Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 24 trên 24

Ðề tài: Kỷ niệm Chiến tranh chống xâm lược Biên Giới VIỆT - TRUNG 17/2/1979

  1. #21

    Mặc định

    trích http://giahoithutrang.blogspot.com/2...u-ien-sam.html
    Bài thơ số XII

    Thơ rằng:
    1- Hầu đáo kê lai vị chính kỳ ( Đến năm thân dậu mới là chánh thức )
    2- Quốc dân hãm nịch quốc dân di
    3- Nhàn giãn dục dĩ chu nhi Tống
    4- Phong nghỉ tung hoàng thị mạc vi ( Ong kiến tung hoành làm được gì )

    Bài thơ số XIII

    Thơ rằng
    Hạ huyền thượng đảo nhân vô thủ
    Tài tận dân hao thế lực suy
    Huyết chiến dê đầu nhân huyết chiến
    Kham tiếu không huyền tiệm thất ky
    Xem thấy những sương sam tuyết lạnh
    Loài bất bình tranh cạnh hung hăng
    Thành ao cá nước tưng bừng
    Kẻ xiêu Đông hải người tàn Bắc lâm
    Chiến trường chốn chốn cát lầm
    Kẻ nằm đầy đất người nằm đầy sông.
    Sang thu chín huyết vừng hồng
    Kẻ mong ngày hạ người mong mưa nhuần
    Trẻ con mang lệnh tướng quân
    Ngỡ uy đã sợ ngỡ nhân đã nhường
    Dùng uy bát là đường ngũ bá
    Cũng tưởng rằng đế tá dân hoan
    Cỏ cây lá rụng đầy ngàn
    Một làng còn mấy chim đàn bay ra
    Bốn phương cùng có can qua
    Làm sao còn biết có nhà Đà giang
    Tả bạch hạc, Hữu thuỷ trường
    Kiều môn án trước cao bành tựa sau
    Thái nguyên cận bắc đường sau
    Hễ mà tìm thấy mới hầu thần cơ
    Cùng nhau gặp mặt bây giờ
    Trúc mong kỳ úc thung chờ non đông
    Vui mừng gặp mặt tam công
    Cá được hoá rồng trăm trắm ngôi cao
    Mai kia cùng đấng anh hào
    Ba người làm bạn ngôi cao lộc lành
    Vậy nên một áng phong tình
    Mới hay phú quý hiển vinh lạ lùng
    Bõ khi chém lợn vẽ rồng
    Bõ khi vay mượn điều cùng trượng phu
    Bõ khi kẻ việt người Hồ
    Bõ khi kẻ Sở người Ngô xa đường
    Ngày thường trông thấy quyển vàng
    Của riêng quốc bảo xé mang xem chơi.
    Tinh thái ất giờ đời là thực
    Sấm trời xem vô giá muôn phần
    Kể từ đời Lạc Long Quân
    Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
    Một đời có một tôi ngoan
    Giúp chưng nhà nước dân an thái bình
    Thấy đâu bò đái thất thanh
    Ấy điềm sinh thánh rành rành chẳng nghi
    Phá điền than đến đàn dê
    Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
    Dê đi dê lại tuôn buồn
    Đàn ghi nó cũng một môn phù trì.
    4 câu thơ trạng trình tả rõ cảnh lúc này :

    " Hạ huyền thượng đảo nhân vô thủ ----- ( Cho dân tự quyết định thì quốc gia trông giống như người cụt đầu )

    Tài tận dân hao thế lực suy ---------------- ( Tài nguyên đem bán cạn kiệt , sức dân lãng phí , đất nước suy yếu )

    Huyết chiến dê đầu nhân huyết chiến --- ( Chiến tranh đẫm máu vô ích nhưng cứ muốn lao đầu vào chiến tranh )

    Kham tiếu không huyền tiệm thất ky " --- ( Khi các nước khác đều suy yếu mà không biết nắm bắt cơ hội đưa nước Việt vươn lên thì thật là tức cười quá )

    35 năm , trận chiến biên giới đau thương đã là quá khứ . Thế hệ lúc đó giờ còn mấy ai , tư tưởng xâm lược cũng đã lỗi thời . Thời đại thế giới phẳng hiện nay chẳng phải là thời rừng rú nước này thích thì kéo quân qua nước khác . Bây giờ khi không đang yên lành tự nhiên khơi mào chiến tranh làm cho đất nước hiền hòa trước cộng đồng quốc tế phải mang hình ảnh hiếu chiến thích gây sự . Nuớc lớn cũng có lý do nói mình kiếm chuyện trước , để họ có lý do chính đáng tấn công mình . Thế lực quân sự của đất nước hiện nay thì quá yếu , trong khi nước lớn thì đã đầu tư cả ngàn tỷ mỹ kim trang bị quân lực . Thử tưởng tượng số tên lửa mà bắn qua như mưa thì cũng hết đường né . Không phải vũ khí của họ hiện đại mà là do quá nhiều thôi .
    Last edited by binhthuongtam; 18-02-2014 at 10:10 AM.
    Liên hệ qua
    Ngân hàng liobank ,
    số tk : 0010000
    Zalo
    https://zaloapp.com/qr/p/cmwsmbahumzq

  2. #22

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi binhthuongtam Xem Bài Gởi
    35 năm , trận chiến biên giới đau thương đã là quá khứ . Thế hệ lúc đó giờ còn mấy ai , tư tưởng xâm lược cũng đã lỗi thời . Thời đại thế giới phẳng hiện nay chẳng phải là thời rừng rú nước này thích thì kéo quân qua nước khác . Bây giờ khi không đang yên lành tự nhiên khơi mào chiến tranh làm cho đất nước hiền hòa trước cộng đồng quốc tế phải mang hình ảnh hiếu chiến thích gây sự . Nuớc lớn cũng có lý do nói mình kiếm chuyện trước , để họ có lý do chính đáng tấn công mình . Thế lực quân sự của đất nước hiện nay thì quá yếu , trong khi nước lớn thì đã đầu tư cả ngàn tỷ mỹ kim trang bị quân lực . Thử tưởng tượng số tên lửa mà bắn qua như mưa thì cũng hết đường né . Không phải vũ khí của họ hiện đại mà là do quá nhiều thôi .
    Sách lược Không đánh mà thắng

    Sách lược “Không đánh mà thắng” của Trung Quốc trên biển Đông là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, cố ép đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự thì... kẻ nào dám?
    Một thực tế, cho đến bây giờ, khả năng Trung Quốc đối đầu quân sự với Mỹ, giành phần thắng để soán ngôi là không thể.

    Trung Quốc chưa đủ lực, mà bất cứ điều gì cũng phải có sự bắt đầu, cho nên, Trung Quốc bắt buộc phải “chọn trận mà chơi, chọn sân mà đấu”.

    Biển Đông là lựa chọn đầu tiên.

    Đó là, chiếm trọn biển Đông mà không cần đánh.

    Nấc thang cuối cùng của hành động tranh chấp trong mưu đồ độc chiếm biển Đông, cụ thể hóa “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền, quân đội nhằm “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền” (đã, đang và sẽ chiếm đoạt trên biển Đông).

    Đồng thời tổ chức hàng ngàn tàu đánh cá được sự “bảo kê” của lực lượng tàu bán quân sự, khiêu khích, tràn vào khu vực EEZ của Việt Nam.

    Lực lượng Hải quân với trang bị vũ khí hiện đại, vượt trội thì diễu võ, dương oai, hết cuộc tập trận này đến cuộc tập trận khác.

    Báo chí truyền thông mở hết công suất xuyên tạc, kích động chủ nghĩa dân tộc, đe dọa dùng vũ lực, quân khu này, quân khu kia đợi lệnh…

    Trung Quốc nhằm mục đích gì?

    Trước hết, Trung Quốc đã cố tình dồn ép, gây áp lực rất lớn vào Việt Nam, không cho Việt Nam “khoảng trống để xử lý kỹ thuật”. Nghĩa là, các tình thế mà Trung Quốc bày ra như trên đã dẫn thì bất kỳ hành động phản kháng nào của Việt Nam cũng đều là nguyên nhân bắt đầu của sự xung đột.

    Mà xung đột, chiến tranh trên biển nếu xảy ra, thì với khả năng hiện tại của Trung Quốc, Việt Nam liệu có đủ sức đương đầu hay không? Việt Nam có dám làm điều gì đó mà điều đó sẽ là nguyên nhân gây ra xung đột quân sự hay không?
    Việc Nga sẽ bàn giao tàu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến cho Việt Nam khiến Trung Quốc phải để tâm.

    Việc Nga sẽ bàn giao tàu ngầm Kilo sớm hơn dự kiến cho Việt Nam khiến Trung Quốc phải để tâm.

    Không có gì ngạc nhiên khi có nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài vội vàng, lo lắng, khuyên Việt Nam cảnh giác, không mắc mưu Trung Quốc, tránh gây cớ cho Trung Quốc sử dụng vũ lực…

    Chiến tranh trên biển Đông hay xung đột quân sự với Trung Quốc như một vật nặng hàng ngàn cân được Trung Quốc đem treo lơ lửng trên đầu dân tộc Việt Nam buộc Việt Nam chỉ có một sự lựa chọn duy nhất, hoặc là phản kháng, tức là chấp nhận đối đầu về quân sự với Trung Quốc, hoặc là im lặng, ngậm đắng chịu mất biển, mất đảo.

    Đây chính là thông điệp mang tính “tối hậu thư” mà Trung Quốc gửi đến dân tộc Việt Nam.

    Và trong cách nhìn nhận, phán đoán của giới lãnh đạo hiếu chiến Trung Quốc thì Việt Nam chỉ có thể là thúc thủ. Trung Quốc không cần “ra tay” cũng có cái mình cần.

    Tại sao Trung Quốc thực hiện sách lược này? Có 2 lý do.

    Lý do thứ nhất là: “Không đánh mà thắng” là nghệ thuật quân sự siêu đẳng nhất, là chiến thắng tuyệt đối nhất trong chiến tranh mà binh pháp Tôn Tử truyền dạy.

    “Không đánh mà thắng” là nghệ thuật chủ yếu dùng mưu lược, ngoại giao, sức mạnh để áp chế và thậm chí khi cần sẵn sàng hy sinh một cái giá rẻ mạt để đạt mục tiêu chiến thắng.

    Việt Nam chuẩn bị nhận thêm hai tàu tên lửa để củng cố thêm sức mạnh cho lực lượng Hải quân Việt Nam.<
    Việt Nam chuẩn bị nhận thêm hai tàu pháo để củng cố thêm sức mạnh cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

    Xem ra trên biển Đông, Trung Quốc có lợi thế đó là sức mạnh Hải quân để áp chế và lực lượng ngư dân tàu cá để thỏa sức hy sinh với giá rẻ mạt.

    Lý do thứ hai là: Cái lợi lộc từ thế “tọa sơn quan hổ đấu” không ai được nhiều và hiểu bằng Trung Quốc. Trung Quốc được như hôm nay cũng nhờ Mỹ hết sa lầy ở Việt Nam rồi đến chiến tranh vùng Vịnh, Irắc, Apganixtan…và Nga thì mới đứng vững sau tai họa Liên Xô sụp đổ.

    Muốn bá chủ thế giới thì trước hết phải bá chủ khu vực. Nhưng khuất phục các nước nhỏ trong khu vực bằng quân sự là điều kiêng kị, bởi lẽ, rốt cuộc Trung Quốc cũng chỉ là 1 trong 2 hoặc 3 con hổ đấu nhau cho các quốc gia khác “tọa sơn quan hổ đấu” mà thôi.

    Điều mà Trung Quốc không thể chấp nhận là “mua vui” cho các đối thủ tiềm tàng khác như Nga, Ấn, Nhật…và càng không thể chấp nhận khi các đối thủ đó lại hỗ trợ trang bị vũ khí cho các nước nhỏ gây khó cho mình.

    Đương nhiên là vậy, vì họ không thể chỉ “tọa sơn quan…” khi mà lợi ích quốc gia của họ gắn chặt trong đó được, họ còn hành động, thậm chí ráo riết.

    Sa lầy để cho Nga, Nhật, Ấn…vượt lên là hạ sách, trong khi đối thủ nặng ký nhất là Mỹ nhởn nhơ là vỡ mộng bá chủ thế giới.

    Bởi vậy, sách lược “không đánh mà thắng” trên biển Đông là sáng suốt, là sự lựa chọn khả thi của Trung Quốc trong tình hình hiện nay.

    Nhà tư tưởng, quân sự Tôn Tử cũng dạy rằng: “Biết địch, biết ta trăm trận, trăm thắng”.

    Nhưng “biết địch” bằng cách suy từ “ta” ra, lấy “ta” làm mọi chuẩn mực là thiếu khoa học và khách quan tức là hoàn toàn mang tính chủ quan, thì 5 ăn, 5 thua mà thôi. Đây là điều rất nguy hiểm và mạo hiểm khi tiến hành các chiến dịch quân sự.

    Thực chất cốt lõi của sách lược “Không đánh mà thắng” là tạo ra một thế trận với một áp lực cực lớn, buộc đối phương triệt tiêu ý chí phản kháng, nếu phản kháng là sẽ đối đầu quân sự, mà đối đầu quân sự lthì...kẻ nào dám?.

    Vậy, Trung Quốc có quá chủ quan hay không?

    Giới quan sát và nhân dân Trung Quốc còn nhớ đã có 3 lần “khủng hoảng eo biền Đài Loan”. Không rõ, việc giải phóng Đài Loan, thống nhất Trung Hoa có là nguyện vọng thiết tha cháy bỏng, cấp bách của Trung Quốc hay không, nhưng lần nào Mỹ can thiệp là y như rằng Trung Quốc lùi bước.

    Đặc biệt mới đây, lần “khủng hoảng” thứ 3 năm 1996. Trung Quốc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan và phóng tên lửa bay qua hòn đảo này. Lập tức Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay chiến đấu đi vào eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc lùi bước xuống thang để “tránh xung đột với Mỹ”.

    Với Việt Nam. 50 vạn quân Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện đại nhất thế kỷ 20 tràn vào miền Nam Việt Nam. Trung Quốc can đừng đánh, đụng đến Mỹ anh chết, tôi chết lây. Việt Nam vẫn quyết đánh.

    Hai nhóm tàu sân bay chưa là gì, Mỹ, ngoài hạm đội 7, còn điều gần nửa Hạm đội 6 sang Việt Nam tham chiến, rồi trên trời B52 mà mới nghe tên thôi, nhiều quốc gia đã run như cầy sấy, thì vần vũ…nhưng Việt Nam vẫn đánh.

    Khi đất nước bị xâm lăng, hai miền chưa thống nhất thì “chiến tranh có thể kéo dài, 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ…”

    Xem ra Trung Quốc và Việt Nam quá khác nhau về sự cảm giác sức mạnh, cảm giác về nỗi sợ và đặc biệt khác nhau về quyết tâm thống nhất đất nước.

    Xâm lược đến chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là Việt Nam không sợ ai hết, dù kẻ đó có hùng mạnh đến đâu, đến như Mỹ là cùng.

    Hành động của Trung Quốc trên biển Đông gần đây là buộc Việt Nam phải triệt tiêu ý chí phản kháng vì sợ phải đối đầu với lực lượng quân sự hùng mạnh là điều không thể, nhưng kích hoạt tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam – một làn sóng vô cùng to lớn và mạnh mẽ, sẵn sàng nhấn chìm bè lũ xâm lược trên biển Đông lại là điều có thể.

    Lê Ngọc Thống

  3. #23

    Mặc định

    GS Thayer và câu chuyện Tháng Hai

    Nguyên nhân sâu xa chính là việc Việt Nam và Liên Xô ngày 3.11.1978 đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có điều 6 thoả thuận rằng "trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".
    LTS: TVN xin đã gặp và phỏng vấn GS Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc, nhân dịp ông sang Việt Nam tham gia đàm thoại trên VTV6. Câu chuyện bắt đầu từ lễ kỷ niệm bỏ cấm vận vừa được tổ chức ở Mỹ...


    "Đến bù chiến tranh"?

    Thưa ông, vừa rồi bên Mỹ có tổ chức rất hoành tráng ký niệm 20 năm quan hệ kinh tế Mỹ - Việt (người Mỹ không thích dùng từ gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam - 3.2.1994). Trong suốt một thập kỷ rưỡi cấm vận kinh tế, ngoài lý do rút quân khỏi Căm-pu-chia, người Mỹ đã yêu cầu Việt Nam phải đạt được thành tích tốt trong kiểm điểm quân nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam.


    Mỹ đã tham gia nhiều cuộc chiến trên thế giới, chuyện chết không tìm thấy xác cũng thường tình trong chiến tranh, vậy tại sao kiểm điểm người Mỹ mất tích tại Việt Nam lại quan trọng như vậy, là điều kiện tiên quyết cho việc gỡ bỏ cấm vận kinh tế?


    Bởi vì tại cuộc chiến tranh Việt Nam lần đầu tiên người Mỹ đã thua trong tủi nhục, và họ không chịu được chuyện đó. Họ dùng chuyện kiểm điểm những lính Mỹ mất tích làm một trong những cái cớ để làm khó Việt Nam, và cũng là cái cớ để xoa dịu những gia đình có người bị chết trong cuộc chiến bại này.


    Bộ đội và dân quân Việt Nam sẵn sàng đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu

    Trong những năm 1976 -1978, việc Việt Nam bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Mỹ, bằng cách đặt ra điều kiện tiên quyết cho việc này là Mỹ phải trả khoản 3,25 tỷ USD để tái thiết Việt Nam, theo tinh thần của Hiệp định Paris.Ông nghĩ về sự lỡ hẹn đó như thế nào?


    Cũng là tâm lý của người thua cuộc thôi, bởi người Mỹ hiểu rằng khoản tiền này giống như tiền "đền bù chiến tranh" của nước thua cuộc. Và họ đã viện cớ chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vi phạm hiệp định hòa bình Paris để giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.


    Còn phía Việt Nam thì không hiểu vai trò Quốc Hội ở Mỹ lại lớn như vậy, khi quyết định các khoản tín dụng như vậy, chứ không phải họ thực hiện theo ý chí của đảng cầm quyền.
    Thế tại sao khi Việt Nam đã xuống nước, khi Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền đã tuyên bố ở Tokyo rằng sẵn sàng đàm phán bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ vô điều kiện vào tháng 7.1978, Mỹ lại từ chối?


    Lúc này, Tổng thống Jimmy Carter đứng trước ba sự lựa chọn:
    - Bình thường hóa quan hệ đồng thời với cả Trung Quốc và Việt Nam.
    - Bình thường hóa với Trung Quốc trước.
    - Bình thường hóa với Việt Nam trước.


    Do quyết tâm chơi với Trung Quốc để chống lại Liên Xô, Tổng thống Carter đã chọn khả năng thứ hai, và trong đó có vai trò đặc biệt của Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski. Và việc Việt Nam đưa quân sang Căm-pu-chia tháng 12.1978 và cuộc chiến ở biên giới phía Bắc sau đó 2 tháng đã làm thay đổi tất cả. Mỹ chống lại việc Việt Nam đưa quân vào Căm-pu-chia, và sự việc diễn tiến như thế nào thì anh biết rồi đó.


    Nhưng chính quyền của Tổng thống Carter đã ủng hộ Đặng Tiểu Bình trong sự kiện đầu năm 1979?


    Đây là sự nhầm lẫn hoàn toàn. Khi Đặng Tiểu Bình, từ Mỹ về qua Tokyo, đã tuyên bố như vậy, và Washington đã rất tức giận. Mỹ không ủng hộ một nước mang quân sang một nước khác.


    Khi Đặng Tiểu Bình trong chuyến thăm một số nước Đông Nam Á vào tháng 11.1978 đã tuyên bố quan điểm của ông ta về Việt Nam, Cố vấn An ninh Quốc gia Brzezinski đã vui mừng nhắc lại với báo chí Mỹ cơ mà?


    Brzezinski có quan điểm chống Việt Nam và Liên Xô rất quyết liệt. Lúc đó, Việt Nam vừa mới ký hiệp định đồng minh với Liên Xô.


    Như vậy, trong sự kiện đầu năm 1979 ở biên giới phía Bắc Việt Nam, quan điểm của phía Mỹ thế nào?

    Mỹ yêu cầu phía Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam, và Việt Nam rút quân khỏi Căm-pu-chia.


    Đó là trên lời nói?


    Trên thực tế, cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam, với Mỹ, là chuyện của hai nước cộng sản, không mấy đáng quan tâm với Mỹ.
    Còn việc Việt Nam rút quân khỏi Căm-pu-chia là đòi hỏi có thực. Bởi ngoài ý nghĩa quân đội Việt Nam có mặt trên đất Căm-pu-chia, các nước ASEAN, nhất là Thái Lan, phản đối rất dữ dội, và họ sợ Việt Nam nhân đà làm tới. Một số nước lại là đồng minh của Mỹ.


    Mỹ có ủng hộ Khmer Đỏ không?


    Không. Tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ khiến mọi người ghê tởm, và với chính quyền Mỹ cũng vậy.


    Thế sao năm 1982, Mỹ ủng hộ Liên minh Dân chủ của Sihanouk, Son San và Khmer Đỏ giữ ghế của Căm-pu-chia trong Liên Hợp Quốc?


    Liên minh này do Trung Quốc dựng lên nhằm lấy cái danh tiếng của Sihanouk và Son San để che đi cái tội ác của Khmer Đó. Nhưng Khmer Đỏ lại là lực lượng có thực lực duy nhất ở Căm-pu-chia trong cuộc chiến chống lại quân đội Việt Nam và chính quyền do Việt Nam dựng nên. Mỹ ủng hộ liên minh này vì lý do như vậy, nhưng chính quyền Mỹ đã ra lệnh cho các quan chức không được bắt tay với người của Khmer Đỏ.


    Nguyên nhân sâu xa..


    Theo ông, sự kiện ở biên giới phía Bắc Việt Nam đầu năm 1979 có hoàn toàn là sự trả đũa?


    Việc Việt Nam bất ngờ tấn công Khmer Đỏ và 7.1.1979 giải phóng Phnom - Penh chỉ là nguyên nhân trực tiếp.
    Nguyên nhân sâu xa chính là việc Việt Nam và Liên Xô ngày 3.11.1978 đã ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có điều 6 thoả thuận rằng "trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công, thì hai bên ký hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực, để bảo đảm hoà bình và an ninh của hai nước".
    Qua điều 6 của bản hiệp ước dường như người ta hiểu liên minh này nhằm ngăn ngừa mối họa từ đâu. Trong khi đó, Trung Quốc coi Liên Xô là kẻ thù trực tiếp và số một.


    GS Carl Thayer. Ảnh: Huỳnh Phan
    Thế những sự kiện trước đó, như vấn đề nạn kiều, hay việc Trung Quốc cắt hết viện trợ cho Việt Nam vào giữa năm 1978, được nhìn nhận thế nào?


    Đó là những sức ép lên Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm làm cho tình hình Việt Nam thêm khó khăn, và bắt Việt Nam phải nhượng bộ. Thế nhưng, sau khi gia nhập khối Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế), do Trung Quốc cắt hoàn toàn viện trợ, Việt Nam đã ký hiệp ước liên minh với Liên Xô.
    Chính vì vậy, tại Đại hội 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức vào 12 năm 1986, Việt Nam đã quyết định đổi mới, và trong chính sách đối ngoại đã xác định "Việt Nam là bạn với tất cả", đặc biệt là không liên minh với nước nào để chống một nước nào.


    Lúc đó, hiệp ước với Liên Xô vẫn còn hiệu lực?


    Đúng. Nhưng Liên Xô dưới thời Gorbachev (lên từ 3.1985) có đường lối hòa hoãn với Trung Quốc, chủ yếu tập trung cải cách trong nước.
    Hiệp ước này, về mặt an ninh, không còn giá trị khi một số hòn đảo tại Trường Sa bị chiếm đóng đầu năm 1988.


    Xin cám ơn ông!
    Huỳnh Phan (Thực hiện)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #24

    Mặc định

    Những câu chuyện 35 năm về trước , những con người 35 năm về trước , cuộc sống và bối cảnh xã hội 35 năm về trước , những tư tưởng ý chí 35 năm về trước , những mối quan hệ đơn phương 35 năm về trước .

    35 năm sau vẫn còn những con người chưa thức tỉnh khỏi giấc mộng của 35 năm truớc . Đó là do không biết thức tỉnh hay là do chẳng thích thức tỉnh ?
    Liên hệ qua
    Ngân hàng liobank ,
    số tk : 0010000
    Zalo
    https://zaloapp.com/qr/p/cmwsmbahumzq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chiến tranh biên giới 1979: Lá thư từ Trung Quốc hạch tội Bắc Kinh
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 18-02-2021, 12:47 PM
  2. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 23-02-2019, 05:34 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 17-02-2019, 11:46 AM
  4. Trả lời: 36
    Bài mới gởi: 28-02-2016, 01:38 PM
  5. Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế
    By Bin571 in forum Lịch sử VN từ năm 1945 đến nay
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 23-08-2011, 02:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •