kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Đỗ Kiên Cường: Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!

  1. #1

    Mặc định Đỗ Kiên Cường: Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!

    Đỗ Kiên Cường: Chiến binh “quét sạch” ngoại cảm giả danh!
    (07:00, 08/10/2007)



    VieTimes.com trân trọng gửi đến bạn đọc bài phỏng vấn "Người chiến binh này!


    ĐỖ KIÊN CƯỜNG (sinh 1957)

    Phóng viên (PV): Ông theo dõi loạt bài về ngoại cảm trên VieTimes từ đầu?


    Ông Đỗ Kiên Cường (ĐKC): Tôi đọc VieTimes sau khi đọc bài Không được lạm dụng “thánh thần”. Và tôi rất nhất trí với quan điểm của báo.


    PV: Là người nghiên cứu chuyên sâu, xin ông cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát về tình hình nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới và tại Việt Nam..


    ĐKC: Việc nghiên cứu ngoại cảm một cách khoa học được bắt đầu từ 1882 tại Anh, khi Hội nghiên cứu tâm linh (Psychical Society) đầu tiên trên thế giới được thành lập.


    PV: Xin lỗi vì ngắt lời ông. Về thuật ngữ, hình như không có sự phù hợp giữa tiếng Việt và tiếng Anh?


    ĐKC: Đúng vậy. Trong tiếng Anh có hai thuật ngữ là duy linh luận (spiritualism) và thông linh luận (spiritism). Chúng thường được đánh đồng với nhau. Duy linh luận là niềm tin tôn giáo - triết học về sự tồn tại sau cái chết. Và chúng ta có thể liên lạc với người chết qua giới đồng cốt. Về mặt khoa học, đây là quan điểm sai lầm.


    Liên quan với các hiện tượng lạ, tiếng Anh dùng thuật ngữ psychical, cũng được dịch ra tiếng Việt là tâm linh. Nó nghiên cứu ngoại cảm, viễn di tâm học (như làm cong thìa bằng ý nghĩ chẳng hạn), hiện tượng “ma” ám, “ma” quấy rối (poltergeist) và cảm xạ.


    PV: Đó là những thuật ngữ chuyên môn thuần túy, bạn đọc dễ bị rối…


    ĐKC: Vì thế không nên dùng thuật ngữ tâm linh khi bàn về các hiện tượng lạ. Theo tôi khi nói về sự tồn tại sau cái chết, nên dùng thuật ngữ duy linh. Khi nói về ngoại cảm, nên dùng thuật ngữ lạ hay dị thường. Cuối cùng, nên dùng thuật ngữ tinh thần thay cho tâm linh. Chẳng hạn, nên viết “đời sống tinh thần” thay cho “đời sống tâm linh”.


    Xin quay lại việc nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới. Đầu tiên giới nghiên cứu tập hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rồi phân tích chúng. Và nghịch lý nhanh chóng xuất hiện: càng nghiên cứu cẩn thận càng thấy rằng, không thể dùng chúng như những bằng chứng khoa học.


    PV: Vì sao vậy, thưa ông?


    ĐKC: Vì thông tin trên báo chí dựa trên lời kể. Cần lưu ý rằng, nhận thức của chúng ta do sở nguyện và kỳ vọng chi phối; còn ký ức, nhất là về các sự kiện lạ thường, thường không chính xác. Khi ta nghĩ một sự kiện là dị thường, ta chỉ nhớ những gì khẳng định tính dị thường, mà quên mọi thông tin về tính không dị thường của nó. Vì thế khi đọc các bài viết về ngoại cảm trên một số tờ báo ở nước ta thời gian vừa qua, ta chỉ thấy thông tin ủng hộ, mà không thấy thông tin phản bác, vì chúng không được ghi nhớ.


    PV: Vậy có thể khắc phục nhược điểm đó như thế nào?


    ĐKC: Đưa ngoại cảm vào các phòng thí nghiệm. Nửa đầu thế kỷ 20, người ta dùng các phương pháp khá thô sơ (như đoán ý nghĩ một người đang lật các quân bài). Sau đó là các phương pháp tinh xảo hơn như dùng máy phát màu tự động để nghiên cứu tiên tri những năm 1970 (máy tự động phát ánh sáng một trong bốn màu, nhà ngoại cảm phải đoán màu trước khi ấn nút phát) hay thí nghiệm Ganzfeld để nghiên cứu thần giao cách cảm những năm 1980 (một nhà ngoại cảm lần lượt xem bốn bức tranh rồi gửi ý nghĩ cho một nhà ngoại cảm khác ở căn phòng bên cạnh; người này có nhiệm vụ tìm ra chúng trong số những bức tranh trong phòng).


    PV: Kết quả các thí nghiệm đó thế nào, thưa ông?


    ĐKC: Thất vọng. Đoán ý nghĩ người lật bài không thể xem là khoa học, vì nhà ngoại cảm có thể đọc ngôn ngữ cơ thể (hiệu ứng Hans thông minh). Còn các thí nghiệm về tiên tri hay thần giao cách cảm chỉ đạt tỉ lệ thành công khoảng 33-35%, dù giới ngoại cảm học đã rất kiên trì (trong thí nghiệm tiên tri, các nhà ngoại cảm đã bấm nút máy phát hơn một triệu lần!).


    PV: Nhưng 35% cũng đã lớn hơn tỉ lệ ngẫu nhiên 25%, cho thấy tiên tri có thật ?


    ĐKC: Ban đầu cũng có ý kiến như vậy. Nhưng khi khảo sát cụ thể hơn, người ta thấy một người thiết kế thí nghiệm lại tham gia thí nghiệm và đóng góp 2/3 số kết quả thành công. Vì thế kết quả nghiên cứu không được thừa nhận.


    PV: Sau đó thì sao ?


    ĐKC: Hai thập kỷ nay, giới ngoại cảm học không đưa ra được một phương pháp nghiên cứu mới nào. Gần đây giới khoa học ít quan tâm đến các hiện tượng dị thường nói chung, ngoại cảm nói riêng so với trước đây. Có thể họ đã thất vọng.


    PV: Vậy họ làm gì, thưa ông ?


    ĐKC: Để khuyến khích giới ngoại cảm, nhiều tổ chức và cá nhân đã treo các giải thưởng rất có giá trị cho bất cứ nhà ngoại cảm nào thành công trong một thí nghiệm được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự truyền tin qua năm giác quan. Sự ngăn chặn như thế là cần thiết, vì ngoại cảm là sự cảm nhận phi ngũ quan.


    Hiện Quĩ James Randi (ảo thuật gia Mỹ, đồng sáng lập Ủy ban điều tra khoa học các tuyên bố về hiện tượng dị thường CSICOP, có công phát hiện khả năng “nhìn cong thìa” của nhà ngoại cảm lừng danh Yuri Geller chỉ là trò ảo thuật) treo giải 1 triệu đôla Mỹ.


    Các Tổ chức nghi ngờ tại Mỹ, Pháp, Úc, Canada… treo giải 200 ngàn euro/nước. Ngoài ra cũng phải kể thêm sồ tiền thưởng 50 triệu đôla của chính phủ Mỹ cho bất cứ ai giúp tìm ra trùm khủng bố Bin Laden. Không ai cấm các nhà ngoại cảm giành được khoản tiền lớn này, nếu họ thực sự có khả năng.


    PV: Đã có nhà ngoại cảm nào nhận được tiền chưa ?


    ĐKC: Khoảng vài chục nhà ngoại cảm đã tham gia nhưng đều thất bại. Giải thưởng vẫn chờ được trao.


    PV: Quay trở lại Việt Nam, ông nghĩ sao về những nghiên cứu dùng ngoại cảm tìm mộ thời gian vừa qua ?


    ĐKC: Tôi không thể ngạc nhiên hơn được nữa.


    PV: Ngạc nhiên? Như thế nào và tại sao ?


    ĐKC: Khoảng 10 năm trước, khi thấy một nghiên cứu kết luận rằng nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Liên đạt tỉ lệ thành công 70% khi tìm mộ, tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vốn không tin ngoại cảm. Nhưng tôi bị thuyết phục khi biết có cả tổ chức khoa học hình sự nhà nước tham gia nghiên cứu. Tôi từng viết bài đăng báo cố gắng giải thích “khả năng” của ông Nguyễn Văn Liên. Tuy nhiên khi trực tiếp đọc báo cáo tổng kết, tôi hoàn toàn thất vọng.

    PV: Điều gì làm ông thay đổi thái độ như thế ?


    ĐKC: Có nhiều nguyên nhân. Trong đó quan trọng nhất là không ai trong nhóm tác giả có kiến thức cần thiết về ngoại cảm. Tôi khẳng định như vậy vì sau đó tôi đã gặp giám đốc một trung tâm nghiên cứu chuyên về tiềm năng con người, còn viện phó một viện nghiên cứu thì nhờ tôi tìm tài liệu. Chính vì thiếu kiến thức chuyên ngành nên họ không thiết kế được thí nghiệm có kiểm soát và bị nhà ngoại cảm “làm xiếc”.


    PV: Nhưng tỉ lệ thành công 70% cho thấy ông Nguyễn Văn Liên đã giúp được nhiều gia đình tìm được hài cốt người thân ?


    ĐKC: Con số đó không đáng tin vì nó thu được dựa trên cái gọi là thử nghiệm tại hiện trường (field test). Trong các hiện tượng lạ, thử nghiệm tại hiện trường luôn thành công, trong khi thử nghiệm có kiểm soát luôn thất bại.


    Thử nghiệm tại hiện trường là phương pháp thấy sao ghi vậy, nên không kiểm soát được các kênh cảm giác. Vì thế nhà ngoại cảm có thể nhận được nhiều chỉ dẫn cảm giác từ xung quanh. Chẳng hạn trong cảm xạ học, nhà ngoại cảm có thể tìm được nước ngầm do các chỉ dẫn hay ám hiệu địa hình (đất ẩm ướt, cây cỏ xanh tươi hơn…). Khi xóa hết các ám hiệu, khả năng giảm xuống bằng với tìm kiếm ngẫu nhiên (tức đoán mò). Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy, khi đến nơi chôn cất liệt sĩ (thông tin này có thể thu được từ dồng đội, chính quyền địa phương…), thấy một nơi cây cỏ xanh tươi hơn, bên dưới nhiều khả năng có cốt.


    PV: Đó là về ông Nguyễn Văn Liên và bà Năm Nghĩa. Nhưng nhiều nhà ngoại cảm khác đã được nghiên cứu và được tặng thường, như được tặng gương Huyền Thông của Liên hiện khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA. Ông nghĩ sao về việc này ?


    ĐKC: Khi thấy bộ môn cận tâm lý của một trung tâm nghiên cứu khẳng định cô đồng Phương - Thanh Hóa có khả năng gọi vong người chết, tôi nghĩ ngay là họ thiếu kiến thức. Tuy nhiên chỉ đến khi đọc bài trả lời phỏng vấn VieTimes của ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA, tôi mới biết cụ thể sự thiếu kiến thức đó là như thế nào.


    Khi đọc bài Khi “ngoại cảm” chiếu yêu… khoa học, tôi thấy ông Vũ Thế Khanh hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì. Hệ quả là ông không biết bố trí các thực nghiệm đúng cách. Vì thế mọi nghiên cứu và kết luận với sự tham gia của ông Vũ Thế Khanh và UIA đều mắc sai lầm nghiêm trọng trong quan niệm và trong phương pháp. Cần bác bỏ chúng.


    Xin nhấn mạnh rằng, những nghiên cứu đó rất nguy hại đối với xã hội vì góp phần phổ biến sự mê tín và các quan niệm phản khoa học. Một người bạn kể với tôi rằng, khi được hỏi tại sao lại tin “ngoại cảm tìm mộ”, người anh trai trả lời là mấy viện nghiên cứu đã khẳng định thì phải tin chứ.


    PV: Mấy viện nghiên cứu với rất nhiều nhà khoa học danh tiếng… Vậy điều gì quyết định sự đúng sai ?


    ĐKC: Cái quyết định sự đúng sai là bằng chứng khách quan. Nhà thiên văn Carl Sagan, cha đẻ Chương trình tìm kiến nền văn minh ngoài trái đất SETI (bằng cách theo dõi sóng điện từ liên hành tinh) từng đặt ra tiêu chuẩn: Tuyên bố dị thường đòi hỏi chứng cớ dị thường. Ngoại cảm tìm mộ hay lúa nhân điện (trồng lúa không dùng phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện mỗi tuần đến nhìn ruộng vài lần mà lúa tốt bời bời!) là những tuyên bố dị thường. Tuy nhiên bằng chứng về chúng thì rất sơ sài và kém thuyết phục. Vậy theo tiêu chuẩn Sagan thì ngoại cảm tìm mộ hoàn toàn không đáng tin.


    Cần nhấn mạnh thêm rằng, kiến thức là quan trọng, nhưng quan điểm khoa học quan trọng hơn . Khi nghiên cứu ngựa Hans, một hội đồng chuyên môn gồm nhiều nhà khoa học tên tuổi thất bại, chỉ vì họ “muốn tin”. Trong khi đó chàng sinh viên Pfungst mới ra trường (học trò của vị giáo sư tham gia hội đồng) thành công vì quan niệm đúng (ngựa thì không biết làm toán!). Tương tự, phóng viên VieTimes hay phóng viên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, tuy kiến thức có thể không bằng các nhà khoa học UIA, nhưng khám phá được sự thật vì có quan niệm đúng đắn (không có linh hồn).


    PV: Vậy tại sao các nhà khoa học đó muốn tin và tại sao các nhà ngoại cảm tiếp tục thuyết phục chúng ta rằng, khả năng của họ không phải là sự lừa gạt ?


    ĐKC: Với một số nhà khoa học không màng danh lợi, họ muốn tin vì bản chất của con người là như vậy (con người tiến hóa để tin các hiện tượng lạ có thật). Với số còn lại thì là chuyện danh lợi. Tôi được biết, mấy năm trước “gạo nhân điện” được bán 10.000 đ/kg, gấp đôi mức thông thường, mà bao nhiêu cũng hết! Ngoại cảm tìm mộ cũng vậy.


    PV: Ông đã đọc bài Gửi các nhà “ngoại cảm” giả danh! chưa? Xin ông cho biết ý kiến về những yêu cầu mà cũng là thách thức của bạn đọc đối với các nhà ngoại cảm.


    ĐKC: Tôi đã đọc và thấy bạn đọc rất sáng suốt. Những thách thức đó thì tự cổ chí kim, từ đông sang tây, không một nhà ngoại cảm giả danh và không giả danh nào làm được. Tôi xin khẳng định như vậy với tư cách một người đã gần 30 năm nghiên cứu vật lý y sinh học và các hiện tượng dị thường, trong đó có ngoại cảm.


    Xin lưu ý một vấn đề. “Ngoại cảm giả danh” thì không nói làm gì, vì đó là sự giả danh. Tuy nhiên ngay cả ngoại cảm không giả danh cũng bất lực trước các thách thức mà bạn đọc đã nêu. Trong các bài viết của mình, tôi viết về ngoại cảm không giả danh. Và như đã trình bày, ngoại cảm là không đáng tin, vì không vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát.


    PV: Hãy giả định một tình huống là tuy được cung cấp đầy đủ thông tin mà nhiều người vẫn tin ngoại cảm. Khi đó ông nói gì ?


    ĐKC: Tôi không nói gì cả. Và tôi dẫn Blackmore. Từng xuất hồn và sau hơn 30 năm nghiên cứu thoát xác cùng nhiều hiện tượng lạ khác, nữ tâm lý gia Susan Blackmore đưa ra định luật Blackmore thứ nhất: “Khát vọng muốn tin các hiện tượng dị thường của con người lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Đó là bản chất con người. Tuy nhiên tôi phản đối mọi sự tuyên truyền hay trục lợi từ ngoại cảm và các hiện tượng lạ khác.


    PV: Cuối cùng ông muốn gửi lời nhắn gì tới giới ngoại cảm nước nhà, kể cả giả danh và không giả danh ?


    ĐKC: Tôi muốn nhắn rằng, nếu có khả năng thực sự, xin đừng kiếm những khoản tiền còm từ người dân nghèo và thiếu hiểu biết trong nước nữa. Hãy tìm kiếm vinh quang và tiền bạc từ chính phủ Mỹ, Quĩ James Randi, cũng như từ nhiều tổ chức và cá nhân khác trên toàn thế giới.


    PV: Thật là một đề nghị trị giá hơn 50 triệu đô la Mỹ! Tôi nghĩ là không một nhà ngoại cảm có khả năng thực sự nào cầm lòng được. Xin cảm ơn ông.

    -------------------------

    - Đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường sinh năm 1957 tại xã Nhân Chính, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
    - Năm 1974-1978, ông theo học ngành vật lý lý thuyết tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa 19.
    - Tháng 12-1978, sau khi ra trường, ông gia nhập quân đội.
    - Từ 1979-1989, ông là giảng viên Bộ môn Vật lý Lý sinh, Học viện Quân y.
    - Từ 1990, ông nghiên cứu ứng dụng vật lý trong sinh học và y học tại Trung tâm Vật lý Y Sinh học, Viện Kỹ thuật Quân sự 2 (nay mang tên Phân viện Vật lý Y Sinh học thuộc Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng).
    - Ông xin nghỉ hưu sớm để tập trung viết sách và giảng dạy tại Bộ môn Vật lý, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Tp. Hồ Chí Minh

    - Do đặc trưng chuyên môn và sở thích cá nhân, ông quan tâm tới mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật (với quan niệm: khoa học tìm sự thống nhất trong sự đa dạng, nghệ thuật tìm sự đa dạng trong sự thống nhất), giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt giữa khoa học vật lý và khoa học sự sống (life sciences). Và đó là lí do ông quan tâm tới các hiện tượng dị thường (the paranormal) trên quan điểm vật lý sinh học và vật lý y học.

    Quan điểm viết bài

    - Là một nhà nghiên cứu khoa học, anh xứng đáng là một Người chiến binh cần mẫn của khoa học thực nghiệm chân chính. Bằng tấm khiên vàng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chiến binh Đỗ Kiên Cường đã lần lượt "càn quét" sạch những sự mù mờ, sự lừa mị do những kẻ mạo danh ngoại cảm gây ra. (Vietimes)

    - Các hiện tượng dị thường đã và đang xảy ra trong hiện thực khác quan. Vấn đề là ở chỗ nhìn nhận, lý giải hiện tượng này dưới lăng kính khoa học hay gán ghép nó cho lực lượng huyền bí. Theo tôi, hiện nay có 4 quan điểm đánh giá các hiện tượng dị thường như sau:

    1. Không thừa nhận hiện tượng vì thấy chúng dườngnhư trái ngược với nền tảng, thành tựu khoa học. Họ cho rằng đó là những điều đồn thổi vô lý, không xảy ra khách quan.

    2. Thừa nhận có hiện tượng xảy ra này nhưng gắn chúng với niềm tin duy tâm như linh hồn bất tử, sự sống sau cái chết, luân hồi, ma quỷ hay thần thánh... Điều này khôi phục trào lưu mê tín quá quen thuộc với loài người từ thuở hồng hoang.

    3. Xem khoa học hiện hành không có khả năng giải thích - việc chia tách vật chất với tinh thần, hồn với xác là sai lầm. Để giải thích được nên tìm kiếm các lý thuyết mới như trường sinh học, năng lượng hay thông tin sinh học, nhân điện, lý thuyết lượng tử của tương tác vật chất - tinh thần, lý thuyết các thế giới song song... Họ thoát ly khỏi các kiến thức khoa học hiện đại - những khám phá mới về bộ não và ý thức, các khoa học về tâm trí, có khuynh hướng tư biện và siêu hình.

    4. Cố gắng giải thích chúng bằng các quan điểm hiện đại của khoa học, từ các khoa học tự nhiên, cho tới các khoa học xã hội và nhân văn. Chẳng hạn giải thích tương tác giữa cơ thể với môi trường hay giữa các cơ thể bằng điện từ trường sinh học; giải thích khả năng bắt các tín hiệu nhỏ yếu từ xa bằng ngưng tụ sinh học và hệ xử lý tiềm thức; giải thích các khía cạnh của xuất hồn, cận kề cái chết, luân hồi bằng bản chất và đặc tính của vô thức; giải thích niềm tin vào các loại tiên tri bằng ước vọng quy hoạch tương lai; giải thích sự bộc phát các trào lưu mê tín mới bằng niềm tin vào sự huyền bí - một nét nhân cách được di truyền từ thời thượng cổ... Tuy nhiên, nó cũng chỉ là mô hình giản lược, "đơn giản hóa" cái phức tạp nhất tự nhiên là thế giới bên trong của tâm hồn con người.

    Tôi cho rằng cần giải thích dựa trên quan điểm thứ 4 là có quan điểm vật lý hiện đại về bản chất của sự sống. Theo đó trong cơ thể có 2 kênh truyền tin có bản chất điện từ: kênh hữu tuyến qua xung thần kinh và các dòng điện sinh học; kênh vô tuyến nhờ sóng điện từ. Khả năng bức xạ photon của cơ thể, cường độ cỡ 10-1000 photon/ giây/ m2. Tại thời điểm chết tăng đến 1000 lần. Trường điện từ khi đó mang một số thông tin về sinh hệ và lan truyền trong không gian, thời gian. Bức xạ ấy về nguyên tắc có thể tồn tại vĩnh hằng do chuyển động ánh sáng, có thể lưu giữ được trong cấu trúc nước và gọi là bức xạ tàn dư mà về sau có thể có sinh vật, người có khả năng đặc biệt đọc được thông tin chứa bức xạ tàn dư ấy...





    Nhóm phóng viên VieTimes
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Các nhà khoa học trên thế giới đã từng công nhận là có 1 thế giới khác sau khi con người chết đi, và đang cố gắng khám phá và tìm hiểu nhưng vẫn không thể tiếp cận gần hơn được.Vậy mà ông ĐKC nói rằng không linh hồn và nếu các nhà ngoại cảm vượt qua được các thử nghiệm có kiểm soát để cho con người khám phá và tiếp cận thế giới bên kia và tìm cách chi phối nó thì thành ra là âm dương lẫn lộn rồi còn gì

  3. #3
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    hê hê ông này còn phải học nhiều.

  4. #4

    Mặc định

    Trong cuộc sống và để tìm hiểu sự thật thì cần có những người phản biện để chúng ta có cái nhìn nhiều khía cạnh nhằm tìm ra sự thật. Tuy nhiên đọc các bài viết và lý luận phản biện của tác giả ĐKC thì cho thấy tác giả có cái nhìn phiến diện, không đầy đủ và áp đặt các sự kiện theo 1 khung rất hạn hẹp gọi là "khoa học". Bản thân phương pháp nghiên cứu của tác giả cũng không có phương pháp khoa học. Khoa học là ta phải tìm ra bản chất của sự việc, chứ không cứ phải theo những gì mình biết, cái chúng ta đã biết chỉ là hữu hạn. Các dẫn chứng mà tác giả đưa ra phủ nhận toàn do tác giả search trên mạng ra, rồi cho đó là chân lý, chưa thấy tác giả thử đến tận nơi nghiên cứu, công bố 1 cuộc thực nghiệm thực tế nào cả... tác giả chỉ suy luận theo những gì tác giả đã học. Do vậy đọc các phản biện của tác giả nói thật đến học sinh cấp 2 cũng thấy mấu thuẫn và vô lý, tác giả chỉ giải thích tạm gọi là chấp nhận được khoảng 30% vấn đề cần phải trả lời rồi tự kết luận to đùng, chắc lịch phủ nhận vấn đề đó.
    Đúng là những người có khả năng đặc biệt chỉ đếm trên đầu ngón tay, và có rất nhiều những giả danh. Tuy nhiên các nhà khoa học thực sự họ lao vào thực tế thực nghiệm, trải nghiệm và cố gắng tìm ra chân lý , dù có lúc thất bại hay vất vả, thật là đáng khâm phục... đến những người có khả năng đặc biệt họ cũng mong có người nghiên cứu họ vì bản thân họ cũng không hiểu tại sao họ lại làm được như vậy chứ họ có từ chối khoa học đâu, bản thân những người có khả năng đặc biệt họ cũng có lúc đúng hay sai thường chỉ đạt 70 % hiệu quả là giỏi lắm rồi. Còn hơn là tác giả cứ ngồi lý thuyết ở đâu nó không khoa học chút nào cả
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

  6. #6

    Mặc định

    Thực tế còn có những nhà ngoại cảm thực thụ, những hành giả có trình độ "siêu" hơn những nhà ngoại cảm mà chúng ta biết rất nhiều. Đáng tiếc là họ lại không muốn bộc lộ những năng lực phi phàm của họ chỉ để biểu diễn hoặc phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, mà chỉ dùng cho những công việc mà họ nghĩ rằng thực sự có ích. Họ cho rằng việc vận dụng những năng lực này để vụ lợi hoặc thỏa mãn bản ngã là rất có hại, thậm chí họ cũng không tán thành việc tìm hài cốt thất lạc với bất kỳ lý do gì. Từ những lý do đó, tôi thấy mấy vấn đề cần lưu ý, xin nêu ra đây để các bạn tham khảo:

    1. Ta không nên biết đến những khả năng mà ta chưa thể làm chủ và ý thức được sự lợi hại. Bởi vì việc mọi người, bất kể trình độ nào, đều biết về những hiện tượng hoặc sự kiện trong cõi vô hình có thể không có lợi cho họ, nên các bậc hành giả mới không tiết lộ rộng rãi.

    2. Ta cần biết rằng có thế giới tâm linh và tự mỗi người hãy có ý thức hướng thiện, bớt ích kỷ một chút, hãy vị tha và hào hiệp thêm một chút, học tập theo tấm gương của các hành giả.

    3. Không tự ý tìm cách tiếp xúc với cõi vô hình, thận trọng trong việc liên quan đến mồ mả và hài cốt, vì nếu điều này có lợi cho cả người sống lẫn người chết thì chắc chắn các hành giả đã giúp mọi người rồi.

  7. #7

    Mặc định

    Họ cho rằng việc vận dụng những năng lực này để vụ lợi hoặc thỏa mãn bản ngã là rất có hại
    :votay::votay:

  8. #8

    Mặc định

    Trước hết anh nên quyét sạch cái đầu của anh đi đã. Những sự việc hiển nhiên tồn tại mà Anh lại cho là ko có. Tôi thấy nhữing người như Anh thật là cố chấp vào cái tưởng của mình. Thật đáng thương. Kiếp này Anh có thể thông minh, thành đạt. Cái thông minh này phát triển theo 1 chiều. Về đạo đức Anh có, cũng có cả sự nhẫn nhịn. Nhưng trông khuôn mặt của Anh có nhiều sự sầu bi. Sự sầu bi này có thể Anh nhận thấy ngay trong kiếp này hoặc là để kiếp sau. Anh ko phải là người ưa sự to tiếng, có khả năng kiềm chế. Tóm lại Anh như 1 cái cây phát triển tương đối tốt nhưng bị khuyết hẳn 1 nửa. Thời gian qua đã quá nhiều nhưng vẫn đủ để Anh suy ngẫm và bắt tay làm lại. Tất cả ở cái đầu của Anh. Anh là người thông minh nhưng Tôi chưa dám chắc Anh đã làm lại được.

  9. #9

    Mặc định

    Ngoại cảm là các khả năng cảm nhận ngoài các giác quan thông thường (Ngũ quan) của con người. Trong khi khoa học hiện đại lại dùng các thiết bị thực nghiệm dựa trên sự quan sát và cảm nhận thông qua cac giác quan thông thường của con người nên bế tắc là tất yếu. ĐKC đã thần tượng hoá khoa học để phản bác ngoại cảm một cách khẳng định như vậy thì chắc chắn là một dạng MÊ TÍN không hơn không kém.

    Tôi cũng thấy buồn cười khi cứ nghe ở đâu có hiện tượng lạ là các cán bộ khoa học của ta mang máy đo "từ trường", máy đo "trọng lực" tới đo. Khi không thấy có dị thường thì hét toáng lên là không có gì lạ!!!!. Lấy cái đã biết để tìm cái chưa biết thì cũng đúng như ta hình tượng bằng việc dùng toán lớp 4 giải vi phân vậy.

    Nói là để phản biện lại TS. ĐKC thì tôi không có ý đó, vì đã là người MÊ TÍN thì có phản biện họ đâu có ích gì trong khi cách đây hơn 2000 năm Lão tử đã cho ta biết một thực tế là "Đạo khả Đạo phi thường Đạo..." có thể hiểu tổng quát là không thể giải thích được "Đạo" bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Toán học, Vật Lý Học... cũng chỉ là các ngôn ngữ của khoa học mà thôi thì làm sao diễn tả được. Ngay vật lý hiện đại có mô tả về vật chất nhưng đó chỉ là một góc nhìn thôi chứ đâu đã diển tả hết được thế giới vật chất (Tôi chưa muốn nói tới lĩnh vực sâu xa hơn là tinh thần). Xét ra Lão tử "khoa học" hơn Tiến Sĩ ĐKC nhiều, vì đã chỉ ra một giới hạn mà chính ĐKC vướng phải. Trong trường hợp này "Ngoại cảm” chỉ là một khả năng cảm nhận mở rộng của con người thôi chứ chưa thể là "Đạo".

    Một ví dụ nữa cho chúng ta thấy giới hạn của của con người khi xây dựng mô tả về thế giới: Toàn bộ thế giới quan của con người được xây dựng qua việc cảm nhận thông qua các giác quan, tức là cảm nhận một cách thụ động. Ví dụ mắt nhìn được thế giới thông qua sự phản xạ ánh sáng mặt trời hoặc các nguồn sáng như đèn rồi lại phụ thuộc vào giới hạn của các tế bào mắt do đó việc tạo ra một thực tại “ảo” là rất dễ dàng. Điển hình là trò ảo thuật chẳng hạn. Những việc ảo mà con người luôn cảm thấy như thật vậy. Đó cũng chính là lý do tại sao việc tự kỷ ám thị lại có tác dụng. Chỉ cần một người ám thị có đồng xu nóng đỏ trên tay thì có thể gây bỏng rộp chỗ đặt đồng xu đó (mặc dù đồng xu không hề nóng).

    Đó cũng chính là lý do mà đinh cao tu tập của các tôn giáo, các môn phái hầu như đều dẫn tới trạng thái Thiền, tức là ngắt hết các giác quan, ngắt hết tư duy để cho có chỗ cho việc cảm nhận trực giác.

    Quay lại về Phương Đông, các bậc thầy đã cảm nhận thế giới như thế nào??

    Học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Dịch là nền tảng triết lý Phương Đông còn ứng dụng của nó được thể hiện qua việc thành công của các Thuật như Võ thuật, Y thuật, Dược thuật, Tử vi, Phong thủy, Tướng thuật, Ẩm thực, Âm nhạc, Hội họa, Quân sự, Chính trị…

    Để minh chứng tôi lấy Đông Y làm ví dụ, vì có thể các thuật khác dễ bị coi là Mê tín dị đoan. Và hiện nay Đông Y đã được nhiều nước Phương Tây ghi nhận và đã đưa vào hệ thống bảo hiểm Y tế.
    Qua Đông Y cho ta thấy cách xây dựng triết học của phương Đông rất rõ
    - Nhin nhận cơ thể con người trên quan niệm một khối thống nhất không chia chẻ và với nguyên tắc Thiên Nhân hợp nhất thì con người có cùng bản chất với Tự nhiên (Đạo).
    - Không chia tách con người thành các bộ phận riêng rẽ mà thành những khối chức năng phân loại theo Âm Dương (Biểu- lý, Tạng – Phủ) và theo Ngũ hành Mộc, Hỏa , Thổ, Kim, Thủy (Can, Tâm, Tỳ, Phế, Thận…).
    -
    Rõ ràng ở đây Phương đông đã giải quyết việc không thể diễn đạt được những khái niệm quá trừu tượng của Đạo bằng cách tạm gán cho nó những cái “tên” hay cái “nhãn” đỡ trừu tượng hơn và khi nắm được quy luật vận hành của chúng thì cũng chẳng làm gì nhiều mà chỉ đơn giản là kéo nó trở về với quy luật để trở về cân bằng. Trình độ của các Thầy thuốc sẽ lớn lên cùng với quá trình “hiểu dần” các khái niệm đã gán "nhãn" đó hay nói cách khác là quá trình các khái niệm đó càng ngày càng gần với thực tế. Để hiểu rõ các khái niệm các Thày phải thông qua các giai đoạn chiêm nghiệm hoặc các phép tu như là Thiền định chẳng hạn. Qua các quá trình tu tập trực giác tới giúp các vị Thày hiểu rõ hơn về các khái niệm lúc ban đầu rất sơ khai thô thiển đó.

    Với Phương Đông, đọc sách chỉ là quá trình học sơ khởi nắm bắt các nguyên tắc đầy tượng trưng rồi bằng thực hành các phương pháp tu tập (Khí công, Thiền...) người Thầy sẽ hiểu được thực tại bằng trực giác. Từ đó các khái niệm mà họ có qua sách vở sẽ ngày càng được hoàn thiện (mặc dù ngôn từ không thay đổi). Nghĩa là Ngũ Hành, Kinh Dịch của người đắc đạo khác hoàn toàn với người mới học mà không thể giải thích được.


    Chính ban đầu do việc hiểu Phương Đông một cách thô thiển nên các hoc giả Phương Tây đã dè bửu triết học Phương Đông là lạc hậu khi thấy họ định nghĩa thế giới bằng năm “nguyên tố” (Ngũ hành) trong khi Hóa học Phương Tây tìm ra hơn trăm nguyên tố khác nhau.

    Hay nói cách khác Phương Đông và Phương Tây đã tiếp cận theo 02 hướng hoàn toàn khác nhau. Một bên là chia chẻ cố tìm ra bản chất của sự vật và xây dựng các mô hình mô tả bản chất đó (là các lý thuyết), rồi từ cách mô hình đã xây dựng dự báo ra các mô hình mới (hoàn toàn do biện luận của con người dựa trên các lý thuyết đã có) rồi cố gắng dùng thực nghiệm chứng minh. Cách tiếp cần này chỉ xây dựng được mô hình gần đúng của thực tế.
    Còn một bên cố gắng hiểu nguyên lý tổng quát của vũ trụ và thông qua các phép thực hành để hòa nhập vào nguyên lý tổng quát đó để nắm được thông tin (đến bằng trực giác), còn các thuật chỉ là hệ quả. Đó cũng chính là lý do một người khi đã “đắc đạo” thì thông làu Y Thuật, Bốc Dịch… cách tiếp cận của Phương Đông là tới trực tiếp toàn bộ “Thực tế” (bằng trực giác).

    Với hai cách tiếp cận đó cũng dẫn tới việc Khoa Học Phương Tây được lưu trữ với hàng núi sách vở còn Phương Đông thì chỉ vài Đồ Hình, Một ít sách gốc (Đạo đưc kinh có chưa đầy 5000 chữ) và quan trọng nhất là chính những vị Thày đắc đạo vẫn liên tục kiên trì truyền thụ qua các thế hệ học trò.

    Do đó việc sử dụng sách vở, thực nghiệm để kiểm chứng những giá trị Phương Đông là đã thể hiện sự thiếu hiểu biết về Phương Đông rất rõ. Và việc một số cá nhân cố chứng minh Dịch Số Lạc Việt là mô hình toán học tổng quát của tương lai theo tôi cũng lại lặp lại cái nhầm lẫn của Phương Tây mà thôi (Kèm theo hơi hướng chủ nghĩa Dân tộc cực đoan nữa) vì đơn giản “Đạo” không thể mô tả. Trong Hỏa cũng có Thủy và thông tin đó chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác không thể bằng suy luận. Nếu đã dùng tới suy luận chỉ cho ta kết quả gần đúng mà thôi.

    Các vị Thày quyết hướng vào trong nội tâm con người để thông hiểu vũ trụ thì không thể làm hỏng quá trình đó bằng 50 triệu đô giải thưởng đâu. Nên việc không có ai tới “thi thố” cũng là điều dễ hiểu.

    Tóm lại Tôi không chứng minh là có ngoại cảm hay không, mặc dù qua những sự kiện tôi gặp phải giúp tôi tin là có nhưng tôi chỉ coi đó là Duyên, Nghiệp của riêng tôi mà thôi. Nhưng nghững ai như TS. ĐKC dùng sở học nhỏ bé của mình (tôi chưa là TS nhưng vẫn thấy nhỏ bé), những góc nhìn hạn hẹp của mình để phủ nhận phần còn lại (phần chưa hiểu) của thế giới là một hành động không Khoa học, mang nặng yếu tố “Mê tín Dị đoan” (theo đúng nghĩa của từ này).

    Việc chứng minh, mô tả thực tại chỉ là ham muốn của con người chứ không liên quan gì đến thực tại. Nhớ lại trận sóng thần năm 2004 khi hơn 250 triệu người bị chết thì rất nhiều muôn thú đã biết trước mà di cư (muôn thú đâu có bằng Tiến sĩ), điều đó càng cho ta thấy nếu tôn trọng và hòa đồng với thiên nhiên thì tồn tại, không cần phải chứng minh.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  10. #10

    Mặc định

    Tôi thì nghĩ là lên để thời gian trả lời các bạn cũng đừng lên tranh cãi làm ghì thế thôi tất cả hãy thuận theo tự nhiên he..hestop 1

  11. #11
    Đai Đen Avatar của dinhhai81
    Gia nhập
    Aug 2010
    Nơi cư ngụ
    Thanh Hóa
    Bài gởi
    722

    Mặc định

    mình không phủ nhận rằng trong thế gian này dứoi vẻ phàm tục thì vẫn còn có nhiều ngừoi có khả năng đặc biệt. Họ vẫn âm thầm cứu nhân độ thế. Bạn đã gặp người nào như thế chưa
    NẾU BIẾT CUỘC SỐNG VÔ THƯỜNG
    TA ĐI THÊM RỘNG BƯỚC ĐƯỜNG TA ĐI..
    http://phongthuykinhdich.com/forum/index.php

  12. #12
    micronbmt
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dinhhai81 Xem Bài Gởi
    mình không phủ nhận rằng trong thế gian này dứoi vẻ phàm tục thì vẫn còn có nhiều ngừoi có khả năng đặc biệt. Họ vẫn âm thầm cứu nhân độ thế. Bạn đã gặp người nào như thế chưa
    gặp rồi mình mới tin là có , mình gặp rồi

  13. #13

    Mặc định

    Người không tu luyện mà bỗng dưng có khả năng này nọ thì đó chỉ là hiện tượng mượn thân, tá khẩu...nếu họ làm mà chỉ vì tiền thì sau này sẽ bị kiếp trả nợ, không sung sướng gì đâu.

  14. #14

    Mặc định "Cần cấm giới ngoại cảm hành nghề"

    "Cần cấm giới ngoại cảm hành nghề"

    Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường
    Theo tôi là cấm giới ngoại cảm hành nghề. Còn ai muốn chứng tỏ khả năng, hãy thực hiện sự thử nghiệm trước giới chuyên môn đủ tư cách học thuật....". Đó là quan điểm của Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu các hiện tượng dị thường, với 5 cuốn sách chuyên khảo và hàng trăm bài báo trên các phương tiện thông tin khoa học và thông tin đại chúng.

    Câu chuyện về các nhà ngoại cảm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là sau một loạt phóng sự VTV “vạch mặt nhà ngoại cảm”, trong đó có cả một nhân vật được coi là “huyền thoại ngoại cảm” của Việt Nam, vậy Ông bình luận gì về vấn đề này?

    Tôi hoàn toàn ủng hộ VTV trong việc vạch mặt giới ngoại cảm. Nếu có tiếc thì chỉ tiếc là VTV lên tiếng hơi muộn. Với sức mạnh to lớn trong việc tác động lên nhận thức và hành động của xã hội, nếu VTV lên tiếng sớm hơn, chắc chắn giới ngoại cảm không thể lộng hành như thời gian qua. Tôi rất mừng là nay xã hội đã tương đối đồng thuận trong vấn đề rất nhạy cảm này.

    Xin lưu ý rằng, ngay từ 2007, tôi đã được cộng tác với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (hiện là Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam) và nhà thơ Nguyễn Quyến để vạch mặt giới ngoại cảm. Và vào năm 2008, báo Thể thao và Văn hóa đã đăng liên tiếp 28 bài viết của tôi về các hiện tượng dị thường, trong đó tôi kiên quyết bác bỏ cái gọi là “ngoại cảm tìm mộ”, một thuật ngữ hoàn toàn sai về mặt học thuật và về mặt thực tiễn.
    Đại tá Tiến sỹ Đỗ Kiên Cường.


    Báo chí có thuật ngữ nhà ngoại cảm “rởm” và nhà ngoại cảm “chân chính”, vậy theo Ông có tiêu chí gì để phân biệt không hay tất cả đều là rởm?

    Khi được đăng bài trả lời phỏng vấn kết luận loại bài viết với cái tít: “Đại tá Đỗ Kiên Cường, chiến binh quyết sạch ngoại cảm giả danh”, tôi đã đùa với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Quyến rằng, phải chăng tôi không chống ngoại cảm “chân chính”.

    Xin khẳng định một sự thật rằng, sau 130 năm nghiên cứu (sau khi Hội nghiên cứu tâm linh đầu tiên trên thế giới ra đời tại Anh năm 1882), giới khoa học quốc tế chưa tìm thấy bất cứ một bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh có thật. Điều đó có nghĩa bất cứ ai tuyên bố có khả năng tiên tri, thấu thị hoặc áp vong, họ chính là kẻ lừa đảo, cho dù là lừa đảo chủ ý (để cầu danh lợi) hoặc không chủ ý (do tin tưởng mù quáng vào khả năng không có thật của mình).

    Xin nhấn mạnh điều căn cốt đó, do một thực tế là ngay cả những người đang mạnh mẽ phê phán giới ngoại cảm tìm mộ dường như cũng tin các hiện tượng tâm linh có thể có thật, cho dù với xác suất rất nhỏ. Nhiều người nhắc tới Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tiên tri Nostradamus hoặc nhà tiên tri Vanga.. Xin nhấn mạnh rằng, nguyên lý bất định của cơ học lượng tử đã là phát súng ân huệ đối với khả năng tiên tri từ lâu rồi; nếu không thì các hãng xổ số đã phá sản.

    Những vấn đề VTV đề cập không phải là lần đầu nhưng trước đây báo chí chỉ “đánh” lẻ tẻ rồi sau đó chìm xuống và những người được gọi là “nhà ngoại cảm” vẫn hoạt động bình thường? Ông có thấy điều này là bất thường?

    Không có đơn vị và cá nhân quyền lực nào đứng sau hoặc bao che giới ngoại cảm và tâm linh đâu. Chính xác hơn, chính chúng ta là những kẻ bao che. Tại sao tôi nói như vậy? Đó là vì “chúng ta muốn tin”, một bản năng gốc của con người.

    Có thể bạn đọc ngạc nhiên, nhưng khoa học cuối thế kỷ 20 chứng tỏ rằng, con người là loài động vật mê tín, khi chúng ta rất thích nghe và dễ tin các hiện tượng lạ thường, những hiện tượng có vẻ nằm ngoài hiểu biết đương đại. Tại sao như vậy? Lý thuyết tiến hóa hiện đại nói rằng, người mê tín có sức khỏe thế chất và tinh thần tốt hơn người không mê tín, do đó có khả năng di truyền hệ gien bản thân tốt hơn. Là hậu duệ của những người mê tín, nên chúng ta mang sẵn cái bản năng mê tín trong bản chất sinh học của mình! Tuy nhiên đây là một chủ đề rất phức tạp, nếu có dịp tôi sẽ trình bày rõ hơn.



    Vấn đề nhà ngoại cảm, nhất là việc sử dụng họ trong việc tìm mộ liệt sĩ đã quá rối loạn trong thời gian qua. Vậy theo Ông, các cơ quan nhà nước cần ứng xử như thế nào để thay đổi tình trạng trên? Có ý kiến cho rằng, nên cấm triệt để hoặc nếu để các nhà ngoại cảm này tồn tại thì cần phải quản lý bằng cách tổ chức thi để cấp giấy chứng nhận, cấp giấy hành nghề.

    Nếu đặt ra nhiệm vụ quản lý ngoại cảm, nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhất là của Mỹ, nơi cả hai giới ủng hộ và phản đối các hiện tượng lạ đều hoạt động rất năng nổ. Ở đây có hai vấn đề: học thuật và quản lý nhà nước. Về mặt học thuật, chính phủ Mỹ tuyệt đối không chi tiền thuế của dân để nghiên cứu các hiện tượng đáng ngờ về mặt khoa học như ngoại cảm và tâm linh. Cần lưu ý thêm rằng, các tờ báo chính thống ngoại quốc (như Time, Newsweek, The Economist,…) không bao giờ viết về các hiện tượng này (trừ các bài phê phán!). Tất cả kinh phí nghiên cứu ngoại cảm đều do sự đóng góp của những người ưa chuyện lạ.

    Do không công nhận ngoại cảm về mặt học thuật, nên chính phủ Mỹ cũng không đặt ra vấn đề quản lý ngoại cảm (tại sao lại quản lý cái không có?). Các nhà ngoại cảm được tự do hoạt động để thỏa mãn tính hiếu kỳ của dân chúng, miễn là không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác và của xã hội. Nếu có sự lừa gạt thì đó là việc của tòa án.

    Riêng tại Việt Nam, quan điểm của tôi là cấm giới ngoại cảm hành nghề. Còn ai muốn chứng tỏ khả năng, hãy thực hiện sự thử nghiệm trước giới chuyên môn đủ tư cách học thuật. Tuy nhiên đó chỉ là hoạt động thuần túy học thuật mà thôi.


    Hôm qua, cơ quan công an đã bắt “nhà tâm linh” - cậu Thủy (Bắc Ninh) vì tội lừa đảo làm giả hài cốt liệt sỹ. Đây không phải “nhà ngoại cảm” duy nhất có hành vi lừa đảo nhưng là trường hợp đầu tiên bị xử lý theo pháp luật. Vậy theo Ông, có nên có một cuộc tổng điều tra và xử lý tất cả những trường hợp có bằng chứng lừa đảo theo đúng quy định của pháp luật?

    Đó là điều bình thường trong một nhà nước pháp quyền và nên làm.

    Gần đây, một giáo sư có tiếng đã phát biểu đại ý: không thể để Viện Toán học, Viện Vật lý “đứng cùng” với một trung tâm có những nghiên cứu về “áp vong”. Ông bình luận thế nào về phát biểu này?

    Tôi hiểu sự bức xúc của và hoàn toàn đồng ý với ý tưởng đó. Theo tôi, UIA và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người là những tổ chức phải chịu trách nhiệm chính trong việc lăng xê giới ngoại cảm. Qua các sự vụ như công nhận khả năng áp vong của cô đồng Phương tại Thanh Hóa, tung hô lúa nhân điện (trồng lúa không cần phân bón và thuốc trừ sâu, chỉ cần nhà nhân điện tuần hai lần đề nhìn ruộng lúa trong vài phút để “truyền năng lượng vũ trụ” mà lúa tốt bời bời!), bênh vực Phan Thị Bích Hằng hoặc gắn gương Huyền Thông để tôn vinh một số nhà ngoại cảm, có thể thấy hai tổ chức này là các cơ quan phản khoa học hơn là khoa học.

    Có thể bạn đọc không ngờ tới một thực tế rất đáng buồn rằng, ông tiến sỹ giám đốc UIA hoàn toàn không biết ngoại cảm là gì, cho dù ông rất hăng hái nghiên cứu và tung hô giới ngoại cảm. Nếu không tin, xin bạn đọc hãy tìm lại hai loạt bài viết cũ của tôi.

    Những người phụ trách UIA hay Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cũng là nhà khoa học, vậy theo Ông tại sao họ lại tin và thuyết phục dư luận là có những nhà ngoại cảm thật (nhà ngoại cảm chân chính) dù khẳng định khả năng của họ chỉ đạt 60-70% và có thể mất đi ?

    Có hai lý do cơ bản. Đầu tiên với tư cách một người bình thường, họ cũng mê tín như chúng ta, do bản năng sinh học chi phối. Thứ hai, tuy cũng là nhà khoa học, nhưng họ không phải là nhà khoa học trong lĩnh vực dị thường học, nên thiếu kiến thức chuyên sâu. Năm 2002, tôi đã từng báo cáo chủ đề Các hiện tượng ngoại cảm và tâm linh dưới ánh sáng khoa học tại Viện Vật lý thuộc Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam nên tôi biết. Tại buổi seminar đó, vị giáo sư giám đốc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người hoàn toàn chưa biết những thông tin mà tôi trình bày.


    Ông đánh giá thế nào về sự “chủ quan” của các tổ chức chi tiền cho việc tim kiếm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm như trường hợp Ngân hàng chính sách xã hội chi hơn 7 tỷ đồng cho “nhà tâm linh Thủy”?

    Hoặc họ tin tưởng mù quáng vào khả năng tâm linh, hoặc họ không tin nhưng vẫn chi tiền vì những lý do “tế nhị” nào đó. Chúng ta tin tưởng vào cơ quan điều tra và cùng chờ sự kết luận của pháp luật.

    Xin cám ơn ông!

    H.Minh
    Last edited by Fonda; 29-10-2013 at 11:03 PM.

  15. #15

    Mặc định

    Liên quan đến vấn đề "nhà ngoại cảm"... nhận thấy Topic này hay, refresh phát...heheh....:D... bà con có ý kiến gì bình luận tiếp.... !
    Điều ngu si, dại dột nhất của con người là mù quáng nghe và tin lời người khác nói mà không chịu phân tích, kiểm chứng xem điều đó đúng hay sai.... :D

  16. #16

    Mặc định

    bài viết quá chủ quan,tôi không trách ông vì hiện nay khoa học của thế giới chưa với tới thế giới vô hình .bài viết chỉ cảnh báo nhà ngoại cảm dởm thôi,vì hiện nay người dân qua mê tín..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 4 users browsing this thread. (0 members and 4 guests)

Similar Threads

  1. “Thực nghiệm nhanh” – “Án tử” cho ngoại cảm giả danh!
    By Bin571 in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 35
    Bài mới gởi: 28-12-2014, 10:35 PM
  2. Nhà Ngoại Cảm Nên ko ham danh lợi
    By conrongsat13 in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-03-2010, 03:24 PM
  3. Núp danh nhà ngoại cảm, lừa hơn 200 triệu đồng
    By Bin571 in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-10-2008, 05:15 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-08-2008, 06:05 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •