kết quả từ 1 tới 7 trên 7
  1. #1

    Mặc định Xây dựng quỹ chế tạo tàu ngầm madein VN Trường Sa 2.

    Kính thưa các anh, chị, em!
    Vì sao chúng ta phải chế tạo tàu ngầm Madein VietNam?
    Hiện nay biên giới Việt Nam trên đất liền đã được củng cố, ổn định và rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Biên giới với nước láng giềng Trung quốc đã hoàn thành đến cột mốc cuối cùng. Tuy nhiên biển và đảo còn nhiều tranh chấp, lúc nóng lúc lạnh. Việc tranh chấp ngoài khơi khiến cho không những an ninh biển, đảo của Tổ quốc không được đảm bảo mà sinh nhai của ngư dân trên biển vốn rất thất thường trước thiên nhiên lại càng nguy khốn.
    Việc gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ của Hải quân, quốc phòng, Chính phủ; đó còn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam, dù ở trong nước hay nước ngoài, dù mang quan điểm chính trị hay quốc tịch nào. Những ngư dân Việt Nam tung lưới trên biển bao đời nay chính là khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam. Đất liền phải bảo vệ bằng được những người con trên biển không những khỏi sóng gió của bão biển mà còn khỏi những rình rập của tranh chấp láng giềng.
    Trong bão biển kéo dài có những khi đảo bị cô lập khỏi đất liền, từ thông tin liên lạc đến việc cung cấp lương thực thực phẩm bị cắt đứt hoàn toàn. Tàu thuỷ, máy bay đều không hoạt động an toàn trong vùng bão biển. Nhưng với đặc điểm của tàu ngầm thì những khó khăn đó đều bị hoá giải. Việc tìm kiếm cứu nạn trên biển, hay du lịch khám phá đại dương đều rất hiệu quả…….. các ứng dụng của tàu ngầm trong dân sinh và quốc phòng là vượt trội và không thể phủ nhận.
    Tuy nhiên, việc sử dụng tàu ngầm vào các mục đích trên ở Việt Nam là giấc mơ xa vời, bởi chi phí quá cao, vận hành phức tạp. Người lái tàu ngầm phải được đào tạo từ nước ngoài. Như vậy ứng dụng trong cuộc sống ngoài quốc phòng của tàu ngầm là không tưởng.
    Một người Việt Nam đã có ý tưởng và chế tạo thành công mẫu thí nghiệm tàu ngầm Trường Sa, có sức chứa 6 người. Tàu ngầm Trường Sa hiện đã lặn và nổi trong bể xây đang hoàn thiện và chờ ngày chạy thử trên hồ lớn. Đó là kĩ sư Nguyễn Quốc Hoà, Thành phố Thái Bình.
    Ông Hoà mơ ước có 5 tỷ để chế tạo tàu ngầm Trướng Sa 2 với quy mô 20 mét dài giành cho ngư dân và cứu hộ trên biển. Nối dài ước mơ của ông Hoà, chúng ta có dám cùng ông Hoà mơ đến Trường Sa , những tàu ngầm giành cho các chiến sỹ đêm ngày thức canh biển, đảo.
    Để biến giấc mơ của ông Nguyễn Quốc Hoà thành hiện thực, bạn Van Dung đã có ý tưởng: Mỗi người dân Việt Nam góp 1ngàn đồng thì với sự đóng góp của 5 triêu trong tổng số 90 triệu dân Việt nam, chúng ta sẽ có 5 tỷ cho Trường Sa 2. Đó là sức mạnh toàn dân.
    https://www.facebook.com/taungamtruongsa
    Tàu Ngầm Trường Sa 2 là trang chia sẻ ý kiến của gia đình Phây búc, là nơi đóng góp cá ý kiến của bất cứ ai quan tâm đến công trình Trường Sa 2 – tàu ngầm VN đầu tiên. Mời các bạn tham góp ý kiến vào việc xây dựng quỹ Tàu ngầm Trướng Sa 2.
    KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CHẾ TẠO TÀU NGẦM TRƯỜNG SA 2.
    Mục đích: xây dựng được một quỹ năm tỷ đồng để chế tạo tàu ngầm Trường Sa 2.
    Hình thức: qua tin nhắn và qua chuyển khoản.
    Đối tượng: Tất cả mọi người dân Việt Nam, trong và ngoài nước.
    Nhà mạng dự định chọn: Việt tel
    Ngân hàng dự định chọn mở tài khoản: Ngân hàng CP quân đội Mbank
    Hình thức quản lý quỹ: Đồng chủ Tài khoản và Ban quản lý quỹ theo dõi hoạt động của quỹ.
    Chi tiết:
    Nội dung tin nhắn: TaungamTruongSa2.
    Ban quản lý: Cần khoảng 5 đến 7 người ngẫu nhiên, có chuyên môn thuộc các lĩnh vực báo chí, ngân hàng, viễn thông. BQL có nhiệm vụ thực hiện các việc như mở tài khoản; làm việc với nhà mạng; tiếp nhận thông tin về hoạt động của quỹ và công khai hoạt động này, là đầu não vận hành và tháo gỡ những vướng mắc cụ thể; giao Đồng chủ tài khoản cho 3 đến 5 người trong đó có ông Hoà. Quỹ chỉ nhập vào, khi muốn rút ra phải có sự nhất trí của BQL và đủ các chữ ký của các đồng chủ tài khoản.
    KHÔNG MỘT AI ĐƯỢC GIỮ TIỀN MẶT HOẶC RÚT ĐƯỢC TIỀN TỪ QUỸ. Đó là nguyên tắc bất biến và bắt buộc xuyên suốt trong mọi quyết định của BQL.
    Mỗi tin nhắn thu bao nhiêu tiền sẽ được quyết định theo ý kiến của đông đảo các bạn.
    Tôi, TYM tự nguyện hoạt động con thoi bằng kinh phí cá nhân trong việc thành lập BQL và các đồng chủ tài khoản cho đến khi BQL sẽ bầu ra một trưởng ban để thống nhất điều hành.
    CHẾ TẠO TÀU NGẦM TRƯỜNG SA!
    Ngay từ bây giờ chúng ta cần một nhóm điều hành, có năng lực, điều kiện hoạt động và tích cực. Hãy tự tiến cử mình!
    “Tiến lên. Cùng tiến lên, nước non Việt Nam ta vững bền”!
    P/s: Các bạn hãy tích cực chia sẻ bài viết này đến bạn bè của mình nhé. Hãy yêu nước theo cách của bạn!

  2. #2

    Mặc định

    mình ủng hộ í kiến của bạn

  3. #3

    Mặc định

    Đọc cái này trước đi bạn. Làm biếng chèn hình nên nếu bạn muốn xem hình thì click vào link gốc http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc/kh...n-ban-3002580/

    Người chế tạo trực thăng "made in Vietnam" bị lập biên bản

    (Khoa học) - Vừa qua, anh Nguyễn Văn Thắng (Gia Quất, Long Biên, Hà Nội) người tự chế trực thăng đã bị công an lập biên bản nghiêm cấm không được tiếp tục chế tạo

    Trao đổi với phóng viên báo Đất Việt chiều ngày 3/3/2014, anh thợ máy Nguyễn Văn Thắng, người đang tự nghiên cứu chế tạo chiếc máy bay trực thăng đã có một cuộc làm việc với công an.

    Theo lời kể của anh Thắng, vào thời điểm những ngày cuối cùng của tháng 2/2014 (khoảng thứ 5, thứ 6, ngày 27-28/2/2014) đã có hai người, một là công an khu vực và một cán bộ công an của quận Long Biên đã đến tận nhà và làm việc với anh.

    Nội dung buổi làm việc, anh Thắng phải ký vào một biên bản, theo đó, anh phải dừng toàn bộ việc nghiên cứu, chế tạo, chiếc máy bay trực thăng của anh. Thậm chí những cán bộ này còn yêu cầu anh Thắng phải dỡ bỏ động cơ khỏi máy bay của mình. Tuy nhiên, anh Thắng đã không đồng ý việc này.

    Anh cho biết: “Trước đây, do thử nghiệm thất bại, máy bay của tôi đã bị hỏng và gãy cánh chính, vỡ gương buồng lái. Sau cuộc thử nghiệm này, tôi đã có một lần làm việc với bên quân đội, cụ thể là lữ đoàn 918 của Phòng không Không quân. Lúc này tôi đã phải ký một bản cam kết với nội dung không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm. Phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay.”

    “Từ thời điểm đó đến giờ tôi không động vào chiếc máy bay của mình, dù là sửa lại cái gương cái cánh để lắp lên cho nó thành hình, rồi mình ngồi mình ngắm. Nhưng đã ký cam kết rồi nên tôi giữ nguyên trạng, giờ công an lại bắt gỡ động cơ, thế là mâu thuẫn nhau lắm”.

    “Người bạn tôi tên Long, đang có kho rộng để chứa xe máy của cửa hàng, tôi gửi nhờ trực thăng vào đó, anh Long cũng phải ký cam kết không được chế tạo, thử nghiệm như tôi” – Anh Nguyễn Văn Thắng cho biết thêm.

    Người thợ máy chia sẻ: “Tôi chẳng có mục đích khoa học gì, cũng chẳng nghiên cứu gì phạm pháp. Tôi làm vì đam mê cơ khí và chế tạo. Nay phải ký biên bản, mai phải ký biên bản, tôi cảm thấy mất hết hào hứng, quyết tâm”.

    Trước đó, anh Thắng đã chế tạo được chiếc máy bay trực thăng mini thành hình thành dáng. Trong hai lần thử nghiệm đầu tiên, máy bay của anh Thắng đã cất cánh khỏi mặt đất được 50 cm. Lần thử nghiệm gần nhất vào ngày 16/1/2014, sau khi cất khỏi mặt đất gần 1m, do không biết lái, anh Thắng đã khiến máy bay mất thăng bằng và ngã nhào, hỏng nặng phần cánh.

    Chiếc trực thăng sử dụng động cơ ô tô Suzuki 38kW,2.0L với vòng tua 4000-4500 vòng/phút, vì quá lớn nên anh phải giảm xuống còn 700 vòng/phút. Trực thăng có cân nặng 185kg, chiều cao 2m60, chiều rộng 1m55, chiều dài thân vào đuôi là 6m80 và chiều dài cánh là 5m50. Là chiếc trực thăng tự chế lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm này.

    Ngoài trực thăng, anh Nguyễn Văn Thắng còn chế tạo thành công chiếc môtô 3 bánh 400 phân khối và đang chế tạo một chiếc môtô 5 bánh, dự kiến có mui trần và là mẫu xe độc bản duy nhất trên thế giới.

    Thu nhập chính của anh Thắng vào thời điểm này là chế tạo xe chuyên dụng cho người khuyết tật và buôn bán ô tô, xe máy.

    Nguyễn Văn Sĩ
    Last edited by linhlinh777; 10-03-2014 at 11:32 AM.

  4. #4

    Mặc định

    Không biết khi nào chính sách mới được khai mở để nước mình được như nước họ.

    http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/164...-hat-nhan.html

    13 tuổi chế tạo lò phản ứng hạt nhân

    13 tuổi là lúc chúng ta tìm kiếm nụ hôn đầu tiên hoặc dán mắt vào trò chơi điện tử. Thế nhưng, với Jamie Edwards (Preston, Anh) thì khác.

    13 tuổi, Edwards trở thành nhà khoa học thiếu niên nhỏ tuổi nhất từng thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân.

    Edwards bắt đầu xây dựng một lò phản ứng hạt nhân cách đây vài năm sau khi dành toàn bộ số tiền Giáng sinh để mua máy dò Geiger.

    Sau đó, cậu đã trình bày kế hoạch của mình với hiệu trưởng nhà trường và một câu hỏi rõ ràng mà ông đặt ra lúc đó là: “Nó có làm nổ tung ngôi trường này lên không?” May mắn là thầy hiệu trưởng cuối cùng cũng tin tưởng lời hứa của cậu bé 13 tuổi và cấp ngân sách 3.000 bảng cho cậu.

    Ngày 5/3, Edwards chính thức trở thành người nhỏ tuổi nhất trên thế giới chế tạo thành công lò phản ứng hạt nhân ở trường trung học Lancashire bằng cách sử dụng năng lượng cao để đập vỡ 2 nguyên tử hydro với nhau để tạo helium.

    “Đó là một kỳ tích. Thật tuyệt vời. Cháu không thể tin chuyện này xảy ra. Tất cả bạn bè từng nghĩ cháu bị điên” – Edwards nói.

    Đam mê bức xạ của Edwards được thổi bùng lên khi đọc được thông tin về cậu bé 14 tuổi người Mỹ Taylor Wilson sản xuất thành công một lò phản ứng nhiệt hạch nhỏ ở Nevada vào năm 2008.

    Bước đi đầu tiên của cậu là tranh thủ sự giúp đỡ từ các phòng thí nghiệm hạt nhân và các khoa trong trường đại học, tuy nhiên “họ có vẻ không coi ý định của cháu là nghiêm túc”.

    Vì thế, Edwards đã cố gắng thuyết phục hiệu trưởng Jim Hourigan. “Tôi thoáng chút bất ngờ và lo lắng khi Jamie đề nghị điều này, tuy nhiên cậu bé đã trấn an tôi rằng sẽ không làm trường học nổ tung” – thầy Hourigan kể lại.

    Sau vài tháng nghiên cứu, lò phản ứng đã được hoàn thành trước ngày sinh nhật lần thứ 14 của Edwards.

    Nguyễn Thảo (Theo Daily Mail)

  5. #5

    Mặc định

    Giờ dân mình phải tự thân vận động à?

  6. #6

    Mặc định

    mình đã đến gặp ông Hòa. thực sự là người rất đặc biệt, có cái nhìn rộng và đơn giản hóa vấn đề.
    ông Hòa kể rằng ổng cũng làm máy bay, dễ quá, nhưng luật cấm bay nên chỉ phè phè ở trong...xưởng.
    ý tưởng tàu ngầm là do dân tình hô mua kilo, ổng nghe bí hiểm nên lên mạng, nghiên cứu cách mần, nghiên cứu cả pháp luật Việt, khoảng tuần rồi.. mần.
    bay thì cấm, tàu nổi thì bị chi phối luật hàng hải chứ tàu ngầm thì...chửa có cái chi cấm. thế là khoái quá ổng mần lun. lúc làm thiếu kim loại nên vác cả cánh máy bay ra..đúc thành tàu ngầm mini.
    ôi! nói chung là chuyện ông này hay lắm. viết để đây đã. xem bài có mất hay không, nếu không hoài xin hầu các bạn nghe vụ về săn tàu ngầm của Hoài.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoai_sa Xem Bài Gởi
    mình đã đến gặp ông Hòa. thực sự là người rất đặc biệt, có cái nhìn rộng và đơn giản hóa vấn đề.
    ông Hòa kể rằng ổng cũng làm máy bay, dễ quá, nhưng luật cấm bay nên chỉ phè phè ở trong...xưởng.
    ý tưởng tàu ngầm là do dân tình hô mua kilo, ổng nghe bí hiểm nên lên mạng, nghiên cứu cách mần, nghiên cứu cả pháp luật Việt, khoảng tuần rồi.. mần.
    bay thì cấm, tàu nổi thì bị chi phối luật hàng hải chứ tàu ngầm thì...chửa có cái chi cấm. thế là khoái quá ổng mần lun. lúc làm thiếu kim loại nên vác cả cánh máy bay ra..đúc thành tàu ngầm mini.
    ôi! nói chung là chuyện ông này hay lắm. viết để đây đã. xem bài có mất hay không, nếu không hoài xin hầu các bạn nghe vụ về săn tàu ngầm của Hoài.
    Không biết có luật nào cấm chế tạo tên lửa và ngư lôi không nhỉ? Mình thấy vụ chế tạo tên lửa cũng hay

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 6 users browsing this thread. (0 members and 6 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •