kết quả từ 1 tới 4 trên 4
  1. #1

    Mặc định Cùng đồng hành với CT tình nguyện tại HN, đem mùa đông ấm áp tới những cụ già bơ vơ

    CHƯƠNG TRÌNH TÌNH NGUYỆN TẠI HÀ NỘI
    Thời gian thực hiện:
    Từ hôm nay cho đến hết ngày 1/1/2012.
    Đối tượng của công việc:

    Các bạn trong CLB ai biết cụ nào như cụ Hạnh (http://vozforums.com/showthread.php?t=2613913) hoặc cụ Yến (http://www.facebook.com/notes/h%C3%A...19990261395832) thì post ngay dưới post này nhé.
    Hiện tại thành viên CLB biết 3 cụ: cụ Hạnh (Thanh Xuân), cụ Yến(Bờ Hồ) và 1 ông (ko biết tên) ở trước cửa xí nghiệp Dệt Kim Đông Xuân ( Nguyễn Công Trứ).
    NHÓM 1: Cụ Hạnh - Bách Hoá Thanh Xuân do bạn Thảo black làm trưởng nhóm. Sdt: 0973.739.340. Mọi người có thể đi lúc chiều tối hoặc lúc nào mọi người rảnh và nhất trí vs bạn Thảo.
    NHÓM 2: Cụ Yến – Bờ Hồ Hà Nội do bạn Giang Nguyễn làm trưởng nhóm. Sdt: 0976.169.286.
    NHÓM 3: Ông trước cửa dệt kim đông xuân – Nguyễn Công Trứ do bạn Hằng Lee làm nhóm trưởng. SDT 0168.9964.631
    Mọi người ai có thể đi được thì đăng ký theo mẫu sau ngay dưới post này để khi nào đi thì nhóm trưởng thông báo nhé:
    [Hà Nội:
    Tên:…/Nick fb:…Mọi ng tag mình vào nhé.
    Sdt:……………………………………….
    Nhóm:…………………………………….
    Giờ có thể đi:……………………………..]
    Nội dung công việc: Hiện tại việc quan trọng nhất là xiin tài trợ và tìm ra những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn xung quanh mọi người. Mọi người cùng cố gắng nhé :)
    - Chia thành những nhóm nhỏ đến thăm từng cụ (nhà ai ở quận nào thì có thể chọn để đi cho tiện)
    - Cân đo hoặc mua nước cho các cụ đắt hàng. Hỏi chuyện các cụ và nghe các cụ kể chuyện.
    - Sau một vài lần đến nói chuyện cởi mở, tặng quà các cụ.
    - Xin tài trợ các nhà hảo tâm bằng mọi mối quan hệ (anh chị em họ hàng bà con thân thích. Chúng ta sẽ mua quà tặng các cụ là áo mới và chăn mới để các cụ mặc Tết 2012)

    Chú ý: Chỉ nhận tiền mặt và quần áo còn dùng được cho người già. Đối với những cụ có nhà riêng, chúng ta sẽ đến nhà cụ dọn dẹp giúp các cụ (nếu các cụ đồng ý)
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  2. #2

    Mặc định

    Cụ Hạnh:

    Chồng chết, rồi con trai, chỗ dựa duy nhất chết, nhà bị lừa lấy mất, cuối cùng bà lão ấy bị đẩy ra sống và mưu sinh ở hè Bách hoá Thanh Xuân, Hà Nội.

    25 năm nay, những người bán hàng quanh Bách hoá Thanh Xuân đã quá quen thuộc với hình ảnh nhỏ bé còm cõi của cụ Đinh Thị Hạnh bên chiếc cân sức khoẻ, gom góp từng đồng bạc lẻ sống qua ngày.

    Hà Nội buổi chiều thu, mưa rả rích khiến cảm giác se lạnh của heo may càng thấm thía. Nhưng bên góc hè, cụ Hạnh vẫn phong phanh chiếc áo ngắn tay, đôi mắt đục mờ dõi cái nhìn mông lung ra con đường ướt nhoè phía trước. Suốt từ chiều, chưa có người khách nào ghé cân cho cụ. Có lẽ do trời mưa, người mua sắm cũng ít đi. Ngồi mãi cũng buồn, bà lôi cơm ra ăn cho xong bữa. Hộp cơm khô khốc chỉ có vài miếng thịt, bà trệu trạo nhai và cố nuốt. Miếng cơm khô như nghẹn lại trong họng. Bà lấy bình nước sôi ra, chan vào cơm để ăn cho dễ. Bà cho biết, cơm mua hồi trưa còn lại để dành cho bữa tối.

    * Người đàn bà bất hạnh

    Cụ Hạnh kể mình quê ở Thái Bình, cha mẹ anh em chết hết vào nạn đói năm 1945 chỉ còn mỗi mình sống sót. Từ nhỏ, bà đã phải lăn lộn kiếm sống ở hết gầm cầu Bo rồi chợ Bo Thái Bình để kiếm miếng ăn qua ngày. Rồi cụ lấy chồng, nhưng người đàn ông đó đã phụ bà, bỏ đi mất khi hai người chưa có con. Năm 1957, bà bỏ quê lên Hà Nội xin vào làm công nhân nhà máy điện Mễ Trì.

    Cố đi bước nữa với một người đàn ông cũng là công nhân và sinh được một cậu con trai. Nhưng không may, chồng mắc bệnh hiểm nghèo mất khi con trai mới tám tuổi và bà thì vẫn đang còn xuân trẻ. Cắn răng chịu đựng, bà ở vậy nuôi con. Công việc Hà Nội rồi cũng mất, bà đành bỏ việc và bắt đầu cuộc sống mưu sinh làm thuê đủ mọi việc để nuôi con.

    * Cụ Đinh Thị Hạnh giữa “chốn mưu sinh” của mình.

    Bất hạnh nối tiếp bất hạnh khi người con duy nhất của cụ bị bệnh qua đời. Trái tim người mẹ tan nát khiến nhiều lúc cụ muốn đi theo con. Cụ bảo, tên của mình là Đinh Thị Thanh nhưng do khổ quá mà cụ đổi tên thành Đinh Thị Hạnh, người đàn bà suốt đời bất hạnh. Năm tháng qua đi, làm đủ nghề nặng nhọc kiếm sống, đến lúc thấy tuổi đã cao, biết không thể tiếp tục làm thuê được nữa, cụ sắm một cái cân sức khoẻ rồi ra ngồi ở hè Bách hoá Thanh Xuân.

    Tính đến nay cũng đã 25 năm rồi. Thời gian đầu, sáng cụ ra hè Bách hoá ngồi, tối lại trở về căn nhà của mình sống vò võ một mình. Sau đó cụ quyết định bán căn nhà đó đi để mua một căn nhà khác ở gần Bách hoá. Nhưng trớ trêu thay, nhà mua không có giấy tờ đàng hoàng mà chỉ viết sang tay nên ở được hơn một tháng thì bị chủ cũ vu oan cụ chiếm nhà và đòi kiện. Công an tới đòi bà cho xem giấy giao kèo, thật thà nên cụ đưa và họ bảo cần đem về xác minh rồi cầm đi mất. Vậy là cụ mất trắng căn nhà, bị đuổi ra ngoài đường. Bắt đầu từ đó, góc hè Bách hoá Thanh Xuân trở thành chỗ sinh sống của cụ luôn.

    Cụ kể, những người bảo vệ ở đây rất thương cho hoàn cảnh của bà nên họ cho bà ở mà không đuổi. Chiều chiều, bà ra đằng sau Bách hoá tắm giặt nhờ. Mỗi ngày, cụ mua một hộp cơm 15.000 đồng chia ra ăn bữa trưa và bữa tối. Cụ bảo già rồi, cũng chẳng ăn được bao nhiêu, với lại mua thế để tiết kiệm.

    * Nguyện vọng được hiến xác

    Ở tuổi 80, cuộc đời của cụ Hạnh như ngọn đèn trước gió. Cụ bảo bao nhiêu năm nay, thân già nằm đây chả biết chết lúc nào. Người già khó ngủ, đêm nào cụ cũng thao thức chờ sáng. Bình thường còn ngủ được một chút chứ những đêm mùa hè nóng nực như thời gian vừa rồi, cả đêm bà nằm phe phẩy quạt đến sáng. Nhưng khổ nhất vẫn là những đêm mùa đông, rét quá nên cả đêm không ngủ được. Những ngày nhiệt độ xuống quá thấp cụ mới đi thuê phòng để ngủ. Gọi là phòng chứ thực ra chỉ là cái hầm của một căn nhà, chỉ rộng 5m2. Bình thường người ta để đồ nên giá chỉ có 300.000 đồng/tháng. Trời hết rét cụ lại trả nhà ra hiên Bách hoá ngủ và họ lại lấy chỗ đó để đồ. Mỗi ngày, cụ biết mình phải có 13.000 đồng để trả tiền nhà. Ngày nào kiếm được ít quá, cụ lại ăn bánh mì chứ không dám mua một hộp cơm để có tiền trả tiền nhà.

    Nhưng hai năm nay, thấy bà già quá, chủ nhà không dám cho cụ thuê nữa vì sợ trời lạnh quá, cụ chết trong nhà của họ nên suốt mùa đông cụ phải ngủ ngoài hè Bách hoá, chịu cái lạnh cắt da cắt thịt. Cụ bảo nhưng có lẽ trời thương, nên mặc dù nhìn mình quắt queo lẻo khoẻo thế này nhưng cụ rất ít bị ốm, không phải nằm một chỗ nên vẫn kiếm sống được mỗi ngày. Chỉ có cái chân bị khớp thỉnh thoảng lại hành cho nhức nhối, không có tiền đi bệnh viện, đau quá không chịu nổi, cụ mới đi mua thuốc, 9.000 đồng một viên uống cũng bớt đau được vài ngày.

    Cụ bảo sống không nơi nương tựa nên chẳng biết khi nằm xuống ai sẽ lo ma chay cho. Thỉnh thoảng đọc báo nên cụ biết được các bệnh viện rất cần nội tạng, các trường đại học y thì cần xác cho sinh viên thực hành nên nguyện vọng của bà là muốn được hiến xác vừa không phải lo chuyện hậu sự cho mình lại vừa giúp ích được cho đời. Cụ đã từng viết đơn gửi đến bệnh viện Bạch Mai xin hiến xác nhưng không thấy bệnh viện hồi âm chấp nhận yêu cầu của cụ.

    Thậm chí, cụ từng thuê xe ôm đến bệnh viện với ý định lên gặp ban giám đốc để nêu nguyện vọng nhưng không gặp được. Thấy mình đã già lại không nơi nương tựa nên cụ rất sợ bệnh già kéo tới, phải nằm một chỗ không có người chăm sóc thì càng khốn khổ nên cụ còn có ý muốn sẵn sàng hiến xác sống với suy nghĩ bây giờ nội tạng còn khoẻ mạnh, chắc chắn sẽ có ích hơn. Cuộc sống bế tắc đến nỗi đã có lúc cụ mua thuốc chuột về định tự tử nhưng hoà cho con chó uống thử thì không thấy chết nên từ đó cụ không dám liều vì sợ uống vào chết không được mà lại mang bệnh, mang tật thì còn khốn khổ hơn.

    Suốt cuộc đời khốn khổ của mình, cụ Hạnh bảo mình chẳng có điều kiện giúp đỡ được ai thì chỉ mong chết đi, thân già này có thể giúp cho người khác sống thêm được vài năm, như thế là cụ mãn nguyện lắm rồi.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  3. #3

    Mặc định

    Cụ Yến- 90 tuổi:

    Mẹ mù, chồng chết, con gái liệt, con trai cả chết ung thư, con trai thứ tàn phế, trai út thất nghiệp, con dâu vô nghề nghiệp mắc bệnh tim bẩm sinh... đó chỉ là một phần những bất hạnh nghiệt ngã đè nặng lên số phận người đàn bà 88 tuổi này. Nhưng vượt qua tất cả, bà vẫn kiên cường sống, mưu sinh vì các con...

    Nằm khuất giữa hai cột đèn điện trên phố Bảo Khánh, 30 năm nay một cụ bà 88 tuổi vẫn chung thủy với quán nước chè, ngày đêm mò mẫm mưu sinh để kiếm tiền nuôi mình và những người con tật nguyền. Hình ảnh của cụ gắn liền với một góc Hà Nội xưa tại con phố này.

    Phận đời nghiệt ngã bên hàng nước cũ

    Gần 30 năm, từ cái thời Hà Nội còn ầm ầm tiếng súng và đinh tai những đợt bom Mĩ rền, trên con phố Bảo Khánh đối diện ngay Hồ Gươm, có một cụ bà chung thủy với quán nước chè, hằng ngày mò mẫm mưu sinh cho mình và cả gia đình.

    Những người thường xuyên qua lại trên con phố này đã quá quen thuộc hình ảnh một cụ bà tóc bạc phơ, đôi mắt đục nhòe, chốc chốc lại khơi khơi cái cơi đựng trầu móm mém nhai. Cụ bà có tên là Phan Thị Yến. Quán nước của cụ nằm khiêm tốn giữa hai cây cột điện ngay đầu phố.

    Đã 30 năm trên phố Bảo Khánh, cụ Yến vẫn ngồi giữa hai cây cột điện để bán nước nuôi mình và người con gái tật nguyềnGọi là quán cho sang chứ thực ra hàng nước chè của cụ chỉ vỏn vẹn có một cái làn cũ rách đựng vài bao thuốc lá, mấy gói hướng dương, đôi ba chai nước, hai phong kẹo lạc và ấm nước chè… Gọi cụ rót cho chén nước, cụ lẩm nhẩm: “Muộn rồi vẫn uống à chú? Tôi sắp sửa chuyển chỗ rồi…”. Thấy làm lạ vì giờ mới chỉ 3h chiều, tôi định lên tiếng hỏi thì người phụ nữ ngồi kế bên nhanh chóng ra hiệu và bảo khẽ: "Cụ bị mù nên nếu không có người nhắc giờ giấc cụ cũng không biết là sớm hay muộn". Tiết lộ của người phụ nữ khiến tôi giật mình. Lúc này cụ đang lần mò ấm và chén rót nước cho tôi một cách tỉ mẩn. Đôi tay cụ run run…

    Cụ Yến là người Hà Nội gốc, nhà trước đây cũng ở chính con phố này. Khi chồng mất, các con cụ bỗng quay ra giành giật căn nhà tập thể gia đình đang ở. Không đành lòng nhìn các con "cắn xé " nhau, cụ đành bán đứt ngôi nhà để chia cho mỗi đứa một ít rồi cùng người con trai út và cô con gái bị bại liệt ra thuê nhà ở ngoài bãi ven đê sông Hồng.

    Đã 88 tuổi, nhưng quãng đời mà cụ Yến trải qua vẫn chưa hết bất hạnh.Cuộc đời cụ từ lúc sinh ra cho đến hôm nay không một ngày hạnh phúc. Mẹ cụ bị mù mất sớm. Bố đi bước nữa nên cụ phải chuyển về sống với ông bà ngoại. Đến khi ông bà ngoại mất, cụ phải đi giúp việc cho nhà người. Lấy chồng từ năm 20 tuổi, cụ sinh được bốn người con. Nhưng bất hạnh tiếp tục ập xuống gia đình cụ khi người con gái duy nhất đột nhiên mắc bệnh, đôi chân ngày càng teo đi rồi liệt hoàn toàn.

    Thu nhập ít ỏi từ chiếc máy khâu của người chồng không đủ để chữa bệnh cho con và chi tiêu cho những bữa ăn đạm bạc của gia đình, cụ Yến bắt đầu cuộc đời bôn ba với gánh hàng rong. Lúc đầu cụ bán xôi ở chợ Đồng Xuân, rồi bán cháo, bán hoa quả, bán hoa dạo quanh phố cổ để cùng chồng kiếm tiền mưu sinh.

    Tưởng rằng cuộc sống bôn ba ấy cũng giúp gia đình cụ sống yên ổn qua ngày thì một lần nữa, bất hạnh lại tìm đến. Chồng cụ mất đi trong lúc gia đình đang vô cùng túng quẫn. Ngày chồng mất, cụ gần như suy sụp hoàn toàn, sức khỏe ngày càng yếu đi. Đến khi đôi chân cụ không còn có thể rong ruổi đi bán dạo khắp phố cổ được nữa, cụ chọn con phố thân thuộc nơi gia đình đã từng sống mở một quán trà vỉa hè dưới hai cây cột điện để mưu sinh và tiếp tục nuôi người con tật nguyền.

    Cái hàng nước nơi cụ Yến ngồi từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi. Nó không to ra và cũng không đẹp hơn so với cách đây 30 năm. Những vật dụng mà cụ dùng để bán hàng cũng đã đi theo cụ từng ấy năm trời. Không có tiền nên cụ cũng không có hàng dự trữ, chỉ khi nào gần hết cụ lại nhờ mấy người quen chạy sang đại lý cuối phố mua hộ về bán tiếp.

    Trong khi cùng cụ sống lại những kỹ niệm xưa, tôi vô tình chạm vào nỗi đau của cụ khi hỏi chuyện về người con gái. Cụ lặng im hồi lâu, rồi gục xuống kệ thuốc trên đôi bàn tay gày gò nhăn nheo, nước mắt cụ cứ thế từ đôi mắt đục trào ra. Nhưng cụ không giấu giếm: “Đó là nỗi bất hạnh lớn nhất của đời tôi, giờ đây nó đã 63 tuổi rồi mà cũng chỉ ú ớ nằm một chỗ. Tôi thương con nên không thể nào vô tình với chúng nó được. Còn sống được ngày nào tôi vẫn sẽ làm để nuôi nó và mua thuốc cho nó...”.

    Cụ Yến gục đầu khóc khi nói về gia cảnh của mình và người con gái tật nguyền.Tình mẫu tử ấy là động lực giúp cụ Yến quanh năm mò mẫm đi bộ từ nhà ra đầu đê rồi nhờ người dắt ra chỗ bán hàng. Đến chiều lại nhờ người đưa ra đầu đê và mò mẫm về nhà. Đến khi đôi mắt cụ mờ hẳn, không còn nhìn thấy gì nữa, cụ đành thuê xe ôm đưa ra chỗ bán hàng, sáng đi đến tối mới về. Đã mất công tiền thuê xe nên cụ cố ngồi đến tối mịt để bù vào.

    Ngày nắng thì không sao nhưng những hôm mưa gió, quán nước của cụ không có lấy một bóng người, cụ đành khất nợ tiền xe để hôm khác trả. Những người xe ôm cũng thương hoàn cảnh cụ nên không bao giờ đòi gì, khi nào cụ có thì đưa.

    Sống trong bóng tối đã 20 năm nhưng cụ Yến hầu như không một ngày nào vắng mặt ở phố Bảo Khánh. Vẫn dáng ngồi bé nhỏ, gầy gò giữa hai cây cột điện với gánh hàng nước nhuốm màu thời gian, dường như cụ không mong ngóng, cũng không chờ khách mà ngồi để đợi nghe những âm thanh vui nơi phố phường, để cảm nhận sự khác biệt từng ngày của phố hôm nay và hình ảnh của góc phố 30 năm về trước.

    Thế nhưng, khi tôi dè dặt đề nghị được giúp cụ bằng cách sẽ liên lạc với một hội từ thiện nào đó và đưa cụ vào viện dưỡng lão ở, cụ bật khóc: “Cảm ơn chú, tôi không đi đâu cả, số kiếp tôi nó vậy rồi. Tôi còn phải chăm lo cho con tôi. Nếu tôi đi thì ai chăm nó, ai làm mà kiếm tiền mua thuốc cho nó. Với lại ở mấy chỗ đó thì có gì là vui, tôi ngồi đây quen rồi, được nghe những tiếng rầm rì xe chạy, vui tai lắm …”

    Cô Dung, một người bạn già của cụ Yến - nhà ở phố Bảo Khánh thường xuyên ra giúp bà bán hàng - cho biết: “Bà ấy không đi đâu đâu. Bà thương con gái lắm… Tôi ở đây nên biết bà ấy lâu rồi. Bà ấy sống được cho đến lúc này là cũng vì để nuôi con đấy…”. Nói đến đây, cô Dung cũng sụt sùi, cô kể tiếp với tôi về gia cảnh của người bạn mà cô hay gọi vui là người của quá khứ.



    Cô Dung nhà ở phố Bảo Khánh là một người bạn của cụ Yến thường xuyên giúp đỡ cụ mua hộ hàng về bán."Người cùng khổ" của quá khứ

    Câu chuyện gia đình của cụ Yến bi đát hơn tôi nghĩ. Cụ có cả thảy bốn người con, người con gái thì đã bị liệt nhiều năm. Người con trai cả vốn được gia đình kỳ vọng vì làm ăn được thì lại mắc bệnh ung thư. Khi chết để lại người vợ không nghề nghiệp mang trong mình bệnh tim bẩm sinh và hai đứa con thơ dại.



    Người con trai thứ hai vốn là công nhân một nhà máy nước, nhưng không may bị ống nước đè gãy chân trong một lần làm việc dẫn tới tàn phế. Người con trai út trước đây đi bộ đội 7 năm ở chiến trường biên giới phía Bắc. Sau ra quân cũng đã đi làm nhiều nơi nhưng không theo được do sức khỏe yếu giờ đang thất nghiệp, ở nhà trông chờ vào đồng lương của vợ làm công nhân vệ sinh nhà máy nước.

    Với cái gánh nước nhỏ này, cụ phải vừa kiếm đủ tiền nuôi mình, vừa phải phụ giúp thêm con trai trả tiền nhà và lo cho cô con gái. Bữa trưa của cụ thường chỉ là gói xôi 2.000 đồng. Bữa tối là cái bánh mì không nhân. Với cụ thế là đủ. Thi thoảng, có người thương cho cụ 50 - 100.000 đồng để cụ lo cho con gái, cụ lại khóc nức lên mà không thốt lên lời.

    Đêm lạnh xuống, cụ chuyển chỗ sang ngồi co ro sau cái ghế đá bên bờ Hồ, lặng lẽ ngồi nhai trầu, lâu lâu mới có người khách tạt qua mua cho cụ gói thuốc hay gói hạt chứ thấy ít người ngồi lại vì cái quán của cụ cũng thật khó để ngồi lâu.Nhiều khi cụ Yến ngồi bán hàng bị bảo vệ quanh Hồ Gươm đuổi, cụ cũng chỉ biết lếch thếch mà xin cứ từ từ rồi bà sẽ đi chứ chẳng thể ôm hàng mà chạy như mấy người khác. Trong những lúc như thế cụ cứ ngơ ngác mà không biết đi về đâu, không biết nhờ ai giúp, lại đành nhờ đúng người bảo vệ đã đuổi mình chọn cho một cái chỗ ngồi gần đó mà không vi phạm pháp luật.

    Và cứ đến tối cụ lại chuyển sang ngồi sau ghế đá bên bờ Hồ đối diện phố Bảo Khánh cho đến 11 giờ đêm mới về.Đường phố Hà Nội tấp nập xe cộ, dòng người vẫn cứ sải bước qua quán nước nơi cụ ngồi. Cái dáng ngồi của cụ dường như 30 năm không thay đổi, có chăng gầy gò và khắc khổ hơn vì cuộc mưu sinh và bụi thời gian đè nặng.


    Các bạn của tôi .. nếu có lòng tốt .. tôi chỉ mong các bạn ra gặp, trò chuyện, uống chén nước của cụ 1 lần thôi .. để cụ có thêm nghị lực tiếp tục cuộc sống còn chưa có hồi kết ..


    P/s: Nếu mọi người đồng cảm với tình cảnh của cụ...hãy Share link (hoặc làm theo hướng dẫn như hình bên dưới ) cho bạn bè biết để ủng hộ cụ...giúp cụ có thêm nghị lực để tiếp tục cuộc sống nhé
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  4. #4

    Mặc định

    P/s: Các bác k tham dự cũng đc nhg thỏa sức ủng hộ nhé.Có thể đến tận nơi để ủng hộ, thường thì dù mưa hay nắng các cụ cũng sẽ tới đây. Em biết các cụ này đáng thương lắm. E cũng hay thăm cụ Yến. Htrc e và em s đến ủng hộ cụ Yến chút đỉnh, trời lạnh thấy cụ mặc ít áo quá, cái áo mưa khoác ngoài k đủ độ ấm, cụ ngồi co ra và phải xức rất nhiều dầu... trông cụ rất tội nghiệp... Các bác mỗi bác chỉ cần uống cốc nước rẻ đi 1 chút thui, sẽ đem đến mùa đông ấm áp cho ng khác đấy ah.

    Thay mặt các cụ, em xin chân thành cảm ơn các bác có lòng hảo tâm đã dừng chân, bớt chút thời gian đọc bài viết này!
    Last edited by dieungoc2552; 17-12-2011 at 11:20 AM.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  2. KHOA HỌC VÀ ĐỨC TIN
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 61
    Bài mới gởi: 01-04-2012, 09:35 PM
  3. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  4. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 12:30 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •