kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: TÂM và TRÍ

  1. #1

    Mặc định TÂM và TRÍ

    TÂM VÀ TRÍ

    Trước khi viết bài thiết nghĩ nên nhắc người đọc rằng tôi theo truyền thống Phương Đông, các khái niệm trong bài viết này được định nghĩa và chỉ tồn tại trong bài viết này, chỉ phục vụ cho bài viết này. Dùng các khái niệm đồng âm từ các sách khác hoặc dùng các khái niệm trong bài cho các tài liệu khác chỉ là vô ích và dễ gây tranh cãi mà thôi.

    Qua quá trình tu học của bản thân, tôi tự thấy mình tin tấn nhiều sau khi đã định dạng rõ ràng TÂM và TRÍ.

    TÂM: là Linh Hồn, là Thần thức và rất giống với Tiềm thức trong Phân tâm học. Đây là phần cốt lõi âm thầm tác động điều khiển ta. Các hành động mà ta không thể hiểu nổi thể hiện rõ nhất tác động của TÂM này.
    TRÍ: Là ý nghĩ, ký ức và hoạt động tư duy thông qua não bộ. Đầu vào của hoạt động này là 5 giác quan và công cụ của nó là khả năng lưu trữ ký ức và khả năng tư duy. (TRÍ NGŨ UẨN).
    TÂM và TRÍ liên tục song hành và tác động qua lại với nhau theo hai chiều:
    TÂM --> TRÍ --> THÂN – Lời nói, hành động và ký ức (Giống yếu quyết của Thái cực đạo là Tâm dẫn Ý, Ý dẫn Khí, Khí dẫn Thân)
    Và ngược lại: Ngoại cảnh --> TRÍ --> TÂM.

    Rõ ràng với đa số mọi người, ta chỉ có thể giao tiếp với TÂM của họ đều phải thông qua TRÍ của họ và TRÍ của ta nữa. Nhưng thành phần TRÍ này tự cho mình thông minh nên rất dễ mắc vào các lỗi Định kiến và Suy diễn dẫn tới sai lạc, chưa nói tới sự giới hạn của TRÍ do giới hạn của 5 giác quan. Đức Phật nói mọi sự đều là hư ảo giả dối là theo ý này. Chỉ những người đạt ĐỊNH có được Tha Tâm Thông mới có thể giao tiếp trực tiếp từ TÂM sang TÂM được.

    Với những người Chân thật thì sự thúc đẩy ở TÂM được giữ nguyên bởi TRÍ và thể hiện ra bằng hành động. Với những người dối trá thì những thúc đẩy ở TÂM họ được TRÍ nhào nặn che đậy để đạt được mục đích của họ.

    Tuy TRÍ rất nguy hiểm như vậy nhưng TRÍ lại rất đáng quí nếu ta biết sử dụng. Do TRÍ là cửa ngõ duy nhất để tác động đến TÂM nên có thể giúp chúng ta sửa TÂM được. Đây chính là đặc quyền duy nhất của con người. Các giới vô hình do không có thân xác nên không sửa TÂM được, loài thú thì có thân xác nhưng không có TRÍ nên chỉ trả nghiệp chứ cũng không sửa TÂM được.
    Việc định dạng rõ TÂM và TRÍ giúp người tu học:
    - Lời Phật dạy trong kinh sách đối tượng chính là TÂM, cần phân biệt rõ với các hoạt động trí não của TRÍ.
    - Mục tiêu chính của người tu là sửa TÂM không phải nạp TRÍ.
    - Lời giảng của các Thầy rất nhiều nhầm lẫn TÂM và TRÍ. Thường dễ khiến người nghe hiểu TRÍ là TÂM.
    - Bỏ định kiến “người học cao sẽ hiểu về ĐẠO hơn người ít học”. Thực tế rất nhiều Tiến sĩ “hữu TRÍ vô TÂM”.
    - Việc thực hành THÂN – KHẨU –Ý tích Đức hành Thiện, thực hành NHẪN để xả Nghiệp là quá trình bắt buộc với người thực tu. Đây là quá trình dùng TRÍ rèn TÂM tương tự người học võ rèn luyện liên tục để các thế võ nhập TÂM thành phản xạ vậy.
    - Các Tư tưởng và hành động lỗi lầm dù nhỏ cũng là sự phản ánh các lỗi trong TÂM, cần được nhận dạng rõ để sửa chữa.
    - Nhận ra các pháp tu của các hệ phái khác, các Tôn Giáo khác hầu như cũng nhằm lợi lạc cho Tâm, do vậy việc bài xích chỉ là hoạt động của TRÍ và rất vô ích.

    Mong chia sẻ này đem lại lợi lạc cho các bạn.
    Last edited by aptruong; 12-12-2015 at 01:22 PM.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  2. #2

    Mặc định

    Trí và Tâm. Vậy mở rộng ra, Tâm và Pháp giới sẽ quan hệ như thế nào ta. Theo thiểu trí của tôi thì Tâm là nguồn cơ cho Pháp giới vận động. Pháp giới giúp Tâm hiện hữu. Vì không có Pháp giới thì sao biết được tâm? Ý là dùng cái vận động để miêu tả tĩnh mịt. Kiểu như văn học vậy nha, lấy tĩnh tả động.

    Cái này dành cho hạn thiểu trí đọc cho vui. Bậc đại trí chớ nên bận lòng.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    Cái này dành cho hạn thiểu trí đọc cho vui. Bậc đại trí chớ nên bận lòng.
    tui thấy bác viết câu này thì bác bận lòng trước người ta rồi, như vậy còn khuyên người ta đừng bận lòng sao được

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Itdepx Xem Bài Gởi
    Trí và Tâm. Vậy mở rộng ra, Tâm và Pháp giới sẽ quan hệ như thế nào ta. Theo thiểu trí của tôi thì Tâm là nguồn cơ cho Pháp giới vận động. Pháp giới giúp Tâm hiện hữu. Vì không có Pháp giới thì sao biết được tâm? Ý là dùng cái vận động để miêu tả tĩnh mịt. Kiểu như văn học vậy nha, lấy tĩnh tả động.

    Cái này dành cho hạn thiểu trí đọc cho vui. Bậc đại trí chớ nên bận lòng.
    Về Pháp bạn có thể tham khảo tại đây:
    http://www.dharmasite.net/bdh63/DaiThuaBachPhap.html

    Vạn vật luôn trôi chảy,
    Theo Nhân Quả luật thiêng,
    Như dòng chảy vô biên,
    Cân bằng và tự động.

    Tâm ta thực rất rộng,
    Nhưng bị Trí dối lừa,
    Khiến Tâm bị rối bời,
    Luôn lang thang tìm kiếm.

    Nhờ cơ may Duyên Nghiêp,
    Tâm ta gặp Pháp lành,
    Nhận rõ Trí vô minh,
    Che Tâm ta muôn kiếp.

    Rộng đường ta bước tiếp,
    Dùng Trí để rèn Tâm,
    Bền bỉ và âm thầm,
    Đến ngày Tâm thắng Trí.

    Tâm sáng mang Huệ Trí,
    Bát Chánh Đạo thẳng đường,
    Không sầu não vấn vương,
    Theo chân Thầy thẳng tiến.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •