VẤN ĐỀ ĂN CHAY
NGUỒN GỐC CÒN BỎ NGỎ VÀ NÊN HIỂU LUẬT TẠNG NHƯ THẾ NÀO?

Ăn chay: là hình thức ăn kiêng theo giáo luật,. Phật giáo còn gọi là Trai giới. Có lẽ vấn đề ăn chay là dùng toàn thực vật (và loại bỏ Ngũ vị tân) là tập quán có sau thời Đức Phật; vì lẽ trong Tứ Phần Luật có chép:

“Đức Phật dạy:
‘Cho phép ăn thức ăn do khất thực được, gồm có năm loại thức ăn.’
Bấy giờ, có tỳ-kheo khất thực nhận được cơm. Phật dạy: ‘Cho phép ăn.’
…………………
Nhận được cá, đức Phật cho phép ăn các loại cá. Nhận được thịt, đức Phật cho phép ăn các loại thịt. Nhận được canh, đức Phật cho phép ăn các loại canh. Nhận được tu-bộ, đức Phật cho phép ăn. (Phẩm: Thuốc; quyển 5).

Năm loại thức ăn vừa nói gọi là chánh thực bao gồm: phạn (cơm chín; Pali: odana), khứu (bánh bột, hay cháo chua; Pali: kummāsa), can phạn (lương khô; Pali: sattu), ngư (cá; Pali: maccha), nhục (thịt; Pali: mamsa). Đó là sự Tùy tục của Đức Phật vì thời đó xảy ra nhiều mùa đói kém như Luật Tạng từng nêu, cũng có thể là quan niệm “tùy thí tùy thực” để tránh cho cư sĩ khổ cực về việc cúng dường. Nhân duyên có nói trong Phẩm Thuốc đã trích ở trên

Nghiên cứu Luật tạng sẽ thấy Đức Phật luôn tán thán lối tu tập khổ hạnh của một đầu đà, nhưng không chủ trương hành xác hay ép xác như tu sĩ Bà-la-môn giáo. (Hạnh đầu đà có 13 thức: 1. Mặc y phục rách vá; 2. Mặc y phục ba phần; 3. Khất thực để sống; 4. Không bỏ nhà nào; 5. Ăn một lần trong ngày; 6. Ăn chỉ một phần; 7. Không ăn tàn thực; 8. Ở rừng; 9. Ở gốc cây; 10. Ở giữa trời; 11. Ở nghĩa địa; 12. Ngủ đâu cũng được; 13. Ngồi không nằm.)

Ngài luôn cho rằng nên giữ một nhu cầu tối thiểu để sinh tồn, nhưng không để nhu cầu đó lôi cuốn dục vọng thụ hưởng; cũng không vì sự chế dục của tăng sĩ mà làm phiền hà chúng sinh (nên đề ra phương châm tùy thí tùy thực). Đi sâu hơn nữa sẽ thấy không phải Đức Phật hoàn toàn tán thành việc dùng thức ăn từ động vật, mà do một cơ duyên xã hội mà ‘tạm’ cho phép vì Ngài cũng từng khuyên vua Tần-bà-sa-la không nên giết hại thú vật để tế thần. Trong phẩm Ngày Trai giới, Tăng Chi Bộ Kinh, nói đến 8 chi phần liên quan đến trai giới; một trong những đoạn ấy như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai giới.".

Chứng tỏ Đức Phật chủ trương trai giới nếu có điều kiện, không khuyến khích dùng cá thịt. Dùng cá thịt là vạn bất đắc dĩ khi khất thực “tùy thí tùy thực”, vì trong giáo pháp Ngài từng dạy không được yêu sách cúng dường. Nếu hàng áo trắng trong nhà không có thức ăn chay bố thí thức ăn mặn (gốc là chữ mạng, trại ra; ăn mặn là ăn mạng chúng sinh) cũng phải nhận mà dùng. Vì thế ý nghĩa tam tịnh nhục như thế này: thịt của con thú mà người thọ dụng không nhìn thấy con thú đó bị giết kể cxả thấy bằng tâm tưởng vì vô tình đi khất thực người cúng dường chỉ có thịt cá dâng cúng, thịt con thú mà người thọ dụng không nghe tiếng kêu gào của nó, kể cả không nghe thấy bằng tâm tưởng vì không vì nó vốn đã bị giết từ trước dù có khất thực hay không và thịt của con thú mà người thọ dụng không nghi là giết thịt cho mình ăn vì khất thực gặp phải chứ không có ý tìm đến nơi có thịt mà khất thực. Vì thế ý nghĩa tam tịnh nhục như thế này: . Còn vì tham ăn ngon gợi ý tín đồ cung cấp bằng cách lăng mạ tục ăn chay hay mua ăn tất không phải tam tịnh nhục. Học Phật nên học cho hết ý là vậy.

Theo Đại thừa, việc ăn sản phẩm động vật có thể coi là hành vi gián tiếp Sát sinh, nên về sau chỉ cho phép ăn chay bằng thực phẩm có nguồn gốc thực vật; nhưng hiện chưa rõ bắt đầu từ thời nào. Có thuyết cho rằng bắt đầu từ Lương Võ Đế (Trung Quốc) vua ra chiều “Đoạn sát tiệt tông miếu hy sinh chiếu” (tuyệt đối đoạn tận việc giết thú vật đối với các tự viện Phật giáo) đòi tăng sĩ tuân thủ việc ăn chay.

Nhưng tiến Sĩ Lê Mạnh Thát có nêu một thời điểm khác vào khoảng thế kỷ thứ 1-2: Mâu Tử đã nói về tu sĩ phải ăn trường trai. [Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam].

Trong Lý Hoặc Luận, khi trả lời câu hỏi thứ nhất: “Phật từ đâu sinh ra? Có tổ tiên và làng nước gì không? Đã làm được gì, giống loại người nào?”; Mâu Tử có đoạn viết: “Kẻ giữ năm giới, một tháng sáu ngày trai; ngày trai giới thì chuyên tâm vào một ý, hối lỗi mà tự đổi mới. Sa môn giữ 250 giới, hàng ngày trai giới.”.

Còn Lương Võ Đế sống cùng thời với Bồ-đề Đạt-ma (thế kỷ 5-6; thời Nam Bắc Triều) tức sau đó mấy thế kỷ. Có thể nói ít ra tập quán ăn chay phải có trước thế kỷ thứ 1-2 vì lời Mâu Tử nói có tính khẳng định và phải sau lần Kết tập thứ 2 (với sự ra đời Luật tạng cho dung 5 loại thức ăn). Nhưng rõ ràng việc ăn chay hay không ăn chay là một vấn đề lớn và đến nay có một ảnh hưởng sâu rộng, nên nhất định đi kèm với một sự kiện lớn trong Phật giáo.

Xét vào khoảng thời gian này chỉ có thể là lần kết tập thứ 3 (năm 325 Tr. Công nguyên) do vua A-dục tổ chức kéo dài 9 tháng ở Hoa Thị Thành. Vào thời này ván đề đức hạnh tăng ni có nhiều vấn đề, vua A-dục ra lệnh Mục Kiền Liên Tử Đế Tu được quyền thẩm tra và loại các tăng ni không đủ đức hạnh ra khỏi tăng đoàn;. Sau lần kết tập này Phật giáo chia ra làm hai bộ phái Thượng Tọa Bộ. do Mục Kiền Liên Tử Đế Tu chủ trì (chiếm thiểu số tăng sị, bao gồm cả các tăng sĩ bị Đại Thiên phê phán) và Đại chúng bộ do Ðại Thiên chủ trì. Đại Thiên là người mạnh dạn phê phán 5 thiếu sót phẩm hạnh của mọ6t số Tỉ-khâu thời đó (1. Dư sở dụ: A-la-hán còn có thể bị tham Ái chi phối bởi vì còn nhục thân, vấn đề sinh lý chưa đoạn nên khi thụy miên còn có thể lậu hoặc; 2. Vô tri: A-la-hán chưa hoàn toàn thoát khỏi Vô minh; 3. Do dự: A-la-hán chưa đoạn diệt nghi ngờ; 4. Tha linh nhập: A-la-hán còn cần trợ lực bên ngoài mới biết mình đạt Bồ-đề; 5. Ðạo nhân thanh cố khởi (Ðạo nương vào âm thanh mà sinh): A-la-hán cần những thanh âm đặc biệt để đạt Ðịnh, và ngộ chân lý.) và là người được đa số tỳ kheo tán thành.

Đại Chúng Bộ sau này dần chuyển thành Đại Thừa di chuyển về phía Bắc nên gọi là Bắc Truyền, nhánh truyền thừa chủ trương tuyệt đối ăn chay. Rất có thể lệ ăn chay bắt đầu từ đây.

Thượng Tọa Bộ được vua A-dục bảo hộ ở lại Na-lan-đà, sau bị quân Hồi Giáo (lần đầu chỉ với 758 kỵ binh vào thế kỷ thứ 8 so với hàng chục ngàn tăng sĩ ở nơi đây và nhiều lần nữa kéo dài tận cuối thế kỷ 12 cho đến khi Phật giáo biến mất khỏi Ấn Độ) tiêu diệt và đẩy lùi về phía Nam (Tích lan) nên gọi Nam truyền. Về sau bộ phái này phát triển qua Cam-bốt, Lào, Thái Lan, ….

Thượng Tọa Bộ cũng từng tách ra nhiêu bộ phái khác nhưng đến nay đều không tồn tại ngoại trừ Thượng Tọa Bộ. Bộ phái này không chủ trương tuyệt đối ăn chay. Nhưng có một số ít lẻ loi người vội kết án Lương Võ Đế. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là giả thuyết, việc truy nguyên tập quán ăn chay vẫn là chủ đề còn bỏ ngỏ.

Một số Phật Tử phản bác việc ăn chay trường vì cho rằng đó là giới luật đề ra để chống đối Phật của Đề-bà-đạt-đa (chủ yếu Tiểu thừa) và làm cơ thể bệnh tật!? Và cho rằng Phật cho phép dùng tam tịnh nhục (thịt của con thú mà người thọ dụng không nhìn thấy con thú đó bị giết, thịt con thú mà người thọ dụng không nghe tiếng kêu gào của nó, và thịt của con thú mà người thọ dụng không nghi là giết thịt cho mình ăn). Đại diện cho nhóm này là THIỀN SƯ TQT (ở Úc) với lập luận trịch thượng khó hình dung nổi đây là lời nói một người tự xưng là trưởng tử của Đức Phật:

“Suốt mấy mươi năm qua, tôi đã từng gặp ở khắc nơi trong “vương quốc của ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA và TIÊU DIỄN”(chỉ người ăn chay trường), những con người lọm khọm, già trước tuổi, gầy guộc ốm yếu, sống lây lất. Phần lớn, lúc tuổi cao, hay mắc bệnh của thân (là bán thân bất toại) đã đành, còn bị chứng si ngốc của tâm linh. Đa số, đều phải vướng vào một trong hai thứ, có người lại còn chịu “văn võ cả hai” nữa. Số nạn nhân nầy đâu phải ít !” và trích dẫn Tinh Đảo Nhật Báo ngày 12/8/1989 “Phần đông, con người không tin là cây cối biết than khóc. Nhưng số chuyên gia khoa học gần đây đã có cách để nghe, biết được loài thực vật khi mắc bệnh, đã phát ra những thông tin khổ sở đau đớn.” [Xem http://www.hoangthantai.com/forum/in...?topic=721.15]

Đây la kiểu cắt một phần ý của bài viết để ngụy biện cho một ý hoàn toàn khác ý tác giả bài viết nêu ra. Riêng xảo thuật này cũng thấy bản chất của người trích dẫn: giác hồn và linh hồn có khác nhau không?. Nếu đã dám nói huyênh hoang về khoa học thì phải biết cục đá cũng phát ra những tia sóng bức xạ khi nó bị nung lên nữa huống gì cây cỏ, vậy lý luận kiều này cục đá cũng có linh hồn. Nếu nhìn sức khỏa và công phu của các võ tăng Thiếu Lâm, ăn trường trai, đủ thấy luận điểm này không đúng đán và võ đoán, nói khác đi là hồ đồ và ngụy biện, thiếu tinh thần khoa học của một người thích nói ba hoa hết ngành khoa học này qua ngành khoa học khác?!. Nếu bạn nào ăn mặn mà không tin thì thử tìm võ tăng ăn chay tỉ thí xem họ “lọm khọm, già trước tuổi, gầy guộc ốm yếu, sống lây lất.” không.

Nếu cói trình độ nghiên cứu, Thiền sư TQT trước khi kết luận phải đặt ra ba vấn đề theo phương pháp kết cấu luận (structuralism):

1.- Bối cảnh lịch sử thúc đẩy Lương Võ Đế đi đến sắc lệnh đó?
2.- Động cơ của Lương Võ Đế như thế nào với sắc lệnh đó khi quả quyết LVĐ là một người tàn ác?
3.- Các vị vua thường ra chiếu chỉ hay sắc lệnh thường dẫn lời thánh hiền hay cổ nhân; vậy LVĐ dẫn lời của ai và như thế nào? Khi làm luận văn (tiếng Pháp thèse; tiếng Anh thesis) cao học hay tiến sĩ ai cũng phải trình bày phương pháp nghiên cứu, nếu theo phương pháp vừa nói thì ba bài viêt của TQT (mang hơi hướm theo phương pháp nghiên cứu này) đều thiếu tính khoa học.

Luận điểm này ta cần xem xét mấy khía cạnh: Có ngụy ngôn cho dục thú thiệt căn thích ăn ngon hưởng lạc không? Có hiều thấu tinh thần từ bi và pháp tùy tục của Phật không? Có hiểu biết cặn kẽ về dinh dưỡng không? Nếu dục thú trần gian cũng muốn, thành Phật đạo cũng ham, là điều không bao giờ hiện hữu. Tuy nhiên cần nhớ: xuống chiếu ra giới luật mới là điều không nên, nhưng khuyến hóa để tránh làm người khác phạm tội gián tiếp sát sinh là điều Phật không cấm. Ngược lại, giải thích vấn đề theo hướng bỏ ăn chay dựa vào một vài nhân duyên đặc biệt mà không nghiên cứu tổng thế tinh thần của Đức Phật cũng là sai trái.

Thực ra cơ thể con người có bộ ruột dài thích hợp việc ăn chay hơn và nhiều thức ăn thực vật (ví dụ đậu nành, nấm có đạm rất cao và giàu vitamin; sữa có hàm lượng béo và chất khoáng cao) có hàm lượng dinh dưỡng không kém gì thịt, cá. Học thuyết Darwin đã chứng minh thuyết phục con người là một nhánh của bộ Linh trường thoát thai ra (bộ động vật chủ yếu ăn thực vật), một học sinh tốt nghiệp phổ thông cũng có kiến thức này chứ chẳng cần đến đại học.

Thứ đến, tìm được loại thịt “không nghi là giết thịt cho mình ăn” vào thời nay là chuyện không có vì mục đích sát sinh là để bán và người bán chẳng cần biết người mua làm gì. Nhà sư nếu ăn thịt cá không thể chối cãi thừa biết sản phẩm này phục vụ cho người tiêu dùng, chẳng cần biết người tiêu dùng đó mặc áo màu gì. Mục Các Loại Thịt, phẩm Thuốc, Tứ Phần Luật, có thuật vì không khất thực được cơm gạo các sa-môn đến có voi, ngựa, rồng (rắn), sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu vì quỷ thần kính tín sa-môn làm cho những con vật này chết để sa-môn lấy thịt. Đó là Phật tránh cho quỷ thần vì sa-môn mà phạm tội sát sinh.

Nay vì mình người khác sát sanh phạm tội mình liệu có đúng chăng!? Cũng như vì chuộng Phóng sinh chim khiến nảy sinh nghề bẫy chim để bán, chim thả chỉ một phần và chim chết vì lý do bắt để phóng sanh hóa chẳng sát sinh ư?!

Vấn đề đặt ra là khi có điều kiện tránh người khác sát sinh thì với tâm từ bi chúng ta có nên làm hay không, hay vì cho rằng Phật không cấm mà làm ngơ trước sự đồ thán của sinh linh.

Thêm nữa khi trích dẫn Tinh Đảo Nhật Báo để biện minh cây cỏ cũng bịết đau ; cái đau của cây cỏ ít ai và khó ai cảm nhận được còn khi bỏ miếng thịt vào miệng “hòa thượng” có nghe tiếng kêu của loài súc sinh không? Luận điểm này cho thấy ngay tương tợ luận điểm Đề-bà-đạt-đa đưa ra 5 điều ép xác mà TQT đưa ra để phê phán người ăn chay. Tôi chẳng biết đây là chân hòa thượng hay là ma hòa thượng? Điều này cũng có gì là lạ, gần đây có 1 kẻ mạo nhận sư sãi từ Úc về lừa xây bệnh viện đã bị báo chí vạch mặt rồi, có phải là ông không?.. Tôi đề nghị đổi tên TQT thành Thích Đủ Thứ thì hơn. Rồi lại ngụy biện kiểu CIA vụ thả hai quả bom nguyên tử (vào hai hòn đảo TQT dùng thuật ngữ cổ) nhằm cứu nhân dân Châu Á. Vậy TQT có biết hai quả bom đó mang ý nghĩa quyết định (không có chúng thì không kết thúc được chiến tranh) hay mang ý nghĩa chúng chỉ góp phần kết thúc chiến tranh sớm hơn thôi (vì chiến tranh nhất định phải kết thúc trễ hơn đôi chút do thế cờ đã nghiêng về hẳn một bên). Nếu chỉ kết thúc sớm hơn thì theo Phật pháp có cần không mà đem biện minh, giống hệt đem Đề-bà-đạt-đa ra biện minh cho thú ăn thịt chó mà một đối tác của tôi từng kể: Một lần ăn thịt chó ở đê Yên Phụ (Hà Nội) mấy em tiếp viên chỉ qua một bàn có mấy người đầu trọc ngất ngưỡng nhật và bảo: sư ở chùa …. đấy, anh ạ. Quán chúmg em nổi tiếng lắm.

Tôi tin là “Tuyệt Đối Luận” của TQT chép từ mớ sách vớ vẫn rồi chắp vá cho xuôi câu, người có hiểu biết phân tích vài chỗ thấy ngay là đạo văn vì chẳng ra đầu ra đuôi một tư tưởng nào cả. Viết để ma mị chứ chẳng phải truyền tri thức. Tôi nói thực ma hoà thượng này mở miệng ra la lta đây là khoa học mà ngay những điều khoa học cơ bản cũng chưa hiểu thấu đáo. Chẳng hạn nói đến công thức E=mc2 thì công thức này liên quan gì đến triết học duy tâm Phật giáo (thuật ngữ thường dùng là Duy thức luận) và thay vì giải thích mối tương quan đó lại lái sang sự sụp đổ của học thuyết Newton (thực ra học thuyết Newton vẫn tồn tại và giảng dạy ở trung học phổ thông, có khác học thuyết Einstein là lấy hệ quy chiếu là trái đất, còn Einstein lấy hệ quy chiếu là vũ trụ); và “Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho Einstein lật đổ Newton, ba vị Tiến sĩ Lý, Dương, Ngô lật đổ Einstein và còn nữa …” quả là tức cười và lố bịch vì ba người này dựa vào khái niệm tương đối mà đề ra học thuyết của mình (thuyết phản hạt, tức mọi vật chất đều tương đối trong một hệ thống mâu thuẩn thống nhất như âm dương đối đãi nhau nhưng luôn thúc đẩy nhau phát riển. Mất một âm hay một dương thế giới không tồn tại theo nghĩa “nhất âm nhất dươngchi vị tật”), rồi cả gan phát biểu “lý luận về TRƯỜNG QUY PHẠM (quanta du champ) gần đây, đủ chứng minh điều tôi vừa nêu là hết sức thực tế” (thuật ngữ trường quy phạm chẳng biết lấy từ đâu chỉ biết quanta du champ (tiếng Pháp) phải dịch là “lượng tử (của) trường” còn muốn nói trường lượng tử thì phải dùng “champ de quanta”, quá dốt tiếng Pháp mà khoe mẽ) lại là một học thuyết triển khai từ thuyết Einstein và chẳng hề giải thích thuyết này liên quan gì đến thuết vô thường của Phật học(khái niệm lượng tử nói lên sự chuyển đổi của dịch lý mới đúng), ý niệm về tính xe lữa chỉ là một mô hình thuyết tương đối chứng minh hệ quy chiếu khác nhau thì tác động đối với vaật thể khác nhau nên ở phần dưới sẽ nói ông đang nói Phật học theo hệ quy chiếu nào, đi xa hơn dùng khái niệm bóng lộn bản thể với câu “Thực ra, cái mà chúng ta thấy được ấy, chỉ là “bóng dáng” chứ chẳng phải là “bản thể” của sự vật.” mà chẳng phản ảnh ra ý niệm Nhân minh học (thoát thai từ duy thức có dung hòa với Trung quán), … ngay tựa đề :Tuyệt Đối Luận” cũng là sự phản ngược tư tưởng tương đối của Einstein, Vô Trước và Thế Thân rồi. Sao chép những câu thật kêu và không hiểu nên nêu một câu phản bội chính tiêu đề tuyệt đối của mình: “Như vậy, chúng ta có thể kết luận : “Khoa học là cái chưa rồi”, vì cứ liên tiếp, phát minh sau lật đổ phát minh trước, phủ định giá trị quyền uy của từng bước phát minh.”cái “chưa rồi” đó là tuyệt đối hay tương đối, . Những điều ông nói về hai thuyết này chỉ là câu tựa đề cho các đề mục Einstein viết, học sinh phổ thông ở Viêt Nam đã nghe nhàm tai rồi.

Tiếp theo là một chuổi lập luận coi cuộc đời là hư ảo mang màu sắc Lão Trang và Hiện sinh chứ không phải Phật giáo. Vì sao? Vì Lão Trang nhìn cuộc đời là tất yếu nhưng giả tạo do các định chế con người dựng lên. Do vậy lý thuyết Lão Trang đưa ra là hòa điệu với cuộc sống tức hành đạo, dựng lên các khái niệm đúng sai, quân tử tiểu nhân, … là trái đạo. mà TQT mô tả là chiếc kính lộn ngược “Như thế rõ ràng là từ khi chúng ta chào đời, đại tự nhiên đã bắt chúng ta mang cặp kính lộn ngược, đến nay chúng ta đã thích ứng được rồi. Nếu như nhà khoa học nào đó, cắc cớ đem sửa lại ảnh của vật hiện lên trên võng mạc của chúng ta thành ra xuôi, tôi nghĩ chắc là trong vòng 24 giờ đồng hồ, chính phủ của quốc gia “VÔ PHƯỚC” đó phải tuyên bố giải tán, nghỉ làm việc cho nhân dân cả nước thôi !”. Và vì sao nữa? Trào lưu hiện sinh cũng nhìn cuộc đời hư ảo và ngắn ngủi và biến thể thành những phong trào sống vội như phong trào hippy hồi thập niên 60-70 thế kỷ 20; TQT biểu hiện tư tưởng hiện sinh với những từ thoải mái, không ai có quyền cấm, … như sau “Chúng ta ủng hộ tuyệt đối trí tuệ sáng suốt của Đức THẾ TÔN đã cho phép ăn uống tùy duyên (tự do). Nếu cơ thể quý vị cần rau, trái cây thì quý vị cứ ăn rau, trái cây. Hoặc có lúc cần cá, thịt thì phải ăn thêm cá, thịt với rau cải. Cũng có lúc gặp duyên ăn toàn cá, thì dùng thoải mái, quý vị toàn quyền tự do lựa chọn, không ai có thể can thiệp một cách thô bạo (trừ trường hợp bệnh, theo lời khuyên của thầy thuốc) vào vấn đề ăn uống của quý vị được ! Trường hợp ngoại lệ, ông muốn chơi nổi bằng cách tịch cốc, nhịn ăn, chỉ uống nước lã mà sống, đến nổi thân thể chỉ còn da bọc xương, tôi nghĩ rằng chỉ có cha mẹ hoặc vợ chồng con cái quý vị (nếu là cư sĩ) còn quan tâm đến quý vị thôi, chứ chẳng có một ai thèm ngó ngàng đến đâu.”. (giọng văn giống dân chợ trời hơn là thiền sư).

Còn thế giới quan của Phật rất rõ ràng trong Bát-nhã tâm kinh “Bồ tát Quán Tự Tại, khi tu chứng đại trí huệ siêu việt, thấy rõ năm uẩn đều không, vượt hết thảy khổ ách. Này Xá-lị tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc chính là Không, Không chính là Sắc; thụ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy. Xá-lị tử! Tướng Không của các pháp là không sinh, không diệt, không nhiễm, không sạch, không thêm, không bớt. Vì thế trong Không không có sắc, thụ, tưởng, hành, thức; không nhãn, nhĩ, thiệt, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giới cho đến ý thức giới; không vô minh cũng không hết vô minh; cho đến không già chết, cũng không hết già chết; không khổ, tập, diệt, đạo; không trí huệ, cũng không chứng đạt vì không có gì để chứng. Bồ Tát nương trí huệ siêu việt nên tâm không vướng ngại; vì không vướng ngại nên không sợ sệt, xa lìa hết thảy điên đảo mộng tưởng, rốt ráo đạt Niết-bàn. Các Phật ba đời nương trí huệ siêu việt nên được giác ngộ hoàn toàn, đúng đắn và cao nhất. Vì thế nên biết rằng trí huệ siêu việt là sức lớn, sức sáng, sức cao nhất, sức không gì bằng, hay trừ hết thảy khổ đau, chân thật không sai. Cho nên từ trí huệ siêu việt rút ra nghĩa tinh yếu như sau: Giải thoát, giải thoát, đã giải thoát, đã cùng giải thoát, giác ngộ hoàn toàn”, nghĩa là không không phải hoàn toàn là không mà có không hoàn toàn là có (bao trùm cả Trung quán và Duy thức) nên cuộc sống vốn tồn tại nhưng hãy tháo gỡ mọi phiền lụy của nó đi mà giải thoát. Chính vì vậy khi xưa Hoàng Nhẫn để chiếc ghế ra va bảo chúng tăng “Nếu không bảo nó là cái ghế thì nó là cái gì?” Các tăng sĩ nhiều tri thức đem sắc không này nọ ra luận giải, Huệ Năng chẳng nói gì ra đá ngã chiếc ghế. Chúng ttăng cho là vô lễ, Huệ Năng bình thản trả lời “Nếu cái ghế mà không gọi là cái ghế thì để nó ở đó làm gì?” Hoàng Nhẫn kín đáo thụ ký cho Huệ Năng.

Ngày nay có kẻ lại đem mọi thứ lung tung bên y khoa và vật lý bàn lếu láo chẳng được gì mà mà mắt thiên hạ. Nhìn tổng quan tư tưởng của Đức Phậ t, Ngài chưa từng chối bỏ sự hiện hữu của cuộc đời cũng chưa từng coi trọng cuộc đời (duy thức), Ngài không nghiêng về vật chất nên khuyên đệ tử sống thiểu dục mà cũng chẳng ghê sợ vật chất đến mức bắt môn đệ ép xác như Bà-la-môn giáo (Trung quán). Mấy bài của TQT chẳng thấy có dòng tư duy này, coi như chưa từng học Phật và tu tập gì cả.

Rồi hướng dẫn phép thiền kiểu khiến người khác mắc thiền bệnh mà điện loạn như: “Nhưng nó cũng không phải là cái không thể hiểu biết. Nếu chúng ta nhắm hai mắt lại, dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (tâm), thì sẽ thấy đủ thứ hết, như : sơn hà đại địa, mặt trời, trăng sao, đá banh, đua thuyền, có cười có khóc, có nói năng, có nghĩ nầy nghĩ nọ,” (xui bậy người ta rơi vào tạp niệm của ma cảnh) và “Lại nữa, hành giả ngồi trên bồ đoàn nghiêng qua ngã lại như lên đồng, đừng sợ hãi gì cả. Hãy cố kềm lại, nếu không kềm được, hãy để mặc nó dao động vài hôm sẽ tự động hết. Đây là phản ứng của Thân, được gọi là Bản Năng Hoạt Động. Người mắc bệnh nan y, nhờ Bản Năng Hoạt Động nầy mà hết bệnh, khỏi cần thuốc thang gì cả !” (xúi người khác rơi vào hôn trầm). Tôi cam đoan TQT chưa ngồi thiền bao giờ cả, có chăng là kiểu “thiền” ăn thịt chó bên gái đẹp.

Rồi thì đoạn trích dẫn “Tiến sĩ LÝ CHÍNH ĐẠO đã tuyên bố trong dịp lãnh giải thưởng NOBEL Vật lý ở Viện Khoa học hoàng gia THỤY ĐIỂN như sau : (ghi đại ý) “Dưới con mắt của người thế gian, thì các nhà khoa học hiện nay đã có được thứ thần thông quảng đại giống như TÔN NGỘ KHÔNG , có khả năng thăng thiên độn thổ vậy. Nhưng nếu lấy đức Phật THÍCH CA làm tiêu biểu cho CHÂN LÝ CỨU CÁNH, thì cho dù Tôn Ngộ Không có giỏi tài “cân đẩu vân” đến đâu đi nữa, cũng vẫn không thể nào nhảy ra khỏi bàn tay của ‘THÍCH CA PHẬT TỔ” được !” chẳng biết lấy từ đâu ra hay tự sáng chế rồi gán ghép. Nếu nói là bài phát biểu khi nhận giải thì chẳng có câu này, các bạn có thể vào trang web Bách Khoa Toàn thư wikipedia kiểm chứng sẽ thấy chỉ nói đến học thuyết âm dương, dịch lý (đối đãi và chuyển biến của vạn vật, au này nếu sách báo ca ngợi hai bác học Trung Hoa khai thác tư tưởng Dịch mà tìm ra nguyên lý này (do vậy cần kiểm tra mọi dẫn chứng TQT đưa ra xem có đúng hay đã bị bóp méo, ngụy tạo). Tư tưởng đối đãi nhị nguyên này trái với Phật học) chứ chẳng đề cập đến các nhân vật đã mạo danh gán ghép và cũng nên nhớ ngụy danh người có tên tuổi đã được ma giáo dùng rất nhiều lần trong lịch sử loài người, chúng ta ai cũng có lần nghe nói đến ngụy thư của Trung Hoa.

Sau phần nói ba hoa hoa về khoa học thì phần sau mê tín nói về chuyển kiếp của Cô MONOKA ALEX, cô ALEX, … để mê hoặc các bà các cô sợ mà cống nạp. Tôi đã chứng kiến và vạch trần trò này nhiều rồi. Bọn ma tăng luôn mở đầu bằng khoa học (nhưng chỉ sáo rỗng) hay học thuyết Phật giáo (mà chẳng hiểu gì), tiếp đến chuyển qua tiền kiếp – hậu kiế;p cùng luân hồi quả báo, … và sau cùng là đem Niết-bàn ra kinh doanh và Địa ngục ra hù dọa. Mục đích chính là lúc đầu cho người nghe xuôi tai tin bọn này là giỏi, kế đến mê hoặc bằng tà thuyết và cuối cùng dụ tiền. Nếu các bạn có bà con ở Úc nhờ nghiên cứu tay này sẽ thấy ngay.

Trong bài chỉ có một câu TQT nói đúng: “Tâm bệnh là những thứ Tự Ngôn Tự Ngữ (=vọng tưởng tạp niệm) không hơi không tiếng ở trong thân thể máu thịt của chúng ta, nó là lũ kiến đang nhiễu loạn tâm linh. Giả sử, một người bị đàn kiến ngàn triệu con bu bò khắp thân, mà không cách gì phủi bỏ được, cho dù có đem họ đến nơi gác tía lầu vàng, ăn ngon mặc đẹp… đi nữa, đối với người ấy, có gì là hấp dẫn, sung sướng nữa chăng ? Hay là, công việc khẩn cấp trước mắt là phải làm sao phủi sạch lũ kiến nầy, sau đó mới nói đến việc khác ?” và câu này có thể coi là lời thú tội của ông ta.

Một điều khó chối cãi: ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật dễ khởi dục bất tịnh, gây trở ngại cho việc tu tập (chẳng hạn ăn trứng vịt lộn phải kèm rau răm vì rau răm có tác dụng dịu dục, (vậy TQT tối ngủ ở chùa hay ngủ khách sạn). Do vậy, ăn chay là một biện pháp để diệt dục trong giai đoạn sơ học, khi đã thấm nhuần Phật pháp đến mức Bất thoái chuyển như Tuệ Trung Thượng Sĩ thì mới có thể Tùy tục được. Dù sao ăn chay đã được coi là một sắc thái của Phật giáo, đã thành phổ biến ở Việt Nam và là điều không phải là chẳng hay.

Tiếp theo là luận điểm về Đề-bà-đạt-đa. Khi đưa ra 5 giới này không phải Đề-bà-đạt-đa không dựa vào chút căn cứ gì mà có thể mê hoặc được 500 tỳ kheo bỏ A-nan (chỉ có 60 vị nghe theo) cùng mình vào núi Già-da li giáo; kinh sách cho thấy Đề-bà-đạt-đa dựa vào “nứa” ý của Phật (tôi nhắc lại nửa ý của Phật) để thuyết. Phật thường ca ngợi “người thiểu dục, tu hạnh đầu đà” tức người sống khổ hạnh xa lìa sắc dục; nhưng rất nhiều kinh sách Phật dạy tuy tu diệt dục nhưng phải giữ cho đủ sức khỏe để đi hết con đường giác ngộ và phê phán lối tu ép xác làm hủy thân xác. Xưa kia vì lý do này mà lúc chưa thành đạo Phật từng bị năm anh em Kiều Trần Như coi khinh và như trên đã chứng minh ăn chay đúng phương pháp dinh dưỡng không là hủy hoại thân xác.

Đề-bà-đạt-da lấy nửa ý đầu của Đức Phật đề ra giáo pháp ép xác, học chưa tới thì thấy quả là lời Phật dạy (nhưng chỉ đúng nửa ý đầu và sai nửa ý còn lại). Ngày nay có hòa thượng lấy nửa ý sau để cổ vũ bỏ ăn chay (đúng nửa ý sau và sai nửa ý đầu), lại đưa Đề-bà-đạt đa ra bêu giếu hầu biện thuyết cho lý của mình. Thực ra hòa thượng này chỉ là Đề-bà-đạt đa thời hiện đại, loại Đề-bà-đạt đa chõng ngược hai nửa ý mà thành. Tu và giảng pháp thế này chẳng khác nào hủy báng Phật, mắng Đè-ba-đạt-đa để làm hành vi của Đề bà-đạt-đa. Tôi từng nói riêng với một bạn ở diễn đàn này:”Cắt nửa vầng trăng thì thi vị lắm, cắt nửa câu kinh nguy hại vô cùng”, lời nói này lại chứng nghiệm.

Khi ăn chay theo Phật giáo còn phải kiêng 5 loại thực vật gọi là Ngũ vị tân vì những thứ này dễ kích thích tình dục, đã được khoa học chứng minh. Phật giáo lại chia ra ăn chay trường (hay gọi là trường trai) là ăn chay quanh năm và ăn chay kỳ (còn gọi là trai kỳ) là ăn chay một số ngày trong tháng hay một số tháng trong năm. Ăn chay kỳ có nhiều lối: ăn chay mỗi tháng 2 ngày (nhị trai) vào ngày rằm và mùng 1; mỗi tháng 4 ngày (tứ trai) vào những ngày mùng 1, mùng 8, ngày rằng và ngày 23 (hoặc 30, mùng 1, 14, rằm); mỗi tháng 6 ngày (lục trai) vào những ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29); mỗi tháng 10 ngày (thập trai) vào những ngày mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29). Nếu ngày nào cũng ăn chay quanh năm suốt tháng gọi là an chay trường (trường trai); cũng có người ăn một số tháng trong năm (thường là tháng giêng, tháng năm, tháng chín) gọi là Tam ngoại trai.

Theo một số người: những ngày ăn chay kể trên là những ngày Tứ thiên vương và bộ hạ đi tuần trần gian nên ăn chay để tỏ thiện tâm; còn ba tháng tam ngoạt trai đó lá lúc cõi u minh chiếu về cõi ta bà để ghi chép tội ác hay công đức, nên ăn chay vào những tháng này ít bị ghi tội. Điều này e rằng không thỏa đáng theo tinh thần triết học của Phật giáo dù việc này có chép trong Kinh Thế Ký [Trường A-hàm 36]. Truy trong kinh văn thì Phật giáo có nói: “Có năm ngày bố-tát: ngày mười bốn, ngày mười lăm, ngày hai mươi ba, ngày mồng một, ngày mùng tám.” (tính theo tháng 15 ngày - xem mục Phật lịch). Mấy ngày Bố-tát này tăng ni phải sám hối và giới cư sĩ cũng nên ăn chay sám hối. Chữ trai (齋) vốn dịch nghĩa từ chữ từ chữ “Bố tát” (Bố tát là từ phiên âm của tiếng Phạn upavasatha) ngoài nghĩa dịch là thuyết giới.

An Huy