Đạo là vô hình(không gian) là qui luật. Đời là hữu hình (thời gian) là hiện tượng. Chúng ta sống với đời với một thời gian nhất định theo qui luật (hay theo đạo). Khoa học thông qua các hiện tượng cũng là một cách khẳng định có qui luật (hay có đạo). Do vậy Đạo hay qui luật là có thật mặc dầu vô hình. Do vô hình nên mới có câu : linh tại ngã bất linh tại ngã. Nghĩa là sự tồn tại của đạo vô hình là do cảm nhận, niềm tin của mỗi người. Sự đồng thuận càng cao khi trình độ Tâm linh của ta càng cao. Do vậy người biết thì không nói người nói thì không biết. Đức Phật hơn ai hết nên đã từng nói :"Ta đã từng thuyết pháp 49 năm nhưng coi như ta chưa nói câu gì cả, hãy nương theo ngón tay ta để thấy mặt trăng, chứ không phải ngón tay ta là mặt trăng. Lời nói của ta cũng như vậy". Thế mà giờ này nhiều người nghĩ rằng ta đang bảo vệ Phật pháp mà hay lớn tiếng này nọ thử tự hỏi mình đã hiểu phật pháp được đến đâu???Nên trên diễn đàn mọi người đều có quyền đưa ý kiến, được quyền tham khảo để tự xây dựng nên niềm tin cho mình. Còn có ý đồ ttranh khôn hiếu thắng chỉ là sự phỉ báng phật mà thôi. Nay TKT tôi có sưu tầm được những điều tín ngưỡng mới mong mọi người tham khảo và lý giải các hiện tượng Tâm linh quanh mình kết hợp với những tiêu chuẩn đạo đức vốn có của mình để xây dựng nên niềm tin tâm linh cho mình.
MƯỜI HAI ĐIỀU TÍN-NGƯỠNG
CĂN BẢN CỦA ĐẠI-ĐẠO.

I_ Thượng-Đế là Đấng tạo Càn-Khôn, Vũ-trụ và hóa sanh vạn vật. Nhơn loại phải tin tưởng, kính trọng Thượng-Đế và trong các hành động nhứt nhứt phải tùng Thiên Luật.
II_ Là Đại Từ-Phụ, Thượng-Đế không bao giờ hành phạt, chúng sanh toàn là con cái yêu thương của Ngài. Nhưng vì phép công bình, Thượng-Đế lập luật "Nhơn quả" làm cân thưởng phạt Thiêng Liêng. Chúng sanh do chỗ hành động của mình mà rước lấy họa phước.
III_ Lòng từ bi của Thượng-Đế không nỡ để chúng sanh không rõ Thiên-điều mà phạm tội nên từ thượng-cổ Ngài đã phân tánh giáng trần lập Đạo, đặng dạy dỗ chúng sanh biết điều thiện mà làm, điều ác mà lánh, mà dìu dẫn bát phẩm chơn-hồn tiến hóa lên đến chỗ cực điểm. Nhưng nếu lòng người còn mê muội, không hồi đầu giác ngộ, thì hình phạt phải cam.
IV_ Thượng-Đế Chưởng-Quản Càn-Khôn Vũ-trụ.
Thiên triều gồm các Đấng trọn lành phụ sự trong cuộc Chưởng-quản ấy.
V_ Luân hồi là cơ tấn hóa của bát phẩm chơn hồn. Trong mỗi kiếp tái sanh, các chơn linh gây ra nghiệp duyên, nên tái sanh buộc phải thọ quả. Vì vậy luân hồi và quả báo đi đôi.
VI_ Thần, Thánh, Tiên, Phật trước vốn là người phàm, nhờ tu mà đắc quả ( Ngoại trừ các Đấng Tiên, Phật ( Thiên-Sứ ) của Thượng-Đế đã hoá ra từ khi khai Thiên lập Địa để giúp Ngài trong công cuộc khai hóa ). Vậy thì tất cả phàm nhơn, ai cũng có thể làm Tiên, Phật, nếu biết tu, nhứt là gặp " Tam-Kỳ Phổ-Độ ", ban hành luật Đại Ân Xá, chúng sanh được may mắn " Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời ".
VII_ Phàm nhơn là Hồn tại thế, Âm nhơn là Hồn giải thể, cho nên Phàm nhơn và Âm nhơn có thể thông công với nhau; bằng cơ bút, đồng cốt, hoặc những phương thế khác. . .
Người tu luyện đến bực cao siêu có thể xuất Chơn thần thông công với các Đấng Thiêng Liêng hoặc luyện đắc "Nhãn-thông" và "Nhĩ-thông" mà thấy và nghe được Âm nhơn. ( Không phải nghe thiệt tiếng mà chỉ nghe cái âm ba của tư tưởng ).
VIII_ Vật chất tan rã rồi hợp thành một thể-chất khác, duy chỉ có chư Hồn là trường tồn và tuần tự tấn hóa đến mực cuối cùng cũng là chỗ chí-thiện.
IX_ Âm nhơn mới giải thể còn quyến luyến hồng trần, chưa thoát được buồn vui đau khổ, bởi còn mang cái Chơn-thần là tạng chứa tình cảm. ( Nhiều Âm hồn còn tức tửi oán giận, mong tìm cách phá khuấy kẻ thù mà báo oán ) Âm nhơn cần có thân nhơn tụng kinh cầu nguyện cho họ được an ủi mà bớt đi đau khổ..
Kinh cầu siêu; ( Đại-Đạo có " Di-Lặc Chơn-Kinh" là Kinh Cầu-Siêu rất quí ) rất linh nghiệm vì mỗi tiếng tụng lên vốn có sức rung động huyền diệu vô cùng. Sức rung động ấy, hiệp với sức tư tưởng mạnh mẽ và thành kỉnh của người tụng kinh gây thành một mảnh lực phi thường đánh tan Chơn-thần của Âm nhơn, giúp cho họ mau giải thoát đau khổ và hình phạt Thiêng-Liêng, đặng sớm được đi tái kiếp.
X_ Con người thọ sanh tại thế đều có số mạng định đoạt do nghiệp duyên của mình đã tạo ra trong kiếp trước. Cho nên người biết Đạo bao giờ cũng an phận tùy duyên, chẳng vì nghèo túng mà trễ nải việc Đạo.
Nếu con người biết chuyên làm lành, lánh dữ cùng tu, tạo âm chất trong kiếp đương sanh, thì có thể chuyển họa ra phước. Định mạng là Trời mà lập mạng là ta vậy.
XI_ Tân-Luật có ảnh hưởng rất lớn lao về Tiên phong Phật sắc của người tu trong Đại-Đạo, chẳng giữ "Tân-Luật" là trái phép Đạo, mà trái phép Đạo thì sẽ không bao giờ vào được Bạch-Ngọc-Kinh.
XII_ Muốn đắc quả, phải dự thi ở trường thi " Công-quả " nghĩa là phải Phổ-Độ chúng sanh. Không làm đặng thế nầy, thì phải tìm phương thế khác mà tạo âm chất, thì cái công phu tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt được phẩm vị Thiêng-Liêng ./. Chúc mọi người thân tâm an lạc bằng chánh kiến, chánh tư duy của mình để nhìn nhận, chớ vin vào phật pháp để phỉ báng Phật .Nay kính.