Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 24 trên 24

Ðề tài: Nhìn người đẹp có khi cũng đắc đạo

  1. #21

    Mặc định

    (Theo Angutfana Nikaya 8 52 = Tăng Nhất A Hàm số 8 52).

    Và kể từ ngày ấy, vị Tôn giả A Nan Ða là một trong những người đầu tiên có công sáng lập ra hệ thống Ni giới, nên ông tìm mọi cách để thúc đẩy hệ thống này tiến mạnh trên đường Thánh đạo.

    Ðây cũng là lý do khiến cho A Nan Ða đã gặp phài một số phiền phức.

    Có hai trường hợp các Tỳ khưu Ni bướng bỉnh chống lại đại Trưởng lão Ca Diếp (Maha Kassapa) để đòi nghe pháp của A Nan Ða (Theo Samyutta Nikàya 16, 10, 11 = Tạp A Hàm các số 16, 10, 11).

    Một trong hai trường hợp đó đã được đề cập qua trong chương hai, với tựa đề là A Nan Ða một cái tên quen thuộc. Theo sử chép thì kết quả của biến cố ấy là có hai Tỳ khưu Ni khó dạy hoàn tục. Và họ nêu lý do hoàn tục rằng: Họ đã không chịu nổi cảnh của một ông thầy (Aùm chỉ A Nan Ða) không biết chú ý đến họ như những con người, mà chỉ chú trọng đến họ như hai tâm hồn cần được cứu rỗi.

    Nghiêm trọng hơn nữa là trường hợp của Tỳ khưu Ni tên là Kosambi, một cái tên mà A Nan Ða chưa từng quen thuộc. Tỳ khưu Ni này một hôm bỗng nhắn lời đến A Nan Ða rằng: Cô ta đang bệnh nặng, cần sự viếng thăm của ông. Sự thật cô đã thầm yêu trộm nhớ A Nan Ða, và chỉ muốn tạo dịp quyến rũ vị Sa môn này. A Nan Ða khi biết rõ chuyện ấy, thay vì né tránh ông đã giải quyết vấn đề một cách cao thượng.

    A Nan Ða đến thẳng tư thất của Tỳ khưu Ni si tình kia, rồi giảng giải cho cô ta nghe rằng: Xác thân này của ông vốn là sự hội hợp của những chất đáng nhờm gớm.. Nhất thời, nó chỉ là giao điểm của ba nguồn đau khổ là Tham sống, Thèm Khát Hưởng Thụ và Ngã Chấp. Rồi ông phân tích hậu quả trầm luân của ba nguồn đau khổ ấy, để thức tỉnh người đàn bà tăm tối kia.

    Ông nói: Thứ nhất hễ tham sống thì cái chết sẽ làm cho ta đau khổ, mà cái chết không thể tránh được. Cái chết được biểu hiện bằng cái già và cái bệnh, mà cái già và cái bệnh cũng không thể tránh được. Khi người ta cảm thấy mình mỗi ngày một già thì người ta tự biết mình càng lúc càng tiến đến chỗ chết. Thứ hai: Hễ thèm khát hưởng thụ thì bất toại nguyện sẽ làm cho ta đau khổ, mà điều bất toại nguyện không thể tránh được, vì con người chỉ ngăn ngừa nổi ác nghiệp sắp tới (nhờ tinh tấn tu hành), chứ không ngăn được ác quả đã tạo. Khi người ta đối diện với một nghiệp quả đã tạo dù lành hay dữ, sự thèm khát luôn luôn làm cho người ta đau khổ. Nếu quả lành thì thèm khát mong được có nhiều hơn, còn nếu quả ác thì thèm khát mong được tránh khỏi. Thứ ba hễ ngã chấp thì vô thường sẽ làm cho ta đau khổ, mà vô thường là một luật định không ai có thể tránh được. Mặt trời buổi sáng mọc ở hướng Ðông, rồi buổi chiều lặn ở hướng Tây. Ngày qua tháng lại là tượng trưng chính xác nhất của định luật vô thường. Vô thường là yếu tố căn bản để làm cho cái "ngã tạm thời" không bao giờ thực sự tồn tại, chứ đừng nói chi đến việc hiện hữu lâu dài hay trường cửu.

    Một bậc xuất gia chân chính là người biết biến đổi ba ác pháp tham sống, thèm khát, hưởng thụ và ngã chấp ấy ra thành ba thiện pháp là: Vô tư trước hai trạng thái sống và chết, không mắc dính trước mọi cám dỗ của dục lạc ở đời và niệm tưởng đến luật vô thường, mọi vật không ngừng biến đổi! Bậc xuất gia ấy sẽ thay thế sự tham sống bằng sự ham thích tịch tịnh, thay thế sự thèm khát hưởng thụ bằng sự ham thích phúc đức để tạo thiện nghiệp và thay thế sự ngã chấp bằng tính vô ngã đại đồng.

    Nói cách khác là bậc xuất gia ấy biết đem sự sống của mình hòa với sự sống chung của muôn loài vạn vật, biết đem tính phát triển thiện hạnh của mình đóng góp vào sự tiến hóa chung của tất cả chúng sinh, và biết đem cái bản vị tạm thời trong một kiếp người của mình làm ngọn đèn soi thấy lý Vô ngã trong cái vòng sinh sinh diệt diệt.

    Nghĩa là một bậc xuất gia như thế hằng sống trong Chánh Pháp. Và sự biết mình chính là một sức mạnh hộ trì cho trí huệ sáng suốt để dẹp bỏ mọi tà tư duy, nhất là tình dục, hầu như giác linh của họ nhập vào một phẩm hạnh Thánh nhân, một phẩm cách nhằm đạt đến giải thoát mọi đau khổ trong kiếp này và thoát khỏi cảnh tử sanh trong những kiếp sau.

    A Nan Ða cũng nhấn mạnh rằng tình dục là nguyên nhân chính cắt đứt con đường giải thoát. Một bậc xuất gia mà để cho tình dục lộng hành trong tâm mình ví chẳng khác nào như người đi thuyền khi thấy thuyền bị chảy nước mà không chịu kịp thời ngăn chặn lại. Người đi thuyền đó trước sau gì cũng bị nhận chìm dưới đáy nước.

    Sau khi nghe những lời giảng dạy chân chính như thế, Tỳ khưu si tình Kosambi liền thức tỉnh. Cô lập tức rời khỏi giường (nơi mà trước đó chẳng bao lâu cô đã dùng làm chỗ khêu gợi) để đe đầu phủ phục trước mặt A Nan Ða, thành tâm nhận lỗi, rồi sám hối, yêu cầu A Nan Ða tha thứ.

    A Nan Ða liền hoan hỷ trước lời sám hối của Tỳ khưu Ni, và khuyến khích cô rằng: "Trong cộng đồng những người sống theo Bát Chánh Ðạo, kẻ nào biết nhận lỗi và sám hối ăn năn là người sẽ tiến bộ, và sẽ đạt đến mục tiêu giải thoát". (Theo Anguttara Nikaya 4, 159: Tăng Nhất A Hàm số 4, 159).

    Câu chuyện này hiển nhiên đã chứng minh một cách hùng hồn về khả năng cảm hóa (bằng thuyết pháp đúng lúc và hợp hoàn cảnh) của A Nan Ða, đối với những kẻ tăm tối hầu đưa họ ra khỏi vô minh và dục vọng
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  2. #22

    Mặc định

    Một câu chuyện khác nói về vương phi của vua Ba Tư Nặc (Pesenadi). Những phu nhân này nghĩ rằng ; "Khó mà thấy được đức Phật ra đời! Khó mà sinh được làm người. Khó mà có được một tinh thần minh mẫn trong một thân thể khỏe mạnh! Ây thế mà chúng ta đã hội đủ ba điều kiện này, chúng ta vẫn không tự do vào chùa nghe pháp được".

    Các vương phi than phiền như thế, vì theo phong tục thuở bấy giờ: Tất cả các chánh cung, thứ hậu và thị nữ của một nhà vua phải suốt đời ở trong cung cấm, như chim lồng cá chậu. Họ chỉ được nhìn đức Phật hay chư Tăng thuyết pháp khi họ tùy tùng theo đức vua, chứ họ không được đi chùa lễ bái bất cứ lúc nào họ muốn như những hàng nam giới.

    Mặc dù sống trên nhung lụa, nhưng những sự cao sang không mang lại hạnh phúc tinh thần cho họ. Họ bèn kéo nhau đến yết kiến đức vua, và yêu cầu nhà vua thỉnh Phật hay một Sa môn nào đầy đủ phẩm hạnh vào cung thuyết pháp. Vua Ba Tư Nặc dĩ nhiên nhận lời, rồi đến yết kiến đức Phật, trình bày những mong ước của các nàng Hoàng hậu.

    Ðức Phật nghe xong, thoạt tiên ngài đề nghị một đệ tử tại gia là bậc đã đắc quả A Na Hàm đi làm công tác đó, vì cho rằng: "Hãy để cho một bậc xuất gia thuyết pháp thì dể khuyến thiện người đời hơn, nhất là người đời ấy lại là những bậc phu nhân quyền thế".

    Sau đó vua Ba Tư Nặc bèn thuật lại với các nàng phu nhân về lý do từ chối của vị Thánh nhân cư sĩ nọ, rồi yêu cầu họ hãy hội ý cùng nhau để đề nghị Sa môn nào là bậc xứng đáng nhất vào cung thuyết pháp.

    Tức thời các phu nhân liền suy nghĩ rằng "Chỉ có Sa môn A Nan Ða là người giữ gìn kho tàng Pháp Bảo!". Rồi họ đồng thanh yêu cầu nhà vua mời A Nan Ða vào cung thuyết pháp.

    Ðức Thế Tôn dĩ nhiên đã chấp thuận lời yêu cầu của nhà vua. Và kể từ đó A Nan Ða là người thường xuyên vào cung thuyết pháp, hướng dẫn đạo lý cho chư vị phu nhân của đức vua Ba Tư Nặc.

    Một hôm trong cung vua bỗng bị kẻ trộm lấy mất một vương miện bằng ngọc quý giá. Ngự lâm quân lục xét khắp nơi, mà vẫn không tìm ra. Tất cả thứ phi, cung tần, mỹ nữ trong cung cấm đều hồi hộp lo sợ, lo ngại mình sẽ bị nghi oan.

    Khi A Nan Ða vào cung thuyết pháp như thường lệ, thì thấy toàn thể "tín nữ hoàng gia" vẻ mặt phiền muộn, không vui tươi nghe pháp như trước nữa. óng bèn hỏi nguyên nhân thì biết được tự sự.

    Bằng một tâm từ bi, A Nan Ða vội đến yết kiến đức vua, và hiến cho nhà vua một phương pháp để vương gia thu hồi chiếc vương miện bằng ngọc quý ấy, mà không vì phẫn nộ gây ra ác nghiệp (ý nói hành hình kẻ trộm...). Ðồng thời để tạo lại bầu không khí êm ấm trong hoàng cung, hầu các phu nhân, vương phi có thể yên tâm nghe pháp.

    A Nan Ða đã đề nghị với vua Ba Tư Nặc như thế này:

    Quốc vương phải ra lệnh cho quân lính không được lục xét bất kỳ ai trong cung cấm nữa. Ðoạn hoàng gia cần tuyển chọn, thợ khéo dựng lên một chiếc lều lớn, chỉ có một cửa vào và một cửa ra, tại trung tâm vườn thượng uyển. Trong lều có một chiếc bình đựng nước cổ rất cao. Bất cứ ai làm việc trong hoàng cung, cũng phải vào lều rửa tay trong chiếc bình ấy, để chứng minh sự "thành thật" của mình một lần theo thứ tự, và cấm hai người cùng vào một lúc. Ðây chính là cơ hội cho kẻ tham lam biết ăn năn, có thể giấu chiếc vương miện trong mình rồi đem bỏ vào trong đáy bình nước ấy, mà không sợ bị bắt quả tang, đưa đến sự mất tánh mạng.

    Kết quả, chiếc vương miện bằng ngọc của nhà vua đã được tìm thấy trong chiếc bình đựng nước "thành thật" này! Và khung cảnh tươi vui của mọi người liền trở lại trong cung cấm. Tất nhiên kẻ trộm không ai khác hơn là một trong những vương phi, đã ăn năn, đem trả lại vật quý, và được tránh khỏi tội chết! (còn chiếc bình cao cổ để chứng minh rằng không ai có thể đụng tay tới đáy để có thể nghi rằng người vào lều sau mình, hay trước mình là kẻ gian cả).

    Diệu kế này càng khiến cho tên tuổi của A Nan Ða, vốn đã được nhiều người biết đến trở nên vang danh hơn nữa. Riêng trong hàng ngũ Phật giáo thì A Nan Ða đã được tất cả huynh đệ khen ngợi như một người biết tái lập sự an vui bằng một phương pháp sáng suốt, cứu rỗi được những ác nghiệp đặc biệt! (Theo Jàtaka n.92).

    Và để tạm kết thúc chương nói về "Sự liên hệ của A Nan Ða đối với nữ giới" soạn giả xin thuật lại mẫu đối thoại sau đây giữa A Nan Ða với đức Phật, không bao lâu trước khi Phật nhập diệt:

    - Bạch Ðức Thế Tôn! Sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, chúng đệ tử phải đối xử với phái nữ, nhất là đối xử với Ni giới, như thế nào?

    Phật dạy:

    - Các ông đừng nhìn lên thân thể họ.

    A Nan Ða lại hỏi:

    - Nhưng nếu một người nữ đến quá gần một Sa môn thì phải làm sao?

    Phật lại dạy:

    - Các ông đừng tự mình mở lời trước.

    A Nan Ða lại hỏi tiếp:

    - Trường hợp một người nữ đến thật gần một Sa môn rồi bắt đầu gợi chuyện?

    Phật nêu phương pháp:

    - Khi nghe một người đàn bà nói chuyện, các ông phải tuyệt đối cảnh giác, nhớ lại ý niệm ghê sợ và hổ thẹn tội lỗi, đồng thời sử dụng thiền định, nhất là phẩm cách biết mình (Theo Digha Nikàya 16: Trường A Hàm số 16).

    Những câu hỏi nêu trên đã được chính A Nan Ða nêu lên khi ông biết chắc rằng: Ðức Phật sắp bước vào Niết bàn. Và sau đó ông còn nhắc lại những lời sau cùng ấy với mọi huynh đệ trong khi chuẩn bị làm lễ hỏa táng.

    Trên thực tế, mối liên hệ giữa các hàng Sa môn với những Tỳ khưu Ni, cũng như mối liên hệ giữa các hàng Tỳ khưu Tăng với những tín nữ, đối với A Nan Ða trong suốt hai mươi lăm năm trường, dưới sự hướng dẫn của đức Phật, đã không là vấn đề đặc biệt cho lắm! Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây là A Nan Ða đã cố ý nêu lên những câu hỏi như thế, khi đức Phật chưa nhập diệt, là để được nghe chính đức Phật truyền dạy những điều thực tế sau cùng.

    Vả, A Nan Ða tuy là một Sa môn luôn luôn sống trong sự biết mình, nhưng những sự khêu gợi của phái nữ, A Nan Ða vốn đã nhiều lấn đối diện. Và sự cảnh cáo của đức Phật trước khi cho phép thành lập hệ thống Ni giới, A Nan Ða cũng chưa quên (nhất là lời tiên đoán của Phật về tuổi thọ của cộng đồng nữ tu trong Phật giáo chỉ có thể trong sạch khoảng năm trăm năm sau mà thôi). Thành thử, đã từ lâu A Nan Ða thầm lo ngại về tương lai của Phật giáo. Rồi vì lo ngại như thế, nên ông mới đặt ra những câu hỏi nêu trên đến đức Phật hầu xem nó, không những như những giáo huấn sau cùng, mà còn tái xác nhận thành ý của đức Phật, về sự hiện hữu của phái nữ trong cộng đồng Tăng lữ, để lưu lại một lề luật chánh truyền về sau, cho những người kế nghiệp trông coi hệ thống nữ tu cho đến hết năm trăm năm đã định
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  3. #23

    Mặc định

    Con không có ý vấn nạn cô . Nhưng vấn đề nhìn qua chân mày mà không nhìn thẳng thì hơi phi lý . Vậy nên rất mong cô có thể trích dẫn thêm , vì đây là tò mò thực sự .
    Với con thì phải nhìn thẳng váo mắt của đối phương . Vì sao vì tâm con luôn chánh trực , nhìn thẳng để kịp hiểu người ta nói gì . Vì đôi khi phải kết hợp giữa lời nói + hành động + ánh mắt chúng ta mới kịp hiểu đối phương nói gì được .\
    Đại Đức Anan thực sự có công sáng lập Tỳ Khưu Ni .
    Nhưng chúng ta cũng phải công nhận là Nữ giới rất giới hạn so với Nam giới . Bằng chứng là thế giới từ cổ chỉ kim đều do đàn ông làm thủ lĩnh .
    Last edited by zelda; 02-02-2013 at 11:41 PM.
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  4. #24

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Con không có ý vấn nạn cô . Nhưng vấn đề nhìn qua chân mày mà không nhìn thẳng thì hơi phi lý . Vậy nên rất mong cô có thể trích dẫn thêm , vì đây là tò mò thực sự .
    Với con thì phải nhìn thẳng váo mắt của đối phương . Vì sao vì tâm con luôn chánh trực , nhìn thẳng để kịp hiểu người ta nói gì . Vì đôi khi phải kết hợp giữa lời nói + hành động + ánh mắt chúng ta mới kịp hiểu đối phương nói gì được .\
    Đại Đức Anan thực sự có công sáng lập Tỳ Khưu Ni .
    Nhưng chúng ta cũng phải công nhận là Nữ giới rất giới hạn so với Nam giới . Bằng chứng là thế giới từ cổ chỉ kim đều do đàn ông làm thủ lĩnh .
    Nói như con cũng đúng không có gì sai ,nhưng đối với người tu ,khi việc nhìn thẳng khi cần thiết thì cũng phải nhìn ,nhưng trụ ắc sanh TÂM .
    Người với TÂM cứng cỏi ,tu tập vững rồi sẽ có cái nhìn vô ngã với cái TÂM còn phàm e những TÂM sanh không quản nổi sẽ có nhiền sự sanh biến .
    Tâm chỉ khởi chứng đắc ắc đã biến chuyển rồi ,không có chi gọi là sở đắc ,huống chi tự khởi TÂM chứng đắc ,giống như người la lên :tôi im lặng.....tôi im lặng ,mình cố cho mọi người biết mình im lặng nhưng mọi người thấy mình ồn ào nhứt ,nên một vị thầy tự nghỉ mình chứng đắc quả vị đã là TÂM biến .

    GIỐNG như chuyên ĐÔNG PHA

    Đông Pha có một thiền sư thân tình là Phật Ấn, ông nầy rất lỗi lạc. Chùa của Phật Ấn ở bờ tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Đông Pha ở bờ phía đông. Một hôm, Đông Pha đi thuyền sang thăm Phật Ấn, nhưng không có thiền sư ở nhà. Đông Pha bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ có ý bông đùa: Tô Đông Pha là một Phật tử vĩ đại mà dù có 8 ngọn gió (Bát phong :tám ngọn gió độc: lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) thổi cũng chẳng động được.

    Phật Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, sư mỉm cười và viết thêm: Nhảm nhí ! Những gì mà ông vừa viết chẳng hơn một phát rắm.

    Sư Phật Ấn sai đệ tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông Pha. Tô Đông Pha thấy thiền sư Phật Ấn lăng mạ mình thì nổi giận, tức tốc đi thuyền qua sông để hỏi Phật Ấn. Khi Đông Pha qua tới, thấy Phật Ấn liền la lên:

    - Ông có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Quen biết tôi lâu ngày mà chẳng lẽ ông mù quáng đến thế sao?

    Phật Ấn lặng lẽ quan sát họ Tô rồi mỉm cười nói:

    - Tô Đông Pha, một Phật Tữ vĩ đại mà 8 ngọn gió không lay động được, thế mà giờ đây chỉ một phát rắm cũng đủ thổi ông ta bay qua sông đến tận bờ bên nầy.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Cuốn: NHỮNG BÍ ẨN CUỘC ĐỜI
    By chiencsb in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 08-06-2015, 10:42 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. Bài viết của tiên sinh vuivui
    By NINJA-dap-xichlo in forum Tử Vi
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 19-06-2012, 03:10 PM
  4. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  5. TỐ NỮ KINH 1
    By thaiduong162 in forum Y, Dược Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-04-2011, 09:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •