Trang 4 trong 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234
kết quả từ 61 tới 70 trên 70

Ðề tài: Các Nhà Ngoại Cảm đi Tìm Mộ

  1. #61

    Mặc định

    Vài đoạn ghi âm trong Cuộc tìm mộ Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập
    PGS. TS. Hà Vĩnh Tân

    Tiếp theo việc giới thiệu ghi chép về Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập , chungta.com xin bổ sung thêm 5 đoạn ghi âm của một số nhân vật qua sự nhập vong liên tục vào nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh để minh chứng cho những lời kể đầy sinh động và tôn vinh vai trò các yếu tố tâm linh trong cuộc hành trình tìm mộ thú vị này...

    Giọng nói của Đức Hoàng Mười ( Đại vương Nguyễn Duy Lạc, danh tướng thời nhà Lê có đền thờ tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông được nhân thế hoá, phàm tục hoá thành Thái uý Vĩ quốc công, trở thành vị thần chính ở đền Xuân Am hay đền Đức Thánh Hoàng Mười, còn gọi là Mỏ Hạc Linh Từ), buổi họp ngày 7/10/2009 tại Khu tưởng niệm Hà Huy Tập (có sự tham gia của dòng họ Hà và các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Hà Tĩnh)
    Ghi Âm
    http://www.mediafire.com/?s03gms9sz8pdf93



    Giọng nói của vong cậu bé họ Hà (cậu Đỏ Hà Huy Hoàng Nguyễn), buổi họp ngày 7/10/2009 tại Khu tưởng niệm Hà Huy Tập (có sự tham gia của dòng họ Hà và các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Hà Tĩnh)

    http://www.mediafire.com/?ub2piuglgqbxwid



    Giọng nói của vong một lãnh tụ, không giới thiệu tên, buổi họp ngày 7/10/2009 tại Khu tưởng niệm Hà Huy Tập (có sự tham gia của dòng họ Hà và các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Hà Tĩnh)

    http://www.mediafire.com/?eyde5z5s7gwb3hf




    Đoạn 1 - Giọng nói của vong cụ Hà Mại - danh tướng thời Trần, buổi họp ngày 7/10/2009 tại Khu tưởng niệm Hà Huy Tập (có sự tham gia của dòng họ Hà và các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Hà Tĩnh)

    http://www.mediafire.com/?dn7ntf7sr7ydj1f


    Đoạn 2 - Giọng nói của vong cụ Hà Mại - danh tướng thời Trần, buổi họp ngày 7/10/2009 tại Khu tưởng niệm Hà Huy Tập (có sự tham gia của dòng họ Hà và các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện Hà Tĩnh)

    http://www.mediafire.com/?66by1qy1xrsr646
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #62

    Mặc định

    Hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị (Kỳ 1)

    8:29 sáng | Tháng Năm 25, 2012

    - Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, vị tướng trận mạc nổi tiếng, nhà khoa học quân sự ưu tú của QĐND Việt Nam đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện lạ lùng về hành trình đi tìm mộ mẹ của ông, kéo dài trong suốt 20 năm, nhờ cậy tới 15-16 nhà ngoại cảm, nhà tâm linh và nhà khoa học. Để tìm được mộ mẹ, ông đã di chuyển khoảng 7.000km và ông cho rằng, đó là câu chuyện ấn tượng nhất trong cả một “rừng sự kiện” của đời mình.


    Tuổi thơ mất mẹ





    Sĩ quan lục quân Nguyễn Thế Trị (1961-1964)



    Thượng tướng Nguyễn Thế Trị sinh đầu năm 1940 ở làng Cổ Phục, Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương, một nơi nghèo khó quanh năm chỉ có mấy chân ruộng lúa xen ít thửa trồng màu. Bố mẹ tướng Trị sinh được 3 người con, ông là con thứ. Cả gia đình hồi ấy chỉ còn 11 thước vườn để ở, nguồn sống chính là làm nghề cấy rẽ và làm hàng xáo để mưu sinh. Tuổi thơ của anh em ông tuy khó khăn thiếu thốn đủ bề, song đó là những tháng ngày hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Ông và anh trai được bố mẹ cho đi học cùng một lớp, luôn được khen là sáng dạ. Tuy là em, nhưng cậu bé Trị có vóc dáng nhỉnh hơn, khỏe mạnh, nghịch ngợm và thường hay lý sự hơn anh. Bố mẹ ông thường hay nhận xét vui, thằng Trị nhà này có đôi mắt xếch, không rèn từ bây giờ sau này lớn lên không khéo thành tướng cướp! Biệt hiệu “Trị tướng cướp” nhiều năm sau vẫn được bạn bè cùng trang lứa với ông nhắc lại như một kỷ niệm nhỏ lúc thiếu thời.

    Ngày 12/1/1947 (tức 21 tháng Chạp năm Bính Tuất), quân Pháp mở trận càn lớn vào xã Vạn Thọ (nay là xã Kim Khê), nơi có nhiều đồng bào xã Nhật Tân (nay là xã Kim Lương) tản cư ở đó. Trận khủng bố này địch đã bắn chết 300 người dân vô tội, trong đó có 121 người dân xã Nhật Tân, gồm phần lớn người già và trẻ em. Ngày 21 tháng Chạp hàng năm trở thành ngày giỗ trận và cũng là ngày ghi dấu tội ác của kẻ thù. Trận càn quét này gia đình tướng Trị may mắn thoát chết do nhờ ông bà ngoại đưa đi tản cư sang xã khác trước đó vài ngày.

    Ngọn lửa chiến tranh lan đến từng nhà. Trẻ con thất học. Người già, phụ nữ vừa chạy loạn, vừa mưu sinh. Trai tráng trong làng đi bộ đội. Nhà cửa bị đốt phá, ruộng vườn bị bỏ hoang, bố đi đánh trận, mẹ tướng Trị dắt díu 3 người con chạy tản cư cùng với gia đình các bác, cậu, dì; lớn bé, già trẻ tổng cộng tới 30 người. Tất cả đều tuân theo sự chỉ dẫn của ông bà và các bác, các cậu. Bọn trẻ con được người lớn mua cho mỗi đứa một cái bị cói để đựng quần áo cá nhân. Bất kể đêm mưa hay ngày nắng, có lệnh là lên đường cùng cái bị cói “bất ly thân”. Khốn khổ nhất là những đêm tản cư để tránh máy bay địch. Những đêm ấy, mưa rét, đường trơn, băng qua ruộng lầy, cắt ngang luống cày vỡ, gió buốt căm căm, áo xống phong phanh, anh trai của tướng Trị bị ốm. Mẹ cho anh ngồi vào một bên thúng, thúng bên kia đựng đồ, tất tả chạy theo mọi người. Bao năm qua đi, hình ảnh mẹ gồng gánh anh chạy giặc đã hóa thạch trong tâm trí vị thượng tướng sau này.

    Suốt mấy năm liền, gia đình tướng Trị chạy giặc, chuyển chỗ ở nhiều nơi song chưa bao giờ bị bao vây sát sạt. Đó là nhờ ông ngoại tỉnh táo, có kinh nghiệm, nắm được quy luật của giặc. Ông rút ra, trước khi đánh chiếm xã nào, vùng nào, Pháp đều cho máy bay thám thính từ 1 đến 3 ngày. Chỉ ngay ngày đầu, thấy máy bay do thám, ông ngoại đã lệnh cho cả nhà đi nơi khác, tránh xa vùng nguy hiểm.

    Chiến tranh! Chiến tranh! Cái chết ập tới không phải chỉ bởi súng đạn của kẻ thù mà cả từ cuộc sống phiêu bạt, trong đói cơm, rách áo. Khắc nghiệt trong hoàn cảnh đói khổ, thiếu thốn thuốc men đã cướp đi của tướng Trị ba người thân yêu nhất. Em gái ông vì cảm lạnh, thiếu thuốc kháng sinh nên đã ra đi. Năm 1948 là năm gian khó của mọi vùng quê, bất hạnh lớn lại ập đến. Mẹ sinh em gái thứ tư, do không được kiêng khem, đói khát nên bà mắc chứng hậu sản. Không bao lâu, bà mất. Đó là ngày 29 tháng 8 năm Mậu Tý. Tướng Trị còn nhớ, trước lúc lâm chung, bà đã gọi hai con vào dặn dò trong dòng nước mắt: “Sau khi mẹ mất, thằng Sử (con cả) ở với ông bà ngoại, thằng Trị ở với bá”. Bà mất khi mới ngoài 30 tuổi, còn tướng Trị lúc đó mới có 8 tuổi đầu! Người em gái kế sau ông cũng mất sau đó vài tháng.
    Với hai anh em, mất mát đó là quá lớn. Hình ảnh mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, có miếng ngon thì nhường cho chồng con, việc nặng nhọc thì dành lấy cho mình, cuộc đời ngắn ngủi của bà là những kỷ niệm đau buồn nhất. Sau này tướng Trị được bà ngoại kể lại một kỷ niệm làm ông càng thương mẹ nhiều hơn. Đó là vào khoảng đầu năm 1946, mùa đông rét buốt thấu xương mà mẹ chỉ phong phanh manh áo vải nên da thịt cứ tím tái lại. Thương con gái, bà ngoại cho mẹ một tấm vải để về may áo mặc thêm cho ấm. Nhưng “đắm đuối vì con”, mẹ lại dùng mảnh vải ấy để nhường hai con may áo trước.

    Tướng Trị kể với chúng tôi rằng, cho đến tận bây giờ, khi đã đi khắp mọi miền quê của đất nước, gặp nhiều người mẹ tần tảo xứ Bắc, xứ Nam, nhưng đôi khi chiều về, lúc chạng vạng tối, lòng ông vẫn nao nao nhớ về mẹ. Ông thấy hình bóng mẹ y nguyên như trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm: “Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong/ Dăm miếng cau khô, mấy lọ phẩm hồng/ Vài xếp giấy dầm hoen sương sớm”… Hình ảnh bà khắc sâu trong tim những đứa con, không chỉ trong cuộc trường chinh ly hương chạy loạn những ngày xa xôi ấy. Khi là Tư lệnh Quân khu 3, ông cùng các lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc tạc tượng “Bà mẹ Sông Hồng”, đặt trang trọng trong sân Bộ Tư lệnh Quân khu. Bà mẹ Sông Hồng là hiện thân của đức hy sinh, lòng bao dung và nghị lực lớn lao, là hình bóng trong tim, từ người lính cho tới cấp chỉ huy thuộc hàng cao cấp nhất trong quân đội.

    Mẹ phù hộ một đời trận mạc

    Tháng 5/1958, miền Bắc thực hiện đợt nghĩa vụ quân sự đầu tiên. Như một lẽ đương nhiên, ông gia nhập quân đội. Khi đó ông 18 tuổi. Ngay sau ngày nhập ngũ, ông hành quân về đơn vị, đó là Sư đoàn 316 đóng quân ở huyện Tam Nông, Phú Thọ. Tiếp đấy là những cuộc trường chinh vạn dặm. Ông không thể tưởng tượng được cuộc đời mình lại gắn với núi rừng nhiều như thế. Ban đầu là rừng núi Tây Bắc, rồi suốt dải rừng núi Tây Nguyên, rừng miền Đông Nam Bộ, sau này khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, tháng 2/1979, ông lại được điều động về mạn núi rừng Đông Bắc tham gia phòng thủ.





    Có câu thơ mộc mạc thời chiến khác mà đến bây giờ ông vẫn nhớ rằng: “Nếu một mai mình không trở về/ Cậu có nhớ lối về nhà mình không cậu/ Dậu mồng tơi có bướm vàng đến đậu/ Mẹ mình thường ở đó nhìn ra…” Tướng Trị nói với chúng tôi rằng, mẹ đã phù hộ ông cả một đời trận mạc.

    Sau ngày Thống nhất, nhiều người lính trở về hậu phương, hình ảnh quen thuộc là một anh chiến sĩ vai khoác balô, trên lưng có con búp bê, hồn nhiên bước trên hè phố ra tàu về Bắc. Hơn mười năm biền biệt xa quê hương, xa vợ con đi chiến trường, bố mẹ đều đã mất cả, nay đất nước thanh bình, mong ước trở về quê, thăm lại nơi bước chân ra đi, thăm lại “đường xưa lối cũ” bừng sống dậy. Ngày ra Bắc, ông không đi theo đường quân vận mà đi xe đò. Hãng xe đò Phi Long có những lái xe kỳ cựu, kinh nghiệm chạy đường trường rất tốt. Họ thay nhau lái suốt ngày đêm, ngược Đường số 1, với tốc độ rất cao. Đêm dài miền Trung trôi đi trong giấc ngủ chập chờn. “Đã qua sông Hiền Lương”, câu ai đó nói trên xe, bình thản mà khơi gợi bao cảm xúc. Những ký ức vụn vặt, chắp vá trên xe đò lại bị đánh thức bởi một cơn gió sớm từ biển thổi vào. Gió tươi mát rượi làm tâm hồn sảng khoái. Vươn cổ nhìn ra ngoài, ông thảng thốt nhận ra một chiếc vó bè treo trong sương sớm, một bóng người nhỏ thó đang rướn lên kéo vó, vẻ nhọc nhằn. Đất Bắc nghèo khó đây rồi! Ông bất giác kêu lên thành tiếng, lòng xốn xang một niềm vui khó tả, chen lẫn một nỗi buồn se sắt. Nhìn những cánh đồng qua ô cửa, chiếc đòn gánh vẫn trĩu vai người phụ nữ thôn quê. Dáng lưng còng của người phụ nữ nông dân vẫn thế, khiến ông da diết nhớ mẹ. Ông kín đáo chùi nước mắt, nhìn sang, hai người lính vào Nam ngồi ghế bên, nay trở về cũng thẫn thờ nhìn ra con đường đang vùn vụt chạy lùi lại sau lưng.

    Mẹ hiện về báo mộng

    Cuộc sống của gia đình Thượng tướng Nguyễn Thế Trị dường như đảo lộn khi mẹ hiện về trong một giấc mơ. Một đêm năm 1989, vợ ông – người bạn đời ông cưới từ trước khi vào Nam chiến đấu, nằm mơ thấy một người phụ nữ đến đứng ở đầu giường và nói: “Mẹ về thăm vợ chồng các con đây”. Tướng Trị hỏi chi tiết về gương mặt và vóc dáng và dù vợ ông không hề biết mặt mẹ chồng, nhưng qua lời kể ông vẫn có thể mường tượng được người phụ nữ trong mơ đúng là mẹ của mình.

    Tháng 8-1948, mẹ tướng Trị mất tại thôn La Tỉnh, xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ (nay là thị trấn Tứ Kỳ, Hải Dương). Năm 1951, Pháp bình định xong Đồng bằng Bắc Bộ, thị trấn Tứ Kỳ trở thành vùng tạm chiếm, khu chôn cất mẹ ông bị Pháp san gạt làm trại lính. Năm 1954, Miền Bắc được giải phóng, nhưng Hải Phòng và huyện Kim Thành là khu vực tập kết 300 ngày để Pháp dồn quân chuyển vào Nam. Trong thời gian này, ông ngoại của tướng Trị đã tổ chức một đoàn sang Tứ Kỳ tìm mộ con gái, nhưng chuyến đi ấy không có kết quả gì. Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, cũng là năm huyện Tứ Kỳ triển khai xây dựng bệnh viện huyện, trên mảnh đất có xương cốt của mẹ ông. Địa phương có thông báo, gia đình nào có phần mộ đều phải đến nhận và di chuyển, nhưng thông tin đó không đến được với gia đình tướng Trị, nên một số mộ vô thừa nhận được di chuyển ra nghĩa trang của xã.

    Sau khi vợ mơ thấy mẹ, tướng Trị tổ chức ngay một đoàn gồm cả bên nội, bên ngoại về lại Tứ Kỳ để tìm nơi chôn cất. Khi tới thị trấn, cả đoàn tìm vào nhà cụ Kiệu Trụ, một người cao tuổi để hỏi chuyện và được gặp con trai cụ là ông Triều, người vui vẻ nhiệt tình giúp đỡ gia đình, đưa cả đoàn ra thăm khu bệnh viện, sau đó ra thăm khu nghĩa trang của xã, nơi có những phần mộ được di dời. Chuyến đi đó chỉ gợi lại những kỷ niệm đau buồn, chứ không có bất cứ cơ sở gì để có thể tìm được mộ.

    Trong lúc gia đình đi Tứ Kỳ, ở Kiến An, Hải Phòng, cô Cần – một người “có năng lực khác thường” sang nhà chơi và phán rằng: “Bác trai và gia đình hôm nay đi không kết quả gì. Mộ bà nằm bên trong Bệnh viện Tứ Kỳ với các đặc điểm sau: – Bên phải mộ là đường mòn, sau đường là nhà 2 tầng; – Bên trái là ao, cuối ao có nhà bỏ không; – Đầu mộ nhìn ra, có cây um tùm; – Sau mộ là cây 2 chạc, từ cây 2 chạc nhìn ra cây um tùm đoạn giữa có gò đất, trên gò có cây xanh, gai như gai cây mỏ quạ, đó là phần mộ của bà. Ngày mai phải đi nữa, phải đi qua hai cây cầu lớn mới tới và trên xe chỉ được chở 4 người”.

    Thượng tướng Nguyễn Thế Trị là một trong những cán bộ ưu tú của quân đội . Trưởng thành từ chiến sĩ đến cán bộ Sư đoàn, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó tư lệnh về Chính trị, Tư lệnh Quân khu 3, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng các khóa VII, VIII, IX… Dù ở cương vị nào, quân sự hay chính trị, đơn vị chiến đấu hay nhà trường, đồng chí luôn là một cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, quyết đoán trong chiến đấu; đổi mới, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong xây dựng đơn vị và trong huấn luyện, đào tạo cán bộ” – (Đại tướng Nguyễn Quyết – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch HĐNN, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam nhận xét).

    (Xem tiếp kỳ sau)
    Ghi chép của Nguyễn Huy Minh
    Last edited by Bin571; 27-05-2012 at 11:23 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #63

    Mặc định

    Hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị (Kỳ 2)

    4:00 sáng | Tháng Năm 27, 2012

    - Ngày mồng 8/1/2009, tức ngày 20 tháng Chạp, Phòng Công nghệ tế bào động vật – Viện Công nghệ Sinh học mời tướng Trị đến 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội để nhận kết quả. Xác nhận: “Kết quả phân tích: mẫu hài cốt đã phân tích có liên quan huyết thống theo dòng mẹ với các mẫu máu của ông Nguyễn Thế Trị”.


    “Sóng người âm” gây nhiễu?

    Không thông báo cho ai biết, ngay ngày hôm sau, tướng Trị cùng vợ, cô Cần và người lái xe trở lại Tứ Kỳ. Khi ông vào bệnh viện để đối chiếu lại những điều cô Cần đã “phán” từ hôm trước, thì quả thực có tồn tại một hệ thống đường sá, cây cối đúng như mô tả. Bệnh viện nhiều người kéo ra xem, người thì bảo phải đào lên để kiểm tra, người thì nói phải đem thuốn ra mà thuốn. Quan niệm xã hội lúc bấy giờ (năm 1989) còn rất nặng nề, giữa chuyện tin hay không tin và hoàn toàn xa lạ với những khái niệm như “tâm linh”, “ngoại cảm”. Không hiểu sao lúc bấy giờ tướng Trị quyết định không đào, không thuốn. Ông xin phép bệnh viện xây tạm cho mẹ một cái lăng nhỏ để con cháu có chỗ đi về hương khói, thời cơ nào chín mới tìm kiếm, dời mẹ về quê…





    Sơ đồ Chợ Yên, nơi tìm thấy hài cốt mẹ Thượng tướng Nguyễn Thế Trị




    Tháng 5/2005, Bệnh viện Tứ Kỳ thông báo cho gia đình biết kế hoạch xây dựng lại và đề nghị di chuyển lăng mộ. Đây là yêu cầu bất khả kháng. Để tìm mộ, ông quyết định phải dựa vào “sức mạnh tổng hợp”. Các nhà ngoại cảm, ông dựa vào cô Bích Hằng, cậu Liên, chú Bảy; các nhà tâm linh ông dựa vào cậu Hưng ở Ninh Giang, thầy Sơn ở Hòa Bình; nhà khoa học ông dựa vào Tiến sĩ Bằng ở Công ty Môi trường Hà Nội… Đợt 1 diễn ra từ 8/10 đến 18/10 âm lịch năm 2008, tướng Trị sử dụng cả ba lực lượng, “hợp đồng binh chủng”, nhưng không có kết quả. Ông tự nhận xét: “Có lẽ do sóng người âm bị nhiễu – bộ phận này phủ định bộ phận kia chăng?”.

    Nhưng có một điểm chung là cả ba lực lượng đều khẳng định, sẽ tìm thấy hài cốt của cụ. Gia đình có hy vọng. Đợt 2 diễn ra từ 25/10 đến 1/11 âm lịch, gia đình tham khảo thêm cô Nguyệt ở Nam Sách, ông Hằng ở Thái Bình, bác Phê, bác Chính ở Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người. Cô Nguyệt phán: “Đi từ cổng bệnh viện tới cây bàng gần nhà dược, bên phải là nhà dược, đối diện nhà dược là nhà ăn, phía tây bắc có bể không có nắp, phía tây nam có vạt đất đen, ở giữa có nhiều cây chết khô, thì đó chính là mộ bà”. Sau gần 1 tháng đào bới vô vọng, trong gia đình tướng Trị đã xuất hiện nhiều ý kiến bàn lùi và dao động. Có người bức xúc không kiềm chế được đã nói ra miệng, với thái độ hậm hực ra mặt. Chỉ có vợ chồng tướng Trị, bụng bảo dạ, đã làm thì nhất định phải theo đuổi đến cùng.

    Đợt 3 diễn ra từ ngày 4/11 đến ngày 18/12 âm lịch, gia đình tham khảo thêm Đại đức Thích Thanh Tùng ở chùa Quán Sứ – Hà Nội, cô Liên ở Ninh Bình, cô Hà ở Hải Dương. Trong lúc đó, tướng Trị vẫn duy trì đội thợ đào gần 10 người tại những nơi mà các nhà ngoại cảm – tâm linh trước đây đã chỉ. Có một điều khiến ông thấy vừa lạ vừa chứa chan hy vọng, là khi đi “xem” cô Liên ở Ninh Bình, mẹ không “lên” mà người em út đã mất lại “lên” trách móc: “Các anh trong đầu không bao giờ nghĩ tới việc đi tìm em, vì nếu tìm thấy mẹ là thấy cốt của em, bởi sau lúc chết em được chôn cùng với mẹ”.

    Khi tướng Trị nghe thấy những lời ấy, tự nhiên ông ứa nước mắt và tự trách mình. Em nói đúng quá và em còn nói thêm, khi mẹ mất, bố không có mặt ở nhà vì lúc đó là chiến tranh, bố đi bộ đội ở xa, nhưng khi bố phục viên về công tác ở xã, trong đầu bố cũng không bao giờ nghĩ tới việc tìm mẹ và các em. Ông xúc động mạnh, định lấy máy ghi âm ra ghi, chẳng may chạm vào áo cô đồng, thế là cô ú ớ rồi không nói gì thêm nữa.

    Sau đó một tuần, anh trai tướng Trị về quê xem cô đồng Hà, bố của tướng Trị “lên”, cụ tự nhận khuyết điểm và nói rằng: “bố biết thời gian qua các con vất vả việc tìm hài cốt của mẹ các con, việc này đáng lẽ bố phải làm khi còn sống. Thôi bây giờ bố nhường lời để mẹ con chỉ dẫn”. Mẹ tướng Trị “lên”, bà chỉ khóc, một lúc lâu sau bà nói sẽ chỉ cho các con một người để hướng dẫn tìm hài cốt mẹ. Và bà lại tiếp tục khóc.

    Trong lúc người của tướng Trị đào xới không ngừng ở Bệnh viện Tứ Kỳ thì nhiều bạn bè ông ở xa, gần tới thăm và chia sẻ thông tin. Đặc biệt có Đại tá Thắng – Phó giám đốc Bệnh viện 7 – Quân khu 3, một buổi tối đánh xe xuống Tứ Kỳ thăm, xem nơi ăn ở và sức khỏe của tướng Trị. Đại tá Thắng đề nghị công việc tìm kiếm phải kiên trì, đề nghị thủ trưởng về nhà khách của bệnh viện để ở, có nước nóng để dùng, điều kiện sinh hoạt tốt hơn ở quê, từ Hải Dương về Tứ Kỳ có 16km, chỉ đi 20 phút là tới.

    Tướng Trị đồng ý. Trên đường từ Tứ Kỳ về Bệnh viện 7, người lái xe nói với Đại tá Thắng rằng: “Em thấy ở TP Hải Dương có bác Hẳn – nhà ngoại cảm vừa tìm thấy hài cốt mẹ của một đồng chí Thiếu tướng Công an, sao anh không nói với bác Trị?”. Đại tá Thắng mắng át đi và nói rằng, đến cô Hằng còn chả tìm thấy nữa là ông Hẳn!




    Tướng Trị im lặng không nói gì. Sáng hôm sau, trong lúc ngồi uống nước, ông đề nghị cho người đưa sang nhà ông Hẳn xem sao. Đại tá Thắng đồng ý chiều thủ trưởng và cho người đi liên hệ trước. Khi thầy Hẳn nghe xong nguyện vọng, ông thắp hương khấn vái và xin âm dương.

    Sau đó, ông lấy giấy bút ra ghi nội dung “người âm nói”: Mộ cụ nằm ở gần ngã ba Chợ Yên, cách chợ khoảng 100m. Tiểu của cụ có 5 đặc điểm: không có nắp; đậy bằng hai viên gạch Bát Tràng; một viên to, một viên nhỏ; viên sẫm, viên nhợt; viên dưới tiểu mẻ bên phải.

    Ông Hẳn yêu cầu gia đình về ngã ba Chợ Yên tìm và hỏi dân, nếu trước đây ở đó có gò đống và có mộ là ông sẽ tìm được cốt của bà cụ. Ngay lập tức trong ngày hôm đó, tướng Trị đánh xe tới ngã ba Chợ Yên. Chợ Yên bây giờ là một dãy phố nằm hai bên đường. Tướng Trị lần lượt tìm hiểu qua 7 nhà nhưng không ai biết thông tin gì. Sang đến nhà số 8, giữa ngã ba chợ, ông chủ nhà kể rằng, khi làm nhà trong vườn có tới 4 cái tiểu, ông đã dời đi 2 cái khi đào móng và trong vườn vẫn còn 2 cái nữa. Tướng Trị vô cùng mừng rỡ và quay trở lại gặp thầy Hẳn thông báo tình hình. Thầy Hẳn nói, phải 20/11 âm lịch cụ mới cho tìm, chứ muốn tìm bây giờ cũng không tìm thấy.
    Ngày 20/11 âm lịch tới, gia đình tướng Trị đón thầy Hẳn về ngã ba chợ Yên. Tướng Trị cố tình ép ông Hẳn vào nhà số 8, nhưng ông Hẳn nhất định không vào ngôi nhà có hai chiếc tiểu chưa di chuyển, mà cứ đi đi lại lại, xoay xoay chiếc nhẫn trên tay với bán kính cách ngã ba Chợ Yên khoảng 50m.

    Khi trở lại nhà số 8, ông Hẳn phán, cốt của bà cụ nằm một trong hai chiếc tiểu mà gia đình này đã đưa ra nghĩa trang khi đào móng. Khi tới nghĩa trang, ông Hẳn cũng không nói không rằng gì, chỉ vẫn đi đi lại lại, xoay xoay chiếc nhẫn trên tay, xung quanh với bán kính cách trung tâm khoảng 50m. Tướng Trị nảy ra sáng kiến hỏi ông chủ nhà ở ngã ba Chợ Yên, khi chuyển hai chiếc tiểu ra nghĩa trang, ông chủ nhà trực tiếp làm hay thuê người? Ông chủ nhà nhanh nhảu trả lời, ông thuê ba người bạn ở thị trấn bê hộ và hiện cả ba ông đều đang còn sống cả.

    Tướng Trị mừng lắm, ông nhờ cô Hải, một người quản lý nhà ăn của Bệnh viện Tứ Kỳ, cũng là người tự nguyện hương khói trong nhiều năm qua cho mẹ ông trên chiếc lăng mộ xây tạm vào thị trấn mời ba người khuân cốt của cụ trước đây ra nghĩa trang giúp gia đình. Trong suốt khoảng thời gian gia đình triển khai tìm mộ, người thị trấn ai cũng biết, nên khi cô Hải vào mời, cả ba người đều đồng ý ra nghĩa trang. Cả ba người đều khẳng định trước đây nghĩa trang nhỏ, tiểu đặt ở cạnh vệ đường ngay lối vào. Dường như có một sự trùng hợp tình cờ, chính vị trí đặt tiểu ngày xưa, các trẻ chăn trâu mùa đông đốt cỏ sưởi, tạo thành một vệt cháy tròn đường kính khoảng 0,9m, trông như sàng gạo. Cả ba người khẳng định, đó chính là nơi các ông đã đặt tiểu trước đây.

    Tướng Trị cảm ơn và dặn cả 3 ông, coi như chưa có việc gì xảy ra, để xem thầy Hẳn phán ra sao? Khi thầy Hẳn quay lại, ông đề nghị gia đình đặt lễ giữa nghĩa trang mà khấn. Tướng Trị khấn: “Mẹ linh thiêng chỉ cho con cháu chỗ mẹ đang nằm để chúng con rước mẹ về quê”. Sau đó, thầy Hẳn bảo tướng Trị lấy bó hương làm thước, đo 65 thước ngược đường đi vào. Hết 65 thước ở đâu thì mẹ nằm ở đó. Thật bất ngờ khi kết quả hoàn toàn trùng lặp với điều ba người khiêng tiểu vừa nói với tướng Trị cách đó 15 phút: mộ bà nằm tại vệt cỏ cháy đốt mùa đông của trẻ chăn trâu. Vị sĩ quan từng vào sinh ra tử trăm trận ở các chiến trường năm xưa bỗng nhiên lạnh toát, người nổi đầy gai ốc vì một nỗi sợ hãi mơ hồ.

    Pháp sư chiến thắng nhà ngoại cảm

    Khi đội khai quật ấn xẻng sâu 20cm thì lập tức chạm vào nóc tiểu. Khi cho đào rộng ra và lấy nước rửa sạch, nắp tiểu có đầy đủ 5 đặc điểm mà thầy Hẳn đã phán cách đó nửa tháng ở TP Hải Dương. Sau này, khi tướng Trị hỏi, làm sao thầy biết 5 đặc điểm ấy, ông nói, đó là do “người âm chỉ”, ông chỉ có việc là ghi lại cho gia đình mà thôi.

    Khi thấy tiểu có đầy đủ cả 5 đặc điểm, gia đình người thì bảo đưa cụ về thôi, đúng quá rồi còn gì? Thầy Hẳn thì nói, các trường hợp khác ông giúp, khi đúng đặc điểm “người âm” chỉ người nhà đều đưa về quê luôn. Tướng Trị phân vân, bởi ông không chỉ là một vị Thượng tướng, mà còn là một PGS. TS, một nhà khoa học quân sự. Vì mẹ đã mất 60 năm nay, để con cháu sau này không còn băn khoăn điều này điều nọ, ông xin phép thầy được thử ADN đã. Thầy Hẳn vui vẻ đồng ý, thậm chí còn nói đùa, nếu nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cuộc với ông, ông sẵn sàng đặt 100 triệu là hài cốt cụ ở đây chứ không phải nằm trong bệnh viện huyện.




    Thầy Hoàng Công Hẳn không phải là nhà ngoại cảm – ông là một pháp sư.
    Tướng Trị bới lấy mảnh xương sọ và cái răng hàm, gói kín vào túi nilon, cất gọn trong túi áo ngực. Mọi người hể hả ra về nhà ông Triều ăn mừng kết quả, chúc nhau nhờ kiên trì mới có kết quả hôm nay. Những người thợ đào mộ nói, hôm nay họ mới thấy nhẹ người, vì suốt nhiều ngày đào bới khắp nơi chưa có kết quả gì, nhận tiền công của gia đình trong lòng không khỏi áy náy. Tiệc đang vui, đột nhiên có y sĩ Thúy (y sĩ Viện Quân y 7), cháu gái của ông chủ nhà tất tả từ Hải Dương chạy về, hỏi tướng Trị đã tìm thấy cốt của bà chưa? Tướng Trị sờ vào túi áo ngực thì không thấy túi nilon xương đâu nữa. Cả nhà bỏ dở bữa cơm chạy ra nghĩa trang, may mà thấy gói xương vẫn rơi ở đó. Lại là một sự ngẫu nhiên chăng, nếu y sĩ Thúy không về hoặc về không hỏi, khi liên hoan xong tất cả kéo quân về Hà Nội thì không biết rồi sẽ như thế nào?

    Thời gian chờ thử AND khá lâu. Trong thời gian ấy, tướng Trị vẫn tiếp tục cho tìm kiếm hài cốt tại Bệnh viện Tứ Kỳ, nơi các nhà ngoại cảm khác đã chỉ. Đồng thời, ông cho dời mộ bố mình từ Nghĩa trang Sông Doong về nghĩa trang của gia đình ở Đống Dạ. Ông làm lễ cầu siêu cho mẹ, rước vong mẹ về nghĩa trang trước một bước. Việc làm này nhằm vào hai mục đích: Một là, theo quan niệm của nhà Phật, con người khi chết đi có 2 phần: phần Hồn và phần Xác, tìm thấy cốt là tìm thấy phần xác, phải mời vong về mới trọn vẹn. Hai là, để phòng xa, nếu có thử AND không đúng thì mọi người trong gia đình đỡ sốc vì hụt hẫng.

    Tìm thấy túi xương đó đưa về Hà Nội thử ADN, thông thường phải 45 ngày mới có kết quả. Sĩ quan phụ trách thử ADN hỏi tướng Trị: “Thế chú công tác ở Học viện Quốc phòng ạ?”. Ông trả lời: “Ừ, trước tôi làm Giám đốc Học viện Quốc phòng”. Người sĩ quan nói: “Ơ chú cháu là ông Tuệ, Trưởng khoa Xe tăng ở Học viện Quốc phòng đấy”. Tướng Trị động viên: “Chỗ quen biết, cháu hết sức giúp chú với, năm hết tết đến rồi. Cứ đúng lịch mà làm thế này, nhỡ sáng mồng 5 tết mà thông báo không phải cốt của bà thì gia đình buồn lắm”. Người sĩ quan nói: “Thôi để cháu động viên anh em nhân viên làm, rút ngắn xuống 30 ngày”.

    Ngày mồng 8/1/2009, tức ngày 20 tháng Chạp, Phòng Công nghệ tế bào động vật – Viện Công nghệ Sinh học mời tướng Trị đến 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội để nhận kết quả. Xác nhận: “Kết quả phân tích: mẫu hài cốt đã phân tích có liên quan huyết thống theo dòng mẹ với các mẫu máu của ông Nguyễn Thế Trị”. Ngay tối hôm ấy, cả nhà tổ chức bốc cốt bà đưa từ Tứ Kỳ về nghĩa trang gia đình ở Đống Dạ, thôn Cổ Phục, Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương. Hai ngày sau, gia đình lên Hải Dương tạ ơn thầy Hẳn, trong đó có một bức nhung đỏ thêu 4 chữ lớn “Đức lưu mưu duệ” (tạm dịch: Việc làm của thầy Hẳn để lại phúc đức cho con cháu). Bên dưới có thêu: “Thay mặt gia đình cảm ơn Pháp sư Hoàng Công Hẳn đã tìm thấy hài cốt thân mẫu thất lạc 60 năm (1948 – 2009) – Thượng tướng Nguyễn Thế Trị”.

    Từ lúc gặp lại mẹ trong mơ cho đến khi tìm thấy hài cốt, trọn vẹn là 20 năm trời. Tướng Trị tâm sự: “Các thầy nói với tôi như thế này, đi tìm hài cốt người nhà, quan trọng nhất là người đi tìm phải có cái tâm, thứ hai phải biết sàng lọc thông tin, thứ ba phải kiên trì, có sức khỏe, có điều kiện kinh tế thì mới có thể toại nguyện được. Câu chuyện này tôi muốn kể cho các bạn để thấy một điều rằng, không phải tất cả các nhà ngoại cảm đều nói đúng cả đâu. Và mặc dù tôi tìm hiểu thông tin của các nhà ngoại cảm, tâm linh đến 15-16 người, nhưng cuối cùng thì vẫn phải theo khoa học, dựa vào khoa học, vẫn phải thử ADN, đúng ADN kết luận như thế này rồi tôi mới tin.

    Mình vẫn quan tâm đến khả năng tâm linh, khả năng ngoại cảm nhưng cuối cùng phải thử AND thì mới có cơ sở khoa học để tin cậy được. Và việc này tôi đã làm đúng, nếu không thử ADN thì ngay chính con cháu tôi cũng chẳng ai tin. Sau này, có một nhà ngoại cảm nói với tôi rằng, thông thường thì người dương đi tìm người âm, nhưng không phải người dương muốn tìm là người âm ủng hộ ngay, đôi khi người âm còn thử người dương xem có thực tâm hay không, hay vì “phong trào”, hay vì động cơ gì? Ngoại cảm thì cũng chỉ đúng một tỉ lệ nhất định thôi, còn khoa học mới là chỗ dựa tin cậy nhất, chứ đừng để người ta hiểu lầm rằng tôi là Thượng tướng, PGS. TS mà lại mê tín dị đoan, ngoại cảm”.

    Sau khi tìm thấy mộ mẹ, năm 2009, Thượng tướng Nguyễn Thế Trị bán căn nhà đang ở của mình ở Chùa Hà để chia cho ba con, khoản tiền còn lại vợ chồng ông lại mua một căn nhà nhỏ hơn để sống dưỡng già. Ông cũng đã sửa sang xong nhà thờ ở dưới quê, còn lại thời gian, ông đi tìm được mộ hơn 200 đồng đội tại Chư tan Kra – Sa Thầy, Kon Tum hy sinh trong trận đầu đánh Mỹ năm 1968. Đồng thời, ông cũng đã dốc sức viết trong suốt 10 tháng, hoàn thành cuốn hồi ký của cuộc đời mình. Thượng tướng Nguyễn Thế Trị kết luận buổi trò chuyện với chúng tôi rằng, sau khi tìm thấy hài cốt mẹ, mọi việc lớn còn lại trong đời ông đều đã làm xong cả. Đôi mắt xếch của ông sáng lên vẻ hiền từ, quả cảm và nhân hậu.

    Ghi chép của Huy Minh
    (Năng lượng Mới số 123, ra thứ Sáu ngày 25/5/2012)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #64

    Mặc định

    Cám ơn anh Bin rất nhiều vì những đóng góp của anh dành cho diễn đàn. Đọc, hiểu và cảm những câu truyện trên ngoài vấn đề được dung nạp thêm kiến thức tâm linh lại được tự suy ngẫm những đạo lý làm người mà chúng ta đang và sẽ phải vươn tới.
    Trân trọng !!!
    Đức thừa tiên tổ thiên niên thịnh
    Phúc ấm nhi tôn bách thế vinh.
    [ĐÀO TỘC]

  5. #65

    Mặc định

    Lạ lùng chuyện tìm mộ của gia đình cố TGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ

    10:06 | 30/07/2012

    (Petrotimes) - Mới gần đây, tôi viết một bài hai kỳ trên Báo Năng lượng Mới về hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị. Đọc bài báo ấy, người trong nhà cố Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ nói với tôi rằng, chuyện tìm mộ của gia đình mình cũng có nhiều điều lạ lùng không thể nào lý giải được.


    1. Đại tá Tạ Hoàng Bùi, nguyên Trưởng phòng Quân huấn Bộ Tư lệnh Công binh, là con trai út trong gia đình có 5 người con của cụ Tạ Hoàng Cơ, chờ tôi ở nhà riêng trong một con phố gần Công viên Nghĩa Tân, Hà Nội. Cụ Tạ Hoàng Cơ sinh ngày 22/12/1911, là một trong những người nắm cương vị lãnh đạo lâu nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong số 14 đời kể từ thời Tổng giám đốc đầu tiên Nguyễn Lương Bằng cho tới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình đương nhiệm hiện nay: hơn 10 năm trời. Ngày 2/3/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 12-LCT bổ nhiệm Tạ Hoàng Cơ làm quyền Tổng giám đốc, từ tháng 8/1964 cụ chính thức trở thành Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giữ cương vị đó tới tận năm 1974.

    Vốn là một đảng viên từ năm 1930, ông cụ nổi tiếng là một người liêm khiết. Nghe đâu, bà vợ của một đồng chí Phó tổng giám đốc dưới quyền, trong một bận thanh lý tiền cũ có nhầm lẫn chi đó ít đồng bạc vụn. Thời ấy, tham nhũng có chăng chỉ là thứ tơ hào vặt vãnh như thế thôi nhưng mà được xử lý nghiêm lắm, đến vị đứng đầu ngành là Tạ Hoàng Cơ cũng bị liên đới nặng. Theo lời ông Trương Đình Song - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ Tạ Hoàng Cơ ở nhà tập thể trên tầng 3 khu tập thể Kim Liên cho đến tận lúc cuối đời. Đó là một căn phòng trần nhà chỉ cao cỡ 2,5-2,7m, chẳng rộng rãi gì. Còn gia đình kể lại rằng, vị khách cuối cùng mà cụ Tạ Hoàng Cơ tiếp trên giường bệnh tại nhà riêng là cụ Đỗ Mười. Không rõ hai người nói chuyện riêng với nhau những gì, nhưng sau đó một ngày thì cụ Tạ Hoàng Cơ thanh thản ra đi. Hôm ấy là ngày 29/4/1996, tức ngày 11 tháng 3 âm lịch, sau giỗ tổ Hùng Vương một ngày.



    Di ảnh của cố Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ và vợ - cụ bà Nguyễn Thị Thọ
    Lúc trăng trối, cụ Tạ Hoàng Cơ dặn lại các con rằng, phải tìm cho ra được mộ vợ mình là cụ bà Nguyễn Thị Thọ. Bà sinh năm 1917, vốn cùng chồng hoạt động ở Ban Tài chính Liên khu 3 ở Hà Nội. Khi Hà Nội khởi nghĩa, các cơ quan sơ tán ra ngoài, bà về hoạt động ở Khu Cháy, Đồng Vàng ở mạn Hà Nam, giờ là thị trấn Kiện Khê. Cuối năm 1950, bà ốm nặng. Em bà cùng hoạt động cách mạng, biết tin chị ốm về thăm, nhưng vừa đi khỏi thì chị mất. Cụ Tạ Hoàng Cơ nghe tin vợ ốm nặng, lặn lội đi bộ từ Việt Bắc về, nhưng về đến nơi thì vợ không còn nữa. Nơi ấy hoang sơ, chỉ có mỗi một cái nhà thờ Kiện Khê là đáng nhớ, cách thị xã Phủ Lý quãng 10km, nhà thờ hai tháp chuông xây bằng gạch đỏ từ cuối thế kỷ XIX nhưng vẫn vững chãi tới tận bây giờ.

    Vốn là dòng dõi nhà nho ở làng Nội Am, tổng Ninh Xá, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, nên những ngày cuối đời cụ Tạ Hoàng Cơ ghi chép lại cẩn thận các dữ kiện về gia phả cũng như các sự kiện chính của đời mình và giao cho con út Tạ Hoàng Bùi bảo quản. Ông cụ viết về vợ, vắn tắt như sau: “Bà sinh năm Đinh Tỵ 1917, là con gái cụ Nguyễn Sinh, quê gốc làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Cụ làm công chức ngành Thương – Chính hồi thuộc Pháp. Không rõ gia đình rời ra Hà Nội năm nào. Bà Thọ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hai ông anh lớn không cùng chính kiến với bà Thọ. Nghe nói khi kháng chiến chống Pháp, ông anh cả có sơ tán ít lâu, khi giặc Pháp đánh tới quê thì ông theo Pháp về Hà Nội; gần đây được biết đã rời cả gia đình sang ở bên Mỹ, trừ một con trai có đi dự lớp cải tạo là còn ở ta. Khoảng năm 1942 tới ngày toàn quốc kháng chiến, bà Thọ ở ngõ Chợ Mơ (Bạch Mai), làm nghề in, đóng sách và đan len để nuôi mẹ. Khi có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, bà cùng các anh chị em như Lê Uy Vệ, Vũ Văn Quý… tham gia dạy chữ ở các lớp học ban đêm tại Đình Đại (Bạch Mai), sau mở rộng tới các làng lân cận, có về mở lớp ở làng Hạ Thái (Thanh Trì); ở nội thành có mở lớp ở vùng chợ Hôm, phố Huế…

    Năm 1944, bà đã có liên hệ với tổ chức Phụ nữ Cứu quốc cùng nhóm bà Trinh (sau kết hôn với đồng chí Nguyễn Lương Bằng). Bà thường trao đổi báo Cờ giải phóng và các tài liệu của Đảng với nhóm cứu quốc Tô Hoàng, sang năm 1945 bà chính thức chuyển về hoạt động cùng nhóm Bạch Mai. Từ sau ngày 9/3/1945, bà liên tục tham gia các cuộc tuyên truyền xung phong, trương cờ Mặt trận, diễn thuyết ở nhiều nơi như Hạ Trì, Thanh Trì, Thường Tín… Ngày 18/8/1945, bà mang cờ trong người, tham gia cướp chính quyền ở huyện Thường Tín. Ngày 19/8/1945, bà huy động cả nhóm Phụ nữ Cứu quốc và các chị em có cảm tình tham gia biểu tình cướp chính quyền thành phố Hà Nội. Tháng 10-1945, bà trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và được phân công phụ trách tổ chức phụ nữ trong toàn khu Bạch Mai.

    Từ năm 1947 đến 1949 bà công tác ở Ban Tổng quản lý thuộc Ủy ban Kháng chiến hành chính khu 11, tức Đặc khu Hà Nội. Bà phụ trách bộ phận may quần áo, sau bà sang bộ phận sản xuất thủy tinh, làm các ống đựng thuốc tiêm và các đồ dân dụng do khu tổ chức.

    Bà mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, sau thành suy tim. Tháng 9/1950, bệnh lại tái phát, bà phải đi điều trị ở Trạm an dưỡng của Đảng bộ Liên khu II ở Sở Kiện. Khi bà đến nằm bệnh xá, các anh chị em xưởng thủy tinh thường xuyên cử người đến săn sóc, các bác sĩ hết lòng điều trị, nhưng vì bệnh tim quá nặng, chữa mãi không giảm, tới ngày 15-11-1950 bà trút hơi thở cuối cùng. Nhà an dưỡng mai táng bà ở thôn Kiện Khê. Bà hưởng thọ 33 tuổi”.
    2. Theo lời trăng trối của bố, các con của cụ Tạ Hoàng Cơ đi tìm mộ mẹ. Các anh về lại Kiện Khê, gặp lại tất cả những bậc cao niên sống xung quanh, hỏi rằng xưa nơi này có một xưởng thủy tinh, có người phụ nữ phụ trách xưởng thủy tinh ấy chết, vậy mồ mả hiện ở chỗ nào? Sự kiện xưởng thủy tinh và người phụ nữ phụ trách xưởng mất, nhiều người nhớ, nhưng mộ ở chính xác nơi nào thì không ai nhớ cả.

    Người đầu tiên mà gia đình nhờ vả là cô đồng Tâm ở Sơn Tây. Nghe kể, cô đồng nói lại, rằng đã “cảm nhận” được chuyện đó và biết cụ bà nằm ở đâu rồi. 3 giờ một ngày hè năm 1998, gia đình lên Sơn Tây đón đi tìm thì cô đồng ốm, không đi được và tự nhiên cũng không “cảm nhận” được nữa. Gia đình xoay sở qua liên hệ, nhờ vả nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, nhưng dạo ấy cô Hằng đang có việc bận gì đó với Bộ Quốc phòng, không giúp được.



    Gia đình anh Tạ Hoàng Bùi bên mộ mẹ, được xây cất ngay sau khi tìm thấy (ảnh tư liệu gia đình)
    Gia đình nhờ tiếp một người có tên tuổi trong giới tìm mộ thất lạc, tên là Xuyên ở TP Hồ Chí Minh. Ông Xuyên bảo, đúng ngày “đẹp và dễ nhớ” mồng 9/8/1998, trước 7 giờ thì phải có mặt ở nơi đó, rồi điện cho ông. Đúng 7 giờ, anh Tạ Quang Bùi gọi điện. Ông Xuyên ngồi ở đâu đó tận TP Hồ Chí Minh, hướng dẫn: Từ chỗ anh đứng, đi vào qua một bức tường thì có bậc tam cấp đúng không? Đúng. Thềm dưới cùng có một ruộng rau muống, đúng không? Đúng. Thềm giữa trồng rau cạn đúng không? Đúng. Thềm trên cùng trồng hoa đúng không? Đúng. Ông Xuyên yêu cầu: Anh đứng quay về hướng mặt trời, bước dài 10 bước, sẽ có 4 bông hoa màu tím, đúng không? Không, có 4 cụm hoa màu tím. Không sao, tìm quanh xem có vật gì bằng nhựa màu hồng không? Có một con lợn nhựa, nhưng nó là màu xanh. Không sao, có một gốc cây cụt ngọn, nhìn xem đó là cây gì? Cây táo. Anh đợi một lát đi, sẽ có hai con cóc nhảy ra, một con sẽ nhảy đi còn một con nhảy lên ngồi trên gốc táo.

    Mấy phút sau, có hai con cóc từ hốc tường nhảy ra thật. Một con nhảy lên ngồi trên gốc táo. Ông Xuyên quát trong điện thoại: Đào ngay, không còn lúc nào tốt hơn nữa, đào ngay. Anh Bùi tần ngần bảo, tôi còn phải xin phép đức cha đã, chứ tự nhiên vác cuốc thuổng, đào trong khuôn viên nhà tu thế này e là không phải đạo. Ông Xuyên lập tức tắt điện thoại, không nghe nữa và từ đó trở đi gia đình cũng không liên hệ được với ông Xuyên nữa.

    Gia đình đi xin đức cha, thuyết phục, nhờ người vận động, phải mất 6 tháng cha mới cho đào. Anh Bùi nhờ lính ở Bộ Tư lệnh Công binh về giúp. Các cụ cao niên sống xung quanh biết chuyện đến xem đông lắm. Nơi đào trước đây vốn là bãi đất bồi sông Đáy, tơi mịn, nhưng ở vị trí ông Xuyên chỉ nửa năm trước, đào sâu tới gần 3m mà chẳng thấy gì, nên đành lấp lại đi về.

    Anh Bùi về nhà tìm hiểu thêm, vô tình đọc được bài ông Trần Phương tìm mộ em gái với phương pháp tìm bằng quả trứng – chiếc đũa. Anh nghiên cứu, học thuộc và quay trở lại với hành trình tìm mộ mẹ. Mùa Đông năm 1998, gia đình chuẩn bị đũa – trứng đã lau rửa sạch, đũa loại đầu tròn có, loại đầu vuông có, khấn trước bàn thờ xin bố đi tìm mẹ.

    Sáng hôm sau gia đình anh đi Hà Nam sớm. Thời tiết đương đông, gió rất to. Vợ chồng anh lên hương ngoài mép sông Đáy, nơi đối diện bên kia sông là mỏ đá Kiện Khê. Anh Bùi cắm một đầu đũa xuống đất, để quả trứng lên. Ngay lập tức anh có cảm giác rất rõ ràng là quả trứng bị hút xuống chiếc đũa. Từ 8 giờ đến gần 10 giờ, gió to như thế, anh đặt trứng không rơi, nhưng ông anh nuôi lại không đặt được, cứ hễ buông tay ra là trứng rơi xuống vỡ. Nhất định là bà nằm ở quanh đây rồi, mấy người trong nhà bảo nhau như vậy.

    Sau đó mấy tuần, cả vợ anh Bùi cũng đi cùng. Mọi người qua chợ Phủ Lý mua 10 quả trứng, 10 đôi đũa ở chợ, rửa sạch bằng rượu trắng. Hai vợ chồng cắm đều đậu, ông anh nuôi cắm mãi vẫn không được. Vợ anh Bùi cũng có cảm giác trứng bị hút vào đầu đũa. Trứng đậu trên đầu đũa chỉ trong diện tích hẹp khoảng 10m2, xa hơn là đổ. Đây hẳn là phương pháp tìm diện, chứ không phải tìm điểm và cách khoảng 3-4m so với vị trí ông Xuyên chỉ trong lần trước đó. Cảm giác của người cùng máu mủ ruột rà cho thấy rằng, mẹ mình đang nằm ở đó.

    Rất nhiều lần anh Bùi quay lại nơi trứng “đậu”. Một bận, khi đang đứng tha thẩn ở nơi này, một ông cụ đi qua bảo, tôi thấy anh đến đây nhiều lần quá nên mách cho biết về một cô ở ngay huyện Thanh Liêm này đã tìm thấy được nhiều mộ rồi. Nhà cô nghèo, người bé, từng suýt chết, rồi sau đó có “năng lực đặc biệt”. Cô nổi tiếng bởi một bận đang đi, thấy người ta đang làm đường chuẩn bị đổ nhựa, cô nhất định không cho, bảo dưới có du kích nằm. Chuyện ầm ĩ lan về huyện, lãnh đạo huyện cho đào lên thì đúng là thấy có hai khẩu súng hoen rỉ và hai bộ xương người.

    Anh Bùi lên đường ngay đi tìm, nhà cô đồng cách đường cái quan cỡ 13km. Nhà vắng vẻ, anh Bùi ngồi chờ mãi. Cô về, anh nêu nguyện vọng, đặt lễ, cô đồng ý gọi hồn. Bà cụ lên nhập vào cô đồng: “Mẹ chờ con lâu lắm rồi, nhưng không có ai chỉ lối. Con nhờ cô ấy chỉ cho… Cửa vào có hòn đá, mẹ thường rửa chân bước lên hòn đá rồi mới vào nhà. Trên đầu mẹ có lọng che. Thôi không phải đón mẹ về đâu, ở đây mẹ được ăn cả lộc Phật lẫn lộc Thánh, lại có bạn nằm bên cạnh”.

    3. Cô đồng hẹn 22 giờ hôm sau đến đón. Đêm trời rất tối, phố xá đã ngủ hết. Cô không dẫn vào chỗ trứng đậu trước đây mà đi qua lối khác, cách 500m. Cô đi thoăn thoắt trong đêm, tay cầm bó nhang lập lòe cháy, đến gần chỗ trứng đậu hôm trước thì dừng lại. Cô bảo tất cả cùng trèo qua tường. Đến bậc tam cấp 1, cô hỏi y như ông Xuyên trong TP Hồ Chí Minh trước đây: “Cái bờ đâu?”. Lên bờ, cô hỏi: “Cái gốc cây bị cưa đâu?”. Cô cầu khấn gì đó, xăm xăm đi xéo qua luống hoa, cầm nắm hương chúc xuống đất rê rê rồi chỉ: “Bà cụ nằm đây!”.

    Nơi ấy có hai lùm đất, một cành ổi xòe ngang như chiếc lọng che, chỉ cách nơi đào trước đây và chỗ có hai con cóc nhảy khoảng 3-4m. Cô hỏi: “Ở đây có một hòn đá, nó đâu rồi?”. Người của nhà thờ nói, hòn đá do làm đất trồng hoa từ mấy năm trước nên khiêng chuyển đi rồi, to cỡ ba hòn gạch chỉ, mặt trên tương đối phẳng.

    Khi mất, như lời đồng nhập, cụ bà Nguyễn Thị Thọ bận áo len, được quấn trong mấy tấm lạch giường, nửa thế kỷ xương cốt không còn nên các con bà đồng tình cho xây mộ trên nơi cô đồng chỉ.

    Thâm tâm người nhà vẫn thực sự chưa tin. Gia đình anh Bùi biết ở Hải Phòng có cô Mến nổi tiếng trong việc gọi hồn, nên mời lên Hà Nội làm lễ. Bà cụ nhập hồn ngay: “Các con xây nhà cho mẹ thế là được nhưng rất nóng, nhớ làm thêm cho mẹ cái rèm”. Cả nhà giật mình, bởi mộ mẹ nhìn hướng ra sông Đáy, chỗ sông uốn cong rất đẹp, nhưng cửa mộ hướng Tây nên nóng mỗi lúc về chiều chăng? Bà lại nói: “Các con gửi tiền gì cho mẹ đấy? Mẹ không tiêu được. Gửi tiền Việt đi. Mẹ lên nhà bố các con ở Mai Dịch rồi, nhưng lính gác không cho vào. Hôm các con xây mộ xong thì bố biết chuyện, ghé qua thăm mẹ. Mẹ hỏi giờ ông làm gì? Ông ấy kể là giờ vẫn làm ngân hàng”.

    Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi: Anh thấy câu chuyện này có lạ lùng không? Làm sao tất cả họ không hề biết nhau nhưng đều chỉ cho gia đình đến nơi ấy, với sai số về vị trí không đáng kể? Làm sao họ biết được bố tôi làm ngân hàng? Làm sao họ biết bố tôi đang nằm trong Mai Dịch? Làm sao họ biết được mộ mẹ tôi mới xây quay về hướng Tây? Và cả những chuyện mà chỉ hai vợ chồng tôi mới biết thì họ cũng có thể kể ra vanh vách, lúc gọi hồn như thế?

    Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai đây?

    Huy Minh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #66

    Mặc định

    Sáng ngày 22/12/2014 cô Năm Nghĩa tổ chức lễ ở Bà rịa –Vũng tàu cho hương hồn liệt sỹ vô danh chưa có người thân liên lạc , thu nhận.Họ là những linh hồn thất lạc xin theo cô Nghĩa từ suốt quá trình bốc mộ liệt sỹ khác những năm trước đây . Nếu ai quan tâm , bày tỏ sự thương cảm ,tri ân các liệt sỹ thì tham gia khóa lễ sẽ được tổ chức rất kỳ công

  7. #67

    Mặc định

    Sau trận dập tơi tả của VTV mà mấy vị ngoại cảm vẫn đc làm việc ah ????

  8. #68

    Mặc định

    Cứ đến sẽ biết thực hư , quan sát , rút ra trải nghiệm cá nhân .
    Khi thấy cây bị sâu thì ai sẽ là người gọi cây sâu , ai sẽ người gọi cây bị sâu

  9. #69

    Mặc định

    Hồn tử sỹ
    Thời an bình , họ đàn ông nhất
    Kỳ binh đao , phải bảo vệ nhân quyền
    Máu đào chảy , mầm xanh nẩy lộc
    Đất nước bình ,cuộc sống trường sinh
    Hồn tử sỹ ,vẫn trụ chiến trường
    Đời binh nghiệp ,dám đâu ngơi nghỉ
    Khí linh thiêng ,lòng người tủi hận
    Thương cho người, lận đận núi non
    Nếu chiến trận ,không từng xuất hiện
    Họ sẽ còn ,cuộc sống bình yên
    Quyền được sống ,bỗng đâu vụt tắt
    Tham sân si, bao phủ địa cầu
    Bọn bá quyền, tự tác hiểm hung
    Thế giới xanh ,thành nơi chiến địa
    Thân cường tráng ,bỗng hóa mây mù
    Vì quyền sống ,ta nắm chặt tay
    Cầu Tử sỹ ,TẠM BUÔNG VẠN SỰ
    Lắng lòng nghe, kinh trí Phật đài
    Âm an bài , dương cảnh thảnh thơi
    Xây cuộc sống ,muôn người mong tưởng

  10. #70

    Mặc định

    Trong khoá lễ có nhiều nghi lễ trang trọng , có một điều là khi vào đền thờ thì nhiều người có cảm giác xúc động khác lạ , cô Năm Nghĩa và một số người còn hát thật khuy cho các liệt sỹ nghe . Lọng ánh sáng Chư thiên tiếp dẫn linh vẫn xuất hiện 2 cái xếp chụm thành hình nón nhưng cường độ sáng không rực rỡ như kỳ trai đàn chẩn tế ở chùa Long vân Đồng nai nên chỉ có rất ít máy quay được mặc dù thời gian lọng ánh sáng xuất hiện chếu phủ trọn suốt khóa lề hoa đăng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •