kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Lý Nhập Và Hạnh Nhập

  1. #1

    Mặc định Lý Nhập Và Hạnh Nhập

    Có nhiều đường dẫn đến Đạo, nhưng đại lược có thể chia làm hai loại: một là Lý nhập hai là Hạnh nhập.

    1. Lý nhập:

    Lý nhập có nghĩa là thấu đáo giáo lý căn bản qua sự nghiên cứu kinh điển, sáng tỏ bằng tín lực sâu sắc để thức tỉnh ra rằng tất cả chúng sinh đều có một Chân tính, Chân tính hay Phật tính đó không hiển lộ vì bị che phủ bởi vọng tưởng và ngoại vật. Nếu người học Đạo thoát bỏ được hư vọng để trở về với Chân tính, thiền nhất hợp quán, thì sẽ nhận ra rằng chẳng có cái gọi là ta là người, thanh tịnh hay bởn nhơ đều chung một thể, nếu người học đạo luôn giữ được sự kiên cố đó, thì cũng sẽ không bao giờ trở nên nô lệ của chữ nghĩa kinh điển nữa.
    Trực nhập với Chân lý và buông xã mọi vọng tưởng, lí trí phân biệt, đó là con đường an nhàn tự tại, và gọi là Lý nhập.

    2. Hạnh nhập:

    Hạnh nhập là con đường có thể tóm tắt vào Tứ hạnh là:

    - Vui vẻ với mọi khổ đau oán hận ( Báo oán hạnh)

    - Hài hòa với tất cả đổi thay ( Tùy duyên hạnh)

    - Vô cầu ( Vô cầu sở hạnh)

    - Luôn luôn hòa hợp với Đạo ( Xứng pháp hạnh).

    a. Vui vẻ với mọi khổ đau oán hận ( Báo oán hạnh)

    Khi người học đạo rơi vào bất cứ hoàn cảnh khổ đau nào, họ phải nghĩ rằng : “ Vì trải qua vô lượng kiếp, ta đã buông rời chân lý để theo đuổi những con sống mê lầm trong biển cả sinh tử luân hồi, gây biết bao những tội lỗi sân si oán thù. Mặc dù có thể những đau khổ hiện nay không phải là hậu quả của tội lỗi kiếp này, nhưng đó chính là kết quả của những duyên nghiệp từ những tiền kiếp xa xưa. Vì vậy những khổ đau này không phải là do người nào, quỷ thần nào mang lại cho ta. Vì vậy ta phải chấp nhận nó, kiên nhẫn chịu đựng, không oán trách. Cái quả đau khổ này là do ta, vì ta và ta không thể ca thán oán thù bất cứ một ai”.

    Kinh nói rằng chẳng nên lo buồn với những kinh nghiệm đớn đau. Bởi vì ta đã nhìn thẳng vào chính nguyên nhân thực sự của những khổ đau này rồi vậy ( luật nhân quả). Khi người ta ngộ được tâm ấy thì cũng sẽ ứng hợp với chân lý, để thấy chính những oán hận thế nhân cũng có thể chuyển biến thành phương tiện giúp ta đến với Đạo, nên gọi là Hạnh vui vẻ với mọi khổ đau oán hận ( Hạnh trả oán).

    b. Hài hòa với tất cả đổi thay ( Tùy duyên hạnh).

    Chúng ta phải hiểu rằng tất cả chúng sinh đều chỉ là sản phẩm của trùng trùng duyên nghiệp, chẳng có một bản ngã nào cả. Tất cả những khoái lạc lẫn khổ đau thật chỉ là những màng lưới dệt từ những sợi tơ duyên nghiệp nhân quả. Vì vậy nếu ta có được danh vọng, tiền tài và tất cả những lạc thú, thì ta phải nhận ra rằng tất cả những thứ đó đều là những hậu quả, thiện duyên của những tiền kiếp cũ, và đến khi duyên cạn thì những thứ đó lại sẽ ra đi, thì tại sao ta lại phải tiết nuối khổ đau?
    Vì vậy tất cả những được thua còn mất đều chuyển theo vòng tự nhiên của nhân duyên cuộc đời. Nhưng cái Chân tâm thì không tăng không giảm với những sự được thua đó, Bằng cách nhìn đó ta sẽ không còn những vọng động ngã chấp, tâm ta sẽ thống hợp với tâm Đạo. Đó chính là ý nghĩa ta phải hiểu về Hạnh thể nhập, hài hòa với mọi duyên nghiệp đổi thay của cuộc đời đó vậy.

    c. Vô cầu ( Vô cầu sở hạnh)

    Phàm nhân luôn mê vọng, đó đây chỉ thấy họ bị buộc ràng vào những tham cầu và dục vọng. Trí nhân thì hiểu Đạo, đứng ngoài những giá trị trần tục. Tâm hốn họ an định vô vi. Họ điều thân với tất cả những biến chuyển của mọi sự, vì luôn luôn tỉnh thức được lẽ chân không của mọi hiện tượng trần gian, không có gì khiến họ thất vọng hay hứng khởi. May mắn hay nạn tai cũng chỉ là hai mặt của một thể. Ngay cả việc kéo dài tuổi thọ trong thế giới ta bà này, cũng như là sống trong một ngôi nhà đang cháy. Cả cái thân xác này cũng chỉ là một túi thịt đựng những khổ đau và xa vời với an định.

    Thức tỉnh được những điều đó, trí nhân chẳng chấp giữ vào sự vật nào trong thế giới hiện tượng, nên tâm an định, xa lìa mọi ham cầu. Kinh nói rằng :“ Tất cả mọi khổ đau, đều khởi sự từ ham cầu, còn vô cầu thì dẫn đến sự an lạc chân thật”. Hiểu rõ được sự an lạc của vô cầu là thật sự đang đi trên đường đạo hạnh, nên vậy gọi là Hạnh vô cầu.

    d. Luôn luôn hợp với Đạo( Xứng pháp hạnh)

    Pháp( Dharma) ở đây chính là cái Lý thanh tịnh, Cái Lý hay Chân Lý này là cái Pháp tướng và tướng của vạn Pháp, nó tự tại với mọi mê vọng và chấp trước, nó chẳng biết đến cái tự ngã hay cái tha ngã nào. Kinh nói là :” Trong Pháp không có chúng sinh vì nó vô nhiễm với tất cả tạp nhiễm của chúng sinh. Pháp không có tự ngã bởi vì nó vô nhiễm với mọi sắc màu của cái ngã”. Khi trí nhân liễu ngộ được chân lý đó, họ sống hài hòa với pháp vậy.
    Vì không có bóng dáng nào của hư vọng trong Pháp thể, cho nên trí nhân sẳn sàng trút bỏ thân thể, đời sống , tư hữu để bố thí mà không bao giờ hối tiếc. Thấu triệt lẽ không của tam giới( không người cho, không người nhận, không có vật bị cho) họ không bao giờ lệ thuộc vào bất cứ hình tướng gì. Ngay cả việc cứu độ chúng sinh, động năng duy nhất của họ cũng chỉ là gột sạch tất cả những sắc màu hư giả; họ ở giữa chúng sinh cũng như mọi chúng sinh và khi họ giúp đỡ cũng chẳng giúp đỡ vì tình thương vị kỷ. Trong đường lối đó một mặt họ vẫn giữ được sự trang nghiêm toàn thiện, mà mặt khác vẫn ích lợi cho tha nhân, hành trì pháp bố thí như vậy, cùng với năm pháp Ba la Mật cũng chẳng khác. Trí nhân thực hành Lục độ ( bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ: Bố thí trừ tham dục, tham cầu. Trì giới trừ tà ác, Nhẫn nhục trừ sân si. Tinh tấn trừ lười biếng. Thiền định trừ tán loạn. Trí huệ trừ ngu si, vọng tưởng) nhằm quét sạch mọi vọng tưởng, nhưng luôn như là không thực hành điều gì hết ( Hành vô hành). Vì thế mới gọi là Hành tùy xứng theo Pháp.


    Cảnh đức truyền đăng lục.

  2. #2

    Mặc định

    "Người học Ðạo nên có tinh thần như của Thiện Tài Ðồng Tử, tức là không bao giờ cho sự hiểu biết đạo lý hay chứng đắc của mình là đủ, luôn luôn tìm thầy hoặc thiện tri thức tham vấn học hỏi. Nếu không có duyên gặp được thầy lành bạn tốt thì ít nhất cũng phải nương theo Kinh, Luật, Luận vạch cho mình một hướng đi áp dụng vào đời sống hằng ngày."

    Trích " Bồ Tát Hạnh" - Người dịch HT Thích Trí Siêu.
    Last edited by lotus74; 07-03-2008 at 01:28 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi
    "Người học Ðạo nên có tinh thần như của Thiện Tài Ðồng Tử, tức là không bao giờ cho sự hiểu biết đạo lý hay chứng đắc của mình là đủ, luôn luôn tìm thầy hoặc thiện tri thức tham vấn học hỏi. Nếu không có duyên gặp được thầy lành bạn tốt thì ít nhất cũng phải nương theo Kinh, Luật, Luận vạch cho mình một hướng đi áp dụng vào đời sống hằng ngày."

    Trích " Bồ Tát Hạnh" - Người dịch HT Thích Trí Siêu.
    Quan trọng nhất là cái tâm đồng tử .

  4. #4

    Mặc định

    Tâm.

    Phật dạy lấy tâm làm gốc, không cửa làm Pháp.

    Đã không cửa làm sao qua?


    Há chẳng nghe: "Theo cửa mà vào thì không phải là đồ quí báo. Do duyên mà có, rồi thủy chung cũng có thành có bại"
    Nói như vậy thiệt chẳng khác như không gió mà nổi sóng, thịt lành mà nổi độc. Huống chi chấp vào lời vào văn mà mong tìm lý giải, thì như quơ gậy đập trăng, gãi ngứa ngoài giày. Có ăn nhằm chi.


    Vô Môn Quan

  5. #5

    Mặc định

    Tánh không.

    Vì chưa thực chứng Tánh không, vì hành động do ngu si không biết thực chất của mọi sự, mà chúng ta luôn luôn tạo ác nghiệp. Hậu quả là ta phải kinh quá những khổ đau bất tận do nghiệp ác đem lại. Chính vì lý do này mà Phật dạy nguyên nhân khiến hữu tình phải kinh quá những khổ đau, bất toại ý, là do chúng không thực chứng Tánh không...


    HIỂU BIẾT VỀ TÁNH KHÔNG
    (Trích trong Phật Giáo Truyền Thống Đại Thừa)
    Geshe Kelsang Gyatso/ Thích Nữ Trí Hải dịch

  6. #6

    Mặc định

    Giáo lý Phật giáo luôn mang tính nhất quán là tri và hành, hiểu được giáo lý chỉ là

    giai đoạn đầu, muốn được giải thoát hành giả thông qua sự hiểu biết phải thực hành điều

    hiểu biết đó, áp dụng tri kiến, kiến giải vào đời sống, tự thân nổ lực tu tập để đoạn trừ

    mọi khát ái, chấp thủ, mọi tà kiến tham sân mới là điều quan trọng. Đoạn được chấp thủ

    ngã và ngã sở chính là trọng tâm của hành giả trên đường học Phật

    Một câu chuyện được Hoà Thượng Thiện Siêu minh hoạ về sự chấp ngã như sau:

    “Ngày xưa có một linh hồn sau nhiều kiếp tu luyện, đến Thiên đàng gõ cửa Thượng đế,

    Thượng đế hỏi:

    _ Ai đó?

    Tôi, linh hồn đáp.

    _ Thượng đế hỏi: Tôi là ai?

    Đáp: Tôi là tôi.

    _Thượng đế bảo: Ở đây không đủ chỗ cho ta và ngươi cùng ở. Ngươi hãy đi nơi khác.

    Linh hồn ấy trở lui về trần gian tu luyện thêm một ngàn năm nữa, sau

    đó lên trời gõ cửa lại.

    _ Thượng đế hỏi: ai đó?

    Đáp: tôi.

    _ Tôi là ai?

    Tôi là ngài, linh hồn đáp.

    Khi ấy Thượng đế mở cổng cho vào.”

    Thế đấy, khi với tâm phân biệt có ta và ngươi thì cổng thiên đàng

    không đủ chỗ, chỉ khi “tôi là ngài” nghĩa là chúng ta tuy hai mà một

    thì cổng thiên đàng thênh thang rộng mở.

    Cũng vậy Niết bàn không dung chứa ngã, không có chỗ cho ngã

    chen chân. Nhưng vì phàm phu nghiệp chướng sâu dày khoác bên

    ngoài lớp vỏ vô minh và tham ái, nhận giả làm chơn, không khác nào

    đi ngoài trời nắng mang cặp kính màu mà nhìn sự vật, mọi thứ xanh,

    vàng, đỏ, tím … đều do cặp kính màu kia biến hiện. Tâm vọng tưởng

    điên đảo do ngã kiến khởi lên phân biệt “chấp có một cái ngã trong

    ngũ uẩn, nó làm chủ tể trong ta thì đó là mê lầm, phá ngã chấp là

    phá cái ngã đó, cái ngã của phàm phu, ngoại đạo chấp, đó là lối đi

    vào tà kiến, sinh tử luân hồi.”


    Để phá được ngã chấp cũng có nghĩa là chúng ta cởi bỏ cặp kính màu

    vô minh tham ái, thấy rõ thân ngũ uẩn đã là không thật, “vì được kết

    hợp bằng nhiều yếu tố như chiếc xe được ráp bằng những bộ phận

    khác nhau. Khi những yếu tố này tan rã hoặc nằm chỗ khác thì không

    còn gọi là thân cũng như bộ phận chiếc xe tháo ra từng mảnh không

    còn gọi là xe
    .

    Toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ dạy cho con người biết cách tu tập và

    giải thoát, mà trong đó phải nói giáo lý vô ngã là một giáo lý giúp con

    người nhận chân sự thật các pháp, để từ đó con người xa lìa mọi ngã

    kiến, si mê, hằng lâu đã tiềm ẩn trong ta, làm cho cái bản ngã mỗi

    ngày một lớn, nhận chìm con người trong biển khổ triền miên. Một khi

    thấm nhuần giáo lý vô ngã sẽ giúp ta thoát ly mọi đau khổ hằng ngày

    trong cuộc sống.

    Sự thật, “người đã chứng ngộ chân lý, Niết bàn, là người hạnh phúc

    nhứt trần gian, người ấy giải thoát mọi mặc cảm và ám ảnh, mọi

    phiền não và lo âu làm cho những người khác điêu đứng. Sức khoẻ,

    tinh thần của người ấy được hoàn toàn. Họ không hối tiếc quá khứ,

    cũng không mơ mộng về tương lai. Họ sống hoàn toàn trong hiện tại.

    Bởi thế họ thưởng thức và vui vẽ, hoan hỷ, thưởng thức sự sống

    thuần khiết, các giác quan đều khinh an, không còn lo lắng, bình an

    và thanh thoát. Vì họ giải thoát khỏi dục vọng ích kỷ, hận thù, vô

    minh, kiêu căng, ngã mạn và tất cả mọi thứ bất tịnh xấu xa ấy. Họ

    trong sạch từ hoà, đầy lòng thương bao quát, từ bi, tử tế, thiện

    cảm, thông cảm và khoan dung. Họ phục vụ kẻ khác một cách trong

    sạch nhứt, vì không còn nghĩ về mình, họ đã thoát khỏi ảo tưởng về

    Ngã.”

    Và như vậy, họ sống hết mình vì người khác, tình thương của họ

    không có vết chân của tham lam vị kỷ. Người ấy giải thoát mọi đau

    khổ vì họ không còn bị các thứ phiền não, tham, sân, si não loạn. Đó

    chính là kết quả của kiến tánh, của trí tuệ Bát Nhã soi thấu thể tánh

    các pháp, biết nguyên lý của vũ trụ vạn hữu vốn, vô thường, khổ

    đau và vô ngã, họ hoà mình với tất cả mọi người, mình là tất cả, tất

    cả là chính mình, sống trong “Niềm hạnh phúc tuyệt vời của kiến tánh

    có nghĩa là ta đã dẹp bỏ được chấp ngã. Khi ta buông bỏ cái tôi, thì

    ta sẽ nhẹ nhàng, giải thoát.”

    Một con người thật sự chấm dứt bản ngã, là một mẫu người luôn

    thành công trong cuộc sống. Bởi họ không còn thấy đau khổ bực dọc

    mỗi khi bị ai đó xúc chạm mình, khi nhận một lời mắng chưởi từ người

    khác họ cảm thấy nó cũng hoàn toàn không thật, mà chỉ là sự tổng

    hợp của hơi thở, sự cử động của răng, lưỡi và cuống họng để tạo ra

    một thứ âm thanh, bởi vì chính thân ta còn là giả thì huống gì tiếng

    chưởi kia làm sao là có thật được.

    Vả lại, họ luôn tự nhủ mình “khi ngươi tức giận kẻ kia, thì cái gì nơi kẻ

    ấy làm cho ngươi tức giận? Ngươi giận tóc, hay lông, hay móng … hay

    nước tiểu? Nếu phân tích con người ấy, về tứ đại, ngũ uẩn, thập nhị

    xứ hay thập bát giới, ta đều không thấy có một yếu tố nào để kết

    luận có một ngã thể nơi người ấy. Do thế nên cơn giận không có một

    chỗ nào để đặt chân lên được.”

    Nghĩ như vậy cho nên trên gương mặt luôn hiện vẻ tươi vui, dễ gây

    thiện cảm với mọi người xung quanh mình. Khác hẳn với người có bản

    ngã quá lớn, họ sẽ rất hận thù đối với người đụng đến ta, tài sản của

    ta v.v…. gương mặt bao giờ cũng đằng đằng sắc khí, họ luôn cau có

    khó chịu làm người khác khó tiếp xúc.

    Chính sự hiểu biết giáo lý vô ngã duyên sinh, sự có mặt của chúng ta

    là một chuỗi dài nối kết, ta và người tuy hai mà một không thể chỉ

    một mình ta có thể tồn tại được, biết “thương người như thể thương

    thân”, chia xẽ cho nhau những gì trong cuộc sống, vui cái vui của

    người khác, nghĩa là làm cho người khác vui mình cũng thấy vui theo.

    Người như vậy, bao giờ, mọi lúc, mọi nơi họ đều cảm thấy an lạc hạnh

    phúc tuyệt vời. Chẳng những giáo lý Vô ngã chỉ mang lại hạnh phúc

    thật sự trong đời sống chúng ta, mà nếu mọi người, mọi nhà đều

    thẩm thấu và thực hành giáo lý này thì giữa những cộng đồng người

    với nhau luôn chan hoà trong tình thương nhân loại.

    Con người bởi xây dựng tư tưởng trên hữu ngã, nên dẫn đến truy tìm

    bảo vệ ngã, đi kèm với tham, sân, si v.v… để cạnh tranh về kinh tế,

    chính trị … nên thế giới luôn diễn ra những cuộc chiến tranh tàn khốc,

    sát hại lẫn nhau, tạo nên một thế giới điên đảo chỉ toàn là đau khổ,

    giết chóc và sợ hãi.

    Giá như con người biết tư duy vô ngã, tất cả là duyên sinh, đâu có gì

    là ta, là của ta. Hiểu như vậy thì chắc chắn các cuộc xung đột, cạnh

    tranh sẽ không còn nữa. Con đường tư duy vô ngã sẽ mang lại hạnh

    phúc an lạc cho chính ta và cho cả cộng đồng.

    Một câu hỏi được đặt ra: “Tại sao mọi người không thể hiểu được tôn

    giáo của nhau? Tại sao bao giờ cũng có nhiều xung khắc thế?

    Bản ngã đấy. Nó không liên quan gì tới tôn giáo cả, chỉ là bản ngã

    thôi. Bất kỳ cái gì của bạn cũng đều phải là tốt nhất trên thế giới.

    Bất kỳ cái gì của người khác đều không thể tốt nhất được, không thể

    được phép là tốt nhất trên thế giới.

    Nhân danh tôn giáo, đã có biết bao nhiêu cuộc xung đột đẫm máu

    hàng loạt xảy ra trên thế giới, mà nguyên nhân chính là do tranh

    chấp nhau về giáo thuyết, tranh cải nhau chỉ vì sự truyền bá giáo

    pháp, họ không thể hiểu nhau, chấp nhận nhau, không thể ngồi lại với

    nhau đàm đạo, họ xuyên tạc giáo pháp của nhau rồi dẫn đến những

    xung đột đáng tiếc. Nói đến tôn giáo là nói đến điều thiện đại diện

    cho cái thiện để dẹp bỏ cái ác, thế mà không thể thông cảm cho

    nhau, tất cả đều bắt nguồn từ sự chấp ngã.

    Những vọng tưởng về ngã chấp làm con người ngày một tách biệt

    nhau. Một cuộc họp của những người trí thức, thay vì đưa ra những

    ý kiến hay để xây dựng vấn đề, thì một hồi sau ông này đỏ mặt, ông

    nọ tía tai cũng chỉ vì muốn bảo vệ quan điểm ý kiến của mình, để rồi

    cuộc họp có thể sẽ kết thúc bằng những cuộc đọ sức bằng bạo lực,

    ẩu đả xô xát lẫn nhau, mà không giải quyết được vấn đề gì. Sự thành

    công sẽ đến, “Khi ta buông bỏ hoàn toàn các quan điểm, ý kiến của

    mình, ta có thể nhìn thấy bản thể của mọi sự mọi vật rõ ràng hơn.

    Với chúng ta, các quan điểm, ý kiến chính là sự thất bại của ta. Khi

    ta bắt đầu bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình. Sự tranh cãi về một

    quan điểm cho ta thấy rằng quan điểm đó không được thiết lập dựa

    trên kinh nghiệm. Vì người ta không cần bào chữa cho kinh nghiệm mà

    có. Trong quan điểm dựa vào Ngã chấp. Cả hai (quan điểm và Ngã)

    đều không phải là sự thật tuyệt đối.


    Nhân loại sẽ chấm dứt đau khổ khi nào con người không còn thấy cái

    bản ngã bao trùm trên toàn thể vũ trụ, không còn thấy chỉ có cái gì

    của ta là trên hết, thì các cuộc giao tranh không có cơ hội bùng

    phát, thế giới chấm dứt chiến tranh, hoà bình luôn đồng hành với Vô

    Ngã.

    Tóm lại, hạnh phúc sẽ thật sự đến với chúng ta nhờ tuệ tri tất cả

    các pháp là: Vô thường, Khổ đau và Vô ngã, ai thấy rõ sự thật này

    với trí tuệ, sẽ giải thoát mọi khổ đau cho mình và người và cho cả thế

    giới. Đây là con đường đưa đến thanh tịnh, an lạc màu nhiệm.


    DỰA THEO:

    Luận văn tốt nghiệp

    VÔ NGÃ TIẾN TRÌNH GIẢI THOÁT CỦA HÀNH GIẢ HỌC PHẬT

    Thích Nữ Nhuận Thành

  7. #7

    Mặc định

    Này là : "Hương giải thoát tri kiến"

    Pháp Bảo Đàn Kinh

  8. #8

    Mặc định

    Có dụng công tu tập hành giả mới thấy rằng chẳng dễ gì vượt qua

    bờ sanh diệt để vào biển Đại tịch diệt.

    Có công phu tu tập hành giả mới bớt bị ngôn cú lừa bịp ( Không lầm – như câu xác

    quyết của Thiền sư Bách Trượng), không còn khoa trương kiêu căng vì ảo tưởng rằng

    với sở tri như vậy hành giả đang nằm kề chơn tánh.


    HT THÍCH THIỆN SÁNG

  9. #9

    Mặc định

    Vô lượng công đức Phật!
    Đa tạ!

  10. #10

    Mặc định

    Chỉ là hạt cát nhỏ chẳng đáng chi.

    Công đức nếu có thì tâm thành lòng kính nguyện xin hồi hướng về mọi

    chúng sinh hữu tình.


    KÍNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •