kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Giải mật khối lượng vũ khí khổng lồ Liên Xô viện trợ Việt Nam

  1. #1

    Mặc định Giải mật khối lượng vũ khí khổng lồ Liên Xô viện trợ Việt Nam

    Giải mật khối lượng vũ khí khổng lồ Liên Xô viện trợ Việt Nam

    Trong giai đoạn 1953-1991, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 2000 xe tăng, xe bọc thép, 1700 pháo và súng cối, hơn 5000 pháo cao xạ, 158 tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến, đã triển khai 117 cơ sở quân sự. Bài viết sau đây trích từ chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” của đài Sputnik với chủ đề nói về sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt vào tháng Giêng tới. Sau đây là nội dung bài viết:

    Quan sát viên đài chúng tôi Aleksei Lensov viết: Trong buổi phát tranh lần trước, chúng tôi đã nói về sự hỗ trợ mà Liên Xô dành cho Việt Nam sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến trên không chống miền Bắc Việt Nam, ban lãnh đạo Liên Xô đã lập chương trình cung cấp viện trợ quân sự cho nước này. Kế hoạch khi ấy là viện trợ vũ khí và thiết bị quân sự khoảng 10 triệu rúp cho Việt Nam – xin nói rõ rằng đồng rúp của Liên Xô thời đó rất có giá trị.


    Các phi công Việt Nam với máy bay Mig-17 do Liên Xô viện trợ để chống Mỹ. Ảnh minh họa.

    Để thống nhất với nhau về quy mô và tốc độ viện trợ, tháng Hai năm 1965, phái đoàn Liên Xô đứng đầu là Thủ tướng Kosygin đã đến Hà Nội. Tham gia cuộc đàm phán có các ông Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Khi cuộc đàm phán đang diễn ra, không quân Mỹ đã tiến hành cuộc không kích lần thứ hai vào Hà Nội. Nếu Hoa Kỳ dự định đe dọa ban lãnh đạo Liên Xô, cảnh báo họ về việc giúp đỡ Việt Nam, thì họ đã nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại. Sử gia Moskva kiêm nhà Việt Nam học Maksim Syunnerberg cho biết:

    “Theo các nhân chứng, vốn là người luôn luôn điềm tĩnh và kín đáo, Thủ tướng Liên Xô Kosygin rất phẫn nộ vì sự ngang ngược của người Mỹ. Ngừng cuộc đàm phán, ông gọi về Moskva báo cáo với ban lãnh đạo Liên Xô rằng, theo ý kiến của ông, cần đáp trả hành động của Mỹ bằng cách cung cấp viện trợ cho Việt Nam với quy mô lớn hơn và thời gian nhanh hơn so với dự kiến trước đây".

    Quan sát viên đài chúng tôi Aleksei Lensov viết tiếp: Quan điểm của ông Kosygin được ban lãnh đạo ở Moskva hoàn toàn ủng hộ. Tại cuộc đàm phán ở Hà Nội, hai bên đã đạt được tất cả các thoả thuận thích hợp. Đặc biệt là quyết định thành lập bốn trung đoàn tên lửa thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam và gửi đến VNDCCH các chuyên gia quân sự, các thiết bị quân sự và vũ khí Liên Xô hiện đại nhất thời kỳ đó. Và trong những năm tiếp theo, tại tất cả các cuộc gặp liên chính phủ Xô-Việt, khối lượng quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam được điều chỉnh theo chiều hướng tăng lên.


    Các xe tăng T-54/55 xuất xứ Liên Xô đến nay vẫn được quân đội Việt Nam sử dụng.

    Trong giai đoạn 1953-1991, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam 2000 xe tăng, xe bọc thép, 1700 pháo và súng cối, hơn 5000 pháo cao xạ, 158 tên lửa phòng không, hơn 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến, đã triển khai 117 cơ sở quân sự. Đa số viện trợ này được cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tại thời điểm đó, viện trợ quân sự chiếm hơn 60% tổng viện trợ của Liên Xô dành cho VNDCCH.

    Vũ khí và trang thiết bị đã được chuyển giao trong khối lượng mà phía Việt Nam có thể sử dụng. Xét về giá trị, đó là khoảng 2 triệu $/ngày - và như vậy cho tất cả những năm chiến tranh. Cũng cần lưu ý rằng tất cả mọi viện trợ này đều không hoàn lại. Trang thiết bị quân sự được gửi từ Liên Xô đến Việt Nam là loại hiện đại nhất tại thời điểm đó. Ví dụ, tên lửa chống máy bay "Dvina" đã có thể bắn trúng mục tiêu trên không, ngay cả ở độ cao 25 km. "Từ trước tới nay, đây là vũ khí lợi hại nhất bắn từ mặt đất tới máy bay" - “Tạp chí quân sự-kỹ thuật" của Mỹ thời đó đã bình luận như vậy.


    Các tên lửa Sam-2 mà Liên Xô gọi là Dvina đã giúp Việt Nam chiến thắng các máy bay B-52 của Mỹ.

    Tên lửa "Dvina" đã tiêu diệt những chiếc máy bay địch đầu tiên trên bầu trời Việt Nam vào ngày 24 tháng 7 năm 1965. Ngày này trở thành lễ kỷ niệm thành lập lực lượng tên lửa Việt Nam. Tháng Hai năm 1967, tại khu vực vĩ tuyến 17, hai "pháo đài bay" "B-52" đầu tiên đã bị bắn rơi bằng loại tên lửa này. Thời gian đầu, chuyên gia quân sự Liên Xô đã điều khiển tên lửa bắn máy bay của đối phương, bộ đội tên lửa Việt Nam làm trợ lý cho họ. Một trong những bậc thầy tên lửa tại Việt Nam là Trung Tá Phedor Ilyin. Ông đã chỉ huy 18 trận đánh, bắn rơi 24 máy bay Mỹ. Thiếu tá Tereshchenko tham gia 11 trận và bắn rơi 10 máy bay. Thiếu tá Ryzhikh trong 9 trận bắn rơi 8 máy bay. Đại úy Bogdanov bắn rơi 8 máy bay trong 10 trận đánh...


    Mỹ định dùng B-52 hủy diệt Việt Nam năm 1972 nhưng họ đã phải chuốc lấy thất bại đau đớn.

    Lực lượng tên lửa phòng không đã chứng tỏ khả năng chiến đấu của mình trong vụ Mỹ không kích Hà Nội nhân dịp Giáng sinh 1972. Họ đã bắn rơi 54 máy bay Mỹ - đó là hai phần ba số máy bay kẻ thù bị bắn rơi trong khoảng thời gian này. Trong số đó có 31 máy bay ném bom chiến lược "B-52". Mỗi chiếc “Pháo đài bay” mang theo 25 tấn bom, có thể tiêu diệt toàn bộ dân cư và tất cả các tòa nhà trong khu vực tương đương với 30 sân bóng đá. Trong suốt thời gian chiến tranh, lực lượng tên lửa phòng không của VNDCCH, do các chuyên gia Liên Xô đào tạo, đã tiến hành 3328 trận đánh, tiêu diệt khoảng 1.300 máy bay Mỹ, trong đó có 54 máy bay ném bom chiến lược "B-52". Tất nhiên, Liên Xô không chỉ viện trợ cho VNDCCH tên lửa chống máy bay. Trong cuộc mạn đàm tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp nối chủ đề này.

    Theo Tiếng nói nước Nga
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Vậy cái vụ tin truyền miệng hay nói là bộ đội VN cắt đuôi tên lửa ghép thêm một khúc mới bắn rớt B52 có đáng tin không ta?!

  3. #3

    Mặc định

    Giải mật hoạt động tình báo của Liên Xô giúp Việt Nam

    23.12.2014 | 09:55 AM

    Để giúp Việt Nam, các chuyên gia phản gián Liên Xô đã lập ra một mạng lưới tình báo ở khu vực Đông Nam Á để theo dõi nhất cử nhất động của máy bay Mỹ ở Guam.

    Trong bài lần trước, chúng tôi đã thông tin đến độc giả về khối lượng vũ khí khổng lồ mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam thời đánh Mỹ. Ở bài này, các nhà sử học và bình luận viên của đài Sputnik đề cập đến các hoạt động tình báo của Liên Xô giúp Việt Nam cũng như các hành động giúp đỡ khác. Sau đây là nội dung bài viết:



    "Quan sát viên đài của chúng tôi Aleksei Lensov viết: Ở cuộc mạn đàm lần trước, chúng tôi đã lưu ý rằng, trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, các hệ thống tên lửa phòng không do Liên Xô cung cấp đã tiêu diệt trên bầu trời Việt Nam khoảng 1300 máy bay Mỹ. Tất nhiên, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam vào thời điểm đó không chỉ giới hạn bằng các tên lửa.

    Máy bay MiG nổi tiếng được cung cấp bởi Liên Xô đã chiến đấu trên bầu trời Việt Nam. Bằng những chiếc MiG đó, phi công Việt Nam tiêu diệt 350 máy bay địch. Xe tăng "T-55" cũng đã chiến đấu tại Việt Nam: trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, xe tăng Liên Xô đã húc đổ cửa dinh tổng thống Sài Gòn. Và cũng không thể không nhắc đến súng trường tấn công Kalashnikov nổi tiếng thế giới. Liên Xô không chỉ cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Vũ khí cũng được viện trợ cho các đơn vị Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nam Việt Nam. Chẳng hạn, tên lửa phòng không, phiên bản nhỏ hơn của "Katyusha" nổi tiếng trong chiến tranh chống Đức Quốc Xã, và sau đó là trong trận Điện Biên Phủ đã từng có mặt tại Việt Nam. Loại tên lửa này không gắn trên xe tải mà được lắp vào chân máy, do đó có thể nói đây là phiên bản di động của "Katyusha".


    Pháo phản lực Katyusha được tháo rời từng nòng thành DKB để tiện sử dụng ở chiến trường miền Nam. Ảnh chụp tại Bảo tàng Vũ khí Việt Nam.

    Ngoài ra, đại diện tình báo Liên Xô cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam. Các chuyên gia phản gián Liên Xô đã lập ra mạng lưới tình báo trong khu vực Đông Nam Á. Máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guam để ném bom Việt Nam liên tục bị "ngư dân" địa phương theo dõi. Mỗi khi có máy bay Mỹ cất cánh, các “ngư dân” này phát tín hiệu vô tuyến, tình báo Liên Xô tiếp nhận các tín hiệu đó và giải mã chúng.

    Các thông tin đó kịp thời được thông báo cho cơ quan quân sự Việt Nam, để đưa ra các biện pháp chung đối phó với kẻ thù và giảm thiểu thiệt hại cho quân dân Bắc Việt Nam. Thông tin kịp thời thu được về kế hoạch quân dù Mỹ đổ bộ xuống miền Bắc để giải phóng phi công bị bắt sống cũng đã được kịp thời báo cho ban chỉ huy quân sự Việt Nam. Khi quân Mỹ nhảy dù xuống ngôi làng giam giữ tù binh, tất cả khu doanh trại đều trông vắng, không hề có bóng dáng người nào.


    Các máy bay của Mỹ ở căn cứ Guam. Thời chống Mỹ, mạng lưới tình báo Liên Xô đã theo dõi chặt hoạt động của các máy bay Mỹ ở Guam để báo cho Việt Nam.

    Để làm việc với các thiết bị quân sự của Liên Xô, các trường đại học và các học viện quân sự của Liên Xô đã đào tạo quân nhân cho Việt Nam. Chỉ riêng trong các năm 1966 và 1967, Liên Xô đã huấn luyện 5 trung đoàn tên lửa phòng không cho quân đội nhân dân Việt Nam với quân số là 3000 người. Tổng cộng, hơn 10 000 sĩ quan Việt Nam đã đào tạo tại các trường đại học của Liên Xô. Trong số đó có các vị chỉ huy trong tương lai của Quân chủng phòng không và không quân - Thiếu Tướng Lê Văn Chí, Trung Tướng Nguyễn Văn Thạc, Tổng Tham mưu trưởng Không quân, Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thái, anh hùng QĐNDVN Phạm Trường Vũ và nhà du hành vũ trụ trong tương lai Phạm Tuân... Sau Chiến thắng, các trường đại học và học viện quân sự Liên Xô mà họ theo học đã được trao tặng Huân chương của Việt Nam.

    Sử gia Moskva Maxim Syunnerberg cho biết:
    “Theo số liệu chính thức của Bộ Quốc phòng Liên bang Xô viết, từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, khoảng 6 500 tướng lĩnh và sĩ quan, 5000 binh sĩ và hạ sĩ của các lực lượng vũ trang Liên Xô đã tham gia chiến sự ở Việt Nam. Hơn 2000 người trong số đó đã được trao giải thưởng nhà nước của Liên Xô và hơn 3000 người được tặng huân chương và huy chương của Việt Nam".

    Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngay lập tức bác bỏ yêu cầu bố trí hành lang trên không và cho mượn sân bay Côn Minh để Moskva kịp thời trung chuyển hàng viện trợ quân sự và vũ khí của Liên Xô cho Việt Nam. Sau những lần đàm phán lâu dài, đã đạt được thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hoá qua lãnh thổ Trung Quốc bằng đường sắt. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, các toa tàu kín Liên Xô đã bị mở kẹp chì và thậm chí bị đánh cắp. Do vấn đề này, Liên Xô quyết định chuyển hàng cho Việt Nam qua tuyến đường biển, từ các cảng Biển Đen và Viễn Đông của Liên Xô. Nếu như tất cả các lô hàng gửi bằng đường biển trong năm 1970 được sắp xếp vào các toa vận tải đường sắt, đoàn tàu đó sẽ kéo dài tới 800 km!

    Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trung bình hàng tháng có 40 chuyến tàu biển Liên Xô chở hàng tới cảng Hải Phòng, Hồng Gai và Cẩm Phả. Chặng đường cuối cùng khi sắp tới Việt Nam thực sự là đường ra trận. Bởi vì, tàu Liên Xô đi qua khu vực mà Mỹ coi là khu vực hoạt động quân sự chống các lực lượng yêu nước Việt Nam. Và nếu như trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tổng cộng tổn thất các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam là 13 người, trong đó có 4 người hy sinh tại vị trí chiến đấu, thì đến đầu năm 1969, có 6 thủy thủ Liên Xô mang hàng viện trợ đến cho Việt Nam bị hy sinh, và cả 6 người đó đều hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.


    Để tiếp nhận hàng viện trợ, các chuyên gia Liên Xô đã xây dựng hàng chục km bến bãi mới. Mọi thứ xăng dầu cần thiết cho hoạt động của các cơ sở quân sự và thiết bị kỹ thuật của Liên Xô được đưa sang cảng Hạ Long. Từ đây, các chuyên gia Liên Xô đã lắp đặt đường ống dẫn xăng dầu. Đến khu vực Hà Nội, đường ống chạy qua dưới đáy sông Hồng, và tiếp theo, nhiên liệu được dẫn đi xa hơn nữa bằng đường ống kim loại để lên núi, qua đường mòn Hồ Chí Minh. Thời kỳ đó, Liên Xô đưa tới Việt Nam 700.000 m3 xăng dầu/năm.

    Khi Mỹ thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, hàng chục tàu chở hàng Liên Xô không chịu rời cảng. Và trong suốt tất cả những tháng Hải Phòng bị Mỹ phong tỏa, sự hiện diện của tàu Liên Xô đã góp phần cứu thành phố khỏi bị hủy diệt.

    Khi cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 xảy ra, Moskva đã hỗ trợ Việt Nam chống sự tấn công của Trung Quốc. Đó sẽ là chủ đề cuộc mạn đàm tiếp theo trong loạt bài nhân kỷ niệm lần thứ 65 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta mà chúng tôi sẽ phát vào tuần tới."

    Theo Tiếng nói nước Nga
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •