kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Chuyện tâm linh ở Nghĩa trang Trường Sơn

  1. #1

    Mặc định Chuyện tâm linh ở Nghĩa trang Trường Sơn

    Chuyện tâm linh ở Nghĩa trang Trường Sơn
    Nguyễn ánh Ngọc -

    Giữa mênh mông đại ngàn, suốt ngày đêm vi vu tiếng gió, Nghĩa trang Trường Sơn là nơi an nghỉ của 10.363 liệt sĩ. Phần lớn trong số đó là những chiến sĩ đoàn 559 anh hùng - những chàng trai đang ở độ tuổi mười tám, đôi mươi, cái tuổi đang son và thớ thịt căng da. Họ đã chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước.



    Nhiều câu chuyện, theo anh Hồ Tất Ái - Trưởng ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, là khoa học huyền bí, là chuyện của thế giới tâm linh. Anh kể : Một đoàn các Mẹ Việt Nam anh hùng ở Bình Định lên thăm nghĩa trang, có một gia đình trong đoàn đi tìm mộ người thân, cả năm rồi không thấy. Hôm ấy, bác đi thắp hương ở các phần mộ, cũng là ngẫu nhiên. Bỗng thấy bác hét lên một tiếng rồi ngất đi, chúng tôi cứ tưởng bác bị cảm, hoặc giả cũng do quang cảnh nghĩa trang trầm mặc quá mà bác xúc động chồng. Thế nhưng khi tỉnh lại, bác bảo với chúng tôi đúng đây là phần mộ của người em mà bác đang tìm kiếm nhiều năm qua. Rồi nhiều trường hợp khác, chỉ biết con em mình hy sinh trong chiến tranh, không biết phần mộ ở đâu. Gia đình đã đi tìm nhiều năm mà không thấy. Vậy mà trong một chuyến đi cùng mấy đoàn khách thăm nghĩa trang, đốt hương xong, họ như có người cầm tay dẫn đường, đi vòng vèo tới mấy ngôi mộ ở tận xa thắp hương, nhìn lại mới biết là mộ người nhà mình. Người dân ở đây cho rằng đó là các anh hùng liệt sĩ dẫn đường chỉ lối.

    Anh Ái trầm ngâm: Ở nơi linh thiêng này, lời hứa là rất quan trọng, điều gì đã hứa là phải làm . Anh hồi tưởng lại : Một lần vào dịp cuối năm Quí Mùi 2003, anh em ban quản lý nghĩa trang bàn nhau dự định chiều 26 - 12 âm lịch sẽ làm vài mâm cỗ, trước là thắp hương cúng các anh, chị, sau nữa là bữa cơm tất niên coi như động viên anh chị em trong cơ quan sau một năm làm lụng vất vả. Thế rồi nhiều đoàn lên thăm viếng, thành ra công việc bận quá, chưa tổ chức được. Đêm hôm ấy, rồi đến ngày 27, 28 cũng thế, đêm nào các anh cũng gọi: Anh em sao hứa mà không làm... sao hứa mà không làm...?

    Một chuyện khác, thầy giáo Hải quê Hà Nam, công tác ở trường ĐHKHXH&NV đi cùng đoàn lên thăm nghĩa trang khi đi qua nghĩa trang khu III ? khu quy tập mộ các liệt sĩ của mấy tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh... người ta bỗng thấy thầy hát vang cả núi rừng liền một lúc 6 bài về Trường Sơn. Ngay đêm hôm ấy, thầy gọi điện về cho gia đình kể rằng đi ngang qua nghĩa trang khu III , các anh bảo hát cho các anh nghe những bài hát Trường Sơn nên thầy hát.

    Anh em ở Ban quản lý nói khu ấy thiêng lắm. Ngày rằm, mùng một đến thắp hương tại đó, họ vẫn nghe thấy tiếng anh em liệt sĩ nói, cười, chào hỏi: Các anh đến thắp hương đấy à ?

    Anh Ái từng là người lính trinh sát đặc công. Đối với người chiến sĩ được rèn luyện vững vàng như anh thì chuyện sống chết, hoang đường không có gì đáng sợ. Sau 7 năm công tác tại đây, một kỷ niệm làm anh còn nhớ mãi. Anh kể: Đêm 14-11-2001 tôi và đồng chí Chủ tịch công đoàn cơ quan lên khu nghĩa trang thắp hương, chúng tôi thấy một người ngồi bên cạnh tượng đài. Chuyện thân nhân liệt sĩ lên nghĩa trang đêm hôm khuya khoắt cũng không phải là lạ. Tôi cứ nghĩ, có lẽ khách phương xa tới muộn. Dù sao tôi cũng đánh tiếng từ xa, không thấy người đó trả lời. Tôi ngạc nhiên quá, đến gần hơn, cách khoảng chục mét, tôi lại cất tiếng chào hỏi. Người đó vẫn im lặng. Khi chúng tôi tới gần tượng đài còn cách khoảng vài mét, người đó đi lùi ra một đoạn. Tôi đốt hương, và nói : Chúng tôi lên đây thắp hương và có vài lời với các anh hùng liệt sĩ, anh ở đâu tới vậy. Người đó nói : Tôi cũng là liệt sĩ, ở nơi khác đến đây thăm anh em. Quả thật lúc đó tôi vã mồ hôi hột, còn anh Chủ tịch công đoàn thì châm cả lửa vào tay. Quay lại thì không thấy người ấy đâu nữa.

    Còn nhiều chuyện thuộc về thế giới tâm linh ở nghĩa trang này.Chị Trần Thị Thê, công tác ở đây đã 25 năm.Chị có mặt ở đây từ năm 1981 khi mới thành lập nghĩa trang đến giờ. Chị kể thời kỳ đầu có hơn chục người, chủ yếu là chị em. Những ngày mới lên nghĩa trang, đêm đêm nằm nghe thấy tiếng các anh linh liệt sĩ, cười đùa, rồi đàn hát những bài ca thời xưa, chị em cũng hoảng. Hai ba người quây lại ngủ chung một giường. Rồi sáng sớm, nghe tiếng các anh tập thể dục, tiếng bước chân hành quân trong đội ngũ, tiếng hô chào cờ, tiếng hô khẩu hiệu. Các chị mới đầu rất sợ, nhưng sau nghĩ đến các liệt sĩ xả thân vì nước lại cảm thấy thương vô cùng, thành ra ngày rằm, mùng một nào cũng lên thắp hương viếng mộ.

    Nhà ngay cạnh nghĩa trang, lại công tác ngay trong ban quản lý vì thế nên chị Thê gần như trực luôn ở đây đêm hôm, cũng như dịp lễ tết. Chị kể rằng, mất chục năm sống ở đây, cứ khi nhà có việc gì lớn, đều lên xin các anh. Năm ngoái chị xây nhà, cũng làm mâm cỗ cúng , gọi là ?báo cáo với các anh?. Chị nói, chắc các anh phù hộ nên cái quán nho nhỏ của chị rất đông khách, ăn nên làm ra. Rồi thì chuyện ốm đau, thi cử của con cái, chị cũng làm lễ, trước là tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, sau nữa cũng mong các anh phù hộ độ trì. Dần dần đó trở thành nghi lễ quen thuộc của bà con người Kinh ở quanh đây.

    Những câu chuyện tâm linh có lẽ sẽ làm nhiều người mơ hồ sợ hãi. Nhưng với những người đồng đội của các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ nơi đây, đó là câu chuyện của những người đang sống, các anh vẫn đang hiện hữu bên cạnh cuộc đời này. Có đoàn thương binh ngoài Hà Nội, năm nào cũng vào thăm nghĩa trang. Anh mù 2 mắt, anh cụt 2 chân, hai tay, về đây thăm lại chiến trường xưa, thăm lại đồng đội cũ. Các anh ngủ lại giữa nghĩa trang, đốt lửa, thầm thì trò chuyện và hát lại những bài hát năm xưa cho những người đồng đội nghe. Họ đang sống lại những năm tháng hào hùng.

    Chuyện linh thiêng, huyền hoặc ở nơi đây, không biết có phải là khoa học huyền bí - như nhận định của anh Ái, chị Thê , Hay do họ quá xúc động vì tấm gương hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, hoặc vì khung cảnh tịch mịch, thâm nghiêm, cái thăm thẳm đất trời giao hoà giữa âm dương, hư thực ở nơi đây dệt nên? Dù có hoang đường, những câu chuyện đầy tính nhân bản đó vẫn gửi gắm một điều: Các anh đã chiến đấu anh dũng, đã nằm xuống, nhưng các anh không bao giờ chết. Các anh đã trở thành bất tử trong mỗi trái tim Việt Nam.

    Ngày 27-7, trong chương trình Nhịp cầu xuyên A, thanh niên 3 nước Việt Nam, Lào, Thái Lan sẽ gặp nhau tại đây. Họ sẽ cùng nắm tay nhau, thắp những nén hương, những ngọn nến lên 10.363 ngôi mộ. Nghĩa trang Trường Sơn sẽ lung linh trong ánh nến, khói hương huyền ảo. Một thông điệp mà các thế hệ sau gửi đến các anh: Các anh sẽ sống mãi trong lòng tổ quốc và nhân dân.

    Báo Sức Khỏe và Đời Sống
    Last edited by Bin571; 14-01-2008 at 10:06 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Nghĩa trang Trường Sơn dịp 27/7
    Cập nhật lúc 07h00" , ngày 27/07/2007


    Thắp hương viếng các liệt sỹ ở nghĩa trang Trường Sơn.


    (VnMedia) - Có quy mô lớn nhất, có số mộ nhiều nhất, có nhiều liệt sĩ ở nhiều địa phương nhất – “ba cái nhất” đó cũng đủ thấy tầm cỡ của Nghĩa trang quốc gia Trường Sơn ở xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.

    Tuy nằm ở một nơi hoang vắng nhưng hàng năm vào những ngày kỷ niệm thương binh liệt sỹ (27/7) có hàng vạn lượt người về thăm viếng. Có dịp gặp những người quản trang ở đây chúng tôi được nghe kể nhiều câu chuyện thật cảm động

    Chuyện của những người quản trang

    Ông Nguyễn Bá Anh – Phó Trưởng ban quản lý Nghĩa trang Trường Sơn cho chúng tôi biết: “ Nghĩa trang rộng tới 52ha nằm trên 5 quả đồi sát bờ Nam sông Bến Hải, đây là nơi yên nghỉ của 10.263 liệt sỹ của 61 tỉnh thành, trong đó có 5 mộ của cán bộ trung cao cấp, 10 mộ anh hùng liệt sỹ”.

    Đến đây vào những ngày này, dưới cái nắng chói chang của miền Trung, nhiều người sẽ có cảm giác rợn ngợp trước hàng ngàn ngôi mộ trắng san sát nối nhau. Những người quản trang lọt thỏm trong “rừng mộ” đó, hàng ngày, hàng đêm họ lặng lẽ, cần mẫn với những công việc có tên và không tên của mình. Buổi sáng tinh mơ khi mặt trời chưa mọc đã nghe thấy tiếng chổi tre quen thuộc của họ trên các khu nghĩa trang, chiều tối lại thấy họ tưới nước cho hoa cỏ ở các tượng đài... Điều ngạc nhiên đối với chúng tôi là những người quản trang như chị Hồng lại có thể nhớ hết tên và vị trí của tất cả các ngôi mộ liệt sỹ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh – khu vực mà chị phụ trách. Nhớ tên được hàng ngàn ngôi mộ, không chỉ vì chị đã làm việc ở đây hơn 20 năm vì một cái gì đó thật thiêng liêng đối với chị, ngay cả bản thân chị cũng khó gọi tên ra được. Từng ấy thời gian chị đã chứng kiến rất nhiều nước mắt, rất nhiều cuộc “hội ngộ” của người sống và người đã hy sinh.

    Có ông cụ ở Hà Tĩnh, vào tìm thấy mộ con khóc ba ngày không chịu về, nghĩ con mình phải nằm nơi heo hút, cụ định đưa mộ về quê, nhưng sau khi thấy được sự chăm sóc chu đáo của các quản trang, cụ đã thay đổi ý định. Rồi chị kể cho chúng tôi nghe, một đêm chị mơ thấy có một liệt sĩ mang quân hàm về báo mộng: “Ngày mai đúng 9 giờ có hai đứa con của tôi đến thăm, chị mang theo ít hương hoa nhé”. Quả nhiên đúng 9 giờ sáng hôm sau có 2 người con tìm đến thật, họ đã oà khóc sau hơn 30 năm tìm kiếm mộ bố mình khắp nơi. “Ở đây chúng tôi tin vào những chuyện tâm linh như thế đấy, các chú, các anh thiêng lắm” - chị Hồng tâm sự.

    Những người quản trang còn kể lại rằng ban đêm họ còn nghe thấy rõ ràng bước chân hành quân rầm rập của các anh bộ đội, nghe tiếng đàn ghi ta. Đất ở đây hầu như không có cây bồ đề nào, nhưng bỗng dưng phía sau tượng đài liệt sĩ lại mọc lên một cây bồ đề, càng chặt nó càng lên và bây giờ cành lá xanh tươi đã trùm bóng lên tượng đài liệt sĩ mà chúng tôi đang ngồi trò chuyện dưới bóng cây. Hàng năm, cứ khoảng 26 – 27, ngày Tết có một người phụ nữ từ Hà Nội vào đây lặng lẽ thắp hương cho tất cả các ngôi mộ. Năm đầu chị đi một mình, năm thứ hai chị đi với chồng và Tết vừa rồi đem theo cả gia đình. Người phụ nữ ấy không hề có người thân ở Nghĩa trang Trường Sơn, ra đi cũng chẳng để lại một dòng địa chỉ. Rồi có hãng bia Tiger - Đà Nẵng liên doanh với nước ngoài, nhưng tháng nào cũng vào thắp hương cho các liệt sĩ, chắc không phải để cầu cho kinh doanh phát đạt. Ngay cả một ông lão nghèo người dân tộc Vân Kiều, cơm ăn chưa đủ no vẫn đi bộ đến thăm viếng các anh bộ đội Cụ Hồ đều đặn năm này qua năm khác. Tất cả, như một minh hoạ sinh động cho hai từ “nghĩa trang”, từ Hán Việt này có nghĩa là: mảnh đất người đời làm việc nghĩa.


    Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn các anh, những người đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc.


    Ông Hồ Tất Ái - Trưởng Ban quản lý Nghĩa trang Trường Sơn, giọng khản đặc vì từ sáng đã hướng dẫn nhiều đoàn khách đến viếng thăm cho chúng tôi biết: “Toàn bộ Nghĩa trang được chia làm 5 khu và 68 ngôi mộ vô danh. Năm 2006 có tới gần 60 ngàn lượt người viếng thăm, chúng tôi đối chiếu danh sách, viết thư, trả lời điện thoại cho gần 1.000 thân nhân...“ Câu chuyện của chúng tôi chốc lát lại bị ngắt quãng giữa chừng vì liên tục có các đoàn khách viếng thăm nghĩa trang. Ông Ái lại vội vã đến để chủ lễ dâng hương hoa. Trong tiếng nhạc hùng tráng, mọi người đứng nghiêm trang hướng về tượng đài liệt sĩ, chúng tôi nhận thấy trên gương mặt của mọi người đầy cảm xúc, xúc động khi viếng các liệt sĩ. Dẫu là việc thường ngày, nhưng những người quản trang ở đây đều thấy sự thiêng liêng. Chị Nguyễn Thị Bé - người quản trang có thâm niên nhất, mỗi lần thắp hương trên ngôi mộ các liệt sĩ đều kính cẩn nghiêm mình dù để thắp hết hương cho một số mộ khu 5 chị phụ trách, cả gia đình chị phải mất hết một ngày.

    Dường như chúng tôi thấy những người quản trang ở đây có một cuộc đời rất giống nhau, thường chồng là thương binh vợ là thanh niên xung phong, hết chiến tranh tình nguyện ở lại Nghĩa trang Trường Sơn, chấp nhận đồng lương ít ỏi, chấp nhận xa con cái... Trong dòng người nườm nượm đổ về thăm viếng nghĩa trang, dường như chúng tôi thấy cái gió, cái nắng Quảng Trị càng nóng hơn. Cái gió Quảng Trị mùa khô như muốn thổi trụi, thiêu đốt hết màu xanh cây cỏ. Nhưng nắng thế đấy, gió thế đấy mà cỏ hoa vẫn mọc xanh ngút ngàn trong Nghĩa trang Trường Sơn.

    Biến Nghĩa trang Trường Sơn thành công viên văn hoá

    Nghĩa trang Trường Sơn xây dựng năm 1975 ở cầu Bến Tắt sông Bến Hải, nơi khởi đầu của đường Hồ Chí Minh vào Nam. Hiện nay, dự án đầu tư cải tạo nâng cấp Nghĩa trang Trương Sơn với số vốn 28 tỷ đồng của Chính Phủ đã mang lại cho nghĩa trang một diện mạo mới khang trang như: Tượng đài các tỉnh, khu khánh tiết, nhà truyền thống, trồng cây xanh, đường giao thông... Theo đánh giá, Nghĩa trang Trường Sơn đã khắc phục được sự trồng chéo, mâu thuẫn giữa các nhân tố đối lập thường thấy ở các nghĩa trang liệt sĩ: Bi và Tráng, Yên nghỉ và Biểu đạt, Khóc thương và Khẳng định, Yên nghỉ và Lạc quan cách mạng... Ông Ái cho chúng tôi biết thêm: “Trong thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và xã hội sẽ đầu tư khoảng 25 tỷ đồng cho các hạng mục như: Mô phỏng toàn bộ hiện trạng đường Trường Sơn, đường xe thồ, đường xe cơ giới, ống dẫn xăng dầu, đường kín và đường hở, rồi xây dựng nhà bảo tàng lưu niệm Hồ Chí Minh... nhằm tái hiện lại những con đường đã từng gắn với cuộc kháng chiến của quân và dân ta. Khi dự án thực hiện xong, Nghĩa trang Trường Sơn rồi đây sẽ trở thành một công viên văn hoá, nơi giao lưu văn hoá, nơi tổ chức kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng, điểm du lịch giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ...

    Rời Nghĩa trang Trường Sơn, với bạt ngàn những ngôi mộ trắng, chúng tôi càng cảm nhận được giá trị của cuộc sống hôm nay. Để có bình yên cho Tổ quốc, bao người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống và chúng tôi càng thấm thía câu nói: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc".


    Bài, ảnh: N. Hiếu

    Theo vnmedia.vn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    CÂU CHUYỆN NGHĨA TRANG
    qua lời kể của Phan Thị Bích Hằng

    1. Trích băng ghi âm Hội nghị UIA 2006 – Vấn Đáp

    Khi đến nghĩa trang liệt sĩ thì nghe được muôn vàn tiếng nói, nhiều kinh khủng, anh thì nói, anh thì hát, anh thì gõ bát, gõ đũa. Nhiều khi đi tìm mộ liệt sĩ cháu nghĩ phải chi mình là đàn ông thì phải, bởi vì mình là phụ nữ nên các anh cũng hay trêu chọc, ở cõi âm người ta cũng có cuộc sống tinh thần chứ, người ta cũng chơi đùa.

    Linh hồn có thể giao tiếp được. Thông tin đó là suy nghĩ, suy nghĩ của linh hồn bật ra và nhà ngoại cảm có thể bắt được, phân biệt được giọng Bắc, Trung, Nam, thậm chí những người nói nhíu, nói ngọng, ngắn lưỡi nghe đựơc hết. Nghe theo kiểu gì, người ta có mấp máy miệng không? Có, người ta có mấp máy miệng. Âm thanh phát ra có phải âm thanh bình thường như mình nói không? Thật ra cháu nghe không đựơc rành rọt như chúng ta nói với nhau đâu, mà nghe nó chỉ lờ mờ thôi, nghe trong một cái mớ hỗn tạp âm thanh, như tiếng gió, như tiếng côn trùng, rồi là thậm chí nhiễu, nhưng mà vẫn nghe thấy, vẫn lọc ra được ra điều gì mình cần và mình muốn. Còn nhìn thì cũng chẳng thấy rõ như mình nhìn thấy nhau như thế này đâu, nhìn thấy mờ mờ thôi, hư hư ảo ảo. Có lúc vừa nhìn thấy thì người ta lại tan đi mất. Nhiều người cứ thắc mắc là mỗi lần cháu nghe, cháu xem hay cháu nói chuyện, cứ lấy tay hay lấy giấy cháu đỡ, cháu đón lại. Bởi vì lúc đó hình ảnh cứ tan ra, buộc phải đón lại, nếu không thì hình ảnh tan mất đi.

    2. Trích băng ghi âm tại Chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn – Ngày 25/03/2007

    Tôi nghĩ ở trên bàn thờ mình còn nhìn thấy bà nội vậy thì thử ra mộ xem sao, chắc là ra mộ thì sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn. Thực ra việc ra mộ là tôi chọn hơi sai lầm và tôi đã phải ngất xỉu ngay tại chỗ khi những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt mình. Đáng lẽ ra một nơi chỉ có một mình bà nội nằm thôi hoặc nơi rất ít mộ thì tôi giữ đựơc bình tĩnh hơn, đàng này tôi đi thẳng lên nghĩa địa của làng, cách nhà hơn một cây số, ở nơi đó một bên là chôn những mộ đã cải táng và một bên là chôn những mộ mới. Khi tôi bước vào con đường giữa ở hai khu ấy thì bắt đầu nhìn thấy những hình ảnh hiện lên. Một bên thì thấy toàn những bộ xương thôi, còn một bên thì thấy nào những vải trắng vải đen nó cứ bùng nhùng ra. Nhìn thấy rất nhiều người, họ nằm, họ ngồi, họ đứng và lúc ấy sau khi thấy thì tôi hét lên và tôi ngất xỉu ngay trên con đường đi ra nghĩa địa.

    Sau đấy về nhà thì một tháng sau tôi không dám mon men ra nghĩa địa nữa, không dám nhìn, không dám ngó nghiêng gì cả. Khi tôi đã bình tĩnh trở lại và trấn an được tinh thần của mình thì tôi lại nghĩ sẽ quay trở ra ngôi mộ của bà nội và mộ của chú tôi, là người con mà ông bảo mất lúc 3 tuổi. Ông tôi bảo mộ của chú là một nấm đất thấp lè tè, chui vào trong một cái bờ tre, rất là khó phát hiện. Lần thứ hai tôi đi ra mộ bà nội, khi đó tôi đi rất bình thản, khi ra cách mộ 6-7 mét thì đã thấy bà rồi. Tôi thấy bà tôi bước ra, rất là tươi cười đón tôi, hôm đó chỉ có một mình bà chứ không thấy hai người con kia nữa. Bà tôi nói rằng: Hôm nay cháu đến thăm nhà bà à. Tôi cứ nhìn thấy miệng bà cười cười và tay bà chỉ thì tôi hình dung ra câu nói của bà như vậy. Khi ấy tôi trả lời lại rất là vô thức: Dạ, cháu đến thăm nhà bà đây, thế bác và chú đâu rồi. Tôi thấy bà cười, bà lắc đầu và chỉ hai tay ra hai nơi. Tôi hiểu rằng bà muốn bảo với tôi rằng bác ở chỗ này, chú ở chỗ kia. Tôi nói; Cháu đang đứng ở cạnh mộ bà, cháu nhìn thấy bà nói nhưng cháu không nghe thấy, ước gì cháu được nghe thấy nhỉ. Tôi cứ nói và cứ ước như thế, hai bà cháu chỉ gật gù và giao lưu với nhau bằng ánh mắt
    Rosea Sacred Genie: cô Nguyên :yb663:
    Rosea Sacred Knight: Alexander Hleb
    Rosea Religion: Arsenal F.C
    --------------------------------------
    Gia Đình Vô Hình:yb663:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •