kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Sơ lược về đạo Hồi (Islam)

  1. #1

    Mặc định Sơ lược về đạo Hồi (Islam)

    Một tài liệu sưu tầm được giải thích qua về đạo Hồi (Islam) bằng tiếng Việt.

    Đọc nghiên cứu này chúng ta thấy các tôn giáo chính ở phương Tây cùng có chung một gốc là tin tưởng Thiên Chúa, cùng xuất phát từ Thánh địa ở khu vực Trung Đông. Chỉ vì niềm tin khác nhau một tý thôi mà rồi "Thánh chiến" và sinh sát tương tàn. Buồn thay!


    "Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi đạo Hồi, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,3 tỷ.

    Nguồn gốc
    Đối với người ngoài, đạo Hồi ra đời vào thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập, do nhà tiên tri Muhammad sáng lập. Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất (tiếng Ả Rập: الله Allāh). Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Gabriel. Điều đầu tiên chúng ta nên biết và hiểu rõ về Islam là từ “Islam” có nghĩa là gì. Tên Islam không được đặt theo tên người như trong trường hợp Cơ đốc giáo, được đặt tên theo Giê-su, Phật giáo được đặt tên theo Đức phật Gotama, đạo Khổng được đặt tên theo Khổng Tử, và chủ nghĩa Mác được đặt tên theo Các Mác.

    Các tên gọi và cụm từ liên quan
    Nguyên nghĩa của « Hồi giáo » trong tiếng Ả Rập là Islam và có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế". Người theo Islam, trong tiếng Ả Rập gọi là Muslim, do đó có các chữ muslim, moslem tiếng Anh và musulman tiếng Pháp. Danh từ « Hồi giáo » xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột. Hồi Hột là nước láng giềng phương bắc của Trung Quốc từ năm 616 đến 840. Lúc rộng lớn nhất lãnh thổ họ đông đến Mãn Châu, tây đến Trung Á, và họ đã giúp nhà Đường dẹp được loạn An Lộc Sơn. Với thời gian, cách gọi đổi thành « Hồi Hồi ». Tài liệu xưa nhất dùng danh từ « Hồi Hồi » là Liêu Sử, soạn vào thế kỷ 12. Đời nhà Nguyên (1260 - 1368), tại Trung quốc, cụm từ « người Hồi Hồi » được dùng để chỉ định người Trung Á, bất luận theo tín ngưỡng nào. Đến đời Minh (1368 - 1644), cụm từ « người Hồi Hồi » mới dần dần đổi nghĩa để chỉ định tín đồ Islam.
    Trước đó, người Hán thường gọi Islam là « Đại Thực giáo » hay « đạo A-lạp-bá ». « A-lạp-bá » là phiên âm tiếng Hán của danh từ « Ả Rập ». « Đại Thực » là phiên âm của chữ « Tazi », tiếng Ba Tư dùng gọi người « Ả Rập », vì « Tazi » là tên một bộ tộc người « Ả Rập » tiếp xúc nhiều với Ba Tư thời xưa.
    Bởi « Hồi Hồi » là tên gọi chủng tộc, không phải là dịch nghĩa của chữ Islam hay một tôn chỉ của Islam, nên một số người hạn chế dùng danh từ « Hồi giáo » hay « đạo Hồi ». Trường hợp các tên « Đại Thực » hay « A-lạp-bá » cũng thế. Bởi thế, tại Trung Quốc, ngay từ năm 1335, thời nhà Nguyên, đã có người đề ra cụm từ Thanh Chân giáo (清真教) để thích nghi hơn với tiếng Hán. Đề nghị này được hưởng ứng rộng rải nên ngày nay Thanh Chân giáo là cụm từ được ghi trong nhiều từ điển tiếng Hán. Tại Trung Quốc ngày nay cũng có nhiều "Thanh Chân tự" (清真寺) (thánh đường Islam) và "Thanh Chân thực đường" (清真菜堂) (quán ăn, nhà ăn halal).
    Ngày nay tại Trung Quốc người ta cũng thường gọi Islam theo phiên âm là Y Tư Lan giáo (伊斯蘭教 Yīsīlán jiào). Cơ quan đại diện Islam chính thức tại Trung Quốc có tên là "Trung Quốc Y Tư Lan giáo hiệp hội" (中国伊斯兰教协会 Zhōngguó Yīsīlánjiào xiéhuì) được ra đời ngày 11 tháng 5 năm 1953, trực thuộc chính quyền và có trụ sở tại Bắc Kinh. Wikipedia Trung văn cũng dùng danh từ Y Tư Lan giáo.
    Nhiều tài liệu, văn bản trong tiếng Việt từ nhiều năm nay cũng dùng danh từ đạo Islam hay đạo Ixlam. Tuy nhiên, nhiều tín hữu Islam nói tiếng Việt vẫn dùng danh từ Hồi giáo vì đã quen nghĩ đến, nói đến danh từ này một cách tôn kính.

    Giáo lý
    Tuy cùng một hệ thống nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Cơ đốc giáo và Do Thái giáo. Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung của kinh Cựu Ước và Tân Ước). Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết. Đối với các tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng.
    Người Hồi giáo tin tưởng các vị sứ giả đến trước sứ giả Muhammad, kể từ Adam đến Jesus xuyên qua Noah, Abraham, Moise, v.v. Họ cũng tin tưởng Cựu ước và Tân ước là kinh sách của Allah nhưng họ không thi hành theo vì sự "lệch lạc" do người Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo tạo ra và thiên kinh Qur'an được Allah mặc khải xuống để điều chỉnh lại những gì đã sai trái ở hai kinh sách đó.
    • Jesus đối với người Hồi giáo là một sứ giả rất được kính mến, nhưng họ không tin Jesus là con của Thiên Chúa (Allah), đối với họ Jesus chỉ là một con người, một sứ giả như mọi sứ giả khác vì theo quan điểm của Hồi giáo thì Thiên Chúa không có con, như Thiên kinh Qur'an đã phán:
    Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất cả mọi vật." (trích 6:101)
    • Hồi giáo không chấp nhận tội tổ tông, việc làm của Adam và Eve không phải là nguồn gốc tội lỗi của loài người. Và không có một ai có quyền rửa tội cho một ai khác; ngoại trừ Allah.



    Sự khác nhau giữa Cựu Ước, Tân Ước và Thiên Kinh Qur'an trên quan điểm Đấng Toàn Năng như sau:
    Cựu Ước:
    Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.
    — sách Sáng Thế 1:27.
    Tân Ước:
    Ta và Cha ta là một.
    — Tân ước Jean 10:30.
    Thiên Kinh Qu'ran:
    Ngài là Đấng Duy Nhất. Allah Đấng Độc Lập và Cứu Rỗi. Ngài chẳng sinh ra ai và cũng chẳng ai sinh ra Ngài. Không một ai đồng đẳng với Ngài.
    — .112 : 1-4.
    Đạo Hồi không có Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:
    1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah).
    2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.
    3. Tôn trọng quyền của người khác.
    4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.
    5. Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*).
    6. Cấm ngoại tình.
    7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.
    8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.
    9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.
    10. Hãy khiêm tốn
    (*) Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là: 1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo. Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận. 2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.
    Ngoài ra tín đồ Hồi giáo có một số luật lệ:
    • Một lần trong đời, họ phải hành hương về thánh địa Mecca, nhưng với điều kiện họ không vay mượn hay xin phí tổn. Trước khi đi, họ phải lo cho gia đình vợ con đầy đủ những nhu cầu cần thiết trong thời gian họ vắng mặt hành hương.
    • Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật bẩn thỉu.
    • Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men.
    • Nghiêm cấm cờ bạc.
    • Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi.
    • Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.).
    • Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống.
    • Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo. Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng. Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn. Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau. Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan.
    • Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác. Đó là việc của Allah Đấng Toàn Năng
    Năm điều căn bản của đạo Hồi:
    1. Tuyên đọc câu Sahadah: La ila ha il lallah, có nghĩa "Chỉ có Allah là Đấng Duy Nhất để phụng thờ".
    2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
    3. Bố thí.
    4. Nhịn chay tháng Ramadan.
    5. Hành hương tại Mecca.
    Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là một tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo. Đôi khi người ta cũng gọi Hồi giáo là đạo Muhammad (Muhammadanism), theo tên của đức sáng tổ.
    Tuy nhiên, với những tín đồ Hồi giáo, đạo của họ là đạo thường hằng trong vũ trụ, do Thiên Chúa (hay Thượng Đế) tạo ra, và vì Thiên Chúa vốn bất sinh bất diệt nên đạo của Ngài cũng bất sinh bất diệt; còn Muhammad đơn thuần chỉ là một người "thuật nhi bất tác", thuật lại cho mọi người những mặc khải của Thiên Chúa mà thôi. Trong quan niệm của các tín đồ, Hồi giáo không khởi sinh từ Muhammad. Với họ, con người đầu tiên do Thiên Chúa tạo ra, tức Adam, là tín đồ Hồi giáo đầu tiên, và ngay từ thuở hồng hoang, khắp đất trời đã là một vương quốc Hồi giáo. Không chỉ người mà thôi, mà tất cả muông thú, cỏ cây đều tuân theo Hồi giáo cả. Sở dĩ Adam và loài người được kiến tạo là để thay mặt Thiên Chúa cai quản các loài thảo cầm ở nhân gian. Và vì đẳng cấp của loài người cao như thế, nên Thiên Chúa đã dùng chính hình mẫu của mình ban cho con người. Đến đây thì vấn đề nảy sinh. Do mang hình mẫu của Thiên Chúa nên con người có được sự tự do ý chí. Sự tự do ý chí đôi khi dẫn đến những lầm lạc, lầm lạc dẫn đến rời bỏ Chúa, và xa dần chính đạo. Khi Adam, con người đầu tiên và cũng là nhà tiên tri đầu tiên, lìa trần, con cháu ông, không còn ai chỉ bảo, càng lún sâu vào con đường tối. Do thế mà Thiên Chúa lại phải gửi xuống nhân gian những vị tiên tri mới để nhắc lại Thiên Đạo, đưa loài người về đúng nẻo ngay. Trước Muhammad, đã có hằng trăm ngàn tiên tri giảng lời mặc khải ở trần thế, trong đó có Noah, Abraham, Moses, David và Jesus. Tuy nhiên, một là do loài người u mê chưa tỉnh ngộ, hai là do khả năng của các vị cổ tiên tri còn hạn chế, không truyền đạt hết được lời Thiên Chúa, mà chính đạo vẫn bị bóp méo như thường. Rốt cuộc, đến thế kỷ thứ 7, Thiên Chúa quyết định khải thị cho Muhammad, và biến ông trở thành vị tiên tri hoàn hảo nhất trước nay, hơn hẳn những tiên tri tiền nhiệm. Do đó mà đạo của Muhammad truyền bá cũng là hoàn hảo nhất, không thể bị bóp méo như trước kia. Muhammad trở thành vị tiên tri cuối cùng, và bất cứ ai dám xưng tiên tri sau Muhammad đều là kẻ tà giáo. Như đã thấy ở trên, Abraham, sáng tổ Do Thái Giáo, và Jesus Christ, sáng tổ Cơ Đốc Giáo, đều có vị trí tiên tri trong Hồi giáo. Như vậy, Thiên Chúa mà ba tôn giáo này thờ phượng chỉ là một. Nói về Hồi giáo, chúng ta vẫn thường hay nhắc Thánh Allah, nhưng gọi như thế là sai, vì Allah trong tiếng Arab mang nghĩa là Thiên Chúa. (Những tín đố Cơ Đốc người Arab khi cầu nguyện cũng gọi Đức Chúa Cha là Allah). Thiên Chúa dĩ nhiên phải cao hơn Thánh, vả lại trong đạo Hồi chính thống hoàn toàn không có khái niệm Thánh. Người Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo cũng được tín đồ Hồi Giáo tương đối coi trọng và gọi là Giáo Dân Thánh Thư (People of The Book). Kinh Thánh Cơ Đốc cũng là sách thiêng trong Hồi giáo, có điều người ta coi nó không đầy đủ và hoàn thiện như Koran.

    Đạo Hồi tại Việt Nam
    Người Chăm ở Việt Nam theo ba tôn giáo chính: Ấn Độ giáo, đạo Hồi, đạo Phật. Othman bin Affan, vị khalip thứ ba của của đạo Hồi, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Việt Nam và nhà Đường ở Trung Quốc vào năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Tuy nhiên chứng cớ trong văn tịch chỉ có từ thời nhà Tống. Theo đó ta biết rằng người Chăm bắt đầu tôn sùng đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11. Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ 17 sau khi Champa bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Mekong, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam.
    Hồi giáo Mã Lai có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người Chăm qua những bài khutba soạn bằng tiếng Mã Lai. Người Chăm cũng thường tìm sang Malaysia tu học giáo lý và tiếp nhận tư tưởng đạo Hồi qua sự diễn dịch của người Hồi Mã Lai.
    Sau năm 1975 với cuộc chiến Việt Nam kết thúc, trong số 55.000 tín đồ đạo Hồi người Chăm nhiều người đã trốn sang Malaysia. Ở Yemen cũng có 1.750 người tỵ nạn Việt Nam gốc Chăm, hầu hết định cư ở Ta'izz. Những người ở lại Việt Nam hoàn toàn không chịu bất kì sự khủng bố nào, cho dù những nhà thờ Hồi giáo của họ bị đóng cửa bởi các cơ quan chính phủ. Vào năm 1981, khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn được tự do nói và cầu nguyện bằng tiếng bản xứ của họ, vào năm 1985 có 1 tổ chức có tên Cộng đồng Hồi giáo Thành phố Hồ Chí Minh: Bên cạnh người Chăm, cũng có những Người Indonexia, Mã Lai, Pakistan, Yemen, Oman, và người Nam Phi; với khoảng 10000 người vào thời điểm đó. Tuy nhiên, những người theo đạo Hồi ở Việt nam vẫn còn cô lập với thế giới Hồi giáo, và sự cô lập này, cùng với việc thiếu các trường đạo Hồi, khiến cho đạo Hồi ở Việt Nam ngày càng trở nên cô lập. Mệnh lệnh từ Ả Rập thậm chí còn không đến được với những người đứng đầu, người ta công bố rằng: một vài tín đồ Hồi giáo Việt Nam cầu nguyện đến Ali và nghĩ ông là "con của Chúa" Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Việt Nam được mở cửa vào tháng 1 năm 2006 tại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; việc xây dựng nó được đóng góp một phần từ Ả Rập Saudi."

    Ngoài ra ai ở HN thì có thể ra đầu đường Lương Văn Can phía chợ Đồng Xuân, có một nhà thờ nhỏ của người Hôi giáo ở đó. Trước kia tôi có đôi ba lần được mấy anh bạn đạo Hồi rủ ra đó vào 2h chiều các ngày thứ Sáu hàng tuần để xem họ làm lễ. Có nói chuyện với một "Aman" (thầy giảng đạo) của đạo Hồi.
    Đến đó thoải mái, họ là những người dễ chịu. Tuy nhiên cần lưu ý là họ rất để ý đến việc giữ vệ sinh cho giáo đường. Trước khi làm lễ bao giờ họ cũng rửa chân tay rất kỹ. Mình vào phải để ý đến điều đó.
    Có gặp một hai cậu thanh niên VN theo đạo này.

    Một điểm lưu ý khác là trong nhà thờ Hồi giáo thờ Đức Chúa Trời, còn đạo Thiên Chúa thì thờ Đức Chúa Trời thông qua Đức Chúa Con (chúa Jesus).

    "Nhân danh Cha, Con và Thánh Thần"

    Nếu chúng ta đi xa hơn sẽ thấy cả nhà tiên tri Mohamet của đạo Hồi hay chúa Jesus của đạo Thiên Chúa thì đều là các nhà tiên tri và theo kinh thì họ là những người mang thông điệp của Đức Chúa Trời tới cho loài người trên trái đất.
    Last edited by Minh Co; 31-05-2010 at 12:56 AM.

  2. #2
    Nhị Đẳng Avatar của NhânDuyenSinh
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Ta-Bà
    Bài gởi
    2,032

    Mặc định

    Bài viết rất hữu ích :), cảm ơn huynh :)

  3. #3

    Mặc định

    Cái bọn Hồi Hồi này cũng dã man lắm ...
    Thương người quân tử... Hận kẻ bạc tình

  4. #4
    Đai Nâu Avatar của poroshi
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Trái Đất
    Bài gởi
    299

    Mặc định

    khi nói về huyền thuật thì rất nhiều thầy nghe nói đến islam giáo thì có vẻ rất e ngại .(theo nhận định khách quan )
    stop 1.

    Quyết tâm không ăn bánh vẽ. hug007

  5. #5
    Đai Nâu Avatar của poroshi
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Trái Đất
    Bài gởi
    299

    Mặc định

    Sunni và Shiite

    Người Sunni: họ là ai?

    Người Hồi giáo Sunni tự xem họ là nhánh chính thống và truyền thống của đạo Hồi.

    Từ Sunni xuất phát từ cụm "Ahl al-Sunna", con người của truyền thống. Từ truyền thống trong trường hợp này nghiêng về thực tế dựa trên những dự đoán và báo cáo về hành động của đấng tiên tri Muhammad và những người gần gũi với ông.

    Người Sunni sùng kính tất cả các đấng tiên tri được nêu trong kinh Koran, đặc biệt là Muhammad như là đấng tiên tri cuối cùng. Do đó, tất cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo đều được xem như là những nhân vật tạm thời.

    Đối lập với người Shi"ite, các nhà truyền giáo và lãnh đạo Sunni thường chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Truyền thống của người Sunnis cũng nhấn mạnh hệ thống luật pháp và quy chuẩn của 4 trường luật.

    Người Shi"ie: họ là ai?

    Từ rất sớm trong lịch sử đạo Hồi, người Shi"ite là một nhóm chính trị, theo từ ngữ đầy đủ là "Shiat Ali" hay đảng của Ali. Người Shi"ite tuyên bố quyền của Ali, người con rể của đấng tiên tri Muhammad và những người nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo.

    Ali bị giết trong cuộc xung đột quân sự về việc ai sẽ là Caliph (vua Hồi), người lãnh đạo của Hồi giáo. Các con trai của ông cũng đấu tranh để giành quyền lãnh đạo. Hussein chết trong trận chiến chống lại một Caliph sau đó và Hassan bị nghi là đã bị đầu độc.

    Những sự kiện này giáo phái chết vì đạo và và nghi lễ đau buồn.

    Đó là nhân tố phân biệt lòng tin và người Shi"ite có hệ thống thứ bậc giáo sĩ, những người hoạt động độc lập và tiếp tục thuyết giảng những văn bản đạo Hồi.

    Số lượng người Shi"ite khoảng 120 đến 170 triệu người, chiếm 1/10 tổng số dân theo đạo Hồi.

    Theo một số báo cáo tính toán, người Hồi giáo dòng Shi"ite chiếm đa số ở Iran, Iraq, Bahrain và Yemen. Có một cộng đồng người Shi"ite khá lớn ở Afghanistan, Azerbaijan, Ấn Độ, Kuwait, Lebanon, Pakistan, Qatar, Syria, Turkey, Saudi Arabia.
    stop 1.

    Quyết tâm không ăn bánh vẽ. hug007

  6. #6
    Đai Nâu Avatar của poroshi
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Trái Đất
    Bài gởi
    299

    Mặc định

    THỜI KỲ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC HỒI GIÁO - TỪ THẾ KỶ 13 ĐẾN THẾ KỶ 20.

    1. Đế Quốc Mughul :



    Mughul là tiếng phiên âm Ả Rập để gọi người Mông Cổ (Mongol). Người sáng lập đế quốc Mông Cổ là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan 1162-1227). Thoạt đầu ông thống nhất các bộ lạc du mục Mông Cổ vốn có tài cưỡi ngựa và bắn cung. Sau đó ông huấn luyện và tổ chức họ thành quân ngũ và biến họ thành những đoàn kỵ binh bách chiến bách thắng. Với đoàn quân hùng mạnh này, Thành Cát Tư Hãn đã lần lượt đánh chiếm nhiều nước từ Á sang Âu tới tận Trung Đông và Phi Châu. Luật tác chiến rất nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn là : Hễ tới nơi nào ngoan ngoãn đầu hàng thì tha, bất cứ một thành phố hay làng mạc nào chống cự đều bị phá bình địa và tất cả mọi người dân không kể già trẻ lớn bé đều phải chết!

    - Năm 1219, quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Thổ cùng đoàn tùy tùng bỏ chạy bị quân Mông Cổ truy kích qua Iran tới tận Azerbaizan thì bị bắt. Quân Mông Cổ tới đâu đều để lại phía sau sự đổ nát hoang tàn.

    - Năm 1231, hàng loạt các thành phố nổi tiếng của Hồi Giáo như Baghdad, Bukhara, Damacus... đều bị đốt phá bình địa với những xác chết la liệt trên đường phố. Dân chúng sợ hãi lũ lượt kéo nhau chạy qua các nước lân cận.

    - Năm 1255, Mông Cổ hoàn thành một đế quốc rộng lớn bao la bao gồm Trung Quốc, Cao Ly, Ngoại Mông, hàng chục nước Trung Á và Bắc Ấn Độ, Syria, Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nhưng một biến cố quan trọng đã xảy ra cho cả Hồi Giáo lẫn Mông Cổ, đó là vào năm 1295, hoàng đế Mông Cổ Ghazan Khan theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Từ đó về sau, các hoàng đế Mông Cổ đều theo đạo Hồi. Càng về sau, các quan và cả triều đình Mông Cổ trong đế quốc đều thành những tín đồ Hồi Giáo thành tín. Các học sĩ Hồi Giáo Ả Rập (Ulama) được trọng dụng, nhất là trong việc soạn thảo các bộ luật hình sự và dân sự phỏng theo luật Hồi Giáo Sharia.

    Hoàng đế Mông Cổ Timur Lenk đóng đô tại Thổ Nhĩ Kỳ xua quân đánh chiếm Iran năm 1387, chiếm hải cảng Golden Horde của Nga năm 1395, chiếm Ấn Độ năm 1398, tàn phá thủ đô New Delhi và giết hàng chục ngàn tù binh Hindu tại đây. Năm 1400,Timur chiếm hai nước Iran và Iraq. Tại đây, Timur ra lệnh tàn sát hàng triệu người thuộc giáo phái Shiite. Vì quá say máu chiến thắng, năm 1404, Timur kéo quân ngược về phía Trung Á rồi vượt biên giới tiến đánh vào phía Tây Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài qua năm sau, Trung Quốc phản công giết quân Mông Cổ rất nhiều và bản thân Timur cũng bị tử trận trong năm 1405.

    Những hoàng đế Mông Cổ kế tiếp chú trọng việc mở rộng đế quốc ở Châu Á:

    - Năm 1478, đế quốc Mughul chiếm Indonesia và biến nước này thành nước Hồi Giáo. Ngày nay, Indonesia là một nước đông dân nhất của thế giới đạo Hồi với trên 200 triệu dân.

    - Từ 1520 đến 1837, đế quốc Mughul cai trị toàn Ấn Độ. (Ấn Độ mang tên Mughul Empire of India). Hoàng đế Mông Cổ đóng đô tại New Delhi. Năm 1643, hoàng đế Mông Cổ cho xây ngôi mộ của hoàng hậu ở ngoại ô New Delhi rất nổi tiếng, đó là ngôi mộ Taj Mahal..

    - Năm 1747, đế quốc Mughul chiếm Afganistan và cai trị nước này 100 năm.

    Năm 1831, người Anh chiếm Ấn Độ và chấm dứt đế quốc Mughul trên lục địa Châu Á.



    2. Đế quốc Ottoman (1289-1924)



    Danh từ Ottoman xuất phát từ tên của một bộ lạc du mục là OSMAN ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ lạc này bắt đầu khởi binh từ năm 1280. Chỉ trong 9 năm, họ chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn gồm có Tây Nam Á Châu, Đông Nam Âu Châu và Đông Bắc Phi Châu. Họ gọi đế quốc của họ là OTTOMAN. Những người lãnh đạo đế quốc này đều theo đạo Hồi thuộc giáo phái Sunni. Họ chẳng những nổi tiếng về tài năng thao lược quân sự mà còn nổi tiếng về khả năng chính trị rất khéo léo của họ. Nhờ vậy, đế quốc Ottoman đã tồn tại qua 7 thế kỷ.

    - Năm 1389, quân Ottoman chiếm Albania và Kosovo, biến vùng này thành những nước theo Hồi Giáo.

    - Năm 1444, quân Ottoman đánh tan Thập Tự Quân của giáo hoàng La Mã tại Bulgaria.

    - Tháng 4.1453, quân Hồi Giáo Ottoman xóa sổ đế quốc Byzantine, tức đế quốc Ki Tô Giáo Đông Phương và chiếm thủ đô của đế quốc này là thành phố Constantinople. Điểm son của Ottoman là sau khi chiếm Constantinople và nhiều lãnh thổ của Byzantine, Ottoman công bố chính sách khoan dung tôn giáo đối với Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo. Nhờ vậy, trong nhiều thế kỷ sau, Ottoman đã mở rộng thương mại với các nước Âu Châu Ki Tô Giáo và trong lãnh thổ đế quốc không có một cuộc nổi loạn nào. Tuy nhiên, đối với giáo phái Shiite, Ottoman có một chính sách quyết liệt không khoan nhượng.

    - Năm 1467, Ottoman công bố thánh chiến với giáo phái Shiite, các tín đồ Shiite trong đế quốc bị lùng giết.

    - Từ 1467 đến 1520, quân Ottoman tiến chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và toàn bán đảo Arabia.

    - Từ 1520 đến 1534, quân Ottoman chiếm Nam Tư và một phần Âu Châu tới thủ đô Vienne của Áo.

    - Năm 1606, Ottoman chiếm Romania, Hungaria, Ba Lan và Tiệp Khắc. Tới lúc này, đế quốc Ottoman trở thành siêu cường quốc tế (World Power).

    Từ đầu thế kỷ 19, các cường quốc Âu Châu (Anh, Pháp, Đức) bắt đầu xâm chiếm các phần đất của Ottoman và dồn đế quốc này vào chỗ suy tàn.



    3. Đế quốc Safavids của giáo phái Shiite (1501-1779)



    Thoạt đầu Safavids là một nhánh của giáo phái Shiite xuất phát tại nước Azerbaizan ở tây nam biển Caspian.

    Năm 1501, lãnh tụ của giáo phái Safavids là Esmail khởi binh chiếm luôn cả nước Azerbaizan. Esmail tự xưng là "Vua Hồi Giáo" (Sha/Sultan) và ra lệnh cho toàn dân phải theo đạo Hồi (giáo phái Shiite). Ít lâu sau, Esmail xua quân đánh chiếm các nước lân cận theo Chính Thống Giáo là Armenia, Georgia và vùng núi Caucase của Nga. Trong thời gian chiếm đóng, quân Hồi Safavids đã giết hại rất nhiều người Chính Thống Giáo. Riêng tại Armenia, số tín đồ Chính Thống Giáo bị giết lên tới một triệu người. Sau đó quân Safavids chuyển qua phía đông tấn công thành phố Anatolia để dằn mặt đế quốc Ottoman theo giáo phái Sunni. Trong khi đó, một nhóm khác thuộc giáo phái Shiite ở Ba Tư nỗi lên cướp chính quyền của giáo phái Sunni. Nhóm nổi loạn ra lệnh cho cả nước Ba Tư phải theo Shiite, ai bất tuân lệnh đều bị giết. Tất cả các học sĩ (Ulamas) lãnh đạo giáo phái Sunni đều bị chém đầu, không sót một ai. Kể từ đó, nước Ba Tư (Iran) trở thành một quốc gia toàn tòng theo giáo phái Shiite. Các vua Hồi Giáo Ba Tư được gọi là SHA, vừa là vua vừa là giáo chủ, phần đông đều cực đoan và hung dữ.

    Phần đông các học sĩ Hồi Giáo Ba Tư đều theo môn phái triết học thần bí (mystical philosophy) tóm tắt như sau: "Chính trị và tôn giáo là một, không thể tách rời. Mọi cải cách xã hội không thể vượt quá tư tưởng tôn giáo".

    Với bản chất cuồng tín cực đoan cố hữu của giáo phái Shiite, nay lại có thêm chủ thuyết thần bí của các Mullahs (học sĩ) giáo phái Shiite càng ngày càng trở nên cực đoan nguy hiểm. Họ luôn luôn có thái độ bất khoan dung với các tôn giáo khác, nhất là đối với giáo phái Hồi Giáo Sunni, chiếm 80% dân số đạo Hồi.




    * * *




    Như đã trình bày trên đây, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, trong thế giới Hồi Giáo đã xuất hiện ba đế quốc riêng biệt và luôn tranh chấp với nhau. Cả ba đế quốc Hồi Giáo đã được thành lập và suy tàn vào những thời điểm khác nhau:

    - Đế quốc Mughul thành lập đầu thế kỷ 13, suy tàn cuối thế kỷ 19.

    - Đế quốc Ottoman thành lập cuối thế kỷ 13, suy tàn đầu thế kỷ 20.

    - Đế quốc Safavids thành lập đầu thế kỷ 16, suy tàn trong thế kỷ 18.

    Như vậy, hai đế quốc Hồi Giáo lớn mạnh nhất là Ottoman và Mughul đã cùng tồn tại song hành và chia nhau thống trị thế giới Hồi Giáo bao la trong 7 thế kỷ. Ít nhất là trong 200 năm, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, cả ba đế quốc Mughul, Ottoman và Safavids cùng tồn tại trong thế giới đạo Hồi (The Islamic World).

    Từ thế kỷ 18 trở đi, các nước Âu Châu trở nên hùng cường mọi mặt đã đẩy lùi các đế quốc Hồi Giáo đến chỗ suy tàn. Khởi đầu là nước Nga đánh tan quân Ottoman ở vùng Biển Đen năm 1774, chiếm lại Armenia và vùng núi Caucase. Năm 1792, Nga chiếm Georgia và Romania từ tay Ottoman.

    Đầu thế kỷ 19, Nga chiếm toàn bộ miền Trung Á gồm nhiều nước theo đạo Hồi thuộc đế quốc Mughul.

    (Sau Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga năm 1917, các nước Hồi Giáo Trung Á đều biến thành các tiểu bang thuộc Liên Bang Xô Viết).

    - Cũng trong đầu thế kỷ 19, Hòa Lan chiếm Indonesia và Mã Lai. Anh chiếm Ấn Độ bao gồm cả một tiểu lục địa (sau 1947, Ấn Độ bị chia thành nhiều nước: Pakistan, Bangladesh, Tích Lan và Ấn Độ).

    - Cuối thế kỷ 19, Anh chiếm Ai Cập và Sudan. Pháp chiếm Algeria, Tunisia và Maroc.

    - Đầu thế kỷ 20, Ý chiếm Lybia. Anh và Pháp chiếm Palestine, Jordan, Iraq, Syria và Liban.

    Tóm lại, từ đầu thế kỷ 20, chỉ ngoại trừ một nước duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, còn lại toàn bộ thế giới Hồi Giáo đều trở thành những thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Âu Châu.

    Lịch sử bành trướng và phát triển của đạo Hồi luôn luôn gắn liền với chiến tranh và bạo lực. Vì thế đạo Hồi nổi tiếng là "tôn giáo của lưỡi gươm" (Religion of Sword) hoặc "tôn giáo quân phiệt" (Militaristic Religion). Kinh Thánh Koran của Hồi Giáo được gọi là "Cuốn sách của tử thần" (The Book of Death) và đức tin Hồi Giáo là: "đức tin hung bạo" (a violent faith). Trong hơn một thế kỷ qua, thế giới Hồi Giáo đã bị Tây Phuơng dồn vào thế suy kiệt mọi mặt. Họ không còn con đường nào khác hơn là thực hiện chủ nghĩa khủng bố. Về hình thức thì ngày nay chiến tranh có khác với ngày xưa, nhưng về thực chất thì chủ nghĩa khủng bố cũng là một hình thái của chiến tranh và bạo lực. Chỉ khác một điều: chủ nghĩa khủng bố là hình thái chiến tranh của những kẻ đã bị dồn vào thế yếu nhưng buộc phải chiến đấu với kẻ thù lớn mạnh hơn mình để tồn tại.

    Nhìn về tương lai, chúng ta khó đoán được cuộc chiến tranh khủng bố sẽ đưa nhân loại đi về đâu, nhưng nhìn về quá khứ chúng ta phải công nhận sức mạnh của Hồi Giáo đã tạo nên nhiều thành tích quan trọng:

    - Trong thế kỷ 7, Hồi Giáo Ả Rập tiêu diệt đế quốc Sassanian đã từng làm mưa làm gió ở Trung Đông trong 10 thế kỷ trước đó.

    - Trong thế kỷ 15, Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine (hậu thân của đế quốc La Mã) chặn đứng sự bành trướng của Ki Tô Giáo xuống bán đảo Ả Rập và Trung Đông.

    - Nói chung, sự xuất hiện và phát triển lớn mạnh của đạo Hồi đã tạo nên một đối trọng ngang ngửa với Ki Tô Giáo và tựu trung Hồi Giáo đã phá tan tham vọng bá chủ toàn cầu của đế quốc Vatican.
    stop 1.

    Quyết tâm không ăn bánh vẽ. hug007

  7. #7
    Đai Nâu Avatar của poroshi
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Trái Đất
    Bài gởi
    299

    Mặc định

    Sufism

    Sufism hay Hồi giáo Sufism, đạo xufi (tạm dịch: Hồi giáo mật tông) taṣawwuf (Ả Rập: تصوّف‎), phát âm như tasavvuf theo cách phát âm Iran, thường được hiểu là một giáo phái thần bí của đạo Hồi xuất hiện gần như đồng thời với Hồi giáo trên cơ sở của chủ nghĩa khổ hạnh. Mục đích của Sufism là sự nhận thức chân lý tuyệt đối thông qua Tình yêu và sự hòa nhập với Thượng Đế. "Con người – sáng tạo cuối cùng của Thượng Đế – cần hướng tới sự hòa nhập với Người. Để đạt được điều này cần từ chối những sung sướng vật chất và kìm nén những mong muốn, khát khao ngoài một điều mong muốn khát khao duy nhất là được hoà nhập với Thượng Đế".[1]

    Con đường của Sufism theo al-Ghazali có 9 bước:

    1) hối hận trong lỗi lầm;

    2) chịu đựng trong đau khổ;

    3) mang ơn Thượng Đế (Thánh Ala) vì những gì mà Ngài đã ban cho;

    4) sợ hãi Đấng Tối Cao;

    5) hy vọng ở sự cứu rỗi;

    6) tự nguyện chịu đói nghèo;

    7) tránh xa cuộc đời;

    8) từ chối mọi ước muốn của mình;

    9) tình yêu đối với Thượng Đế.

    Năm bước đầu tiên là con đường chung dẫn đến sự hoàn thiện tâm linh được luật Shariah xác định cho tất cả tín đồ Islam. Bốn bước cuối là của riêng Sufism. Trong mỗi bước như vậy Ghazali chia tiếp ra làm ba giai đoạn. Thí dụ, bước thứ ba: Sufi (người theo Sufism) cần nhận thức ơn huệ của Thượng Đế ban cho, điều mà Ngài có thể đã không làm. Cụ thể như Ngài đã tạo ra Sufi là một cơ thể sống chứ không phải hòn đá; có nhận thức chứ không phải như động vật không biết suy nghĩ; đàn ông chứ không phải đàn bà; có sức khoẻ đầy đủ chứ không đui mù, què quặt; người tốt chứ không phải người ác độc. Tiếp đó Sufi phải biết nhìn ơn huệ của Thượng Đế như là phương tiện để đạt được sự hoàn thiện sau này. Và cuối cùng phải biết coi sự đau khổ như là hạnh phúc và cám ơn Thượng Đế vì điều này. Đến đây, Sufi không chỉ biết chịu đựng đau khổ mà còn vui mừng vì đau khổ.
    stop 1.

    Quyết tâm không ăn bánh vẽ. hug007

  8. #8
    Đai Nâu Avatar của poroshi
    Gia nhập
    Dec 2007
    Nơi cư ngụ
    Trái Đất
    Bài gởi
    299

    Mặc định

    các giáo phái khác .

    Qua 14 thế kỷ phát triển, ngày nay đạo Hồi chiếm 1/5 tổng số nhân loại, tức khoảng 1 tỷ 200 triệu tín đồ. Phe Sunni chiếm 80%, tức 960 triệu tín đồ.

    Phe Sunni cũng không còn là một khối đa số thuần nhất vì nó đã bị chia thành 4 trường phái lớn (Schools):

    1. Malikite: Thành lập vào giữa thế kỷ 8 tại Bắc Phi.

    2. Shafi (Pháp ngữ gọi là Chafeite): Thịnh hành tại Ai Cập, Syria, Ấn Độ và Việt Nam (người Chàm).

    3. Hanbalite: Đạo Hồi của đế quốc Ottoman, thịnh hành tại Thổ Nhĩ Kỳ.

    4. Hanbali: Đạo Hồi của xứ Saudi Arabia.



    Phe thiểu số Shiah chiếm 15%, tức khoảng 180 triệu tín đồ, cũng bị chia thành 3 giáo phái hết sức bảo thủ, cực đoan và thường tranh chấp lẫn nhau:

    1. Giáo phái Twelvers nắm ưu thế chính trị tại Iran, chủ động trong cuộc Cách Mạng Hồi Giáo 1979 lật đổ hoàng đế Palavi. Giáo chủ của Twelvers là Aytollah Khomenei lên nắm chính quyền. Cuộc Cách Mạng này bị toàn thế giới Hồi Giáo tẩy chay vì nhóm lãnh đạo Twelvers rất cuồng tín độc tài và tàn bạo.

    2. Giáo phái Druge xuất hiện và thịnh hành tại Li Băng và Syria từ thế kỷ 11 đến 19. Ngày nay giáo phái này bị suy tàn chỉ còn trên 1 triệu tín đồ.

    3. Giáo phái Assassin được thành lập năm 1090 tại Ba Tư gồm toàn những người liều mạng để ám sát tiêu diệt những kẻ thù của Hồi Giáo. Giáo phái này chia thành hai nhóm: Nhóm thám báo truy tầm, điều tra, đánh dấu nhà của các kẻ thù. Sau đó nhóm khủng bố sẽ tìm đến để thanh toán. Giáo phái Assassin gieo kinh hoàng khắp nơi trong suốt hai thế kỷ 11 và 12, đến nỗi khắp Âu Châu, người ta loan truyền rất nhiều chuyện kinh dị về giáo phái này. Về sau, danh từ "ASSASSIN" trở thành một danh từ mới của Âu Châu có nghĩa là "KẺ MƯU SÁT". Năm 1256, quân Mông Cổ tàn phá bình địa đại bản doanh của Assassin tại Baghdad và sau đó tận diệt giáo phái này.

    Như trên đã trình bày, sự phân hóa đầu tiên và nghiêm trọng nhất là sự kiện đạo Hồi bị chia ra hai phe Sunni và Shiah do bất đồng ý kiến về quyền thừa kế Muhammad. Lúc ban đầu không ai có thể tiên đoán được hậu quả tàn khốc của nó vì không ai có thể ngờ cái nguyên nhân nhỏ nhặt đó lại có thể gây ra những vụ chém giết triền miên trong suốt 14 thế kỷ làm thiệt mạng nhiều chục triệu người!

    Sau đây chỉ là một số vụ tranh chấp điển hình giữa phe Sunni và Shiah trong bối cảnh các đế quốc Hồi Giáo mà thôi. (Trong lịch sử 14 thế kỷ của Hồi Giáo đã xảy ra rất nhiều cuộc xung đột đẫm máu giữa hai phe Sunni và Shiah khiến chúng ta khó có thể kể ra hết được):

    - Năm 1400, hoàng đế Timur của đế quốc Hồi Giáo Sunni đánh chiếm hai nước Iran và Iraq đã ra lệnh giết hại trên 1 triệu tín đồ Shiites tại hai nước này.

    - Năm 1467, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman theo Sunni đánh chiếm Syria, Ai Cập, Bắc Phi và Arabia. Đế quốc Ottoman cai trị các nước này từ đó đến 1520 (53 năm). Vì bị những người Shiites thường nổi lên chống phá nên đế quốc Ottoman đã thẳng tay tiêu diệt nhiều triệu tín đồ Shiites tại các nước này.

    - Đế quốc Hồi Giáo Safavid theo phái Shiites tồn tại 270 năm (1501-1771), mỗi khi đế quốc Safavid đánh chiếm và cai trị nước nào thì toàn bộ các học sĩ Hồi Giáo Sunni (clerics) đều bị chặt đầu và hàng triệu tín đồ Sunni bị sát hại.

    Ngoài các vụ tranh chấp lớn giữa các đế quốc Hồi Giáo Sunni và đế quốc Hồi Giáo Shiah, còn có rất nhiều các vụ tranh chấp nhỏ giữa hai phe trong phạm vi biên giới của mỗi quốc gia Hồi Giáo. Các vụ tranh chấp này cũng không kém phần thảm khốc và làm tổn hại rất nhiều sinh mạng. Điển hình là trường hợp của Iraq.

    Theo báo Houston Chronicle ngày Chủ nhật 18-5-03 (trang 23 A) thì vào thế kỷ đầu Công Nguyên, hai nước Syria và Iraq sát nhập làm một dưới cái tên là Assyria. Ngôn ngữ chung là Aramaic tức tiếng mẹ đẻ của Jesus và của dân Do Thái thời đó. Từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, Assyria là một nước Ki Tô Giáo (A Christian Nation), nhưng từ thế kỷ 7 trở đi, Assyria thành hai nước Hồi Giáo. Iraq hiện nay có 60% theo Shiites, 30% theo Sunni. Phe cầm quyền Saddam Hussein thuộc giáo phái Sunni nắm quyền sinh sát của một quốc gia có 25 triệu dân từ 1979 đến 2003. Ki Tô Giáo (gồm Công Giáo La Mã và Chính Thống Giáo Hy Lạp ) gồm có 1 triệu tín đồ, chiếm 4% dân số cả nước.

    Chế độ Saddam Hussein rất khoan dung đối với Ki Tô Giáo nhưng trong vòng 10 năm từ 1979-1989, chế độ Sunni của Saddam đã sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiites tại đất nước này!

    về giáo lý

    Do sự bành trướng của các đế quốc Hồi Giáo tới các vùng khác nhau đã tạo cơ hội cho người Hồi Giáo tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Dần dần giáo lý Hồi Giáo bị biến chất và một số giáo phái mới của Hồi Giáo đã xuất hiện. Đáng kể nhất là hai giáo phái Sufism và Bahai.

    1. Giáo phái SUFISM. Vào đầu thế kỷ 8, đạo Hồi đã phát triển ra khắp Bắc Phi, Cận Đông và Trung Á. Nền kinh tế phát triển cho toàn vùng trở nên giàu có. Các vua Hồi thu thuế rất nhiều đã dồn tiền vào việc xây cất các cung điện nguy nga đồ sộ và các harems của họ đầy ắp các cô gái đẹp. Đời sống của các vua quan Hồi Giáo chìm ngập trong các cuộc vui chơi xa hoa trụy lạc. Nhiều tín đồ Hồi Giáo chân chính tự hỏi: "Những lời dạy trong kinh Koran có còn giá trị gì không?". Dần dần họ tạo thành một phong trào cổ võ đời sống đơn giản, mặc quần áo thô sơ, thái độ hòa nhã khiêm tốn và ẩn dật. Họ kêu gọi mọi người thực hiện lối sống khổ hạnh, đạo đức và dành nhiều thì giờ cho sự cầu nguyện. Người nổi tiếng nhất trong cuộc vận động này là triết gia Hồi Giáo Hasan. Ông đi thuyết giảng khắp nơi trong nhiều chục năm thuộc tiền bán thế kỷ 8 và đã tạo nên những ảnh hưởng lớn trong quần chúng.

    Trong lúc đó, tại khắp miền Trung Đông có nhiều tu viện của các dòng khổ tu Công Giáo. Người Hồi Giáo tiếp xúc với các thầy tu khổ hạnh này nhận thấy họ là những người có lòng đạo đức thật sự và họ luôn luôn mặc áo vải thô, tiếng Ả Rập gọi là "Sufi". Đến đầu thế kỷ 9, nhiều người Hồi Giáo Sunni và Shiite thích lối sống khổ hạnh đạo đức của các thầy dòng khổ tu Công Giáo đã lập ra giáo phái Sufism (do chữ sufi là chiếc áo vải thô của tu sĩ khổ tu mà ra).

    Giáo phái Sufism có sức lôi cuốn mạnh mẽ trong giới trí thức Hồi Giáo. Vào đầu thế kỷ 10, khắp miền Trung Đông có nhiều "Trung tâm Sufis" được thành lập, mỗi trung tâm được tổ chức như một nhà dòng của tu sĩ khổ tu Công Giáo, đứng đầu là một ông thầy (Master) thông thái hướng dẫn về đời sống tinh thần và đạo đức của mọi tín đồ.

    Từ thế kỷ 12, giáo phái Sufism mở rộng ra toàn Bắc Phi và Tiểu Á. Bên cạnh mỗi "Trung Tâm Sufis" còn có trường học, đền thờ và khách sạn để phục vụ khách thập phương đến học đạo. Một trung tâm Sufis tiêu biểu mang tên Abd-Al-Quadir được xây cất năm 1166 tại Baghdad đến nay vẫn còn tồn tại.

    Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, giáo phái Sufism lan tràn khắp nơi trên thế giới. Điều đáng chú ý là các giáo sĩ Sufis đã đóng vai trò chính yếu trong việc đem đạoHồi vào Indonesia và Malaysia. Họ không chinh phục tân tòng bằng bạo lực mà " mở rộng nước Chúa" bằng gương đạo đức thật sự với những chiếc áo vải thô, với cuộc sống đơn giản khổ hạnh và với tấm lòng cởi mở khoan dung. Chính nhờ đó mà các tín đồ Hồi Giáo Nam Dương - Mã Lai thường có thái độ sống khoan hòa chứ không cuồng tín hiếu chiến hiếu sát như những đồng đạo của họ ở Trung Đông hay Afganistan...

    2. Giáo phái BAHAI (Bahaism, Babism).- Giáo phái Bahai đã tách ra từ Shiah, được thành lập bởi giáo chủ Balla Ullah sinh năm 1817 tại Iran. Giáo phái này phủ nhận Jesus là Chúa Cứu Thế (Christ) và phủ nhận Muhammad là sứ giả cuối cùng của Thiên Chúa. Chính vì điều này mà giáo phái Bahai đã bị cả hai đạo Ki Tô Giáo và Hồi Giáo thù ghét. Tuy vậy, giáo lý Bahai đã được truyền bá ra khắp nơi trên thế giới. Trụ sở chính yếu của giáo phái này đặt tại Haifa (Do Thái).

    Vào năm 1954, một tín đồ Bahai gốc Ấn Độ đã sang Việt Nam truyền đạo và thiết lập trụ sở Bahai đầu tiên tại Saigon vào năm 1955. Đến 1962, giáo phái Bahai có tới 40 trụ sở trên khắp miền Nam Việt Nam (theo sách Nếp Cũ Tín Ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh, trang 109).

    Giáo phái Bahai có chủ trương tương tự như đạo Cao Đài hoặc Thông Thiên Học, đó là tham vọng hòa đồng các tôn giáo. Họ cố gắng tổng hợp giáo lý của các tôn giáo đã có từ trước với hy vọng sẽ thống nhất niềm tin của nhân loại trong hòa bình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của giáo phái Bahai là họ cổ động mọi người chuẩn đón mừng một Chúa Cứu Thế (đấng Ki Tô) sẽ xuất hiện để thiết lập "Nước Chúa Trên Trái Đất" (A Kingdom of God on earth). BAHAI là chữ tắt của chữ Ả Rập BAHA'U IL có nghĩa là "Vinh Danh Chúa". (Viết theo Islam, by Ceasar Farah, Sixth edition, Barrons Pub., page 252).

    Charlie Nguyễn
    stop 1.

    Quyết tâm không ăn bánh vẽ. hug007

  9. #9

    Mặc định

    sao ko pos cái câu nói của mohamed:
    _Lưỡi gươm đi trước lưỡi cày
    úi úi gớm cái đám khủng bố này
    Người đạo sĩ cuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. hao quang islam
    By vinhken89 in forum Các Đạo khác
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-10-2008, 09:15 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •