1. Hội nghị quốc tế Thần linh học Barcelone (1934)

Người ta đọc trong tạp chí La Revue Spirite (số tháng 10 - 1934, trang 505) trong một loạt các nguyện vọng được toàn hội chấp thuận :

“ Mục thứ 8 : Phong trào Cao Đài : Do đề nghị của ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại nước Pháp của Đạo Cao Đài (hay Phật giáo canh tân, hay Thần linh học VN), Hội nghị quốc tế Thần linh học lần thứ 5 họp ở Barcelone (từ ngày 1 đến 10-9-1934) thỉnh cầu rất cung kính Chánh phủ Pháp vui lòng nhớ lại các lời hứa long trọng vào tháng 3 năm 1933 tại Quốc Hội Pháp, của Thủ Tướng Sarraut, lúc ông là Bộ Trưởng Thuộc địa, thiết lập với ân huệ cho những tín đồ Cao Đài một qui chế cũng rộng rãi như qui chế được hưởng bởi những người theo Thiên Chúa giáo hay các tín đồ Phật giáo trong các nước của Liên bang Đông Dương.”

2. Hội Nghị thế giới về tôn giáo ở Luân đôn (1936)

Báo Le Cyne (ngày 20-9-1936) loan tin :

“ Tại Hội nghị Quốc tế về Tôn giáo tổ chức ở Luân

đôn, dưới sự chủ tọa của Ngài Francis Younghusband, nơi đó ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại nước Pháp của Đạo Cao Đài, tham dự theo lời mời của Tòa Thánh Tây Ninh, Đạo Cao Đài được thừa nhận là tôn giáo khoan dung nhứt thế giới. Trước đông đảo hội viên gồm đại diện của tất cả tôn giáo lớn trên thế giới và các đại diện báo chí quốc tế, đại diện Cao Đài tại Pháp tuyên bố : “ Đạo Cao Đài là một thực nghiệm về sự hòa hợp các chủng tộc và các sắc dân, mà quí vị hội họp nơi đây là vì mục tiêu ấy. Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân chắc chắn là một thực nghiệm sống của sự kết hợp và phục nhứt các tôn giáo.” Nhiều tràng pháo tay nhiệt liệt hoan nghinh câu kết luận ấy.



3. Hội Nghị Thần linh học thế giới ở Glasgow (1937)

Nhựt báo L’Annam nouveau (14-11-1937) loan tin :

“ Do đề nghị của ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài hay Thần linh học VN, Hội nghị Thần linh học thế giới lần thứ 6 họp ở Glasgow (từ ngày 3 đến 10-9-1937), sau Hội nghị Thần linh học thế giới lần thứ 5 tại Barcelone, nêu ra nguyện vọng là những người theo Thần linh học VN trong các nước của Liên bang Đông Dương được hưởng những tự do tín ngưỡng và thờ cúng như những người VN theo Thiên Chúa giáo hay đạo Tin Lành, dầu họ là dân thuộc địa, dân bảo hộ, dân lai hay người ngoại quốc.

“ Nguyện vọng nêu ra trong Hội nghị Thần linh học quốc tế ở Baecelone đã mở ra thời kỳ khá rộng rãi cho các tín đồ Cao Đài hay Thần linh học VN”.

Nguyện vọng nầy được trình bày và bàn cãi trong bộ phận triết học của Hội nghị, được nhìn nhận bởi sự hoan nghinh trong buổi hội họp dân chúng tổ chức tại Phòng Triển lãm mỹ thuật McLellan ngày 9-9-1937.

4. Hội nghị thế giới về Tín ngưỡng tại Ba-lê (1939)

Tóm tắt bài tường thuật của tạp chí La Revue Spirite (Tạp chí Thần linh học) (Ba-lê, 8 - 9) :

“ Hội nghị thế giới về Tín ngưỡng đã được tổ chức trước đây ở Luân đôn, Oxford, Cambridge, năm nay tổ chức tại Ba-lê. Cộng sự viên của chúng ta là ông Gabriel Gobron, được ủy nhiệm bởi các tín đồ Cao Đài hay Phật giáo canh tân ở Đông Dương, đến tham dự.

Những lời trách cứ mà ông đã đưa ra trong Hội Nghị tại Luân đôn có thể được lập lại nơi đây và hơn thế nữa : Những người tổ chức, hầu hết là người Anh, chỉ quan tâm đến các tôn giáo xưa có một quá khứ lâu dài và phong phú (lời phát biểu của ông Lacombe ngày 10-7-1939) và như vậy là đặt ra ngoài, các tôn giáo mới, những giáo lý mới và hơn nữa tôn giáo tổng hợp như Đạo Cao Đài có chủ trương dung hợp cơ bản những tín đồ Phật giáo, Công giáo, Lão giáo, Nho giáo, Hồi giáo, vv. . .

Vô ích để nói rằng Thần linh học, Thông Thiên học, Nhân loại học, vv . . . đều bị bỏ ra ngoài Hội Nghị nầy, chỉ tìm kiếm sự hợp tác trong “tôn kính” của những tôn giáo lớn và không bao giờ có sự dung hợp cơ bản hay tổng hợp.

Không có một so sánh nào về sự cao trọng của các tôn giáo được tha thứ. Giáo hội Công giáo, tuy chánh thức vắng mặt, nhưng được đại diện rộng rãi (Giáo sư Maritain, ông Lacombe, vv. . .) và trong tất cả các ngày, Công giáo đều nhận được sự tôn kính.

Hàng trăm người, phần nhiều là dân anglo-saxon, - sĩ quan, viên chức, giáo sư, quí tộc, trưởng giả - tham dự các ngày Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Tin lành, Hồi giáo, Ấn giáo, họ xen vào các cuộc tranh luận, đôi khi ngoài các đề tài nêu ra : Làm thế nào ngự trị tinh thần huynh đệ trên thế giới bởi sự tụ hội các tôn giáo ?

“ Sự bảo trợ chánh thức ban cho Hội Nghị (ông Champetier de Ribes và ông Georges Mandel) sự tiếp nhận Hội Nghị tại trường đại học Sorbonne bởi ông Viện Trưởng Roussy, với sự tham dự của các thuộc địa Pháp (một vị tướng ở Tunis, một Tỉnh trưởng ở Syrie, vv . . .) một “Ủy ban Pháp” làm tăng uy thế của các buổi thảo luận long trọng tại Giảng đường Richelieu từ ngày 2 đến 11-7-1939.

“ Ưu điểm của Hội Nghị - ngoài những giới hạn hẹp hòi mà người ta qui định và những dự phòng chánh đáng - là kêu lên những quyền của con người, mà hiện thời bị chà đạp trong tất cả các chế độ độc tài.

“ Một nguyện vọng là kêu gọi các nhà độc tài nên nhân đạo hơn nữa, được Hội Nghị chấp nhận và vấn đề người tị nạn phải được ghi vào nghị trình của Hội Nghị sắp tới tổ chức ở Hòa-lan. Một lời kêu gọi gởi đến các Giáo hội chánh thức được đưa ra.

“ Những khách đến viếng thăm điện Versailles, các viện bảo tàng Ba-lê, các trung tâm trí thức, Thánh đường Hồi giáo, nơi đó nhân phẩm có tính cách của dân Ba-lê đón nhận một cách lịch sự các Hội viên, vv. . . đã theo dõi hội tập thường ngày. Quả thật, người ta nói nhiều nhưng người ta cũng hành động : một Hội nghị như thế là một sự kiện đáng ghi nhớ. Người ta muốn tuyên bố nó quan trọng hơn cả Hội nghị Quốc liên, tiếp theo một trong những tiệc trà qui tụ nhiều Hội viên mà một ngày nào đó khơi lên ngọn lửa của những tân tín đồ về lý tưởng tôn giáo. “

Báo La Vérité ở Nam Vang, nơi đó có trụ sở của Hội Thánh Ngoại giáo Đạo Cao Đài, có tường thuật gần giống như trên (ngày 26-7-1939) : Đạo Cao Đài trong Hội Nghị các

tôn giáo tại Ba-lê (trang 1 và 5) :

“ Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân đã được giới thiệu vào năm nay trong Hội Nghị các tôn giáo tại Ba-lê (từ ngày 3 đến 11 tháng 7) bởi ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài, ông gặp lại các nhân vật lãnh đạo mà ông đã quen biết tại Luân đôn vào năm 1936, Ngài Francis Younghusband là chủ tọa và ông Arthur Jackman làm thơ ký.

“ Chánh phủ Pháp đã tổ chức và bảo trợ Hội Nghị các tôn giáo, chính các ông Georges Mandel, Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa; ông Champetier de Ribes, Bộ Trưởng Bộ trợ cấp; ông Viện trưởng Viện Đại học Ba-lê, Bác sĩ Roussy, đã cung cấp Giảng đường rộng lớn Richlieu của Đại học Sorbonne làm nơi hội họp cho Hội Nghị.

Một Ủy ban Pháp, dưới quyền của Giáo sư Louis Massignon, gồm nhiều nhân vật : bà De Coral-Rémusat, ông Jean Herbert, bà De Margerie, công chúa A. Murat, ông De Traz, ông Lacombe, giáo sư Daniel Rops, vv . . . điều khiển các cuộc thảo luận, tập trung vào đề tài căn bản : Làm thế nào mở mang tinh thần hợp tác huynh đệ trên thế giới bởi các tôn giáo ?

“ Chung quanh vấn đề đặt ra nầy, người ta chẳng những ghi nhận các ngày Công giáo, Tin lành, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, vv . . . tùy theo diễn giả chánh thức thuộc vào một trong những tín điều nào.

Như thế, thứ ba ngày 4 tháng 7 là ngày Công giáo : Giáo hội Công giáo chánh thức vắng mặt, không tham dự các công việc của Hội nghị, nhưng Giáo sư Jacques Maritain, ông Lacombe và vài người Công giáo khác đóng vai trò hàng đầu trong tuần lễ Hội nghị. Giáo hội Công giáo vô hình nhưng hiện diện.

“ Nói thật ra thì tầm vóc của Hội Nghị không lớn lắm, cũng không quốc tế như người ta mong ước. Điều nầy do vài hạn chế đặt ra cho các Hội viên :

1. Không một tôn giáo nào được bày tỏ ưu điểm của mình để thu hút tín đồ của tôn giáo khác.

2. Không có vấn đề thống nhứt hay dung hợp các tôn giáo, nhưng chỉ có sự hợp tác giữa các tôn giáo khác nhau đã bị chia rẽ từ trước. Một tôn giáo thống nhứt tổng hợp như Đạo Cao Đài cảm thấy khó chịu trong Hội Nghị; cũng thế, ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp tuyên bố với ông Olivier Lacombe, Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp, rằng ông ta là người “tà giáo” duy nhứt trong Hội nghị.

3. Tiến trình của Hội nghị, theo nguyên tắc, được dành cho các tôn giáo lớn và xưa chứng tỏ sự lớn mạnh của họ bởi quá khứ lâu dài. (Lời nói của ông Lacombe ngày 1-7-1939).

“ Ngài Francis Younghusband lúc bấy giờ tuyên bố với ông Gabriel Gobron rằng ông Gobron là người được trọng đãi, được tự do phát biểu và bàn cãi như tất cả mọi người, sau khi ông trình ủy nhiệm thư của cấp thẩm quyền Đạo Cao Đài với Phòng thư ký ở trường Sorbonne.

“ Ông Georges Mandel, Bộ Trưởng Thuộc địa, xác nhận sự tham dự của các phần tử của Đế quốc Pháp tham gia vào các công việc và tranh luận nơi Hội nghị. Do đó, tướng Hasan Husny Abdelwhab ở Tunis một Tùy viên của Cao Ủy Phủ của Syrie, đã được lên trình bày về Hồi giáo.

Trái lại, ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của chúng ta không gặp các phần tử Pháp ở Á châu; Ấn giáo và Phật giáo chỉ được đại diện bởi những người Anh : Tỳ Khưu Thittila (Tu viện Rangoon), Giáo sư Dasgupta (Calcutta), vv…

“ Mỗi ngày, ở Ba-lê cũng như ở Luân đôn năm 1936, có một bài thuyết trình vào buổi sáng, kế đó là tranh luận vào

buổi chiều, sau đó thì đi viếng thăm các cảnh lạ (Điện Versailles, các Viện Bảo tàng, vv. . .) và đến các trung tâm trí thức của Ba-lê (Viện Văn minh Ấn độ, Hồi giáo, Hội Liên hiệp Pháp Anh, vv. . .).

“ Ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của chúng ta đã phê phán tổ chức Hội nghị ở Luân đôn, nơi đó nhiều bậc trí thức đơn độc, không đại diện cho ai cả (và đôi khi có một chút tự kiêu), đã chiếm diễn đàn trong 1 hoặc 2 giờ.

“ Nay thì Hội nghị ở Ba-lê dành cho những đại diện của các cộng đồng, theo đúng từ ngữ của qui chế Hội nghị tại Sorbonne. Như thế, các người không chuyên nghiệp và tài tử phải tránh ra để nhường chỗ cho những đại danh như Giáo sư Jacques Maritain (Viện Công giáo Ba-lê), Giáo sư Dasgupta (Ấn giáo), Bác sĩ Sié (Đại học Nam kinh), tướng Hasan Husny Abdelwahab, Tử tước Samuel (Cựu Cao ủy ở Palestine), Tỳ khưu Thittila (Tu viện Rangoon), Giáo sư Hauter (Đại học Tin lành Strasbourg), vv. . .

“ Thứ ba, ngày 11 thì chấm dứt các công việc và tranh luận trong tình huynh đệ lịch sự nhứt. Họ chia tay với sự bịn rịn và đau lòng, sau khi biểu quyết những nguyện vọng, các giải pháp, xem xét các dự án, các cải thiện, quyết định địa điểm cho Hội nghị sắp tới ở Hòa Lan, vv. . .

“ Trong số rất nhiều sự việc thú vị, đáng chú ý là nguyện vọng yêu cầu các nhà độc tài cư xử nhân đạo hơn với dân chúng; những lời khen ngợi về công trình hòa bình của ông Chamberlain; lời cảm tạ đối với nhà cầm quyền Pháp đã đối đãi tốt đẹp với các tôn giáo mà không cần chứng minh, khả năng chọn Strasbourg, Jérusalem, Genève, vv . . . làm nơi Hội nghị sắp tới; sự kêu gọi các Giáo hội nên cho phổ biến các công trình của Hội nghị mà một diễn giả đã nói rằng các chánh trị gia và những người cổ súy họ. Vấn đề người tỵ nạn được đặt ra cho năm tới.

“ Ủy ban Pháp quyết định tiếp tục tại Ba-lê công việc làm cho các tôn giáo lớn xích lại gần nhau hơn và hiểu biết nhau hơn. Nhiều Hiệp hội liên tôn được chú ý trong thủ đô, cung cấp cho các Hội viên thích tham dự các cuộc hội họp và đóng góp các cố gắng.

Từ đây Hội nghị sẽ thay thế Hội Quốc liên, đã bị đả phá bởi “ Chúng tôi nghĩ rằng, không bao lâu nữa, Đạo Cao Đài sẽ có vai tuồng quan trọng bởi cái gương mẫu sống động của nó, trong các Hội nghị quốc tế về tôn giáo.”