kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông

  1. #1

    Mặc định Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông

    Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông (1)

    (Kiến Thức) - Tờ Gazeta của Nga vừa có bài đưa ra bằng chứng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam và hướng giải quyết cho tranh chấp Biển Đông.

    Sự đối đầu giữa các quốc gia của Biển Đông giấu bên trong mình một số xung đột lãnh thổ, trong tất cả các xung đột đó Trung Quốc là một phía thường xuyên có các hành động hung hăng gây hấn. Những sự việc xảy ra gần đây cho thấy, là ngay cả những xung đột tưởng như đã bị lãng quên có thể bùng nổ với sức mạnh mới. Tờ Gazeta.Ru đã tìm hiểu lịch sử đối đầu của Trung Quốc với Việt Nam, giải thích rõ vì sao quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.


    400 năm không có Trung Quốc


    Biển Đông đã trở thành một trong những điểm nóng tiềm tàng trong thế kỷ 21. Tuy nhiên lịch sử cuộc xung đột do những tranh chấp lãnh thổ nằm trong vùng biển này đã có ít ra mấy thế kỷ.
    Để chứng minh cho quyền sở hữu các đảo, các bên xung đột đưa ra các bản đồ và tập bản đồ hoa tiêu cổ có ghi các đảo này.


    Quần đảo Hoàng Sa lần đầu tiên được nhắc đến vào thế ỷ XVII trong “Tuyển tập bản đồ và đường đi ở Đàng Trong/Đất phía Nam” của Việt Nam với tên “Cát Vàng” cùng với các đảo Hoàng Sa. Theo các văn bản lịch sử, năm 1721, Việt Nam đã thực hiện Đợt hoạt động Hoàng Sa để khai thác tập trung các đảo ở Biển Đông, cũng như để trang bị cho tầu thuyền đi về hướng các đảo đó.

    Trong khi đó, trong lưu trữ và văn bản của Trung Quốc thời đó, gồm cả “Đại mô tả Đế chế Đại Đường” thì không hề có tí gì nhắc đến cả Hoàng Sa cũng như Trường Sa.



    Dưới thời các Chúa Nguyễn sau đó là các vua triều Nguyễn, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thành lập các Hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải làm nhiệm vụ đi thuyền đến các đảo Hoàng Sa, Trường Sa để thu lượm sản vật, cắm mốc chủ quyền.


    Chỉ có một số ít các nhà đi biển người Pháp và người Hà Lan có nhắc đến các đảo Hoàng Sa, những người đã vượt qua được Biển Đông và đến được Việt Nam. Chính họ đã viết về việc người Việt Nam đã thu được lượng lớn đại bác, đạn súng thần công và những đồ vật quý giá khác được chở trên các con tầu bị đắm trên vùng biển này. Những người Việt Nam tháo vát thậm chí đã thành lập một hạm đội không lớn có nhiệm vụ kiểm soát các tầu nước ngoài đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa.

    Đầu thế kỷ 19, Gia Long – chúa Nguyễn cuối cùng và vua Việt Nam đầu tiên của Triều Nguyễn tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng thời gian này đã xuất bản nhiều bản đồ địa lý trong đó ghi rõ các đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam. Năm 1838 nhà truyền giáo Gia tô người Pháp Jane– Lui Taberu cho xuất bản Dictionarium Latino– Annamiticum completum et novo ordine dispositum. Nói đơn giản hơn, từ điển Latinh– Việt Nam. Trong đó các đảo Hoàng Sa được ghi là “Paracel seu Cát vàng”.
    Các đảo Hoàng Sa có tên châu Âu là do nhà vẽ bản đồ Hà Lan Villem Yanszon Blau, người đã đặt tên cho địa điểm này là “Pracel”. Do sự nhầm lẫn của người Pháp mà dần dà nó trở thành “Le Paracel”.

    Đến cuối thế kỷ XIX ở khu vực Hoàng Sa có hai con tầu chở đồng cho nước Anh bị đắm. Dân chúng đảo Hải nam của Trung Quốc đã vớt và chiếm lấy số kim loại quý này, điều đó đã làm cho chính quyền Anh không hài lòng.
    Khi đó người Trung Quốc đã trả lời người Anh, rằng các đảo Hoàng Sa không phải lãnh thổ Trung Quốc, vì vậy chính quyền nước này không thể chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trên các đảo.


    Sự thức giấc của kẻ bá quyền


    Tình hình như vậy đã có thể vẫn còn trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, nếu như không có mâu thuẫn đối kháng Anh và Pháp mà Trung Quốc và Việt Nam nằm về hai phía. Cụ thể, năm 1933 đã có xuất bản “Bản đồ mới phân chia hành chính Trung Quốc”, trên đó Trường Sa và Hoàng Sa được gọi theo tên Trung Quốc– Nam Sa
    và Tây Sa– và nằm trong thành phần tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
    Trong bối cảnh như vậy chính quyền thực dân Pháp cũng đã tiến hành một số hành động tương tự: Toàn quyền Đông Dương Jule Brevie phê duyệt biên chế cơ quan hành chính các đảo Hoàng Sa, và trên đảo Pettl của quần đảo đã xuất hiện mốc chủ quyền ghi dòng chữ “Cộng hòa Pháp– Vương quốc Annam– Các đảo Hoàng Sa, năm 1816”.



    Bia chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc dựng tại đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa (Paracels) liên tục từ năm 1816 (niên hiệu Gia Long thứ 14) đã thuộc chủ quyền của vương quốc An Nam (thời độc lập, quốc hiệu Việt Nam), cho đến thời điểm dựng bia năm 1938.


    Cũng vào khoảng thời gian này Nhật Bản đã trở nên hăng hái hơn, đầu tiên Nhật Bản đã chiếm Trường Sa, đến đầu chiến tranh Thế giới thứ hai chiếm các đảo Hoàng Sa.
    Năm 1946, người Pháp và Việt Nam đã đến các đảo Hoàng Sa để giải giáp người Nhật ở đó, song người Trung Quốc đã đến trước. Trong một ngày đêm họ đã cố thủ lại trên các đảo, và đến năm 1947 Tưởng Giới thạch ra sắc lệnh, theo đó các đảo Trường Sa và Hoàng Sa chính thức mang tên gọi Trung Quốc và trở thành bộ phận của Trung Quốc. Lúc này Bắc Kinh cũng phớt lờ sự phản đối của Việt Nam và Pháp.


    Khi Tưởng Giới thạch và các chiến hữu Quốc dân đảng của hắn tháo chạy ra Đài loan, các đơn vị đóng quân ở Hoàng Sa cũng rút theo. Song việc này cũng không ngăn được những người cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch đông thay Quốc dân đảng cầm quyền đưa ra các yêu sách đối với quần đảo. Trong lúc đó Nhật Bản đã chính thức từ bỏ mọi quyền và yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một trong các điểm của hiệp ước hòa bình được ký năm 1951 ở San Francisco.


    Năm 1956 đội quân viễn chinh Pháp rút hết khỏi lãnh thổ Việt Nam, và từ thời điểm đó người Việt Nam đã bị phân chia thành hai nhà nước đã buộc phải đối đầu với chính sách bành trướng của Trung Quốc bằng sức lực hoàn toàn của chính mình, cho dù có lúc về sau sẽ có thể hi vọng dựa vào sự ủng hộ trực tiếp từ phía Mỹ. Ngay trong năm 1956 Trung Quốc đã xâm chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, còn người Việt Nam vẫn giữ một phần, nơi trước đây có đơn vị đồn trú của Pháp.


    Lần căng thẳng tiếp theo xảy ra năm 1959, khi người Trung Quốc cho 80 người đổ bộ cùng vật liệu xây dựng lên một số đảo, họ bắt đầu xây nhà, sau đó treo cờ Trung Quốc lên. Biên phòng Nam Việt Nam ngay lập tức đến các đảo này và bắt giữ tất cả những người đang có mặt. Sự phản đối của chính quyền Bắc Kinh chỉ được thể hiện ở mức các tuyên bố của bộ Ngoại giao, bởi vì sợ xung đột với lực lượng của Mỹ đến hỗ trợ cho Nam Việt Nam.


    Năm 1964 Mỹ đã tham gia vào cuộc chiến giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam bên phía miền Nam. Bắc Việt Nam đã có được sự giúp đỡ truyền thống của Liên Xô và Trung Quốc.
    Trung Quốc đã có thể lợi dụng thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cho các mục đích của mình, năm 1971 họ bắt đầu bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc này đã giúp họ thực hiện việc hợp thức hóa các yêu sách của mình đối với Hoàng Sa. Và năm 1974 họ đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Mỹ đang bận chuẩn bị ký hiệp định hòa bình giải quyết cuộc xung đột Việt Nam. Cũng vào thời gian này họ đã rút hết quân đội ra khỏi các khu vực trọng yếu của miền Nam Việt Nam.


    Để bắt đầu chiến dịch Trung Quốc chỉ cần cớ, và tuyên bố của miền Nam Việt Nam về việc Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy hóa ra là rất đúng lúc. Trong 20 ngày đầu tháng Giêng năm 1974 Hoàng Sa đã bị Trung Quốc kiểm soát– Người Trung Quốc đã đàn áp rất thô bạo đội quân đồn trú tại đó và bắt đầu chuẩn bị bành trướng tiến về Trường Sa.


    Bắc Kinh lại gây hấn

    Từ lúc đó lập trường của Trung Quốc đối với Biển Đông không hề có chút gì thay đổi về bản chất. Trong thời gian này đã có, ví dụ, sự hội nhập của Việt Nam với ASEAN và thiết lập khu vực tự do thương mại. Tuy nhiên việc đầu những năm 1990 cách không xa Hoàng Sa đã phát hiện thấy các mỏ khí thiên nhiên và dầu mỏ đã làm Trung Quốc đứng ngồi không yên suốt những năm vừa qua. Xung đột ở Biển Đông ở mức độ khu vực đã diễn ra suốt nhiều năm qua, nhưng không đến mức đối đầu vũ trang. Trung Quốc đặc biệt tích cực trong những hoạt động bắt giữ tầu cá của nước đối thủ, cũng như gây các vụ khiêu khích,



    Giàn khoan Hải Dương 981 Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam



    Tình hình này đã buộc nhiều nước trong khu vực quay sang phía Mỹ. Sau khi được bầu làm Tổng thống, Barack Obama bắt đầu dùng thuật ngữ “chuyển hướng châu Á”, và người thực thi chính sách này là bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó Hillary Clinton.
    Cuối tháng 4/2014, tình hình ở Biển Đông lại nóng lên. Chính quyền Bắc Kinh đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực Hoàng Sa, thuộc vùng biển Việt Nam. Giàn khoan này có kích thước bằng hai sân bóng đá. Tháp tùng kết cấu khổng lồ này là gần 60 tầu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc. Về phía mình, Việt Nam đã cử tàu Cảnh sát biển và Kiểm Ngư đến để thực thi quyền tài phán đối với vùng biển này.


    Trong mấy ngày đã có va chạm, trong đó người Trung Quốc đã dùng súng bắn nước. Mà tất cả những việc này đã xảy ra không phải trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
    Nhà Trắng đã lên án những hành động quá đáng của của Trung Quốc, các nước khác ở Đông Nam Á cũng đã để ý đến những sự việc này. Mỹ kết tội Trung Quốc làm mất ổn định ỏ Biển Đông và kêu gọi Việt Nam sử dụng các biện pháp pháp lý để đáp trả việc Trung Quốc triển khai khai thác dầu mỏ trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
    Song Trung Quốc đã không đưa ra câu trả lời xây dựng đối với các đòi hỏi từ phía đại diện cộng đồng quốc tế.


    (Còn nữa)

    Nguyễn Vũ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Báo Nga: Việt Nam không bao giờ khuất phục trên Biển Đông (2)

    Cập nhật lúc: 06:00 14/09/2014 (GMT+7)

    (Kiến Thức) - Tờ Gazeta của Nga vừa có bài đưa ra bằng chứng quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam và hướng giải quyết cho tranh chấp Biển Đông.




    Các chuyên gia: Nga nghiêng về Trung Quốc là sai lầm

    Gazeta.Ru đã trò chuyện với các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực Biển Đông và quan hệ Việt Nam– Trung Quốc để làm rõ, điều gì trên thực tế đang xảy ra và những triển vọng giải quyết xung đột.


    Người đầu tiên là Grigoriy Lokshin, phó tiến sĩ khoa học lịch sử, cộng tác viên khoa học hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của viện Viễn Đông Viện hàn lâm khoa học Nga.
    “Tôi cho rằng việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc ở Hoàng Sa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước về biển năm 1982, vì vậy tôi không có điều gì chưa rõ cả.

    Tàu Trung Quốc hung hăng bắn vòi rồng về phía tàu kiểm ngư Việt Nam.


    Tiếp theo hoặc là Trung Quốc sẽ lựa chọn chính sách tiếp tục giữ lập trường cứng rắn và gây hấn mà họ đã thực hiện một thời gian khá dài nhằm chứng minh rằng Biển Đông thực chất là “ao nhà của Trung Quốc”, bởi vì nó chiếm toàn bộ 90% vùng biển này.
    Hoặc dẫu sao Trung Quốc cũng sẽ bắt đầu cải thiện quan hệ với các láng giềng của mình– không chỉ với Việt Nam, mà cả với Philippines, Malaysia và Brunei– các quốc gia khác thực tế và có quyền đòi hỏi phần của mình trong vùng biển này phù hợp với các công ước và quan hệ quốc tế.


    Trung Quốc đơn giản là đã coi thường các thỏa thuận đã đạt được trong khuôn khổ ASEAN, bởi vì các thỏa thuận mới là tuyên bố, không có tính ràng buộc pháp lý. Đó chưa phải là bộ luật. Mới có “Tuyên bố về các nguyên tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông” (DOC). Nó được thông qua năm 2002. Nhưng, tiếc rằng, trong suốt thời gian qua các tuyên bố và hành động không khớp với nhau. Tất cả các bên đều có vi phạm, đặc biệt từ phía Trung Quốc– những vi phạm đơn phương, chính sách tạo sự việc đã rồi và nhiều điều khác nữa.


    Tinh thần dân tộc đang lên ở Việt Nam liên quan đến việc chính sách của Trung Quốc gây ra sự phẫn nộ chân chính. Tôi đã đến một số đảo, ví dụ Lý Sơn, cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt 100 dặm. Toàn bộ phần bờ biển của Việt Nam là những tỉnh lớn, hàng triệu người kiếm sống bằng sản phẩm của Biển Đông– cá, hải sản.
    Và khi họ không đến được vùng mà một quan chức Quốc dân đảng nào đó ghi lên bản đồ năm 1947 và người ta tuyên bố rằng nay đó là lãnh thổ Trung Quốc và các người không được làm gì ở đó, bắt giữ những thuyền đánh cá nhỏ bất hạnh, cho mọi thứ xuồng canh giữ ra đó đuổi họ đi. Liệu cách hành xử như vậy có thể gây nên phản ứng ra sao ở đất nước vẫn nhớ rõ lịch sử cả nghìn năm đô hộ Việt Nam của Trung Quốc?”, ông Lokshin nói.



    Tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.


    Tiếp theo, Ivan Melnikov - phó chủ tịch thứ nhất BCH TW Đảng Cộng sản Liên bang Nga KPRF, phó chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia cũng đồng ý có bình luận.
    “Trung Quốc, cũng như Việt Nam, có lợi ích ở khu vực châu Á– Thái Bình dương. Có cả những vấn đề tranh chấp mãn tính, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, nơi những lợi ích này mâu thuẫn với nhau. Như mọi người đã biết, lịch sử biết cả các cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước.


    Đồng thời với cả quốc gia này lẫn quốc gia kia Nga có quan hệ đối tác chiến lược, nếu như nói về mặt ngoại giao. Và cả về quan hệ hữu nghị chân tình, nếu như nói về những quan hệ giữa những người bình thường với nhau. Vì vậy đương nhiên, hợp lôgic và đúng đắn, là trong những vấn đề này chúng ta không nghiêng một li nào về lập trường của bên này hay bên kia.
    Lập trường của Nga phải được xây dựng trên cơ sở không để xảy ra đổ máu khi giải quyết các vấn đề gây tranh chấp. Định hướng theo các văn kiện quốc tế được tất cả thừa nhận về các vấn đề này, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam".


    Ông Melnikov nói: “Rất mong rằng hai nước hữu nghị với chúng ta tìm ra con đường đến tình trạng quan hệ, tình trạng đã được ghi nhận tháng mười năm 2013, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc cường và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng gặp nhau ở Hà Nội và đã tạo nên bước nhảy vọt trong phát triển quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Khi đó tất cả bạn bè của Trung Quốc và Việt Nam đã thấy, quan hệ Trung– Việt có chương trình tích cực rộng đến mức nào. Tiềm năng này hiện vẫn còn, cần tìm điểm tựa trong đó”.
    Gazeta.Ru đã liên lạc được với ông Carl Thayer – giáo sư Học viện Quốc phòng Australia và là một trong những chuyên gia có uy tín nhất về Biển Đông.


    “Cuộc khủng hoảng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã rơi vào ngõ cụt. Trung Quốc đã phái đến Hoàng Sa hơn 100 tầu, không quân. Việt Nam không có ý định rút lui khỏi lãnh thổ của mình và thách thức sự hiện diện của Trung Quốc trong vùng biển của mình. Chỉ một sơ xuất nhỏ– và vụ việc có nguy cơ gia tăng thành cuộc chiến tranh lớn. Tuy nhiên tạm thời cả hai bên từ chối đối đầu quân sự công khai.


    Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra tuyên bố độc lập, bày tỏ sự lo ngại sâu sắc trước những gì đang xảy ra. Song lãnh đạo các nước ASEAN sau hội nghị thượng đỉnh đã không đưa ra bất cứ tuyên bố gì. ASEAN sẽ không đối đầu với Trung Quốc, mà sẽ tiếp tục hợp tác với nước này. Một số thành viên ASEAN, như Philippines, Malaysia, Singapore và Indonesia sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ.
    Mỹ giữ lập trường trung lập trong vấn đề tranh chấp trên biển. Xung đột hiện nay xung quanh giàn khoan làm rõ khoảng cách giữa những tuyên bố và khả năng của Mỹ đưa ra những biện pháp có hiệu quả. Người Mỹ sợ đưa ra các biện pháp trừng phạt chống Trung Quốc và sẽ không trực tiếp tác động vào tình hình.


    Nga thì đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan. Cả hai nước là đối tác chiến lược của Nga, Nga bán vũ khí hiện đại cho cả hai. Tôi cho rằng Nga sẽ kêu gọi hai phía giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình", ông Carl Thayer cho hay.



    Theo ông Carl Thayer, Nga sẽ kêu gọi hai phía giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.


    Ông Nikolai Kolesnik (Николай Колесник)– Chủ tịch chủ tịch đoàn tổ chức xã hội liên vùng các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam chia sẻ suy nghĩ của mình với Gazeta.Ru.

    “Cứ tưởng như hai quốc gia cạnh nhau, có lịch sử phong phú hàng ngàn năm, sự xâm nhập lẫn nhau về văn hóa và tín ngưỡng, các liên hệ giữa hai quốc gia và kinh tế chặt chẽ, và cái chính– cùng một chế độ chính trị– xã hội đã có thể giải quyết mọi vấn đề tranh chấp trong hòa bình, nhưng, tiếc thay.

    Cá nhân tôi cho rằng trách nhiệm về những gì đã xảy ra hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, bên đã bắt đầu hạ đặt giàn khoan trong vùng tranh chấp mà không tham vấn trước và thỏa thuận với Việt Nam, mà hành động trên thế kẻ mạnh, coi thường lợi ích và quyền của nước láng giềng.


    Phải nói, tôi rất kính trọng người Trung Quốc, bởi vì mẹ vợ tôi sinh ra ở Cáp Nhĩ tân trong gia đình nhân viên đường sắt, làm việc ở cung đường sắt miền Đông Trung Quốc và sống ở đó cho đến năm 1935. Bà đã kể nhiều về tình yêu lao động đặc biệt của người Trung Quốc và những quan hệ trân trọng, tốt đẹp với những người Trung Quốc hàng xóm.
    Còn người Việt Nam thì tôi biết không phải do nghe nói. Gần một năm tôi đã kề vai sát cánh với các chiến sĩ quân đội Việt Nam đánh trả các trận ném bom của máy bay Mỹ. Cùng với lòng tốt, sự kính trọng, lòng vị tha và tính luôn sẵn sàng giúp đỡ người thậm chí không quen biết của người Việt Nam, họ tỏ rõ còn rất đoàn kết, hi sinh, cứu giúp lẫn nhau, kiên quyết và kiên định giành cho được thắng lợi.


    Sự thật lịch sử là cờ Việt Nam đã xuất hiện trên Hoàng Sa nay đang có tranh chấp từ năm 1816, còn Trung Quốc thì chỉ tuyên bố yêu sách của mình đối với quần đảo này sau 70 năm. Hiểu người Việt Nam, tôi có thể cho rằng họ sẽ không bao giờ chịu vai trò “những người đau khổ chắc chắn sẽ chết” mà Trung Quốc đưa ra cho họ và sớm muộn sẽ giành lấy sự công bằng lịch sử trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa thuộc về ai. Mọi âm mưu giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ này bằng vũ lực đều là ngõ cụt, kết thúc bằng vực thẳm”, ông Kolesnik nói.


    Nghiên cứu viên khoa học cấp cao của Viện nghiên cứu chiến lược Nga RISI Iliya Usov cũng không đứng ngoài cuộc.

    Ông Usov giải thích: “Tôi thì muốn xem xét xung đột mới bùng phát giữa Trung Quốc và Việt Nam từ góc độ tình hình chính trị đã thay đổi đối với Nga. Trước hết tôi nói về các sự việc đã xảy ra ở Ukraine, phản ứng của Phương Tây đối với những sự kiện này và chuyến thăm Trung Quốc gần đây của ông Putin. Tất nhiên đã có sự điều chỉnh đường lối chính trị của Moscow. Nga ngày càng hướng sang phương Đông. Chính châu Âu và Mỹ đã đẩy nước ta đến việc đó. Đúng ra, việc chuyển hướng sang phương Đông xảy ra đơn phương– Nga ngày càng hướng vào Trung Quốc.


    Trung Quốc và Việt Nam là các đối tác chiến lược duy nhất của Nga ở Đông Á. Trước đây, Nga giữ lập trường trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Khi đường lối chiến lược của Nga có thay đổi, xuất hiện sự nguy hiểm là Moscow có thể xem xét lại quan hệ của mình với các lập trường của các bên ở Biển Đông, thay lập trường hoàn toàn trung lập của mình thành ngả sang phía Trung Quốc. Dẫu sao, tôi cho rằng nếu xảy ra chuyện này thì đó sẽ là sai lầm”.

    Nguyễn Vũ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Giúp cho người đã khuất !
    By trungtu83 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 20-05-2012, 04:51 PM
  2. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 25-06-2011, 04:59 PM
  3. Giải mã bí ẩn giấc mơ của Quốc sư Khuông Việt
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-05-2011, 08:08 PM
  4. Phá bỏ khuôn mẫu cố định xưa cũ
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-03-2011, 05:18 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •