Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 37 trên 37

Ðề tài: Thất Sơn Mầu Nhiệm

  1. #21

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi meyeubebo Xem Bài Gởi
    Vậy còn ngày " Bá - nhả " là ngày gì ạ...?
    Trích nguyên câu:
    ... tín-đồ ở núi Tượng thấy lâu ngày bá-nhả mới đem xác Ngài giấu trên Điện-Kín...

    Đọc lại đoạn văn có hai chữ bá nhả, thì LTL đoán rằng "bá nhả" là từ đệm địa phương, nhấn mạnh cho ý nghĩa "lâu ngày" mà thôi.

    Trong từ ngữ Nam Bộ xưa, chúng ta gặp các từ "bá" như:
    1. bá cháy: ngon bá cháy
    2. bá phát: ngon bá phát
    3. chà bá: bự chà bá
    v.v...

  2. #22

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Love_Tamlinh Xem Bài Gởi
    Trích nguyên câu:
    ... tín-đồ ở núi Tượng thấy lâu ngày bá-nhả mới đem xác Ngài giấu trên Điện-Kín...

    Đọc lại đoạn văn có hai chữ bá nhả, thì LTL đoán rằng "bá nhả" là từ đệm địa phương, nhấn mạnh cho ý nghĩa "lâu ngày" mà thôi.

    Trong từ ngữ Nam Bộ xưa, chúng ta gặp các từ "bá" như:
    1. bá cháy: ngon bá cháy
    2. bá phát: ngon bá phát
    3. chà bá: bự chà bá
    v.v...
    ----------
    Vậy thì theo em nó tương đương với trạng từ " quá "...Vậy nghĩa của câu đó là "thấy lâu ngày quá"...

  3. #23

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    1- Đức Cố Quản ( ? - 1872 )


    A. Thế hệ

    Ngài tên là Trần Văn Thành, làm đến chức Chánh Quản Cơ dưới triều Vua Thiệu Trị và Tự Đức. Bởi có công nghiệp rất lớn lao với đời và đạo, vả lại con của Ngài là Trần Văn Nhu và cháu nội là Trần Quang Nhơn đều là những bậc đạo hạnh cao siêu, ân nhuần thiện tín, cho nên người đời sau kỉnh trọng mà gọi Ngài là Đức Cố Quản.

    Ngài sanh năm nào không tìm ra được. Quê ở Cồn Nhỏ, thuộc làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, tỉnh Châu Đốc. Ông Bà thân sinh ra Ngài vốn là nhà khá giả, có nhiều ruộng đất, nên khi Ngài vừa lớn lên thì được đi học chữ nho. Ngài có khiếu thông minh, học ít hiểu nhiều và khi trưởng thành, Ngài chuyên luyện rất rành về võ nghệ.

    Tướng Ngài mập chắc không cao không thấp, nước ta trắng, lúc về già thường bịt một cái khăn xước bằng nhiễu điều, và mỗi khi ra trận, người ta thấy Ngài luôn luôn mặc ở ngoài một cài áo lá nhuộm màu dà.

    Ngài cưới vợ tại rạch Sa nhiên (Sađec). Nhũ danh của Bà Cố Quản là Nguyễn Thị Thạnh. Hình vóc ốm yếu, nhỏ người, (1) nhưng văn võ kiêm toàn. Ông Bà sanh hạ được sáu người con: ba trai, ba gái. Người con trưởng nam là Trần văn Nhu (tục gọi Cậu Hai Nhu) và kế theo đó là Trần thị Hè, Trần văn Chái, Trần thị Nên, Trần thị Núi và Cậu Trạng Bảy. Cận nầy sở dĩ có cái đặc danh Cậu Trạng Bảy là vì cậu thứ bảy chết hồi 7 tuổi (không ai được biết tên), và khi còn sống tất thông minh dĩnh ngộ ; mặc dầu tuổi còn thơ ấu, nhưng đã tiên tri được nhiều việc.

    B. Đánh giặc Tầu


    Nhờ cái chí khí hùng tráng sẵn có từ lúc thiếu thời, lại thêm được hun đúc nhiều bởi khi thiêng của dãy Thất Sơn hùng sĩ, nên khi có giặc Tần nhiễu loạn ở mạn biên thùy và Sóc Trăng: Ngài đứng lên chiêu mộ binh sĩ, rồi hiệp cùng binh lực của triều đình, dẹp loạn cứu dân.

    Trong những trận đánh ở gần biên thùy Miên Việt, Ngài có chiêu phục được hai người Tướng lãnh Cao Miên là ông Bướm và ông Vôi. Hai ông nầy sau tu hành, đạo đức khá cao, làm cho uy danh Ngài càng thêm lừng lẫy.

    Trong giai đoạn đánh Tầu dưới Trướng Ngài còn có ông Hai Lãnh (tục gọi là cậu hai Gò Sặc) là người em bạn đạo, võ nghệ và phép thuật rất cao cho nên quân trẩy đến đâu, giặc đều khiếp phục đền đó.

    C. Qui y với Đức Phật Thầy

    Khi có tin đồn Đức Phật Thầy Tây An là một vị Phật giáng lâm vừa mới đền Xẻo Môn (Long Xuyên) để trị bịnh cứu đời. Đức Cố Quản thân hành xuống, đó để xem hư thật. Gặp lúc bịnh nhơn đông đảo Ngài phái ở đợi suốt ba hôm ngoài sân. Bỗng nhiên Đức Phật Thầy cho người kêu ngay vào vui vẻ hỏi chào rồi cùng Ngài chuyện vãn rất thân mật. Ngay lúc ấy, Ngài xin quy y với Đức Phật Thầy.

    Khi trở về Bình Thạnh Đông, Đức Cố Quản đem chuyện gặp được Đức Phật Thầy là một bậc siêu phàm mà thuật lại cho gia quyến nghe, và khuyên cùng quy y theo. Cả nhà đều đồng lòng ưng chịu.

    Khi Đức Phật Thầy bị vời về An Giang, rồi vào núi sam, Ngài thu xếp nhà cửa và giao hết ruộng vườn (hầu hết ruộng đất ở làng Bình Thạnh Đông hồi ấy là của Ngài) lại cho Nguyễn văn Dõng (tục gọi là ông Tham Đồng) là người trong thân tộc rồi bỏ làng ra đi, theo đường đạo hạnh.

    Có lúc Ngài đem cả gia cư lên núi Doi, và, về sau, Ngài được Đức Phật Thầy giao cho trọng trách đi cấm bốn cây thẻ quanh vùng Thất Sơn, cùng trở về coi sóc trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh.

    Trên đường đạo, có thể nói Ngài là đạo đức rất cao siêu, có được nhiều bí pháp chân truyền của Đức Phật Thầy truyền dạy. Cái ao lá dà và một cây cờ dà mà lúc nào người ta cũng thấy Ngài không rời xa, ấy là những bảo vật mà Ngài đã được Đức Phật Thầy huệ tử trong khi sắp dấn thân vào vòng tên đạn để phục vụ cho nước, cho dân vậy.

    D. Đánh giặc Tây

    Năm 1862 quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và triều đình Huế đã ký tờ hòa ước bằng lòng nhượn đứt ba tỉnh ấy cho Pháp cai trị. Các sĩ phu và dân chúng bấy giờ uất hận nổi lên chống cự, gây nên cảnh chiến tranh vô cùng khốc liệt.
    Ở miền Tây, tình thế cũng không kém phần nghiêm trọng, nhứt là tại tỉnh An Giang, năm 1864 có vụ ông Thủ Khoa Huân không tuân lịnh ngưng chiến của triều đình (1) nên bị bắt. Thủ Khoa Huân đánh trận Thuộc Nhiêu (Mỹ Tho) đại bại trong đêm tháng 9 1863 nên chạy về vùng Thất Sơn ẩu trú, bị quan của triều đình bắt giam. Vì lúc nầy đã ký tờ hòa ước 1862 rồi nên ra lịnh ngưng chiến, ai cải thì bị nã tróc.

    Thủy sư Đô đốc De Lagrandìere nhờ có kẻ mật báo nên hạ lịnh cho Doudart de Lagrée từ Oudong (Cao Miên) đem tàu và đại bác đến hâm dọa nả kích vào châu thành để giành lại ông Huân. Cảnh tượng đã gieo rắc sự kinh khủng trong dân chúng và nung nấu thêm sự bực tức trong lòng những người đầy khí phách, ái quốc ưu dân. Cho nên từ đó trở đi, Đức Cố Quản chiêu mộ thêm các tay nghĩa dõng quanh miền, lập cản phá cầu, đúc rèn súng, đạn, thương, đao, chờ khi đối địch.

    Mặt khác, Ngài cho thăm dò tin tức chiến đấu của những người đồng thời ở miền Đông như Ngài Phó Quản Cơ Trương công Định, và Ngài Thiên Hộ Võ duy Dương để hiểu rõ tình thế của giặc.

    Đoạn nầy, trong bài ký thuật về Đức Cố Quản, ông Vương Thông có chép:

    Các quan ẩn ảnh sơn đầu,
    Chiêu binh ra đánh giải sầu một phen.
    Nam Kỳ có tướng quan Thiên (Thiên Hộ Dương)
    Cùng quan lớn Định cầm quyền đánh Tây (Quản Định)
    An Giang có một ông đây (Đức Cố Quản)
    Chữ dạ ngay Thầy ái quốc ưu quân.

    Ngày 19 tháng 5 năm Đinh Mão (Tự Đức thứ 20, 1867), De Lagrandìere đem 2.000 binh đến uy hiếp tỉnh Vĩnh Long buộc ông Phan thanh Giản phải giao luôn ba tỉnh miền Tây là An Giang, Hà Tiên và Vĩnh Long. Ông Giản phải uống thuốc độc mà tự tử. Từ đó ba tỉnh miền Tây đều lọt vào tay Pháp.

    Đức Cố Quản tuy biết thời cơ đã đưa vận nước tới chỗ suy vi, không thể nào cưỡng lại được, song vì lòng trung nghĩa, tiết tháo, nên sau mấy trận đánh quyết liệt với quân Pháp khi chúng mới đến An Giang. Ngài rút lui về cứ hiểm ở Bảy Thưa (giữa Long Xuyên Châu Đốc đánh cầm cự mà đợi thời:

    Hơn thua cũng đánh cầm chừng,
    Kéo ra đầu giặc lỗi chưng quân thần.(1)
    Để cho Trời Đất dịnh phân,
    Làm tôi phải trả nghĩa ân cho toàn.

    Nhưng chẳng được bao lâu, quân Pháp dò biết được địa điểm đóng binh của Đức Cố Quản, nên kéo đến vây đánh. Trận nầy quân của Ngài đại bại, nhân dân nheo nhóc, binh tướng lạc loài:

    Giặc vô bốn phía phủ vây,
    Rập bô nó bắn gây cây hư đồn.
    Đội cai thất vía kinh hồn,
    Đâm đầu mà chạy lũy đồn tan hoang.
    Lao xao dân lộn với quan,
    Kẻ chạy về làng người lội xuống sông.
    Con kêu mẹ sợ quên bồng,
    Tai nghe súng bắn vợ chồng bôn phi.
    Trời xuôi Tây thạnh Nam suy,
    Biết làm sao đặng phục quy Nam trào.
    Tướng binh đã dẹp đồng đao,
    Người thời lên núi, kẻ thời đầu Tây.

    Sau cuộc tan rã nầy, Đức Cố Quản trở về Láng Linh, ẩn náu trong túp lều tranh, tu hành để đợi thời cơ thuận tiện:

    Thân Ngài chẳng quản rách lành,
    Ở trong Láng đó lều tranh chời thời.
    Người trung đứng giữa mặt trời,
    Đắng cay bao quản vận thời chớ than.

    Khoảng cuối năm Nhàm Thân (1872), Ngài được sắc chỉ triều đình (?) bảo phải cầm bình chống Pháp trở lại. Thừa mạng lịnh ấy, Ngài khởi nghĩa ở Bảy Thưa, và nhiều nơi khác quanh vùng Láng Linh. Nhưng thình lình, vào ngày 21 tháng 2 năm Quí dậu (1873) quân Pháp kéo đến bao vây ba mặt: mé sông Hậu Giang, miệt Trà Kiết, phía Châu Đốc.
    Thế rồi từ ấy trở đi, Đức Cố Quản biệt vô âm tín. Người ta không còn thấy Ngài ở đâu nữa.

    Suốt đời của Ngài, chỉ nhứt tâm vì đạo vì dân; xả thân để đi tìm lẽ sống hạnh phúc cho người đời, Ngài quả là một vị đệ tử thứ nhứt của Đức Phật Thầy, đã nêu lên gương đại hùng đại lực và bác, ái vị tha cho đời sau noi dấu (1).

  4. #24

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    2- Ông Tăng Chủ (Giữa thế kỷ thứ 19)


    A. Thân thế

    Ông họ Bùi, tên thật là chi không ai biết được cho đến tấm bia trước mộ Ông cũng chỉ biên là Tăng Chủ Bùi Thiều Sư mà thôi. Có lẽ vì Ông là người có công nghiệp rất lớn lao trong việc thừa mạng của Đức Phật Thầy Tây An để lập ra làng Xuân Sơn, và đạo đức quá cao siêu, cho nên người đời quen lệ cữ kiêng mà lên Ông bị quên mất !

    Thấy Ông có đủ tư cách một người thay mặt cho mình để truyền đạo, cùng coi sóc quanh vùng Hưng Thới và Xuân Sơn, Đức Phật Thầy đặt cho Ông cái đạo hiệu là Bùi Thiền Tăng Chủ. Nhân thế người ta gọi Ông là ông Tăng Chủ.

    Ông không vợ không con, nên chi Ông xin ông Đình Tây là con người em về làm con nuôi từ khi ông Đinh vừa khôn lớn.

    Ông Tăng hình vóc cao lớn, miệng rộng, tai dài, bàn tay buông xuống chí đầu gối, tay chân mọc lông rất nhiều, tiếng nói sang sảng mà tâm tinh bao giờ cũng ôn lương thuần hậu. Có người đã ví dung mạo lẫn tâm hồn Ông không khác một nhân vật đời thượng cổ.

    B. Ở Trại ruộng Hưng Thới

    Trong khi Đức Phật Thầy mới vào mở trại ruộng ở Hưng Thới, dưới chân núi Két, xưa có hai làng Xuân Sơn và Hưng Thới, sau sáp nhập tại gọi là Thới Sơn. Ông Tăng là người có công rất lớn trong việc chiêu nạp dân cư và phát phù trị bịnh. Cùng với ông Đình Tây và ông Phạm văn Lăng là những người coi sóc công việc ruộng rẫy hồi ấy, Ông Tăng còn có cái biệt tài ở chỗ thu phục được các mãnh thú, làm cho dân chúng được an ổn làm ăn, khỏi bị nạn khuấy phá.

    Ông thường lui tới Phước Điền Tự để trông nôm mấy thửa ruộng của Đức Phật Thầy giao cho tin đồ ở làm. Nơi này là chỗ trại ruộng mà xưa Đức Phật Thầy để ông Sấm ông Sét (hai con trâu), và về sau, Ngài giao cho Bà hai Mun, nghĩa tử của Ngài đến ở. Ông rất siêng năng công việc: mặc dầu đã có nhiều thân chủ tình nguyện làm công quả và kính trọng Ông là một bậc sư huynh. Ông vẫn không lấy đó làm cao, phàm việc gì từ nặng nhọe cho đến nhẹ nhàng, đều có tay Ông nhúng vào tất cả. Do đó mà có sự phật lòng giữ Ông và ông Phạm văn Lăng (tục gọi là cả Lăng).

    Theo lời của ông Trần Văn Khánh (gọi là ông Chủ Khánh) hiện giờ đang làm Cố Vấn cho Đạo ở làng Thới Sơn kể lại thì một hôm, ông Lăng thấy Ông Tăng vác tre bèn kêu lên, nửa đùa nửa thật mà bảo:
    - Ông sức lực mạnh mẽ quá mà sao vác ít như thế? Thôi hãy vào đây nghỉ với tôi, để tôi cho sắp nhỏ nó vác cũng xong !

    Ông Tăng tuy ngoài miệng không nói rằng chi chứ trong bụng có ý hơi buồn. Ông buồn đây vì lẽ thấy ông bạn ngồi không lại hay ganh tị với những công tác đắc lực của mình, chứ không phải buồn vì tiếng nói. Cho nên từ ấy trở đi, ông xử sự rất dè dặt đối với ông Lăng.

    C. Lập đình Xuân Sơn

    Năm 1859, nghĩa là sau ngày Đức Phật Thầy ? diệt lộ ba năm. Ông thấy dân chúng trong vùng Xuân Sơn đã được trù mật, lại nhân có sự bất đồng ý kiến với ông Lăng, Ông bèn đến lập một ngôi Tam bảo tại làng Xuân Sơn, rồi cùng với ông Bùi văn Tây về ở (chùa nầy lúc đầu cất trước miễu sau chùa, rồi ít lâu đổi hẳn là đình).

    Tuy về đây, ông Tăng vẫn tiếp tục phát phú trị bịnh, và thỉnh thoảng có lời lui nơi chùa Phước Điền và chùa Hưng Thới, để thăm lom công việc và nhắc nhở giáo lý của Đức Phật Thầy cho anh em trong đạo nghe.

    Cũng tại đình nầy, một hôm Ông Tăng đi thăm ruộng về, trời đã tối, khi đến gần cửa Ông trông thấy một con hổ nằm lù lù bèn vệ đường. Thấy Ông, hổ đứng dậy hả miệng rồi cúi đầu tỏ vẻ đau đớn lắm.

    Ông Tăng hiểu ý bèn hỏi:
    - Chắc ngươi mắc xương đó phải không ? Sao không tới đây cho sớm đặng ta cứu cho mà để đến nỗi ốm o quá đỗi như thế nầy vậy !

    Hổ cúi đầu và phục xuống, tỏ ý là lời nói phải. Ông Tăng bảo:
    - Nếu thật mắc xương thì hãy ngay cổ ra, ta trị cho.

    Hổ vâng theo lời dạy. Ông Tăng co tay đấm vào cổ con hổ một cái. Lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệng văng ra một cục xương rất to.

    Ông Tăng cười mà bảo:
    - Thôi hết rồi, hãy đi đi, từ nay ăn uống nên cẩn thận hơn, đừng hồ đồ quá ta cứu không kịp thì nguy đa !

    Hổ cúi đầu vâng lời rồi lui ra. Hôm sau, hổ bắt một con heo rừng đem đến dâng cho Ông Tăng mà đền ơn cứu bịnh. Theo lời của ông Năm Hạnh (rể ông Đình Tây) thì việc trị bịnh cho Hổ lúc Đức Phật Thầy còn, song căn cứ vào lời ông Chủ Khánh và nhiều bậc phụ lão khác thì lúc đó Phật Thầy đã tịch rồi và việc nầy xảy ra tại đình Xuân Sơn. Vậy xin chép theo thuyết của đa số

    Từ đó, đối với các mãnh thú trong vùng Thất Sơn, Ông Tăng không phải là một người thường mà là một vị Thần linh, hay một ông chúa tể. Ông Tăng có thể truyền một lời ra, hầu hết hùm beo đều phải cúi đầu theo lịnh.

    Ông độ đời và nhắc đạo đức một thời gian khá lâu thì tịch tại đình Xuân Sơn, vào ngày 27 tháng 10 năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ Ông còn ở cách đình lối 100 thước, có dựng bia và chép:
    Đại Nam quốc An Giang tỉnh, Tịnh biên phủ, Qui Đức tổng, Thới Sơn thôn.
    Nguyên Tăng Chủ Bùi Thiền Sự, hưởng thượng thọ, Mùi niên thập ngoạt, nhị thập nhựt nhi chung.

  5. #25

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    3- Ông Bùi Văn Tây (1802 1890)


    Theo mộ bia và bài vị hiện giờ còn thấy tại làng Thới Sơn (Quận Tịnh Biên Châu đốc) thì Ông Đình Tây chính danh là Bùi Văn Tây sanh năm Nhâm Tuất (1802), nhằm niên hiệu Gia Long nguyên niên.

    Sinh quán Ông ở nơi nào chưa tìm được người biết rõ. Có người nói Ông gốc ở Nhơn Hòa, có kẻ lại cho Ông ở Năng Gù (hai nơi đều thuộc tỉnh Châu Đốc). Nếu căn cứ theo lời của người rể Ông là Hồ văn Hạnh (tục gọi năm Hạnh) năm nay 86 tuổi, thì Ông khi xưa có một người chú ruột ở tại Năng Gù. Như vậy, thuyết ở Năng Gù có phần đúng hơn.

    Vì theo ở làm con nuôi của người bác là ông Bùi Thiền Tăng Chủ, và được ông nầy giao cho coi sóc ngôi đình Xuân Sơn, cho nên người đời quen gọi là Ông Đình chứ không phải chữ lót là Đình hay Ông còn có giữ chức Hương Đình như nhiều người đã tưởng.

    Ông có hai đời vợ Bà trước (không viết tên) sanh được có một trai tên là Bùi văn Vẹt (ở Năng Gù và đã chết). Khi vợ trước mất, Ông cưới Bà sau tên là Trần thị Của ở làng Thới Sơn. Bà sau sanh hạ được một trai ba gái Trưởng là Bùi văn Sửu, rồi thứ đến Bùi thị Lỹ, Bùi thị Cơ, Bùi thị Nhẫn, đều có chồng con quanh vùng Thới Sơn.

    Ông dáng người mạnh mẽ, không cao lắm, có bề ngang, gương mặt tròn, mà trắng, lúc tuổi già thì râu tốt, mặt trổ đồi mồi và lưng hơi còm.

    Hồi nhỏ Ông có học chữ nho, lớn lên thì chuyên nghề ruộng rẫy. Thích ăn trầu, tánh ôn hòa nhưng quả cảm, không ưa những điều tà vậy.

    Ông quy y với Đức Phật Thầy hồi năm nào không ai rõ được nhưng khi Ngài lập trại ruộng ở Thới Sơn, người ta thấy có Ông đến ở đó cùng với ông Tăng Chủ và ông Phạm văn Lăng rồi.

    A. Chữa bịnh giúp đời

    Là môn sinh của Đức Phật Thầy, Ông cũng như các vị đại đệ tử khác, biết phát phù trị bịnh và lại còn có tài đặt biệt về cách cắt nẻ nữa. Ông cắt bằng miểng chén bể, băm xuống rất sâu, và bất luận bịnh gì cũng trị được. Nhiều bịnh tà quái đem đến, Ông chỉ cắt cho một người rồi mấy người khác xem thấy phải khiếp sợ, trốn về mà hết bịnh.

    B. Việc bắt sấu thần

    Nói đến tiểu sử ông Đình mà không kể qua việc Ông vâng lịnh Đức Phật Thầy đi bắt sấu thần, tưởng là một điều khuyết điểm lớn.

    Theo như nhiều người ở vùng Láng Linh đã nghe biết và kể lại thì Đức Phật Thầy một đêm kia thình lình kêu Ông Đình đến mà bảo rằng: « Hiện giờ ở dưới Láng có người sanh sản mà không ai tiếp giúp, vậy Ông mau tới đó mà cứu hộ người ta ».

    Vâng lịnh Thầy, Ông Đình bôn ba tìm riết đến nơi thì quả thật, có một người đàn bà đang chuyển bụng rên la trong một cái lều con giữ đồng, trong lúc chồng con không thấy một ai ở nhà hết.

    Ông Đình lớp nào lo chặt lau làm gường, đốn đưng dừng vách để gấp rút giúp cho người đàn bà kia kịp có chỗ nơi sanh đẻ.
    Trời rạng đông, người chồng mới về đến. Anh ta hay vợ đã sanh rồi và may nhờ có người đến kịp giúp đỡ thì chi xiết vui mừng, bèn lạy tạ ơn Ông Đình và kể rõ đầu đuôi rằng y tên là Xinh, vì nghèo quá nên phải đi bắt rùa, bắt rắn để bán kiếm tiền mà độ hồ khẩu.

    Thoắt trông trong giỏ của Xinh, thấy có một con sầu con mình mẫy đỏ hết xem rất đẹp, Ông Đình liền tỏ ý muốn mua con sấu ấy về nuôi chơi, Xinh vì cảm ơn rất hậu nên không bán, xin hiến đứt cho Ông Đình.

    Khi trở về, Ông Đình thuật lại công việc đi làm phước xong và đem khoe con sấi với Đức Phật Thầy một cách sung sướng.

    Xem qua con sấu, Đức Phật Thầy biết vật ấy là sấu thần, Ngài bảo Ông Đình hãy đem mà giết đi, nếu để thì sau nầy nó sẽ gây tai hại cho trần gian vô kể.
    Ông Đình nghe vậy cũng có lòng lo, song xem đi xem lại thấy sấu đẹp quá nên không đánh giết, bén lén Thầy, đem giầu sấu vào một nơi, cột dây nơi chưn chắc chắn rồi nuôi dưỡng cẩn thận.

    Được ba năm săn sóc như vậy, con sấu trở nên to lớn. Bỗng một hôm đứt dây bò đi mất. Ông Đình chẳng dám giấu Đức Phật Thầy, nên đem đầu đuôi mà bạch lại cho Ngài rõ. Nghe xong Đức Phật Thầy than thở vô cùng, Ngài mới cấp cho Ông Đình một lưỡi câu, một sợi dây, một lưỡi mua và hai cây lao, dặn hãy giữ gìn phòng khi trừ con sấu ấy. Hiện giờ những vật ấy còn để tại nhà ông Năm Hạnh (rể thứ tư của Ông Đình). Lưỡi câu dài một tấc bốn phân rưỡi (đo bề ngay), ngạnh bén và dài năm phân ba ly. Lưỡi mun thì bị mẻ một góc ở đít, bề dài tấc sáu phần, có lỗ ở hậu như cây đục tông để tra cán. Hai mũi lao nhọn và dài mỗi mũi năm tấc. Tất cả đều rèn bằng sắt. Còn sợi dây thì se tơ, đầu đũa ăn, bề dài hồi trước 16 thước, nhưng bây giờ đã đứt và mất di nhiều.

    Trải một thời gian, gặp mùa nước nổi, sấu ấy có trườn lên ở vùng Láng Linh, rượt bắt người vật làm cho dân chúng quanh đây đều kinh khủng. Người ta đến báo với Ông Đình. Nhưng cứ mỗi lần Ông mang bửu bối đến thì sấu ấy mất tăm, không tìm đâu được.

    Thấy sấu sợ uy Ông Đình như vậy, cho nên hễ cứ mỗi lần nó trườn lên toan làm dữ, thì dân chúng hè nhau vừa chạy vừa hô lên:
    - Bớ Ông Đình ơi ! ông Năm chèo dậy.

    Mà lạ thay ! Hễ nghe được bấy nhiêu lời kêu gọi thì sấu lại lặn mắt, chừng như nó hết sức ghê sợ pháp thuật của Ông Đình. Người đời quen gọi « ông năm chèo » là ý nói sấu ấy có năm giò, nhưng hỏi ra hầu hết các bậc phụ lão ở vùng Thái Sơn và Láng Linh thì chỉ nói có ba chèo mà thôi. Bởi xưa kia Ông Đình cột dây vào chưn sấu chặt quá cho nên lâu ngày dây ấy siết lần, rồi đến sau đứt hẳn đi một chân, nên sấu mới thoát được. Vậy ba chèo hay năm chèo, thuyết nào đúng hơn ?

    Đã nhiều phen tới lui như thế mà không lần nào gặp được sấu thần. Lần chót, Ông Đình lưu? Láng Linh chờ đợi ngót nửa tháng mà sấu vẫn bặt tăm, Ông bèn kêu nói giữa thanh không rằng:
    - Nếu sấu thần nhà ngươi chưa tới số thì từ nay hãy yên lặng, đừng nổi lên phá hại óm làng nữa. Còn như mạng ngươi đã hết thì nên sớm chịu lịnh Trời đừng để ta phải lâu ngày nhọc công chờ đợi !

    Thế rồi từ ấy trở đi, sấu không còn trườn lên nhiễu hại lương dân nữa.

    Có người nói khi Đức Cố Quản bại trận tại vùng Bảy Thưa, nhằm mùa nước nổi, quân Pháp sau lưng bắn phá rất gấp mà trước mặt thì đế sậy đặc dày, ghe chống đi không được. Lúc ấy sấu thần bỗng nhiên nổi lên đi trước, rẽ đường rạp sậy cho truyền của Ngài dò theo, nhờ vậy mà Ngài và binh sĩ trận ấy thoát thân mới kịp.

    Sấu thần hiện giờ ở đâu, và bổn phận ông Đình còn phải làm gì đối với sầu ấy nữa chăng, đại đa số quần chúng đang đánh một con dấu hỏi to tướng về vấn đề nầy.

    C. Lúc trở về già

    Để cho tiện việc ở ăn của gia quyến, ông Đình có tạo riêng một nếp nhà tranh gần đình Xuân Sơn (kế chỗ mộ phần của ông ngày nay) cách xa trại ruộng Thới Sơn độ tám trăm thước.

    Lúc tuổi già, ông giao lại công việc ruộng rẫy cho các con coi sóc để chuyên lo tu luyện và cứu độ người đời. Khi Pháp đến đánh chiếm tỉnh An Giang, ông đã ngoài sáu mươi tuổi, lòng tuy nhiều phen sôi nổi vì cái nghĩa tấc đất ngọn rau, nhưng xét lại sức mòn hơi tàn, nên ông đành ôm hận mà gởi hồn vào mấy đoạn Kim Cang, mấy thiên sách mọt.

    Ngày 23 tháng 2 năm Canh Dần (1890), ông đang mạnh, bỗng ăn uống không được trong bốn năm ngày rồi tịch, thọ được 88 tuổi. Có người nói Ông tịch ở ngoài sân, trong khi đang săn sóc mấy dây trầu. Trước khi tịch, ông có dặn người nhà chỉ trải một chiếc đệm trên tấm ván rồi để linh thể ông gói lại mà chôn, chứ không được tẩn liệm vào quan quách chi hết. Hiện nay mộ phần của ông còn tại làng Thới Sơn, có dựng bia và khắc những chữ:

    Đại Nam quốc An Giang tỉnh, Tịnh Biên phủ, Quy Đức tổng, Thới Sơn thôn.
    Nguyên Bùi, húy Tây, hưởng thượng thọ bát thập bát tuế, Canh Dần niên, nhị ngoạt, nhị thập tam nhựt nhi chung.

    Bên cạnh có mộ của Bà (bà sau), và gần đó có mộ của ông Bùi Thiền Tăng Chủ. Khách thập phương mỗi khi đến viếng vùng Thất Sơn và chùa Thới Sơn, thường không quên đến viếng mộ của ông.

  6. #26

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    4- Ông Nguyễn Văn Xuyến (1834-1914)


    A. Thân thế

    Ông Nguyễn văn Xuyến sanh năm Giáp Ngọ (1834), nhằm đời Minh Mạng thứ 15. Bởi ông được liệt vào hàng đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, cho nên người đời quen gọi là ông Đạo Xuyến.

    Tướng ông vừa người, mặt thon, tóc thường cạo vanh chung quanh rồi búi ở giữa, nên ông luôn luôn bịt một chiếc khăn chín chỉ phủ kín từ đầu xuống chí mép tai ông thường mặc đồ vải dà, thỉnh thoảng cũng có đi giày hàm ếch đen. Thích hút thuốc điếu, và mỗi khi có tân khách vui vầy. Ông cũng có dùng một đôi nhắm rượu.

    Ông có hai đời vợ. Vợ trước ở Cái Vừng (Phú Thuận, Châu Đốc) là bà Phạm Thị, sanh được sáu người con: Nguyễn Thị Đinh, Nguyễn Văn Tồn, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Thị Nhựt và Nguyễn Văn Tờn.

    Khi vợ trước mất, ông cưới bà vợ sau tên là Thị Khoảnh, ở làng Bình Long (Châu Đốc) chỉ sanh được có một gái là Nguyễn Thị Nhờ. Hiện nay miêu duệ của ông còn thấy có một người cháu ngoại là Nguyễn Văn Điệu (con của bà hai Đinh), ở chùa Châu Long Thới (Bình Long), năm nay 72 tuổi.

    Quê ông ở Ba Giác (Quận Mỏ Cảy, tỉnh Bến Tre). Vì bồ côi cha từ khi còn nhỏ cho nên ông và người em là Nguyễn Văn Thới (Xin đừng lầm với ông Ba Thới) phải nhờ sự làm lụng hết sức vất vả của mẹ mới nuôi được đến lớn khôn. Ông có học chữ nho và lúc đến cất chùa ở Bình Long, người ta thấy ông biết làm thuốc Bắc.

    B. Buổi thiếu thời

    Năm 1817, nhân có vụ tàu Pháp bắn phá cửa Đà Nẳng, triều đình lo sợ, chuẩn bị quân sĩ để chống lại. Lúc ấy ở các tỉnh phía Đông Nam Kỳ, dân tráng cũng bị buộc nhập ngũ tòng quân để phòng ngự thành Gia Định, làm cho dân chúng xôn xao, nhiều người ở miệt Định Tường và Bến Tre cũng mà bỏ nhà dời đi xứ khác.

    Thân mẫu của ông thấy vậy rất lo sợ sẽ có sự loạn lạc xảy ra, hơn nữa, tuổi ông lúc bấy giờ cũng được lối mười ba mười bốn, thì không còn mấy năm nữa sẽ phải tòng quân, cho nên bà rời bỏ Ba Giác, đem con thẳng lên Trà Đư (Quận Hồng Ngự, tỉnh Châu Đốc) là quê quán của Bà mà tá túc với một người em ruột. Nơi đây, ông theo người cậu để làm ăn, kiếm tiền độ nhựt.

    Có một hôm ông cùng với cậu bơi xuồng đi đồng. Chẳng rõ ông làm phật ý người cậu thế nào mà ông bị cậu đánh và đuổi lên bờ. Không trở về nhà, ông quá giang thuyển của một người khách thương, đỗ ra vàm Hồng Ngự rồi thẳng xuống Đốc Vàng Hạ (thuộc làng Tân Phú, tỉnh Long Xuyên), vào làm con nuôi cho một bà già kia, không con cái.

    Ở đây một thời gian, gặp mùa lúa chín, ông đi coi chim gần chùa Đốc Vàng Hạ. Nhân thường tới nghỉ trưa trong chùa, nên vị Hòa Thượng ở chùa nầy được dịp thấy ông diện mạo khôi ngô, và hỏi thăm lai lịch. Sau khi biết rõ, vị Hòa Thượng thân hành đến xin với bà già nuôi ông, cho ông được về ở chùa.

    Từ đây, ông bắt đầu tu niệm và học hành kinh luật của nhà thiền. Bởi ông tánh tình hiền hậu lễ phép, nên được vị Hòa Thượng rất thương yêu tín cậy.

    Qua một thời gian lối hai năm thì vị Hòa Thượng chùa Đốc Vàng Hạ tịch. Trước khi tịch, vị Hòa Thượng kêu ông đến mà bảo:
    - Thầy sắp lên giàn hỏa mà diệt độ, vậy trong đống tro tàn ấy, Thầy để lại cho con một lóng tay cái, con khá lấy mà làm phép hộ thân.

    Quả thật, khi vị Hòa Thượng ấy thiêu mình xong, ông vào tìm được lóng tay như lời dặn. ông bèn may đãy mà đeo luôn vào mình, rồi từ ấy bắt đầu vân du lên vùng Thất Sơn, luyện phép và tầm sư học đạo thêm; nhân thế, ông mới có dịp quy y với Đức Phật Thầy.

    C. Trên đường Đạo Pháp

    Năm Canh tuất (1850), sau khi lặn lội lên vùng Thất Sơn, ông trở về núi sam, quy y với Đức Phật Thầy, lúc ấy ông vừa đúng 17 tuổi.

    Khác hơn các vị đại đệ tử khác của Đức Phật Thầy. ông không có ở trại ruộng nào và cũng không ở thường trực tại chùa Tây An núi Sam, ông được Đức Phật Thầy dạy đóng một chiếc xuồng nhỏ rồi chạy buồm mà đi, mỗi khi thuyền đến đâu hết gió là ghé vào truyền đạo. Do đó mà từ miệt Bà Rịa trở xuống miền dưới, đâu đâu cũng có vết chân của ông.

    Theo lời thuật của ông Nguyễn văn Điệu thì trong lúc giáo đạo ở miền dưới, một hôm, nhân trời tối, ông ghé vào nhà nọ để nghỉ nhờ một đêm. Người trong nhà sai khi niềm nỡ hỏi chào xong, bỗng quỳ phục xuống đất lạy ông rồi thú nhận rằng mình không phải là chủ nhà, mà thật ra là ma quỉ, vì phá phách lộng hành quá nên chủ nhà không ở được, phải bỏ mà đi, nay thấy ông đến, xem rõ là bậc cái thế siêu phàm nên đồng xin quy phục. ông lấy lời đạo đức vỗ về và bảo bọn yêu quái ấy từ nay nên quày đầi tu niệm, không được phá rối người đời nữa. Bọn quỷ ấy râm rấp vâng lời.

    Sáng ra, ông kiếm người để nhắn cho chủ nhà hay mà trở về, song chủ nhà không tin, sợ lầm mưu yêu quái. Túng thế, ông phải tìm đến tận mặt họ để nói rõ đầu đuôi rồi dẫn trờ về nhà.

    Muốn cho được chắc chắn từ nay yêu quái không còn có nữa, chủ nhà yêu cầu ông ếm đối cúng kiếng và lưu lại đó ít lâu làm tin. Ông bèn cho dọn lể vật ra làm tiệc khao, rồi kêu lên mà bảo:
    - Nếu bọn yêu quái chúng bây bằng lòng đi khỏi nhà này thì hãy nhậm lễ làm tin thử nào!

    Ông nói vừa dứt tiếng, tất cả đũa trên bàn đều rung động và gom vào chén, tỏ ý vâng lời. Từ ấy nhà nầy êm tịnh và dân làng theo về tu niệm rất đông.

    Cứ như thế, ông đem pháp thuật để cứu đời và giáo đạo, lâu lâu lại trở về núi Sam để thăm viếng và học hỏi thêm với Đức Phật Thầy, rồi lên Thất Sơn để luyện thêm bí pháp.

    Theo lời nhiều bậc phụ lão kể lại thì ông thường dùng cây dâu đẽo thành nhiều hình nhơn nho nhỏ rồi để và ruột ngựa, mang lên núi để luyện phép. Đến nơi, ông vùi những hình nhơn ấy xuống đất, đoạn ngồi luyện, mãi đến khi được thiêng, những hình ấy tự mình dưới đất chui lên, đi chạy trên mặt đất ông mới thôi. Trong lúc ngồi luyện, nhiều khi có rắn rít cọp beo đến gầm thét bao vây, nhưng ông vẫn điềm nhiên không hề ghê sợ.

    Ngoài những việc huyền diệu kể trên, ông còn có nhiều phép lạ như đi trên cầu bằng sậy ngang mương mà không gãy, bắt hổ báo để cỡi đi trong núi làm vật đỡ chơn mà hổ phải cúi đầu v.v… không thể kể hết.

    D. Đến Bình Long

    Thấy ông đi đây đó và lên non luyện phép mãi, Đức Phật Thầy một lần nọ bảo ông:
    - Ông muốn tu thành Phật không được đâu. Hãy lo cho quốc vương thủy thổ đã !

    Lĩnh hội được ý của Thầy, ông đến Cái Vừng cưới em ruột của ông Phạm Văn Công – là người có quen thân từ hồi đi truyền đạo ở Bà Rịa về làm vợ, và về sau, ông theo chỗ đã chỉ của Đức Phật Thầy mà dựng lên tại làng Bình Long một ngôi chùa để mở cơ hóa độ quần sinh. Khi Ông cất chùa tại Bình Long thì bà vợ trước Phạm Thị đã tịch rồi. Tại đây, bịnh nhơn đến rất nhiều, làm cho ông có dịp giúp đời và phổ truyền cái tư tưởng học Phật tu nhân mà Đức Phật Thầy vẫn luôn luôn nhắc nhở.

    Ông tuy dựng chùa Châu Long Thới nhưng thường lên xuống và ở chùa Đốc Vàng H ạ nhiều hơn. Vì theo ông, nơi đây là dấu cũ. Bởi vậy khi ông tịch rồi, bà vợ sau của ông Thị Khoảnh vẫn còn giữ gìn ngôi chùa nơi Đốc Vàng Hạ cho đến khi bà mất.

    Ông cứu binh giúp đời đến năm 81 tuổi thì tịch. Trước khi tịch, có cô gái thứ hai (Nguyễn Thị Đinh) và người rễ đến thăm, ông vui vẻ nói:
    - May mắn quá ! các con hôm nay đến đây là một dịp để cho Thầy được thấy mặt !

    Các con Ông đều kêu Ông bằng Thầy. Thế rồi chiều lại, ông cùng ăn thịt heo rừng và vui vẻ trò chuyện với các con trong nhà Cả Tồn (con thứ ba của ông) ở cạnh chùa Châu Long Thới (lúc đó ông vẫn còn mạnh khỏe như thường). Đến khuya, ông phát lên khò khè rồi nằm êm cho đến 5 giờ sáng thì tịch. Tại linh vị của Ông ở chùa Bình Long thì để là Ngọ thời mạng chung, song thật ra là Dần thời (5 giờ sáng) mới đúng. Hôm ấy nhằm ngày mùng 4 tháng 8 năm Giáp Dần (1914). Các đệ tử hay tin đều đau đớn vô cùng, thương tiếc như mất cha, mất mẹ.

    Mộ phần của ông hiện giờ còn thấy tại sau chùa Châu Long Thới, đất đã sủng xuống, không có dựng bia. Vì trước kia đã theo lời dặn của ông mộ để bằng chứ không có đắp nấm. Ngày nay, chùa Châu Long Thới là một di tích của ông. Trong chùa có ba tượng cốt bằng đá, do chính tay ông hồi xưa đã thỉnh được trên vùng Thất Sơn đem về thờ. Nghi thức thờ phượng thì đúng y chân giáo của Đức Phật Thầy.

    Có một điều là khách thập phương sang đây, nếu xem kỹ, sẽ lấy làm lạ về họ của ông. Vì trong chùa có hai linh vị, một tấm lớn để:
    Quy y Phật Tam Bửu đạo nhơn Nguyễn văn Xuyến linh vị.

    Và một tấm nhỏ, thờ chung với Đức Cố Quản, đề:
    Kỉnh thành Ông Đạo Trần văn Xuyến an tại.

    Trần và Nguyễn, họ nào mới thật là họ của ông ? Hỏi ra tường tận thì ông thật là họ Nguyễn, còn họ Trần là họ mà người sau đã theo lòng phái của ông để viết ra đó thôi.

  7. #27

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    5- Ông Đạo Ngoạn (1820 1890)

    A. Thân Thế

    Ông Đạo Ngoạn nguyên danh là Đặng Văn Ngoạn, sanh năm Canh Thìn (1802) nhằm Minh Mạng nguyên niên. Theo quyển « Đạo Ông giảng tập » bằng văn nôm, chép theo thể thượng lục hạ bát, lời lẽ thận trọng đáng tin cậy nhưng không rõ tác giả là ai, thì ông Ngoạn là một trong « thập nhị hiền thủ » của Đức Phật Thầy Tây An ngày xưa. Chính thế mà thời nhân quen gọi ông là ông Đạo Ngoạn.

    Sinh quán ông tại làng Nhị Mỹ, tổng Phong Thạnh, quận Cao Lãnh, tỉnh Định Tường (nay là tỉnh Đồng Tháp). Trong lòng sông Cần Lố, thuộc xẻo rạch Trà Bông (Đồng Tháp Mười).

    Ông có ba đời vợ. Vợ đầu tiên tên Thị Nhị, vợ giữa là Thị Thu, vợ sau tên Nguyễn Thị Huê (?). Vợ đầu bà vợ giữa không con. Vợ sau tức là Thị Huê, ở với ông chỉ sanh được một trai là Đặng Công Hứa. Hiện nay Công Hứa còn sống, tuổi thọ được 76, nối chí cha và đang trụ trì tại chùa Trà Bông (1).

    Năm ngoài 20 tuổi, ông Ngoạn còn một mẹ già, một người anh và một em gái. Sau khi đã cần mẫn làm ăn lập được một khoảnh ruộng vườn khả dĩ nuôi sống đủ gia đình, ông xin phép mẹ cho thong thả tìm nơi dưỡng tính tu tâm, vì ông cảm thấy « lòng bồ đề của mình đã bắt đầu nảy nở ». Mẹ ông thuận cho. Ông liền vào rạch ông Bường, lựa một nơi thanh vắng để tịnh niệm.

    Trong thân tộc của ông có người ghét bỏ đến cáo với làng rằng ông ngầm mưu làm chuyện bất lương chứ không phải thực tâm tu tỉnh. Làng bắt ông ra nhà việc Cây Me (bây giờ là Doi Me) để tra hỏi. Anh ông là Bổn Chính hay tin phẩn nộ không cùng, Chính đến nhà làng Phản đối rồi cũng bị bắt luôn.

    Bấy giờ có người bà con với ông có thế lực, đang làm chức Quản Khám tại Mỹ Trà (Cao Lãnh) đến can thiệp nên hai anh em ông được tha. Từ đó ông Ngoạn buồn lòng, lập chí về non tu tỉnh để tránh cuộc đời dua mị đê hèn của thế nhân chen lấn.

    B.Đến núi Sam

    Tháng chạp năm canh Tuất (1850) khi biết tin Đức Phật Thầy Tây An được phép nhà cầm quyền tỉnh An Giang cho vào núi Sam truyền đạo, ông Ngoạn liền từ giã mẹ, tìm đến tận nơi để xin quy y. Với bẩm chất hiền lương điềm đạm, mới đầu ông được Đức Phật Thầy ủy cho vào núi Voi hiệp cùng ông Bùi Văn Thân, tức Tăng Chủ Bùi Thiền Sư mở ruộng lập nhà, chùa rồi 14 tháng sau, ông được Đức Phật Thầy đổi về núi Sam hiệp cùng ông Đạo Thạch để giúp Ngài trong việc phát phù trị bịnh và xem sóc trong chùa Tây An.

    Trong thời gian ở đây, ông được Đức Phật Thầy tin yêu lắm. Đến những chuyện truyền đạo và thù tiếp với những bậc nho giả bốn phương, Đức Phật Thầy nhiều khi giao phó cho ông được trọn quyền định liệu.

    C. Trở về Trà Bông


    Suốt bốn năm theo hầu hạ bên Thầy để học điều đạo nghĩa, ông Ngoạn tự thấy tâm hồn nhẹ nhỏm vui tươi. Bỗng một hôm, Đức Phật Thầy kêu ông lại gần mà bảo phải trở về Trà Bông để « bảo dưỡng mẹ già » và phải « tìm nơi kết tóc » để sanh con nối hậu, vì nợ trần của ông còn nặng. Tuân lịnh Thầy, nhưng ông Ngoạn còn bịn rịn, xin nán lại ít ngày để thu xếp công việc trong chùa rồi sẽ trở về quê quán.

    Chuyện bay ra ngoài, Thị Nhị là một tín đồ của Đức Phật Thầy, bấy lâu lo việc nấu nướng ở liêu sau, nghe tin bèn đến tận mặt ông Ngoạn nguyền xin trọn đời theo ông để « nâng khăn sửa trấp ». Ông Ngoạn bằng lòng. Hai người dẫn nhau đến trước Đức Phật Thầy trình bày ý định và xin Ngài cho phép đi về Trà Bông.

    Đức Phật Thầy nói: « Việc ấy tùy ý các con. Nhưng sau nầy, riêng Đạo Ngoạn phải chịu nhồi quá: nghèo nàn đến nổi vận khố, đi giữa chợ đông, khốn cùng, đến đỗi trèo non lội suối để trốn tránh, cho đến năm 60 tuổi mới được thảnh thơi nhàn hạ ».

    Ngày rằm tháng 7 năm Giáp Dần (1854) ông Ngoạn cùng vợ rời núi Sam, về Trà Bông viếng mẹ rồi lập một ngôi chùa tại vàm. Từ ấy chuyên lo chữa bịnh và phổ thông mối đạo.

    D. Mối oan khiên


    Với phương tiện tại gia cư sĩ và học Phật tu nhân, ông Ngoạn nhất đán đã thu phục được hàng ngàn tín đồ. Vì thế Thị Nhị sanh lòng lợi dụng, thâu nạp của tiền, vật thực, chứa đựng đầy rương đầy lẫm. Mặc dù ông Ngoạn đã hết lời giảng dứt cấm ngăn, Thị Nhị vẫn làm liều không kiêng nễ chi hết.

    Một ngày kia chùa bỗng dưng phát hỏa, cháy sạch của tiền mà Thị Nhị bấy lâu dành trữ. Kế tiếp, nạn binh lửa do Pháp vào chiếm đóng Nam Kỳ tràn lan khắp nơi, ông Ngoạn cũng như muôn ngàn người khác, phải đem gia đình truân chuyên lánh nạn.

    Năm 1867, quân Pháp cưỡng chiếm 3 tỉnh miền Tây và lập trật tự ở Nam Kỳ, ông Ngoạn trở về dựng lại chùa xưa, bổn đạo quy tụ rất đông, sự chữa trị của ông càng linh mầu hơn trước nữa.

    Phen nầy Thị Nhị thâu thập của tiền đem về gởi cho quyến thuộc, lại còn sanh tâm chống báng với ông Ngoạn mọi điều… Tín đồ của ông Ngoạn thấy vậy không dằn được lòng căm tức, yêu cầu ông cản ngăn. Thị Nhị thấy thế lại càng kiếm chuyện hành hung, buộc ông Ngoạn phải giao hết chùa chiền, giao hết quần áo đang mặc trong mình chớ không được chừa lại một món chi cả. Nhị viện lý là nhờ công của mình chắc mót.

    Ông Ngoạn chỉ còn tay không với một cái quần đùi, để mặc ý cho Thị Nhị dở chùa chở đi nơi khác, ông chẳng hề hở môi phàn nàn than trách.

    Tín đồ của ông rất đổi thương tâm, xúm nhau kẻ giúp lá người cho cây và ra công cất lại cho ông ngôi chùa khác.

    Nhưng oan quả vẫn chưa thôi, Thị Nhị sai khi dở chùa về cất tại giòng Thá La gần đó lại đến bắt ông về ở. Túng quá, ông Ngoạn chẳng biết làm sao với người ngoan phụ, chẳng lẽ mình tu hành mà mãi rầy rà, ông liền ẩn lánh lên miền Thất Sơn, với ý định là mong Thị Nhị quên ông, hay có chồng khác đi cho ông khỏi bận.

    Nhưng sau đó ít hôm, Thị Nhị dò biết được tin, bèn gom góp của tiền, lên núi Két là chỗ địa cầu của Thất Sơn, cất am ở đó để chận đón ông Ngoạn.

    E. Sang Tà Lơn

    Biết là chuyện không hiền, ông Ngoạn sau khi chu du cùng khắp Thất Sơn, ông kết bạn với ông Tường (không rõ người gốc tích ở đâu) rồi rủ ông nầy sang Tà Lơn tìm nơi tỉnh dưỡng.

    Trong khoảng ở Tà Lơn, ông luyện được rất nhiều phép thuật. Có bận ông bảo ông Tường đem rỗ của ông đã đươn được trên non xuống Sốc Thổ để đổi gạo về ăn. Ông Tường sợ lạc đường, lại sợ thú dữ nên từ chối không đi. Ông bảo ông Tường cứ đi, ông sẽ cho hùm thiêng dẫn lối. Ông Tường đánh bạo ra đi. Thế là quả thật, có cọp đi trước kêu chừng và giữ gìn cho ông Tường một cách cẩn thận.

    Ở Tà Lơn một độ. Ngày kia thình lình ông Ngoạn rơi lụy mà boả ông Tường rằng: « Chư thần cho tôi hay: hiện nay mẹ tôi ở nhà đau nặng, đang nguyện vái và mong mỏi tôi về. Vậy chú liệu xem có thể một mình ở lại hay cùng về với tôi ?».

    Ông Tường nghe sao hay vậy chớ trong lòng bán tin bán nghi. Nhưng khi hai người về đến Trà Bông thì quả thật, thân mẫu của ông Ngoạn còn đang trầm kha trên giường bịnh.

    F. Lên núi Két


    Lo thuốc thang cho mẹ vừa mạnh, ông Ngoạn lại phải nghĩ đến việc mưu sinh, vì lúc nầy, đúng y như lời Phật Thầy mách trước ngày xưa, ông Ngoạn thật nghèo nàn vất vả, chỉ có một cái khố rách che thân mà thôi. Ông phải lên núi Két hái thuốc, nấu thuốc cao, thuốc dán để đổi kiếm chút tiền nuôi mẹ và độ hồ khẩu cho mình. Hồi nầy Thị Nhị đã trở về giòng Tha La, ông không còn lo vì sự trở ngại lôi thôi ở núi Két nữa.

    Theo tài liệu trong « Đạo Ông giảng tập » thì khoảng nầy ông Ngoạn hiệp cùng ông Bùi Văn Thân ông Cả Lăng, ông Chủ Dương, chấn chỉnh tại chùa chiền trong làng Hưng Thới. Và cũng chính lúc nầy ông bí truyền tâm pháp cho ông Từ Đọt (hay từ Lão) một đệ tử của Đức Phật Thầy – và dặn dò công việc truyền đạo cho ông nầy trước khi ông Ngoạn rời khỏi Thới Sơn.

    G. Dựng lại chùa Trà Bông

    Rời Thới Sơn, ông Ngoạn trở về Trà Bông viếng mẹ. Một hôm, mẹ bảo rằng: Mẹ nghĩ con thì tuổi một ngày một lớn; mà mẹ thì mỗi lúc một già, nay mai mẹ nhắm mắt rồi, mẹ sẽ không vui lòng mà để con ở lại với cảnh lao đao khổ cực như vầy mãi mãi. Nên mẹ đã lựa cho con một chỗ tại làng Mỹ Long, con hãy sớm mà lo lập lại cho rồi gia thất.

    Vâng lời mẹ, ông Ngoạn xuống Mỹ Long cưới vợ. Bà ấy tên là Thị Thu: tánh nết thuần hòa, dung tư đứng đắn. Không bao lâu bà đã lo làm lụng có một số vốn và mua muối đổi được một số lúa khá nhiều. Bà định giúp ông Ngoạn để dựng lại chùa chiền, chấn bưng đạo đức.

    Nhưng Thị Nhị với tấm lòng sâu độc, đem ghe từ giồng Tha La xuống Cái Sao Hạ (Mỹ Long) a vào nhà chở hết lúa và muối mà bà Thu đã dày công dành dụm. Thấy việc quá ngang trái, Hương Chủ Sắc là người có thế lực nhứt trong vùng, đến cản ngăn và thóa mạ Thị Nhị, nhứt quyết không cho chở lúa. Ông Ngoạn thấy vậy can ông Chủ Sắc và tự nhận là nghiệp quả của ông, vì theo lời tiên tri của Đức Phật Thầy, đến năm 60 tuổi sắp lên ông mới được thong dong rổi rảnh. Ông Chủ Sắc không biết tính sao, vì không có nguyên cáo, ông đành để cho Thị Nhị tự ý tung hoành.

    Nhưng trời vẫn còn tựa người lành, bà Thu lại ra sức làm lụng nuôi mẹ giúp chồng, ít lâu tiền bạc có dư, bà theo ông Ngoạn về Trà Bông cất lại ngôi chùa ngay nền ngày trước, mà ông Ngoạn vì lánh Thị Nhị đã bỏ hư, và nổ lực vung trồng ruộng phước.

    Bổn đạo nghe tiếng trở về thăm viếng và nghe thuyết Pháp rất đông. Nhưng công cuộc phổ truyền đạo đức đang tiến hành hiệu quả thì bỗng bà Thu mang bịnh ngặt mà qua đời. Ông Ngoạn lại phải một phen bận lòng lo lắng. Ông giao hết của cải của bà Thu cho hai người cháu là Hai Nhẫn và Bảy Truyền rồi đóng cửa mà chuyên lo kinh kệ. Năm ấy ông ngoài 50 tuổi.

    H. Chữa bệnh thời khí

    Năm Giáp Tuất (1874), bệnh thời khí hoành nhiều nơi làm cho nhân dân nhộn nhàng kinh sợ không làm ăn được. Hương chức làng Nhị Mỹ thấy thế hội nhau bàn tính, rồi kéo đến chùa Trà Bông thỉnh cầu ông Ngoạn chữa trị.

    Vốn sẳn lòng đạo đức, lại giỏi về khoa cứu chữa bịnh nầy từ khi còn gần gủi bên Đức Phật Thầy, ông Ngoạn liền đem hết năng tài thi thố. Công hiệu của sự trị binh và quần chúng kéo tới đông đảo thế nào, thiết tưởng đoạn văn dưới đây trong tập « Đạo Ông giảng tập » đủ miêu tả rõ.

    Đạo ông pháp thuật gắn keo,
    Ra oai Phật lực cứu điều muôn dân.
    Chuyển xoay kinh chú như thần,
    Ôn hoàng dịch khí một lần phải kiêng.
    Phù linh hay tợ thuốc tiên,
    Phun đâu giải đó mạnh liền như xưa.
    Tổng nào tỉnh ấy đều ưa,
    Biết bao nhiêu kể người ta đông vầy.
    Kẻ lui người tới dẫy đầy,
    Dòng sông chật nức ghe cây chen luồn.

    Sự đông đúc hiện giờ đến đổi làm cho quân Pháp ở Định Tường kinh sợ. Họ xuống lệnh cho nhà chức trách ở Sa Đéc quan sát coi nếu thật là gian đạo sĩ « hội dân làm loạn thì cấp tốc bắt ngay ». Nhưng lúc này giới hữu quyền ở đây phần nhiều đều cảm phục uy đức của ông Ngoạn, họ mật bàn với nhau, thỉnh sắc thần đem về để sau hậu tổ chùa Trà Bông rồi báo về tỉnh đường rằng sự tụ hội đông đảo là để cầu an bá tánh và cúng thần chớ không chi lạ. Nhờ vậy mà từ ấy sự lui tới của dân chúng mới yên. Ngày nay tại chùa Trà Bông vẫn còn để thờ Long Đinh, ấy là nếp cũ ngày xưa vẫn còn roi dấu.

    I. Sanh còn và tịch diệt

    Từ khi bà Thu là vợ giữa của ông Ngoạn mất đi, ông không hề nghĩ đến việc tục huyền nữa. Nhưng mẹ ông không nghe, thường dạy ông lấy vợ để sanh con nối hậu.

    Nhớ lời Thầy xưa và tuân theo lệnh mẹ, ông Ngoạn cưới bà Nguyễn thị Huê ở rạch Cái Vừng (thuộc làng Nhị Mỹ) về coi sóc trong ngoài và sớm hôm nuôi dưỡng từ mẫu. Bà nầy đức độ thanh cao, làm ăn giỏi giắn. Trong việc giúp đỡ bịnh nhân và tiếp đãi tín đồ của ông Ngoạn lúc sau nầy, một phần lớn nhờ ở bàn tay của bà giúp sức.

    Căn cứ theo bài du ký Đế Thiên (có lẽ là của ông Đặng Công Hứa) thì năm ông Ngoạn đúng 60 tuổi, tức là năm Canh Thìn (1880), ông nằm mộng thấy có Khổng tước bay đỗ vào lòng, rồi trong năm ấy bà Huê thọ thai và sanh hạ một trai. Nhân thấy điềm ứng chim công, ông Ngoạn theo đó mà đặt tên con là Đặng Công Hứa. Cuộc đời sóng gió của ông Ngoạn trước kia từ nay không còn có nữa. Ông sớm chiều thong thả giảng đạo xem kinh, tịnh niệm và tu bồi công đức.

    Tết Canh Dần (1890), giữa lúc có tín đồ tựu về lễ Phật đông đủ, ông Ngoạn vui vẻ nói: « Trong năm nay, chúng đệ tử sẽ không còn gặp mặt ta nữa. Vậy mỗi người cứ trì tâm đạo tác phước điền, chớ khá vì chẳng ai nhắc nhở mà lảng xao bổn phận ». Tín đồ nghe nói biết là lời trối nên đau đớn bịn rịn chẳng chịu ra về, ông phải đem thuyết « hữu hình tắc hoại » ra giảng giải, ai nấy mới chịu an lòng nghe theo.

    Ngày 19 tháng 2 năm ấy, ông tắm gội sạch sẽ rồi ngồi niệm Phật mà tịch diệt, thọ được 70 tuổi. Tín đồ xúm nhau chôn cất và thương xót vô cùng, có người ở lại Trà Bông đến ba năm để săn sóc và bồi đắp chung quanh nắm xương tàn của người liễu ngộ cho thỏa lòng luyến tiếc.

    Qua mười năm khói lửa, ngôi chùa Trà Bông đến giờ hãy còn giữ được nguyên vẹn phong độ uy nghiêm, mặc dù cây cối quanh chùa đã phải nhiều phen đương đầu với sự tàn phá của miểng bom oanh tạc.

  8. #28

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    6- Ông Đạo Lập (Thế kỷ 19)


    A. Lai Lịch

    Tên thật là Phạm Thái Chung, pháp danh Sùng Đức Võ, danh từ Ông Đạo Lập mà người ta quen gọi, là ông có đứng ra thành lập một ngôi chùa mang tên Bồng Lai tại Bài Bài, thuộc xã Nhơn Hưng, quận Tịnh Biên (Châu Đốc).

    Trong một bài vị để thờ tại chùa Bồng Lai, còn ghi thêm, ông Đạo Lập có một biệt hiệu nữa là Bồng Lai La Hồng.

    Sinh quán của ông Đạo Lập tại xã Đa Phước, bên kia thành phố Châu Đốc, một nơi có phong cảnh nên thơ còn mang một danh xưng khác là Cồn Tiên.

    Khi Đức Phật Thầy Tây An bị nhà đương cuộc thời Tự Đức dời về tỉnh lỵ An Giang, ông Đạo lập đã tìm đến thăm viếng và sau đó, ông quy y với Đức Phật Thầy.

    Trong số các đại đệ tử của Đức Phật Thầy, phải nói ông Đạo Lập là một danh nhân quan trọng, có tài ba, huyền thuật dị kỳ. Ông có thể đi mây về gió, làm lắm điều khác lạ với thế nhân mà ở quanh vùng Thất Sơn không mấy ai là không biết danh.

    Bóng dáng của ông, từ Hà Tiên đến Châu Đốc, từ núi Tà Lơn đến miền Đồng Tháp, thoạt đó thoạt đây, thường xuyên không vắng suốt một thời gian vài mươi năm, khoảng từ 1856 đến 1877.

    Đi trên bộ ông đội nón to vành, phất phơ đôi tay áo rộng. Đi qua sông, ông thả nón làm thuyền, lấy gậy làm chèo hoặc xăn tay áo mà bơi qua.

    Pháp của ông cao thâm. Tín đồ của ông đông đảo. Tất cả giáo điều tu nhân, học Phật mà ông lãnh giáo được nơi Phật Thầy, ông đều đem đi hoằng dương khắp nơi. Trong những lúc đi vân du hóa chúng, truyền rằng có không biết bao nhiêu huyền sử kinh dị bao trùm chung quanh ông. Chúng tôi chỉ xin chọn lọc và kể lại với tất cả sự e dè.

    B. Ông Đạo Lập canh bối

    Bối là bọn kẻ trộm, thường cỡi xuồng nhẹ, chuyên ăn cắp của ghe thương hồ đỗ nghỉ vào các bến sông về đêm. Trong các dịp vân du, ông Đạo Lập thỉnh thoảng cũng có giang trên một thương thuyền để nghỉ chân trên một vài chặn đường. Theo lời thuật của Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, thì có một bận, ông Đạo Lập lãnh phần canh bối cho « bạn » ngủ. Có kẻ trộm mò vào, ông cứ để cho chúng cứ tự nhiên. Ông tựa mình vào cửa mui ngồi yên, lim dim như ngủ. Thấy ông không động đậy, kẻ trộm tự nhiên dọn đồ qua thuyền. Khi chúng dọn được một mớ và toan lấy thêm, bây giờ ông Đạo mới tằng hắng, lên tiếng bảo:

    - Thôi chớ ! bấy nhiêu đã đủ cho « ở nhà » đền cho chủ ghe rồi !

    Kẻ trộm hoảng kinh, nhè nhẹ chèo lui mất. Sáng ra ông kể chuyện cho bạn chèo ghe nghe ai nấy đều hậm hực, tức vì không bắt được bối, để cho chúng một trận đòn. Nhưng ông đạo cười bảo:
    - Các người chớ nóng. Tuy vậy mà từ đây các người sẽ được ngủ yên, khỏi phải thức mà canh chừng bối nữa.

    Ai nấy đều tức mình, nhưng không dám cãi và cũng chưa biết tại sao từ nay lại khỏi sợ bối !

    Nhưng rồi đúng như lời của ông Đạo, không rõ ông đã làm gì mà từ đó lại sau, tuyệt nhiên trên chiếc ghe nầy không hề bị bối, dù rằng chủ ghe hay bạn ghe đều không có một ai thức canh.

    C. Ông Đạo Lập luyện phép và làm phép

    Trong lúc vân du, ông Đạo thường dẫn theo một người đệ tử tên là Huỳnh văn Thiện. Mỗi lần lên núi, ông Đạo kiếm chỗ cho đệ tử tạm ngụ rồi tự mình tìm chỗ u tịch ngồi thiền hoặc luyện phép.

    Theo lời ông Huỳnh văn Thiện thường kể thì có ông Trương hồ Ngạc, cũng là một đệ tử của ông Đạo, có tính hiếu kỳ, nên một lần lén thầy, rình xem coi thầy đã làm gì ở nơi thanh vắng. Ông Ngạc đã trông thấy ông Đạo làm một chiếc tàu nhỏ thả trên mặt nước rồi niệm chú. Ông Đạo có diệu thuật khiến chiếc tàu ấy chạy tới chạy lui theo ý muốn của mình.

    Biết được cách đó và học lén được những câu chú của thầy, ông Ngạc mới bắt chước làm theo. Kết quả ông đã thành công. Nhưng liền sau đó ông Ngạc ngã lăn ra chết. Ông Huỳnh văn Thiện được chứng kiến cảnh ấy, đau khổ vô cùng vì lúc đó vắng Thầy. Ông phải ngồi thâu canh bên xác ông Ngạc để chờ Thầy về liệu tính xem sao !

    Sáng ra ông Đạo về một tay xách gói và một tay xách chiếc đệm bàng. Ông Đạo không chờ ông Thiện trình bày tự sự đã nói ngay trước:
    - Thì ta đã lo sẵn đồ vật, để xem về đây chôn nó !

    Những câu chuyện như thế được truyền ra, danh của ông Đạo Lập càng lớn. Người ta đến nhờ ông cứu bịnh và lãnh phái quy y cùng lúc càng đông. Nên để có chỗ nơi an trụ và quy ngưỡng, các đệ tử của ông hợp nhau dựng lên một ngôi chùa. Người ta đến làm công quả thật đông và nhất là ngày khánh thành, ghe xuồng đậu chật cả một khúc sông trên kinh Vĩnh Tế.

    Cũng bằng những diệu thuật như trên, ông Đạo từng lấy một cây ếm tại Ton hon do người Tàu chôn. Cây ếm bằng đá trên mặt có khắc chữ: « Càng Long, ngũ thất niên trọng thu, cốc dán ». Người ta đã nghĩ rằng cây ếm ấy do họ Mạc đã ếm với mục đích bí ẩn ! cây ếm ấy bây giờ vẫn còn lại Bài Bài, miền biên giới xa xôi.

    D.Ông Đạo Lập qua hải

    Theo một bài nhan đề ông Đạo Lập, tác giả là bà Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, đã thuật lại một cách tin tưởng và cho rằng bác của tác giả, người thường kể lại chuyện ông Đạo Lập, vốn là người có học, không hề chịu tin những chuyện quàng xiên, thì ông Đạo đã qua biển một cách dễ dàng Đầu đuôi câu chuyện được chúng tôi rút gọn như sau:

    Ông cố của tác giả vốn là nhà hàng hải, từng đi buôn sang Xiêm. Ông vừa đống xong một chiếc thuyền buôn đặt tên « Minh Thuận ». và định cho xuất cảng với những hồ tiêu, sáp ong, hải sâm, đồi mồi thì vừa đúng vào lúc ông Đạo Lập ghé chơi nhà. Sau lễ cúng kiếng, ông cố tác giả hỏi xin ông Đạo một điềm may mắn, một phép bình an cho chuyến khai trương đặc biệt đó.

    Ông Đạo Lập đưa ra cho ba lá bùa, nói:
    - Chuyến đi nầy rồi cũng may nắm phát tài. Duy có vướng chút lo sợ. Nhưng cũng sẽ bình an vô sự. Vậy bùa nầy, khi ra khỏi cửa Hà Tiên đốt đi một lá, lá thứ nhì để lúc nào có một con cá to định làm hại thì đốt. Còn là thứ ba dành đốt khi vào cửa sông Bắc Nam.

    Tất cả trên thuyền có mười người phần đông là Minh Hương. Khi thuyền ra giữa vời, thình lình ở trước mũi thuyền sóng chỉ bắn lên cao. Một con cá to nhảy bổng lên khỏi mặt nước bằng một tầm người đứng. Vị thuyền trưởng nhớ lời dặn của ông Đạo Lập, đem lá bùa thứ hai thả tàn xuống biển. Thuyền bình yên, lại vượt khơi trên biển.

    Một buổi chiều trước mũi thuyền bổng vụt hiện một vật gì to như hòn đảo. Cả thuyền kinh ngạc tưởng chừng tàu bị lạc vào một đảo hoang nào. Nhưng không, hòn đảo ấy biết cử động và khi đến gần, mới rõ đó là một cái kỳ của một con kinh ngư khổng lồ đang đùng đùng lướt sóng chận đầu thuyền. Khi biết rõ đó là một vật ăn thịt người thì cả thuyền hoảng kinh bối rối. Vị thuyền trưởng bây giờ mới sực nhớ lại lá bùa thứ nhì đã đốt là lầm. Chắc chắn nó phải được đốt vào lúc nầy để ngăn chận con kình ngư sát nhân mới đúng. Lúc túng cùng, vị thuyền trưởng đành phải đem đốt lá bùa thứ ba và nó hoàn toàn vô hiệu. Cá lướt tới càng nhanh hơn, dễ thường cái quẩy nhẹ của nó cũng đủ làm thuyền lật úp được. Mọi người trên thuyền đều trông rõ được từng cạnh khía của cánh vi cá khổng lồ. Vị thuyền trưởng ra lịnh cho thuyền đảo trịt một bên để tránh vật dữ, nhưng sóng bủa trùng trùng, tràn lên ngập cả sàn thuyền. Cánh vi và cánh buồm thuyền đã song song ngang nhau, cách khoảng không hơn mười thước. Lưng cá cọ và sườn thuyền, mình thuyền nghiêng về một bên. Phút nguy ngập đã tới.

    Tuy nhiên con cá không hành hung. Đợi khi thuyền qua vừa khỏi, nó quạt đuôi một cái thôi thuyền quay tròn mấy vòng và mọi vật trong thuyền xô đổ. Rồi thuyền mới từ từ yên lại.

    Từ hôm ấy cho đến khi trở về, thuyền được bình yên không có gì trở ngại nữa. Nhưng khi thuyền về tới Mũi Nai, thuyền trưởng lên bờ, thì đã thấy có ông Đạo Lập đứng sẵn dưới đám dừa bên mé nước.

    Ông Đạo Lập cười nói:
    - Ở nhà đoán biết bữa nay cậu thuyền trưởng về, nên ghé lại đón mừng… Chà ! bữa chiều hôm đó, ở ngoài vời Thổ Châu, cậu thuyền trưởng sợ đã xanh mặt. Khi đó ở nhà ở trên chót cột buồm chớ đâu! Nếu ở nhà không giữ cho thuyền vững lại và không đuổi con quái ngư đi, nó sẽ cấn đến và đột lật cho thuyền chìm, thì các người tất đều vào bụng nó rồi ! Các người đã chẳng thấy từ xa nói hướng thẳng về mũi thuyền đó hay sao !

    Thuyền trưởng nghe nói thì hoảng hốt trở lại như hồi đang lâm nguy giữa biển. Còn ông Đạo Lập thì nói tiếp:
    - Chỉ tội nghiệp cho con cá bè bỗng dưng chịu chết oan ! Vì lá bùa thứ hai của ở nhà cho, đáng lẽ phải để mà diệt con quái ngư ấy !
    Nghe qua tự sự ai nấy thảy kinh hồn.

    E. Ông Đạo Lập ném dao

    Vì thích sống giang hồ, ông Đạo thường không ở nơi nào lâu. Do đó mà ông hay có giang trên các ghe buôn cho đỡ chân. Một lần ông Đạo Lập có giang trên một ghe bán mía. Ngồi buồn trên ghe, ông lấy dao ra róc mía thì gặp phải cây dao lụt quá, róc không sạch vỏ mía. Ông Đạo liền vứt cây dao xuống sông và phàn nàn:
    - Dao lụt thế nầy không bỏ còn để làm gì !

    Người chủ nghe thấy thế không được bằng lòng nhưng làm thinh không nói

    Sáng hôm sau, ghe đến một chợ nhỏ. Bạn ghe lên bờ đi chợ mua về một rỗ cá. Bấy giờ chủ ghe mới có dịp lên tiếng hờn mát:
    - Mua cá làm chi? Có dao rựa đâu mà làm cá !

    Bấy giờ ông Đạo Lập ngồi trong khoang ghe, lên tiếng :
    - Liệng xuống hôm qua chỗ nào thì hãy lặn chỗ đó mà mò lên. Đã mất mát đi đâu!

    Nói rồi ông bước ra, chỉ mặt nước, chỗ cách mũi ghe một sãi, bảo người bạn ghe lặn xuống đó mà lấy dao lên. Quả nhiên cây dao yếm mà ông Đạo Lập liệng xuống nước bữa trước được lấy lại. Cần để ý rằng chiếc ghe mía mà ông Đạo Lập có giang, từ chỗ ném dao cho đến chỗ mò dao, cách xa một ngày rưỡi đường, thế mà cứ chỗ đánh dấu của ông Đạo Lập, lại tìm lại được một cách dễ dàng.

    Càng lạ lùng hơn cây dao lụt trước, nay được sáng trưng, bén ngót như có ai mài sẵn.

    F. Ông Đạo Lập tàng hình

    Trong buổi đầu thuộc Pháp, không rõ ông Đạo Lập đã góp tay vào các nghĩa đảng thế nào, mà thực dân thường theo dõi tìm bắt ông luôn. Trong các đệ tử Đức Phật Thầy Tây An, ngoài Cố Quản Trần văn Thành chắc chắn có ông Đạo Lập là người có đứng hoạt động cứu quốc.

    Một lần ông Đạo Lập đến Hà Tiên, vào thăm nhà quen thì cũng đúng là khi thực dân dò ra tung tích ông Đạo Lập nên tìm đến vây bắt.

    Ông Đạo đang ngồi uống trà tại một vườn cam với chủ nhân, chợt nghe có tiếng động, ông liền đứng lên cắp nón, cầm gậy, xô cửa tầu khận một cái nhà ngoài dùng chứa hàng hóa bước vào rồi bảo chủ nhân khóa chặt lại.

    Chủ nhân trở vào nhà trên thì một bọn người Pháp đang lục soát kiếm tìm ông Đạo Lập. Sau khi tìm khắp nơi, họ bắt phải mở tầu khậu cho xem. Và kết quả là ông Đạo Lập đã đi đâu mất, không hề một ai trông thấy bóng dáng gì !

    Thêm một câu chuyện tàng hình khác: Trong đảng Cần – Vương, có ông Học Sanh Thái người Châu Đốc. Ông Thái về sau kết thông gia với nhà Cách Mạng Nguyễn Thần Hiến ở Hà Tiên. Ông Thái lại cũng có kể một câu chuyện tàng hình về ông Đạo Lập như sau:

    Khi đảng Cần Vương còn hoạt động, ông Thái vốn được trong đãng tín nhiệm, ông giữ một tờ mật chiếu của Triều đình. Ông Thái lấy làm lo sợ bại lộ tờ mật chiếu là một tang chứng thật nguy, nên ông mới đem giấu tại một cái miểu thờ Thần Nông bí mật, không một người thứ hai hay biết.

    Nhưng ít lâu sau, tờ chiếu mật mất. Một điều lạ là ông Thái rất thận trọng ông đã nhét mật chiếu vào sau tờ giấy đỏ có viết chữ thần to tướng lại bàn chánh rồi dán kỹ lại thì ai biết và ai mà dám động tới chỗ tốn nghiêm kia ! Ông Học Sanh Thái rất lo sợ bại lộ cơ mưu. Nhưng thời gian qua, vẫn bình yên không có gì lạ. Một hôm ông gặp ông Đạo Lập. Ông Đạo Lập hỏi ngay:
    - Chú có làm mất cái gì không?
    - Không ! Tôi chẳng có gì mà mất.

    Ông Đạo Lập nói:
    - Thử nhớ lại xem, vật không quý, bỏ thì thương, vương thì tội !

    Bấy giờ ông Thái mới nhớ ra và nói rõ nỗi lo âu của mình bấy lâu nay. Ông Đạo Lập cười:
    - Ở nhà đốt đi rồi chớ mất đi đâu ! Chúng ta mưu đồ là vì đại nghĩa chứ đâu phải vì bổng lộc !

    Bây giờ ông Thái mới tỉnh ngộ và hỏi:
    - Thế sao ông biết tôi giấu ở miễu mà hủy bỏ ?

    Ông Đạo Lập không đáp thẳng câu hỏi mà bảo ông Thái cố nhớ lại xem có gì lạ khí đem giấu tờ mật chiếu trong miễu. Ông Thái liền thuật lại là khi giấu xong đi ra, nghe tiếng động dưới cỏ, ông giật mình ngó xuống thì thấy con rắn bò sát bên chân. Ông Đạo Lập cười bảo:
    - Ở nhà đó chớ rắn rít gì. Không hóa rắn, làm sao theo dõi để biết rõ chuyện bí mật của chú được !

    Khi trở về già, ông Đạo Lập về Bài Bài cư ngụ và tịch diệt tại đây. Không thấy bài vị ghi rõ ông mất năm nào. Chỉ biết được ngày 29 tháng 9 hằng năm là ngày cúng vía của ông.

    Mộ ông được chôn cất tại xã Vĩnh Ngương, cũng theo căn tích của Đức Phật Thầy, không có đắp nắm.

  9. #29

    Mặc định

    CHƯƠNG III: Các vị đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An

    7- Ông Đạo Lãnh (Giữa thế kỷ 19)


    A. Gốc tích

    Trong cuộc dẹp loạn Chân Lạp của ông Quản Thành (Đức Cố Quản) dưới triều vua Thiệu Trị, Đức Cố Quản có một thuộc tướng rất tài ba và lạ lùng, làm người Chân Lạp phải lắm phen kinh sợ; thuộc tướng ấy là ông Hai Lãnh (và bây giờ người ta gọi là ông Đạo Lãnh).

    Ông Hai Lãnh gốc người Việt Nam, không rõ họ gì. Có người nói ông Hai lãnh là người cha Việt mẹ Miên, không rõ thuyết nào đúng hơn. Ông còn có một tên nữa là cậu hai Gò Sặt. Hai Lãnh võ nghệ rất cao, có thuật gồng, thông bùa thư và thông nho học.

    Khoảng năm Tân Sửu (1841), Hai Lãnh gặp ông Quản Thành tại An Giang (Châu Đốc) và xin tùng quân. Từ đó, ông và ông Quản Thành là đôi bạn chí thân, thường gần gũi bên nhau để đàm văn, luận võ.

    B. Khả năng

    Năm Quí Mão (1843), ông Quản Thành mang binh đi dẹp quân phiếu loạn Châu Lạp ở miền Thất Sơn. Tại trận Láng Cháy, ông Hai Lãnh giúp ông Quản Thành thành công rực rỡ là ông đã dùng tiếng Cao Miên để giảng dụ hai tướng giặc lợi hại là bướm và Vôi về hàng.

    Cũng trong năm ấy, ông Hai Lãnh cầm quân dẹp loạn Phủ Kép ở Giang Thành, ông bắt sống được nhiều tướng giặc bằng cách đi tay không một mình vào trận, không sợ gươm đao. Ông bắt giặc và trói giặc bằng một vài miếng đấm, đá xem ra như bỡn, nhưng quân giặc phải chịu thúc thủ quy hàng. Giặc nầy nổi lên trước tiên ở Kép (Kampot) rồi lần lần lấn ra nhiều nơi, cùng chung một khẩu hiệu tranh đấu và cùng chịu một mạng lệnh chỉ huy.

    Có khi lương thực tiếp tế thiếu thốn, ông đang đi dọc đường, đói lả, thấy bên trong Sóc Thổ có người nấu bánh tét trong trã to đang sôi sụt gần chín, ông ghé lại, mò tay vào trã nước sôi để lấy bánh, thế mà không chút phỏng da. Người Thổ tưởng ông là thần, gọi là Tà Lãnh.

    Tuy vậy, có một bận ông đi đánh giặc bị thua lạc đường, tưởng chừng mất tích, đã gây cho người thân của ông một cản tang tóc đau thương. Chuyện ấy hơi dài, sẽ kể ở sau.

    C. Bị giặc bắt

    Một ngày vào khoảng năm Ất Tị (1845), ông Hai Lãnh thừa lịnh ông Quản Thành dẫn một tốp lính đi tuần sát ở mạn biên thùy Miên Việt.

    Để nhẹ bớt sự băng rừng lướt bụi, tốp binh nầy được dùng thuyền đua theo đường kinh Vĩnh Tế đến đuôi làng Vĩnh Ngươn. Khi lên bộ đi được một quảng đường, thình lình bị một toán người Cao Miên rất đông ồ ra tập kích. Bởi vùng nầy đã được an ổn từ nên quân Việt không có ý đề phòng. Bị đánh bất ngờ, binh sĩ mất tinh thần, lớp chết, lớp bỏ chạy tan vỡ hết. Riêng ông Hai Lãnh còn kẹt lại một mình, ra sức đánh chém tứ tung, nhưng quân Cao Miên càng lúc càng đông, làm sao ông không sao thoát khỏi vòng vây được.

    Cầm sự suốt buổi chiều hôm ấy, ông Hai nhờ giỏi võ nghệ, lại có thuật gồng nên mới khỏi bị hại, nhưng cũng không thể kềm hãm được nào đói, nào mệt. Thừa lúc nhá nhem tối, ông chuyển hết sức mạnh đánh quyết về một chỗ rồi vẹt đường mà chạy ra.

    Màn đêm buông phủ. Tiếng la ó rền vang của quân Cao Miên lùng kiếm ông Hai dội vào mấy khu rừng già rồi tan ra thành một thứ âm thanh kinh khủng. Ông Hai Lãnh một mình thất thiểu chạy đi.

    Sáng ra, ông thấy mình bị lạc rất xa vào lĩnh vực Cao Miên, không thể nào theo đường cũ mà trở về được, nên ông giả dạng thường nhân, vào xóm xin ăn rồi lang thang đi mãi. Nhiều người nói ông Hai Lãnh sở dĩ có tên « Cậu hai Gò Sặt » là do trận chạy lạc nầy ông lên tận Gò Sặt (Pursat : sử cũ chép là Phú Túc) ở đó một thời gian khá lâu. Song cũng có người lại nói ông Hai từ nhỏ đã lên Gò Sặt. Không rõ thuyết nào đúng ?

    Tốp binh chạy thoát được về đến An Giang báo cho ông Quản Thành hay thì trời đã sáng.

    Ông Quản Thành hỏa tốc điểm binh kéo vào cứu viện. Nhưng đến nơi, quân dân Cao Miên đã tan mất tự bao giờ, còn ông Hai Lãnh tìm kiếm khắp nơi không thấy. Quản Thành cho lịnh cấm trại ở đó để dò nghe tin tức. Song thất vọng. Vài hôm sau, ông buồn rầu kéo binh trở về.

    Bà Hai (vợ ông Hai Lãnh), sau khi hay được tin nầy, bà cùng với người con gái dẫn nhau lên tận Cao Miên tìm kiếm ông Hai. Ngót mấy tháng vượt rừng lội suối mà tuyệt nhiên không thấy tăm hơi, bà nghĩ ông Hai đã chết, nên sau rối, bà trở về núi Phi Lai (núi Doi), ở đó chờ đợi lâu nữa rồi tự thiêu mình mà chết.

    Ngày nay, những lúc đêm thâu canh vắng, khách thập phương vãn cảnh nơi vùng Thất Sơn, thỉnh thoảng còn nghe trong các chùa, am, miếu, quán, hoặc dưới những túp lều tranh lụp xụp lưa thưa văng vẳng đưa ra những câu vè thơ êm ái như ru :

    … Bà Hai am tự thâm tình
    Hỏa thiêu thân thể, ấn hình Phi Lai…

    khách sẽ ngậm ngùi mà nhớ ngay rằng đồng hào miền sơn cước xa xôi nầy vẫn còn ghi mãi cái chết đau đớn của bà Hai.

    D. Quy y và chứng quả

    Nhưng ông Hai lại trở về. Từ khi chạy lạc lên đất Cao Miên, ông Hai Lãnh phải sống vất vả với chuỗi ngày đe dọa, lầm than. Sau ông chạy lên tận Gò Sặt (Pursat) nương náu với vài người bạn quen ở đây cho đến tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), khi vua Cao Miên dâng biểu tạ tội với nước ta, ông mới được sồng tự do và lần hội dò đường về nước.

    Lúc nầy giặc giả đã yên, lại gặp cảnh vợ con tan tác, ông Hai cảm thấy lòng mình buồn nản vô cùng, ông quyết xin với ông Quản Thành cho được về thong thả tìm nơi dưỡng tính tu tâm, mặc dầu ông Quản Thành tỏ ra không đành rời ông một phút.

    Sau đó, ông Quản Thành quy y với Đức Phật Thầy Tây An và được tôn xưng là Đức Cố Quản; còn ông Hai Lãnh cũng trở thành đồ đệ của Đức Phật Thầy với danh hiệu là ông Đạo Lãnh. Hai vị thường có cơ hội gặp nhau ở núi Sam, trước mặt Phật Thầy Tây An, cho đến năm Bính Thìn (1856) trở đi, nghĩa là sau ngày Phật Thầy Tây An tịch diệt, thì không còn ai gặp ông Hai Lãnh ở đâu nữa. Người ta bảo nhau rằng ông đã được chứng quả trên non Tiên.

    Giờ đây, đọc lại ít vần thơ cũ của ông Hai, Trình trong bài thập thủ liên hườn ta sẽ hiểu qua trích thái lẫn tâm hôn ông trong những ngày chót ở chốn núi sâu rừng thẳm.

    Thấy những phiền cho cuộc ở đời,
    Xa tầm non nước một phương trời.
    Hoa tươi trước mặt thơm tho nực,
    Thú dữ bên mình nhả nhớn chơi,
    Nghiêng chén hải lan vui chốn chốn,
    Cụm cây trăng sở dạo nơi nơi.
    Quên năm Giáp Tí năm nào cả,
    Luyện thuốc linh đơn tế độ người.
    Độ người thẳng tới cõi thiên thai,
    Chẳng nhuộm màu đời có mấy ai ?
    Giày cỏ đến lui trời đất rộng,
    Áo sen xài xạc núi sông dài.
    Cảnh vui & hiệp son dồi phấn,
    Thú lạ tình ưa đá chẳng phai.
    Nghiêng ngửa cội tùng nghe tiếng gió,
    Dọc ngang mặt thích thế không hay,
    Thế không hay có bậc người lành,
    Trên dảnh mình ngâm chữ thái bình,
    Một tấm lòng nhân mây sắc trắng,
    Trăm đường tục lợi nước màn xanh,
    Dạy đời hằng giữ câu vi thiện,
    Tưởng đạo vui theo dạ chí thành,
    Cửa Phật trau giồi công đức lớn,
    Ngâm tầm mùi đạo rất tinh minh.

    Cũng có người nói rằng mấy bài nầy là do Đức Phật Thầy đọc cho ông Đạo Lãnh chép lại.

  10. #30

    Mặc định

    Những sự mầu nhiệm nơi miền Thất Sơn

    Trừ những hạng người vô thần hay những người có óc hoài nghi thì ai ai cũng nhìn nhận vùng Thất Sơn có chứa lắm điều lạ lùng kỳ bí.

    Sự mầu nhiệm ấy người ta có thể nhận thấy bằng mắt, bằng tai hoặc cảm nhận bằng tâm bằng trí.

    Điện Cây Quế. Nếu đi lên Cấm sơn bằng ngả Rầy Đét và khi tới Đá Chai rồi dòm qua phía tả người ta sẽ thấy vùng điện Cây Quế, hơi có cây quế và bắp trầm hương. (Mùi thơm kỳ lạ của trầm hương có thể bắt hơi ngửi được tại Đá Chài) Những người đi núi Cấm đều có nghe thuật rằng tại Điện Cây Quế có một cặp rắn hổ mây khổng lồ, hằng lo giữ gìn hai vật quí nói trên. Vả lại người tình cờ đi đến đây thì mới gặp trầm, gặp quế, còn người cố ý đem dao mác theo để tìm thì không khi nào gặp được. Người ta cũng có thuật lại rằng mười mấy năm về trước có ba người Chà Và (Mã Lai) ở Nam Vang, phép thuật rất cao cường, cố đến Điện nầy với cái mộng làm phú hộ nhờ trầm và quế. Nhưng họ đã hộc máu chết tươi, bỏ rơi mộng đẹp.

    Người ta cũng nói gần Điện nầy có một cái hầm chứa đồ kiểu xưa. Người Miên ở vùng nầy mỗi khi có việc cần dùng nhiều chén bát thì cứ đến đây mượn về xài rồi đem lại trả. Có người thấy đồ tốt, động tánh tham, đem đồ xấu lại để đổi. Từ đó hầm chén bị một tảng đá to tướng lắp kín, không vào được.

    Điện Ông Hổ. Trước cửa chùa Phật Lớn, chùa nầy có một cốt Phật bằng xi măng rất lớn và do ông Bảy Do cất, có con đường đi xuống Điện Ông Hổ, và Điện Thiêng Linh, nơi mà các pháp sư đến luyện bùa ghép. Điện nầy của cô Thiêng linh, một thiếu nữ đã lên đây tu với thân mẫu từ năm 14 tuổi. Khi bà thân cô qua đời thì điện nầy để cho cô. Chỉ đôi khi người ta mới gặp một con cọp nằm trong Điện. Người ta nói cọp ở núi Cấm là cọp tu không hề ăn thịt ai.Trái lại cọp bên núi Bà Đội Om gần đó không tu nên rất hung bạo. Người ta cũng có nói mấy con cọp ở núi Bà Đội bén mảng qua núi Cấm thì lập tức bị cọp ở núi nầy đuổi về liền.

    Hang Khỉ. Theo con đường đến Điện Ông Hổ, người ta cũng còn gặp một cái hang gọi là hang Khỉ. Tuy là gọi thế chớ không thấy trong hang nầy có con khỉ nào. Người ta chỉ biết miệng hang ấy rộng bằng cái thúng giạ. Từ miệng xuống tới đáy độ hơn 5 thước tây. Đường đi xuống hang rất khó khăn vì đây những đá lởm chởm. Đáy hang khá rộng, vuông vúc chừng 5 thước. Chính giữa có tấm vách ngăn, có cửa qua lại bên phòng. Bên nào cũng có bàn nhị đẳng. Hai bên bàn nhị đẳng nầy có hai cái ghế đẩu bằng đá để bước lên đốt và cắm nhang.

    Năm 1940, một người bạn của chúng tôi có thấy ba người đến ở tu trong hang nầy. Mấy người nầy là một thiếu nữ lối 16 tuổi, bỏ tóc xả, ở bên hữu phòng, và hai người đàn ông đầu để tóc, mặc quần ngắn đen và áo khỉ ở bên phòng phía tả. Có lẽ ba người nầy ở đây khá lâu nên khi rọi đèn chóa mắt thấy mặt mày họ trắng xanh.

    Điện Kín.
    Trên chót núi Tô có một cái điện gọi là Điện Kín. Một vài người đi núi về có thuật lại rằng tại Điện nầy có rắn hổ mây to lớn (bề tròn bằng thúng giê). Người ta nói rắn ấy chầu « Bà » ở Điện Ngũ Hành.

    Người ta cũng nói hang đá ở Điện Kín ăn qua tới núi Cấm. Muốn thám hiểm địa huyệt nầy, phải dùng đèn cầy thứ lớn. Nhưng chưa thấy có ai đi suốt huyệt nầy. Trong kỳ đăng sơn với Đức Thầy (kỳ thứ ba) ông Ngô ngọc Chơn có xuống Hang Kín nầy và đi được một chập. Nhưng vì âm khí làm cho ông lạnh người và ghê rợn vô cùng nên ông phải quày trở lên.

    Nói tóm lại là người ở miệt đồng ruộng mà chưa từng viếng non thì khi lên đây sẽ vô cùng ngạc nhiên mà thấy nhiều chuyện lạ: nào là những tảng đá hơn mười thước bề cao, nào là những đại thọ gốc độ chục ôm, cao mút ót, thẳng như cây đèn cầy, nào là những lá dầu bề dài hơn 7 tất tây nào là những bụi mây gai dài cả gang tay, nào là rít to, mình bằng cái thúng, nào là cọp, khỉ, đười ươi, nào là heo rừng, hươu, nai, hồng hoàng cao các.

    Nhưng đáng chú ý hơn hết là sự linh thiêng huyền diệu nơi chốn rừng thẳm non cao. Các đấng vô hình ở trên non luôn luôn sẵn sàng làm cho các bạn biết sự hiển linh của non núi. Bạn nguyện ước điều gì sẽ được toại nguyện ngay, hoặc sẽ được lãnh hội sự thù đáp ngay. Các việc đó các bạn sẽ có dịp để thí nghiệm, nếu bạn muốn.

    Nói vắn tắt là mình tưởng nghĩ thế nào các vị Sơn Thần đều biết hết và tùy theo sự hành động của mình, mình sẽ được hữu hạnh hay phải chịu họa tai trong khi bước chơn lên núi.

  11. #31

    Mặc định

    Cãm ơn sư Huynh Love_tamlinh nhiều !...thiết nghỉ đây cũng là một phần của lịch sử Vn mà sao không thấy ai ghi nhận ? Phải chăng vì nó mang đậm tính huyền bí nên chỉ lưu truyền trong dân gian .
    Mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên .
    Tâm kiên định
    Thuận thiên hành sự , mọi việc tất thành .

  12. #32

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tran Dinh Xem Bài Gởi
    Cãm ơn sư Huynh Love_tamlinh nhiều !...thiết nghỉ đây cũng là một phần của lịch sử Vn mà sao không thấy ai ghi nhận ? Phải chăng vì nó mang đậm tính huyền bí nên chỉ lưu truyền trong dân gian.
    Ông bà mình nói: Quan Nhất Thời, Dân Vạn Đại.
    Kho tàng kiến thức dân gian thực ra mới chính là chân lý và sự thật, được lưu giữ lâu bền nhất với thời gian.

  13. #33

    Mặc định Bửu Sơn Kỳ Hương

    Hoàn cảnh ra đời
    Bửu Sơn Kỳ Hương được khai sáng năm 1849 bởi một người tục danh Đoàn Minh Huyên (1807 - 1856), đạo hiệu là Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Sau này, khi ông đến tu tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc) được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.

    Năm 1849, ở Nam Kỳ xảy ra vụ mất mùa và đại dịch (kéo dài đến 1850), đã làm nhân dân lâm vào cảnh cùng cực, khổ đau và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, Đoàn Minh Huyên từ Tòng Sơn vào Tràm Dư, rồi đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trổ tài trị bệnh cho dân. Từ chỗ chữa trị bệnh có kết quả, ông dìu dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều răn dạy của ông.

    Thấy người tin theo ngày một đông, nên ngay năm 1849[2], ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

    Sơ lược đặc điểm của giáo phái
    Rao giảng về hội Long HoaTheo truyền thuyết của giáo phái này, thì Bửu Sơn (núi báu) là Thất Sơn, mà linh thiêng nhất là núi Cấm. Kỳ hương tức là mùi hương lạ. Hội Long Hoa sau thời Mạt pháp sẽ được thành lập ở đó để đón nhận những ai biết tu hiền.

    Trước thực trạng nghèo đói và bệnh tật triền miên, nghe nói hội Long Hoa, giống như cõi Tiên tại thế, mà việc hành đạo lại rất dễ, nên người tin theo ngày càng đông. Nhà văn Sơn Nam viết:

    Có thể nói Phật Thầy Tây An là người thứ nhất báo hiệu và đánh thức người đời rằng thời kỳ Hạ ngươn sắp mãn để bước sang thời Thượng ngươn, tức là thời kỳ Đức Di-lặc hạ sanh lập nên hội Long Hoa [3].

    Đơn giản hóa đạo Phật
    Trần điều tại chùa Thới SơnNgười đến quy y sẽ được Đoàn Minh Huyên cấp cho một tấm "lòng phái" (mảnh giấy màu vàng có ghi bốn chữ “Bửu Sơn kỳ Hương” màu son), được truyền dạy giáo lý "học Phật - tu nhân"[4], tức là noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, tích cực thực hành thuyết "Tứ ân (ơn)", đó là: Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân Tam bảo và Ân đồng bào nhân loại.

    Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, nhưng tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ[5]), không cần phải ly gia cắt ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ).

    Nhiều nhà nghiên cứu, trong đó có Sơn Nam cho rằng đây là lối tu theo thuyết “vô vi”, tức là không chú trọng đến hình thức, không dụng tâm bày đặt ra cái này cái khác [6].

    Đề cao Tứ ân
    Ngoài việc tuân theo thuyết vô vi và pháp môn học Phật - tu nhân, Phật Thầy Tây An còn đề cao Tứ ân. Đây là bốn ân lớn mà mọi tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương phải kết lòng kính thờ và phụng sự. Có thể xem đây là nét tinh túy của đạo, bởi yếu lý này rất phù hợp với bản sắc của dân tộc Việt.

    Chính vì vậy, khi quân Pháp xâm chiếm Nam Kỳ, các tín đồ đã báo “ân đất nước” bằng cách đứng lên chống ngoại xâm, mà cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa (1867 -1873) do Trần Văn Thành (đại đệ tử của Phật Thầy Tây An) phát động, là một minh chứng.

    Cổ súy khẩn hoang
    Phật Thầy Tây An rất xem trọng việc khẩn hoang, làm rẫy ruộng để người hành đạo có thể tự túc được lương thực, không phải nhờ vào người khác để mà tu. Nhờ vậy đã dấy lên được một phong trào khai hoang rộng khắp miền Tây Nam Bộ lúc bấy giờ. Theo sách Lịch sử địa phương An Giang[7], thì năm 1851, Đoàn Minh Huyên đã phân công các đệ tử là Trần Văn Thành, Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến),...thành lập nhiều đoàn tín đồ đi khẩn hoang những miền đất hoang vu, lập nên những trại ruộng, như ở Cần Lố (Đồng Tháp Mười), Láng Linh (Châu Phú), Thới Sơn (Tịnh Biên),...Nhờ đức tin, mà những tín đồ đã bám trụ và khẩn hoang, biến những vùng đầm lầy, rừng rậm thành những vùng đất rộng lớn, màu mỡ.

    Sau này, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa và đạo Hòa Hảo chịu ảnh hưởng sâu sắc các yếu lý trên

    Trích sám giảng

    Tương truyền, Phật Thầy Tây An thường căn dặn các tín đồ và người đến chữa bệnh bằng những câu như sau:

    Dặn cùng già trẻ gái trai,
    Giữ lòng niệm Phật lâu dài đừng quên.
    Thảo ngay nhơn nghĩa cho bền,
    Thờ cha kính mẹ, tưởng trên Phật Trời.
    Nói cho lớn nhỏ ghi lời,
    Nhứt tâm niệm Phật, Phật Trời độ cho.
    Ai trau công quả cho dày,
    Đất bùn có thuở mọc rày hoa sen.
    Màu thiền đắc ý cùng màu,
    Còn hơn chen chúc công hầu vương khanh.
    Tây Phương trước mặt chẳng còn bao xa
    Cách nhau vì bởi ái hà biển mê
    Dốc lòng niệm chữ từ bi,
    Lấy đao trí huệ cắt đi cho rồi...[8]

    Nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB...%C6%B0%C6%A1ng
    Mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên .
    Tâm kiên định
    Thuận thiên hành sự , mọi việc tất thành .

  14. #34

    Mặc định

    hihi, giờ có anh gúc dịch cho, mình hiểu hết nè... ehehehe

  15. #35

    Mặc định

    AG quê tôi
    đa số người dân AG theo Phật giáo hòa hảo

  16. #36

    Mặc định

    Thiếu 1 Vị giáo chủ nữa Là Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo!

    Ước mong thế giới lân Hòa Hảo
    Nhà phật con tiên hé miệng cười!

  17. #37

    Mặc định

    Love tâm linh đưa quyển sách lên không hết,vì lí do gì vậy ? Còn núi cấm bây giờ đã trở thành nơi du lịch rồi,hơi buồn nhưng biết sao bây giờ thời thế đổi thay mà
    PHẬT TỬ Phước Thảo
    Tìm an lạc giữa cuộc đời

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Bùa thỉnh Hộ Pháp của Thất Sơn Thần Quyền ???
    By mekongcusi in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 120
    Bài mới gởi: 11-03-2013, 05:57 AM
  2. Tìm lớp học Thất Sơn Thần Quyền tại Hà Nội
    By Tiểu Thạch in forum Thần Quyền
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 06-06-2011, 06:23 PM
  3. Chuyện về Bác Vật Lang thám hiểm hang sâu ở Thất Sơn
    By Nhớ nguồn in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 05-11-2010, 05:20 PM
  4. Sự Mầu Nhiệm và Nét Đẹp Của Niệm Phật
    By Nonregister in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 10-10-2010, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •