kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Câu chuyện cổ vật

  1. #1

    Mặc định Câu chuyện cổ vật

    Câu chuyện cổ vật
    Lê Hải

    BBCVietnamese.com



    Không nhất thiết phải giàu có, cũng không cần phải là nhà nghiên cứu mới có thể làm chủ một mũi tên được cho là từ thời Phùng Nguyên, khoảng 2000 năm trước Công nguyên, theo câu chuyện của một nhà sưu tập đồ cổ trẻ tuổi.

    Sinh năm 1983, Cao Anh Tuấn bắt đầu mê đồ cổ trong thời gian làm sinh viên trường đại học kiến trúc Hà Nội và lúc đó mua chiếc mũi tên này chỉ với giá 300.000 đồng tiền Việt, dành dụm từ những công việc làm thêm ngoài giờ học.

    Đó cũng là mức giá của những món đồ cổ tinh xảo khác, như một chiếc khuyên tai đá ngọc từ 2000 năm trước, được anh buộc dây làm thành mặt dây chuyền đeo trên cổ.

    Nhưng Anh Tuấn thích nhắc nhiều đến chiếc "sáo đá" thuộc văn hóa Sơn Vi cách nay có đến 10.000 năm.

    "Một hiện vật như thế này, có thể cho rằng người từng làm chủ nó là một tù trưởng một bộ lạc Việt cổ. Trên đất nước, giới khảo cổ chỉ biết được đến hai hiện vật như vậy." - Cao Anh Tuấn viết trên trang Facebook.

    Nhưng anh cho biết trước đó từng ngần ngại khi thấy người bán hạ giá xuống còn 500.000 đồng cho món đồ ông từng thích, và một người sưu tầm khác đã không chọn mua từ lô hàng đồ cổ.

    "Chắc nó chỉ là hòn cuội bên bờ sông bờ suối thôi, người cổ nhặt được nó đem về chế tác, mà lý do họ chọn chính là do kích thước cầm rất vừa tay," anh chia sẻ với BBC tiếng Việt.


    "Nếu bịt một đầu và ghé miệng thổi mạnh vào đầu kia sẽ ra tiếng tù và rất hùng vĩ"
    Anh nói trước đó có giả thiết cho rằng viên đá được khoan lỗ để làm vũ khí, buộc ném vào thú săn, nhưng sau khi anh phân tích kỹ hơn về lỗ khoan thì bắt đầu say mê với lịch sử của hiện vật này.

    "Vị trí lỗ khoan xiên theo cạnh mỏng, rất khó làm."

    "Cần hình dung ngày trước không có kim loại để làm việc này, nên họ sẽ lấy đá đục đá, nên chọn một viên đá hình trụ có độ cứng cao hơn, rồi đến giữa thì lại khoan ngược từ đầu kia vào."

    Thế rồi từ đồ đá anh có thêm đồ gốm sứ, đồ đồng, gạch ngói trang trí... mà nhiều món được cấp giấy chứng nhận và xuất hiện trong các cuộc trưng bày di sản văn hóa dân tộc nhân các dịp lễ quan trọng ở Hà Nội.

    Ở khu vực phía Bắc có khá nhiều người ham mê cổ vật, thường sinh hoạt trong nhóm chuyên đề như là Hội cổ vật Thăng Long, Hội cổ vật Unesco, Hội Thiên Trường - Nam Định...

    Cao Anh Tuấn cho biết những người chơi đồ cổ thuộc loại "nghèo" như anh hiện rất nhiều, "nhiều hơn tầng lớp chơi kiểu đại gia thật sự".

    Nhiều người nuôi dưỡng thú đam mê của mình bằng cách "lấy mỡ nó rán nó", tức là bán bớt đồ với giá cao hơn để có tiền mua món khác.


    Chiếc nhẫn tương tự ở Bangkok trị giá 6.000 USD
    Và một trong những cách tìm những món đồ mới và rẻ là đi về các miền quê, mà dân trong nghề hay gọi là "đi xứ/sứ".

    "Tôi đi sứ lên Sơn Tây cùng người bạn vong niên trong thế giới cổ vật, được giới thiệu chiếc nhẫn đầu trâu." - Anh kể trên Facebook.

    "Giá đưa ra không phải là cao, nhưng tôi chỉ là một sinh viên nghèo, vì vậy, với một vẻ mặt thờ ơ, tôi nói đây chỉ là một chi tiết trang trí trên nắp nồi nắp lọ gì đó, bởi vậy giá rất thấp tôi mới mua."

    "Sau năm phút mặc cả, tôi đã được sở hữu báu vật với giá 200.000 đồng, rẻ hơn quá nhiều lần so với giá ban đầu, và gần như là tặng không nếu so với giá trên thị trường cổ vật Thái Lan."

    Cao Anh Tuấn cho biết trước đó anh từng được xem món hàng tương tự tại một cửa hàng chuyên bán đồ cổ Việt Nam ở khu Silom, giá của nó là 6.000 USD.

    Sự cách biệt về giá cả của các đồ vật cũ kỹ chính là ở chỗ người mua có nhìn thấy giá trị của không gian và thời gian, tức là trầm tích văn hóa và lịch sử tích tụ lại trong đó hay không.

    Anh Tuấn cho biết đã tình cờ lạc vào rồi ở lại mãi trong thế giới đam mê này do một chuyến du lịch bụi vào Huế thời sinh viên.


    "Với sự thân tình, món đồ thuộc về tôi với giá thấp hơn giá bán ban đầu"
    Một người bán chạp phô bên bờ sông Hương đã kể cho anh nghe lai lịch chiếc bát thời Lê vớt dưới biển Cù Lao Chàm, rồi hào phóng tặng luôn tất cả các món hàng khách đã chọn, có nhiều món là cổ vật vớt được dưới lòng sông Hương.

    Ra nước ngoài du học, Cao Anh Tuấn mang theo một vật mà anh tin là thuộc văn hóa Đông Sơn để "mỗi khi ngủ có thể ngắm nhìn nó và nhớ về lịch sử đất nước".
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Nhất Đẳng Avatar của Milkyway1736
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    CÔNG TÁC NƠI TRẦN GIAN
    Bài gởi
    1,250

    Mặc định

    tuyệt thật toàn đồ quí không,
    Đời là một giấc mộng dài...
    Rác của người này là báu vật của kẻ khác.

    DD:X9X3X9X6X7
    "NHẤT CHỈ CUỒNG PHONG"

  3. #3
    Nhất Đẳng Avatar của Milkyway1736
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    CÔNG TÁC NƠI TRẦN GIAN
    Bài gởi
    1,250

    Mặc định

    hihi đúng rùi
    Đời là một giấc mộng dài...
    Rác của người này là báu vật của kẻ khác.

    DD:X9X3X9X6X7
    "NHẤT CHỈ CUỒNG PHONG"

  4. #4

    Mặc định

    nếu có 1 món thì chắc chắn sẽ đem giấu,để thêm vài trăm năm nữa thì con cháu đem bán kiếm mớ tiền mà dùng
    Mây vô tình ngàn năm trôi mãi
    -Gió vô tình ngàn năm cứ bay
    Trăng vô tình trăng đùa với người
    -Người vô tình chẳng hiểu lòng tôi
    email:jackkesandem@yahoo.com
    sdt:01662908489

  5. #5

    Mặc định

    Mấy bác nông dân mà biết trang TGVH rồi vào đọc bài này xong thì giá cổ vật sẽ gần ngang ngửa với Thái lan cho coi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •