kết quả từ 1 tới 19 trên 19

Ðề tài: Nhớ ngày 17-2-1979. Nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới 1979

  1. #1

    Mặc định Nhớ ngày 17-2-1979. Nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới 1979

    Nhìn lại chiến thắng bảo vệ biên giới 1979



    Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.


    Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.



    Thiếu tướng Lê Văn Cương Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

    Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước.

    Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

    Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.

    Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.



    Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979

    Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?

    Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.

    Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

    Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.



    Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu

    Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

    Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.

    Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.

    Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.



    Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng

    Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?

    Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả.

    Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc giao.

    Theo Thanh Niên
    Last edited by Bin571; 11-03-2015 at 08:24 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Nhớ lại đêm 17.2.79


    Dương Danh Dy








    Cuộc chiến 1979 diễn ra ngắn ngủi nhưng đẫm máu



    Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.

    Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
    Dòng "nạn kiều" dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.

    Lấy lý do cần có tiền để "nuôi nạn kiều", ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước.
    Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.
    Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).

    Chuẩn bị tình huống xấu

    Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu.
    Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô.
    Đến tháng 12 năm 1978 mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xẩy ra...

    Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy,
    Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được coi là văn minh: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học".
    Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói "bạo đồ" đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là "hooligan" - tức du côn, côn đồ.

    Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.

    Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội Việt Nam bất ngờ phản công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot, tiến vào giải phóng Phom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.
    Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này.

    'Không đánh nhau không xong'

    Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.


    Lính Trung Quốc bị bắt tại Phố Lu



    Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!

    Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.

    Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
    Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:

    Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã "xử lý" một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết.

    Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long.

    Mặc dù khi truyền hình trực tiếp , Trung Quốc không thể cắt được câu nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin ( chỉ còn đăng câu "phải dạy cho Việt Nam bài học", nghĩa là đỡ tệ hơn).

    Chúng tôi đã làm gì?

    Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới.

    Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam.

    10 giờ tối ngày 17/2/79( tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin.

    Khoảng 10 giờ 30 phút đồng chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời( thời gian này đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy, lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!
    Về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.

    Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày 17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới trên đất liền ( 6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ binh.
    Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị em dân quân du kích đang anh dũng chống trả.

    "Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh, Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông bào càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực."

    Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng-Bí thư thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách "ngon lành"; đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống cuống.

    Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng.
    Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được?

    Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng đèn).
    Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu-Bí thư thứ nhất, tiếp sâm, nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi. Thương cảm vô cùng.

    Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước lớn.

    Quá khứ 30 năm

    Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.
    Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước nhìn chung phát triển khá tốt.



    Tuy nhiên cần nhấn mạnh một điều, vì nghĩa lớn, chúng ta đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã "giành thắng lợi", là "chính nghĩa", là "Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa, Việt Nam "xua đuổi nạn kiều", Việt Nam xâm lược Cămpuchia" v.v..

    Cho đến hôm nay, một số cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký...vẫn nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được gần hai chục năm.

    Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.
    Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây, đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không thể nào thực sự phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân hai bên chưa được giải tỏa?

    Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: ‘Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông'; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?

    Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.

    Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Thưa mọi người :
    Trong sách lược quan hệ với Trung Quốc, ta đã làm được MỘT ĐIỀU TỐT nhưng lại có HAI ĐIỀU SAI. Cụ thể như sau :
    - Điều Tốt, đó là giữ vững được thế ổn định về tâm lý và phòng thủ : Mặc dù chiến tranh đang thực sự xảy ra (Tôi sẽ chứng minh điều này sơ sơ ở dưới) nhưng gần như là chúng ta vẫn làm ăn yên ổn, vẫn sinh hoạt bình thường, gần như là chưa có xáo động gì cả. Điều này là tốt thực sự cho cả bây giờ và cho cả khi có đấu tranh trực tiếp trên chiến trường với kẻ thù.
    - Điều sai thứ nhất : Chúng ta chưa tổng kết, ra một kết luận và có hướng chỉ đạo thông suốt về tất cả những hành động gây phá của Trung Quốc với chúng ta trong lòng nước chúng ta trên các mặt. Ở đây gạt bỏ hoàn toàn hai hình thức là chính trị cấp cao và hành động quân sự. Các hành động phá hoại của Trung Quốc trong lòng nước chúng ta thì hiểu theo một cách đơn giản và thô thiển nhất : Hành động không phải là của một người bạn dành cho một người bạn và những hành động này là có tính toán trước.
    Điều này gây ra sự đáng trách : TRách cho cái tư duy cổ hủ của anh Trung Quốc, cái tư duy rằng : Phải làm cho nó yếu thì ta mới là kẻ mạnh được ! Đây là một tư duy ngắn và chỉ có những kẻ trán ngắn và lưu manh mới áp dụng.
    Nhưng cũng đáng trách cho ta là : Ta chưa có một cái nhìn tổng thể về những việc như thế này.
    - Điều sai thứ hai : Đã qua rồi cái thời kỳ dụng binh bằng tư tưởng Ngu binh (phản ánh ngay trong những bộ binh pháp từ cổ điển đến cận đại của cả Ta và Tàu). Tư tưởng đúng của thời kỳ mới phải xuất phát từ thực tế rằng : Trong ngày nay, con người có đủ điều kiện để phát triển cá nhân của mình, có đủ lý do và điều kiện như những cá nhân ở các nước Tư bản chủ nghĩa phát triển, ở đấy người ta đặt ra những cấu hỏi : Tôi chiến đấu cho cái gì ? Tôi được gì ?
    Kính thưa các vị : Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc...không giúp ích gì nhiều cho sự tập hợp lực lượng đâu ! Nếu có, thì nó cũng chẳng còn mấy ý nghĩa khi người ta phải đối mặt với những gian khổ trên chiến trường... Chính phải nhận ra sâu sắc những điều này, cũng chính là tư tưởng của V.I. Lê nin " Chiến tranh hiện đại sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tư tưởng của người cầm súng".
    Sẽ chẳng có chiến dịch nào thành công, sẽ chẳng có sự tập hợp lực lượng nào thành công khi mà chúng ta không giáo dục trước từ trong trứng nước những lý do chính đáng của việc cầm súng của chúng ta, không ngừng bồi bổ cái lòng tin và kiêu hãnh ấy !
    Binh pháp có câu " Đạo giả, lệnh dân giữ thượng đồng ý giả dã, khả giữ chi sinh, khả giữ chi tử, ...nhi bất nguy dã" cũng chính là đề cao ngay từ đầu cái việc hiểu và thống nhất ý chí.

  4. #4

    Mặc định

    Lực lượng quân đội Trung Quốc

    Lực lượng chính trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 là 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng. Cụ thể :

    - Quân đoàn 11 gồm 3 sư đoàn bộ binh (31, 32, 33) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

    - Quân đoàn 13 gồm 3 sư đoàn bộ binh (37, 38, 39) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

    - Quân đoàn 14 gồm 3 sư đoàn bộ binh (40, 41, 42) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

    - Quân đoàn 41 gồm 3 sư đoàn bộ binh (121, 122, 123) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Quân đoàn 42 gồm 3 sư đoàn bộ binh (124, 125, 126) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Quân đoàn 43 gồm 3 sư đoàn bộ binh (127, 128, 129) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Quân đoàn 50 gồm 3 sư đoàn bộ binh (148, 149, 150) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Quân đoàn 54 gồm 3 sư đoàn bộ binh (160, 161, 162) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Quân đoàn 55 gồm 3 sư đoàn bộ binh (163, 164, 165) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

    - Sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20).

    - Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.

    - Sư đoàn pháo binh số 1.

    - Sư đoàn pháo binh số 7.

    - Sư đoàn phòng không 65.

    - Sư đoàn phòng không 70.

    - Trung đoàn xe tăng độc lập của quân khu Côn Minh.

    Tổng cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công binh, thông tin, vận tải…), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau.

    Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm Dương… tham gia tăng cường.

    Lực lượng trên hướng Quảng Tây do tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) - tư lệnh quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

    - Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128, 148, 161, 163, 164, 165.

    - Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh : 58, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 129, 150, 160, 162.

    - Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.


    Lực lượng trên hướng Vân Nam do tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) - tư lệnh quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

    - Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 149.

    - Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33.

    - Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.

    Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có quân số lý thuyết khoảng 50.000 người, gồm 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có quân số lý thuyết khoảng 13.000 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn xe tăng. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 không có trung đoàn xe tăng. Trong quá trình chiến đấu một số đơn vị được tăng cường, ví dụ như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).


    Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam

    Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1 (tư lệnh thiếu tướng Đàm Quang Trung) và Quân khu 2 (tư lệnh thiếu tướng Vũ Lập), gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Hà Tuyên (Hà Giang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Cụ thể :

    Trên mặt trận biên giới Đông Bắc – Quân khu 1 :

    - Lạng Sơn :

    Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 3 (eBB2, eBB12, eBB141, ePB68) trên hướng Đồng Đăng và sư đoàn bộ binh 338 (eBB460, eBB461, eBB462, ePB208) trên hướng Đình Lập.

    Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 123 trên hướng Lộc Bình và trung đoàn bộ binh 199 trên hướng Thất Khê, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng một số tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

    Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 12, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

    Trên hướng Lạng Sơn còn có các đơn vị binh chủng khác như tiểu đoàn 3 pháo M46 130mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 166 (Quân khu 1), trung đoàn phòng không 272 (Quân khu 1), một bộ phận của trung đoàn xe tăng 407 (Quân khu 1) và các đơn vị công binh, thông tin, vận tải…

    Trong chiến đấu, Lạng Sơn được tăng cường các lực lượng từ tuyến sau như : sư đoàn bộ binh 327 (eBB42, eBB54, eBB75, ePB120) phòng thủ ở Lộc Bình, sư đoàn bộ binh 337 (eBB4, eBB52, eBB92, ePB108) ở thị xã Lạng Sơn; trung đoàn bộ binh 196 ở Đình Lập cùng một số tiểu đoàn bộ binh; trung đoàn pháo binh 204 (pháo phản lực BM-21) và tiểu đoàn 2 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh) chi viện cho hướng thị xã Lạng Sơn và tiểu đoàn 10 pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) chi viện hướng Đình Lập; một bộ phận của tiểu đoàn phun lửa 902 (trung đoàn phòng hoá 86, BTL Hoá học), cùng một số đơn vị binh chủng khác.


    - Cao Bằng :

    Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 346 (eBB246, eBB677, eBB851, ePB188) phòng thủ ở Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hoà An. Ngoài ra có tiểu đoàn đặc công 45 (BTL Đặc công) tham gia phòng ngự và cơ động tập kích địch.

    Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 567 ở Quảng Hoà và trung đoàn bộ binh 852 ở khu vực Tài Hồ Xìn, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

    Lực lượng công an vũ trang có đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

    Trong chiến đấu Cao Bằng được tăng cường trung đoàn bộ binh 529 (fBB311), trung đoàn bộ binh 183, tiểu đoàn 1 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675), tiểu đoàn đặc công 20, một số tiểu đoàn bộ binh - trong đó có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 111 (fBB325/QĐ2) vừa từ chiến trường CPC trở về, và các đơn vị binh chủng.


    - Quảng Ninh :

    Bảo vệ Quảng Ninh có sư đoàn bộ binh 325B (eBB8, eBB41, eBB288, ePB189) ở Bình Liêu, trung đoàn bộ binh 43, các đơn vị công an vũ trang biên phòng, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và lực lượng dân quân tự vệ.


    Trên mặt trận biên giới Tây Bắc – Quân khu 2 :

    - Hoàng Liên Sơn :

    Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 345 (eBB118, eBB121, eBB124, ePB190) trên hướng Lào Cai, khi xảy ra chiến đấu có sư đoàn bộ binh 316 thiếu (eBB148, eBB174, ePB187) cơ động về phòng thủ ở Sa Pa.

    Lực lượng vũ trang địa phương có 2 trung đoàn bộ binh 192 và 254, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

    Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Mường Khương, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

    Các đơn vị binh chủng có bộ phận của lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2), trung đoàn phòng không 256 (Quân khu 2), các đơn vị công binh, thông tin, vận tải….

    Trong chiến đấu Hoàng Liên Sơn được tăng cường lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh) và một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


    - Lai Châu :

    Hướng chiến đấu chủ yếu là Phong Thổ có một bộ phận của sư đoàn bộ binh 326 (eBB19, eBB46, eBB541, ePB200) và trung đoàn bộ binh 98 (fBB316), một bộ phận trung đoàn pháo binh 187 (fBB316), 2 trung đoàn bộ binh 193 và 741, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các đơn vị công an vũ trang, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ. Trong chiến đấu cũng được tăng cường thêm một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


    - Hà Tuyên :

    Trên hướng này chỉ diễn ra các trận tập kích nhỏ của địch (chủ yếu vào các đồn biên phòng), các đơn vị đã tham gia đánh trả là bộ phận thuộc trung đoàn bộ binh 122 cùng các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương, các đơn vị công an vũ trang và lực lượng dân quân tự vệ.


    Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh nòng dài, 2 tiểu đoàn đặc công và 25 tiểu đoàn dự nhiệm do các tỉnh tổ chức được đưa lên mặt trận làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.

    Ở phía sau, lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 (vừa từ chiến trường CPC về) đã được triển khai. Các đơn vị không quân cũng đã sẵn sàng nhưng về cơ bản các đơn vị này đều chưa tham chiến.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của duonghoainam61
    Gia nhập
    Nov 2007
    Bài gởi
    738

    Mặc định

    Đọc lại bài sưu tầm của Bin 571,DHN nhớ ra riết lại những năm tháng đó quá.Một sinh viên được biên chế về Bộ Tư Lệnh Pháo Binh (ký hiệu PB) Tư lệnh trưởng lúc đó là Đại tá Trung Kiên ,Tư lệnh phó là Đại tá Tô Thuận...trong bài viết trên,Bin 571 có nhắc tới trung đoàn 204,đó là trung đoàn pháo hỏa tiễn ,pháo 40 nòng (Kachiusa) của Nga.Lữ đoàn pháo 675 ,là lữ đoàn có tiểu đoàn pháo VUA CHIẾN TRƯỜNG mà quân đội ta thu được năm 1975 của Mỹ tại chiến trường Miền Nam.Duonghoainam được biên chế về Lữ đoàn 675 ,khi tham gia còn được gọi ký hiệu đoàn S...trong bài viết về bùa ngải ,DHN đã kể về một anh bị cây sơn ăn mặt,khi đơn vị kéo pháo qua đèo Bén đoạn chợ Đồng Đăng rẽ trái để vào Bình Trung,Cao Lộc (Lạng Sơn) ....Duonghoainam tự hào và hãnh diện được đứng trong hàng ngũ đơn vị pháo đã 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh Hùng...
    GIADINHVOHINH
    ÁN-DUỆ DUỆ -MA MA -HỒNG HỒNG

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Lịch sử đúng như tên gọi của nó - là sự ghi lại những gì đã xảy ra. Vì thế khó có thể che giấu được...trước sau gì cũng phải viết ra, bên này không viết thì bên kia cũng viết... hoặc một bên thứ ba nào đó.
    Sự xuyên tạc LS không phải là không có, nhưng với thời gian, nó đều được đính chính lại.
    Mấy chục năm trước sách nào cũng ghi Tần Thủy Hoàng chết chôn theo vô số người sống. Chỉ đến khi khai quật được lăng mộ, mới thấy chẳng có bộ xương người thật nào, chỉ toàn tượng đất.
    Last edited by DaiHongCat; 23-02-2013 at 03:53 PM.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8

    Mặc định Bài học từ cuộc chiến 1979

    Bài học từ cuộc chiến 1979



    Quân dân VN ngày 17/2/1979 buộc phải cầm súng một lần nữa, chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km.





    Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 anh hùng, nhiều năm là viện phó Viện Lịch sử quân sự (Bộ Quốc phòng) đã cuộc trả lời báo chí về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17/2 đến 5/3/1979:


    Thưa ông, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra đến nay đã được 34 năm. Ông nói về sự kiện này như thế nào?

    Cuộc chiến tranh biên giới không chỉ bắt đầu từ ngày 17/2/1979, không chỉ bắt đầu sau câu chuyện “nạn kiều” 1978, cũng không chỉ bắt đầu từ những rạn nứt trong quan hệ Việt - Trung sau chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1975, một chiến thắng mà một số nhà sử học trên thế giới đã cho rằng Trung Quốc không mong muốn. Cũng không phải hoàn toàn như vậy mà nó có gốc rễ sâu xa từ những tính toán trong lợi ích chiến lược của cả Liên Xô và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu chứ không chỉ với một nước nhỏ như Việt Nam.


    Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà.

    Sai sót lớn là chúng ta đã nhận ra quá muộn bản chất của chế độ Pol Pot. Năm 1977, đồng chí Lê Trọng Tấn được Quân ủy Trung ương cử vào biên giới Tây Nam nghiên cứu tình hình xung đột biên giới với Campuchia trở về, khi trở ra Hà Nội đã bức xúc khẳng định: “Đây không còn là xung đột nữa. Đây là một cuộc chiến tranh biên giới thật sự”. Lúc đó, chúng ta mới tìm hiểu đằng sau Pol Pot là ai, là rất nhiều cố vấn nước ngoài từng giúp chúng ta trong cuộc kháng chiến trước đó.


    Khi chúng ta tổ chức phản kích, tiến vào giải phóng Phnom Penh ngày 7/1/1979, giúp dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh thì đúng 40 ngày sau, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới, với chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học”. Quân chủ lực Việt Nam lúc đó đã tăng cường cho chiến trường Campuchia, Trung Quốc hi vọng Việt Nam sẽ gục ngã vì bất ngờ.


    Một người dân đến thắp hương tri ân các liệt sĩ tại đài tưởng niệm Pò Hèn (Quảng Ninh) tháng 2/2013.

    Quân và dân Việt Nam bị buộc phải cầm súng một lần nữa, đã chiến đấu kiên cường trước một đội quân đông hơn nhiều lần, trên một phòng tuyến biên giới dài gần 600km và đã đánh bật được quân Trung Quốc về bên kia biên giới sau khi làm tổn thất đáng kể sinh lực đối phương.


    Liệu việc bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh có làm chúng ta chịu những thiệt thòi nhất định như những điều kiện đi kèm thường thấy trong các hiệp định mà nước lớn thường áp đặt cho nước nhỏ?

    Cuộc chiến tranh biên giới chính thức kéo dài chỉ 17 ngày, từ 17/2 đến 5/3/1979 nhưng những cuộc xung đột còn kéo dài đến tận năm 1988. Trong suốt 9 năm, một phần đáng kể nhân tài vật lực của chúng ta đã phải dồn cho biên giới phía Bắc, trong khi Mỹ cấm vận, viện trợ của Liên Xô cắt giảm so với trước và Trung Quốc thì từ bạn thành thù. Có thể nói Việt Nam đã hao tốn nhiều sức lực vì cuộc chiến biên giới đó. Nếu căng thẳng tiếp tục kéo dài, Việt Nam càng ngày càng bất lợi.


    Chính vì vậy, năm 1988, khi Việt Nam chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay và đến năm 1991 thì Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc.


    Ông Trương Tấn Sang - khi là Ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư - đến thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Pò Hèn (Quảng Ninh) ngày 26/5/2010.

    Là một người nghiên cứu lịch sử nhưng cũng là một người lính, tôi xin nói thẳng là dù bất cứ hoàn cảnh nào thì hòa bình vẫn là quý giá nhất. Chiến tranh biên giới kết thúc thật sự, chúng ta mới có thể tiếp tục sự nghiệp đổi mới, có những chính sách lâu dài và bền vững để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống nhân dân, để có một vị thế mới trong bản đồ ngoại giao thế giới như hôm nay.


    Nhưng như vậy không có nghĩa là trang sử về chiến tranh biên giới đã khép lại. Lịch sử bản chất là sòng phẳng, khách quan, cái gì đã xảy ra rồi cũng có lúc sẽ được đặt lại trên bàn cân lịch sử để luận định. Chúng ta nhìn lại chiến tranh biên giới, trước hết là để học bài học cho chính mình: cái gì lẽ ra đã có thể tránh được, cái gì cần nhớ để nhắc lại cho thế hệ sau.


    Chúng ta cần có những sự vinh danh và tri ân các liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tranh ngắn ngủi mà đằng đẵng đó. Chúng ta cũng cần rút kinh nghiệm xương máu từ thực tế lịch sử của dân tộc mình khi hoạch định đường lối đối ngoại trong một thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, lợi ích các bên đan xen nhau cực kỳ phức tạp. Cần hiểu rõ bạn - thù và phải đặt quyền lợi của dân tộc lên trước hết và trên hết thì mới có chính sách đúng được.


    Lịch sử dân tộc ta có tới 17 cuộc chiến tranh chống xâm lược thì chúng ta đã chiến thắng 14, còn ba cuộc kháng chiến dai dẳng, hàng chục, thậm chí hàng trăm năm chúng ta bị nước ngoài đô hộ nhưng rồi dân tộc ta vẫn chiến thắng.

    Có thể trong lịch sử hiện đại, khái niệm biên giới quốc gia không còn được tính bằng các cột mốc nữa mà bằng “biên giới mềm”, “sức mạnh mềm”, bằng sự xuất hiện của hàng hóa, hình ảnh, văn hóa của quốc gia nào đó trên đất nước mình, nhưng tôi vẫn tin là chúng ta sẽ bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, một khi cả dân tộc kết thành một khối, dưới sự lãnh đạo của Đảng dày dạn kinh nghiệm cả trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.


    Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin TQ đánh

    Hồng Chính Quang - theo TTVN / Trí Thức Trẻ | 30/07/2014 07:00





    Chia sẻ:
    (Soha.vn) - Tướng Lê Mã Lương nói: “Lần giở lịch sử, thấy những cuộc xung đột của Trung Quốc với các nước láng giềng thì không có gì ngạc nhiên khi cuộc chiến năm 1979 xảy ra”.



    • Lời tòa soạn: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Dù Trung Quốc đã rút quân vào đầu tháng 3/1979 nhưng những hy sinh mất mát của người Việt Nam chỉ kết thúc thực sự vào năm 1989, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía
      Bắc.


      Là người từng lăn lộn, chiến đấu tại những nơi ác liệt nhất ở biên giới phía Bắc trong 8 năm, Thiếu tướng Lê Mã Lương vẫn còn nhớ như in những ký ức về cuộc chiến tàn khốc này. Chúng tôi tìm đến vị tướng nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” để nghe ông kể về những năm tháng không thể nào quên trong cuộc đời người lính ở cuộc chiến tranh khốc liệt ấy.


      Tướng Lê Mã Lương cho hay: “Kể từ sau khi chiến tranh kết thúc, năm nào tôi cũng có các chuyến đi đến một số tỉnh biên giới phía Bắc với những công việc khác nhau. Nhìn sự phát triển của các địa phương nơi địa đầu của Tổ quốc như ngày nay, mấy ai có thể tưởng tượng được những nơi đó đã từng phải chịu sự tàn phá của cuộc chiến khốc liệt năm 1979 do Trung Quốc phát động với ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học”

      .

    Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)
    Ông bồi hồi nhớ lại: “Sau khi giải phóng miền Nam năm 1975, tháng 8/1975, Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 cùng với một số đơn vị khác rời Sài Gòn lên Tây Nguyên để tiêu diệt Fulro. Suốt từ 8/1975 cho đến 6/1976, chúng tôi lăn lộn trên vùng Tây Nguyên và đã thực hiện được nhiệm vụ rất vẻ vang là làm tan rã toàn bộ lực lượng Fulro – lực lượng có ý đồ tách vùng Tây Nguyên của Việt Nam ra thành một nhà nước độc lập



    Với bài học luôn cảnh giác, khi chiến tranh biên giới ở phía Tây Nam nổ ra, các lực lượng của chúng ta lại bước vào một cuộc chiến mới với tâm thế rất đàng hoàng, đĩnh đạc vì yêu cầu của nước bạn, giúp bạn trên tinh thần giúp bạn như giúp chính mình. Vì vậy chúng ta đã hết sức vô tư cam kết với bạn và cùng với bạn tiến hành cuộc chiến tranh chống lại Pol – Pốt mà đứng đằng sau họ là đội ngũ cố vấn của Trung Quốc. Trung Quốc đã trang bị và có những đảm bảo về hậu cần giúp cho quân đội Khmer – đỏ chống lại quân tình nguyện và quân cách mạng Campuchia.


    Chúng ta đã có thêm một bài học và linh tính có một sự manh nha nào đó về một cuộc chiến với người bạn lớn, nước láng giềng lớn đã từng kề vai sát cánh với chúng ta trong sự nghiệp chống kẻ thù chung. Những người bạn đó đã giúp cho kẻ thù chống phá sự bình yên vừa hé mở đối với Việt Nam.

    Sau hành động này của Trung Quốc ở biên giới Tây Nam, một lần nữa hiện thực lại cho thấy để có một nền hòa bình, chúng ta cũng phải trả những giá rất đắt. Chính vì vậy khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, có nhiều người bất ngờ nhưng xâu chuỗi lại những hành động của Trung Quốc thì lại không có gì là bất ngờ.Tôi chỉ có ngạc nhiên là một nước XHCN lại phát động một chiến chống lại một nước XHCN khác vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ 21 năm? Sao lại có hành động của Trung Quốc ở Campuchia? Sao Trung Quốc lại phát động cuộc chiến tranh chống lại Việt Nam như vậy?”Tháng 8/1975, tôi bước vào cuộc chiến đấu mới. Đến tháng 7/1976, tôi rời khỏi miền Nam lên đường ra Bắc đi học.


    Tháng 8/1976 – 8/1978, tôi kết thúc một khóa học cơ bản ở Học viện Chính trị quân sự ở Hà Đông.Sau khóa đào tạo cán bộ trung, cao cấp của quân đội, tôi được cử ở lại làm giáo viên khoa Công tác Đảng, công tác Chính trị. Chỉ một thời gian ngắn, tôi cũng như nhiều sỹ quan khác nghe phong thanh về quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.


    Chúng tôi bắt đầu có linh cảm sớm muộn gì rồi chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ xảy ra. Và với mật độ căng thẳng giữa 2 nước ngày càng tăng tại thời điểm đó thì sẽ dẫn đến căng thẳng ở biên giới giữa hai nước. Sau đó, chúng tôi được nghe quán triệt tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đánh giá về Mỹ và Trung Quốc. Lúc đầu, một số anh em ngạc nhiên tại sao lại đánh giá Trung Quốc như thế.


    Nhưng khi trao đổi và lần giở những trang lịch sử thì thấy quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ đến một trang đen tối và Trung Quốc có thể tấn công Việt Nam bất kỳ lúc nào.Lần giở lịch sử thì có thể thấy quan hệ giữa các nước XHCN và đặc biệt là giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Năm 1962, Trung Quốc đã có một cuộc xung đột ở biên giới với Ấn Độ; Năm 1969, Trung Quốc lại có xung đột biên giới với Liên Xô gây ra sự ngạc nhiên cho rất nhiều người. Sự ngạc nhiên đó xuất phát từ những vấn đề như Chủ nghĩa Xét lại, Chủ nghĩa Sovanh… đã không thể được dung hòa, buộc dẫn đến cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”.




    Sau năm 1969, đầu năm 1972, sau một cuộc ngoại giao "bóng bàn", đã có một cuộc tiếp xúc giữa Nixon và Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Từ đó hé ra một điều: Trung Quốc đứng trên lưng Việt Nam bán đứng Việt Nam, lấy Việt Nam ra để mặc cả với Mỹ. Hội nghị Paris năm 1972 cũng có những bế tắc mà chính từ bế tắc đó mà Mỹ tìm đến Trung Quốc. Trung Quốc đã có những thỏa thuận đối với Mỹ tại Hội nghị Thượng Hải. Một thông báo chung giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đưa ra.


    Tháng 12/1972, Việt Nam đã phải bước vào một cuộc chiến đấu mà sau này chúng ta gọi đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm. Khi đó, một trung tướng của Mỹ có nói sẽ cho Việt Nam quay trở lại thời kỳ đồ đá. Nhưng thực tế, Việt Nam không bị quay trở lại thời kỳ đồ đá mà còn đánh sập hiện tượng “pháo đài bay” - lực lượng chiến lược của không quân Mỹ buộc Mỹ phải xuống thang và bước vào ký Hiệp định Paris.Thông qua đó, chúng ta thấy được Trung Quốc từ khi lập nước năm 1949 đến 1973 và cho đến 1979, trải qua mấy chục năm, quan hệ với Việt Nam lúc mặn nồng, lúc tẻ nhạt, lúc coi Việt Nam như kẻ thù.

    Nhưng với Việt Nam, thực tế, Việt Nam chưa bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Chỉ khi Trung Quốc phát động chiến tranh thì Việt Nam mới coi tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc khi đó là kẻ thù trực tiếp.Dưới góc độ nào đó, Trung Quốc đã có những sự giúp đỡ cả sức và của với Việt Nam chống Mỹ và chống Pháp trước đó. Ngược lại, Việt Nam đã giúp cách mạng Trung Quốc rất nhiều nhất là giai đoạn 1950 – 1952, dọc theo vùng biên giới khi Cách mạng Trung Quốc có những khó khăn. Trước năm 1949, chúng ta cũng đã giúp cách mạng Trung Quốc. Nhiều cán bộ, chiến sỹ Việt Nam đã tham gia vào quân giải phóng Trung Quốc và nhiều người đã hy sinh. Về mặt giúp đỡ, Việt Nam cũng giúp Trung Quốc. Lịch sử rất công bằng”, tướng Lê Mã Lương nhớ lại.


    Vị tướng này kể tiếp: “Quay trở lại thời điểm cuối năm 1978, khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị như vậy, nhiều người đã ngạc nhiên. Tháng 10/1978, Tổng cục Chính trị lấy một số cán bộ trẻ có kinh nghiệm chiến đấu ở miền Nam, được học cơ bản để đi một số quân khu, quân đoàn để phổ biến tinh thần của Nghị quyết của Bộ Chính trị đánh giá về tình hình thế giới, Mỹ và Trung Quốc cùng nguy cơ một cuộc chiến tranh Việt Nam – Trung Quốc.


    Tôi được tham gia vào cuộc đi này.Tôi đưa 500 học viên của các trường: Trường Sỹ quan Chính trị, Trường Sỹ quan Lục quân, Trường Sỹ quan Quân Y (nay là Học viện Quân Y) đến các đơn vị ở biên giới phía Bắc thuộc phạm vi của quân khu 2. Lực lượng chủ yếu của 500 học viên ấy đi về Sư đoàn 316 với nhiệm vụ giúp Sư đoàn này bằng khả năng chuyên môn của mình. Đồng thời đây cũng là chuyến đi thực tế của các học viên trước khi về đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong chuyến đi dài 3 tháng ấy (từ tháng 10 đến tháng 12/1978), các học viên đã lăn lộn ở các đơn vị biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh cho đến Hà Giang.


    Các học viên đã giúp các đơn vị nhiều mặt, kể cả về mặt huấn luyện lẫn phổ biến tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị để thông qua đó những người chiến sỹ ở chốt - những người sẽ trực tiếp đối đầu với quân đội Trung Quốc khi Trung Quốc phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam - xác định được kẻ thù mới, an tâm thực hiện sứ mệnh, nhiệm vụ cao cả: Bảo vệ biên giới của Tổ quốc.Kết thúc chuyến đi đó, trong một báo cáo gửi Học viện Chính trị và gửi Tổng cục Chính trị, tôi có nhấn một điểm rằng: Các đơn vị ở biên giới phía Bắc thể hiện tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao, thể hiện tinh thần đoàn kết cao.


    Tình cán – binh được thể hiện ra trong quá trình huấn luyện, trong sẵn sàng chiến đấu, trong công tác đảm bảo hậu cần tại chỗ. Đó là nét lớn nhất và rõ nhất của những người chiến sỹ ở vùng biên giới. Dù đã kết thúc chuyến đi thực tế và rút về nhưng trong sâu thẳm suy nghĩ, tôi cho rằng không có lý nào mà Trung Quốc lại đánh Việt Nam mặc dù Tổng Bí thư Lê Duẩn đã có dự kiến: “Trong thời gian sắp tới, Trung Quốc có thể sẽ phát động một cuộc chiến tranh trong phạm vi và không gian lớn. Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc. Các tỉnh biên giới phải hết sức cảnh giác và sẵn sàng cho cuộc chiến đấu”.(còn nữa)
    Last edited by Bin571; 31-07-2014 at 11:15 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Quân TQ năm 1979: "Chưa thấy đội quân nào ô hợp, hôi của như thế"

    Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 31/07/2014 07:00




    Thiếu tướng Lê Mã Lương (Ảnh: Tuấn Nam)

    (Soha.vn) - Nói về lính Trung Quốc, tướng Lương chia sẻ: “Trang bị của quân Trung Quốc làm cho chúng tôi thấy rất bất ngờ bởi sự yếu kém của họ"


    Lời tòa soạn: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Dù Trung Quốc đã rút quân vào đầu tháng 3/1979 nhưng những hy sinh mất mát của người Việt Nam chỉ kết thúc thực sự vào năm 1989, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc.


    Kể tiếp về cuộc chiến biên giới phía Bắc năm 1979, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Qua dự kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn khi đó, rõ ràng về mặt chiến lược Việt Nam không bị động bởi đã có sự dự kiến lực lượng Trung Quốc sang xâm lược Việt Nam. Đó là một dự kiến về mặt chiến lược, không gian chiến trường.


    Dù Bộ Chính trị không hề mất cảnh giác nhưng ở cấp dưới trong đó có cả tôi cũng suy nghĩ rằng: Không lẽ nào một nước XHCN với diện tích lớn như Trung Quốc lại đem quân đi đánh một nước XHCN có diện tích nhỏ hơn như Việt Nam mà chỉ có thể có những xung đột ở vùng này, vùng kia.


    Tuy nhiên, trong thâm thâm cũng như khi đi nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ, tôi đều xác định cho anh em chúng ta sẵn sàng chiến đấu, mọi thứ có thể thay đổi: Trung Quốc có thể lật lọng với những cam kết với Việt Nam; Trung Quốc có thể phát động một cuộc chiến lớn như Nghị quyết của Trung ương. Và hơn lúc nào hết, Việt Nam phải chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới.


    Đúng như Tổng Bí thư Lê Duẩn dự kiến, ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến xâm lược Việt Nam. Trước đó, trong suốt thời gian đầu năm 1979, các đơn vị phía biên giới thường xuyên có những kiểm tra và báo động. Khi đó, chúng ta liên tục chuyển trạng thái: từ thấp lên cao nhất – trạng thái “toàn bộ” rồi lại hạ nhiệt xuống “lên cao” rồi xuống nữa là “thường xuyên”. “Thường xuyên” là mức trực chiến thấp nhất.


    Chính khi chúng ta bước vào mức độ chiến đấu “trạng thái thường xuyên” thấp nhất (bộ đội không còn trong trạng thái căng thẳng nhất) thì Trung Quốc phát động chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc hơn 600 km ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh cho đến Lai Châu.

    Bệnh viện huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2/1979 (Ảnh tư liệu)
    Chúng ta phải đối diện với 60 vạn quân Trung Quốc trên 1 tuyến biên giới rộng lớn. Trong khi đó, về phía ta, chủ yếu là quân ở sư đoàn 316 – một trong những sư đoàn thiện chiến của quân đội thuộc quân khu 2. Việt Nam đưa thêm Sư đoàn 3 từ miền Trung cũng là một sư đoàn thiện chiến ra Lạng Sơn từ 8/1978


    Chúng ta xác định, nếu chiến tranh xảy ra thì Lạng Sơn sẽ là hướng chủ yếu. Vì thế, Sư đoàn 3 ra ngay Thị xã Lạng Sơn để sẵn sàng đánh địch. Các đơn vị khác trên tuyến biên giới như sư đoàn 395 và Sư đoàn 345 hầu hết là các sư đoàn làm kinh tế, làm đường dọc tuyến biên giới được lệnh khẩn trương, cấp tốc trang bị lại để bước vào cuộc chiến đấu.Khi đó tôi thuộc Sư đoàn 395 ở Quảng Ninh. Các đơn vị chủ lực khác của Việt Nam đang bị hút vào biên giới Campuchia. Còn Quân đoàn 1 thì án binh bất động để giữ Trung ương và hậu phương, đề phòng địch sử dụng quân dù nhảy thẳng vào Thủ đô Hà Nội hòng chia cắt hậu phương với tiền tuyến. Quân đoàn 1 sẵn sàng chiến đấu ở hậu phương.


    Khi bước vào cuộc chiến đấu tháng 2/1979, tinh thần của nhân dân Việt Nam nói chung và các tỉnh phía Bắc sục sôi. Nhất là khi có sự phát lệnh tổng động viên, một không khi chống quân Trung Quốc xâm lược sục sôi từ Hà Nội lên đến các tỉnh biên giới phía Bắc sẵn sàng chiến đấu ở ngày đầu tiên. Nhân dân theo hướng dẫn tự đào hầm, hố như thời chống Mỹ để nếu quân Trung Quốc chia các mũi tiến về Hà Nội thì có thể sẵn sàng chiến đấu.Tôi còn nhớ như in, tại thời điểm đó, nhân dân bình tĩnh, hết sức lạc quan và không hề tỏ ra sợ Trung Quốc. Còn phía trước, bộ đội ta với tinh thần được quán triệt quân Trung Quốc đông nhưng không mạnh. Đánh giá này của Trung ương về Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn về mặt chiến lược”.


    Theo tướng Lê Mã Lương, đội quân xâm lược Việt Nam tháng 2/1979 là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc được trang bị rất kém: một khẩu súng trường, một chiếc ba lô với những thứ gì đó đảm bảo cho cuộc chiến đấu dài ngày.“Trang bị của quân Trung Quốc làm cho chúng tôi thấy rất bất ngờ bởi cho đến năm 1979 mà trang bị cho quân đội của Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế. Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta thì phía sau là đội quân dân binh rất đông vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc nhưng lại là đội quân ô hợp để hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được.

    Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy một quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế. Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và xuống ao để bắt cá. Nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945 khi quân Tàu – Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật. Không thể tưởng tượng được quân đội của một nước mạnh như Trung Quốc lại vô kỷ luật như vậy.


    Bộ đội Việt Nam rất ngạc nhiên về hành động của lính và dân binh Trung Quốc”, tướng Lê Mã Lương nói.Thiếu tướng Lê Mã Lương kể tiếp: “Trên hướng chúng ta dự kiến là hướng chủ đạo, đã có những trận đấu hết sức quyết liệt và những chiến sỹ của Sư đoàn 3 – một trong những sư đoàn dũng cảm ở miền Nam, đã chặn đứng quân địch, không để cho quân địch phát động những cuộc hành quân ồ ạt hoặc tiến sâu vào vùng nội địa của Việt Nam.


    Cùng với Sư đoàn 3, trên hướng Tây Bắc, Sư đoàn 316 là một trong những sư đoàn chặn đứng cuộc hành binh của Trung Quốc tiêu diệt hàng đại đội lính Trung Quốc - điều mà quân Trung Quốc không thực hiện được đối với quân Việt Nam.Chưa có trận đánh nào quân Trung Quốc làm tê liệt nổi một đại đội của Việt Nam. Trong khi đó bộ đội ta tổ chức những trận đánh tiêu diệt gọn một đại đội của quân Trung Quốc. Đó mới chỉ là những trận đánh của các Sư đoàn chứ chưa phải là sư đoàn cơ động - chủ lực của quân đội Việt Nam.


    Suốt cho đến cuối tháng 2, đầu tháng 3/1979, mặc dù quân Trung Quốc đã phá hủy 5 thị xã, thị trấn: Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phong Thổ, Lào Cai nhưng các đơn vị biên phòng, lực lượng tự về, sư đoàn làm kinh tế cùng 2 sư đoàn chiến đấu tinh nhuệ của ta là Sư đoàn 3 và Sư đoàn 316 đã chặn đứng những bước tiến của quân địch.


    Trong kế hoạch của quân đội Trung Quốc, nếu như có thể tiến sâu về Hà Nội thì cố gắng tiến sâu nhưng đã không một đơn vị nào của Trung Quốc có thể vượt qua tuyến một (tuyến các tỉnh biên giới) để xuống tuyến hai và hướng về Hà Nội. Hai bên quần thảo với nhau ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc chứ quân Trung Quốc chưa tiến được sâu hơn. Chúng ta đã chặn được ý đồ của Đặng Tiểu Bình khi phát động cuộc chiến xâm lược Việt Nam “dạy cho Việt Nam một bài học”.(còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Vấn đề mối quan hệ Việt- Trung thực là phức tạp.

    Xét về lịch sử, đã từng có bao cuộc xâm lăng , đô hộ của phong kiến Trung quốc để đến mức một cụ nhà ta đứng trên đỉnh núi chỉ về phương Bắc : Kẻ thù truyền kiếp của dân tộc là đó.

    Nhưng cũng xét trong lịch sử gần đây, Trung quốc đã giúp đỡ hỗ trợ ta rất nhiều lương thực, quân trang để chống Mĩ ( Đương nhiên, chưa tính đến mưu thâm sâu của họ dùng ta là lá chắn , vật thí thân).

    Nhưng xét cho cùng, ẩn dấu bên trong và ngày càng bộc lộ đến trắng trợn là muốn Việt Nam lệ thuộc vào họ, dần dần đến thôn tính bành trướng xuống phía nam.

    Không đất nước nào có thể chọn được láng giềng tốt hay xấu.
    Vấn đề là trên và dưới có đồng lòng thuận chí hướng hay không?

    Phía trên, những người cầm trong tay vận mệnh dân tộc, liệu có bị chia theo các trường phái, trong đó muốn dựa vào Trung quốc để vinh thân phì gia hay không?

    Phía dưới, những người dân ( dân buôn là chính) vẫn vì cái lợi trước mắt mà hàng ngày tiếp tay cho âm mưu thâm độc của Trung quốc phá hoại nền kinh tế Việt nam, đầu độc người dân Việt nam đến chết dần mòn trong bệnh tật.

    Hai mũi giáp công này như con tằm gặm nhấm lá dâu non.
    Nhớ xưa, khi vua Trần vào thăm sức khỏe của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn , có hỏi một ý về kế sách chống giặc phương bắc. Trần Hưng Đạo có nói lại 1 ý là nếu kẻ thù tiến đánh từ từ theo kiểu gặm nhấm thì ta phải biết dùng tướng giỏi để hóa giải.

    Ngày nay, nếu không làm trong sạch bộ máy lãnh đạo và dùng hiền tài chống chọi thì nguy cơ lệ thuộc Tàu khựa là trông thấy.
    Ước chi có một vua Quang Trung hùng hồn, ta hòa hoãn đợi 10 năm nữa mạnh lên thì sợ gì chúng nó?

    Tóm lại, trước kẻ thù đông, mạnh , thâm hiểm và dai dẳng, Việt nam cần phải nhanh chóng củng cố và vươn lên nhiều mới thoát hiểm họa phương bắc.

    Hãy nghĩ tới lịch sử mai sau con cháu ta ca ngợi ghi ơn ông cha hay phỉ nhổ như Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc.
    Last edited by Bin571; 01-08-2014 at 08:47 PM.

  12. #12

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới năm 1979: VN đã tuân thủ ý kiến TBT Lê Duẩn

    Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 01/08/2014 07:00



    Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng (Ảnh tư liệu)

    (Soha.vn) - Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979, theo tướng Lê Mã Lương, chính Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về mặt chỉ huy chiến trường..


    Lời tòa soạn: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Dù Trung Quốc đã rút quân vào đầu tháng 3/1979 nhưng những hy sinh mất mát của người Việt Nam chỉ kết thúc thực sự vào năm 1989, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc.

    Nói về kết quả của cuộc chiến tranh biên giới, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Chính Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về mặt chỉ huy chiến trường, dạy Trung Quốc về tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành, dạy cho Trung Quốc cách đánh phân đội nhỏ và những chiến thuật luồn sâu, chia cắt và chiến thuật bao vây, tiêu diệt những phân đội, đơn vị chiến đấu cơ bản của Trung Quốc. Chúng ta đã dạy cho Trung Quốc nhiều bài học chứ không phải như Đặng Tiểu Bình nói dạy cho Việt Nam một bài học”.Và thông qua cuộc phát động chiến tranh xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam, Trung Quốc đã ngộ ra nhiều điều.


    Trung Quốc đã mất một người bạn chiến lược, một người láng giềng hết sức thân thiện. Với ta, ta đã làm cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của quân Trung Quốc: “Biến bạn thành thù” và vô cớ phát động chiến tranh xâm lược dưới giọng điệu kiêu ngạo: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, vu khống Việt Nam như kẻ vô ơn bạc nghĩa. Nhưng Trung Quốc đã không hình dung ra được cuộc chiến tranh đó đã khiến họ tổn thất rất lớn về mặt con người, về hình ảnh của đất nước với thế giới, uy tín của một nước lớn khi phát động chiến tranh để đánh lại một nước XHCN nhỏ hơn, yêu chuộng hòa bình như Việt Nam. Một cuộc chiến tranh thảm khốc và Trung Quốc không phải là người thắng cuộc.


    Các mũi tấn công Việt Nam của quân Trung Quốc tháng 2/1979
    Trung Quốc đã không khuất phục được Việt Nam. Cuộc chiến đó là một sự thất bại mà Trung Quốc không muốn nhắc lại nó. Đối với các quân nhân của quân đội Việt Nam, anh em chúng tôi bước vào cuộc chiến đó với tâm thế của người chiến thắng: Chiến thắng Mỹ và sẵn sàng đối đầu với một thế lực mới. Anh em cũng rất tự hào khi giành chiến thắng mặc dù chúng ta đã có những tổn thất không nhỏ về người và kinh tế.


    Tuy nhiên, cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc năm 1979 trước Trung Quốc đã làm cho chúng ta thấy được bản chất của Trung Quốc – Chủ nghĩa sôvanh nước lớn và luôn gây hấn với các nước xung quanh, luôn làm cho các nước xung quanh nghi ngờ, cảnh giác”."Sau ngày 5/3/1979, Đặng Tiểu Bình quyết định dừng cuộc tiến công Việt Nam và rút quân. Theo tướng Lê Mã Lương, nếu ngày 5/3, Trung Quốc không rút quân thì Việt Nam sẽ đưa sư đoàn 312, đưa cơ động lên để bước vào cuộc chiến tiêu diệt cấp trung đoàn của Trung Quốc ở Lạng Sơn.


    Lúc bấy giờ, tôi được rút ra cùng một số cán bộ khác ở Bộ Tổng Tham mưu và đến làm nhiệm vụ đốc chiến Sư đoàn 312 để bước vào một trận đánh, một trận đánh thử nghiệm tiêu diệt cấp trung đoàn. Khi Đặng Tiểu Bình cho rút quân thì Sư đoàn 312 cũng án binh bất động rồi rút quân về phía sau.Quân đội Việt Nam cũng tuân thủ ý kiến của Tổng Bí thư Lê Duẩn là đảm bảo cho các đơn vị của Trung Quốc rút quân mà không có bất kỳ sự bao vây, ngăn chặn gây khó khăn nào cho các đơn vị của Trung Quốc.

    Chúng ta đã thực hiện điều đó nghiêm túc như trong lịch sử khi quân phương Bắc xâm lược thua trận kéo về nước mà không bị đánh tiếp. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 là một cuộc chiến tranh hao người tốn của. Cuộc chiến đã để lại cho người Việt Nam một vết hằn, nỗi nhức nhối về Trung Quốc. Như vậy sau 30 năm chiến tranh giải phóng đất nước, chúng ta bước vào cuộc chiến mới 12 năm bảo vệ Tổ quốc và nâng thời gian chiến đấu liên tục của Việt Nam lên con số 42 năm – điều hi hữu đối với bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới. Chúng ta đã chiến đấu hết sức kiên cường, giữ được nền độc lập của dân tộc".(còn nữa)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    "Vì sao năm 1979 Trung Quốc không dám đem máy bay đánh VN?"

    Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 02/08/2014 07:30






    Một người lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh (Ảnh tư liệu)
    Chia sẻ:
    (Soha.vn) - Qua cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, tướng Lê Mã Lương đánh giá: "Nếu lấy thang điểm 10 thì quân Trung Quốc được 5 điểm, quân Mỹ được 9 điểm"

    Lời tòa soạn: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Dù Trung Quốc đã rút quân vào đầu tháng 3/1979 nhưng những hy sinh mất mát của người Việt Nam chỉ kết thúc thực sự vào năm 1989, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để giúp bạn đọc có những góc nhìn đầy đủ hơn về cuộc chiến bảo vệ từng tấc đất biên cương của quân và dân Việt Nam cũng như bản chất của hành động gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” từ Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc


    Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc phần cuối buổi nói chuyện với Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.PV: Thưa thiếu tướng, trước ngày 17/2/1979, như ông nói đã có dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị xâm phạm Việt Nam và sau đó, Bộ Chính trị cũng đã có Nghị quyết về vấn đề này. Xin ông có thể chia sẻ cảm xúc của ông khi những ngày chiến tranh biên giới đến gần?


    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Khi gần đến ngày đó, tôi tin chắc rằng mình cũng như những người cán bộ và chiến sỹ khác đều rất khó hình dung lý do Trung Quốc phát động một cuộc chiến lớn để xâm lược Việt Nam. Mọi người đều nghĩ cùng là nước XHCN với nhau thì không lẽ nào Trung Quốc lại đang tâm phát động cuộc chiến tranh xâm lược một nước vừa thoát ra khỏi 30 năm chiến tranh dù ai cũng đã chuẩn bị cho mình và cho hậu phương mình, chuẩn bị tinh thần cho đồng đội và bạn bè mình để bước vào một cuộc chiến mới.

    Chúng tôi không ai muốn có chiến tranh.Nhưng có một điều khá đặc biệt là những người dân Việt Nam khi đó cảm thấy hết sức bình tĩnh dù linh cảm một cuộc chiến khốc liệt đang đến gần. Mọi người dân không hề có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bất an trước quân Trung Quốc. Mọi người hi vọng chiến tranh không xảy ra nhưng bên trong đều đã có sự chuẩn bị. Những người nước ngoài khi quan sát người Việt Nam trước và sau ngày 17/2/1979 đều cảm nhận được điều đó và cảm thấy hết sức kỳ lạ.

    Với người Việt Nam thì lại hết sức bình thường. Kẻ thù đã “buộc ta ôm cây súng” thì chúng ta sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc, không sợ bất kỳ thế lực nào, khó khăn nào. Nét tinh thần ấy được hội tụ trong người lính và là nền tảng cho sức chiến đấu để chiến thắng.Dù biết Trung Quốc mạnh hơn (Trung Quốc chỉ kém Liên Xô và Mỹ) nhưng trong lịch sử, Việt Nam đã đụng độ Trung Quốc nhiều. Đã không sợ Mỹ thì cũng chẳng sợ Trung Quốc.


    Thiếu tướng Lê Mã Lương

    PV: Trong ký ức về cuộc chiến với quân Trung Quốc, thiếu tướng có cảm nghĩ gì về quân đội của họ?

    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trung Quốc có bộ máy tuyên truyền cực kỳ đồ sộ với một nghệ thuật tuyên truyền rất đáng nể. Cho nên không lạ gì những nhà tuyên truyền của Trung Quốc đã biến không thành có, biến nhỏ thành lớn để rồi kích động, gây hận thù làm cho người lính Trung Quốc hiểu lầm rằng, Việt Nam lấn chiếm đất Trung Quốc và coi Việt Nam như kẻ bội ơn. Với giọng điệu tuyên truyền như vậy, ở góc độ nào đó làm cho người lính Trung Quốc nhận thức sai lầm rằng: Dân Trung Quốc đã tốt với Việt Nam nhưng lại bị Việt Nam bội ơn. Chính sự lẫn lộn đó đã củng cố tinh thần cho người lính Trung Quốc thực hiện được âm mưu của giới lãnh đạo. Nhưng tôi tin rằng nhiều người lính Trung Quốc không kém hiểu biết đến mức không nhận ra được vấn đề.


    Sau năm 1979, những trận đánh của Trung Quốc với Việt Nam, đặc biệt là những trận đánh ở bình độ 400, 600, 700, 1005, 1009 Lạng Sơn thì có thể thấy được lính Trung Quốc không như các nhà tuyên truyền của Trung Quốc vẫn nói. Lính của Trung Quốc rất nhát. Trung Quốc vốn đông dân nên khi chiến đấu thì Trung Quốc luôn ỉ vào số đông.

    Chiến thuật của Trung Quốc vẫn mang tính cổ điển: Chiến thuật lấy thịt đè người, biển người và nó thể hiện trong các trận đánh. Để chiến đấu với một đại đội quân Việt Nam, Trung Quốc phải tập trung cả một sư đoàn để đánh vào một chốt. Trong khi đó, để tiêu diệt một đại đội của Trung Quốc thì Việt Nam dùng một tiểu đoàn, cùng lắm là 1 trung đoàn.Trong chiến tranh hiện đại, với chiến thuật tác chiến như vậy thì đổ xương máu rất lớn. Nhưng Trung Quốc rất khó có thể thay đổi tư duy này.

    Tư duy đó đã ăn sâu vào giới lãnh đạo Trung Quốc và lính Trung Quốc. Và giả sử nếu có cuốn sách nào được gọi là nghệ thuật chiến tranh Trung Quốc thì đó sẽ là một điểm chủ đạo trong cuốn sách đó của họ. Điều ấy cũng thể hiện trên Biển Đông trong thời gian vừa qua. Lúc nào Trung Quốc cũng có số lượng áp đảo các nước khác (khoảng 140 tàu cả tàu quân sự, hải giám, hải cảnh), trong khi chúng ta chỉ có ít tàu thực thi pháp luật. Nhưng chiến thuật số đông đó không đè bẹp được lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam dù tàu của chúng ta nhỏ hơn và độ hiện đại thì không bằng

    .PV: So sánh quân Trung Quốc với quân Mỹ tại thời điểm đó, thiếu tướng cho điểm quân Trung Quốc là bao nhiêu?

    Thiếu tướng Lê Mã Lương:
    Nếu lấy thang điểm 10 thì quân Trung Quốc được 5 điểm, quân Mỹ được 9 điểm. Sự so sánh này không hẳn là quá khập khiễng bởi bộ đội ta thấy rất rõ điều đó. Quân đội Mỹ thiện chiến bởi họ được cọ xát trên khắp các chiến trường từ năm 1945 hoặc trước đó với các căn cứ quân sự được lập khắp thế giới.

    Tính cơ động và sự đảm bảo về mặt hậu cần và tính chiến thuật của quân Mỹ rất thực dụng. Nếu họ thua trận này mà trận sau ta vẫn áp dụng cách đánh đó với quân Mỹ thì ta sẽ thua bởi họ rút kinh nghiệm rất tốt. Thứ hai là tính kỷ luật của quân Mỹ cao hơn Trung Quốc rất nhiều, còn quân Trung Quốc thì như một đội quân ô hợp, không có tính kỷ luật cao. Cũng vì lý do này mà chất lượng chiến đấu của quân đội Trung Quốc rất thấp.

    Tuy nhiên, cũng có một điều phải thừa nhận là pháo binh của Trung Quốc bắn rất chính xác dù mật độ dày. So với pháo binh của Mỹ thì pháo binh Trung Quốc không kém.Còn về mặt không quân thì không quân Trung Quốc rất kém.

    Vì sao năm 1979, Trung Quốc không dám đem máy bay đánh Việt Nam? Đó là Trung Quốc biết không quân Việt Nam rất tinh nhuệ. Lực lượng không quân của Việt Nam vào những năm 1979 – 1980 rất mạnh so với không quân Trung Quốc bởi ngoài lực lượng máy bay ta tiếp nhận được của Liên Xô, Trung Quốc thì còn một lượng máy bay lớn ta thu được từ quân Mỹ giao cho Ngụy trong đó có loại F5, A37. Vì thế Trung Quốc ý thực được rằng nếu đưa không quân lên để đối chọi với không quân Việt Nam thì chắc chắn họ sẽ thất bại thảm hại.

    Lúc đó các phi công của Việt Nam như Mai Văn Cương, Nguyễn Văn Cốc, Phạm Tuân, Đỗ Văn Lanh… còn rất trẻ . Đó là các quân át chủ bài trong không quân Việt Nam.

    PV: Vậy còn hiện nay, 35 năm sau cuộc chiến năm 1979, quân đội Trung Quốc ngày nay đã phát triển như thế nào, thưa thiếu tướng?

    Thiếu tướng Lê Mã Lương: Đến nay quân đội Trung Quốc đã có bước tiến dài vì họ ý thức được, muốn thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, muốn trở thành đế quốc biển thì Trung Quốc phải gồng lên để trang bị cho lực lượng hải quân và không quân, lục quân. Sự đầu tư đó đã làm cho sức chiến đấu của quân đội Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Vì vậy, nếu so sánh về sức mạnh quân sự thì quân đội Trung Quốc hiện nay chỉ đứng sau quân đội Mỹ, quân đội Nga.Xin trân trọng cảm ơn thiếu tướng đã trả lời phỏng vấn!
    Last edited by Bin571; 03-08-2014 at 12:23 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định


    "Triệu Tử Long của Việt Nam" và chuyện đánh Trung Quốc năm 1979

    Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 05/08/2014 07:21



    Đại tá Trần Minh Vân – nguyên Sư trưởng Sư đoàn 312,Quân đoàn 1 (Ảnh: Tuấn Nam)

    (Soha.vn) - Đại tá Trần Minh Vân cho hay: “Quân Việt Nam không bao giờ sang trận địa quân TQ. Chỉ sau này sang mới biết quân TQ tử trận khá nhiều"

    Lời tòa soạn: Báo điện tử Trí Thức Trẻ xin tiếp tục giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979.



    Qua sự giới thiệu của Anh hùng, Viện sỹ, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và Quân đoàn 1, chúng tôi tìm đến nhà của Anh hùng, Đại tá Trần Minh Vân – nguyên Sư trưởng Sư đoàn 312 (quân đoàn 1) ở Thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Vốn là người con đất võ Bình Định, Đại tá Trần Minh Vân đã từng ở chiến trường Quảng Trị, tham gia chiến đấu trên 300 trận đánh, lập nhiều chiến công oanh liệt, bị thương 14 lần và được mang biệt danh “Triệu Tử Long”.Là một vị sư trưởng của một sư đoàn tiếng tăm lừng lẫy nên không khó để chúng tôi có thể hỏi thăm đến nhà ông.

    Căn nhà tình nghĩa của Đại tá Trần Minh Vân được Bộ Tư lệnh Binh đoàn Quyết Thắng xây tặng nằm cạnh một con suối gần Quốc lộ 1A, trên khu vực Quân đoàn 1 đóng quân. Hẹn qua điện thoại, sợ phóng viên trẻ không biết nhà, phải đi tìm giữa trời nắng, ông ra tận cổng đón tôi.Sau khi nghe ý định viết bài về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của chúng tôi, ông đồng ý rồi trầm ngâm nhìn ra cây sung ven suối. Ông kể: “Ngày 31/3/1987, nhận được lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Sư đoàn 312 lên Vị Xuyên (Hà Giang) từ ngày 25/6/1987 đến ngày 2/7/1988. Quân số của Sư đoàn khi đó khoảng gần 10.000 người. Nơi chúng tôi đóng quân ngày đó là ở xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên. Ngày đó chúng tôi phải đối diện với Trung đoàn 241, Trung đoàn 24 của Sư đoàn 79 thuộc Tập đoàn quân 27”.


    Xẻ núi đưa pháo lên điểm tựa (Ảnh: Nhà báo Đào Văn Sử/báo QĐND)
    Nhớ lại khu vực đóng quân năm xưa, người lính già chia sẻ: “Cùng đóng trên 2 quả núi nhưng quân Trung Quốc ngày đó ở vị trí cao hơn, còn ta ở vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, khoảng cách tương đối xa (khoảng 200-300 mét), muốn đánh được ta, địch phải vượt qua một vực. Địa hình của bên ta khi đó là nửa đất nửa đá, còn bên địch hoàn toàn là đá”


    Theo Đại tá Trần Minh Vân, trong chiến thuật phòng ngự thì yếu tố quan trọng nhất là công sự. Nếu công sự vững chắc thì trận địa vững chắc. Công sự vững chắc sẽ làm cho tư tưởng của bộ đội an tâm hơn, khi nghỉ ngơi cũng đàng hoàng hơn, tránh bom đạn của địch, giảm thiểu thương vong . Với địa hình nửa đất, nửa đá thì chúng ta có thể đào công sự dễ dàng hơn so với địa hình chỉ có đá. Địa hình chỉ có đá thì khó cải tạo làm công sự nhưng đất thì dễ sạt lở vì đất đó là đất pha cát sỏi.


    Đại tá Trần Minh Vân tự hào: “Trong thời gian khoảng 7 tháng, Sư đoàn 312 đã làm 937 công sự và cũng khá tốn kém. Cho đến thời điểm đó, Sư đoàn 312 là Sư đoàn đào được nhiều công sự nhất trong số các đơn vị đã chiến đấu ở Vị Xuyên.Địch đánh nghi binh nhiều nên trước khi mình xây dựng trận địa thì mình phải căn cứ vào cách đánh và địa hình để xây dựng công sự làm sao để có thể hỗ trợ lẫn nhau và chi viện cho nhau. Còn bên địch, họ bố trí nhiều trận địa cối hướng sang bên ta.

    Đồng thời, do địa hình toàn là núi đã nên họ đã lợi dụng các điểm cao, các hang đá để xây dựng hệ thống công sự trận địa kiên cố vững chắc cùng với các bãi mìn phía trước”.Với tình hình chiến sự khi đó không dồn dập như tháng 2/1979, Đại tá Trần Minh Vân chia sẻ thêm về cách đánh địch: “Cách đánh là mình phải lợi dụng thời cơ bất ngờ nhất để đánh địch. Khi địch tấn công ta sẽ lộ sơ hở và chúng ta phải tận dụng sơ hở đó để tấn công lại chứ không đánh phủ đầu. Chính vì thế, anh em rất tự tin tổ chức chiến đấu trong thế phòng ngự và luôn sẵn sàng tấn công khi có thời cơ. Với chiến thuật như vậy, chúng ta đã hạn chế được thương vong và rút kinh nghiệm được nhiều.Với trận địa phòng thủ - tấn công đó, khi chiến đấu, công tác hậu cần rất quan trọng: chuẩn bị vũ khí, đạn dược. Chúng tôi không những phải đào hầm dự trữ cho lương thực mà còn phải đào hầm cho vũ khí đạn dược.


    Thời kỳ đó ở Vị Xuyên mưa gió thất thường với độ ẩm rất cao nên không cẩn thận thì sẽ ẩm hết cả đạn dược. Tôi còn nhớ ngày đó, nhiều khi không chỉ phải hong khô người mà còn phải hong khô cả đạn dược”.Suốt câu chuyện với ông, chúng tôi được nghe ông nhắc rất nhiều về những người lính bị thương và công tác cứu chữa cho thương binh. Vị Đại tá già nhớ lại: “Một công tác vô cùng quan trọng là đảm bảo cho thương bệnh binh. Vì mình và địch ở gần, địa hình rất phức tạp nên việc vận chuyển thương binh ở địa hình đó không hề đơn giản. Địa hình phòng ngự là núi đá nên khi chiến đấu phòng ngự, các chiến sỹ phải leo lên các vị trí cao.Tôi còn nhớ, có những chiến sỹ bị thương trên các mỏm đá cao như ngọn cây nên việc đưa thương binh xuống rất khó khăn. Đầu tiên là phải ròng dây như ròng rọc, sau đó 2 người phải đẩy cáng ra rồi thả dần, thả dần để cho thương binh nằm đúng vào chiếc cáng rồi khiêng đi. Công việc này không như ở đồng bằng”.Theo Đại tá Trần Minh Vân, ngày đó chiến đấu, quân Trung Quốc dùng hỏa lực bắn phá ác liệt về phía ta rồi tổ chức lực lượng bộ binh tấn công ta thành nhiều hướng.


    Tuy nhiên, nhờ thế trận bố trí phòng ngự nên dù có một số lính Trung Quốc tấn công ta nhưng đã bị ta phục kích và tiêu diệt. Chính vì sợ bị phục kích nên họ chủ yếu bắn pháo sang.“Trong thời kỳ tôi ở đó, họ tấn công bằng bộ binh khoảng 5 - 6 lần nhưng lần nào cũng bị quân ta chặn đứng. Quân ta ở trong công sự bắn ra khiến họ sợ mà phải bỏ chạy. Nhưng chúng ta cũng không ra khỏi công sự để truy kích được bởi nếu ra khỏi công sự là ngay lập tức bị bắn ngay. Pháo binh của Trung Quốc bắn rất chính xác.Mình phòng ngự gần với quân Trung Quốc, nhưng quân Việt Nam không bao giờ sang bên trận địa của quân Trung Quốc.

    Sau này hòa bình rồi, anh em tôi sang cửa khẩu Thanh Thủy, thấy nghĩa trang bên đó thì mới biết quân Trung Quốc tử trận cũng khá nhiều”, Đại tá Trần Minh Vân nói.Đại tá Trần Minh Vân cũng cho hay: “Ở trận địa ở Hà Giang không có hiện tượng lính Trung Quốc ôm cột mốc di chuyển sang bên Việt Nam và hôm sau, quân Việt Nam lại ôm cột mốc chôn lại vị trí cũ bởi trận địa bên Vị Xuyên Hà Giang có địa hình rất khó di chuyển mà chỉ có ở trận địa bên Lạng Sơn bởi bên đó trận địa bằng phẳng hơn”.(còn nữa)

    Last edited by Bin571; 06-08-2014 at 10:23 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  15. #15

    Mặc định

    Chiến tranh biên giới 1979: Đổi tên Cối Xay Thịt, Thác Gọi Hồn...

    Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ | 06/08/2014 07:00


    Chia sẻ:
    (Soha.vn) - Đại tá Trần Minh Vân cho hay chính Sư đoàn ông đã đổi tên cho những địa danh có tên kinh khủng như Cối Xay Thịt, Lò Vôi Thế Kỷ, Thác Gọi Hồn, Ngã Ba Cửa Tử…

    Lời tòa soạn:Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc vào tháng 2/1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua đi được 35 năm. Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Chiến tranh biên giới phía Bắc.


    Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, “tướng Triệu Tử Long” của Việt Nam nhớ lại: “Hỏa lực của địch rất mạnh. Pháo của Trung Quốc ngày đó mạnh hơn của Việt Nam. Pháo Việt Nam bắn ngắn hơn và tần suất bắn ít hơn rất nhiều. Quân Việt Nam bắn 1 nhát thì địch bắn 20 – 30 nhát. Với điều kiện khi đó, chúng ta chỉ dùng pháo khi phát hiện vị trí họ tập trung”

    .



    Bức huyết thư xin đi chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của cựu sinh viên khoa lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội năm 1979 (Ảnh: Phạm Cường)
    “Tôi còn nhớ, trận chiến khốc liệt nhất là trận chiến ở cao điểm 1100. Ngày đó, do tình hình chiến sự nên chúng tôi đã phải nhờ đến sự tăng cường của Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 390 do Thượng tá Nguyễn Khắc Nghiên (sau này là Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên – nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) chỉ huy.
    Lúc đó, địa hình bên ta núi có đất hoàn toàn, còn bên địch là núi đá. Địch bắn pháo để mở rào rồi dùng bộ binh để tấn công. Ban đầu chúng ta dùng pháo để tấn công khiến địch bị tổn thất nặng nề nhưng chúng ta cũng gặp phải một số vấn đề. Nguyên nhân là địch ở trên cao, còn chúng ta ở vị trí thấp hơn. Khi pháo của chúng ta bắn ra thì bị lộ mục tiêu và ngay sau đó, quân Trung Quốc dùng pháo binh để bắn vào vị trí phát hiện mục tiêu có pháo.Rút kinh nghiệm, chúng ta sử dụng chiến thuật là ở chắc trong công sự tấn công ra và dùng mìn. Trận ấy, địch bị thương khá nhiều.

    Quân ta phòng ngự tại vị trí đó là một tiểu đoàn (khoảng hơn 400 người). Số lượng địch phải hơn 1 tiểu đoàn (khoảng 600 quân).Họ quyết chiếm cao điểm 1100 nên đã tấn công 2 lần nhưng lần nào cũng bị quân Việt Nam đánh bật ra. Đây cũng là trận mà họ đánh dài ngày nhất: họ bắn pháo trong khoảng 1 ngày rưỡi nhưng công sự của ta chắc chắn, không bị sập chiếc nào, các chiến sỹ của ta vẫn an toàn. Sau khi bắn pháo , đến ngày thứ 2, địch dùng hỏa lực bắn dồn dập rồi mới đưa bộ binh tấn công. Chúng ta đã biết thủ đoạn đó nên dã có biện pháp để đánh chặn.Đánh xong trận đó, anh Nghiên nói với tôi: “Em đã hoàn thành nhiệm vụ”. Tôi đáp lại anh Nghiên là: “Sư đoàn đánh giá trung đoàn của đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ””.


    Lính Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng (Ảnh tư liệu)

    Trong khoảng thời gian ở Vị Xuyên, có lẽ kỷ niệm khó quên nhất đối với Đại tá Trần Minh Vân là việc ông cùng Sư đoàn đã đổi tên một loạt các địa danh mà ai mới nghe lần đầu hẳn cũng sẽ phải rùng mình.
    “Ở Vị Xuyên ngày ấy, tại các giao thông hào đi xuống các đơn vị, một số được các chiến sỹ đặt nhiều tên nghe rất kinh khủng như Cối Xay Thịt, Lò Vôi Thế Kỷ, Thác Gọi Hồn, Ngã Ba Cửa Tử… Đó chính là những địa điểm trước đây đã xảy ra những trận chiến khốc liệt và đã có những hy sinh tại đó.Lúc đó, tôi nghĩ rằng, nếu để nguyên những tên gọi như vậy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các chiến sỹ. Vì thế, sư đoàn đã phát động phong trào thanh niên thi đua đặt lại tên cho những địa danh đó”.Sau khi đã đặt lại tên và có những tổng kết, đại tá Trần Minh Vân cho hay: “Việc đặt tên đó có tác động rất lớn: tác động tư tưởng làm cho anh em khi đi qua đó thì đỡ ngại hơn, tinh thần anh em hăng hái hơn, không có cảm giác rợn người, tránh việc làm cho anh em hoang mang, dao dộng”.Nhớ về kỷ niệm khiến ông xúc động nhất ở chiến trường Vị Xuyên, người lính già kể lại: “Hình ảnh khiến tôi cảm động nhất là khi xuống thấy các anh em vận chuyển thương binh về hầm. Một chiến sỹ bị thương khi đó thì cần phải có nhiều người mới đem xuống được bởi việc đưa từ trên núi xuống rất khó.


    Có những chỗ anh em phải cõng nhau để chạy chứ không bò hay khiêng được.Có những lúc địch bắn rát quá thì mình phải chờ thời cơ khi địch dừng bắn thì mình mới vận chuyển được anh em. Những khi phải để anh em chịu đau chờ thời cơ để vận chuyển xuống công sự như vậy tôi rất đau lòng nhưng cũng không thể làm gì hơn bởi tôi không thể để anh em bị thương 2 lần được.Tôi luôn đau đáu về việc cứu thương. Khi nhìn những thương binh dưới công sự để cứu chữa, tôi rất thương anh em. Những hình ảnh đó, tôi đã suy nghĩ rất nhiều và phải rút kinh nghiệm từng ngày, từng tuần, từng tháng để hạn chế những hy sinh của anh em. Chỉ cần anh em báo lên có người bị thương thì ngay lập tức tôi phải tìm hiểu nguyên nhân. Nếu là do di chuyển thì phải củng cố công sự và tổ chức di chuyển như thế nào để giảm thiểu thương vong.


    Còn nếu là do quân địch tấn công thì phải tìm cách để củng cố trận địa.Nhiều anh em bị thương khi đang làm nhiệm vụ cứu thương và vận tải chứ anh em chốt ở phía trên thì ít bị thương. Đó là những người vận chuyển đạn dược và cứu thương. Đó là những người không ở dưới công sự nên dễ bị thương nhất. Từ đó, rút kinh nghiệm, chúng tôi đào hào để di chuyển nhưng pháo bắn mạnh thì giao thông hào chưa chắc đã chịu nổi”, đại tá Trần Minh Vân xúc động mạnh.Một trong những kỷ niệm khiến ông xúc động không kém chính là hình ảnh những người phụ nữ không quản hiểm nguy đã lên tận chiến trường để thăm hỏi và động viên các chiến sỹ trong các đơn vị chiến đấu ngày ấy. Đại tá Vân kể: “Phía sau chúng tôi, thị xã Hà Giang thì đã hòa bình nhưng trước mặt chúng tôi là quân lính Trung Quốc. Chỉ có hơn chục cây số mà phía sau là hòa bình, phía trước là chiến tranh ác liệt, hy sinh.Có một lần chị em Hội phụ nữ tỉnh Sông Bé ra thăm.


    Những người lính khi đó rất quý những chị em phụ nữ đã không quản bom đạn lên thăm hỏi. Ngày ấy, được các chị em tặng quà và động viên nên tinh thần anh em rất phấn chấn. Các chị em hỏi chúng tôi: “Các anh, các em cần gì?”. Các anh em bảo rằng: “Các bác, các má, các chị lên động viên là tốt lắm rồi, không cần chi viện gì thêm”. Với chúng tôi, sự động viên của những người phụ nữ chẳng sợ bom đạn đó là quá đủ rồi…Câu chuyện của về cuộc chiến tranh biên giới của đại tá Trần Minh Vân – vị dũng tướng trong các trận chiến khốc liệt - chỉ kết thúc khi trời đã về chiều. Tiễn tôi ra tận đường cái với lời dặn dò nếu có thời gian rảnh lại về thăm ông, tôi không khỏi xúc động trước hình ảnh về người lính già trong cái nắng chiều xiên của một ngày cuối tháng 7 trên mảnh đất nhiều dấu ấn lịch sử này.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  16. #16

    Mặc định



    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (1)


    16/02/2015 09:45






    Cuối năm 1978, để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược mà phía Trung Quốc gọi là “phản kích tự vệ chống Việt Nam”, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tập trung một bộ phận lớn quân đội ở khu vực biên giới.


    • Lời Tòa soạn:


      Đã 36 năm trôi qua nhưng ký ức của hàng triệu người dân Việt Nam về một trang sử hào hùng của Tổ quốc, ký ức về sự hy sinh của hàng ngàn đồng bào, chiến sỹ đã ngã xuống để bảo vệ từng tấc đất biên cương khởi đầu từ ngày 17/2/1979 ... vẫn chưa hề phai mờ. Nhắc lại cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 với 30 ngày khốc liệt để hậu thế chúng ta thêm hiểu hơn về lịch sử của đất nước, để tôn vinh những người con ưu tú đã ngã xuống giống như chúng ta vẫn thường tôn vinh những anh hùng, liệt sỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh giải phóng dân tộc.Với mong muốn giúp cho độc giả có một cái nhìn khái quát nhất nhưng toàn cảnh nhất về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979, Infonet xin giới thiệu loạt bài viết được chắt lọc, tham khảo và tổng hợp từ các tài liệu, sách báo đã từng được xuất bản như:

      Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân Quân khu 1 và 2;
    • Lịch sử các quân đoàn 1, 2, Binh đoàn Pắc Bó;
    • Lịch sử các sư đoàn 3, 316, 337, 338, 346, 395;
    • Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thị xã Cao Bằng;


    • Lịch sử Bộ đội Biên phòngLịch sử Dẫn đường Không quânLịch sử Pháo binh QĐNDVN
    • Báo Quân đội Nhân dân tháng 2 và 3-1979
    • China’s Aggression: How and Why It Failed – Nguyen Huu Thuy
    • Chinese Military Strategy In The Third Indochina War - Edward C. O’Dowd
    • China’s War With Vietnam 1979 – King C. Chen

      ----------------------------------------



    Bài 1: Tương quan và Thế trận


    Ngoài Quân đoàn 41, 42, 55 của quân khu Quảng Châu và 11, 14 của quân khu Côn Minh có sẵn ở phía nam, họ còn điều động các đơn vị dự bị gồm Quân đoàn 20, 43, 54 của quân khu Vũ Hán ở phía đông và 13, 50 thuộc quân khu Thành Đô ở phía bắc.Binh lực tham chiến trực tiếp lên tới 28 sư đoàn chủ lực cùng 2 sư đoàn và nhiều trung đoàn, tiểu đoàn địa phương, biên phòng và dân binh.

    Đạo quân này được sự chi viện của 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 2 sư đoàn phòng không và nhiều trung đoàn bảo đảm (công binh, thông tin, vận tải…).Tổng cộng, Trung Quốc huy động vào cuộc chiến trên bộ khoảng 600.000 quân; 550 xe tăng thiết giáp loại Type-62, Type-59, Type-63; 2.000 khẩu pháo mặt đất và súng cối từ 76,2mm đến 152mm, súng cối 160mm và dàn phóng hỏa tiễn 107mm đến 130mm.Bên cạnh đó, không quân và hải quân Trung Quốc cũng triển khai 948 máy bay chiến đấu trên 15 căn cứ ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam gồm 706 tiêm kích J-5, J-6, J-7; 120 tiêm kích bom J-6, Q-5 và 122 máy bay ném bom H-5, H-6 sẵn sàng chi viện khi có yêu cầu.

    Hạm đội Nam Hải với 300 tàu chiến cũng được đặt trong tình trạng báo động cao, đồng thời tăng cường một biên đội tàu tên lửa xuống khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép.



    Lính Trung Quốc cùng sự yểm trợ của xe tăng tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. (Ảnh tư liệu)


    Cuộc xâm lược được Bắc Kinh tiến hành trên hai hướng.

    Cánh đông do Thượng tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou), Tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 3 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh.
    Hỗ trợ cho hướng này là 6 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Cánh quân này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh của Việt Nam, cụ thể:

    - Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh: 58 (Quân đoàn 20), 121, 122, 123 (Quân đoàn 41), 124, 125, 126 (Quân đoàn 42), 129 (Quân đoàn 43), 150 (Quân đoàn 50), 160, 162 (Quân đoàn 54).

    - Hướng Lạng Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 127, 128 (Quân đoàn 43), 148 (Quân đoàn 50), 160, 161 (Quân đoàn 54), 163, 164, 165 (Quân đoàn 55).

    - Hướng Quảng Ninh có sư đoàn địa phương quân Quảng Tây.

    Cánh tây do Thượng tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi), Tư lệnh Đại quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn chủ lực, 1 sư đoàn địa phương, 4 trung đoàn biên phòng cùng các đơn vị binh chủng và dân binh.Hỗ trợ cho hướng này là 1 trung đoàn xe tăng, 1 sư đoàn pháo binh và 1 sư đoàn phòng không. Lực lượng này đảm nhiệm tiến công ba tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai), Lai Châu của Việt Nam, cụ thể:

    - Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn 12 biên phòng cùng lực lượng dân binh.

    - Hướng Hoàng Liên Sơn có 8 sư đoàn bộ binh: 32 (Quân đoàn 11), 37, 38, 39 (Quân đoàn 13), 40, 41, 42 (Quân đoàn 14), 149 (Quân đoàn 50).

    - Hướng Lai Châu có Sư đoàn 31 Quân đoàn 11 và sư đoàn địa phương quân Vân Nam.

    Đương đầu với đạo quân xâm lược hùng hậu của Trung Quốc là các lực lượng vũ trang tại chỗ cùng nhân dân 6 tỉnh biên giới Việt Nam.

    Quân khu 1
    do Thiếu tướng Đàm Quang Trung làm tư lệnh kiêm chính ủy có 4 sư đoàn và 1 lữ đoàn chủ lực, 7 trung đoàn và 21 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Đông Bắc như sau:



    Bộ đội chủ lực:


    - Sư đoàn bộ binh 3 (đoàn Sao Vàng) gồm Trung đoàn bộ binh 2 (đoàn An Lão), 12 (đoàn Tây Sơn), 141 (đoàn Hoài Ân) và Trung đoàn pháo binh 68; bố trí tại khu vực Đồng Đăng, Văn Lãng, Cao Lộc và thị xã Lạng Sơn của tỉnh Lạng Sơn.

    - Sư đoàn bộ binh 338 gồm Trung đoàn bộ binh 460, 461, 462 và Trung đoàn pháo binh 208; bố trí tại khu vực nam Lộc Bình, Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn và An Châu của tỉnh Quảng Ninh.

    - Sư đoàn bộ binh 346 (đoàn Lam Sơn) gồm Trung đoàn bộ binh 246 (đoàn Tân Trào), 677, 851 và Trung đoàn pháo binh 188; bố trí tại khu vực Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hòa An của tỉnh Cao Bằng.

    - Sư đoàn bộ binh 325B (về sau đổi thành 395) gồm Trung đoàn bộ binh 8, 41, 288 và Trung đoàn pháo binh 189; bố trí tại khu vực Tiên Yên, Bình Liêu của tỉnh Quảng Ninh.

    - Lữ đoàn bộ binh 242 đảm nhiệm phòng thủ khu vực bờ biển và tuyến đảo Quảng Ninh.Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 1 như Trung đoàn pháo binh 166, Trung đoàn phòng không 272, Trung đoàn xe tăng 407, Trung đoàn công binh 522 cùng tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm thuộc Lữ đoàn pháo binh 675 (đoàn Anh Dũng) tăng cường được tập trung chi viện cho hướng Lạng Sơn.

    Bộ đội địa phương:


    - Hướng Cao Bằng có Trung đoàn bộ binh 567 của BCHQS tỉnh ở khu vực Quảng Hòa, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn cao xạ, 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bảo Lạc, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hòa An, Ba Bể và 3 đại đội của Thông Nông, Thạch An, thị xã Cao Bằng.

    - Hướng Lạng Sơn có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 123 ở khu vực Lộc Bình và Trung đoàn 199 ở khu vực Tràng Định; 7 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập, Văn Quan và thị xã Lạng Sơn.

    - Hướng Quảng Ninh có 2 trung đoàn bộ binh trực thuộc BCHQS tỉnh là Trung đoàn 43 ở khu vực Móng Cái và Trung đoàn 244 ở khu vực Quảng Hà; 1 tiểu đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn cao xạ và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Bình Liêu, Quảng Hà, Móng Cái, Hà Cối, Cẩm Phả.Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 12 (đoàn Thanh Xuyên) bố trí ở Lạng Sơn, 4 tiểu khu (tương đương tiểu đoàn) ở Cao Bằng và Quảng Ninh, một số đại đội cơ động và 24 đồn biên phòng.Lực lượng tuyến sau của Quân khu 1 có Sư đoàn 431 và Trung đoàn 852 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Hà Bắc, Bắc Thái.

    (Ảnh minh họa)
    Quân khu 2

    do Thiếu tướng Vũ Lập làm tư lệnh kiêm chính ủy có 3 sư đoàn chủ lực, 8 trung đoàn và 24 tiểu đoàn địa phương. Bố trí trên tuyến biên giới Tây Bắc như sau:

    Bộ đội chủ lực:

    - Sư đoàn bộ binh 316 (đoàn Bông Lau) gồm Trung đoàn bộ binh 98, 148 (đoàn Sơn La), 174 (đoàn Cao Bắc Lạng) và Trung đoàn pháo binh 187; bố trí tại khu vực Bình Lư, Phong Thổ của tỉnh Lai Châu.

    - Sư đoàn bộ binh 345 gồm Trung đoàn bộ binh 118, 121, 124 và Trung đoàn pháo binh 190; bố trí tại khu vực Bảo Thắng của tỉnh Hoàng Liên Sơn.

    - Sư đoàn bộ binh 326 gồm Trung đoàn bộ binh 19, 46, 541 và Trung đoàn pháo binh 200; bố trí tại khu vực Tuần Giáo, Điện Biên của tỉnh Lai Châu.

    Phần lớn các đơn vị binh chủng trực thuộc Quân khu 2 như Trung đoàn pháo binh 168, Trung đoàn phòng không 297, Trung đoàn công binh 89 được tập trung chi viện cho hướng Hoàng Liên Sơn.

    Bộ đội địa phương

    - Hướng Hà Tuyên có Trung đoàn bộ binh 122, 191 của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xìn Mần, Na Hang.

    - Hướng Hoàng Liên Sơn có 2 trung đoàn bộ binh của BCHQS tỉnh là Trung đoàn 192 ở khu vực thị xã Lào Cai và Trung đoàn 254 ở khu vực Bảo Thắng; 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng, thị xã Lào Cai, Yên Bái.

    - Hướng Lai Châu có Trung đoàn 193 và 741 (ở khu vực Sìn Hồ) của BCHQS tỉnh, 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 tiểu đoàn bộ binh của các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Mường Lay, Điện Biên, Sìn Hồ.

    Lực lượng công an vũ trang có Trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Hoàng Liên Sơn, một số đại đội cơ động và 39 đồn biên phòng.


    Lực lượng tuyến sau của Quân khu 2 có Sư đoàn 411 là khung huấn luyện tân binh cùng 2 trung đoàn và 8 tiểu đoàn bộ binh của các tỉnh Sơn La, Vĩnh Phú.Đóng góp vào thế trận phòng thủ chung trên địa bàn 6 tỉnh biên giới còn có các đơn vị binh chủng (pháo cối, ĐKZ, cao xạ, trinh sát, công binh, thông tin, quân y, vận tải) của các BCHQS tỉnh và huyện, thị.Lực lượng công an, cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng bản, huyện thị, nông lâm trường và nhà máy xí nghiệp... được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn (ở mỗi quân khu có khoảng 500.000 dân quân tự vệ).

    Từ tháng 1-1979, đối phương bắt đầu ráo riết đẩy mạnh các hoạt động trinh sát vũ trang dọc biên giới.Chỉ trong tháng 1 và tuần đầu tiên của tháng 2-1979, phía Trung Quốc đã gây ra 230 vụ xâm phạm vũ trang vào lãnh thổ Việt Nam, từ gây hấn, khiêu khích cho tới phục kích, giết hại, bắt cóc người đưa về Trung Quốc.

    Tập kích, bắn phá các đồn biên phòng và trạm gác của công an, dân quân Việt Nam cũng như các cơ sở sản xuất của nhân dân.Trong những vụ xâm phạm này, lính Trung Quốc đã giết hại trên 40 dân thường và chiến sĩ, làm bị thương hàng trăm người và bắt đi hơn 20 người.


    Đặc biệt có những vụ diễn ra sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 5km như vụ tập kích trạm gác của dân quân ở Bản Lầu (Hoàng Liên Sơn) ngày 14-1.Có những vụ quy mô lớn như huy động 1 tiểu đoàn chính quy tấn công bình độ 400 ở Thanh Lòa, Cao Lộc (Lạng Sơn) ngày 10-2, có những vụ pháo kích lớn đã sử dụng cả tới pháo 85mm, súng cối, ĐKZ...Cùng với đó là hàng chục lần tốp máy bay và tàu thuyền xâm phạm vùng trời, vùng biển của Việt Nam.

    Ngày 1-1-1979, theo chỉ thị của Thường vụ Quân ủy Trung ương, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.

    Ngày 15-2, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến 1 được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Nhiều đơn vị tổ chức cho phần lớn bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, di chuyển, điều chỉnh lại đội hình bố trí…

    Tuy nhiên đến rạng sáng ngày 17-2-1979, pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa bắn phá các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.

    Bài 2: Diễn biến trận chiến trên các mặt trận
    Last edited by Bin571; 17-02-2015 at 12:33 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  17. #17

    Mặc định

    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (2)

    17/02/2015 08:01





    Sáng ngày 17-2-1979, pháo binh Trung Quốc đã khai hỏa vào các mục tiêu trong lãnh thổ Việt Nam, mở màn cuộc xâm lược. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân Việt Nam chính thức bắt đầu.

    ------------------------------

    Pháo binh trên mặt trận Quảng Ninh
    Bài 2: Diễn biến cuộc chiến trên các mặt trận chính


    Trên mặt trận Lai Châu

    Trên mặt trận Lai Châu, quân Trung Quốc chia thành hai mũi tiến công. Mũi chủ công đảm nhiệm tiến công Ma Ly Pho, Pa Nậm Cúm vào ngã ba Phong Thổ.
    Mũi thứ hai tiến công từ Huổi Luông, Pa Tần (Sìn Hồ). Ngoài ra địch còn sử dụng một lực lượng đánh chiếm khu vực bắc Dào San và Mù San (Phong Thổ).

    Từ ngày 17-2 địch bắt đầu thực hành tấn công vào các điểm cao 1562 Mù San, 1112 Ma Ly Pho, Hoàng Thểm, Khao Chải, điểm cao 262… cùng một số vị trí khác do Trung đoàn 741 và 193, Tiểu đoàn 2 Sìn Hồ, đồn biên phòng Ma Lù Thàng, Si Lờ Lầu, A Pa Chải… bảo vệ.
    Đến ngày 19-2 đối phương chiếm các vị trí này và tiến xuống ngã ba Nậm Cáy, Mô Sy Câu, ngã ba Pa So và bắc Pa Tần.
    Lực lượng ta chặn đánh quyết liệt nhưng đến 24-2 địch làm chủ các mục tiêu trên và tiếp tục tăng cường lực lượng để đột phá tiếp.

    Lực lượng vũ trang Lai Châu chiến đấu
    Trước tình hình này, Bộ tư lệnh Quân khu 2 điều động lực lượng của Trung đoàn 98 Sư đoàn 316 và Trung đoàn 46 Sư đoàn 326 tăng cường cho khu vực phòng thủ Pa Tần và tổ chức phản công đánh chiếm lại một số vị trí.
    Tại đây chiến sự diễn ra ác liệt, hai bên giành giật từng điểm chốt như ở cao điểm 805, 551 hay 553 bắc Pa Tần.
    Sau nhiều đợt tiến công liên tục, ngày 3-3, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Phong Thổ, Pa Tần và đến 5-3 chiếm được Dào San. Đến 10-3 trên mặt trận Lai Châu địch rút về bên kia biên giới.
    Kết thúc đợt chiến đấu này đã có 11 cá nhân và 6 đơn vị chiến đấu trên hướng Lai Châu được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.


    Trên mặt trận Quảng Ninh

    Trên hướng Quảng Ninh, ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc huy động một bộ phận địa phương quân, biên phòng, dân binh của tỉnh Quảng Tây tiến đánh một số trận địa phòng ngự do các đơn vị thuộc Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Trung đoàn 43 và 244 bộ đội địa phương, Đồn biên phòng Pò Hèn… đảm nhiệm ở khu vực Hoành Mô, Đồng Văn (Bình Liêu), Thán Phún (Hải Ninh) và pháo kích vào thị xã Móng Cái.

    Trong các trận tiến công này địch chiếm được bình độ 300, đồn Pò Hèn và điểm cao 1050 Cao Ba Lanh nhưng đến chiều 19-2 ta phản kích khôi phục lại trận địa.

    Ngày 26-2, địch mở đợt tiến công mới nhằm vào khu vực chốt của Trung đoàn 288 Sư đoàn 325B ở điểm cao 1050, 585, đồi Cây Xanh, đồi Không Tên… và ngày 28-2 đánh vào trận địa Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B ở điểm cao 500, 600, 781, đồi Khẩu Hiệu… Các đợt tiến công này đều bị đánh bại.

    Ngày 28-2, Tư lệnh Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Quảng Ninh do Thiếu tướng Nguyễn Sùng Lãm mới được cử về làm Phó tư lệnh quân khu đứng đầu.

    Ngày 1-3, quân Trung Quốc đồng loạt tiến công vào các điểm tựa của Trung đoàn 41 và 288 Sư đoàn 325B, Tiểu đoàn 130 Bình Liêu, Đồn biên phòng Hoành Mô, Đồng Văn, Móng Cái và Đại đội 6 công an vũ trang… chiếm được đồn Hoành Mô và một phần điểm cao 600 và 781 nhưng bị chặn lại trên các hướng khác.

    Ngày 4-3, địch tập trung đánh chiếm điểm cao 1050 nhưng một lần nữa bị đẩy lui với thiệt hại nặng nề.
    Cũng trong ngày hôm đó Trung đoàn 41 Sư đoàn 325B phản kích lấy lại điểm cao 600 và 781. Đến đây, mọi nỗ lực tấn công vào tuyến biên giới Quảng Ninh của Trung Quốc đều bị bẻ gãy.

    Ngày 5-3, Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam. Chiến sự trên hướng Quảng Ninh tạm thời lắng xuống.
    Trong đợt chiến đấu này, 2 cá nhân và 5 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

    Trên mặt trận Hà Tuyên

    Hà Tuyên là hướng phối hợp, địch không tiến công lớn mà chỉ sử dụng biên phòng và dân binh tỉnh Vân Nam đánh vào các chốt của ta ở xã Thượng Phùng, Lũng Làn (Mèo Vạc), Lũng Cú, Ma Ly (Đồng Văn), Nghĩa Thuận (Quản Bạ), Thanh Thủy, Lao Chải (Vị Xuyên), Bản Păng, Bản Máy (Xìn Mần), Na Khê (Yên Minh).

    Tại đây bộ đội địa phương, công an vũ trang và dân quân tự vệ đã phối hợp chặn địch.

    Ngoài ra, lực lượng vũ trang Hà Tuyên còn chủ động tổ chức một số trận đánh ngay vào vị trí xuất phát tiến công của đối phương như trận đánh ngày 23-2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122 vào điểm cao 1875 hoặc trận ngày 25-2 của Tiểu đoàn 1 Mèo Vạc tập kích địch đột nhập xã Thượng Phùng và tập kích đồn Hoà Bình.

    Công an vũ trang Thanh Thủy, Hà Tuyên trên chốt
    Từ 4-3, để hỗ trợ cho hai cánh quân trên hướng Hoàng Liên Sơn và Lai Châu, ở Hà Tuyên địch đẩy mạnh các hoạt động tiến công cấp đại đội, tiểu đoàn nhằm vào các đồn biên phòng và các xã biên giới:

    Ngày 5-3 tiến công đồn Lũng Làn và điểm cao 1379 Phìn Lò (Mèo Vạc), ngày 6 và 7-3 đánh Bản Păng, Bản Máy (Xín Mần); ngày 8 và 9-3 đánh Phó Bảng (Đồng Văn); ngày 11-3 tiến công khu vực Lao Chải (Vị Xuyên); ngày 13-3 tiến công điểm tựa của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 122… đều bị đẩy lui.

    Đến ngày 14-3 chiến sự tạm thời lắng xuống. Trong đợt chiến đấu này lực lượng vũ trang Hà Tuyên đã tham gia chiến đấu 61 trận, có 1 cá nhân và 1 đơn vị công an biên phòng được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

    Theo công bố chính thức, trên cả ba mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên, các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến 14.000 quân Trung Quốc (trong đó Hà Tuyên tiêu diệt khoảng 1.000 địch), đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn địch, phá hủy 4 xe tăng và 6 xe quân sự.

    Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn

    Hoàng Liên Sơn là trọng điểm tiến công chính của quân Trung Quốc trên tuyến biên giới Tây Bắc.
    Tại đây, địch tổ chức tiến công quy mô lớn theo hai trục: từ Quang Kim (Bát Xát) đánh xuống Cam Đường, Bến Đền và từ Nà Lốc vào Bản Phiệt (Bảo Thắng) theo quốc lộ 70 đánh xuống Phong Hải, Phố Lu.
    Để hỗ trợ cho các hướng chính, đối phương còn cho các mũi vu hồi đánh vào Sa Pa, Mường Khương.

    Ngay trong đêm 16 rạng 17-2-1979, lợi dụng trời tối và sương mù, quân Trung Quốc đã bí mật cho một lực lượng lớn vượt biên giới, luồn sâu ém sẵn ở các khu vực Na Lốc, Lều Nương (bắc Bản Phiệt), bản Vược Duyên Hải (bờ nam sông Hồng phía tây bắc thị xã Lào Cai), Mường Khương (Hoàng Liên Sơn), đồng thời triển khai đội hình chủ lực sáp sát biên giới Việt Nam.
    6 giờ sáng 17-2-1979, sau khi cho pháo binh bắn chuẩn bị với mật độ cao, trên hướng chủ yếu quân Trung Quốc bắc cầu phao vượt sông Hồng và tổ chức tấn công.

    Các đơn vị của ta lúc đầu bị bất ngờ, bị động nhưng ngay sau đó đã kịp thời triển khai đội hình chiến đấu.
    Trung đoàn bộ binh 192, 254 bộ đội Hoàng Liên Sơn, Trung đoàn 16 công an vũ trang, Đồn biên phòng Vạn Hòa, Pha Long, Mường Khương, Nà Lốc, Nậm Chảy… cùng bộ đội địa phương huyện và dân quân tự vệ tổ chức đánh trả quyết liệt trên tất cả các hướng, trong khi pháo binh ta vừa chi viện bộ binh vừa phản pháo các trận địa hỏa lực ở Hà Khẩu và bắn phá các điểm vượt sông của địch.

    Tuy nhiên nhờ có ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, đến trưa 17-2 quân Trung Quốc đã chiếm các điểm cao ở phía bắc ngã ba Bản Phiệt, toàn bộ cánh đồng Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, thị xã Lào Cai và thị trấn Mường Khương, Bát Xát.

    Các đơn vị ta bị tổn thất phải lùi về phía sau tổ chức phòng ngự, tuy nhiên vẫn tiếp tục cho lực lượng bám đánh ngay cả ở những khu vực đối phương đã làm chủ và phải đến tận 19-2 quân Trung Quốc mới thực sự kiểm soát được thị xã Lào Cai.
    Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh cho Sư đoàn bộ binh 316 (thiếu Trung đoàn bộ binh 98) từ Bình Lư, Phong Thổ (Lai Châu) cơ động lên tổ chức trận địa phòng ngự ở khu vực Sa Pa từ ngày 19-2.
    Đồng thời, Sư đoàn bộ binh 345 ở Bảo Thắng nhanh chóng đưa Trung đoàn bộ binh 124 vào xây dựng tuyến phòng thủ ở khu vực nông trường Phong Hải (cây số 18 trên quốc lộ 70).

    Ngày 19-2, quân Trung Quốc tiếp tục tiến công chiếm ngã ba Bản Phiệt, dãy Nhạc Sơn và cây số 4 Kim Tân. Ở phía hữu ngạn sông Hồng đối phương chiếm khu vực Đá Đinh, mỏ a-pa-tít Cam Đường.

    Trên hướng Mường Khương, sau khi chiếm thị trấn địch theo đường 4D phát triển xuống khu vực nông trường Thanh Bình.
    Trên hướng Sa Pa một bộ phận địch luồn lách từ khu vực Quang Kim lên Bản Khoang rồi đánh lên Ô Quý Hồ (cây số 8 trên đường 4D Sa Pa đi Bình Lư (Lai Châu), một bộ phận khác tiến công từ Cốc San lên Cầu Đôi để phối hợp với mũi vu hồi Ô Quý Hồ đánh chiếm Sa Pa.

    Trung đoàn pháo binh 168 Quân khu 2 chi viện cho mặt trận Hoàng Liên Sơn.
    Ngày 22-2, cuộc chiến đấu của Sư đoàn 316 trên hướng Sa Pa bắt đầu. Sư đoàn 345 cũng tiến hành chặn đánh địch trên hướng từ Lào Cai đi Bảo Thắng.
    Trên tất cả các trục tiến công của đối phương, lực lượng vũ trang ta đã dũng cảm chiến đấu tuy nhiên do tương quan quá chênh lệch nên không thể cản được đà phát triển của chúng, phải vừa đánh vừa rút lui để bảo toàn lực lượng.

    Ngày 25-2, địch chiếm được thị xã Cam Đường (cách thị xã Lào Cai 10km). Ngày 1-3, địch chiếm thị trấn Sa Pa (cách thị xã Lào Cai 38km) và tiếp tục đánh về Bình Lư.
    Đến ngày 4 và 5-3 quân Trung Quốc đã tiến xuống cây số 36 trên quốc lộ 70, chiếm được Phố Lu (cách thị xã Lào Cai 32km), Bến Đền.

    Ngày 5-3, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân. Từ ngày 6-3 trên hướng này quân Trung Quốc bắt đầu tổ chức rút về bên kia biên giới và hoàn tất vào 13-3-1979.

    Theo công bố chính thức, các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận Hoàng Liên Sơn từ ngày 17-2 đến 18-3-1979 đã loại khỏi vòng chiến 11.500 quân Trung Quốc, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự.

    12 cá nhân và 6 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

    Bài 3: Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn - Cao Bằng
    Last edited by Bin571; 17-02-2015 at 09:56 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  18. #18

    Mặc định

    Biên giới phía Bắc 1979: 30 ngày không thể nào quên (3)

    18/02/2015 07:00





    Tại Lạng Sơn, cuộc xâm lược của Bắc Kinh được tiến hành trên các hướng chính Đồng Đăng-Văn Lãng, bắc Cao Lộc và Lộc Bình.

    ------------------------------


    Sư đoàn 3 phản kích ở ngã ba Tam Lung, Lạng Sơn

    Bài 3: Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn - Cao Bằng

    Trên hướng Tràng Định, Trung đoàn 199, Tiểu đoàn 6 Tràng Định, Đồn biên phòng Pò Mã, Bình Nghi… cùng dân quân Đội Cấn, Tri Phương, Quốc Khánh vừa bám đánh, ngăn chặn địch ở chốt Pò Mã, Pò Pùn, Lũng Xá, Khau Mười, Bản Tang… vừa tổ chức sơ tán hơn 10.000 đồng bào khỏi khu vực chiến sự.

    Ngày 25-2, trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Thất Khê.

    Trên hướng Lộc Bình, Trung đoàn 123, Tiểu đoàn 9 Lộc Bình, đồn biên phòng Chi Ma cùng dân quân Tú Mịch, Yên Khoái… chiến đấu bảo vệ các điểm cao 540, 468, 557 (Chi Ma), khu vực Bản Thín, Bản Lan, điểm cao 412, 481, 402 (Tú Mịch), phản kích buộc địch phải co cụm lại ở phía nam núi Mẫu Sơn.

    Đến ngày 28-2 trên hướng này quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Lộc Bình.Trên hướng Đình Lập, Sư đoàn 338, Tiểu đoàn 131 Đình Lập, Đồn biên phòng Bắc Xa, Chi Lăng hiệp đồng với tự vệ các nông lâm trường… chặn đánh địch ở điểm cao 899 (Chè Mùng), 538 (Bản Chắt), 476, 549, mỏ than Na Dương…

    Đặc biệt, để chia lửa cho sư đoàn bạn, ngày 22-2 Sư đoàn 338 đã chủ động dùng Trung đoàn 460 tổ chức tiến công vào hậu phương của địch, loại khỏi vòng chiến 1 tiểu đoàn Trung Quốc và phá hủy toàn bộ khu doanh trại, hậu cần của chúng.Ngoài ra sư đoàn còn cho công binh luồn sâu 20km vào sau lưng địch đánh sập 2 cầu và dùng một bộ phận tinh nhuệ tập kích sân bay Ninh Minh (Quảng Tây).

    Trên hướng Văn Lãng, một bộ phận của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3, Tiểu đoàn 7 Văn Lãng, Đồn biên phòng Tân Thanh, Na Hình... đã phối hợp phòng ngự có hiệu quả ở Nà Nôi, Bản Thấu (Tân Yên), Thụy Hùng… buộc địch phải tạm dừng tiến công trong ngày 17-2.

    Trên hướng Cao Lộc, Tiểu đoàn 8 Cao Lộc, Đồn biên phòng Thanh Lòa, Ba Sơn cùng một bộ phận Trung đoàn 141 Sư đoàn 3 chặn địch ở điểm cao 499 (Xuất Lễ), trên hướng Bản Xâm, Thanh Lòa...

    Đặc biệt, tại hướng trọng điểm Đồng Đăng, từ sáng 17-2 cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra liên tục xung quanh thị trấn Đồng Đăng (cách thị xã Lạng Sơn 14km) và ngã ba Tam Lung (cách thị xã Lạng Sơn 7km) với các điểm nóng ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị và điểm cao 402, cụm chốt Thâm Mô-Pháo đài-điểm cao 339, ga Đồng Đăng, khu đồi Chậu Cảnh, điểm cao Khôn Làng….

    Mặc dù bị tổn thất, các đơn vị hỗn hợp của Sư đoàn 3, Trung đoàn 12 Thanh Xuyên, Tiểu đoàn 11 bộ đội địa phương thị xã, Tiểu đoàn 1 cảnh sát cơ động, Đại đội 5 công an vũ trang, Đồn biên phòng Hữu Nghị Quan... cùng dân quân tự vệ tại chỗ đã kiên cường bám trụ trận địa, đồng thời tổ chức tiến công giành giật lại các vị trí bị chiếm đóng, gây cho đối phương những thiệt hại hết sức nặng nề.



    Bị giam chân suốt nhiều ngày, đến ngày 22-2, quân Trung Quốc tăng cường lực lượng mở một đợt tiến công mới vào Tân Yên, Đồng Đăng.

    Nhờ ưu thế vượt trội về binh hỏa lực, sau hàng loạt trận đánh liên tục, đến ngày 23-2-1979, địch chiếm được khu vực Tân Yên, Đồng Đăng. Đến ngày 27-2 chiếm được khu vực Tam Lung.

    Ngày 24-2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Mặt trận Lạng Sơn, Thiếu tướng Hoàng Đan, Phó giám đốc Học viện quân sự cấp cao được điều về giữ chức Phó tư lệnh Quân khu kiêm Tư lệnh Mặt trận.Đồng thời, 2 sư đoàn chủ lực cùng nhiều tiểu đoàn bộ binh, binh chủng và dân quân tự vệ ở tuyến sau được điều động lên chi viện cho tiền tuyến.

    Từ ngày 23-2, sau khi tiến hành sơ tán các cơ quan và nhân dân trong thị xã Lạng Sơn, đội hình phòng thủ của ta được điều chỉnh lại:

    Sư đoàn bộ binh 3 và Trung đoàn 197 Bắc Thái mới tăng cường đảm nhiệm phòng ngự khu vực phía tây và tây nam thị xã;
    Sư đoàn bộ binh 327, Trung đoàn xe tăng 407 và các đơn vị của BCHQS tỉnh đảm nhiệm khu vực phía bắc và đông thị xã;Trung đoàn phòng không 272 bố trí ở cả phía bắc và nam thị xã, vừa chi viện bộ binh chiến đấu vừa sẵn sàng đánh trả máy bay địch.

    Từ ngày 28-2, cuộc chiến đấu trên mặt trận Lạng Sơn bước sang một giai đoạn cam go mới. Phía Trung Quốc huy động thêm bộ binh, xe tăng, pháo binh mở cuộc tiến công quy mô lớn trên cả ba hướng đông, bắc và tây nhằm đánh chiếm thị xã.Lực lượng vũ trang ta tổ chức kháng cự quyết liệt. Các trận đánh phòng ngự, tập kích và phản kích dữ dội diễn ra trên các trục đường 1A, 1B, Bản Sâm, Cao Lộc vào thị xã, khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh, Hoàng Đồng, Mai Pha và thị trấn Kỳ Lừa…Ở phía sau, Sư đoàn 337 lên tăng cường từ chiều 25-2 cũng bước vào chiến đấu với mũi vu hồi chiến dịch của địch trên hướng cầu Khánh Khê, đường 1B.

    Chiến sự diễn ra vô cùng căng thẳng, có những nơi như điểm cao 500, 607, 649 (đường 1B), 449, 473 (Cao Lộc)… hai bên liên tục giành đi giật lại nhiều lần.

    Ngày 2-3, Quân đoàn 5 trực thuộc Quân khu 1 do Thiếu tướng Hoàng Đan làm tư lệnh và Đại tá Phí Triệu Hàm làm chính ủy được thành lập.Các sư đoàn bộ binh đang chiến đấu bảo vệ Lạng Sơn (3, 327, 337, 338) cùng các trung đoàn binh chủng của Quân khu 1 được đặt dưới quyền chỉ huy chung của Bộ tư lệnh Quân đoàn.

    Chiều tối cùng ngày hôm đó, quân Trung Quốc chiếm được thị trấn Kỳ Lừa, các đơn vị của ta rút về nam sông Kỳ Cùng.Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 quyết định điều Sư đoàn 3 về làm lực lượng dự bị, riêng Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 tiếp tục bám trụ trên đường 1B đánh vào sau lưng địch, phối hợp với Sư đoàn 337 kiên quyết chốt chặn tuyến giao thông này, không cho địch vượt qua cầu Khánh Khê tiến sang thị xã và huyện Văn Quan.

    Ngày 3-3, đối phương tiếp tục tung thêm lực lượng vào tiến công. Trên hướng chính, địch tổ chức 3 mũi đột kích từ điểm cao 520, Hoàng Đồng và Kỳ Lừa.

    Trên hướng Mai Pha địch cũng tổ chức 2 mũi đánh từ phía bắc sông Kỳ Cùng và đông nam thị xã. Đến chiều 4-3, trên hướng đông-đông nam quân Trung Quốc chiếm được khu vực nam sông Kỳ Cùng, sân bay Mai Pha và các khu phố trong thị xã Lạng Sơn.

    Tối 4-3, Bộ tư lệnh Quân đoàn 5 thông qua và bắt đầu triển khai phương án mở chiến dịch phản công.Cùng thời điểm này lực lượng tăng cường của Quân đoàn 1 cũng đã hoàn tất triển khai vào vị trí chiến đấu trên tuyến Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên phía nam thị xã.

    Trung đoàn pháo binh 204 với 36 dàn hỏa tiễn bắn loạt 40 nòng BM-21 đã tập kết và lấy phần tử sẵn sàng khai hỏa.Ngày 5-3, giữa lúc các sư đoàn trên mặt trận đang ráo riết chuẩn bị thì trưa hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam và ngày hôm sau quân Trung Quốc rút về phía bắc sông Kỳ Cùng. Bộ Quốc phòng quyết định cho dừng chiến dịch phản công.

    Từ ngày 6-3, lực lượng vũ trang ta tiếp tục tiến đánh những bộ phận địch còn chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam, buộc đối phương phải rút khỏi Cao Lộc (9-3), Lộc Bình (13-3), Đồng Đăng, Tân Thanh (15-3)… về bên kia biên giới.Theo công bố chính thức, Lạng Sơn đã loại khỏi vòng chiến 19.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 4 tiểu đoàn địch, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự.Để lập nên chiến công này, quân dân Lạng Sơn cũng đã phải chịu hy sinh to lớn: Sư đoàn 3 hy sinh 6,6% và bị thương 8,4% quân số;

    Sư đoàn 337 hy sinh 650 cán bộ chiến sĩ, Sư đoàn 338 hy sinh 260 cán bộ chiến sĩ… 20 cá nhân và 14 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân;Quân đoàn 5 được mang danh hiệu “Binh đoàn Chi Lăng”, Sư đoàn 337 được tặng danh hiệu “Sư đoàn Khánh Khê”.

    Diễn biến cuộc chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng

    Ở Cao Bằng, hướng tiến công chính của địch ở Thông Nông-Hà Quảng và Phục Hòa-Đông Khê.Nhờ huy động một lực lượng áp đảo nên ngay từ những ngày đầu đối phương đã có nhiều mũi tiến khá sâu vào lãnh thổ Việt Nam, chia cắt và gây rối loạn hệ thống chỉ huy của ta.



    Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng sáng 18-2-1979

    Trên hướng Hà Quảng, cuộc chiến đấu của Trung đoàn 246 Sư đoàn 346, Tiểu đoàn 6 Hà Quảng, Đồn biên phòng Sóc Giang, Nậm Nhũng… cùng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ diễn ra suốt 4 ngày liền từ 17-2 đến 20-2 trên các chốt Cốc Ngựu, Cốc Nhu, Cốc Vường, điểm cao 505, Trúc Long-Địa Lan, Nà Xác, Trường Hà… chặn đứng hướng tiến công rất mạnh của địch ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang.

    Bị tổn thất không tiến lên được, ngày 22-2 quân Trung Quốc làm đường cho xe tăng vượt biên giới ở khu vực mốc 109, theo đường Pác Bó-Nà Mạ-Đôn Chương đánh vu hồi vào sau lưng và bên sườn trận địa ta, kết hợp với tấn công chính diện theo hướng cửa khẩu Bình Mãng-Sóc Giang.

    Trung đoàn 246 mặc dù chiến đấu dũng cảm nhưng bị bao vây và cắt đường tiếp tế, trước sức ép của địch phải rút khỏi Sóc Giang lên khu vực thung lũng núi giữa Hà Quảng và Thông Nông tiến hành đánh du kích.Địch chiếm được Sóc Giang và tiếp tục phát triển xuống phía nam Hà Quảng.

    Trên hướng Trà Lĩnh, Trung đoàn 677 Sư đoàn 346 bảo vệ hướng phòng ngự chủ yếu của sư đoàn phối hợp với Đồn biên phòng Trà Lĩnh và các đơn vị địa phương kiên cường đánh địch ở bình độ 700, đồi Quyết Tử, đồi Thanh Niên, điểm cao 800 và 815 (Phai Can), khu vực mỏ mangan, trục đường Xuân Nội-Quang Trung… đánh bại các đợt tiến công của địch trong nhiều ngày.Tuy nhiên ngày 26-2 địch chiếm điểm cao 815 lần thứ hai. Trung đoàn 677 phải lui về phía sau, phân tán cùng dân quân các bản làng tiếp tục chiến đấu.

    Trên hướng Quảng Hòa, Trung đoàn 567 cùng Đồn biên phòng Tà Lùng, tự vệ nông trường và dân quân Đại Tiến, Cách Linh… giữ vững trận địa chốt chặn ở khu vực đèo Khâu Chỉa (Phục Hòa) suốt 12 ngày đêm, có những ngày đẩy lui 7-8 đợt tiến công gây thiệt hại nặng cho địch, không để đối phương dùng khu vực này làm bàn đạp tiến về hướng Quảng Uyên, Mã Phục.

    Trên hướng Trùng Khánh, Hạ Lang, Bảo Lạc địch cũng tấn công các đồn biên phòng Pò Peo, Bí Hà, Lý Vạn, Cốc Pàng, Nậm Quét… cùng một số chốt của lực lượng địa phương.Trên hướng Thông Nông và Thạch An, do phòng ngự của ta sơ hở, quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm được thị trấn Thông Nông và Đông Khê rồi dùng xe tăng tiến thẳng về thị xã Cao Bằng.

    Sáng 17-2, nhân viên bưu điện huyện Thạch An báo cáo về tỉnh, cho biết xe tăng địch cắm cờ Việt Nam đi qua trước cửa nhà bưu điện về hướng thị xã.Được tin này, Tư lệnh Quân khu 1 lập tức ra lệnh cho BCHQS tỉnh và Sư đoàn 346 tổ chức đưa lực lượng đến đèo Ngườm Kim, Nậm Nàng chặn đánh.

    Chấp hành mệnh lệnh trên, một bộ phận Trung đoàn 851 Sư đoàn 346 khẩn trương cơ động và trong các ngày 18 và 19-2 liên tục chiến đấu với mũi tiến công cơ giới của địch trên đường số 4 và đường từ Nước Hai về thị xã, bắn cháy hàng chục xe tăng ở khu vực Bản Sẩy, Đức Long (Hòa An), cây số 9-12 trên đường số 4…Chiếc xe tăng trinh sát của Trung Quốc đến được Nà Toòng ngoại vi thị xã cũng bị đơn vị cao xạ 37mm của Sư đoàn 346 tiêu diệt.

    Từ ngày 19-2, địch bắt đầu áp sát thị xã Cao Bằng từ nhiều hướng.Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã diễn ra suốt nhiều ngày nhưng do tương quan chênh lệch, đến ngày 24-2 đối phương chiếm được thị xã Cao Bằng và có những mũi vu hồi đánh lấn xuống khu vực đường số 3, Khâu Đồn, đèo Cao Bắc, có những mũi thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam 50-60km (cầu Tài Hồ Sìn).Nhiều đơn vị của ta bị tổn thất, rơi vào thế bị chia cắt, bao vây cả 4 mặt.

    Ngày 26- 2-1979, Quân khu 1 quyết định thành lập Bộ tư lệnh Mặt trận Cao Bằng do Đại tá Đàm Văn Ngụy, Phó tư lệnh Quân khu đứng đầu.

    Ngày 28-2, Bộ tư lệnh Mặt trận ra lệnh cho Trung đoàn 677 và Trung đoàn 567 vượt vòng vây rút về phía sau để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị đánh phản kích.Trước tình hình căng thẳng, Quân khu 1 gấp rút điều động Trung đoàn 852 và 183, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn 675, các tiểu đoàn bộ đội và tự vệ phía sau lên phối hợp với các đơn vị tại chỗ tổ chức phòng tuyến mới ở phía nam cầu Tài Hồ Sìn, đường số 3, mỏ thiếc Tĩnh Túc…

    Lực lượng vũ trang ta đánh lui các đợt tiến công của quân Trung Quốc từ 20 đến 23-3, sau đó phản kích đẩy địch về khu vực cây số 5 và ngã ba Khâu Đồn, đồng thời bao vây một bộ phận mũi vu hồi của địch ở Nguyên Bình.Ngày 1-3-1979 trên mặt trận Cao Bằng, Sư đoàn bộ binh 311 gồm Trung đoàn bộ binh 169, 529, 531 bộ binh và Trung đoàn pháo binh 456 được thành lập.

    Tuyến phòng ngự thứ hai được hình thành từ Tài Hồ Sìn đến Ngân Sơn. Chiến sự diễn ra quyết liệt trên khắp địa bàn tỉnh.Sư đoàn 311 tổ chức cắt đường số 4, ngăn chặn cơ động tiếp tế của đối phương. Các tiểu đoàn đặc công 20 và 45 luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp với dân quân tự vệ tổ chức nhiều cuộc tập kích, phục kích gây cho quân xâm lược những thiệt hại nặng nề.


    Tiểu đoàn đặc công 45 cơ động tập kích địch trên mặt trận Cao Bằng.

    Hai ngày sau khi Bắc Kinh tuyên bố rút quân, ngày 7-3 quân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi Thông Nông, Trà Lĩnh, vừa đi vừa tàn phá các khu vực nằm trên đường di chuyển của chúng.
    Trước tình hình trên, cùng ngày hôm đó Bộ tư lệnh mặt trận hạ lệnh chuyển sang phản kích, dùng pháo binh bắn phá đội hình hành quân, các điểm tập kết người và xe cơ giới của địch...


    Trước áp lực tiến công của ta, nhiều đơn vị Trung Quốc vội vã rút chạy bỏ lại cả xe cộ, vũ khí và thương binh tử sĩ. Ngày 14-3, ở Minh Tâm (Nguyên Bình), một đại đội chủ lực địch bị lực lượng địa phương của ta vây hãm đã phải hạ súng đầu hàng vô điều kiện.


    Ngày 15-3, quân Trung Quốc rút khỏi thị xã và huyện Hòa An; ngày 16-3 rút khỏi Trùng Khánh, Quảng Hòa và Thạch An; ngày 17-3 rút khỏi Trà Lĩnh; ngày 18-3 rút khỏi Hà Quảng và Thông Nông. Đến đây, chiến sự trên mặt trận Cao Bằng tạm thời lắng xuống.

    Theo công bố chính thức, trong một tháng chiến đấu trên hướng này các lực lượng vũ trang và nhân dân Cao Bằng đã loại khỏi vòng chiến 18.000 quân Trung Quốc, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn địch, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, giữ kỷ lục về số xe tăng, thiết giáp tiêu diệt được và số tù binh bắt sống.

    Với thành tích chiến đấu, 5 cá nhân và 17 đơn vị đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.Sư đoàn 311 được mang danh hiệu “Sư đoàn Đông Khê”; Trung đoàn 567 được nhân dân địa phương tặng danh hiệu “Trung đoàn Khâu Chỉa”, “Trung đoàn Phục Hòa”.

    Bài 4: Cuộc hành quân thần tốc
    Last edited by Bin571; 18-02-2015 at 09:50 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  19. #19

    Mặc định

    Chiến tranh Biên giới 1979: Cuộc chuyển quân thần tốc

    18/02/2015 16:00






    Cuộc chiến nổ ra giữa lúc phần lớn các quân đoàn dự bị chiến lược đang còn phải chiến đấu với quân Khmer Đỏ ở Campuchia. Để tăng cường sức mạnh, Bộ Quốc phòng đã huy động lực lượng tuyến sau lên



    Bài 4: Cuộc chuyển quân thần tốc

    Ngày 18-2, Quân khu 3 cho Sư đoàn bộ binh 327 (gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120) từ Quảng Ninh lên tăng cường cho Quân khu 1.

    Tiếp đó ngày 19-2, Quân khu 4 gấp rút tổ chức cho Sư đoàn bộ binh 337 (gồm Trung đoàn bộ binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108) hành quân bằng cả tàu hỏa và xe vận tải từ Nghệ An ra.



    Ngày 25-2 các đơn vị này đều được bổ sung cho điểm nóng nhất lúc này là mặt trận Lạng Sơn và sau đó nằm trong đội hình Quân đoàn 5 - Binh đoàn Chi Lăng.

    Trước tình hình chiến sự ngày càng trở nên quyết liệt ở khu vực thị xã Lạng Sơn, Bộ Quốc phòng đã quyết định sử dụng đến các đơn vị cơ động chiến lược.


    Ngày 3-3 Quân đoàn 1 - Binh đoàn Quyết Thắng nhận lệnh cho Sư đoàn bộ binh 320B (sau này đổi thành 390 - đoàn Đồng Bằng, gồm Trung đoàn bộ binh 27, 48, 64 và Trung đoàn pháo binh 54) được tăng cường Trung đoàn bộ binh 209 (đoàn Sông Lô) thuộc Sư đoàn bộ binh 312 (đoàn Chiến Thắng) và tiểu đoàn pháo tầm xa 130mm của Lữ đoàn pháo binh 45 (đoàn Tất Thắng) cấp tốc hành quân lên Lạng Sơn.



    Tối 4/3, các đơn vị này đã triển khai sẵn sàng trên tuyến chiến đấu Chi Lăng-Đồng Mỏ-Hữu Kiên.Trước đó một tuần, ngày 27-2, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét Khmer Đỏ tại Kampot, Kampong Som (Campuchia) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước.

    Cuộc chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ 6-3.

    Đến 11-3 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội.

    Theo dự kiến ban đầu, hai sư đoàn 320B và 304 sẽ phối hợp phản công trên hướng Bản Chắt (Đình Lập). Sau khi chiến dịch phản công được ngừng lại, một bộ phận của Sư đoàn 304 đã kịp thời chuyển lên tham gia đánh địch tại Trà Lĩnh (Cao Bằng).


    Khi chiến tranh biên giới bắt đầu, Bộ Quốc phòng cũng quyết định điều một phần lực lượng Sư đoàn không quân 372 (đoàn Hải Vân) ra Bắc làm nhiệm vụ.Từ 18-2 đến 3-3-1979, các phi đội thuộc Trung đoàn không quân 917 (đoàn Đồng Tháp), 935 (đoàn Đồng Nai) và 937 (đoàn Hậu Giang) gồm 10 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17, 10 máy bay cường kích A-37, 10 máy bay tiêm kích bom F-5 lần lượt được triển khai ở căn cứ Hòa Lạc, Kép, Bạch Mai và Nội Bài.Các đơn vị trên cùng với các phi đội tiêm kích MiG-17, MiG-21 của Sư đoàn không quân 371 (đoàn Thăng Long) đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ.Ở phía Nam, trực thăng và máy bay vận tải của Trung đoàn không quân 916 (đoàn Ba Vì), 918 và Đoàn bay 919 Tổng cục Hàng không dân dụng phối hợp với không quân Liên Xô khẩn trương tập kết và vận chuyển Quân đoàn 2 ra Bắc.


    Ngoài ra Đoàn bay 919 còn sử dụng máy bay vận tải IL-14 (có MiG-21 yểm hộ) bay nhiều chuyến thả dù tiếp tế cho lực lượng vũ trang ta ở khu vực xã Canh Tân-Minh Khai, Thạch An (Cao Bằng).

    Lạng Sơn được Quân khu 1 tăng cường Trung đoàn 197 Bắc Thái cho hướng thị xã và Trung đoàn 196 Hà Bắc cho hướng Đình Lập.Sau đó Bộ Quốc phòng còn tiếp tục bổ sung thêm Trung đoàn pháo phản lực 204, Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn 98 Sư đoàn công binh 473, Lữ đoàn công binh 229 (đoàn Sông Đà), đơn vị súng phun lửa của Trung đoàn phòng hóa 86…

    Hướng Cao Bằng được tăng cường Trung đoàn 183 Hải Hưng, Tiểu đoàn đặc công 45, tiểu đoàn pháo tầm xa 122mm của Lữ đoàn pháo binh 675, tiểu đoàn tên lửa chống tăng B72, Trung đoàn 38 Sư đoàn công binh 473, Tiểu đoàn 126, 127 bộ đội địa phương Bắc Thái cùng một số tiểu đoàn tự vệ của nhà máy gang thép Thái Nguyên, công ty xây lắp luyện kim...Ngoài ra Quân khu 1 cho thành lập thêm Sư đoàn bộ binh 311 trên cơ sở Trung đoàn 38 Sư đoàn 473.Hướng Hoàng Liên Sơn cũng được tăng cường một số đơn vị, trong đó có tiểu đoàn pháo tầm xa của Lữ đoàn pháo binh 368...

    Tính chung, tổng cộng 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo tầm xa và 25 tiểu đoàn dự nhiệm cùng nhiều đơn vị binh chủng và dân quân tự vệ các địa phương của Quân khu 1, 2, 3, 4 và Thủ đô Hà Nội đã được điều động lên biên giới tham gia chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.



    Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt ở mặt trận Cao Bằng

    Liên Xô - quốc gia đồng minh lớn nhất lúc đó của Việt Nam đã thực thi nhiều biện pháp tương trợ.Bên cạnh việc cung cấp thông tin tình báo và trinh sát kỹ thuật, Liên Xô lập ra một cầu hàng không lớn góp phần cơ động các đơn vị Việt Nam tại mặt trận Campuchia ra miền Bắc.

    Moscow còn viện trợ khẩn cấp một khối lượng lớn vũ khí và trang thiết bị bảo đảm qua đường biển, trong đó có 400 xe tăng và thiết giáp, 500 khẩu pháo cối và cao xạ, 50 tổ hợp pháo phản lực BM-21, 400 tổ hợp tên lửa vác vai, 800 súng chống tăng và 20 máy bay chiến đấu.Ngoài ra, nhiều đơn vị chính quy ở biên giới Xô-Trung được lệnh báo động và tiến hành tập trận quy mô lớn để tạo áp lực, Hạm đội Thái Bình Dương cũng cho một biên đội tàu chiến đấu xuống tuần tiễu khu vực Biển Đông…

    Ngày 5-3, Chủ tịch Tôn Đức Thắng công bố Lệnh tổng động viên toàn quốc “để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”.Cũng trong ngày hôm đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh tuyên bố “hoàn thành mục tiêu” và rút quân, tuy nhiên trên thực tế quân Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếm đóng, đánh phá nhiều khu vực khiến cho giao tranh còn kéo dài cho đến 18-3-1979 và tiếp tục diễn ra dai dẳng sau đó.

    Theo công bố chính thức của Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến tranh, lực lượng vũ trang 6 tỉnh biên giới đã loại khỏi vòng chiến 16.000 quân Trung Quốc, con số này tiếp tục tăng lên 27.000 vào ngày 28-2 và 45.000 vào ngày 5-3- ngày Bắc Kinh bắt đầu rút quân.Tính đến ngày 18-3 khi chiến tranh tạm thời chấm dứt, các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang, cảnh sát, dân quân tự vệ của Việt Nam đã tiêu diệt 62.500 tên địch (trong đó bắt sống 260 tù binh), đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn và 18 tiểu đoàn, bắn cháy 280 xe tăng, thiết giáp và 270 xe quân sự, phá hủy 115 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn.

    Phía Trung Quốc chính thức thừa nhận có 20.000-30.000 quân bị thương vong trong cuộc chiến, 2/3 là của các đơn vị trên hướng Quảng Châu, trong đó 4.000 thương vong xảy ra chỉ trong hai ngày đầu tiên.Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu của phương Tây đánh giá con số thiệt hại thực của Trung Quốc cao hơn nhiều, có thể lên đến 46.000-62.000 quân (với khoảng 13.000-26.000 người chết) và khoảng 400 xe tăng bị phá hủy.Họ cũng cho rằng thương vong của các lực lượng vũ trang Việt Nam thấp hơn với khoảng 8.000-10.000 người chết.



    Thị xã Lạng Sơn bị quân Trung Quốc tàn phá

    Mặc dù vậy, cuộc xâm lược của Bắc Kinh đã gây ra những thiệt hại vô cùng nặng nề cho nước Việt Nam lúc đó đã phải hứng chịu 35 năm chiến tranh liên tục.

    Lính Trung Quốc đã gây ra những vụ hãm hiếp, tàn sát, bắn phá... bừa bãi làm trên 10.000 dân thường Việt Nam bị thương vong.Bên cạnh đó quân Trung Quốc còn thực hiện chính sách cướp bóc và phá hoại triệt để ở các khu vực chiếm đóng được.Ước tính 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 600.000 mét vuông nhà ở và 80.000 héc-ta hoa màu ở khu vực chiến sự bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân ở biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.Các thị xã lớn Lạng Sơn, Cao Bằng và Cam Đường gần như bị hủy diệt hoàn toàn, lính Trung Quốc dùng mìn đánh sập hầu hết các công trình, nhà ở, cầu, đường bộ và đường sắt...

    Ngay cả những di tích lịch sử hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt quân sự như hang Pắc Bó (Cao Bằng) - từng là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn)… cũng bị phá hoại.Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tạm thời kết thúc sau 1 tháng, tuy nhiên tiếp nối ngay sau đó là một thời kỳ dài Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống lại Việt Nam.Các hoạt động vũ trang như phục kích, tập kích, pháo kích, tiến công lấn chiếm… tiếp tục được Bắc Kinh duy trì với cường độ cao nhằm tạo ra tình trạng căng thẳng, bất ổn ở khu vực biên giới Việt-Trung, gây ra nhiều tổn thất cho lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam.

    Ở nhiều nơi giao tranh diễn ra ác liệt, kéo dài như khu vực bình độ 400 ở Cao Lộc (Lạng Sơn) năm 1981 hay khu vực Thanh Thủy ở Vị Xuyên (Hà Tuyên) từ 1984-1989...

    Phải tới năm 1990, quan hệ hai nước mới được bình thường hóa, và đến đây hòa bình thực sự mới được lập lại trên lãnh thổ Việt Nam.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiến tranh 1979: Tướng Lương vạch trần sự bịa đặt trắng trợn
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 17-03-2015, 08:44 AM
  2. TẬP HỢP NHỮNG THÔNG TIN, BÀI VIẾT VỀ CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
    By Yeu Viet Bai Trung in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 16-05-2014, 04:39 AM
  3. Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 08-04-2013, 10:09 PM
  4. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM
  5. Hồi kí, Hồi ức về chiến tranh biên giới 1979 - 1984
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 46
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 09:41 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •