Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 44

Ðề tài: Kinh nghiệm về "tứ thiền"

  1. #1

    Mặc định Kinh nghiệm về "tứ thiền"

    Cho "tứ thiền" trong ngoặc kép là bởi vì mình không biết nó có hoàn toàn giống với những gì Phật muốn nói đến hay không. Và bởi lẽ mình cũng chẳng thấy có thần thông hay có gì đặc biệt cả :straight_face:
    Câu chuyện bắt đầu từ hồi tháng 4, khi mình bắt đầu thực hành thiền. Đầu tiên mình thực hành theo quyển Thanh Tịnh Đạo. Theo quyển sách này thì khi ngồi thiền phải làm xuất hiện ánh sáng và tập trung vào ánh sáng đó để đạt định. Tuy nhiên sau đó mình đọc lại trong kinh gốc thì không thấy nhắc đến ánh sáng gì cả, vậy nên mình thử thực hành theo kinh gốc chứ không theo phương pháp của Thanh Tịnh Đạo nữa.
    Đầu tiên là ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một cảm giác hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm có tứ.
    Đến đây thì thật khó để lý giải tầm và tứ là gì. Theo một số tài liệu thì: tầm là hướng tâm đến đối tượng, tứ là phân tích đối tượng. Theo Vi Diệu Pháp thì: tầm là một tâm sở nhấn mạnh các tâm sở cùng phát sinh lên đối tượng, tứ thì là một tâm sở có đặc tính phân tích đối tượng, hướng tâm đến đối tượng là một tâm sở khác chứ không phải tầm. Theo kinh Song Tầm trong Trung Bộ Kinh thì: tầm là các suy tư, lý luận... Theo một kinh khác trong Tăng Chi Bộ Kinh thì tầm cũng là các tư tưởng, lý luận, tầm thuộc loại vi tế nhất là: tư tưởng lý luận về pháp.
    Vậy nên mình quyết định thực hành theo phương pháp: dần dần làm biến mất những tư tưởng lý luận, vẫn rõ biết hơi thở dài ngắn, mọi thứ xung quanh, nhưng không áp đặt tâm trí lên chúng, không phân tích, suy diễn, vẫn nghe những âm thanh, cảm giác về mọi thứ, thậm chí là rõ ràng hơn.
    Dần dần đầu óc nhẹ nhàng hơn, thân thể khinh an thoải mái, mình tạm gọi là chứng thiền số 2 :big_grin:
    Lên thiền số 3 thậm chí còn dễ hơn thiền 1 lên thiền 2, chỉ cần bỏ đi sự sung sướng trong lòng, đơn giản chỉ là một sự thoải mái về thân thể. Mình gần như lên 3 ngay sau khi lên 2, bởi lẽ sự sung sướng trong lòng (hỷ) mình không có nhiều.
    Vậy còn thiền số 4, không khổ không lạc thì như thế nào? Đầu tiên mình nhận rõ biết cái "lạc", sau đó suy nghĩ nhẹ nhàng: cái lạc này ta hãy vứt bỏ đi, cũng không còn cái khổ về thân nữa, chỉ còn sự thanh tịnh :laughing:. Và sau đó một thời gian, mọi thứ khá là kỳ diệu: lạc biến mất dần, cơ thể trở nên thanh tịnh, nhẹ nhàng, sáng suốt, cảm giác như bị mất trọng lượng. Đầu óc thì: nghe mọi âm thanh rõ ràng hơn (chứ không phải là không nghe thấy gì nữa), cảm nhận mọi thứ rõ ràng hơn, chi tiết hơn.
    Đến đây thì bỗng nhiên mình chẳng biết phải làm gì nữa :confused:. Thử nhớ lại vài chuyện quá khứ thì cũng rõ ràng hơn, nhưng không đầy đủ và chi tiết, vẫn có chỗ mất chỗ thiếu. Về kiếp trước thì hoàn toàn mù tịt :laughing:
    Có mấy giả thiết thế này: 1. thực hành sai, 2. không có chuyện nhớ lại kiếp trước, 3. thực hành đúng nhưng chưa biết cách nhớ lại chuyện kiếp trước. Và cuối cùng kết luận là: thực hành tứ thiền như trong kinh điển đã nêu cũng bình thường thôi :hee_hee: (nếu không sao ngày xưa bao nhiêu người thành công liền, và mình cũng chỉ mới thực hành 6 tháng)

  2. #2

    Mặc định

    Bạn mới đắc được sơ thiền thôi, nhưng như vậy là quá hay rồi.
    Xin hỏi bạn vài câu thôi .
    - Bạn có ở chung với gia đình không?
    - Có hoạt động tình dục thường xuyên không?
    - MỖi ngày bạn thiền mấy lần, vào giờ nào? bao lâu?
    Vui thôi, có thể bạn không cần trả lời...
    Last edited by chỉnh_tâm; 22-10-2013 at 03:08 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Chào bạn HDVD!
    Cả hai khái niệm bạn viết về Tầm Tứ đều đúng.
    Thiền định thì đi theo khái niệm tầm tứ thứ nhất
    Thiền quán thì đi theo khái niệm tầm tứ thứ hai.
    Trước, trong và sau khi thiền đúng ra bạn nên hiểu rõ về tầm tứ, rồi từ đấy bạn quyết định đi theo pháp thiền nào thì hãy chuyên nhất trong pháp thiền ấy.
    Bạn nói: "Vậy nên mình quyết định thực hành theo phương pháp: dần dần làm biến mất những tư tưởng lý luận, vẫn rõ biết hơi thở dài ngắn, mọi thứ xung quanh, nhưng không áp đặt tâm trí lên chúng, không phân tích, suy diễn, vẫn nghe những âm thanh, cảm giác về mọi thứ, thậm chí là rõ ràng hơn." bạn thực hành như này mình không dám nói là vô nghĩa nhưng theo mình bạn sẽ khó mà đạt được nhất tâm khi mà tâm của bạn luôn bay nhảy, khi thì quán sát hơi thở, khi thì quán sát vọng tưởng.
    Đọc bài của bạn mình cũng không dám chắc là bạn đã đạt tới trạng thái ly dục chưa, nhưng mình khẳng định chắc chắn bạn chưa đắc định vậy nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ để chọn bài tập phù hợp với mình.
    Nếu bạn thật sự muốn tinh tấn và có điều kiện theo mình bạn nên tìm lấy 1 người thầy!
    Thân chào bạn và chúc an lạc!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  4. #4

    Mặc định

    chỉnh_tâm: mình ở 1 mình cũng được hơn một năm rồi. Tình dục tự túc thì tuần khoảng 2-3 lần, còn với người khác giới thì chưa bao giờ :)). Ngồi thiền thì ngày khoảng 4-5 lần, thường vào lúc mỏi mệt vì làm việc, hoặc sáng sớm mới ngủ dậy. Trước mình toàn ngồi 30p - 1 tiếng nhưng giờ chỉ ngồi 10-15p, thậm chí ít hơn là đã thấy thoải mái rồi, nên lúc đó sẽ dừng lại. Để mà "thanh tịnh" giống miêu tả ở trên thì khoảng 20p.
    nonamepas: ly dục là ly dục, còn dứt dục lại là chuyện khác. Ly nghĩa là tạm cách ra, còn dứt là phải dứt bỏ hoàn toàn. Vậy nên nếu nói là ly dục thì dĩ nhiên phải có phút giây ly dục rồi?
    Cái đoạn bạn nói tâm bay nhẩy thì mình không dám nói là vô nghĩa, nhưng theo mình thì để ý đến cảnh vật xung quanh không phải là vọng tưởng :D. Giả thiết nó là vọng tưởng, vậy thì việc đức Phật nhớ lại những kiếp quá khứ của mình cũng gọi là vọng tưởng hả? (vì đâu có tập trung hơi thở gì đâu, đang nhớ lại quá khứ cơ mà?)

  5. #5

    Mặc định

    Mục đích thiền của mình là thử xem có thật có thần thông hay không, và để có đầu óc sáng suốt hơn, không phải là đoạn trừ gốc rễ lòng tham để thoát khỏi luân hồi (mặc dù tự nó đã đoạn trừ rất nhiều rồi, ít nhất là trong lúc ngồi thiền thì không có).
    Người thầy mà mình tin tưởng là người chứng được: túc mạng minh, nhớ lại đời sống quá khứ (chưa cần nói đến việc đã giác ngộ hay chưa). Ngoài ra còn ai có thể dạy tốt hơn là nghe theo giảng dạy trong kinh điển nhỉ? :)
    Đưa ra kinh nghiệm lên diễn đàn là để mọi người cùng chia sẻ, đóng góp, nhằm sớm tìm ra chân lý (đơn giản nhất là việc có thần thông, có các kiếp sống trước hay không?)

  6. #6

    Mặc định

    Eo ƠI ... 1 tuần 2-3 lần ....
    Đã vậy còn nói .. Ly dục là ly dục , còn dứt dục lại là chuyện khác ... Thật quá nguy hiễm ...A Di Đà Phật ....
    Nguyện Đem Công Đức Này
    Hướng Về Khắp Tất Cả
    Đệ Tử Và Chúng Sanh
    Đều Trọn Thành Phật Đạo
    Nam Mô A Di Đà Phật

  7. #7

    Mặc định

    Biết đâu cái dục mà Phật nói nó nằm trong người, phải ly nó đi thì sao :D

  8. #8

    Mặc định

    Bạn thiền như vậy mà xung hỹ là có duyên rất lớn với thiền, vì vài mươi phút mà vào sơ định thì chưa thấy ai được, bạn nên gặp các vị thiền sư để trình pháp cho họ. Nếu bạn cứ một mình đi xà quần coi chừng vào ma pháp mà không hay.
    Bạn nhớ câu nầy của Phật dạy:
    "Thiền mà còn ái dục, thì như lấy sỏi đá mà muốn nấu thành cơm."

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Cái đoạn bạn nói tâm bay nhẩy thì mình không dám nói là vô nghĩa, nhưng theo mình thì để ý đến cảnh vật xung quanh không phải là vọng tưởng :D. Giả thiết nó là vọng tưởng, vậy thì việc đức Phật nhớ lại những kiếp quá khứ của mình cũng gọi là vọng tưởng hả? (vì đâu có tập trung hơi thở gì đâu, đang nhớ lại quá khứ cơ mà?)
    Để ý đến cảnh vật xung quanh là vọng tưởng. Đức Phật nhớ lại các kiếp quá khứ của mình không phải là vọng tưởng mà là dùng trí Huệ để quán sát.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  10. #10

    Mặc định

    - lộ trình tâm đắc các bậc thiền phải đi qua ý môn. Tác ý cưỡng bức dòng ý môn dừng lại thì k gọi là thiền định.

    - tâm trước tâm sau miên mật, cảnh trước cảnh sau miên mật, tâm miên mật vào cảnh, và cảnh mà tâm thiền bắt lấy phải là cảnh thiện. Cảnh này là do tâm sinh ra do đó lộ trình tâm đắc thiền bắt buộc phải đi qua ý môn.

    - ánh sáng luôn luôn xuất hiện báo hiệu trước khi đắc thiền. Chưa có thì chưa đạt.

  11. #11

    Mặc định

    fengtumz: đó là lý thuyết của vi diệu pháp và thanh tịnh đạo bạn ơi, trong kinh nykaya không có nói thế (hoặc nếu có nói thì bạn có thể giúp mình trích dẫn ra để mình tìm đọc đc k?)

  12. #12

    Mặc định

    - kinh nykaya k có nói chi tiết thôi.

    - nhiều người đã đắc sơ thiền chứ k phải k, và họ đã thấy đúng như vậy, phương pháp của họ cũng đi qua ý môn

    - mình đã thấy ánh sáng này, mới chỉ là chói lóe lên thôi, nhưng nó là kinh nghiệm chưa từng bao giờ trải qua ở đời sống bình thường cả. Mình có thể nói, nó rất chói, và nó là thứ ánh sáng đem lại hoan hỉ cho những người nhìn thấy nó.

    - bạn có tin k ? có thứ ánh sáng đem lại hoan hỉ cho người nhìn thấy nó đấy.

  13. #13

    Mặc định

    Ngày xưa mình có thực hành theo phương pháp này. Đỉnh điểm là ánh sáng mạnh đến mức khiến mình có cảm giác hơi tê dại, làm bừng sáng lên mọi thứ. Lúc đó cảm giác phần bên trong của não cũng sáng bừng lên như ánh sáng mùa hè :D
    Nhưng cái này thì không giống trong kinh, có thể là do kinh không nói chi tiết thật, nhưng cũng có thể Thanh Tịnh Đạo hiểu sai. Ở thiền 1 là: hỷ lạc do ly dục sanh, nhưng theo Thanh Tịnh Đạo thì hỷ lạc ở đây xuất hiện sau khi có tầm tứ?
    Theo ngài thiền sư ở Pa Auk thì ta sẽ dùng ánh sáng này để phân tích sắc pháp.
    Đến giờ mình vẫn chưa nhìn thấy sắc pháp là cái gì :D (thực hành theo phương pháp trong kinh)

  14. #14

    Mặc định

    Bạn hd gì ơi! cái bạn nói về định tướng có khi là tưởng tượng đó nhe!
    Định tướng chỉ xuất hiện vào lúc nầy đây
    - Không hề có một tiếng bàn luận gì trong tâm (vọng tâm) (nhất tâm tỉnh lặng)
    - Ngưng bặt tất cả các giác quan, (ở mức sơ thiền và nhị thiền, các giác quan giảm đi gần 90%, còn tam và tứ thì mất hẳn.)
    - Hơi thở nhỏ nhất gần như ngưng hẳn(ở sơ thiền, còn ở nhị thiền trở lên thì ngưng bặt cả thở), và nó chỉ xuất hiện thật sáng chói, khi bạn giữ được dâm giới một cách miên mật.
    - Nó rất lạ tuỳ theo lúc và tuỳ người và thật sự đẹp mà không thể tả được, và khi nó xuất hiện là kèm theo hỹ lạc trong tâm.

    Ngoài ra, tất cả những gì mô tả của bạn ở trên đều là do bạn tưởng tượng ra thôi, người giữ giới mông lung như bạn, nimitta nếu có chỉ là màn sương khói khó nhận ra , hay như pháo bông , hay như cái vành khăn nở lớn rồi mất...không thể có sáng chói chang như bạn mô tả được đâu, nhưng nếu nó hiện ra thì cũng phải hội đủ các điều trên cùng một lúc.
    bye

  15. #15

    Mặc định

    Sao không thể chứ? Quan trọng là bạn có biết cách làm không thôi, giữ giới chỉ là một phần để củng cố thôi. Mình đã nói là trong lúc ngồi thiền thì mình gạt hết mọi thứ sang một bên rồi mà.
    Nimitta gì gì đó, có là tưởng tượng hay không thì mình không biết. Lúc đơn giản nhất thì là khói mờ, lúc mạnh nhất thì bừng sáng lên (cảm giác có một luồng ánh sáng mạnh lóe lên từ bên trong não, nhìn vào đó thì thấy hơi tê dại, còn sơ thiền nhị thiền gì thì mình không biết, vì miêu tả sơ thiền chỉ là: ly dục ly bất thiện pháp... Đó là lý do mình không thực hành theo phương pháp này nữa, mặc dù có kết quả giống như miêu tả)

  16. #16

    Mặc định

    Chào các bạn!
    Xin lỗi mình phải nói rằng các bạn nhìn nhận ánh sáng như vậy mà coi là ánh sáng của ly dục sinh hay sau nữa là ánh sáng của định sinh thì mình cho là quá nhầm lẫn, những ánh sáng các bạn miêu tả chỉ đơn giản là ánh sáng của sự đắc khí hay còn gọi là khí quang. Ánh sáng của đinh thật ra rất thuần khiết, rất trong và không bao giờ lóa mắt, bình thường các bạn nhìn cuộc sống kể cả vào những ngày đẹp trời nhất các bạn thấy cái nhìn của mình trong hơn mọi ngày nhưng cũng không thể so sánh với cái trong mà bạn thấy trong định, bình thường các bạn ngồi thiền các bạn có khi thấy thật thoải mái nhưng cái thoải mái này hoàn toàn khác với cảm giác hỷ lạc sinh. Các bạn nên biết cái cảm giác hỷ lạc này hoàn toàn xa rời thân thể, cái cảm giác hỷ lạc này hoàn toàn xa rời vọng tưởng, nói cụ thể hơn nếu các bạn cảm thấy cơ thể này thật thoải mái hỷ lạc, cảm giác này thật thoải mái hỷ lạc, nhưng bạn chưa rời được cảm giác về thân về ngoại cảnh và vọng tưởng vẫn còn nổi lên thì theo mình đấy mới chỉ là cảm giác mà được các bạn gọi là hỷ lạc được sinh ra do đắc khí, hoàn toàn không phải cảm giác hỷ lạc do ly dục sinh hay do định sinh. Mình xin góp ý đôi lời vậy mong rằng các bạn nhìn nhận cho đúng để chọn được pháp hành cho phù hợp với bản thân tránh bị mắc lại trong những cảnh giới không thật sự là.
    Thân chào! chúc an lạc và tinh tấn!
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  17. #17

    Mặc định

    Khi có cảm nhận ánh sáng ở căn ý, xin nói nhấn mạnh ánh sáng ở căn Ý, thì lúc đó không có cảm giác về thân , nó nở ra rồi co lại và từ từ mất luôn, do đó hỹ lạc nầy không ở trên thân, không đo thọ uẩn và tưởng uần.
    LÀm sao miêu tả chọ được, nói được cái nầy thì quên cái kia..

    ha ha

  18. #18

    Mặc định

    Căn ý là gì? có cần thiết phải đưa ra những khái niệm khi mà những khái niệm được đưa ra lại càng làm cho chân lý bị mập mờ. Thế nào là ánh sáng ở căn ý? cái gì nở ra rồi co lại và từ từ mất luôn?
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nonamepas Xem Bài Gởi
    Căn ý là gì? có cần thiết phải đưa ra những khái niệm khi mà những khái niệm được đưa ra lại càng làm cho chân lý bị mập mờ. Thế nào là ánh sáng ở căn ý? cái gì nở ra rồi co lại và từ từ mất luôn?
    Thưa Ngài,
    Ngài là tu sĩ , Phật dạy lục căn gồm nhãn -nhỉ- tỷ -thiệt- thân- ý, căn Ý mà ngài cũng hỏi là gì, vậy xin hỏi Ngài có cần phải nói chánh niệm là gì chăng?

    Căn ý duy trì chánh niệm hơi thở: "hít ....thở...."
    Trong khi ngũ giác quan đóng lại chỉ có căn Ý là niệm, đây gọi là chánh niệm, chánh niệm được duy trì ở phía trước, nên khi cảm thấy ( căn Ý) sáng là căn Ý thấy không phải nhản căn thấy, sự cảm thọ về thân lúc nầy giống như người sắp chết , không thấy tay chân và thân mình dính vào nhau nữa cái đầu có cảm giác phình to thu nhỏ, bồng bềnh trong nước, một phần cảm giác bíêt được sau khi xả thiền mới biết, người ta thường hiểu lầm quang tướng là định tướng, thật ra định tướng là một dấu hiệu của định , nhưng vì có cảm giác sáng nên họ gọi là quang tướng.
    Sự thấy biết của thầy phồng xộp nầy rồi tắt phụp liền ngay.....đó là thân đã chuyển dần sang sắc giới vậy.
    Ha...ha vui thôi mà, những điều CT nói chỉ để tham khảo thôi, chớ nên chấp....
    Last edited by chỉnh_tâm; 23-10-2013 at 10:32 AM.

  20. #20

    Mặc định

    Ở đây thật ra chúng ta đang bàn đến 1 thứ vớ vẩn là ánh sáng. Thực sự những thứ mà các bạn gọi là ánh sáng ở đây nó hoàn toàn không phải là sản phẩm của hỷ lạc thật sự vậy nên nó không phải là sản phẩm của bất cứ tầng thiền nào, hay nói cách khác nó không phải là sản phẩm của sự chứng thiền mà có. Cái thứ mà ta gọi là ánh sáng trong định ở đây thực ra nó hoàn toàn toàn không phải là ánh sáng, nó chan hòa ở mọi nơi, mình đã cố gắng để viết thật cụ thể nhưng không sao miêu tả được, 1 sự trải rộng ra, trong sáng và chan hòa.
    Mình vẫn đang hỏi: căn ý là gì?
    Last edited by Nonamepas; 23-10-2013 at 11:22 AM.
    https://www.facebook.com/groups/2350138305138741/?ref=share

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 1938
    Bài mới gởi: 10-08-2022, 10:12 PM
  2. Xin được chia sẻ và học hỏi về Đạo và Đời - II
    By Richardhieu05 in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 1724
    Bài mới gởi: 21-04-2016, 09:53 AM
  3. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
    By vohinh69 in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 52
    Bài mới gởi: 30-12-2015, 10:54 AM
  4. giảng giải kinh kim cang
    By phanquanbt in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 10-01-2013, 05:19 PM
  5. Một kinh nghiệm về nhân điện
    By Richardhieu05 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 24-05-2011, 11:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •