kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Bùa mê thuốc lú

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của thienhung_wu
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    4,404

    Mặc định Bùa mê thuốc lú

    Kỳ I Tôi đi tìm bùa mê thuốc lú

    - Qua nhiều lần hẹn không thành, cuối cùng, may mắn khi tôi tình cờ gặp cô gái Cơ Tu trong đêm hội ở nhà Gươl làng Tà Vàng. Cô hỏi tại sao tôi buồn giống như kẻ thất tình và có cần cô giúp đỡ, bởi như lời cô tiết lộ là quen một người có ngải …yêu. Tôi gật đầu nhờ cậy đến sự mai mối để được tận mắt nhìn thấy thứ bùa mê thuốc lú, một loại cây được gọi là ngải thương, ngải nhớ nơi miền rừng biên ải này...

    Hé lộ bí mật về bùa mê thuốc lú

    Ngay trong đêm hội ở nhà Gươl làng Tà Vàng tôi đã chuếch choáng men rượu Tà Đing. Bên góc khuất của nhà Gươl khi mọi người vẫn còn say sưa bên ché rượu, Bhling Thị Bới trong bộ váy thổ cẩm bỏ vòng múa đến bên tôi đưa mời ống rượu Tà Đing và ép phải uống hết cho bằng được.

    Không biết có phải vì bộ mặt đưa đám của tôi hay sự nhạy cảm của cô gái vùng cao mà cô biết tôi buồn. Trong câu chuyện tình với những tình tiết đầy nước mắt (tôi cố nghĩ ra) để kể lại cho cô nghe trong đêm hội miền rừng, cô cảm nhận ở gã đàn ông lang bạt từ miền xuôi lên là tôi có một mối tình si đang chôn chặt. Cuối cùng Bhling Thị Bới đã gật đầu giúp đưa tôi đi tìm loại bùa mê thuốc lú giữa vùng đại ngàn Trường Sơn đang bắt đầu chuyển vào mùa mưa…
    Làng Tà Vàng, xã vùng cao A Tiêng, huyện Tây Giang hiện ra trước mắt trong làn sương sớm dày đặc, chìm khuất giữa đại ngàn. Đây là trong số ít những ngôi làng cổ còn sót lại, vẫn giữ nét hoang sơ một làng cổ thuần chất Cơ Tu nơi vùng biên ải.

    Đứng trên đỉnh Agrồng, những nóc nhà dài truyền thống lọt thõm giữa thung sâu và chạy dọc theo con suối Ma Lơi ngầu đục vì công cuộc khai phá sơn lâm để xây dựng thị trấn miền rừng nơi vùng biên giới này cũng không thể nào xoá đi cái hoang sơ vốn có bao đời nay ở làng cổ này.

    Dù chỉ cách thị trấn Tơ Viêng đang xây dựng độ chừng hơn 1 giờ leo núi, sự biệt lập, hoang vu của làng với thế giới bên ngoài vẫn hiển hiện trên mỗi bước chân qua lối đường mòn như sợi chỉ vắt qua sườn núi và thung sâu. Làng Tà Vàng đang mở tiệc trước nhà Gươl với tiếng cồng chiêng rộn rã và vũ điệu tung tung da dá của những đôi nam nữ với những váy dài thổ cẩm sặc sỡ cùng hòa nhịp dập dồn theo âm thanh cồng chiêng phát ra từ đôi tay rắn rỏi của trai làng.

    Bới cầm ống rượu mời tôi và thầm thì vào tai bảo nhỏ: Uống cho say đi sẽ quên hết nỗi buồn. Nếu chưa hết buồn em sẽ giúp…

    Đúng như lời đã hứa, sau những ống rượu Tà Đing ngập tràn mà như lời bà con vùng cao bảo: Hãy uống cho dân tin. Trong chếch choáng hơi men, cuối cùng tôi được Bới đưa đến nhà bà Ria Thị Điệp (người Cơ Tu, thôn Tà Vàng), là người đang bí mật nuôi trồng cây ngải yêu trong rừng có thể giúp tôi- gã có bộ mặt thất tình tìm lại người yêu…

    Vào rừng tìm... ngải

    Bước qua chiếc cửa hẹp, căn nhà của bà Điệp hiện ra với những cảnh quen thuộc của nếp sống bà con Cơ Tu vùng cao. Một xó bếp đen xỉn, vài thứ đồ đạt đi rừng nằm chen lẫn trong đống gỗ củi. Bà Điệp ngừng tay gọt sắn, ngơ ngác nhìn khách đến. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời bà nhìn thấy một thằng đàn ông lôi thôi lếch thếch như tôi được một cô gái trong làng mà bà tin cẩn đưa đến.
    Phải mất một lúc lâu, bà mới gương cặp mắt dò xét nhìn như thôi miên vào tôi. Cái cảm giác lành lạnh chạy dọc sống lưng khi tôi nhìn thẳng vào mặt bà. Ánh mắt lèm nhèm của một bà già vẫn không thôi nhìn thẳng vào tôi như dò xét. Tôi định thần với gương mặt của kẻ thất tình cố nhìn bà với ánh mắt van nài cầu xin giúp đỡ.

    Phải mất hơn 15 phút không một lời chào hỏi của người đàn bà già nua, đen đúa, có chiếc răng vấu hiếm muộn chìa ra khỏi bờ môi trông thật kỳ dị. Mái tóc bà ngắn củn, bạc thếch, bồng bềnh như sương giữa đại ngàn. Chỉ có đôi mắt đen nhánh nhưng u ám, với cái nhìn sâu thẳm khó diễn tả.
    Tôi liếc mắt quan sát đôi bàn tay thô ráp, sần sùi cong vẹo với nhiều vết cứa của bà chậm chạp đưa đi đưa lại trong điệu nhịp tẻ buồn của phụ nữ vùng cao lo chuyện miếng ăn hàng ngày ở nơi xó bếp.

    Tôi đã kịp hình dung những nhọc nhằn về cuộc sống mưu sinh giữa rừng già.

    Không chịu được sự im lặng kéo dài giữa căn nhà u tối của bà Điệp, Bhling Thị Bới bắt đầu lên tiếng chào hỏi bà và “phiên dịch” bằng giọng tiếng Kinh chuẩn giới thiệu với tôi về bà Điệp.

    Bà năm nay đã 65 mùa rẫy, đang sống với người con gái và là người lặng lẽ, ít tham gia vào những sinh hoạt chung của làng. Bà sống gần như khép kín không hề quan hệ với bên ngoài. Công việc lặng thầm của bà là nơi xó bếp và con đường mỗi ngày từ nhà lên rẫy và ngược lại…

    Để xua tan cái nhìn nghi hoặc của bà Điệp, Bhling Thị Bới giải thích về sự có mặt của tôi. Nghe xong, bà Điệp như sực nhớ điều gì, bà đứng phắt dậy, cảnh giác nhìn quanh nhà như sợ có kẻ nào đó theo dõi.

    Nhìn cử chỉ của bà, tôi đoán nơi này có lẽ không thích hợp để hỏi han chuyện bùa ngải. Bới cũng hiểu chuyện nên gật đầu ra vẻ đồng tình. Khi tôi chưa kịp xử trí như thế nào, bà Điệp đã vớ ngay chiếc rựa và gậy lồ ô nơi xó bếp phăng phăng đi về suối Ma Lơi.

    Theo “ám hiệu” của Bhling Thị Bới, tôi cùng Bới bước vội theo bà. Ra đến bờ suối sau nhà, Bới “đặt vấn đề” với bà rằng tôi là người con trai từ dưới xuôi lên, đang gặp trục trặc trong chuyện tình duyên muốn nhờ đến phép ngải yêu của bà để hàn gắn.

    Bà Điệp nghiêm nghị nói với Bới bằng một tràn tiếng Cơ Tu mà như lời phiên dịch lại của Bới cho tôi nghe bằng tiếng kinh rằng: “Tao có trồng trong rừng, lâu rồi mới có người hỏi đến, để tao đi lấy”. Bà Điệp một hồi lưỡng lự nhưng cuối cùng cũng gật đầu khi chúng tôi xin đi cùng bà vào rừng tìm ngải…

    Hoàng Anh

    Kỳ II: Gã si tình diện kiến ngải yêu…

    Chúng tôi lội bộ hơn 1 giờ xuyên rừng và thêm 3 giờ loanh quanh trong khu rừng già ẩm ướt vắng lạnh, không một bóng người. Cuối cùng tận mắt tận tay được nhìn và sờ vào cây ngải yêu với bao huyền thoại của bà con Cơ Tu được gìn giữ như một “bửu bối” của người phụ nữ giữa đại ngàn…

    Vào rừng tìm cây thương, cây nhớ
    Đã từ rất lâu, dễ cũng hơn 20 năm, tôi đã được nghe chuyện kể miền rừng với những tình tiết rùng rợn về tục trả đầu, về chuyện bùa phép thư người cũng như bùa ngải của người miền rừng. Trong trí nhớ non nớt của mình, tôi đã hình dung một thế giới của bao điều bí ẩn
    Đã rất nhiều lần tôi lên vùng biên ải Tây Giang, sống ở rừng nhiều ngày, nhưng chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy khu rừng hoang vắng chỉ cách thị trấn Tơ Viêng của huyện Tây Giang hơn 1 giờ lội bộ, khi theo chân người đàn bà kỳ bí để diện kiến và nghe kể về thứ cây ngải thương ngải nhớ.

    Khu rừng mà bà Điệp đưa tôi vào chỉ cách làng khoảng chừng hơn 1 giờ lội bộ qua nhiều con suối. Đây là khu rừng hoang mà theo người đàn bà này bảo là đầy linh thiêng, từ lâu bà bí mật trồng cây ngải yêu. Bà Điệp là người dẫn đường, nhưng đi như gió đẩy về phía trước khiến tôi thỉnh thoảng phải gọi bà ơi ới mới theo kịp bước chân.

    Vừa đi, bà Điệp vừa lẩm bẩm trong miệng như đang niệm thần chú. Trên gương mặt bà, một cảm giác như là sự tiếc nuối của bà đã đưa tôi vào khu rừng thiêng này.

    Vừa đi, đôi tay bà chốc chốc lại lấy chiếc rựa gọt nhẵn nhụi đầu gậy lồ ô như để trấn an mình. Dường như, trong suy nghĩ của bà, bà sợ vì đã lỡ cho tôi theo vào khu rừng thiêng, sợ thần linh trách mắng.

    Hơn 3 giờ loanh quanh trong rừng vạch lá và dây leo để tìm lối đi, cuối cùng tôi cũng được bà Điệp đưa đến một khoảnh rừng rậm. Theo ám hiệu của bà Điệp, tôi hiểu đây là nơi bà cần tìm đến để giúp tôi lấy lá của cây ngải yêu mà bà đã bí mật trồng từ cách đây nhiều chục năm.

    Cả khu rừng vắng lặng đến rợn người, bốn bề mây núi chập chùng, không một vết chân người. Chỉ có tiếng nước róc rách của một con suối nghe rất gần. Bà Điệp tiến đến một mô đất xum xuê toàn cây dại, trịnh trọng vạch từng ngọn lá như cố tìm vật thiêng được cất giữ nơi đây.
    Bà đặt lưỡi rựa và đầu gậy lồ ô vào một cây thấp lè tè có lá màu xanh hình lưỡi kiếm nằm lẩn khuất giữa những cây khác. Bà nói rất khẽ với Bhling Thị Bới bằng tiếng Cơ Tu với vẻ mặt nghiêm nghị. Tôi tròn mắt, há miệng để chờ đợi cô gái Cơ Tu phiên dịch giúp.

    Như hiểu được ý tôi, Bới kéo tôi ra bên gốc cây thì thầm vào tai tôi dịch lại tiếng kinh rằng: Bà Điệp bảo "đây là cây ngải yêu tao trồng đã lâu lắm rồi. Có mua không thì tao hái”.

    Vẫn với bộ mặt nhàu nát của kẻ thất tình, tôi bảo với Bới rằng không có nhiều tiền để mua. Vậy xin một lá làm bùa liệu bà Điệp có cho không? Và nếu mua thì bao nhiêu tiền? Như hiểu được ý tôi, Bới nói với bà Điệp rằng tôi là thằng người Kinh nghèo kiết xác, đã bị người yêu lừa phỉnh lấy hết tiền mong bà giúp.

    Suy nghĩ hồi lâu, bà Điệp gật đầu, nhìn thẳng vào tôi và xổ một tràng tiếng Cơ Tu, mà theo phiên dịch của Bới rằng: Để có được thứ lá cây này, mày phải trả cho tao một con heo hết lớn (khoảng 1 tạ thịt), tao mới cho thứ bùa yêu này. Nhưng thấy mày tội nghiệp, tao giúp mày. Nhưng mày phải trả hai con gà trống để tao cúng thần. Nếu không cúng thì bùa không hiệu nghiệm.

    Tôi gật đầu đồng ý. Nhưng xin bà giúp chỉ cho cách sử dụng thứ ngải yêu này. Bà Điệp cẩn thận đưa lưỡi rựa ngọt sắc cắt một lá đưa cho tôi. Cầm chiếc lá ngải yêu, tự dưng tôi có cảm giác sờ sợ khi nhìn nét mặt kỳ dị của bà Điệp nhìn thẳng vào mình.

    Và tuy chưa tin lắm, nhưng trong tôi vẫn có cảm giác lo sợ mơ hồ rằng, biết đâu thứ cây lá bí mật kia và những điều linh thiêng của chuyện bùa ngải có thể vận vào chính mình...


    Gần một tuần rong ruổi qua những cung rừng miền tây đất Quảng, đến từng bản làng của người Xê Đăng, Tà Riềng, Cơ Tu …sinh sống dọc theo dãy trường sơn sát vùng biên giới Việt-Lào thuộc địa bàn hai huyện Nam Giang và Tây Giang, Quảng Nam, tôi đã nghe kể nhiều câu chuyện miền rừng về những chuyện bùa ngải, phép thuật của bà con dân tộc vùng cao…

    Ông Bhling Eng (xã Đội trưởng, xã Atiêng, Tây Giang) mời tôi về nhà và đã “chiêu đãi” một đêm chuyện ma thuật của bùa ngãi mà chính người trong gia đình ông kể lại.

    Bà A Lăng Hút, năm nay đã 90 tuổi, chị họ của ông Eng bảo với tôi rằng: “Làng này có nhiều người biết ngải lắm, nhưng không ai nói ra thôi. Ngải dùng để yêu, không hại người...”.

    Lần theo câu chuyện của bà Hút, tôi bắt đầu gợi chuyện. Một chút suy nghĩ như cố lục tìm trong trí nhớ già nua tuổi tác, bà Hút bắt đầu kể chuyện đời mình. Bà bảo rằng nhờ bùa ngải nên bà mới có người thương và có tổng cộng 3 đời chồng với 10 đứa con, 14 đứa cháu nội ngoại.

    Bà bắt người chồng đầu tiên năm 14 tuổi, sau 6 năm chung sống, người chồng thứ nhất qua đời khi bà mới 20 tuổi. Sau hai năm sống trong cảnh đơn chăn gối chiếc, bà Hút đã “để ý” một người cũng cùng cảnh ngộ đã chết vợ nhưng “ông ấy” có vẻ “lơ đễnh” lắm.

    Sống trong cảnh đơn chiếc giữa núi rừng, bà Hút thèm hơi ấm của đàn ông trong ngôi nhà có bếp lửa, mỗi sáng dắt nhau lên rẫy, tối về cùng chung chăn gối bên bếp lửa. Nghĩ nhiều đến người đàn ông cùng cảnh ngộ, nhưng vẫn không được đáp trả, bà phải cậy nhờ đến cây ngải của già làng bên cạnh.

    Chỉ một lần dính ngải của bà Hút, ông ấy đã phải lòng rồi về kết đôi với bà. Nhưng trớ trêu, hai người chỉ chung sống được mươi năm, rồi ông ấy lại bỏ bà mà "về với Yàng", để lại cho bà 3 mụn con. Lúc đó bà Hút gần ở tuổi 35, hương sắc cũng đã héo tàn.

    Nhưng kỳ lạ thay, bà Hút cũng chỉ đơn chiếc trong vài năm sau khi mãn tang chồng. Trước mùa phát rẫy năm bà Hút tròn 35 tuổi, người làng lại thấy một anh thanh niên chưa vợ, tuổi chỉ hai mươi, dáng người cao ráo, mạnh mẽ lại tình nguyện về làng chung sống với bà. Người làng đồn rằng, bà Hút lại dùng ngải để bắt chồng.

    Nghe chuyện đến đây, ông Eng khó lòng giấu diếm mà tiết lộ rằng, mẹ ông cũng từng có ngải yêu. Theo tập quán, ngải yêu chỉ truyền cho nữ. Nhà ông không có con gái nên không được mẹ ông truyền lại cho ai.

    Một câu chuyện khác cũng được rất nhiều người trong vùng biết. Ông Pơlong Zéc, vừa già lại xấu, còn nuôi mấy mụn con, goá vợ đã cưới được cô gái mới 18 tuổi tên Hốih Nhéet về làm vợ. Nghe nói, mới đầu cô này “lắc đầu không chịu” nhưng sau đó, không biết bằng cách nào Hốih Nhéet vẫn tìm thấy hạnh phúc bên người chồng lớn gấp đôi tuổi của mình.

    Chuyện bùa ngải yêu được kể trong đêm miền rừng với bao huyền hoặc, nhưng khi tôi hỏi người kể có biết và thấy ngải yêu chưa thì tất cả đều lắc đầu bảo không biết. Người biết ngải chỉ có đàn bà con gái, còn đàn ông thì… không.

    Vén bức màn bí mật bùa ngải

    Theo thạc sỹ dân tộc học Nguyễn Tri Hùng, Phó Ban dân tộc - miền núi tỉnh Quảng Nam, người có hơn 20 năm nghiên cứu các dân tộc tại vùng miền núi Quảng Nam khẳng định rằng: Chuyện ngải yêu là có thật. Lâu nay đồng bào Cơ Tu, Xê Đăng, Bhnoong… còn có nhiều ngải với nhiều công dụng khác nhau. Sống giữa rừng núi thâm sâu, chuyện bùa ngải cứ như là phép màu, là sức mạnh của đồng bào.

    Ngoài yếu tố tâm linh, nhiều loại bùa ngải còn có thể giải thích theo cách của khoa học. Nhiều phân tích khoa học chứng minh rằng, những cây bùa ngải mà người đồng bào thường dùng là những cây dược liệu sống trong rừng. Các cây này được bà con sử dụng, bào chế theo phương pháp bí truyền. Vì không giải thích được bằng lý thuyết khoa học, đồng bào hiển nhiên xem đó là những cây thuốc của trời, của thần linh và của riêng họ. Giống như cây thuốc giấu của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngok Linh, mãi đến sau này cán bộ ngành y tế của Khu 5 nghiên cứu mới phát hiện là cây sâm Ngok Linh hay còn gọi là cây sâm K5 có công dụng chữa bách bệnh.

    Có nhiều loại ngải khác nhau, nhưng chung qui lại có hai tác dụng là ngải dùng để cứu người hoặc hại người. Riêng chuyện bùa yêu, theo giải thích của ông Hùng, có lẽ loài cây Ameer cùng loại với cây gừng, cây nghệ này hẳn đã có chất kích thích tình dục. Có khi người ta say đắm nhau bởi mùi vị, hương liệu đã được kích thích. Hay chỉ là yếu tố tâm lý. “Nhưng đó chỉ là chất xúc tác ban đầu của hai người khác giới, còn về sau, có lẽ cuộc sống chung đụng hôn nhân gia đình, sợi dây “yêu” đã kết nối họ lại với nhau chứ chẳng là chuyện bùa ngải” – ông Hùng giải thích trên cơ sở khoa học về tâm lý.

    Chung quanh chuyện bùa ngải, cũng có không ít chuyện rắc rối bởi nhiều người đã lợi dụng yếu tố tâm linh, ma thuật để trục lợi. Chuyện gần đây nhất, có một ông thầy cúng ở tận Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau khi được người bà con mời ăn đám giỗ ở Tam Trà (Núi Thành), bỗng dưng đồn đại rằng một cán bộ xã Tam Trà là người có ngải khiến nhiều người địa phương khiếp vía rồi tin như thật. Và cũng từ niềm tin này, ông thầy cúng kia đã dở trò trục lợi bằng cách hù dọa rằng, bà con nào muốn thoát được chuyện bỏ ngải, cứ mời thầy về “yểm bùa” là xong.

    Tất nhiên những chuyện như thế này cơ quan chức năng đã sớm phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Và, cũng theo lời ông Hùng, không hiếm những vụ án ly kỳ liên quan đến chuyện bùa ngải đã được ngành chức năng giải quyết. Chỉ tiếc một điều, những loài thảo dược mà bà con sử dụng vào việc bùa ngải từ rất lâu, khoa học có thể phân tích được, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào để giải mã, và biết đâu, loại thảo dược trên có giá trị cao vẫn mãi mãi là điều bí mật.

    Rời làng Tà Vàng, cầm lá ngải thương ngải nhớ, tôi chợt rùng mình khi xuống núi, bởi trong tôi luôn bị ám ảnh bởi cái nhìn u ám và khuôn mặt dị tướng của bà Ria Thị Điệp khi vò nát thứ lá cây mà cả đời bà lặng lẽ giữ gìn như một báu vật, và là thứ vũ khí lợi hại của người phụ nữ vùng cao này.

    Hoàng Anh VietNamNet

    Lá bùa yêu (ảnh Hoàng Anh)

    Huyền hoặc bùa yêu

    Theo lời kể của bà Điệp qua phiên dịch của Bới, loại lá cây mà tôi đang cầm trên tay có tên là Ameer, cùng giống họ với loại cây nghệ, cây gừng. Thời con gái, vì chuyện tình duyên lỡ làng của mình, bà bỏ cả một thời gian dài cất công đi tìm loại cây này tận các bản làng của bà con ở bản Kà Lùm bên đất Lào. Rồi sau đó đem về trồng bí mật ở khu rừng này.

    Phải mất một hồi năn nỉ, bà mới kể cho tôi nghe chuyện tình duyên trắc trở của mình cũng như hiệu nghiệm của thứ lá cây mà bà vừa trao cho tôi để tìm lại người yêu. Bà kể rằng, nhờ loại cây này mà bà đã cưới đuợc chồng.

    Bà thì thầm: “Lúc đầu hắn (chồng bà) không thương tao. Nhưng tao quá yêu hắn, chờ cho cây mọc phải qua mấy mùa trăng, lợi dụng hắn say, tao đã bứt lá cây này về để trên đầu nằm của hắn. Thế là từ không thương tao, mấy ngày sau nó tìm đến nhà và bảo thương tao. Nhưng phải bí mật vì nếu hắn biết sẽ mất tác dụng và thù ghét mình. Chính nhờ cây ngải này mà tao đã bắt hắn làm chồng…”
    Có được lá ngải yêu trong tay, tôi cố nài nỉ bà Điệp cho tôi xin giống cây này đem về trồng ở vườn nhà. Bà Điệp lắc đầu bảo không được. Bởi, “Dưới mày làm gì còn rừng nữa mà trồng loại cây này…”. Bà Điệp cũng bảo rằng, để trao giống cây này cho người khác phải làm lễ cúng thần. Lễ cúng phải mất nhiều trâu, heo, gà và phải chọn người tin tưởng là phụ nữ mới trao được. Còn đàn ông thì…không bao giờ.

    Tôi hỏi bà đã chọn được người tin tưởng để trao loại cây ngải yêu này chưa? Bà lắc đầu không trả lời. Nhưng bà đưa cặp mắt già nua đục ngầu nhìn Bới một cách tin tưởng. Tôi hiểu rằng, bà đã chọn lựa rồi, sớm muộn gì bà cũng trao loại cây ngải yêu này cho một cô gái như Bới, khi tuổi bà đã gần đất xa trời về với núi rừng.

    Trở về đến làng, tôi xin bà cho ở lại một đêm để bà chỉ dạy cho cách làm ngải yêu và nghe bà kể chuyện về thứ bùa phép này.

    Trong câu chuyện đêm miền rừng, bên bếp lửa trong căn nhà sàn tối om nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, bà Điệp kể lại rằng: Ngoài việc dùng lá Ameer để bắt chồng cho riêng mình, sau này bà Điệp còn cho thứ bùa yêu này rất nhiều người.

    Đó là những người lạ, bà không biết tên, nhưng thỉnh thoảng họ đã trở lại tìm bà, tạ ơn và tặng quà cho bà khi thì bằng tiền, lúc thì tấm thổ cẩm.

    Chính đứa con gái của bà không mấy nhan sắc, cục mịch nhưng nhờ thứ lá cây kỳ bí này mà bắt được chồng trẻ, khoẻ mạnh.

    Bà dặn tôi rằng, khi đem lá cây này về, dùng tay chà nát rồi lén bỏ vào túi quần áo, dưới chỗ nằm, hoặc xát lên người mà mình thích, lập tức người đó "phải yêu mình".

    Bà thì thầm vào tai tôi bằng thứ tiếng Cơ Tu, tôi không hiểu được, cũng may nhờ Bới hỏi lại và phiên dịch giúp lời bà dặn rằng: "Để bùa có linh nghiệm, mỗi năm phải làm một lần để bùa không bị phai và sử dụng thứ bùa ngải này phải hết sức cẩn thận. Nếu dùng không đúng người, ngay người thân của mình dính vào cũng sẽ phát huy tác dụng (cũng yêu mình) thì thật là xằng bậy".

    Trên đường về, tôi cố định hướng để ghi nhớ chỗ mô đất và khu rừng thâm u đang có cây ngải yêu của bà Điệp trồng từ mấy chục năm trước, nhưng vẫn không tài nào nhớ nổi.

    Một phần vì đường rừng âm u, mặt khác, bước chân trần của bà Điệp cứ thôi thúc như muốn xóa dấu vết để mãi mãi thứ báu vật của rừng này chỉ dành cho riêng bà. Mặc dù, tôi là người đầu tiên bà đồng ý đưa vào rừng để tìm thứ bùa yêu mãi mãi là điều bí mật đối với thế giới phụ nữ miền rừng.

    • Hoàng Anh


    Kỳ III: Ly kỳ chuyện yêu và bùa ngải
    Chuyện ly kỳ về bùa ngải của cộng đồng bà con dân tộc sinh sống giữa đại ngàn trường sơn đến nay vẫn được truyền tụng qua những câu chuyện kể đầy huyền hoặc. Mỗi câu chuyện được kể là lát cắt trong đời sống tâm linh của những con người khao khát kết nối sợi dây giữa cõi người trần thế với thế giới thần linh.

    Người đàn bà 2 chồng và mối tình với chàng 20
    Gần một tuần rong ruổi qua những cung rừng miền tây đất Quảng, đến từng bản làng của người Xê Đăng, Tà Riềng, Cơ Tu …sinh sống dọc theo dãy trường sơn sát vùng biên giới Việt-Lào thuộc địa bàn hai huyện Nam Giang và Tây Giang, Quảng Nam, tôi đã nghe kể nhiều câu chuyện miền rừng về những chuyện bùa ngải, phép thuật của bà con dân tộc vùng cao…

    Ông Bhling Eng (xã Đội trưởng, xã Atiêng, Tây Giang) mời tôi về nhà và đã “chiêu đãi” một đêm chuyện ma thuật của bùa ngãi mà chính người trong gia đình ông kể lại.

    Bà A Lăng Hút, năm nay đã 90 tuổi, chị họ của ông Eng bảo với tôi rằng: “Làng này có nhiều người biết ngải lắm, nhưng không ai nói ra thôi. Ngải dùng để yêu, không hại người...”.

    Lần theo câu chuyện của bà Hút, tôi bắt đầu gợi chuyện. Một chút suy nghĩ như cố lục tìm trong trí nhớ già nua tuổi tác, bà Hút bắt đầu kể chuyện đời mình. Bà bảo rằng nhờ bùa ngải nên bà mới có người thương và có tổng cộng 3 đời chồng với 10 đứa con, 14 đứa cháu nội ngoại.

    Bà bắt người chồng đầu tiên năm 14 tuổi, sau 6 năm chung sống, người chồng thứ nhất qua đời khi bà mới 20 tuổi. Sau hai năm sống trong cảnh đơn chăn gối chiếc, bà Hút đã “để ý” một người cũng cùng cảnh ngộ đã chết vợ nhưng “ông ấy” có vẻ “lơ đễnh” lắm.

    Sống trong cảnh đơn chiếc giữa núi rừng, bà Hút thèm hơi ấm của đàn ông trong ngôi nhà có bếp lửa, mỗi sáng dắt nhau lên rẫy, tối về cùng chung chăn gối bên bếp lửa. Nghĩ nhiều đến người đàn ông cùng cảnh ngộ, nhưng vẫn không được đáp trả, bà phải cậy nhờ đến cây ngải của già làng bên cạnh.

    Chỉ một lần dính ngải của bà Hút, ông ấy đã phải lòng rồi về kết đôi với bà. Nhưng trớ trêu, hai người chỉ chung sống được mươi năm, rồi ông ấy lại bỏ bà mà "về với Yàng", để lại cho bà 3 mụn con. Lúc đó bà Hút gần ở tuổi 35, hương sắc cũng đã héo tàn.

    Nhưng kỳ lạ thay, bà Hút cũng chỉ đơn chiếc trong vài năm sau khi mãn tang chồng. Trước mùa phát rẫy năm bà Hút tròn 35 tuổi, người làng lại thấy một anh thanh niên chưa vợ, tuổi chỉ hai mươi, dáng người cao ráo, mạnh mẽ lại tình nguyện về làng chung sống với bà. Người làng đồn rằng, bà Hút lại dùng ngải để bắt chồng.

    Nghe chuyện đến đây, ông Eng khó lòng giấu diếm mà tiết lộ rằng, mẹ ông cũng từng có ngải yêu. Theo tập quán, ngải yêu chỉ truyền cho nữ. Nhà ông không có con gái nên không được mẹ ông truyền lại cho ai.

    Một câu chuyện khác cũng được rất nhiều người trong vùng biết. Ông Pơlong Zéc, vừa già lại xấu, còn nuôi mấy mụn con, goá vợ đã cưới được cô gái mới 18 tuổi tên Hốih Nhéet về làm vợ. Nghe nói, mới đầu cô này “lắc đầu không chịu” nhưng sau đó, không biết bằng cách nào Hốih Nhéet vẫn tìm thấy hạnh phúc bên người chồng lớn gấp đôi tuổi của mình.

    Chuyện bùa ngải yêu được kể trong đêm miền rừng với bao huyền hoặc, nhưng khi tôi hỏi người kể có biết và thấy ngải yêu chưa thì tất cả đều lắc đầu bảo không biết. Người biết ngải chỉ có đàn bà con gái, còn đàn ông thì… không.

    Vén bức màn bí mật bùa ngải

    Theo thạc sỹ dân tộc học Nguyễn Tri Hùng, Phó Ban dân tộc - miền núi tỉnh Quảng Nam, người có hơn 20 năm nghiên cứu các dân tộc tại vùng miền núi Quảng Nam khẳng định rằng: Chuyện ngải yêu là có thật. Lâu nay đồng bào Cơ Tu, Xê Đăng, Bhnoong… còn có nhiều ngải với nhiều công dụng khác nhau. Sống giữa rừng núi thâm sâu, chuyện bùa ngải cứ như là phép màu, là sức mạnh của đồng bào.

    Ngoài yếu tố tâm linh, nhiều loại bùa ngải còn có thể giải thích theo cách của khoa học. Nhiều phân tích khoa học chứng minh rằng, những cây bùa ngải mà người đồng bào thường dùng là những cây dược liệu sống trong rừng. Các cây này được bà con sử dụng, bào chế theo phương pháp bí truyền. Vì không giải thích được bằng lý thuyết khoa học, đồng bào hiển nhiên xem đó là những cây thuốc của trời, của thần linh và của riêng họ. Giống như cây thuốc giấu của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngok Linh, mãi đến sau này cán bộ ngành y tế của Khu 5 nghiên cứu mới phát hiện là cây sâm Ngok Linh hay còn gọi là cây sâm K5 có công dụng chữa bách bệnh.

    Có nhiều loại ngải khác nhau, nhưng chung qui lại có hai tác dụng là ngải dùng để cứu người hoặc hại người. Riêng chuyện bùa yêu, theo giải thích của ông Hùng, có lẽ loài cây Ameer cùng loại với cây gừng, cây nghệ này hẳn đã có chất kích thích tình dục. Có khi người ta say đắm nhau bởi mùi vị, hương liệu đã được kích thích. Hay chỉ là yếu tố tâm lý. “Nhưng đó chỉ là chất xúc tác ban đầu của hai người khác giới, còn về sau, có lẽ cuộc sống chung đụng hôn nhân gia đình, sợi dây “yêu” đã kết nối họ lại với nhau chứ chẳng là chuyện bùa ngải” – ông Hùng giải thích trên cơ sở khoa học về tâm lý.

    Chung quanh chuyện bùa ngải, cũng có không ít chuyện rắc rối bởi nhiều người đã lợi dụng yếu tố tâm linh, ma thuật để trục lợi. Chuyện gần đây nhất, có một ông thầy cúng ở tận Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau khi được người bà con mời ăn đám giỗ ở Tam Trà (Núi Thành), bỗng dưng đồn đại rằng một cán bộ xã Tam Trà là người có ngải khiến nhiều người địa phương khiếp vía rồi tin như thật. Và cũng từ niềm tin này, ông thầy cúng kia đã dở trò trục lợi bằng cách hù dọa rằng, bà con nào muốn thoát được chuyện bỏ ngải, cứ mời thầy về “yểm bùa” là xong.

    Tất nhiên những chuyện như thế này cơ quan chức năng đã sớm phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Và, cũng theo lời ông Hùng, không hiếm những vụ án ly kỳ liên quan đến chuyện bùa ngải đã được ngành chức năng giải quyết. Chỉ tiếc một điều, những loài thảo dược mà bà con sử dụng vào việc bùa ngải từ rất lâu, khoa học có thể phân tích được, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào để giải mã, và biết đâu, loại thảo dược trên có giá trị cao vẫn mãi mãi là điều bí mật.

    Rời làng Tà Vàng, cầm lá ngải thương ngải nhớ, tôi chợt rùng mình khi xuống núi, bởi trong tôi luôn bị ám ảnh bởi cái nhìn u ám và khuôn mặt dị tướng của bà Ria Thị Điệp khi vò nát thứ lá cây mà cả đời bà lặng lẽ giữ gìn như một báu vật, và là thứ vũ khí lợi hại của người phụ nữ vùng cao này.

    Hoàng Anh VietNamNet
    Last edited by thienhung_wu; 05-09-2009 at 09:19 AM.
    Thần Chú
    Namo Tassa Bhagavato Arahato
    Samma Sambud dhassa.

    (Nằm mơ thấy ác mộng, bị ma đè, sợ ma, đi đường bất an v.v. thì hãy niệm chú này, tâm sẽ được bình an)
    https://www.youtube.com/watch?v=vsaBKh1PRSs

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 22-12-2010, 10:42 AM
  2. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 13-04-2010, 07:45 PM
  3. Thuật phong thuỷ Ấn Độ
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 26-07-2008, 01:05 AM
  4. Thuật Thu Hồn & Kỷ Thuật Tẩy Nảo Của Khoa Thần Kinh điện Từ Học ...
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-10-2007, 08:24 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •