kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Thực hư về thầy bói trước năm 1975 ở Sài Gòn

  1. #1

    Mặc định Thực hư về thầy bói trước năm 1975 ở Sài Gòn

    Thực hư về thầy bói trước năm 1975 ở Sài Gòn (kỳ 1)

    Thứ Sáu, 12/10/2012 --- cập nhật 02:12 GMT+7


    Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 ở miền Nam, đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được sự tín nhiệm của chính khách, người đứng đầu chính phủ VNCH lúc bấy giờ mà lời lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.

    Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường, mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điềm giải mộng”, “nhân tướng học”…thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo. Tõ ràng, đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như: Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hồ, Nguyễn Văn Canh, Ba La…lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghể “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền thoại. Vậy thực hư của nghề “bói toán” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?

    Thầy bói gốc me Lăng Ông – Bà Chiểu

    Tên gọi này ám chỉ những thày bói bình dân, hành nghề ở góc đường, góc chợ, lăng, miếu đình, chùa và cả trong các khách sạn lớn. Họ hành nghề rất đơn giản, một manh chiếu con trải ra chiếm chỗ thuận tiện, trên đặt một cái mu rùa, mấy đồng tiền xu gieo quẻ, một bộ bài Tây 52 lá, xâu chân gà luộc phơi khô, mấy quyển sách tử vi, bói toán úa vàng, nhàu nát. Phục trang của thầy bói gần giống nhau, áo dài, khăn đóng, kính đen do mù thật hoặc mù giả có trời mới biết. Một vài thầy mặc bộ đồ bà ba trắng, tóc búi củ tỏi hay cắt tóc ngắn, đội nón nỉ cho nó lạ. Lại có thầy ra vẻ hiện đại, lịch sự mặc áo bỏ thùng, thắt cà-vạt. hoặc quái hơn mặc com-plê tông chói, chơi cặp kính trắng gọng vàng ra vẻ thầy bói trí thức, với cái cặp táp da đen cáu bẩn đựng sách bói toán căng phồng lúc nào cũng kè kè bên cạnh.





    Ảnh minh họa - Internet


    Nơi nổi tiếng để thầy bói dạng này hành nghề là Lăng Ông – Bà Chiểu Gia Định (giờ là quận Bình Thạnh). Lăng Ông tức là lăng thờ đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – một vị tướng thời Vua Gia Long triều Nguyễn. Do huyền thoại đồn đại, đức Tả Quân lê Văn Duyệt rất linh thiêng nên lăng thờ ngày thường đã đông khách thập phương đến viếng, lễ bái, cầu xin mọi chuyện trên đời. Vào các ngày rằm, lễ, Tết khách càng đông, đủ mọi thành phần xã hội. Sau khi vào Lăng Ông lễ bái, xin xăm, người nào cũng ra nhờ thày bói giải xăm và luôn tiện nhờ bói cho một quẻ hung kiết, tình duyên, gia đạo, làm ăn, tiền hậu vận. Thanh niên nam nữ thì ngoài tình duyên, là chuyện học hành, thi cử. Ngày đó, những thày bói hành nghề trong chu vi lăng phải đóng thuế môn bài, có chỗ ngồi nhất định, được kê bàn làm việc, trong phạm vi chô xngooif có che bạt phòng lúc mưa nắng hẳn hoi.

    Bên hông lăng là con đường nhỏ mang tên Trịnh Hoài Đức, rợp mát bóng me, đây là chỗ hành nghề của trên 20 thầy bói không đóng thuế môn bài, có nghĩa là hoạt động không hợp pháp nên cũng tùy thuộc sự vui buồn của lực lượng cảnh sát giữ trật tự. Vui thì để mấy thầy hoạt động, buồn thì đi bắt phạt nên thầy nào cũng rất cơ động, chỉ trải manh chiếu con, có thầy manh chiếu cũng không được lành lặn…mỗi khi nghe có tiếng hô “cảnh sát”, lập tức mấy thầy cuốn chiếu, ôm đồ nghề tan hàng, chạy nháo nhác. Khi xe cảnh sát chạy qua, mấy thầy tập trung trở lại, chỗ ai nấy ngồi, gốc me ai nấy giữ, xem như không có chuyện gì xảy ra. Thầy bói hành nghề cơ động, lấy tiền xủ quẻ giải xăm, “đoán điềm, giải mộng” cho thân chủ cũng lấy giá bình dân. Nhưng tích tiểu thành đại, chủ yếu là lượng khách nhiều nên cuộc sống các thầy cũng khá sung túc.

    Thầy bói khách sạn

    Ở vùng Chợ Lớn tập trung nhiều người Hoa sinh sống có mọt số khách sạn lớn cũng mang tên rất Trung Hoa như Đồng Khách, Phượng Hoàng, Bát Đạt, Thiên Hồng…lại có đội ngũ thầy bói người Tàu hành nghề, chủ yếu phục vụ cho khách vãng lai và những “xì thầu” từ khắp nơi tới trú ngụ để làm ăn với thương nhân Chợ Lớn, trong đó có thương nhân người Việt. Những thầy bói Tàu này không nói sõi được tiếng Việt nên phải có phiên dịch để diễn giải lời thấy phán cho thân chủ người Việt. Nhiều thầy bói Tàu nổi tiếng đóng trụ sở hành nghề tại các khách sạn sang trọng vùng Chợ Lớn thời bấy giờ cũng có nhưng cái tên rất Tàu như: Sơn Đầu Bạch Vân Đại Sư, Hà Thiết Ngôn Đại Sư, Đại Lục Tiên, Sơn Đầu Mã Long, Mã Cơ Sanh…Những ông thầy bói Tàu này thường tự xưng là “Đại bốc sư” đến từ Hồng Kông và từ dung nhan cho đến cách ăn mặc đều rất…tiên phong đạo cốt, mang vẻ huyền bí.

    Đặc biệt, có ông khi rời “văn phòng” xuất hành đi tham thú đâu đó, hoặc có thân chủ mời tới tận nhà xem bói thì ăn mặc giống y như trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, có 2 hàng đệ tử theo hầu coppy “phong cách” của lão quái Đinh Xuân Thu. Điểm đặc biệt của những ông “Đại bốc sư” này là xem từng món mà dân trong nghề gọi là “xào, chẻ”, chứ không xem hết một lèo mọi thứ như thầy bói ta.Vú dụ như xem chỉ tay hoặ tài lộc trong thời hạn 2 năm. Không xem xa hơn và chỉ lấy 5 ngàn. Xem ngày tốt, xấu, xuất hành khai trương,, làm ăn buôn bán lấy giá 10 ngàn, xem tử vi giá 30 ngàn…Chính điều này lại tao thêm cho mấy ông thầy tác phong huyền bí, hấp dẫn, nên khách hiếu kỳ luôn tìm đến nhờ đoán vạn hạn, tài lộc, số mạng, hùn hạp làm ăn…Nhờ có nhiều thân chru giới thiệu nhau nên lượng khách ruột và khách tiềm năng tìm đến thầy rất nhiều, có lúc phải lấy số thứ tự trước và chờ đợi tới lượt cũng khá mỏi mòn. Nhưng đã mê tín rồi thì thời gian chờ đợi để được thầy giải quẻ, đoán vận hạn mòi mòn cỡ nào cũng phải cố gắng.

    Thế là các thầy đua nhau hốt bạc, làm giàu, ăn tiêu thả cửa ở khách sạn sang trọng và lâu lâu chơi trò ú tim, giả vờ có khách quen đưa qua Singapore, Malaysia, Thái Lan cả tuần lễ hoặc cả tháng, khiến nhiều thân chủ đợi dài cổ. Trò bịp này các thầy chỉ bịp được khách Việt hoặc khách Tàu mới sang, chứ người Chợ Lớn biết tỏng mánh lới của các thầy đồng hương và cũng chả tin vào tài bói toán của các thầy nên khó bịp họ.

    Thầy bói cao cấp phục vụ chính khách

    Vượt lên trên những thầy bói Lăng Ông, khách sạn là thầy bói cao cấp chuyên phục vụ cho chính khách và những nhà lãnh đạo cai trị là chính phủ VNCH thời đó. Đây là những ông thầy bói có thương hiệu, nhờ uy tín và tên tuổi do tự quảng cáo trên báo chí và biết cách lăng xê mình. Có thầy tự phong mình là “giáo sư thần học”, “chiêm tinh gia”, “quỷ cốc sư”, “maitre”, “nhà tướng số”…nhờ ăn may một vài vụ nên tên tuổi nổi như cồn, được nhiều người trọng vọng, chính khách, nguyên thủ quốc gia đón rước long trọng tất nhiên tài lộc cũng vào như nước. Lúc này, lời thầy phán cũng được nhiều người tin sái cổ.

    Ví dụ, đàu năm Nhâm Tý 1972, nhằm củng cố lòng tin của người dân , Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ đạo cho Đại tá Trần Văn Lâm, Giám đốc Việt Nam Thông Tấn xã mời 3 ông thầy bói nổi tiếng bấy giờ là Huyền Liên, Minh Nguyệt, Khánh Sơn lên đài truyền hình dự đoán về vận mệnh quốc gia, tức nhiên là nói tốt cho chế độ Thiệu mở ra một tương lai sáng sủa hơn để trấn an dư luận trước những thất bại thê thảm trên chiến trường mà thời đó gọi là “Mùa hè đỏ lửa”.

    Một tây bốc sự cũng khá nổi tiếng tên Vũ Hùng hành nghề trên đường Nguyễn Trãi, không biết đã đoán vận mệnh chính trị cho Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện lúc bấy giờ ra sao, mà được ông này tin sái cổ, liền dặt làm một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp để tặng cho nhà “tướng số” tài ba bảy tỏ sự trọng vọng, có khắc dìng chữ rất trang trọng: “Ông Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ Nghị Viện kính tặng nhà tướng số Vũ Hùng”. Được bức tranh quý hơn vàng nà, nhà “tướng số” Vũ Hùng liền treo ngay trong phòng làm việc dể lòe thiên hạ và mặc sức đánh bóng tên tuổi, quảng cáo, tiếp thị rùm beng cho tài đoán vận mệnh chính khách của mình.

    Dạo đó, có một giai thoại khá lý thú về ông thầy Chiêm, nổi tiếng ở Đà Lạt và cao nguyên về tài xem tử vi và nhìn tướng mạo rồi phán vanh vách về vận mệnh của các chính khách. Ông thầy Chiêm tuổi còn khá trẻ, không vận áo dài khăn đóng như các thầy bói cao niên, mà mặc quần Tây, áo sơ mi đóng thùng rất sành điệu lại khoái đeo cặp “kiếng mát” nên lúc nào trông ông này cũng bảnh chọe, tác phong rất Tây. Đây là ông thầy bói theo trường phái “tân thời” nên mỗi khi ông rời văn phòng ra ngoài, bát phố chẳng ai biết ông ta làm nghề bói toán mà cứ nghĩ là một công chức hay “giáo sư” dạy cấp II. Tuy tác phong rất Tây, nhưng cách ứng xử lại rất Tàu, mỗi lần gặp các nhân vật mới nổi lên trên chính trường, phỏng đoán người này có thể sẽ còn phất lên nữa, như sẽ ra ứng cử tổng thống chẳng hạn, thầy Chiêm liền sụp xuống lạy và cung kính phán: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”

    Sự khéo nịnh của thầy Chiêm khiến cho các chính khách đang nổi tiếng, hay sắp nổi tiêng trên chính trường Sài Gòn đều rất ái mộ nên thường xuyên tới nhờ thầy xem tử vi, nhìn sắc diện để đoán vận mệnh có lễ trước hết là đẻ được nghe thầy Chiêm nịnh theo kiểu: “Ngài quả có chân mạng đế vương”, còn lời nịnh bợ này có trở thành sự thật hay không thì hậu xét. Nhưng thầy Chiêm cũng ăn may được một vố, và nhờ thế nên tên tuổi càng nổi như cồn, đó là lần bầu cử tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, năm đó chẳng hiểu sao lại có tới 11 vị chính khách ra ứng cử, trong đó có một vài nhân vật mà thầy Chiêm đã quỳ lạy và xưng tụng: “Ngài quả là có chân mạng đế vương”. Sau cú ăn may này, thầy Chiêm tiếp đón thân chủ mệt xủy và tất nhiên tài lộc cũng ào ào vào nhà thầy như nước.

    Sau ngày tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính trường Sài Gòn luôn trong tình thế hỗn loạn, sinh mệnh chính trị của một chính khách đang chễm chệ trên ghế cao của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ mong manh như chỉ mành treo chuông, có thể lộn nhào sau một đêm đảo chính, khi phe này lên thay thế phe kia. Chuyện “lên voi xuống chó” của chính khách, kể cả các tướng lĩnh nắm quân đội tham gia chính trị cũng tùy thuộc vào cơn lốc xoáy thời cuộc đảo điên. Do đó, ngay cả những nhân vật đầy thế lực này cũng không còn mấy tin vào chính mình mà hướng tới “thần quyền” vô hình nào đó để tiên liệ số phận hoặc tiến hành âm mưu, thủ đoạn, những bước “tiến thoái lưỡng nan” của mình và phe cánh. Lúc bấy giờ là thời của những chiêm tinh gia, những thầy tướng số và họ là trung gian giữa “thần quyền” và các nhân vật chính trị để phán những việc hung kiết, tạo niềm tin và là chỗ dựa tinh thần cho các chính khách Sài Gòn.

    Hầu như mỗi chính khách Sài Gòn thời đó đều chọn cho mình một ông thầy bói nổi tiếng làm “quân sư quạt mo” để vấn kế, mách nước trong mọi hoạt động mang tính đại sự. Do đó, những ông thầy bói có tầm ảnh hưởng lớn tới quyết định của các chính khách. Có vị chính khách nghe thầy bói mà để râum sửa lại gương mặt như tướng “râu dê” Nguyễn Khánh. Có nhân vật nghe lời “quân sư” là chiêm tinh gia nên theo phe này mà không theo phe kia, có người phải mặc sơ mi trắng quanh năm, thắt cà vạt hồng kẻ sọc rất đỏm dáng mà không dám thay đổi vì theo lời thầy bói phán mặc như thế mới có tương lai sáng sủa. Hay như sự kiện chấn động Sài Gòn và cả miền Nam lúc bấy giờ là các tướng lĩnh nắm quân đội kết kợp với các thế lực chính trị lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thay vì theo kế hoạch tiến hành sớm hơn, nhưng theo lời “quân sư” là mấy ông thầy bói đã phải dời lại vào đúng 3h chiều ngày 1/11/1963 mới bắt đầu nổ súng tấn công Dinh Độc Lập.

    (còn nữa)

    Theo Pháo Luật & Cuộc Sống
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Ngũ Đẳng Avatar của danhgiau
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    Lang thang
    Bài gởi
    5,942

    Mặc định

    xem xong thì thấy các thầy moi tiền lòe thiên hạ ác liệt quá. Quả thật là cao thủ, bái phục bái phục
    Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh. Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
    Ngược lòng mình tìm về nông nổi. Lãng du đi vô định cánh chim trời

  3. #3

    Mặc định

    Thực hư về thầy bói trước năm 1975 ở Sài Gòn (kỳ 2)

    Thứ Bảy, 13/10/2012 --- cập nhật 08:20 GMT+7


    Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 ở miền Nam, đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn…cho tới thầy bói cao cấp được sự tín nhiệm của chính khách, người đứng đầu chính phủ VNCH lúc bấy giờ mà lời lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.



    Những ông bà thầy bói nức tiếng Sài Gòn

    Nếu nhắc tới đội ngũ thầy bói nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975 mà không đề cập tới những bà thầy bói cũng rất nổi tiếng thời đó là một thiếu sót lớn.

    Trước hết là bà thầy bói Anna Phán người Bắc, đã nổi tiếng về tài bói toán ở Hà nội trước khi di cư vào năm năm 1954. Bà thầy này lấy chồng Pháp nên mới có tên nửa Việt Việt nửa Tây là Anna Phán. Sau khi di cư vào Nam, bà thầy Anna Phán tiếp tục hành nghề và cũng rất nổi tiếng, được các mệnh phụ phu nhân thời đó tin sái cổ, và rất có ảnh hưởng tới những nhân vật chính trị, thông qua các bà mệnh phu nhân này khi về thỏ thẻ lại với chồng. Nhưng bà thấy Anna Phán chỉ hành nghề vài năm rồi tự “nghỉ hưu” theo lời khuyên của con cháu vì thấy bà tuổi cao sức yếu. Vả lại, gia sản bà thấy cũng đã đủ đầy, “lộc thánh” ăn chừng ấy thôi.

    Madame Claire không phải là biệt danh, mà là một cái tên Tây chính thống của một phụ nữ có hai dòng máu Pháp – Việt. Thời thiếu nữ, Madame Claire rất đẹp, ăn chơi cũng nức tiếng Sài Gòn và là nhân tình của rất nhiều vương tôn, công tử thời đó, mà Công tử Bạc Liêu là một trong những kẻ si tình đã từng tặng cho Madame Claire những món trang sức đắt giá để mong lọt mắt xanh của người đẹp. Nhưng Madame Claire không chỉ nổi tiếng về sắc đẹp, giỏi ăn chơi, nhiều trai bao mà còn nổi tiếng về bói bài. Khi hết thời xuân sắc, Madame Claire đã sống nhờ vào nghề này và tiếp tục cuộc đời vương giả. Tất nhiên thân chủ của bài thầy Madame Claire cũng thuộc giới thượng lưu.





    Ảnh minh họa - Internet



    Nhưng trên cơ cả Anna Phán và Madame Claire có lẽ là bà thầy Nguyệt Hồ nức tiếng Sài Gòn, hành nghề ở đường Đinh Công Tráng, phường Tân Định, quận 1. Khoảng cuối năm 1974, bà thầy Nguyệt Hồ đã 43 tuổi mà nhan sắc còn mơn mởn, nghe đâu lúc còn con gái bà thầy từng dự thi sắc đẹp và đoạt danh hiệu hoa khôi do báo Đời Mới tổ chức. Bà thầy Nguyệt Hồ không chỉ bói bài, xem chỉ tay, đoán số mạng mà còn kiêm luôn cả việc tư vấn, gỡ rối tơ lòng cho những chị em gặp rắc rối về tình duyên, gia đạo, ghen tuông, chơi hụi, làm ăn buôn bán…

    Nếu như những bà thầy bói chỉ hành nghề thuần túy, thì những ông thầy bói ngoài việc hành nghề kiếm sống còn có tham vọng lớn hơn là muốn trở thành người thân cận của các chính khách, hay nguyên thủ quốc gia trên cương vị “mưu sĩ”, gọi cho nhẹ nhàng hơn là “quân sư” để tìm cơ hội làm giàu nhanh hoặc bước lên nấc thang danh vọng. Trong số những ông thầy bói dạng này phải kể đến Maitre Khánh Sơn, thường tự xưng là Giáo sư, có lẽ vì đã tốt nghiệp và có bằng sư phạm tại Hà Nội, nhưng không hiểu sao đã dạy ở trường nào chưa. Thầy Khánh Sơn rất nổi tiếng và hành nghề từ những năm 40 – 45 ở Hà Nội trước khi di cư vào Nam.

    Có một giai thoại về Maitre Khánh Sơn như thầy đã đưa ra câu sấm rằng: “Bao giờ 27 tháng 3/ Lửa thiêng đốt cháy tám gà trên mây”.

    Câu sấm này được giải thích là tám gà tức bát kê, còn trên mây là…máy bay(?!). Vào ngày 27/3 sẽ có chiếc máy bay chở ông Pasquier (Toàn quyền người Pháp) phiên âm tiếng Việt là Bát – Kê, mà “bát kê” chính là…8 gà cùng 8 tùy tùng bay về Pháp và bị bốc cháy. Không ngờ câu sấm này lại linh nghiệm vì chiếc máy bay chở ông Pasquier cháy thật nhưng chỉ có một mình ông ta chết thôi, vì 8 viên tùy tùng định theo ông ta đã nghe lời thầy Khánh Sơn khuyên can nên ở lại và…thoát chết. Từ đó, thầy Khánh Sơn nổi danh như cồn, vào Sài Gòn tiếp tục hành nghề và hốt bạc. Và cũng nhờ câu sấm nói trên mà sau này thầy Khánh Sơn trở thành người tín nhiệm để đoán vận mạng của cựu hoàng Bảo Đại, cựu hoàng Sihanouk và nhiều chính khách Sài Gòn khác.

    Hậu vận đoán không nổi của chiêm tinh gia nổi tiếng

    Chiêm tinh gia Huỳnh Liên nổi tiếng không thua gì Maitre Khánh Sơn, vừa hành nghề bói toán, thầy Huỳnh Liên còn phụ trách mục “tướng số” trên những tờ báo lá cải ở Sài Gòn nên thân chủ của thầy rất đông. Ngoài việc lấy số, giải hạn cho khách hàng bình thường, chiêm tinh gia Huỳnh Liên còn là “quân sư” của nhiều chính khách, tướng tá, mệnh phụ phu nhân, tiếng nói của thày rất có ảnh hưởng đối với những nhân vật quyền thế lúc bấy giờ nên tài lộc vô như nước. Thầy Huỳnh Lien có nhiều tài sản, của chìm, của nổi và tất nhiên cũng có nhiều vợ lớn, vợ bé…Nhưng vào phút cuối đời cũng chính vì thế mà chết một cách lãng xẹt.

    Thời điểm đó là đầu tháng 10/1982, thầy Huỳnh Liên về ở với bà vợ bé trong trang trại mà ông đã mua từ trước thuộc làng Vĩnh Phú, Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương, trong khi bà vợ lớn vẫn ở ngôi biệt thự trên đường Phan Thanh Giản (giờ là Điện Biên Phủ) Sài Gòn. Một hôm đường dây điện thoại trên tầng bị hỏng, thầy Huỳnh Liên bảo bà vợ bé về gọi 2 đứa cháu của bà lên sửa. Khi 2 đứa cháu lên không thấy bà vợ nhỏ theo về, ông thắc mắc thì được giải thích bà còn ở lại Sài Gòn chơi, về sau. 2 anh thợ xem xét khắp nơi, vào ga ra ngắm nghía chiếc ô tô của ông Huỳnh Liên lâu năm không di chuyển, rồi lên lầu sửa đường dây điện thoại, trong lúc chị giúp việc được lệnh ông chủ làm gà đãi khách. Khi chị giúp việc nghe có tiếng động khả nghi trên lầu, vội chạy lên thì tá hỏa trước cảnh tượng hãi hùng: Ông Huỳnh Liên bị 2 người cháu đè xiết cổ bằng sợi dây điện thoại nên vội kêu cứu.

    2 tên giết người sợ hãi bỏ chạy. Khi Công an đến nơi thì ông Huỳnh Liên đã chết. Kẻ giết người không kịp lấy tài sản, tiền, vàng, đồ đạc quý giá trong nhà vẫn còn nguyên. Dư luận nghi ngờ đây là một vụ dàn cảnh giết người cướp tài sản không thanh của bà vợ nhỏ ông Huỳnh Liên, vì tuy sống với bà nhưng chìa khóa tủ cất tiền, vàng, ông không giao chính thức mà lúc nào cũng kè kè bên mình. Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng rõ ràng, chiêm tinh ga Huỳnh Lien nức tiếng một thời đã chết, có thể ông đã đoán số mệnh và “giải hạn” cho nhiều người nhưng số mệnh cuối đời của chính mình thì “chiêm tinh gia” vẫn không đoán và “giải” được kiếp nạn hại thân.

    Trong giới thầy bói Sài Gòn thời đó lại có thêm một người tự xưng là “Giáo sư” nữa. Đó là thầy Minh Nguyệt. Ông này có văn phòng làm việc tài đường Đề Thám, quận 1 và có trong tay cả chục ngàn thân chủ, chưa kể đến khách vãng lai. Thân chủ của thầy Minh Nguyệt hầu hết là phụ nữ, trong số đó, có nhiều phụ nữ lấy chồng là lính Mỹ. Đặc điểm của thầy Minh Nguyệt là giọng nói rè rè, vui vui giống y như giọng của kịch sĩ Tùng Lâm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn. Ngoài ra thầy Minh Nguyệt cũng tỏ vẻ am tường võ nghệ, mặc dù không ai biết về mặt võ thầy Minh Nguyệt nội lức thâm hậu thế nào.

    3 ông thầy bói: Khánh Sơn, Huỳnh Liên, Minh Nguyệt vào đầu năm 1972 (Nhâm Tý) đã được mời lên đài truyền hình chế độ cũ bàn và luận về vận mệnh đất nước, cả 3 ông đều cố hết sức, hết lời tô vẽ lên một tương lai tươi sáng cho chế độ Nguyễn Văn Thiệu trước nguy cơ thất trận và sụp đổ bằng “Mùa hè đỏ lửa”. 3 ông thầy bói đại tài này không ông nào đoán được rằng ngày 30/4/1975 sẽ là ngày cáo chung của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước.

    Một thầy bói cũng khá nổi tiếng khác là Gia Cát Hồng, ông này tên thật là Phạm Bảo, người Bắc. Không biết trước năm 1954 làm gì ngoài Bắc, nhưng khi di vào Nam bỗng dưng làm “thầy”. “Thầy” Gia Cát Hồng mở văn phòng tại đường Trần Quốc Toản, quận 10, không chỉ xem bói là còn kiêm thêm việc bốc thuốc chữa bách bệnh, trong đó có bệnh ngứa, kinh phong và một loại phong khác là…phong tình. Sở sĩ “thầy” lấy tên là Gia Cát Hồng, ý nói mình là truyền nhân của Gia Cát Lượng, quân sư của Lưu Bị trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, một người thần cơ diệu toán có thể nói “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”.

    (còn nữa)

    Theo Pháp Luật và Cuộc Sống
    Last edited by Bin571; 13-10-2012 at 02:57 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    Thực hư về nghề thầy bói ở Sài Gòn trước năm 1975 (Kỳ 3)

    Thứ Ba, 23/10/2012 --- cập nhật 01:59 GMT+7


    Cứ tạm gọi bói toán là một nghề thì trước năm 1975 ở Sài Gòn, đội ngũ thầy bói hành nghề này rất đông đảo. Từ thầy bói gốc me, góc chợ, lăng, miếu, đình, chùa, khách sạn… cho tới thầy bói cao cấp được tín nhiệm của chính khách, nguyên thủ quốc gia lúc bấy giờ với những lời phán ra có tầm ảnh hưởng rất lớn.



    Có những thầy bói rất nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến chính trường mà còn phụ trách những mục “tử vi”, “đoán điểm giải mộng”, “nhân tướng học”… thậm chí bàn cả “thai đề” trên nhiều tờ báo. Rõ ràng đây là mê tín dị đoan nhưng tại sao những cái tên như : Tư Nên, Vi Kính Trang, Huỳnh Liên, Khánh Sơn, Minh Nguyệt, Gia Cát Hồng, Nguyệt Hổ, Nguyễn Văn Canh, Ba La… lại nổi tiếng như cồn và trở nên giàu có nhờ hành nghề “tâm linh” này đến độ có những “ông thầy” đã trở thành huyền hoặc? Thực hư nghề “bói toàn” liên quan đến những “ông, bà thầy” này ra sao?

    Thầy bói mù đoán mò… nhiều khi may ra cũng đúng

    Có một ông thầy là Nguyễn Văn Canh, quê ở Nam Định, dáng người cao to bệ vệ. Thầy bị mù bẩm sinh. Chính vì thế nên việc thầy Canh hành nghề coi bói khác với các đồng nghiệp khác. Những ông “thầy” bói khác lớn lên do hoàn cảnh, hoặc mưu đồ gì đó mới trở thành thầy bói, nhưng riêng với thầy Nguyễn Văn Canh thì có chủ đích làm “thầy” từ nhỏ. Gia đình quyết chí cho ông đi học nghề bói toán để lớn lên là “thầy”. Lúc mới ra nghề, “thầy” Canh xem bói ở Thái Bình rồi đi lần ra Hà Nội rồi mới di cư vào Sài Gòn năm 1954. “Thầy” Nguyễn Văn Canh tuy mù nhưng nói đâu trúng đó, “thầy” đaons được cả cơ may, vận hạn của thân chủ trúng vanh vách. “Thầy” Nguyễn Văn Canh nổi tiếng về tài chấm số tử vi và biệt tài là xem tử vi bằng 5 đầu ngón tay, chỉ cần nghe thân chủ nói ngày sinh, tháng đẻ là thầy thao thao bất tuyệt về sao chiếu mệnh, về cung thê tử, đường tình duyên, công danh sự nghiệp. Và cũng nhờ vào tài này mà thầy kiếm được rất nhiều tiền để nuôi một đàn con hơn 10 người và gia đình thuộc thành phần giàu có ở đất Sài Gòn.

    Cũng bị mù từ nhỏ như “thầy” Nguyễn Văn Canh là “thầy” Ba La, sinh quán ở miền Bắc và di cứ vào Nam năm 1954. Ông thầy này là người Việt nhưng lại lấy “nghệ danh” giống như tên Ấn Độ và xưng là “bốc sư” Ba La, rồi mở văn phòng hành nghề tại đường Nguyễn Phi Khanh, Tân Định, Q1. Điểm đặc biệt của “bốc sư” Nguyễn Văn Canh là tuy bị mù bẩm sinh nhưng lại biết chữ vào thông thạo Hán Văn, chính nhờ “thâm nho”, phong thái lại rất “tiên phong đạo cốt” nên mỗi ngày có rất đông thân chủ nam, nữ tới nhờ thấy bốc số, đoán hậu vận, hóa giải tiền căn. Có tin đồn, thầy đã phù phép hóa giải được tai kiếp cho một thân chủ thuộc hàng đại gia, nên được thưởng trọng hậu và từ đó, “thầy” càng nổi tiếng đi kèm với việc hốt bạc từ những thân chủ mê tín.

    Thân chủ của thầy Ba La đủ thành phần, nhưng giới trí thức nhiều hơn, trong đó có cả giáo sư, kỹ sư, luật sư và nhiều doanh nhân giàu có. Thầy Ba La khi làm việc ở văn phòng thường ăn mặc như một vị phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ. Thầy không “chảnh” như mấy ông thầy nổi tiếng khác, bắt thân chủ ngồi đợi dài cổ có khi phải hẹn trước 2 – 3 ngày mới được gặp mà rất thân thiện, mến khách nhưng lại rất cẩn trọng trong việc gieo quẻ, chấm số tử vi cho thân chủ.

    Chuyện thực, hư về thầy Ba La rất nhiều. Tất nhiên toàn những chuyện chưa được kiểm chứng: Ví dụ như có hai vợ chồng một người hiếm muộn, khao khát có được đứa con. Đi cầu tự mãi, rốt cuộc đôi vợ chồng ham con này cũng sinh được một đứa con trai như ước nguyện, nhưng không may khi lên 3 tuổi, cậu quý tử này bị bệnh chết. Hai vợ chồng rất đau buồn, lại chạy vạy khắp nơi cầu tự và khẩn nguyện xin “ơn trên” trả lại cho họ đứa con trai đã mất. Ít lâu sau, họ lại may mắn sinh được cậu con trai khác, giống người anh trai đã chết như đúc kể cả nốt ruồi son giữa ngực. Vì thương đứa con trai đầu lòng đã mất, hai vợ chồng này liền lấy tên của đứa anh trai đặt cho đứa em, giữ luôn giấy khai sinh tên đứa anh trai để đi học. Lớn lên, cậu em thành đạt tìm đến thầy Ba Lan để nhờ xem tử vi với ngày tháng năm sinh của anh trai. Thầy Ba La bấm tử vi cậu em một lúc rồi ngỡ ngàng phán, nếu thân chủ sinh đúng ngày giờ như đã nói thì chắc chắn đã bị yểu mệnh từ năm lên 3 chứ không thể sống tới bây giờ, trừ phi vị thân chủ đang ngồi trước mặt đã nói dối.

    Cuối cùng vị thân chủ trẻ đành phải nói thật đó là ngày tháng năm sinh của người anh. Và tất nhiên anh chàng này phục tài ông thầy Ba La sát đất.



    Làm ăn phát đạt nhờ ở gần… vũ trường

    Ở Sài Gòn vào những năm đầu thế kỷ 20 còn nổi lên ông thầy số “đại tài” tên là vi Kính Trang. Chính vì nổi tiếng như cồn nên thân chủ quá đông, ai muốn được “thầy” bốc số phải trả 5 cắc (thời đó 5 cắc bằng 1 giạ lúa), nhưng nộp tiền rồi còn phải chờ tới lượt, co khi phải đợi cả ngày. “Thầy” Vi Kính Trang mới đầu có văn phòng tại đường Đồng Khánh, trên một căn gác. Sau vì đông thân chủ quá phải rời về địa điểm mới, đó là một căn phố lầu năm trên đường Tản Đà gần vũ trường Arc En Ciel, phía dưới là tiệm mì, hủ tíu. Do gần một vũ trường lớn như thế nên thân chủ của “thầy” Vi Kính Trang từ đó phát triển thêm… nhiều thân chủ là chị em cave làm ở vũ trường Arc En Ciel mà chị em này thì cự kỳ mê tín, lại rất nhiều tiền nên “thầy” Vi Kính Trang lại được dịp phất lên như diều gặp gió.

    Một hôm nọ, “thầy” Vi Kính Trang đón tiếp một nữ thân chủ đặc biệt, một khách sộp và là người đẹp nức tiếng trong giới ăn chơi của Sài Gòn – Chợ Lớn. Đó là cô Ba Trà, tức Trần Ngọc Trà hay Yvette Trà, một hoa khôi Sài Gòn (thời đó chưa có hoa hậu), và cũng là một cô gái làng chơi có sắc đẹp rất Tây đã khiến cho bao vương tôn công tử, con nhà đại gia mê mệt. Trong số những người không tiếc tiền để được diện kiến Yvette Trà, mua một đêm vui có cả Hắc công tử và Bạch công tử. Cô Ba Trà nhờ “thầy” Vi Kính Trang xem hiện tại và đoán hậu vận. Chỉ nhìn sơ dung nhan người đối diện, “thầy” Vi Kính Trang đã nói trúng… y như trong kinh cuộc đời, ái tình, “sự nghiệp” của Yvette Trà khiến cô xanh mặt. Tới chuyện hậu vận, “thầy” Vi Kính Trang hắng giọng rồi nói:

    - Xin lỗi cô Ba, số cô hiện rõ trên gương mặt, thầy nói cũng bằng thừa.

    - Sao lại hiện rõ trên gương mặt?

    - Số cô giống như Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. “Sống làm vợ khắp người ta, hại thay thác xuống làm ma không chồng”.

    - Có lẽ Ba Trà lúc đó không tin, nhưng về sau, cuộc đời của người đàn bà đẹp, giàu có, nức tiếng trong chốn tình trường và ăn chơi đã có kết cuộc… trúng phóc như lời “thầy” Vi Kính Trang phán. Câu chuyện nhiều cũng chỉ là nghe kể như vậy, nào có ai được nhìn, được nghe thấy bao giờ. Một đồn mười, mười đồn hai mươi, cứ thế nhân lên…


    Còn nữa...

    Theo Pháp Luật & Cuộc Sống
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

    Mặc định

    Chân mạng của Nguyễn Văn Thiệu



    Để người ta tin vào chân mạng thiên tử, làm tổng thống đời đời của Nguyễn Văn Thiệu, thầy bói Huỳnh Liên đưa ra lá số tử vi “tam tý, tứ quý” rất hoàn hảo.





    Lá số thời điểm trước bầu cử năm 1967 và lá số sau khi Thiệu làm tổng thống có khác biệt chút ít. Lá số sau, chân mạng thiên tử của Thiệu “tỏa sáng” hơn lá số trước.

    Lá số tử vi số 2 xuất hiện ngay trước thềm bầu cử lần 2

    Lá số thứ hai này diễn giải Nguyễn Văn Thiệu sinh vào nửa đêm (giờ Tý) ngày 24/12/1924, tức ngày 28/11 âm lịch, nhằm vào ngày Đinh Sửu, tháng Bính Tý của năm Giáp Tý. Theo "tử vi đẩu số" thì Nguyễn Văn Thiệu không chỉ "trùng tam tý" mà còn "trùng tứ quý mệnh" mang cung Viên cũng nằm ở Tý.

    Theo tử vi đẩu số thì "tứ tý, tứ quý mệnh" gồm: Nhất quý đế vương; Nhị quý hiển danh; Tam quý trường thọ; Tứ quý tài lộc. Có nghĩa là Thiệu sẽ làm vua, nổi tiếng, sống lâu và giàu có suốt đời, mãn kiếp. Bây giờ có thêm "Tứ tý" thì Thiệu có thêm cung mạng "tứ linh" tức lúc nào xung quanh Thiệu cũng có 4 linh vật độ trì: Long, Lân, Quy, Phụng. Căn cứ vào đó thì ai theo phò tá trung thành với Thiệu sẽ mang thêm chân mạng của 1 trong 4 linh vật.

    Cũng theo lá số thứ hai, Thiệu mang mạng Kim, lại rơi vào cung Thủy là đắc cát (may mắn). Năm 1965, Thiệu bước vào tuổi 41, đi vào cung Thổ, mà Thổ lại sinh Kim nên gặp "Khoa, Quyền, Lộc, Binh, Hình, Tướng, Ấn" (Tức đắc cử, có quyền, có lộc, cầm binh, giữ luật, hàm tướng, có chức vị cao nhất). Nhờ đó, vào năm 1965, Thiệu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia - Quốc trưởng rồi sau đó lên chức Tổng thống.

    Với cách giải lá số tử vi như vậy thì Nguyễn Văn Thiệu quả là con nhà trời sai xuống trần gian nắm vận mạng cả thế giới chứ không chỉ riêng miền Nam Việt Nam.

    Nhiều người nêu thắc mắc, mang chân mạng lớn như vậy, sao Thiệu không được đầu thai vào gia đình danh gia vọng tộc để dễ dàng leo lên ngai rồng mà lại ra đời trong một gia đình nghèo rớt mồng tơi ở Ninh Thuận? Chiêm tinh gia Huỳnh Liên đổ thừa: Vì thực dân Pháp trấn yểm dinh Độc Lập nên chân mạng thiên tử của Thiệu phải đầu thai nhằm gia đình nghèo. Nếu không bị trấn yểm, có khi Nguyễn Văn Thiệu là con trai vua… Hàm Nghi (?!).

    Huỳnh Liên tổ chức họp báo gồm những ký giả chuyên viết "tin bàn đèn" tại sân dinh Độc Lập. Ông ta huyên thuyên giải thích: "Hình ảnh lá cờ ba que bay chấp chới dưới tầng 1 giống như lửa tam muội đốt dinh. Phải dời lá cờ lên trên nóc. Cần xây thêm một hàng vòi phun nước thẳng lên để … dập lửa tam muội".

    Thật ra, lúc đó ông hàm ý Nguyễn Cao Kỳ "đốt cháy" dinh Độc Lập. Bởi theo Hán tự, "kỳ" là "cờ". Đó là lý do sau khi Nguyễn Cao Kỳ được làm Thủ tướng nhưng Thiệu nài nỉ Kỳ đừng dọn vào dinh ở. Nguyễn Cao Kỳ đành thu xếp một chỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất làm văn phòng làm việc và ở luôn cho đến năm 1975.

    Đó là lý do, cột cờ được dời lên sân thượng dinh Độc Lập.

    Một hôm Thiệu triệu Huỳnh Liên vào phủ đầu rồng chìa ra một bản vẽ bản đồ miền Nam Việt Nam. Trên bản đồ, Thiệu vẽ sẵn một hình chữ T. Điểm gốc xuất phát từ Ninh Thuận - quê hương của Thiệu. Điểm ngọn là dinh Độc Lập. Từ dinh Độc Lập có 3 nhánh nhỏ chìa ra. Điểm cuối của 3 nhánh nhỏ ấy là Hồ Con Rùa, Nhà thờ Đức Bà và một dinh thự nằm trên đường Công Lý (tức đường Nguyễn Văn Trỗi ngày nay). Nếu ai hiểu phong thủy, kết nối các điểm ấy với nhau sẽ thấy đó là hình của cụm sao Vua. Chiêm tinh gia như Huỳnh Liên cũng bái phục tài chiêm tinh của Thiệu.

    Tuy nhiên, sau khi lật tới lật lui bức đồ hình, Huỳnh Liên đề nghị Thiệu kéo thêm 1 đường gạch thẳng xuống đồng bằng sông Cửu Long kèm thêm phân tích: "Với đồ hình này, tổng thống chỉ làm vua từ miền Trung tới Sài Gòn thôi. Cần kéo dài đến miền Tây Nam Bộ. Với đồ hình kéo thêm về miền Tây thì chữ "chủ" sẽ hiện rõ. Trong chữ chủ có chữ vương. Nếu làm vua mà không làm chủ thì mất quyền vào tay Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, tổng thống thành ra kẻ ngồi làm hình nộm. Nếu vừa vương vừa chủ thì tổng thống mới đích thật có quyền hành trong tay. Vả lại, đồ hình chữ chủ gần giống với mũi tên hướng về miền Bắc". Nghe Huỳnh Liên diễn giải, Thiệu mát ruột đồng ý ngay.

    Ngay lập tức, Thiệu cho gọi một sĩ quan công binh vào dinh Độc Lập bằng một công điện "tuyệt mật".

    Viên sĩ quan này được Thiệu trực tiếp ra lệnh: "Em tuyển một số lính có biểu hiện sợ chết, đào ngũ để thành lập một đơn vị đặc biệt. Đơn vị đặc biệt này sẽ thực hiện một loạt nhiệm vụ đặc biệt tối mật theo sự hướng dẫn của một chuyên gia từ Hồng Kông trở về. Em chỉ được phép thực hiện chứ không được phép hỏi". Đó là lý do sau này người ta đồn Huỳnh Liên là thầy phong thủy gốc Hồng Kông.

    Tuy đồ hình phong thủy trấn yểm long mạch cho vận mạng "quốc gia" nhưng lại mang tính chất cá nhân cho Thiệu. Những vị trí được đánh dấu trấn yểm trên bản đồ gồm 5 vị trí: Dinh Độc Lập; Thư viện Quốc gia; Nhà thờ Đức Bà; núi Mặt Quỷ ở Ninh Hải, Ninh Thuận (quê hương của Thiệu); tư dinh của Thiệu (số 81, Trần Quốc Thảo ngày nay) và một khu vườn sát quốc lộ ở trung tâm quận Thốt Nốt, Long Xuyên (ngày nay Thốt Nốt thuộc Cần Thơ).

    Trong 5 vị trí phong thủy đó, cụm "long mạch" dinh Độc Lập quan trọng nhất, bao gồm: Dinh Độc Lập (đầu rồng - Long); Thư viện Quốc gia (chân và mình rồng - Lân); Nhà thờ Đức Bà (chân và mình rồng - Phụng) và Hồ Con Rùa (đuôi rồng - Quy).
    Hồ Con Rùa ngày nay.
    Giải mật đồ hình Hồ Con Rùa

    Nếu nhìn từ khía cạnh địa lý thì vị trí đất dinh Độc Lập và Hồ Con Rùa là 2 gò nổi cao nhất trong khu vực.

    Thầy bói Huỳnh Liên khẳng định, con rồng nằm dưới dinh Độc Lập quẫy đạp nên Diệm mới bị đảo chính và bị giết. Để con rồng dinh Độc Lập không quẫy đạp nữa, cần phải dùng pháp thuật đóng đuôi rồng xuống đất cho nó nằm im chịu phép.

    Một ngày cuối năm 1970, Hồ Con Rùa được khởi công xây dựng gấp gáp ngay tại vị trí cổng thành Khảm Khuyết thuở xưa. Giữa trung tâm hồ nước tròn là một đài tưởng niệm cao có hình cánh hoa xòe. Theo Huỳnh Liên, đó là cây đinh đóng ghim đuôi rồng xuống đất cho nó đừng vùng vẫy. Dưới chân đài có đúc một con rùa lớn bằng kim loại đội tấm bia đá ở trên lưng. Tấm bia đá khắc tên nhiều quốc gia.

    Là đà trên mặt hồ nước là 3 đường hình bán nguyệt, 1 đường hình dấu hỏi giao nhau dưới chân "cây đinh". Từ trên cao nhìn xuống, 4 lối đi trên mặt nước tạo thành một đồ hình giống lá bùa. Năm 1972, công trình Hồ Con Rùa hoàn thành và được đổi tên thành Công trường Quốc tế nhưng dân Sài Gòn vẫn thích gọi đó là Hồ Con Rùa.
    Cho đến tận bây giờ nhiều người vẫn đặt dấu hỏi, 4 con đường trên mặt nước là chữ bùa gì? Người thì đoán đó là chữ "Trấn thần" theo chữ Phạn. Theo giới pháp sư Xiêm, Lèo, Trà Kha chuyên sử dụng chữ Phạn vẽ thần phù thì 4 con đường đó chỉ hao hao thôi chứ không giống.

    Người thì đoán đó là chữ "gạo" theo Hán tự cách điệu. Vì Thiệu tuổi tý, trấn phù bằng chữ "gạo" thì kể như "chuột sa hũ gạo", sống giàu sang, thụ hưởng suốt đời. Tuy nhiên, xoay dọc ngang, đồ hình đó cũng chỉ hao hao chứ không đủ nét để tạo thành chữ gạo.

    Sau năm 1975, thầy Huỳnh Liên đói khổ đã đổi vài ký gạo để tiết lộ với một người nguyên là thiếu tá thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa định cư ở Cali về thăm quê hương rằng: "Nó chẳng mang chữ gì cả. Đầu rồng nằm ở dinh Độc Lập. Thân rồng chạy dọc theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa xuống bến Bạch Đằng rồi ẹo lên theo đường Đồng Khởi, đi qua Nhà thờ Đức Bà để đuôi rồng nằm ở Hồ Con Rùa. Những lối đi ấy là rẻ quạt đuôi rồng. Những rẻ quạt ấy từ xương cụt của đuôi rồng tủa ra theo đường tròn rồi tụ về hướng đường Võ Văn Tần. Do tôi vẽ tồi nên cái rẻ quạt đuôi rồng không được giống lắm". Hóa ra, cái đồ hình của Hồ Con Rùa chẳng có ý nghĩa gì hết. Ấy vậy mà nhiều người tin đến sái cổ.

    Cũng thời điểm 1971, Nguyễn Văn Thiệu còn nhờ Huỳnh Liên trấn phong thủy để đặt "hậu điện vua" ở quê nhà Ninh Thuận.

    Một sự trùng hợp ngẫu nhiên đã xảy ra vào cuối năm 1974. Khi đó, các mặt trận Tây Nguyên, miền Đông được quân ta giải phóng ào ạt. Bỗng dưng, vùng núi Đá Chồng có hiện tượng "bão côn trùng". Cào cào, châu chấu, sâu bướm sinh sôi nảy nở bay thành từng đàn lớn rợp cả bầu trời. Chưa hết, một buổi chiều mưa, sét đánh vỡ ngọn Đá Dao làm đôi. Đá Dao lăn xuống bứng gốc 3 hòn đá mặt quỷ. Thế là Đá Dao lẫn Mặt Quỷ không còn.

    Đầu năm 1975, quân ta giải phóng Sài Gòn. Được dịp, các thầy bói càng tin tưởng vào việc Thiệu trấn yểm cung mạng. Năm 1975 là năm Ất Mão. Họ cho rằng tuối Giáp Tý của Thiệu kỵ Ất Mão. Con mèo làm thịt ăn sống con chuột nên Thiệu phải ra đi.

    Cùng trong năm xây dựng miếu Văn Thánh trấn hòn Đá Dao, Thiệu còn cho trồng 5 trụ đá theo thế "ngũ long trấn phục" ở dinh thự số 81, đường Trần Quốc Thảo, quận 3 ngày nay. Đó là dinh thự được giao cho Thiệu làm nhà ở. Thiệu sợ ám sát, không dám ở bên đó nên giao cho bà mẹ vợ. Lấy cớ trồng 5 trụ đá trấn yểm vận mệnh quốc gia, Thiệu cắt cử một toán cảnh sát dã chiến đến canh giữ. Xem như mẹ vợ của Thiệu được bảo vệ mà không tốn một xu thuê người.

    Sau năm 1975, chính quyền cách mạng tiếp quản dinh thự đó làm nhà tang lễ. Thấy những trụ đá ngăn cản lối đi, nhân viên nhà tang lễ nhổ bỏ 4 trụ. Họ chừa 1 trụ nằm ở góc tường nhà bên trái làm miếu nhang khói cúng vong. Khi nhà tang lễ dời đi, biệt thự này trở thành trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật TP HCM. Ngôi miếu này vẫn tồn tại. Mới đây, trụ sở này được phá dỡ xây mới. Cái miếu - trụ đá trấn yểm bị phá bỏ.

    Tại trung tâm Thốt Nốt, Cần Thơ, Thiệu cũng cho xây một ngôi miếu nhỏ trồng 5 trụ đá giữa một khu vườn cây ven quốc lộ 91 rồi cắt cử một lính nghĩa quân canh gác, hương khói. Thật ra, đó là miếng đất Thiệu mua khi còn là Tư lệnh Quân khu 4. Ông ta dự tính, nếu mất Sài Gòn, ông ta sẽ về Cần Thơ trú ngụ và đó sẽ là nơi xây dinh thự. Sau năm 1975, cái miếu này bị phá bỏ và chính quyền xây thành Trung tâm Giáo dục dạy nghề.
    Hồ Con Rùa chụp từ vệ tinh giống như lá bùa.



    Sự thật…

    Người ta chỉ biết sự thật về ngày sinh khi Nguyễn Văn Thiệu kết thúc kiếp người vào ngày 29/9/2001 tại Boston, Massachusetts, Mỹ. Đến lúc này người ta mới giật mình vỡ lẽ khi thấy vợ con ông ta ghi ngày sinh của ông trên bảng cáo phó khác hoàn toàn so với những lần ông công bố trước đây.

    Ngày sinh thật của Nguyễn Văn Thiệu là ngày 5/4/1923, chứ không phải ngày 24/12/1924 như ông khai trong hồ sơ cá nhân và thường khoe ầm ĩ.

    Theo lời kể của bà mẹ ông thì ông chào đời vào giờ Dần. Chiếu theo tử vi thì đó là giờ Dần, ngày Mậu Thân, tháng Ất Mão, năm Quý Hợi. Theo đó thì lá số tử vi của ông xấu đến tàn tệ: Tứ hành xung khắc. Tức mệnh yểu, bất tài, độc ác và háo sắc. Theo những ông thầy tử vi thì nhờ năm sinh thật thuộc về mạng "quý" nên ông không thành cướp cạn hoặc tử trận từ thời mới mang lon thiếu úy.

    Thiệu không làm "vua" suốt đời mà chỉ tồn tại 10 năm. Năm 1975, trước sự sụp đổ về chính trị lẫn quân sự, ngày 21/4, Thiệu lên truyền hình mếu máo khóc, xin từ chức. Nửa đêm ngày 25/4, ông ta đùm túm vợ con, bí mật rời Sài Gòn lên máy bay chuồn sang Đài Loan sống lưu vong. Những ngày cuối đời, ông mò sang Mỹ và qua đời ngày 29/9/2001. Đến lúc đó, người ta mới thấy cuộc đời Nguyễn Văn Thiệu hoàn toàn dỏm, từ ngày sinh tháng đẻ cho đến cái chức tổng thống.

    Sau năm 1975, Huỳnh Liên rời Sài Gòn về Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Dương sống với bà vợ út, tránh mặt thế gian với cái tên cúng cơm là Trần Thanh Sỹ. Một ngày đầu tháng 10/1982, ông bị 2 gã cháu vợ dùng dây điện siết cổ đến chết để chiếm đoạt số vàng ông cất giấu. Tuy nhiên, họ chẳng tìm được món gì có giá trị. Vụ án nhanh chóng được công an địa phương khám phá. Kẻ thủ ác ra tòa lãnh án.

    Do không bói nổi hậu vận cho mình nên "chiêm tinh gia phủ đầu rồng" không kịp hiểu vì sao mình chết thảm như vậy!


    Theo An ninh thế giới
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  6. #6

    Mặc định

    Bí ẩn Hồ Con Rùa và vận số “thầy bói quốc gia”

    Nằm ở trung tâm TP.HCM, Hồ Con Rùa mang nét kiến trúc độc đáo và ẩn chứa trong mình nhiều câu chuyện có thật xen lẫn những chi tiết hư cấu đã trở thành tâm điểm thu hút sự tò mò của nhiều du khách quốc tế.

    Nó nổi tiếng đến nỗi, vào ngày Cá Tháng Tư năm 1998, một tạp chí Anh quốc đã loan báo một bản tin ngắn: “Chính phủ Mỹ quyết định mua toàn bộ công trình kiến trúc Hồ Con Rùa đem về tòa Bạch Ốc. Quân đội Mỹ phải điều 4 máy bay trực thăng treo cáp 4 hướng để đưa Hồ Con Rùa vượt nửa vòng trái đất đem về Mỹ”.

    Dù chỉ là dòng tin Cá Tháng Tư mua vui cho độc giả nhưng điều đó chứng tỏ Hồ Con Rùa đã được nhiều người biết danh tiếng.

    Từ cổng Khảm Khuyết đến cổng Trường Quốc tế

    Hồ Con Rùa nằm tại giao lộ ngã 4 đường Võ Văn Tần, đường Trần Cao Vân và 2 nhánh đường Phạm Ngọc Thạch ở trung tâm quận I, TP.HCM. Do nằm giữa 4 ngã đường nên ngoài chức năng tạo cảnh quan kiến trúc đô thị, tạo không gian thoáng đãng, Hồ Con Rùa còn kiêm thêm chức năng phân luồng giao thông như một vòng xoay điều tiết lưu lượng xe.

    Điều thú vị là, từ thuở mở cõi phương Nam, khi xây dựng thành Bát Quái vào năm 1790 để trấn thủ hướng Tây Nam, chúa Nguyễn đã chọn vị trí của Hồ Con Rùa ngày nay làm cổng Khảm Khuyết của thành Bát Quái. Thành Bát Quái (tên gọi dân gian là thành Quy) được xây theo hình bát quái đồ có 8 cổng: Càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài.

    Theo các nhà phong thủy học, từ thuở hoang sơ rừng rú ấy, chúa Nguyễn đã nhìn thấy địa thế chiến lược quan trọng của cổng Khảm. Từ cổng Khảm, lính canh có thể quan sát toàn bộ mạn bắc của Gia Định. Đến thời Vua Minh Mạng, cổng thành Khảm được đổi tên thành Vọng Khuyết.

    Sau vụ án oan của Lê Văn Duyệt, vào ngày 5.7.1833, Lê Văn Khôi cùng 27 thuộc hạ chiếm thành Bát Quái, giết những viên quan sàm tấu, trả thù cho cha nuôi. Đêm đó, Lê Văn Khôi cùng thuộc hạ dùng đầu lâu kẻ thù lập đàn tế cha tại cổng Vọng Khuyết. Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi bị dập tắt 2 năm sau.

    Khi triệt hạ xong Lê Văn Khôi, vào năm 1837, Minh Mạng cho phá bỏ thành Bát Quái, xây một thành nhỏ hơn mang tên thành Phụng. Vọng Khuyết trở thành một trạm gác tiền tiêu ở ngoài vòng thành Phụng, được người dân gọi là trạm Vọng Khuyết.
    Bản sơ đồ thành Quy và cổng Khảm Khuyết. Ảnh tư liệu.

    Giữa thế kỷ XIX, sau khi đánh chiếm Việt Nam, Pháp xây dựng đô thị Gia Định đồng thời nâng cấp một số tuyến đường, trong đó có con đường đi ngang trạm Vọng Khuyết được đặt tên là đường số 16. Vào ngày 1.2.1865, Thống đốc Nam Kỳ Grandière đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat. Khi đô thị bắt đầu hình thành, nhu cầu về nước sinh hoạt đã khiến chính quyền thực dân chú ý đến vị trí gò cao nơi trạm Vọng Khuyết. Năm 1878, một tháp trữ nước được xây tại vị trí trạm Vọng Khuyết gọi là Place de Château d'Eau.

    Đến năm 1921, dân số Sài Gòn tăng cao, nhu cầu giao thông cũng tăng theo, thực dân Pháp phá bỏ tháp nước để mở rộng đường. Con đường mới có tên là Garcerie. Và vị trí tháp nước trở thành giao lộ 4 ngã. Ở giữa vòng xoay, họ cho xây một tượng đài ba binh sĩ bằng đồng và hồ nước nhỏ để kỷ niệm 6 vạn binh sĩ thuộc khối quân sự Pháp chết trong Thế chiến I. Người Việt gọi tượng đài ấy bằng cái tên khinh miệt là "tượng ba hình". Vị trí tượng đài được gọi là Quảng trường Maréchal Joffre - Tên một thống chế Pháp từng cầm quân xâm lược nước ta.

    Năm 1956, Ngô Đình Diệm ra lệnh đập bỏ tượng đài, chừa lại hồ nước. Vị trí này được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ trận vong, sau đổi thành Công trường Chiến sĩ Tự do.

    Năm 1965, sau khi được Mỹ cất nhắc lên làm Tổng thống Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Thiệu nghe lời xúi của thầy bói Huỳnh Liên bắt đầu xây dựng tượng đài Chiến sĩ Tự do. Để tìm bản thiết kế đẹp nhất, Nguyễn Văn Thiệu chi ngân sách tổ chức một cuộc thi thiết kế. Và bản vẽ của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ đoạt giải nhất được chọn xây dựng. Theo mẫu này, tượng đài chỉ có một cột cao. Trên đỉnh cột là hình hoa xòe nở. Dưới chân cột là đường viền trồng cỏ.

    Đến năm 1967, công trình kiến trúc này chịu thêm một lần chỉnh trang, cũng do "thầy bói quốc gia" Huỳnh Liên xúi giục.

    Năm 1970, thầy bói Huỳnh Liên còn xúi Nguyễn Văn Thiệu tái thiết thêm vài lần nữa để "trấn mạch, yểm cung mạng nhằm được làm vua vĩnh viễn". Việc thay đổi đã biến tượng đài Chiến sĩ Tự do không còn nguyên mẫu ban đầu của kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.

    Theo mẫu vẽ “bằng mồm” của Huỳnh Liên, tượng đài có thêm 5 cột bê tông để chống đỡ cho đóa hoa xòe. Dưới chân cột là ao nước có đường kính 99,99m (chứ không tròn 100m như nhiều người vẫn nghĩ). Trên mặt ao nước có 4 đường đi hình bán nguyệt nối bờ mép ao, lơ lửng trên mặt nước hồ giao nhau tại trung tâm.

    Điểm nhấn đặc biệt của Công trường Chiến sĩ Tự do là tượng 1 con rùa to đúc bằng đồng đang gồng mình đỡ một tấm bia thạch anh ghi danh sách một loạt các nước. Sau khi hoàn tất, công trình này được đổi thành tên hành chính là Công trường Quốc tế nhưng người dân vẫn thích gọi là Hồ Con Rùa. Năm 1976, tượng con rùa đội bia bị một nhóm phản động phá bỏ.

    Suốt gần nửa thế kỷ qua, nhiều người vẫn không hiểu ý nghĩa của con số 99,99m lối đi trên mặt hồ và 5 cột chống đỡ của Hồ Con Rùa. Bí ẩn của những chi tiết đó hoàn toàn không có trong bất kỳ tài liệu nào trong dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa cũng như tàng thư quốc gia. Nó không là bí ẩn tuyệt mật của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhưng lại là tư liệu cá nhân tuyệt đối bí mật của Nguyễn Văn Thiệu.

    Với Nguyễn Văn Thiệu, những bí ẩn đó mang ý nghĩa sống còn, chỉ có thầy bói Huỳnh Liên biết. Để giữ bí mật, Huỳnh Liên đã phải tuyên thệ "sống để dạ, chết mang theo" với Nguyễn Văn Thiệu.

    Sau này, do nghèo túng, Huỳnh Liên đã dùng bí mật này đổi vài ký gạo với một người hàng xóm. Chính xác là, ông ta đã phải dùng câu chuyện bí ẩn này chứng minh mình là thầy bói tầm cỡ quốc gia của Việt Nam Cộng hòa nhằm tạo lòng tin kiếm khách coi bói độ nhật qua ngày. Thế là trước khi chết, Huỳnh Liên đã "sống để dạ, chết quên mang theo".

    Theo CAND
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Tổng hợp về PHỞ - Món ăn Quốc Hồn của VN
    By Bin571 in forum Văn hóa Ẩm Thực
    Trả lời: 59
    Bài mới gởi: 02-12-2017, 06:38 PM
  2. Trả lời: 622
    Bài mới gởi: 06-11-2016, 11:10 PM
  3. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  4. Các thầy bói nổi danh ở Sài Gòn
    By KhangThien in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-11-2011, 12:37 AM
  5. truyện ma sưu tầm
    By nghichngom85 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 18-03-2011, 01:38 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •