”, đặc biệt là Con đường tơ lụa trên biển, có thể kết hợp với các dự án thương mại “Mausam” (tuyến thương mại thuyền buồm cổ xưa) và “Con đường gia vị” (tuyến đường buôn bán gia vị) của Ấn Độ.
    Đáng lo hơn, dưới danh nghĩa cải thiện giao thương và trao đổi văn hóa, hệ thống cảng dọc Con đường tơ lụa trên biển sẽ cho phép hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự của Mỹ, theo nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ Robert Kaplan.
    “Nhờ con đường này, hải quân Trung Quốc danh chính ngôn thuận có mặt ở biển Đông, eo biển Malacca rồi từ biển Đông vươn sang Ấn Độ Dương, giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trên biển. Cái đích là Ấn Độ Dương vì muốn trở thành cường quốc toàn cầu, Trung Quốc trước hết phải chắc chân tại Ấn Độ Dương” - ông Kaplan phân tích. Ngoài ra, con đường cũng giúp Trung Quốc bảo đảm hậu cần và an ninh cho việc vận chuyển hàng, bảo đảm nguồn cung dầu thô.
    Reuters dẫn thông tin của trang web Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17-4 cho biết Trung Quốc đã thành lập một nhóm điều phối cấp cao để giám sát kế hoạch xây dựng Con đường tơ lụa mới, do Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ đứng đầu.
    Để thúc đẩy kế hoạch này, Trung Quốc đã chi 40 tỉ USD thành lập Quỹ Con đường tơ lụa, đồng thời có thể huy động Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) hỗ trợ. Một con đập thủy điện trị giá 1,4 tỉ USD tại Pakistan sẽ là dự án đầu tiên được tài trợ bởi Quỹ Con đường tơ lụa. Dù vậy, Bắc Kinh khẳng định sẽ không đổ tiền từ quỹ này hay AIIB vào kế hoạch Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (tốn khoảng 46 tỉ USD).

    Với mục đích nới rộng ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc đang tìm cách nối kết hơn 20 nước vào kế hoạch có tên “Một vành đai, một con đường” trị giá hơn 140 tỉ USD.
    trung Quốc tháng 5 năm ngoái công khai ý tưởng về con đường tơ lụa mới. Trên đất liền, Bắc Kinh muốn xây dựng vành đai kinh tế, đánh thông tuyến vận chuyển từ Thái Bình Dương đến biển Baltic, hình thành vành đai kinh tế nối liền Đông Á, Tây Á và Nam Á. Phần thứ hai là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, nối liền hệ thống cảng biển của Trung Quốc và Đông Nam Á, hình thành cộng đồng kinh tế, thương mại chung Á, Âu, Phi.
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đầu tháng 11/2014 thông báo nước này chi 40 tỷ USD thành lập quỹ Con đường tơ lụa nhằm tập trung xây dựng tuyến giao thông, đường sắt, bến cảng, sân bay xuyên qua Trung và Nam Á, nhằm liên kết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
    Chiến lược con đường tơ lụa của Bắc Kinh được cho là cách đối phó trực diện với chính sách tái cân bằng hay còn gọi là "xoay trục" về châu Á của Washington.
    Nhằm củng cố nền tảng cho các dự án chắc chắn hơn, Trung Quốc trong tháng 10 năm ngoái cũng sáng lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), có sự tham gia của 21 quốc gia. Mục tiêu chính của ngân hàng này là cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, giao thông và năng lượng châu Á. AIIB có thể coi là đối thủ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức tài chính do Nhật Bản và Mỹ thống trị. Hiện Pháp và Đức đã theo Anh nộp đơn làm thành viên của AIIB.


    Trong thực tế lịch sử, tuy tơ lụa của Trung quốc và của Việt nam có xuống các thuyền của thương lái châu Âu để sang Châu Âu, nhưng không hề có con đường tơ lụa trên biển. Chính vì thế nên việc Trung quốc đề xuất việc kiến nghị UNESCO công nhận con đường tơ lụa trên biển, khôi phục lại tuyến đường tơ lụa trên biển (nhưng lại để vận chuyển các mặt hàng chủ yếu khác) để rồi còn đi tới kiến nghị thành lập con đường tơ lụa bằng sắt là một sự lạm dụng lịch sử để thực hiện một mưu đồ chính trị cụ thể.
    Năm 2008, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cấp 33km2 đất (gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao – Trung Quốc), gồm đất liền và bờ biển chạy dọc gần Đèo Ngang đến đường xuống cảng Vũng Áng, Kỳ Anh – Hà Tĩnh cho Tập đoàn Formosa, Đài Loan – Trung Quốc, với thời hạn thuê đất 70 năm để làm dự án đầu tư. Trong quá trình triển khai, Tập đoàn này đã đào một con sông chạy dọc theo đường quốc lộ 1 trở thành như một khuôn viên lãnh thổ “nội bất xuất, ngoại bất nhập" trên vùng đất nàyĐây là một khu vực có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng và kinh tế, không những của Việt Nam mà ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, đặc biệt là biển đông, đưa một vùng đất giao 70 năm cho một tập đoàn Đài Loan – Trung Quốc,
    Các lĩnh vực đầu tư bao gồm: Đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm ( giai đoạn 2 sẽ nâng công suất nhà máy lên 22 triệu tấn/năm, đầu tư xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương với 32 bến cảng. Diện tích sử dụng của dự án 3.321ha trong đó: 1.98ha diện tích mặt nước và 2.023ha diện tích đất liền. Nhà đầu tư đang thực hiện đúng tiến độ cam kết, triển khai đồng thời các hạng mục thiết yếu cho giai đoạn 1 của Dự án. Tiến độ xây dựng lò cao số 1, số 2( hạng mục chính của nhà máy luyện gang thép) đang được đẩy nhanh; giá trị xây dựng, lắp đặt thiết bị đến nay đạt khoảng 58%. Vốn giải ngân đến cuối năm 2013 trên 3 tỷ USD.
    Tập đoàn FORMOSA cũng đang tích cực nghiên cứu lập Dự án nhà máy lọc dầu công suất 16 triệu tấn/ năm, tổng mức đầu tư 12 tỷ USD
    Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh
    Diện tích: 3.035,67 ha
    Tổng số vốn đăng ký: 209916 tỷ đồng (9996 tỷ USD)
    Khu gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương do Tập đoàn Formosa đầu tư trong giai đoạn 1 gồm nhà máy liên hợp gang thép công suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng nước sâu Sơn Dương công suất 30 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
    Theo dự kiến, thời gian xây dựng giai đoạn 1 đối với khu gang thép là 4 năm, cảng là 3 năm. Khi đi vào hoạt động, khu liên hợp gang thép trở thành một trong những liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, cung cấp khoảng 7,5 triệu tấn thép mỗi năm, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động.
    Trong giai đoạn 2, nhà đầu tư Formosa dự kiến sẽ đầu tư thêm hơn 8 tỷ USD để nâng công suất nhà máy thép lên 15 triệu tấn/năm và công suất cảng lên 60 triệu tấn/năm, tàu có trọng tải từ 200.000 đến 300.000 tấn có thể vào cảng Sơn Dương

  10. #10

    Mặc định

    Dân Việt có mấy đặc điểm riêng mà không phải dân tộc nào được sở hữu :
    - Thiện xảo , thiện nghệ , nhanh nhạy , thiện chiến : bất cứ tình huống nào , thứ gì đều sử dụng tốt làm binh khí ...
    - Khí chất anh hùng - tố chất này người người Việt đều có
    - Lỳ đòn : cang cường , khi đối địch kẻ thù thì quyết không nản chí trong mọi trường hợp , đó là lý do mà tàu khựa thua năm chiến tranh biên giới 1979 và trong các cuộc chiến khác .
    Nước Việt nam

    Hai ngàn năm trăm trước công nguyên
    Vua Hùng lập nước hiệu Văn lang
    Người khôn biết dùng hiền tài trí
    Muôn dân đòan kết ,bền non sông
    Phù Đổng thiên sứ ,con ngựa sắt
    Đánh giặc chỉ bằng cây tre làng
    Sơn tinh Thủy tinh câu chuyện cổ
    Khuyên người con Việt nhớ đắp đê
    Vun vén bốn bề đoàn kết chặt
    Họ Thục , tên Phán , An Dương Vương
    Giòng giống Âu Lạc,luôn quyết chiến
    Thả rằng tử trận , hơn nô lệ
    Vườn không nhà trống , giặc đói khát
    Tứ bề ta đánh Tần nát tan
    Dương Vương huy động dựng xây thành
    Cổ loa thành vững , tìm binh khí
    Nỏ thần Liên Châu , giặc kinh hồn
    Chủ quan sơ suất ,tình Trọng thủy
    Nặng tình Mỵ Châu hại vua cha
    Trọng thủy –Mỵ châu câu chuyện cổ
    Chớ nghe lời giặc phá tan nhà
    Trưng Trắc Trưng Nhị đất Mê Linh
    Có chồng Thi Sách vốn tài danh
    Tô Định đem giết ngay Thi Sách
    Hận nhà Trưng Trắc quyết trả thù
    Người voi gươm giáo ào ào tiến
    Tô Định bỏ chạy ngay về nhà
    Mã Viện vua Hán mưu tai quái
    Hai Bà quyết tử , quyết không hàng
    Trên dòng sông Hát rất hiền hòa
    Dân Việt chiụ trăm ngàn cay đắng
    Cửu chân Thanh hóa Triệu thị Trinh
    Có đức có trí , voi một ngà
    Đánh bà thiệt khó , đánh hổ dễ
    Giặc Ngô kế bẩn đi mua chuộc
    Kẻ gian tham bán rẻ nước mình
    Hai ba tuổi xuân , thác vì nước
    Lý Bí nhỏ tuổi đã mồ côi
    Thiền sư nhận biết kẻ anh tài
    Liền đem về nuôi , ngay từ nhỏ
    Đèn sách văn võ giỏi song toàn
    Cùng Triệu Quang Phục , xây nền Việt
    Đuổi hết quân giặc , xây nước Việt
    Vua Lý Nam Đế , nước Vạn xuân
    Thúc Loan thương mẹ , hổ vồ xé
    Quyết chí đấu hổ , hổ đành thua
    Dũng khí có thừa , quyết đánh giặc
    Bọn tàu tham lam , hành dân mình
    Ngô Quyền- Hà Tây vị tướng hùng
    Thông minh đức độ ,văn võ giỏi
    Lừa giặc gian tham vào bãi cọc
    Thuyền đắm giặc chết , phơi thân xác
    Quê gốc Ninh bình ,Đinh Bộ Lĩnh
    Thông minh mưu trí luyện cờ lau
    Giương cao cờ đào hội anh tài
    Xưng đế Tiên Hòang , Đại cổ Việt
    Lê Hoàn ,Thọ xuân quê Thanh hóa
    Đánh tống , giữ nước ,thật nghiêm minh
    Đem trăn đón sứ , hồn phách tán
    Vua tống khiếp sợ ban chiếu hòa
    Quê tại Bắc ninh Lý Công Uẩn
    Cha mẹ thác ngay sinh ở chùa
    Hình hài sáng sủa như tiên giáng
    Một tay nổi rõ chữ sơn hà
    Tay kia hiện lộ chữ xã tắc
    Thông minh dẻo dai , nhẫn khiêm nhường
    Tại làng Cổ Pháp cây gạo cổ
    Sét đánh bong vỏ , sấm trời hiển
    Nhà Lý lên ngôi , nước thái bình
    Vua Lý Thái Tông đức hiền tài
    Thánh Tông ,Phật Giáo luôn tu tâm
    Đại Việt oai linh luôn giàu mạnh
    Đức độ thánh hiền Lý Nhân Tông
    Cùng Lý Thường Kiệt xông pha trận
    Đánh tan quân tống , dân phồn thịnh
    Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
    Danh nhân kiệt xuất thiên tài đức
    Sử dụng hiền tài dân tin tưởng
    Bách chiến bách thắng giặc hãi hùng
    Lê Lợi, Lam Sơn , đất Thanh hóa
    Thương nước hịch trình chống giặc minh
    Thông minh đức độ , trí từ bi
    Cao to , miệng rộng , dáng nhà võ
    Gươm báu khắc ghi nguyên chữ thiện
    Chuôi kiếm khắc hình hổ rồng bay
    Gươm nhặt ở sông , chuôi gốc đa
    Tra gươm vào chuôi khớp như nhất
    Kêu gọi hào kiệt khắp muôn nơi
    Nguyễn Trãi thuận lòng cùng góp sức
    Nhịn đói nhịn khát ngày đêm luyện
    Tinh cần kiên quyết những 10 năm
    Lấy ít địch nhiều đánh tan giặc
    Minh tan về nước hãy còn run
    Nguyễn Huệ gốc Hồ , đất Nghệ an
    Lập nghiệp Quảng nam , giặc giết Tổ
    Đành phải đổi họ làm họ Nguyễn
    Hào kiệt lực lưỡng binh bố trận
    Vóc dáng oai linh , tóc mắt sáng
    Lời nói sang sảng tiếng chuông vàng
    Hai sáu cầm quân , can trường quá
    Mỗi lần xuất trận , liền chiến thắng
    Đánh Ánh bán nước hại dân mình
    Triều đình lục đục Lê Chiêu Thống
    Đất nước loạn lạc , tanh máu người
    Giết hại hiền lương , bám nhà thanh
    Rước giặc bán nước , đáng nguyền rủa
    Thống chết nước người , tận bên tàu
    Gương nhơ muôn kiếp xin ghi khắc
    Kẻ hại dân mình , rước giặc Thanh
    Buộc lòng Nguyễn Huệ phải ra tay
    Nổi dậy dẹp ngay quân tàn bạo
    Đánh Thanh thế quân như thác cuộn
    Đưa dân Đại Việt sống thanh bình

    Đọc sơ qua lịch sử để hiểu lúc nào Việt nam thắng , lúc nào Việt nam thua
    Last edited by HOASIM; 26-11-2015 at 06:49 PM.

  11. #11

    Mặc định

    10 NĂM TỚI LÀ THÁCH THỨC HAY CƠ HỘI
    Cộng đồng kinh tế ASIAN (Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU (EVFTA)
    Thời kỳ dân số vàng …. , bao nhiêu cơ hội cũng là bấy nhiêu thử thách
    Thời kỳ dân số vàng chỉ còn khoảng 5-7 năm
    TPP thì Việt nam chỉ còn được hưởng lợi thế cũng thời gian chỉ 5-7 năm , sau này sẽ mất lợi thế đó vì sẽ có nhiều nước cùng tham gia tiếp theo .
    Nguy cơ bị phụ thuộc ngày càng tăng nếu VN không tự cường .
    Mutsuhito -Thiên hoàng Minh Trị- sinh 3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912) .
    Nhìn cách mạng Minh Trị của nước Nhật ta thấy có mấy nét lớn :
    Triều đình Minh Trị đưa ra khẩu hiệu "Phú quốc cường binh" sợ Nhật Bản sẽ trở thành thuộc địa nếu không chịu canh tân - văn minh khai hóa -bỏ những tập tục có hại và sẵn sàng học hỏi phương Tây.
    Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) , xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt) và phát triển chủ nghĩa tư bản đến tận các vùng nông thôn. Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật , Nhiều chuyên gia phương Tây được mời tới Nhật Bản để phổ biến kiến thức và kỹ thuật . Quân đội thì học :Lục quân Đức, Hải quân Anh, công binh Pháp, hậu cần Hoa Kỳ. Kèm theo đó là mời các giảng viên quân sự nước ngoài về để giảng dạy và đưa các sinh viên sĩ quan đến một số nước như Anh, Pháp học tập.
    Về giáo dục, đưa những thành tựu khoa học khoa học-kỹ thuật vào giảng dạy và áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc, Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây. Trong thời gian đầu cải cách Giáo dục, ước tính có tới 500 giảng viên nước ngoài trong số 15 Đại học đầu tiên của Nhật. Các giảng viên này được trả lương rất cao - 300 Yên/ tháng so với lương Công chức Nhật thời bấy giờ là 30 Yên/tháng và hỗ trợ tốt về ăn ở, đi lại nhằm mục đích để họ cống hiến hết mình, truyền bá các kinh nghiệm của bản thân. Giảng Viên Nhật có thể học hỏi phương pháp của các Giáo sư nước ngoài này. Những học sinh giỏi được cử sang du học ở nước ngoài.[1]
    Đánh giá và lý giải về sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, chúng ta không thể không nhắc đến sự lãnh đạo tài tình sáng suốt và tầm nhìn xa, trông rộng của Minh Trị Thiên Hoàng, người đã tiến hành những cải cách chính trị, xã hội phi thường, đem lại sự thịnh vượng cho Nhật Bản thông qua chính sách tự cường bằng con đường tích cực, công việc duy tân ở Nhật tiến rất mau, chỉ từ 1872 đên 1900 đã theo kịp Âu Mĩ . hồn Nhật Bản, tài Tây Âu".[87] Truyền thống tư tưởng này khiến cho người Nhật luôn tiếp nhận những cái mới mẻ về văn hoá, kỹ thuật của nước ngoài.

    Lý Quang Diệu [2](16 tháng 9 năm 1923 – 23 tháng 3 năm 2015) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990. hấp thụ nền giáo dục của Anh, Cả 2 đều sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ mẹ đẻ, Bắt đầu học tiếng Hán và tiếng Nhật từ năm 1942,
    Những năm đầu tại đại học Cambridge ông giành được nhiều học bổng và sau đó đã giành được tấm bằng hạng nhất của nhà trường và giành được học bổng John Anderson cho phép ông theo học đại học Raffles (hiện tại là Đại học quốc gia Singapore). Sau chiến tranh, ông theo học luật tại Đại học Fitzwilliam, Đại học Cambridge tại Anh Quốc, và trong một thời gian ngắn, theo học tại Trường Kinh tế Luân Đôn. Lý Quang Diệu chọn Anh ngữ là ngôn ngữ công sở và ngôn ngữ chung cho các chủng tộc khác nhau, trong khi vẫn công nhận tiếng Mã Lai, tiếng Trung Hoa và tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức. Hầu hết trường học đều sử dụng tiếng Anh như là chuyển ngữ cho học tập, mặc dù tiếng mẹ đẻ vẫn được dạy trong trường học.
    Tổng thống Hoa Kỳ, Obama: " Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử, mà sẽ được tưởng nhớ trong nhiều thế hệ như là người cha của một nước Singapore tân tiến và là một chiến lược gia tài giỏi về quan hệ Á Châu
    1986 Ông Nguyễn Văn Linh tạo công cuộc đổi mới cho VN , không biết năm 2016 VN sẽ như thế nào ?

  12. #12

    Mặc định

    Ai từng du lịch , công tác tại quốc đảo Singapore , thấy họ không được thiên nhiên ưu đãi như VN , từ cọng rau , quả ớt , chai tương ... ,cát biển , nước sạch sinh hoạt ... tất tần tật đều nhập .Như thế ta mới phục khả năng sáng tạo ,phục các ý tưởng tìm thấy cái mạnh trong thế yếu của mình mà vươn lên như Singapore hiện nay

  13. #13

    Mặc định

    Thủ tướng Singapore đi săn nhân tài ở Mỹ

    Trang Facebook của ông Lý những ngày qua cập nhật đầy đủ các cuộc gặp gỡ với dàn lãnh đạo cao cấp của thế giới công nghệ: tỉ phú Elon Musk - nhà sáng lập Tesla Motors và SpaceX; Eric Schmidt và Sundar Pichai - lần lượt là lãnh đạo của Alphabet và Google; Tim Cook - giám đốc Hãng công nghệ Apple; Mark Zuckerberg 
- ông chủ Facebook...
    Trong các cuộc trò chuyện, Thủ tướng Lý không giấu giếm hai mối quan tâm lớn: một là hiện thực hóa dự án “Smart Nation” (Quốc gia thông minh) của Singapore, và hai là làm sao lôi kéo hiền tài về phục vụ đất nước mình.
    “Tôi muốn biết họ đang nghiên cứu những thứ mới mẻ gì và làm cách nào công nghệ của họ có thể giúp hành trình “Quốc gia thông minh” của chúng ta” - ông Lý bày tỏ.
    Thủ tướng Singapore được giới công nghệ Mỹ đón tiếp không chỉ với tư cách một nguyên thủ quốc gia mà còn là một “đồng nghiệp” rất am hiểu.
    Được nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg khen ngợi là “một trong số ít lãnh đạo thế giới biết lập trình”, ông Lý Hiển Long đã vận dụng khéo léo sự am tường này để kết nối với 
những con người tại đây.
    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160...y/1053610.html

  14. #14

    Mặc định

    Ngẫm lại đau xót những người lính vì yêu nước xả thân cho tổ quốc , rút cuộc hòa bình lập lại người đạp xích lô, người bán vé số tật nguyền lang thang mỗi tháng nhận vài trăm ngàn trợ cấp... người hưởng lợi nhiều nhất lại là con ông cháu cha ăn trên ngồi trước của chế độ 1 đảng này. Thử hỏi các bác lãnh đạo cấp cao của ta có ai mà con cháu ko đi nước ngoài hoặc ko học trường quốc tế không ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cuốn: NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
    By chiencsb in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 08-06-2015, 10:42 PM
  2. CHÍ TÔN CA -THÁNH THƯ CỦA ẤN ĐỘ GIÁO
    By thaiduong162 in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 03-06-2012, 10:50 AM
  3. Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 06-04-2012, 11:22 PM
  4. PHẬT HỌC VÀ Y HỌC
    By kristin in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 24-03-2012, 03:54 PM
  5. Trả lời: 48
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:15 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •