kết quả từ 1 tới 18 trên 18

Ðề tài: Phật Thuyết Kinh Quán Dược Vương – Dược Thượng Nhị Bồ Tát

  1. #1

    Post Phật Thuyết Kinh Quán Dược Vương – Dược Thượng Nhị Bồ Tát

    Phật Thuyết Kinh Quán Dược Vương – Dược Thượng Nhị Bồ Tát

    Nguyên Hiển dịch
    Lời tựa

    Kinh số 1161 (Đại Chính Tân Tu) có 4 tên:
    - Diệt các tội chướng.
    - Sám hối ác nghiệp thần chú.
    - Diệu dược Cam Lồ trị bệnh phiền não.
    - Quán Dược Vương Dược Thượng thanh tịnh sắc thân.
    Chúng ta khó vượt thoát được Luân hồi là vì phiền não của hiện tại và quá khứ. Tất cả đều nằm trong tiềm thức A lại da. Muốn tẩy sạch, muốn hóa giải không phải dễ. Bồ câu vẫn muốn làm bồ câu kiếp này qua kiếp khác. Làm người cũng vậy, tuy nhiên sơ sẩy một chút là mất thân người, biết bao giờ mới được lại thân người. Mấy ai có đủ năng lực vượt thoát được thói quen nghiệp chướng để đạt được đến được Chân Tâm Phật Tánh, thanh tịnh trong sáng, bất sinh bất diệt của chính mình.
    Kinh này giúp ta hoàn thành tiến trình đó. Muốn vượt thoát phải có Tự lực và Tha lực. Tực lưc là lòng tin, tinh vững chải kiên cố và Lòng thành hối cãi. Tha lực là năng lực Cứu độ của mười phương Chư Phật và Bồ Tát.
    Các Tăng Ni và nam nữ Phật tử nào có phước lớn mới được nghe tên của hai vị Bồ Tát Dược Vương, Dược Thượng; kinh này dạy như thế.
    Nghe được danh hiệu, trì tụng thần chu, niệm danh hiệu, đọc tụng kinh này thì chúng ta giải trừ được vô lượng tội lỗi của bao nhiêu kiếp sinh tử.
    Nếu quý vị đọc tụng kinh này thấy thích thú hoan hỉ thì nên chuyển cho người khác, hoặc ấn tống phổ biến rộng rải, để mọi người đều được cứu độ, thoát khỏi xiềng xích luấn hồi sinh tử.
    Nguyện đem công đức này hồi hướng mọi loài chúng sinh đều giải thoát khỏi Luân Hồi Sinh Tử, đắc thành Vô Tượng Giác.
    Nguyên Hiển cẩn ghi.






    Phật Thuyết Kinh Quán
    Dược Vương - Dược Thượng Nhị Bồ Tát

    No 1161

    Hán dịch: Kàlayasas (383-442)
    Việt dịch: Nguyên Hiển


    Tôi nghe như vầy. Một thời đức Phật ngự tại tịnh xá Thanh liên trì, trong rừng Mi hầu, thuộc nước Tì da ly [Vaisali] cùng với các Đại Tỳ Kheo gồm 1250 vị tham dự… Tôn giả Ma ha Ca Diếp, tôn giả Xá Lợi Phất, tôn giả Đại Mục Kiền Liên, tôn giả Ma ha Ca Chiên Diên. Các chúng trí thức như thế. Lại có một vạn Đại Bồ tát tham dự, các vi ấy tên là Diệu Tý Bồ tát, Thiện Âm Bồ tát, Tịch Âm Bồ tát, Bảo Đức Bồ tát, Tuệ Đức Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát,Di Lặc Bồ tát… Như thế đều là những bậc thượng thủ. Lại có mười ức Đại Bồ tát từ mười phương cùng đến. Như Hiền Thủ Bồ tát, Thiên Thủ Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát, Hiền Hộ Bồ tát, Phạm Thiên Bồ tát, Phạm Tràng Bồ tát… Lại có 500 người Ly xa thuộc nước Tỳ da ly đến dự. Ông trưởng giả Nguyệt Cái, Ông trưởng giả Bảo Tích… Tất cả đều đến dự hội.
    Bấy giờ đức Thế tôn nhập định Phổ Quang Tam muội, từ các chân lông phóng hào quang đủ màu , chiếu rừng Mi hầu làm thành màu sắc bảy báu. Ánh sáng phóng ra trên rừng hóa thành lọng báu. Tát cả mười phương thế giới mọi sự hy hữu đều hiện trong lọng báu.
    Bấy giờ trưởng giả Bảo Tích, liền rời chỗ ngồi, đi đến chỗ ngài A Nan bạch rằng: - Đại đức! Đức Thế tôn hôm nay nhập vào Tam muội, thân phóng hào quang, tất sẽ tuyên thuyết diệu pháp. Xin mong Đại đức biết thời tùy nghi. Ngài A Nan đáp: Này trưởng giả! Đức Phập đang nhập Tam muội, tôi không dám thỉnh cầu. Khi nói xong lời đó, mắt Phật phóng ánh sáng chiếu lên đỉnh đầu hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng, dừng ở đỉnh đầu như núi Kim cương. Mười phương vô lượng tất cả chư Phật ảnh hiện trên núi này. Các đức Phật cũng phóng nhãn quang rộng chiếu khắp đỉnh đầu các Bồ tát, như núi lưu ly. Các vị Bồ tát mười phương thế giới được đắc Thủ lăng nghiêm tam muội. Khi các núi hào quang ảnh hiện như thế, thì trong hồ Mi hầu sinh ra các hoa sen báu, tạo thành sắc báu trắng, sắc trắng đó trong sáng không thể ví dụ được, có các hóa Phật ngự trên hoa sen. Thân tướng vi diệu, cũng nhập tam muội. Từng đức Phật phóng nhãn quang chiếu đỉnh đầu hai vị Dược Vương, Dược Thượng Bồ tát, cũng chiếu đỉnh đầu tất cả Bồ tát.
    Bấy giờ đức Phật xuất định, vui vẻ rạng rỡ mỉm cười, hào quang năm màu phóng ra từ miệng đức Thế tôn, chíu khắp khuôn mặt như trăng rằm, khi đó sắc diện của Phật rạng rỡ bội phần, hơn uy nghi thường ngày trăng ngàn vạn lần. Trưởng giả Bảo Tích nhìn thấy uy tướng của Phật ngợi khen chưa từng có, liền rời chỏ ngồi, chỉnh sửa y phục, trật áo hở vai phải, nhiễu quanh đức Phật bảy vòng, quỳ xuống chấp tay chiêm ngưỡng tôn nhan, mắt nhìn không chớp, bạch đức Phật rằng: Đức Thế tôn Như Lai hôm nay phóng đại quang minh, chíu sáng mười phương chư Phật cùng các Bồ tát, tất cả đều đã vân tập, con ở giữa biển Phật pháp, muốn có ít điều thưa hỏi, duy nguyện đức Thế tôn vì con giải thích. Đức Phật bảo Bảo Tích: Ông cứ theo ý mà hỏi.
    Khi đó Bảo Tích bạch Phật rằng: Thế tôn Như lai hôm nay phóng quang từ đôi mắt, như núi kim cương, dừng ở đỉnh đầu hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng. Mười phương các đức Phật cùng các Bồ tát ảnh hiện trong núi ánh sáng. Uy đức quang minh của hai vị Bồ tát này tựa như trân châu Như ý càng chiếu sáng gấp bội, vược xa các Bồ tát khác trăm ngàn vạn lần. Sau khi Phật nhập diệt, khi chánh pháp suy diệt, nếu có chúng sinh nào nghe danh hiệu hai vị Bồ tát này, được bao nhiêu phước đức? Nếu có người thiện nam thiện nữ, muốn đoạn trừ nghiệp chướng, cần quán sát thân tướng quang minh của Dược Vương, Dược Thượng thế nào?
    Đức Phật bảo Bảo Tích: Lắng nghe, lắng nghe! Hãy nhớ nghĩ rành rẽ. Ta sẽ phân biệt giải thích. Khi nói xong lời này, 500 trưởng giả cùng đứng lên đãnh lễ đức Phật, từng người mang hoa sen cung kính dân lên đức Phật: Nguyện mong muốn được lắng nghe. Lúc đó, đại chúng cùng các Bồ tát trong pháp hội cùng đồng thanh xưng tán Bảo Tích nói rằng: Lành thay! Lành thay, Bảo Tích! Lại năng vì các chúng sinh mù quáng trong đời vị lai mà hỏi đức Như Lai về Pháp Cam Lồ Diệu Dược Quán Đỉnh. Nói xong lời đó, tất cả đều giữ yên lặng.
    Đức Phật bảo Bảo Tích: chúng sinh đời vị lai có đủ năm nhân duyên mới được nghe danh hiệu của hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng. Thế nào là năm?
    1. Tâm nhân từ không giết hại, đầy đủ cấm giới của Phật, uy nghi không khiếm khuyết.
    2. Hiếu dưỡng cha mẹ, thực hành mười điều thiện ở đời.
    3. Thân tâm yên ởn tĩnh lặng, buộc niệm không tán loạn.
    4. Nghe kinh Phật Phương Đẳng lòng không kinh sợ nghi ngờ, tâm không thối thất.
    5. Tin Phật bất diệt, đối với đệ nhất nghĩa, tâm như dòng nước chảy, niệm niệm bất tuyệt.
    Đức Phật bảo Bảo Tích: Nếu có chúng sinh đủ năm nhân duyên này, thì đời đời sinh ra ở đâu cũng được nghe danh hiệu hai vị Bồ tát này, cũng được nghe danh hiệu các đức Phật các Bồ tát mười phương. Khi nghe kinh Phương đẳng, tâm không nghi ngờ, do được nghe danh hiệu hai vị Bồ tát này. Do năng lực uy thần, cho nên đời đời sinh ra trong 500 A-tăng-kì (vô số) kiếp không đọa đường dữ. Khi Phật tuyên nói như vậy, Dược Vương Bồ tát thừa uy thần của Phật tuyên nói thần chú:
    A mukha maha-mukha, jvale maha-jvale, daksi maha-daksi, janguli maha-janguli, umati maha-umati, daksi daksi maha daksi, dyote maha-dyoti, ayu ayu maha-ayu, rucaka maha-rucaka, dhasame maha-dhasame, tattvo tattvo maha-tattvo, karunika dhasala svaha. A caksu, A caksu, matangi patamge cate, carudgate, budha-caye karunika, svaha.
    {A mục ca, ma ha-mục ca, ra lê ma ha-ra lê, đà si ma ha-đà si, răng gu li ma ha-răng gu li, u ma ti ma ha-u ma ti, đà si đà si ma ha-đà si, dô tê ma ha-dô tê, a du a du ma ha-a du, ru ca ka ma ha-ru ca ka, đà xa mê ma ha-đà xa mê, tát vô tát vô ma ha-tát vô, ka ru ni ca đà xa la xòa ha. A cát xu, ma tăng gi pa tăng gê ca tê, ca rút ga tê, bụt đa-ca ri ka ru ni ca, xòa ha}.
    Khi đó Dược Vương Đại Bồ tát tuyên nói thần chú xong, bạch Phật rằng: Thế tôn! Thần chú này quá khứ 80 ức dức Phật tuyên nói. Ngày nay đức Phật Thích Ca của đời hiện tại cùng nghìn đức Phật thời Hiền kiếp và ngìn đức phật thời vị lai Tinh Tú kiếp cũng nói thần chú đó.
    Sau khi Phật diệt độ, nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam nữ Phật tử nghe được thần chú này, trì niện chú này, thì nhanh chóng diệt sạch các nghiệp báo chướng, phiền não chướng. Với thân hiện tại tu tập các tam muội, trong mỗi một niệm thấy sắc thân của Phật, cuối cùng không để mất Vô thượng chánh đẳng Bồ đề tâm. Nếu Dạ xoa, ngạ quỷ xấu, nếu quya3 La sát hay quỷ hút tinh khí; tất cả quỷ dữ ăn tinh khí người đều không thể xâm hại. Khi lâm chung, mười phương chư Phật tới nghênh đón, tùy ý vãng sinh tịnh độ.
    Bậy giờ, đức Thế tôn tán dương Bồ tát Dược Vương rằng: Lành thay!
    Lành thay, thiện nam tử! Đã thích thú nói thần chú này. Ba đời các đức Phật cũng nói thần chú này. Ta đối với thần chú này cũng sinh tùy hỉ sâu xa. Bấy giờ, Dược Thượng Bồ tát cũng ở trước đức Phật tuyên đọc thần chú:
    Dana muc, bhuti bhuh, rupa-aksa rupa-aksa karunika, ripu ripu karunika, viti viti karunika, abhitista, atyanta atyanta, karunika sankara svaha.
    {Đà na mục, bù ti bù,ru pát xa ru pát xa ka ru ni ca, ri pu ri pu ka ru ni ca, vi ti vi ti ka ru ni ca, a bì tít ta, a tiện ta a tiện ta, ka ru ni ca ra xoa ha}.
    Dược Thượng Bồ tát tuyên nói thần chú xong, liền bạch Phật rằng:
    -Con nay trước Như Lai tuyên nói Quán Đinh Đà la ni, hàng phục biển phiền não, chú Đà la ni này được ba đời chư Phật tuyên nói. Nếu có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam nữ Phật tử lắng nghe thần chú này, tụng thần chú này, trì niệm thần chú này, được mười công đức lợi ích. Thến nào là mười:
    1. Do năng lực uy thần của thần chú này, tội sát sinh nhanh chóng được tiêu sạch .
    2. Các tội phá hủy cấm giới được trừ diệt tất cả.
    3. Loài người và các loài phi nhân không được tùy tiện xâm hại.
    4. Trí nhớ tụng niệm không quên giống như nài A-nan.
    5. Được Phạm Thiên, các Trời hộ thế tôn kính.
    6. Được quốc vương, đại thần kính trọng.
    7. 95 loại tà luận sư không thể khuất phục.
    8. Tâm du hành trong thiền định, không ham mê lạc thú thế gian.
    9. Được mười phương các đức Phật và Bồ tát hộ niệm, các vị Thanh văn tới thăm hỏi thu nhận.
    10. Lúc sắp lâm chung, trừ sạch các nghiệp chướng; mười phương chư Phật phóng hào quang sắc vàng tới nghênh đón, tuyen nói Phật pháp vi diệu cho, được tùy ý vãng sinh Phật quốc thanh tịnh.
    Dược Thượng Bồ tát tuyên nói xong, chấp tay cung kính đãnh lễ đức Phật, đứng lùi sang một bên.
    Bấy giờ đức Thế tôn tán dương Bồ tát Dược Thượng rằng: Lành thay! Lành thay, Thiện nam tử! Thích thú nói thần chú này! Mười phương ba đờii các đức Phật cũng nói thần chú này. Ta thâm tâm hoan hỉ vui mừng.
    Khi hai vị Bồ tát tuyên nói thần chú xong, mỗi vị tháo chuỗi ngọc anh lạc dâng cúng đức Phật. Dược Vương Bồ tát tung rãi chuỗi ngọc tụ như núi Tu di trên vai trái đức Phật. Trên hai đỉnh núi có cung điện Phạm Vương, trăm nghìn vạn ức các Phạm, Thiên vương cung kính đứng chấp tay. Trong cung có hoa sen báu như châu Ma ni lan tỏa che khắp ba nghìn đại thiên thế giới; vách tường cung điện bỗng nhiên sập xuống, biến thành đóa hoa vàng nghìn cánh. Trong cung điện có mười phương chư Phật ngự trên hoa vàng.
    Phương đông có đức Phật danh hiệu Tu Di Đăng Quang Minh
    Đông nam có đức Phật danh hiệu Bảo Tạng Trang Nghiêm
    Phương nam có đức Phật danh hiệu Chiên Đàn Ma Ni Quang
    Tây nam có dức Phật danh hiệu Kim Hải Tự Tại vương
    Tây bắc có đức Phật danh hiệu Ưu Bát La Liên Đa Thắng
    Phương bắc có đức Phật danh hiệu Liên Hoa Tu Trang Nghiêm Vương
    Đông bắc có đức Phật danh hiệu Kim Cương Kiên Cường Tự Tại Vương
    Phương trên có đức Phật danh hiệu Thù Thắng Nguyệt Vương
    Phương dưới có đức Phật danh hiệu Nhật Nguyệt Quang Vương
    Như thế các đức Phật mười phương cùng đồng thanh tán dương hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng rằng: Thần chú được hai vị tuyên nói được mười phương ba đời chư Phật tuyên nói. Từ xa xưa, lúc chúng ta tu hành đạo Bồ tát, được nghe thần chú này, thâm tâm vui mừng. Do năng lực nhân duyên tùy hỉ thiện căn, nên được siêu thoát các tội lỗi của 596 ức kiếp sinh tử. Ngày nay chúng ta đều được thành Phật.
    Nếu có chúng sinh nào được nghe danh hiệu của hai vị Bồ tát này cùng với danh hiệu mười phương chư Phật của chúng ta, tức thì diệt trừ được tội sống chết của trắm ngìn vạn kiếp, huống chi thọ trì đọc tụng lễ bái cúng dường.
    Lúc mười phương chư Phật nói xong lời đó, ngồi im tĩnh lặng như nhập thiền định. Bấy giờ Phật Tích Ca Mâu Ni bảo đại chúng rằng:
    - Hôm nay quý vị có thấy hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng dân ngọc anh lạc cúng dường, chấp tay đứng trước ta không?
    Trong đại chúng, đức Di Lặc làm thượng thủ bạch Phật : Tất nhiên chúng tôi đã thấy. Đức Phật bảo ngài Di Lặc A Dật Đa: Dược Vương Bồ tát này từ lâu tu pham hạnh, cac nguyện đã thành tựu; ở đời vị lai qua vô số kiếp sẽ thành Phật hiệu Tịnh Nhãn Như Lai , Ứng cúng, Chánh biến chi, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn; quốc độ tên là An Lạc Quang, kiếp tên là Thắng Mãn. Lúc đức Phật xuất hiện, mặt đất bằng phẳng như kim cương, trong hư không mưa hoa báu màu trắng, dài rộng bằng nhau, khoảng năm mươi do tuần, lan tỏa khắp xứ. Chúng sinh nước đó không có bệnh thân tâm. Chư Thiên hiến Cam Lồ, không dùng thức ăn, thuần uống pháp vị Đại thừa vô thượng. Đức Phật ấy thọ mạng năm trăm vạn ức A tăng kì kiếp (vô số) kiếp. Chánh pháp thụ thế bốn trăm vạn A tăng kì kiếp. Tượng pháp trụ thế trăm nghìn vạn ức A tăng kì kiếp. Người sinh ở quốc độ đó, tất cả đều an trụ trong môn Đa la ni, niệm định không xao lãng. Dược Vương Bồ tát được thọ kí như thế, liền rời chỗ ngồi, thân bay lên không trung làm 18 phép biến hóa. Từ không trung hạ xuống tung rãi hoa trên đức Phật; hoa được rãi như rừng hoa vàng khắp không trung.
    Bấy giờ Thế tôn lại bảo Di Lặc: Dược Thượng Bồ tát tiếp theo Dược Vương sẽ thành Phật danh hiệu là Tịnh Tạng Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến chi, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Lúc Tịnh Tạng Như Lai xuất hiện ở đời, đất báu trắng nay biến thành màu vàng. Hoa vàng ánh sáng vàng lan tỏa khắp thế gian. Dân chúng nước đó, tất cả đều đầy đủ Vô Sinh Pháp Nhẫn. Đức Tịnh Tạng Như Lai thọ mệnh 62 tiểu kiếp. Chánh pháp ở đời 120 tiểu kiếp. Tượng pháp ở đời 560 tiểu kiếp. Lúc Dược Thượng Bồ tát nghe lời thọ ký thành Phật xong tức thì nhập vào chánh định, hóa thân thành hoa, như rừng hoa mọc lan bảy báu trang nghiêm; hóa thành đám mây hoa dâng lên cúng dường đức Phật. Tức thời đám mây hoa phóng ánh sáng màu vàng, trong ánh sáng màu vàng xuất ra đám mây xanh lưu ly, trong đám mây xanh lưu ly vang lên tiếng tụng kệ:
    Chánh biến chi, Thế tôn
    Đấng oai hùng vô nhiễm
    Mười phương chẳng ai bằng
    Tuệ quang chiếu khắp cả
    Thương xót đủ mọi loài
    Xuất hiện thế gian này
    Nay con cúi đầu lễ
    Ba niệm xứ Đại bi
    Sau khi nói xong kệ tụng, Dược Thượng Bồ tát trở về chỗ ngồi. Đức Phật bảo đại chúng: Sau khi Phật diệt độ, nấu có chúng sinh nào suy niệm tư duy quan sát về Dược Vương Bồ tát, cần thực hành năm điều tưởng niệm:
    1. Tưởng niệm hơi thở,
    2. An định tâm tưởng,
    3. Không rời khỏi tưởng niệm hơi thở,
    4. Tưởng niệm thực tướng,
    5. An trụ chánh định.
    Phật bảo Di Lặc: Nếu thiện nam thiện nữ nào tu hành năm niệm tưởng này, thì ở trong nhất niện được thấy Dược Vương Bồ tát. Thân của Dược Vương Bồ tát cao 12 do tuần (120km), tùy chúng sinnh muốn mà hiện ra 18 trượng hoặc 18 thước. Sắc thân vàng tía có 32 tướng toàn hảo, 80 tướng phụ như Phật không khác. Trên nhục kế đỉnh đầu có 14 hạt châu Như ý. Mỗi một hạt châu có 14 mặt, trên mỗi mặt có 14 bông hoa. Dùng mão trời để trang hoàng, trên mão có mười phương Phật và Bồ tát tất cả ảnh hiện như các vật báu trấn giữ. Tướng giữa chân mày sắc trắng lưu ly, nhiễu quanh thân bảy vòng như tướng báu màu trắng. Các lỗ chân lông trên thân tuông ra ánh sáng như hạt ngọc Ma ni, số đủ tám vạn bốn ngàn. Từng hạt châu uyển chuyển xoay theo bên phải như bảy báu thành hoa Ưu bát la. Trên mỗi một hoa có một Hóa Phật, thân cao trượng sáu như đức Thích Ca Mâu Ni. Mỗi một đức Phật có 500 Bồ tát làm thị giả. Hai cánh tay của Dược Vương Bồ tát đó như màu sắc của trăm báu. Mười ngón tay đoan nghiêm mưa ra bảy báu. Nấu có chúng sinh quan sát thấy mười ngón tay đoan nghiêm của Bồ tát này,404 thứ bệnh tự nhiên trừ diệt, tất cả phiền não nơi thân không phát khởi. Hai bản chân mưa ra trân bảo Kim cương. Các viên này hóa thành đài mây. Trong đài mây có Bồ tát hóa thân. Vô số chư thiên làm thị giả. Các hóa thân Bồ tát diễn thuyết Bốn Thánh Đế, Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã; cũng diễn thuyết các hạnh thâm diệu của hàng Bồ tát.
    Lúc thiền quán này thành tựu, đó gọi là Sơ Quán Dược Vương Bồ Tát Công Đức Tướng Mạo. Bước thiền quán thứ hai là: Tâm dần dần rộng mở, được nhìn thấy đầy đủ thân tướng của Dược Vương Bồ tát, thì trái tim của Dược Vương Bồ tát như khối ngọc Chiên Đàn Ma Ni (Cintamani) thanh tịnh khai phóng trăm ức quang minh. Các quang minh này vòng quanh thân trăm lượt, như trăm ức núi báu, từng núi báu có trăm ức hang động, trong mỗi một hang động có mười ức Hóa Phật, thân sắc tướng hảo đều trang nghiêm. Các Hóa Phật đó đều đồng thanh xưng tán Nhân Duyên Bản Hạnh của Dược Vương Bồ tát. Lúc cảnh tượng này hiện thời trong từng mỗi một niệm thấy mười phương Phật vì các hành giả tùy nghi thuyết pháp. Khi đó từng lỗ chân lông của Dược Vương Bồ tát phóng trăm ức ánh sáng Ma ni châu chiếu tới các hành giả. Người nào gặp sáu căn đều được thanh tịnh. Chẳng bao lâu, tức thời thấy mười phương thế giới, 500 vạn ức Na do tha (10 vạn) Phật cùng các Bồ tát vì mình nói pháp Trừ Tội Cam Lồ Diệu Dược. Được thuốc này rồi, tức thời được 500 vạn ức môn toàn Đà la ni (xoay chuyển minh chú). Nhân do năng lực bản nguyện của Dược Vương Bồ tát, duyên do niệm Dược Vương Bồ tát mà tự trang nghiêm . cho nên mười phương các đức Phật và Bồ tát đến trước hành giả tuyên nói sáu Ba la mật thâm sâu. Khi đó hành giả nhân thấy chư Phật , liền đắc trăm nghìn vạn ức Quán Phật Tam Mượi Hải Môn.
    Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Sau khi ta diệt độ, nếu chư Thiên, chư Thần hay loài Rồng hoặc Tỳ kheo Tỳ kheo ni hoặc nam nữ Phật tử, nấu muốn thấy Dược Vương Bồ tát, muốn niệm Dược Vương Bồ tát, cần tu hai hạnh thanh tịnh:
    1. Phát Bồ đề tâm, đầy đủ Bồ tát giới, uy nghi không khiếm khuyết. Do được đầy đủ Bồ tát giới, nên các bạn Bồ tát mười phương thế giới, đồng thời tập họp trước mặt người đó, Dược Vương Bồ tát là Hòa thượng của họ. Dược Vương Bồ tát vì hành giả liền tuyên nói trăm nghìn vạn ức môn Toàn Đà La Ni. Do được nghe các môn Đà La Ni, nên siêu thoát được tội sinh tử của 90 ức kiếp, ứng thời được sắc Vô Sinh Pháp Nhẫn.
    2. Sau khi Phật diệt độ, tất cả phàm phu bị đủ thứ phiền não trói buộc, nếu có ai muốn thấy Dược Vương Bồ tát, cần tu hành 4 điều:
    1. Giữ từ tâm không sát hại , không phạm vào mười tội ác, thường niệm tưởng tâm Đại thừa không xao lãng, cần tinh tấn tu hành như cứu đầu bị lửa đốt.
    2. Cúng dường cho cha mẹ bổn sư đầy đủ bốn thứ, đèn bơ đèn dầu, đèn dầu thơm hoa lài, cùng với củi tre gỗ để đốt để thắp; cũng cúng dường Tam Bỏa Phật Pháp Tăng cùng những người thuyết pháp thanh tịnh.
    3. Thâm tu thiền định, thích tu giải thoát, thường ưa ngồi dưới gốc cây, chổ gò mả, chốn tịnh viện, độc cư ở nơi thanh vắng, siêng tu 12 hạnh Đầu đà thâm sâu.
    4. Với thân mạng tài sản, tất cả buông xả hết không sinh luyến tiếc tích chứa.
    Người tu hành pháp môn này, trong từng mỗi niệm được thấy Dược Vương Bồ tát vì mình thuyết pháp hoặc ở trong mộng thấy Dược Vương Bồ tát trao cho pháp dược. Thức dậy, nhớ lại việc nhiều kiếp trước, vô lượng trăm đời ngàn đời quá khứ, tâm rất hoan hỉ; tức thời liền vào chùa tháp lễ bái quán tượng Phật Bồ tát, nên trước tượng được đắc Quán Phật Tam Muội Hải, cũng thấy vô lượng chúng Bồ tát, duy chỉ thấy Dược Vương Bồ tát vì mình thuyết pháp .
    Đức Phật bảo A nan: Sau khi Phật diệt độ, nếu có bốn chúng có thể quán Dược Vương Bồ tát như thế, năng trì danh hiệu Dược Vương Bồ tát thì trừ diệt tội lỗi của 80 vạn kiếp sinh tử. Nếu có thể năng xưng niệm danh hiệu Dược Vương Bồ tát nhất tâm đảnh lễ thì không gặp tai họa đối nghịch, cuối đời không bị chết đột ngột. Nếu có chúng sinh sau khi Phật diệt độ, năng quán như thế là quán đúng. Nếu quán khác đi là quán sai.
    Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Sau khi Phật diệt độ, nếu có bốn chúng làm thế nào quán được sắc thân thanh tịnh của Bồ tát Dược Thượng?
    Nếu muốn quán, cần tu hành 7 hạnh. Thế nào là 7:
    1. Thường ưa hành trì giới luật , cuối cùng chẳng gần gũi với Thanh Văn Duyên Giác.
    2. Thường tu tập thiện pháp thế gian và thiện pháp xuất thế gian.
    3. Tâm như đại địa, không khởi kiêu mạn, từ bi rộng mở khắp tất cả.
    4. Tâm không tham trước, vững như kim cương, không thể tự hoại.
    5. An trú pháp bình đẳng, chẳng bỏ uy nghi.
    6. Thường tu thiền quán (Vipassana), tu thiền chỉ (Samatha) không lười biếng.
    7. Đối với Đại giải thoát Bát Nhã Ba la mật, tâm không kinh sợ không nghi ngờ.
    Đức Phật bảo ngài Di Lặc: Nếu có thiện nam thiện nữ nào thực hành đầy đủ các điều này thì mau chóng được thấy Dược Thượng Bồ tát. Thân của Dược Thượng Bồ tát cao 16 do tuần (160 km), sắc vàng tía. Quang minh của thân như màu hoàng kim Diêm phù đàn; ở viên quan trên đầu có 16 ức Hóa Phật, thân bằng nhau cao 8 thước ngồi thế kiết già trên hoa sen báu. Mỗi một Hóa Phật có 16 Bồ tát làm thị giả, cầm hoa trắng theo ánh sáng của toàn thân có mười phương thế giới, chư Phật Bồ tát cùng các Tịnh độ đều hiện ở trong. Nhục kế trên đỉnh đầu như Thích Ca Tỳ Lăng Già Ma Ni Bảo Châu, bốn mặt của nhục kế phóng ánh sáng vàng ròng. Trong mỗi một hào quang có bốn hoa báu đủ màu sắc trăm báu. Trên mỗi một hoa có Hóa Phật Bồ tát, hoặc ẩn hoặc hiện, số không thể biết. Dược Thượng Bồ tát có 32 tướng toàn hảo 80 tướng tùy hình tốt đẹp; trong mỗi một tướng có ánh sáng năm màu, trong mỗi một tùy hình có trăm nghìn ánh sáng. Sợi lông xoáy vòng giữa chân mày như màu vàng Diêm Phù Đàn Na, trăm nghìn viên bạch ngọc dùng làm chuỗi anh lạc. Mỗi một viên ngọc phóng trăm ánh sáng báu, hòa quang vàng giao nhau trang sức như phướng bằng pha lê, đông đầy tượng chân kim, các vật trang hoàng đều hiện ở trong. Nấu có ai trong bốn chúng nghe danh hiệu của Dược Thượng Bồ tát , thụ trì danh hiệu Dược Thượng Bồ tát, thì Bồ tát Dược Thượng phóng ánh sáng sắc thân nhiếp thủ người ấy.
    Anh quang minh của Bồ tát này, hoặc tạo hình tướng Tự Tại Thiên, hoặc hình tướng Phạm Thiên, hoặc hình tướng Thiên Ma, hoặc hình tướng Đế Thích, hoặc hình tướng Bốn Vị Thiên Vương, hoặc hình tướng A Tu La, hoặc hình tướng Càn Thác Bà, hoặc hình tướng Khẩn Na La, hoặc hình tướng Na Hầu La Già, hoặc hình tướng Ca Nâu La, hoặc hình tướng loài người hay loài phi nhân, hoặc hình tướng loài Rồng, hoặc hình tướng Đế Vương, hoặc hình tướng Cư Sĩ, hoặc hình tướng Sa Môn, hoặc hình tướng Bà La Môn, hoặc hình tướng Tiên Nhân, hoặc hình tướng Tổ Phụ Mẫu, hoặc hình tướng Cha Mẹ, hoặc hình tướng Anh Chị Em Con Cái Thê Thiếp, hoặc hình tướng Lương Y, hoặc hình tướng Bạn Hữu. Khi ấy hành giả ở trong mộng thấy các hình tướng vì mình nói thần chú mà Bồ tát Dược Vương Dược Thượng đã nói, liền được diệt sạch tội lỗi của kiếp số như trên đã nói. Thức giấc rồi, nhớ trì giữ chẳng quên, buộc niệm tam muội. Liền ở trong thiền định thấy được sắc thân tịnh diệu của Dược Thượng Bồ tát vì hành giả tuyên nói danh hiệu của năm mươi ba đức Phật quá khứ, bảo rằng: Này Pháp tử! Quá khứ có các đức Phật danh hiệu là:
    1- Phổ Quang
    2- Phổ Minh
    3- Phổ Tịnh
    4- Đa La Ma Bạt Chiên Đàn Hương
    5- Chiên Đàn Quang
    6- Ma Ni Tràng
    7- Hoan Hỷ Tang Ma Ni Bảo Tích
    8- Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tiến
    9- Ma Ni Tràng Đăng Quang
    10- Tuệ Cự Chiếu
    11- Hải Đức Quang Minh
    12- Kim Cương Lao Cường Phổ Tán Kim Quang
    13- Đại Cường Tinh Tiến Dũng Mãnh
    14- Đại Bi Quang
    15- Từ Lực Vương
    16- Từ Tạng
    17- Chiên Đàn Quật Trang Nghiêm
    18- Hiền Thiện Thủ
    19- Thiện Ý
    20- Quảng Trang Nghiêm Vương
    21- Kim Hoa Quang
    22- Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Vương
    23- Hư Không Bảo Hoa Quang
    24- Lưu Ly trang Nghiêm Vương
    25- Phổ Hiện Sắc Thân Quang
    26- Bất Động Trí Quang
    27- Hàng Phục Chư Ma Vương
    28- Tài Quang Minh
    29- Trí Tuệ Thắng
    30- Di Lặc Tiên Quang
    31- Thế Tịnh Quang
    32- Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương
    33- Long Chủng Thượng Trí Tôn Vương
    34- Nhật Nguyệt Quang
    35- Nhật Nguyệt Châu Quang
    36- Tuệ Phan Thắng Vương
    37- Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương
    38- Diệu Âm Thắng
    39- Thường Quang Tràng
    40- Quán Thế Đăng
    41- Tuệ Uy Đăng Vương
    42- Pháp Thắng Vương
    43- Tu Di Quang
    44- Tu Mạn Na Hoa Quang
    45- Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương
    46- Đại Tuệ Lực Vương
    47- A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang
    48- Vô Lượng Âm Thanh Vương
    49- Tài Quang
    50- Kim Hải Quang
    51- Sơn Hải Tuệ Tự Tại Thông Vương
    52- Đại Thông Quang
    53- Nhất Thiết Pháp Thường Mãn Vương Phật

    Lúc Dược Thượng Bồ tát tuyên nói danh hiệu của năm mươi ba đức Phật thời quá khứ xong liền giữ yên lặng. Khi ấy hành giả ở trong thiền định được thấy đức Phật Tỳ Bà Thi thuộc bảy đức Phật quá khứ khen ngợi rằng:
    - Lành thay! Lành thay, Thiện nam tử! Ông đã tuyên nói năm mươi ba đức Phật lâu xa ở quá khứ, đã từng xuất hiện ở thế giới Ta Bà, thành thục chúng sinh rồi nhập diệt. Nếu có thiện nam thiện nữ nào cùng tát cả chúng sinh khác được nghe danh hiệu của năm mươi ba đức Phật đó, thì người ấy trong năm ngàn vạn ức A tăng kỳ kiếp chẳng đọa ác đạo. Nếu có người hay xưng danh hiệu của năm mươi ba đức Phật đó, thì đời đời sinh ra thường gặp thẳng chư Phật mười phương. Nếu có người năng chí tâm đảnh lễ năm mươi ba đức Phật thì sẽ đoạn trừ được tội bốn Trọng tội, năm tội nghịch và tội chê bai kinh Phương đẳng, tất cả thảy đều được thanh tịnh. Do bản nguyện của chư Phật đó, cho nên ở trong mỗi một niệm liền được trừ diệt các tội trên. Các đức Thi Khí Như Lai, Tỳ Xá Phù Như Lai, Câu Lưu Tôn Như Lai, Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai, Ca Diếp Như Lai cũng xưng dương danh hiệu của năm mươi ba đức Phật đó; cũng lại khen ngợi người thiện nam thiện nữ năng nghe danh hiệu của năm mươi ba đức Phật đó, năng xưng niệm danh hiệu, năng lễ kính, khiến trừ diệt tội chướng như trên đã nói.
    Bấy giờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo đại chúng rằng: Ta từng ở vô số kiếp trước đây, trong thời mạt pháp của đức Phật Diệu Quang xuất gia học đạo, được nghe danh hiệu của năm mươi ba đức Phật, nghe xong chấp tay tâm sinh hoan hỉ, lại dạy người khác khiến được nghe nhớ. Người khác nghe được, chuyển dạy người sau, thậm chí đến ba nghìn người. Ba nghìn người đó cùng nhau đồng thanh nhất tâm đãnh lễ, xưng danh hiệu của chư Phật. Do năng lực công đức nhân duyên kính lễ chư Phật như thế, cho nên tiêu diệt được tội của vô số ức kiếp sinh tử. Trong nghìn người ấy, ở kiếp Trang Nghiêm được thành Phật, tức là một ngàn đức Phật thời quá khứ, đức Phật Hoa Quang đứng đầu , cuối là đức Phật Tỳ Xá Phù. Một nghìn người, thời hiện tại Hiền Kiếp theo thứ tự thành Phật thì đức Phật Câu Lưu Tôn đứng đầu, trở xuống đến đức Lâu Chí Như Lai. Một nghìn người trong thời vị lai ở kiếp tinh tú sẽ thành Phật, đức Nhật Quang Như Lai đứng đầu, trở xuống đến Tu Di Tướng Như Lai. Mười phương hiện tại chư Phật Thiện Đức Như Lai, cũng từng được nghe tên của năm mươi ba đức Phật đó, cho nên ở mười phương thảy đều thành Phật. Nếu có chúng sinh nào muốn được đoạn trừ tội bốn trọng cấm, muốn được sám hối năm tội nghịch , mười ác, muốn diệt trừ tội cực nặng, không có căn lành, chê bai Phật pháp, thì nên siêng năng tụng Thần chú của hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng nói trên; cũng nên kính lễ mười phương Phật ở trên, lại nên kính lễ bảy đức Phật thời quá khứ . Lại nên kính lễ năm mươi ba đức Phật, cũng nên kính lễ một ngàn đức Phật thời Hiền kiếp; lại nên kính lễ năm mươi ba đức Phật. Sau đó đỉnh lễ vô lượng tất cả chư Phật mười phương ngày đêm sáu thời, tâm trí sáng suốt giống như giòng nước chảy thực hành pháp môn sám hối. Sau đó buộc niệm, niệm sắc thân thanh tịnh của hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng đó, nên biết người này ở trong vô lượng kiếp quá khứ ở chỗ chư Phật gieo trồng các căn lành, dùng năng lực thiện căn của mình để trang nghiêm, nên trong một niệm thấy được vô số chư Phật ở phương Đông. Khi ấy, tất cả chư Phật ở phương Đông liền đều nhập vào Tam muội Phổ Hiện Sắc Thân. Các phương Nam Tây Bắc, bốn góc trên dưới cũng đều như vậy, tất cả đều nhập vào Tam muội Phổ Hiện Sắc Thân. Tức thời, tất cả chư Phật ở mười phương đều hiện thân trước hành giả, tuyên nói sáu Ba La Mật thâm sâu. Khi hành giả gặp được chư Phật xong, tâm sinh hoan hỉ, ở trước chư Phật liền đắc Quán Phật Tam Muội Hải thâm sâu, thấy vô số chư Phật. Mỗi một đức Thế tôn cùng đồng thanh, thọ lý cho hành giả, nói rằng: Nay ngươi niệm hai vị Bồ tát đó, cho nên ở đời vị lai sẽ được thành Phật. Khi hành giả được nghe thọ ký, thân tâm hoan hỉ, liền đắc Tam muội.
    Tam muội này tên là Duy Vô Trang Nghiêm. Do năng lức của Tam muội đó, thấy khắp cả mười phương vô số các đức Phật. Bấy giờ mười phương chư Phật hoặc vì hành giả nói Bố thí Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Giới Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Nhẫn Nhục Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Thiền định Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Bát Nhã Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Phương tiện Ba La Mậ, hoặc vì hành giả nói Nguyện Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Lực Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Trí Ba La Mật, hoặc vì hành giả nói Từ Bi Hỷ Xả, hoặc vì hành giả nói Bốn Niệm Xứ, hoặc vì hành giả nói Bốn Chánh Cần, hoặc vì hành giả nói Bốn Như Ý Túc, hoặc vì hành giả nói Năm Căn, hoặc vì hành giả nói Năm Lực, hoặc vì hành giả nói Bảy Giác Phần, hoặc vì hành giả nói Tám Phần Chánh Đạo, hoặc vì hành giả nói Khổ Thánh Đế, hoặc vì hành giả nói Tập Thánh Đế, hoặc vì hành giả nói Đạo Thánh Đế, hoặc vì hành giả nói Sáu Pháp Hòa Kính, hoặc vì hành giả nói Sáu Niệm Pháp. Như thế mọi loại đầu phân biệt, giảng rộng vô lượng pháp môn. Lại nhân vào năng lực của Duy Vô Tam Muội Hải Trang Nghiêm này, cho nên vì hành giả rộng phân biệt giải thích tuyên nói pháp Mười Hai Nhân Duyên thâm sâu.
    Nhân vào sức uy thần của hai ngài Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng, nên lại thấy ở phương Đông có vô lượng chư Phật Bồ tát, thân màu vàng tía, tướng toàn hào không so sánh. Các phương Nam Tây Bắc, bốn góc, trên dưới cũng đều nhìn thấy mọi sự tốt đẹp của mỗi một Như Lai, rộng nói Quán Phật Tam Muội Hải như thế.
    Nếu có hành giả xưng danh của hai vị Bồ tát Dược Vương, Dược Thượng, hoặc có người nhớ nghĩ hai vị Bồ tát đó, hoặc có người quán tưởng thân tướng của hai vị Bồ tát đó, hoặc có người tụng Đà La Ni Thần chú của hai vị Bồ tát đó đã tuyên nói thì bỏ thân này, thân sau được sáu căn thanh tịnh, thường được sinh vào nhà của Đại Bồ tát, diện mạo đoan nghiêm giống như Đế Thích, không có tướng xấu, thân lực cường tráng như lực sĩ cõi trời uy phục tất cả. Nơi sinh ra, luôn được gặp thẳng chư Phật Bồ tát , được nghe thuyết pháp thâm diệu. Nghe xong, hớn hở, được vô lượng môn tam muội vi diệu, với các Đà La Ni.
    Đức Phật bào ngài A nan: Nếu cói chúng sinh nào chỉ nghe danh hiệu của hai vị Bồ tát này,được phước đức vô lượng, không cùng tận, huống chi tu hành đầy đủ như đã nói trên.
    Bấy giờ ngài A nan nghe đức Phật tán dương trí tuệ thâm sâu, vô lượng đức hạnh của hai vị Bồ tát này, liền từ chỗ ngồi đứng dậy nhiễu quanh đức Phật bảy vòng, quỳ xuống chấp tay bạch Phật rằng: Bạch Thế tôn! Hai vị Bồ tát Dược Vương Dược Thượng ở thời gian quá khứ tu hạnh gì, gieo công đức nào mà nay ở chánh hội này được như đức Phật Phạm Tràng ca ngợi, cũng được đại chúng tham dự xưng dương. Như Lai hôm nay hai mắt phóng quang như ngọc Châu Ma Ni trên đỉnh đầu của hai vị này. Cảnh vi diệu này trước nay chưa từng thấy, nguyện xin đức Thế tôn vì con giải thích nhân duyên xa xưa của hai vị Bồ tát này.
    Khi đó đức Thế tôn bảo A nan rằng: Hãy lắng nghe! Hãy nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Ta sẽ vì Ông phân biệt giải thích nhân duyên xa xưa của hai vị Bồ tát này.
    Phật bảo A nan: Trở về thời quá khứ cách đây vô lượng vô biên A tăng kì kiếp , số đó lại gấp bội số không có thể nói được. Thời đó có đức Phật danh hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến chi, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế tôn. Kiếp đó tên là Chính An Ổn, cõi nước tên là Huyền Thắng Phan. Chúng sinh sinh ở nước đó thọ mệnh tám đại kiếp. Đức Phật Thế Tôn xuất hiện ở thế gian trải qua mười sáu đại kiếp. Sau cùng ở trong giảng đường Hoa Sen nhập vào Niết Bàn. Sau khi đức Phật nhập diệt, chính pháp trụ ở đời tám đại kiếp. Ở trong Tượng pháp có một nghìn Tỳ Kheo, phát tâm Bồ tát cầu giới Bồ tát, vì chúng sinh khắp nơi du hành giáo hóa.
    Thời ấy trong Chúng Tăng có một Tỳ Kheo tên là Nhật Tạng, thông minh trí tuệ, du hành tới các làng xã, xóm doanh trại, thành ấp tăng phòng, nhà gác chốn tịnh xá, cùng đến các luận đường; vì đại chúng rộng tán dương bản duyên của Bồ Tát Đại Thừa, cũng diễn đạt Đại Trí Tuệ Vô Thượng bình đẳng thanh tịnh của Như Lai. Lúc đó trong chúng có một vị Trưởng giả tên là Tinh Tú Quang, nghe nói Đại Trí Tuệ bình đẳng của Đại Thừa, tâm sinh hoan hỉ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cầm quả Ha Lê Lặc (trái thuốc) với các thuốc đủ loại, đến chổ của Nhật Tạng bạch rằng:
    - Đại Đức! Tôi nghe nhân giả nói thuốc Cam lồ. Như ngài nói, người uống thuốc này sẽ chẳng già chẳng chết! Nói lời đó xong, cúi đầu mặt sát đất lễ bàn chân của vị Tỳ Kheo. Lại cầm thuốc này dâng lên Tỳ Kheo, bạch rằng: Nhân giả! Nay cầm thuốc này dâng lên Nhân giả và Đại Đức Tăng. Bấy giờ Nhật Tạng liền chú nguyện nhận quả Ha Lê Lặc. Vị trưởng giả nghe Pháp, lại nghe chú nguyện, nên tâm rất vui mừng, đỉnh lễ khắp mười phương vô lượng chư Phật, ở trước mặt Nhật Tạng phát đại thệ nguyện và bạch rằng: Con nghe Ngài nói thuốc Trí Tuệ của Phật. Như lời Ngài nói chân thật không hư dối, nay con mang thuốc tốt của núi Tuyết dâng lân nhân giả cùng với Chúng Tăng, nguyện đem công đức này cho con đời đời chẳng cầu phước báo trong ba cõi Trời Người, chính tâm hồi hướng Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Nay con chí thành phát Vô Thượng Đạo Tâm, ở đời vị lai nhất định đắc thành Phật. Nguyện này chẳng hư dối, như Tuệ giác Phật đà mà tôn giả đã nói. Khi con đắc năng lực thanh tịnh của Bồ đề, tuy chưa thành Phật, nếu có chúng sinh nghe tên của con, thì nguyện được trừ diệt ba loại bệnh khổ của chúng sinh:
    - Một là trong thân chúng sinh có bốn trăm bốn bệnh, chỉ cần xưng danh hiệu con thì mau chóng trừ diệt.
    - Hai là nguyện vĩnh viễn chẳng nhận chịu nỗi khổ của tà kiến, ngu si và ác đạo. Khi tôi thành Phật, thì các chúng sinh trong quốc độ tôi, tất cả đều ngộ giải Đại thừa Bình đẳng, càng không có ý hướng khác.
    - Ba là ở Diêm phù đề cùng các phương khác, có tên gọi của ba đường ác; người nghe tên tôi thì vĩnh viễn không thọ thân trong ba đường ác, thì cuối cùng tôi chẳng thành tựu Vô Thượng Chính Đẳng Chính giác.
    Nếu có người lễ bái, trì niệm, quán thân tướng tôi, nguyện cho chúng sinh này tiêu trừ ba chướng, như Lưu Ly trong sạch , trong ngoài trong sáng, thấy được sắc thân Phật cũng lại như vậy.
    Nếu có chúng sinh trong thấy sắc thân thanh tịnh của đức Phật, nguyện chúng sinh này đối với Tuệ giác Bình đẳng vĩnh viễn chẳng thoái chẳng mất.
    Phát xong các lời nguyện này, năm vóc sát đất đỉnh lễ vô lượng chư Phật khắp mười phương. Lễ chư Phật xong, cầm hoa trân châu rãi lên trên Nhật Tạng rồi bạch rằng: Hòa thượng! Nhân có Hòa thượng, cho nên con được nghe Phật Tuệ Vô Thượng Thanh Tịnh. Con nghe xong, ở trước Hòa thượng đã phát tâm Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề thâm sâu. Nếu nguyện này chẳng hư dối, ắt được thành Phật thì khiến hoa trân châu con đã rải mầu nhiệm hóa thành lọng hoa ở trên Hòa thượng. Nói xong lời đó, tung hoa báu lên. Như thế, hoa sen báu la liệt ở trong không trung biến thành lọng hoa. Lọng hoa ấy có đầy đủ ánh sáng màu vàng. Tất cả đại chúng đều nhìn thấy việc này, cùng nhau đồng thanh khen ngợi trưởng giả Tinh Tú Quang rằng: Lành thay! Lành thay, Đại trưởng giả!
    Ông có thể ở trong đại chúng này, đã hay phát đại thệ nguyện thâm sâu, nên hiện tướng điềm lành vi diệu như vậy. Nay chúng tôi đã nhìn thấy điềm lành này, tất được thành Phật, không còn nghi ngờ.
    Thời đó, trưởng giả Tinh Tú Quang có người em trai tên là Điện Quang Minh thấy anh mình phát Bồ Đề Tâm, nên thân tâm vui theo nói rằng: Đại huynh! Em trong nhà có nhiều sửa tươi và thuốc tốt. Xin anh nghe em đem chúng dường rộng rãi tất cả Chúng Tăng không hạn chế. Người anh bảo rằng: Cứ thuận theo ý em. Khi ấy trưởng giả Điện Quang nói với anh rằng: Nay em cũng muốn đi theo đại huynh, muốn phát thậm thâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề Tâm. Người anh đáp rằng: Nếu muốn phát tâm, em nay cần đãnh lễ chư Phật mười phương, ở trước mặt Đại Hòa Thượng Tỳ Kheo Nhật Tạng, thích hợp phát Vô Tượng Đạo Ý tâm sâu.
    Người em nói với người anh rằng: Em nay mang sữa tươi thuốc tốt này, ban bố cho tất cả, lại đem hoa quý dâng lên mười phương Phật. Hồi hướng công đức này, nguyện như đại huynh đã phát thệ nguyện không có khác. Nếu ước nguyện của em thành thật không hư dối, thì khiến cho hoa sen quý mà em đã rải dừng lại trong hư không giống như cây hoa.
    Khi ấy, Đại chúng trong hội thấy hoa sen trưởng giả Điện Quang đã rải xếp hàng dừng lại trong hư không. Mỗi một hoa đó như cây bồ đề xếp hàng dừng ở hư không, đầy đủ hoa quả. Lúc đó đại chúng cùng nhau đồng thanh khen ngợi trưởng giả Điện Quang, nói rằng: Nay điềm lành của ông ứng như người anh trưởng giả không có khác. Ở đời vị lai tất được thành Phật, không có nghi ngờ.
    Đức Phật bảo A Nan: Nay ông nên biết, khi đại trưởng giả đem trái Ha Lê Lặc và thuốc tốt như núi Tuyết dâng cho Tăng Chúng. Chúng Tăng uống vào xong nghe Diệu Pháp. Do sức của thuốc, nên trừ hai loại bệnh. Một là bốn đại tăng giảm. Hai là phiền não sân giận. Nhân thuốc này, cho nên đại chúng đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, nên xướng lên lời này: “Chúng tôi ở đời vị lai đều sẽ thành Phật”.
    Bấy giờ tất cả đại chúng cùng nhau nói rằng: Nay chúng tôi nhân vào hai loại thuốc mà Đại sĩ đã ban cho, nên phát được tâm của Vô Thượng Pháp Vương, sẽ làm Vua của ba ngàn Đại thiên thế giới. Do vì báo ân nên lập danh hiệu, nhân vào hạnh mà đặt tên gọi, cho nên gọi là Dược Vương.
    Đức Phật bảo A Nan: Nay ông nên biết, Dược Vương Bồ tát này, nghe Đại chúng vì mình đặt danh hiệu, thời kính lễ Đại chúng, rồi bạch rằng: Đại đức Chúng Tăng vì tôi mà đặt danh hiệu là Dược Vương, nay tôi cần phải y theo tên gọi mà nhất định thực hiện. Nếu mọi việc bố thí của tôi hồi hướng Phật đạo đều được thành tựu, nguyện hai tay tôi luôn mưa mọi loại thuốc xoa tẩy cho chúng sinh, tẩy trừ tất cả bệnh. Nếu có chúng sinh nghe tên tôi, lễ bái tôi, quán thân tướng tôi, sẽ khiến cho họ được uống Pháp dược thâm diệu Vô Ngại Đà La Ni, sẽ khiến cho họ trên thân hình hiện tại trừ sạch các điều không tốt lành ; lúc tôi thành Phật, thì nguyện cho các chúng sinh đầy đủ hạnh Đại Thừa. Nói xong lời đó, thì trong hư không, tuôn mưa lọng bảy báu che bên trên Dược Vương. Trong quang minh của lọng báu, vang tiếng kệ rằng:
    Đại sĩ nguyện diệu thiện
    Ban thuốc cứu tất cả
    Tương lai sẽ thành Phật
    Danh hiệu là Tịnh Nhãn
    Rộng độ khắp Trời Người
    Từ tâm không giới hạn
    Mắt tuệ chiếu tất cả
    Vị lai sẽ thành Phật.
    Bấy giờ Dược Vương nghe kệ này, thân tâm hoan hỉ liền nhập vào Tam muội. Tam muội này tên là Duy Vô Trang Nghiêm, do năng lực Tam muội nên thấy vô số chư Phật, trừ sạch nghiệp chướng, tức thời diệt trừ hết tội sinh tử của chín trăm vạn kiếp a tăng kỳ kiếp. Thời đó người trong chúng được đặc danh hiệu, nay là Dược Vương Bồ Tát Ma Ha Tát đây.
    Đức Phật bảo A Nan: Nay ông ở thời này nên biế người em trưởng giả mang thuốc bố thí, cho nên người đời khen ngợi thuốc của trưởng giả dùng bố thí cho Tăng chúng và mọi người. người uống thuốc này được gia tăng khí lực, được thuốc diệu thượng, cũng được nghe Pháp dược Đại Thừa Thượng Diệu. Người đời thời đó nhân hạnh mà đặt tên, nên gọi là Dược Thượng.
    Bấy giờ Dược Thượng Bồ tát nghe các người đời ca ngợi công đức của mình, gọi là Dược Thượng; nên nhân đó phát lời thệ nguyện: Nay tất cả đại chúng của thế giới này vì con đặt danh hiệu là Dược Thượng, nguyện con đời sau khi thành tựu 10 loại năng lực thanh tịnh thì đem Pháp Dược Thượng Diệu ban bố rộng khắp tất cả; nguyện cho tất cả chúng sinh nghe danh hiệu con , mau được tiêu diệt lửa dữ phiền não. Nếu có chúng sinh lễ bái con, xưng danh hiệu con, quán thân tướng con, sẽ khiến cho họ được uống thuốc Cam Lồ bất tử giải thoát thượng diệu.
    Khi đại chúng nghe lời nguyện xong, đều cởi chuỗi ngọc anh lạc cùng rải trên Dược Thượng Bồ tát. Các anh lạc đã rải tụ lại giữa không trung như lâu đài bảy báu. Trong lâu đài ánh sáng thuần màu hoàng kim, vang tiếng Phạm âm nói kệ rằng:
    Lành thay! Thắng Đại sĩ
    Phát khởi hoằng thệ nguyện
    Đều độ chúng sinh khổ
    Tâm không có nghi lo
    Vị lai sẽ thành Phật
    Danh hiệu là Tịnh Tạng
    Cứu hộ khắp thê gian
    Người chìm trong biển khổ.
    Đức Phật bảo A Nan: Nay ông khéo nghe cho kỷ lời của Phật, cẩn thận đừng quên mất. Hai vị Dược Vương, Dược Thượng Bồ tát này là Quán Đỉnh Pháp Tử của chư Phật ba đời quá khứ hiện tại vị lai. Nếu có chúng sinh nào nghe tên của hai vị Bồ tát này thì vượt qua hẳn biển khổ, chẳng còn đọa trong sinh tử, thường được gặp thẳng chư Phật Bồ tát, huống chi là tu hành đầy đủ như đã nói.nếu có thiện nam thiện nữ nào nghe thần chú mà hai vị Bồ tát đã nói, hoặc quán tưởng thân tướng của hai vị Bồ tát này thì ở đời hiện tại đều được thấy Dược Vương, Dược Thượng, cũng được thấy Ta và ngàn đức Phật thời Hiền Kiếp ; ở thời vị lai gặp vô số chư Phật, mỗi một đức Phật vì người ấy thuyết Pháp; được sinh vào cõi Phật thanh tịnh, tâm kiên cố; cuối cùng không còn thoái chuyển Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề Tâm.
    Bấy giờ ngài A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ đức Phật, nhiễu quanh đức Phật bảy vòng, rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Kinh này tên gọi là gì? Làm sao phụng trì?
    Đức Phật bảo A Nan: Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ! Tên của pháp yếu này là:
    - Diệt Các Tội Chướng, cũng có tên là
    - Thần Chú Sám Hối Các Nghiệp, cũng có tên là
    - Diệu Dược Cam Lồ Trị Bệnh Phiền Não, cũng gọi là:
    - Quán Dược Vương Dược Thượng Thanh Tịnh Sắc Thân.
    Đức Phật bảo A Nan: Pháp yếu này có các tên đặc biệt vi diệu như thế. Sau khi ta diệt độ, nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni nghe được kinh này, thành tâm vui theo chỉ trong chớp mắt, nếu phạm năm giới, phá tám trai giới, thì mau được thanh tịnh. Nếu Quốc vương, đại thần, quý tộc, cư sĩ, thương gia, nông dân, bà la môn cùng tất cả người khác nghe được kinh này, thành tâm vui theo dù chỉ trong chớp mắt, năm tội nghịch mười tội ác tất được thanh tịnh.
    Đức Phật bảo A Nan: Bản hạnh nhân duyên của Dược Vương Dược Thượng là thuốc tốt cho bệnh của loài người ở quả đất này.
    Bấy giờ đức Thế Tôn nói xong lời đó thì yên lặng an trú như nhập vào Tam muội. Khi ấy ông trưởng giả Bảo Tích với tôn giả A nan, vô số đại chúng nghe những điều đức Phật tuyên nói, đếu rất hoan hỉ. Do hoan hỉ nên năm nghàn người trong hàng trưởng giả đắc Vô Sinh Pháp Nhẫn. Các Bồ tát từ các phương khác đến gồm mười ngàn vị đều an trụ Thủ lăng nghiêm tam muội. Năm trăm Tỳ kheo đệ tử của ngài Xá Lợi Phất chẳng thụ nhận các lậu hoặc, đắc thành A La Hán. Vô số tám bộ Trời Rồng đều phát khởi Chánh Chân Vô Thượng Đạo Ý.
    Khi ấy các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni cùng với đại chúng nghe những điều đức Phật tuyên thuyết, đều vui vẻ phụng hành, đỉnh lễ mà lui ra. ./.

    Hết
    Phật thuyết Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát Kinh Đại Chánh No 1161
    Nguyện mọi sai sót thuộc về người chép kinh ,mọi công đức hồi hướng khắp vô lượng pháp giới chúng sanh thoát nẻo luân hồi chứng thành Phật quả.

  2. #2

    Mặc định

    Hay thay
    Nam mô Dược Vương Bồ tát
    Nam mô Dược Thượng Bồ tát

    Trọn đời con mãi quy y hai ngài
    Nguyện thường thấy chư Phật, thường thấy Bồ tát, thường thấy chơn thiện tri thức, thường nghe chư Phật nguyện, thường nghe Bồ tát hạnh, thường nghe Bồ tát Ba la mật môn .

  3. #3
    Nhị Đẳng Avatar của Hư_Không
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,660

    Mặc định

    cho xin copy cái nha, còn nữa hok post tiếp đi để mình đi in ra thành cuốn luôn

  4. #4

    Mặc định

    Vi diệu vi diệu quá....
    Nam mô Dược Thượng Bồ Tát Ma Ha Tát
    Nam mô Dược Vương Bồ Tát Ma Ha Tát

    Nguyện cho con sớm được 2 vị Bồ Tát rưới nước cam lồ, đắc thành Chánh Đẳng Chánh Giác

  5. #5

    Mặc định

    cho con xin vài giọt nước cam lộ bồ tát ơi, dạo này con nghiệp chướng đầy mình
    theo chánh đạo cho an toàn, mún tu mật mà chưa được quán đảnh thì chỉ nên tụng chú đại bi, ko được triệu thỉnh, ko hàng phục hại người

  6. #6

    Mặc định

    Nam Mô Dược Vương Bồ Tát.
    Nam Mô Dược Thượng Bồ Tát.
    Cầu sanh Tây Phương!.

  7. #7

    Mặc định

    cả hai ngài đều là đệ tử của Đức Dược Sư... ?

  8. #8

    Mặc định

    Trích trong Nhi KHoa Hiệp Giải -- Hòa Thượng KHánh Anh dịch .

    Với số 53 Phật, Kinh Quán Dược Vương Dược thượng nhị Bồ tát nói : Bấy giờ ông Dược thượng Bồ tát làm hành giả xưng nói đời quá khứ, danh hiệu của 53 Phật, thưa với chúng rằng “các pháp tử ! đời quá khứ có Phật tên là Phổ quang, kế có Phật tên là Phổ Minh, kế có Phật tên là Phổ Tịnh v.v… nhẫn đến kế có Phật tên Nhất Thế Pháp Tràng Mãn Vương”. Ông Dược Thượng Bồ tát thuyết kể danh hiệu của 53 đức Phật về đời quá khứ rồi, lặng thinh ngồi định.
    Bấy giờ ông Dược Thượng liền từ trong định, đặng thấy bảy đức Phật Thế Tôn từ quá khứ. Đức thứ nhất là Tỳ bà Thi Phật khen rằng : “hay thay hay thay ! Thiện Nam Tử (Dược thượng) ! Người tuyên nói 53 Phật danh, bèn là về quá khứ lâu xa, các Ngài vẫn lớp cũ đã ở tại cõi ta bà nầy, từng giáo hoá cho chúng sanh được thành thục, mà các Ngài đã vào cõi Niết bàn rồi. Thế có Thiện nam tín nữ và bao chúng sanh khác, được nghe danh đức của 53 Phật đây, thì người ấy suốt trăm nghìn muôn ức kiếp số A Tăng Kỳ, chẳng đoạ xuống ba ác đạo. Hoặc lại có người xưng niệm danh hiệu của 53 đức Phật đây, thì người ấy luôn luôn mỗi đời sanh ra chỗ nào cũng thường đặng gặp mười phương chư Phật. hoặc có người năng chí tâm kính lạy 53 đức Phật đây, dứt được tội tứ trọng, ngũ nghịch và tội chê bai pháp phương đẳng, thảy đều thanh tịnh. Vì là vốn lời thệ nguyện của chư Phật đây. Nên người lễ kính, trong mỗi niềm liền đặng trừ diệt các tội như đã nói trên”.
    Kế với Phật trước là đức Thi Khí, đức Tỳ Xá Phù, đức Câu Lưu Tôn, đức Câu Na Hàm Mưu Ni, đức Ca Diếp, các đức Như lai trên đây, tiếp tục nhau, cũng vẫn tán dường 53 đức Phật như thế, và cũng khen rằng : Thiện nam Tín Nữ nào, năng nghe được danh đức của 53 Phật đây, và năng xưng niệm danh hiệu, và năng kính lễ nữa, năng trừ diệt tội chướng, cũng như trên đã nói.
    Bấy giờ đức Thích Ca Mâu Ni Phật bảo đại chúng rằng : “Với vô số kiếp về trước, ta vẫn từng ở nơi đời Mạt pháp của Đức Phật Diệu Quang, ta xuất gia hành đạo, được nghe danh hiệu của 53 đức Phật, nghe rồi hoan hỷ chấp tay, dạy cho người khác đồng nghe và giữ làm, người khác nghe rồi, lại đi lần lựa truyền trao cho kẻ nhau, từ một đến nhiều, cứ mãi như thế, đến người số 3.000 khác miệng đồng tiếng, xưng niệm lễ bái 53 hiệu Phật, do nhân duyên công đức đó, liền siêu rỗi được vô số kiếp sanh tử trọng tội, đã thành một 1.000 Phật ở đời quá khứ, đời hiện tại 1.000 Phật và đời vị lai một nghìn đức Phật, thực thế. Ma ta là Thích Ca Thế Tôn đây, với trong 1.000 Phật đời hiện tại, làm vị Phật thứ 4 nầy”.
    Với hiện tại kiếp 1.000 Phật ra đời, đã rõ nơi kiếp đồ trong Di Đà Kinh.
    Ba ngàn đức Phật
    Lại, hật bảo Bửu Tích rằng : “Nguyên chư Phật hiện tại trong mười phương, như đức Thiện Đức Như Lai v.v…cũng đã từng nghe danh đức của 53 Phật, nên với mười phương phía nay các ngài đều đã thành Phật rồi đó”.
    Chính chỗ gọi rằng : thà ở chỗ chịu tất cả khổ, mà đắc nghe danh của chư Phật, chứ chẳng chịu ở chỗ hưởng tất cả vui, mà chẳng đặng nghe danh Phật.
    Nếu có chúng sanh : Muốn đặng dứt trừ 4 tội trọng dâm (sát, đạo, dâm, vọng), muốn đặng sám hối tội ngũ nghịch thập ác, muốn đặng trừ diệt cái tội cực trọng là không căn do gì mà sanh tâm huỷ báng chánh pháp, mấy người ấy phải kính lạy 7 đức Phật, lạy phải kính lạy 53 đức Phật, nhiên hậu khắp lại vô lượng tất cả chư Phật ở 10 phương, luôn ngày đêm 6 giờ, lòng tưởng rành rẽ, tỷ như nước chảy không gì trở ngại, để hành lễ pháp sám hối, lẽ cơ cảm lẫn nhau, tội lỗi dứt trừ.
    Phật Danh Kinh nói : Cả 3.000 Phật nguyên xưa nhân lạy 53 Phật, dứt trừ hết tội lỗi đã chứa chất nhiều kiếp, mà đắc thành chánh giác đó.
    1. Kính lạy đức Phổ Quang Phật : Hoá thân hàng trăm ngàn ức, ánh trí huệ khắp chiếu.
    2. Kính lạy đức Phổ Minh Phật : Báo thân tròn đầy, đuốc tuệ khắp sáng.
    3. Kính lạy đức Phổ Tịnh Phật : Pháp thân khắp giáp hư không, xưa nay vẫn thường thanh tịnh.
    4. Kính lạy đức Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật : Đa Ma La Bạt, dịch: ly cấu, là tên núi ngưu đầu. chiên đàn, dịch : dữ dược. nghĩa là năng trừ các bịnh, dụ phận đủ các đức, hương mầu khắp xong, chúng sanh được ly cấu thanh tịnh, Ly cấu : lìa dơ, dữ dược : cho thuốc.
    5. Kính lạy đức Chiên Đàn Quang Phật : giới hương thanh tịnh, ánh sáng tròn đầy.
    6. Kính lạy đức Ma Ni Tràng Phật : Ma Ni là ngọc báu như ý ; Tràng : Phan phương, là nghĩa cao sáng. lại là nghĩa tồi tà phụ chánh. dụ đức của đức Phật tỷ ngọc Như ý treo trên cao, xô pháp tà xuống, nêu pháp chánh cao lên.
    7. Kính lạy đức Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bửu Tích Phật : Kho pháp vô tận, khiến chúng vui mừng ! nhóm trí như ý, khắp độ bầy mê.
    8. Kính lạy đức Nhất Thế gian nhạo kiến thượng đại tinh tấn Phật : hết thảy thế gian ưa cầu thấy Phật, tinh tiến bực thượng đại, thì chóng thành đạo Phật.
    9. Kính lạy đức Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật : Ngọc Như Ý ánh đèn, là rõ hai trí : thực trí để chiếu lý tánh; quyền trí để chiếu căn cơ.
    10. Kính lạy đức Huệ Cự Chiếu Phật : hừng đuốc lửa huệ, để chiếu phá vô minh phiền não.
    11. Kính lạy đức Hải Đức Quang Minh Phật : đức lớn rộng sâu tỷ như biển cả, ánh từ sáng tỏ soi xét không cùng.
    12. Kính lạy đức Kim Cang Lao Cường Phổ tán kim quang Phật : chất kim cang cứng rắn mà phực tia sáng, đức trí huệ chắc bền mà khắp chiếu xem.
    13. Kính lạy đức Đại Cường Tinh tiến dõng mãnh Phật : giáp khắp nói là đại; mười lực nói là cường; trọn một nói là tinh ; chẳng lui nói là tiến : dõng : chẳng khiếp ; Mãnh : Sấn đến trước, tu nhân đã tròn, Phật trí riêng chiếu, đại phá quần mê.
    14. Kính lạy đức Đại bi quang Phật : lòng bi thương giáp khắp là đại, ánh sáng toả tròn đầy là quang.
    15. Kính lạy đức Từ Lực vương Phật : chữ Vương nghĩa là tự tại ; sức từ vô duyên (bất trụ) khắp dạy thong thoả.
    16. Kính lạy đức Từ Tạng Phật : kho báu từ bi, nói pháp chẳng cùng chẳng tận.
    17. Kính lạy đức Chiên đàn khốt trang nghiêm thắng Phật : thân Phật cả tám vạn bốn nghìn lỗ lông, đều rỉ rã ra mùi hương mầu chiên đàn, khắp xong cả pháp giới để làm trang nghiêm cái khốt pháp thân.
    18. Kính lạy đức Hiền thiện thủ Phật : Đức Như Lai là bực hiền tài vô thượng, cả hay vượt lên đảnh mười pháp giới, làm nhà thầy đứng đầu cả chúng.
    19. Kính lạy đức Thiện ý Phật : Nhớ cả chúng sanh dường như chư con đỏ, ý lành nói pháp, đều đặng lợi ích.
    20. Kính lạy đức Quảng Trang nghiêm vương Phật: Rộng tu giới, định, huệ, để trang nghiêm thân Phật quả.
    21. Kính lạy đức Kim hoa quang Phật : Kim dụ tịnh quả, hoa dụ tu nhân,nhân bền quả tịnh, sáng rọi không lường.
    22. Kính lạy đức Bửu Cái chiếu không tự tại lực vương Phật : Cái bửu cái bằng tâm từ bi, khắp che cõi hư không : lấy cái sức tự tại, làm chúa mười giới.
    23. Kính lạy đức Hư không Bửu Hoa Quang Phật : pháp thân tanh tịnh, dường như hư không, ánh trí sáng vẻ, như lọng hoa báu.
    24. Kính lạy đức Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật : Lưu ly dịch : ngọc báu sắc xanh, thân của Phật trang nghiêm thanh tịnh trong suốt như báu, trong ngoài ngời sạch, bóng dáng tự tại hiển hiện.
    25. Kính lạy đức Phổ Hiện sắc thân quang Phật : Khắp trong pháp giới, tuỳ cơ hiện thân, phóng quang, như Kinh Hoa Nghiêm nói : Thân đầy nhẫy nơi pháp giới, khắp hiện trước tất cả quần sanh, sáng tròn khắp chiếu cả mười phương thị hiện mỗi mỗi chỗ làm việc.
    26. Kính lạy đức Bất Động Trí Quang Phật : Trí căn bổn chẳng động, nên ha khắp phóng ánh trí sai biệt.
    27. Kính lạy đức Hàng Phục chúng ma vương Phật : Phật ngài dùng cái sức trí vô lậu để chiến thắng các Ma, đã chịu giáo hoá rồi, đắc pháp tự tại.
    28. Kính lạy đức Tài Quang Minh Phật : đem cái biện tài trí huệ vô ngại, để độ quần mê, và phá các phiền não.
    29. Kính lạy đức Trí Huệ Thắng Phật : đem cái thắng lực trí huệ, khiến các chúng sanh, phá cả ba hoặc phiền não.
    30. Kính lạy đức Di Lặc Tiên quang Phật : Di Lặc dịch : Từ Thị, Tiên : nghĩa như chữ giác. Đem cái hào quang đại từ trí giác, để phổ chiếu chúng sanh lìa hết các khổ mê mờ.
    31. Kính lạy đức Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu tôn Trí vương Phật : Phật tánh lặng mà thường soi, soi mà nói pháp, công đức rất mầu, được cả chúng suy tôn, trí như trăng sáng lớn, khắp phá vô minh hoặc.
    32. Kính lạy đức Thế Tịnh Quang Phật : Với thế gian của Phật đạo, đã tịnh mà quang rồi, khiến cho thế gian của chúng sanh, cũng sạch mà sáng.
    33. Kính lạy đức Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật : Long Chủng tức là trí chủng, rồng hay nổi mấy xuống mưa Phật thường hiện thân thuyết pháp, làm đấng Vô thượng tự tại độ sanh.
    34. Kính lạy đức Nhật Nguyệt Quang Phật : Phật thỉ giác như Nhật, Phật bổn giác như Nguyệt, thỉ giác soi tột, bổn giác mở rõ, bổn thỉ hiệp một, sáng như mặt trời, mặt trăng.
    35. Kính lạy đức Nhật Nguyệt Châu Quang Phật : ánh nhứt thế trí như Nhật quang, ánh đạo chủng trí như Nguyệt quang, ánh đạo chủng trí như Nguyệt quang, ánh nhứt thế chủng trí như minh châu, ba trí tròn suốt, sáng lẫn không ngăn.
    36. Kính lạy đức Huệ Tràng Thắng Vương Phật : Trí huệ như cây phướng cao, chiến thắng phá tan Tà ma ngoại đạo mà đắc tự tại lợi sanh.
    37. Kính lạy đức Sư tử Hầu tự tại lực vương Phật : Sư tử là chúa trăm loài thú, một khi nó rống lên, thì bách thú bặt dấu; Như lai nói pháp, chúng tà ma ngoại đạo đều kinh nép, nên đắc tự tại.
    38. Kính lạy đức Diệu âm Thắng Phật : Tiếng của Như lai đủ tám giọng, không phải ở gần nghe lớn,mà ở xa nghe nhỏ, mà xa gần gì cũng đều nghe đồng một cỡ.
    39. Kính lạy đức Thường Quang Tràng Phật : Dựng cây pháp tràng lớn rực rỡ thường chói.
    40. Kính lạy đức quan Thế Đăng Phật : Ba trí xét soi, làm đèn sáng cho thế gian.
    41. Kính lạy đức Huệ Uy Đăng Vương Phật : Lời huệ biện vô ngại, uy vang mười phương, đèn pháp tròn soi, dung thông tự tại.
    42. Kính lạy đức Pháp Thắng Vượng Phật : Kinh nói Ta làm Pháp vương, đối muôn pháp đều được tự tại.
    43. Kính lạy đức Tu Di quang Phật : Tu Di, dịch : Diệu cao, do bốn chất báu họp thành là diệu ; vượt khỏi các núi là cao. Là núi chúa lớn nhất, sáng chói soi xa. Tiêu biểu Phật có bốn trí phực sáng vô cùng.
    44. Kính lạy đức Tu Ma Na Hoa quang Phật : Tu Ma Na Hoa, dịch xứng ý, hoa màu xăng vàng trắng, thơm và sáng đưa xa; tiêu biểu Phật có tâm hương phực sáng, đâu chẳng vừa ý chúng sanh.
    45. Kính lạy đức Ưu đàm Bác La Hoa Thù Thắng Vương Phật : Ưu đàm Ba La Hoa, dịch Bông Linh Thoai, ba ngàn năm, mới trổ một kỳ, là tiêu biểu Luân vương ra đời, đến kỳ Phật ra thế gian còn lâu hoa ấy, nói là thù thắng.
    46. Kính lạy đức Đại Huệ lực vương Phật :do sức đại trí huệ tự tái thuyết kinh.
    47. Kính lạy đức đức A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật : A Súc Tỳ, dịch : bất động, dùng cái trí quang bất động, khắp khiến chúng sanh trên miền đại địa đều được vui mừng !
    48. Kính lạy đức vô lượng âm thanh vương Phật : Phật dùng thốt ra vô lượng âm thanh,mỗi mỗi tiếng tăm lại diễn ra vô lượng lời nói.
    49. Kính lạy đức Tài Quang Phật : biện tài thuyết pháp, phóng quang chiếu cơ.
    50. Kính lạy đức Kim Hải quang Phật : thân Phật sắc vàng, trong ngoài thấy suốt, ảnh hiện ra mười phương y báo chánh báo, như gương ẩn biẻn phực sáng lô nhô muôn tượng đâu chẳng hiện rõ.
    51. Kính lạy đức Sơn hải Huệ tự tại thông vương Phật : ánh huệ rực rỡ, dường núi phực thắm, phương tiện, rộng nhiều như biển không cùng, là nói : với trí huệ thuyết pháp suốt thông thong thoả.
    52. Kính lạy đức Đại thông quang Phật : pháp lớn dung thông, hào quang khắp soi.
    53. Kính lạy đức Nhật thế Pháp Tràng Mãn vương Phật : Hiệu cờ phát của chư Phật thảy đều viên mãn, hoá thân ứng cơ, khắp hay tự tại.


    Với tam thập ngũ Phật, trong đại Bửu Tích bộ quyết định Tỳ Ni kinh nói : ông Xá Lợi phất bạch Phật rằng : “Đức Thế Tôn ! các vị Bồ tát đây với tham sân si chẳng sợ ư ? Phật dạy : “Xá Lợi Phất ! tất cả Bồ tát, có hai điều phạm giới, những gì là hai ? 1. Sân tướng phải phạm, 2. Si tướng phải phạm, với hai điều phạm như thế, gọi là đại phá giới.
    Xá Lợi Phất ! nhân lòng tham mà phạm đó, là vì nó quá ư vi tế, nên khó thể tả lìa ! nhân lòng sân mà phạm đó, là vì nó quá ư thô trọng nên dễ xả lìa ! nhân lòng si mà phạm đó là vì nó quá ư trọng lại càng khó xả lìa.
    sở dĩ là sao ? Cái điều tham kiết nó hay làm hột giống cho các hữu (hai mươi lăm hữu), với đường sanh tử nó tàn lan kéo dài giữ liền chẳng dứt, do nghĩa đó nên khó đoạn được vì thể nó quá ư vi tế.
    Nhân điều sân mà phạm đó, thì đoạ nơi ác thú, nhưng có thể mau đoạn được. nhân đều si mà phạm đó, sẽ vào trong tâm sở địa ngục lớn, nên khó thể mà giải thoát đặng.
    Xá Lợi Phất ! nếu các Bồ tát gây nên năm điều tội, nơi ngục vô gián, mà phạm các tội khác nữa, thì Bồ tát ấy cần phải đối trước ba mươi lăm vị Phật, luôn ngày đêm ở chỗ riêng một mình lo sốt sắng sám hối.
    Kinh Bửu Tích chép : tất cả chúng sanh, nếu có phạm ngũ nghịch và thập ác, mà trong luật chẳng cho sám hối đó, dẫu đến muôn kiếp, thì ở đây, cần phải đảnhlễ ba mươi lăm vị Phật, chăm lòng sám hối, liền đặng trừ diệt tất cả tội chướng.

    1. Kính lạy đức Thích Ca Mưu Ni Phật : Thích Ca dịch : năng nhân, ứng hoá ba giới, rộng độ chúng sanh, vì không trụ nơi cảnh vui niết bàn. Mưu ni dịch : tịch mặc, cái thực trí soi lý vắng lặng thanh tịnh, vì chẳng bị nơi cảnh khổ sanh tử
    2. Kính lạy đức Kim Cang Bất Hoại Phật : Trí huệ kiên cố như chất kim càng bất hoại, mà lại hay phá hoại, được tất cả vật khác.
    3. Kính lạy đức Bửu Quang Phật : Trí quang ngời sạch chiếu suốt không cùng.
    4. Kính lạy đức Long Tôn Vương Phật : Rồng hay lên xuống biến hiện, Phật hay tuỳ cơ ứng hoá.
    5. Kính lạy đức Tinh tiến quân Phật : như làm đại pháp tướng, hàng phục các Ma oán, như ba quân mãnh lực tinh tiến, hay đẩy lui oán địch.
    6. Kính lạy đức Tinh tiến hỷ Phật : Do v ì tinh ti ến l àm vi ệc t ự l ợi l ợi tha, c ông tr òn ch ứng t ột, kh ắp đ ặng hoan h ỷ.
    7. Kính lạy đức Bửu Hoả Phật : Dùng lửa trí bửu để đốt cháy hết rừng phiền não sanh tử của tự và tha.
    8. Kính lạy đức B ửu Nguy ệt Quang ph ật : Trăng báu tròn sạch, sáng suốt pháp giới.
    9. Kính lạy đức Hiện Vô Ngu Phật : Hiện ra cái đức tướng trí huệ, vẫn không cái ngu ba hoặc.
    10. Kính lạy đức Bửu Nguyệt Phật : trăng báu dạo đi trên hư không, ánh trí chiếu nơi pháp giới.
    11. Kính lạy đức Vô Cấu Phật : chân thể riêng bày nay thanh tịnh.
    12. Kính lạy đức Ly Cấu Phật: Vẫn lìa cái nhơ phiền não, thường được cái sạch chân như.
    13. Kính lạy đức Dõng Thí Phật : Mạnh dạng ra bố thí tài và pháp để rộng đường giáo hoá chúng sanh.
    14. Kính lạy đức Thanh tịnh Phật : Cái thực tướng thanh tịnh xưa nay vẫn giáp tròn.
    15. Kính lạy đức Thanh Tịnh Thí Phật : Thí pháp thanh tịnh ba luân thể không, khắp khiến chúng sanh, đều đến địa vị Phật.
    16. Kính lạy đức Ta Lưu Na Phật : Ta Lưu Na, dịch : nước cam lộ,là thuốc trường sanh bất tử, Phật pháp khiến chúng sanh vẫn vào địa vị vô sanh.
    17. Kính lạy đức Thuỷ Thiên Phật : Nước lóng chiếu trời trên, trời dưới, lòng tin lẽ Phật và chúng sanh.
    18. Kính lạy đức Kiên Đức Phật : Trì đức bền chắc hoá độ vô biên.
    19. Kính lạy đức Chiên đàn Công đức Phật : Pháp thân có mùi hương công đức, khắp huân vào nơi chúng sanh.
    20. Kính lạy đức Vô lượng Cúc Quang Phật : Cúc là lột, đức Như Lai tướng tốt, lột ra ánh sáng trùng trùng vô tận.
    21. Kính lạy đức Quang đức Phật : ánh từ khắp ích, ơn đức không hết.
    22. Kính lạy đức Vô ưu đức Phật : Chứng đại niết bàn, vẫn lìa ưu não, tự chứng công đức, khắp giáp không cùng.
    23. Kính lạy đức Na La Diên Phật :Na La Diên dịch : kiên cố, thân Phật kiên cố, dường như kim cang, không chi phá hoại.
    24. Kính lạy đức Công đức Hoa Phật : Nhân tu vạn thiện công đức như hoa mở, quả chứng ba đức chân như dường kết trái.
    25. Kính lạy đức Liên Hoa quang Du Hí Thần Thông Phật : Hoa sen nở trải sáng vẽ khắp ngời, phép thần dạo chơi ứng hoá ba giới.
    26. Kính lạy đức Tài công đức Phật : Công đức thí pháp thí tài, khắp giúp vô cùng.
    27. Kính lạy đức Đức Niệm Phật : Đức từ khắp nhuần, niềm bi chẳng nghỉ.
    28. Kính lạy đức Thiện danh xưng công đức Phật : công đức diệu thiện tiếng đồn khắp nghe.
    29. Kính lạy đức Hồng Diệm Đế Tràng vương Phật : Hồng Diệm tức là cái ánh của cây phướng bằng ngọc Xích châu trong cung của Thiên đế, tia ngọc xạ lẫn nhau, để tỷ dụ hào quang của Phật khắp suốt.
    30. Kính lạy đức Thiện Du Bộ Công đức Phật : Đức Như lai bước đi dường voi chúa, phàm có dạo bước xứng khéo công đức, khắp đến mười phương, ứng hoá vô lượng.
    31. Kính lạy đức Đấu Chiến Thắng Phật : Phật có đủ tểntí, cung thiền, kiếm huệ, nên bốn Ma và bọn ngoại đạo nghe đến đều phải kính phục.
    32. Kính lạy đức Thiện Du Bộ Phật: Sức thần túc thông của Phật không cần đến cái tướng khứ lai, mà chóng khắp mười phương để phổ hoá chúng sanh.
    33. Kính lạy đức Châu Táp Trang Nghiêm công đức Phật : Công đức trang nghiêm giáp khắp mười phương, hoá hoá chẳng dứt, lợi ích vô lượng.
    34. Kính lạy đức Bửu Hoa Du bộ Phật : Dưới đáy bàn chơn của Phật có cái tướng tốt như vòng tròn bánh xe một ngàn bức, bước đi có hoa báu đỡ chơn, dạo khắp mười phương.
    35. Kính lạy đức Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vượng Phật : Ta la, dịch : Tối thắng, và kiên cố, làm chúa loại cây, là một cây chỗ Như lai thành đạo, nên xưng là Vương.
    Hiệp với chư Phật trước, cọng thành 88 vị Phật.


    Hỏi : Đức hiệu của chư Phật đâu chẳng lẫn đủ lẫn gồm, như thập phương hư không, khắp ngậm pháp giới, cũng như một ngàn ngọn đèn, mỗi ngọn đèn lẫn khắp với nhau, kinh Pháp Hoa nói : “Ta dùng Phật nhãn xem các người tin căn tánh có lợi, có độn, tuỳ theo chỗ nên đọ, mỗi chỗ ta tự nói danh tự chẳng đồng, tuổi tác hoặc lớn hay nhỏ”. Thế mà ông nay lại tuỳ theo văn thích nghĩa ra đó, há không cái lỗi đặng một sót muôn ư ?

    Đáp : Tuy không thể giải thích, cũng có kẻ từ nơi lược thích mà hiểu được tròn đủ, hoặc có người do nơi lược thích đây mà dần tiến vào cửa đạo, nên nay phương tiện giải thích ra.
    Vả chăng, danh hiệu của chư Phật, không có nhất định, nghĩa là hoặc có Phật y nơi họ mà thành lập ra danh hiệu, như đức Thích Ca, đức Di Lặc v.v…. hoặc có Phật theo nơi chữ để thành lập danh xưng như đức Vô Cấu đức Ly Cấu v.v… hoặc có Phật do nơi y báo để thành lập ra danh hiệu, như đức A Súc Bệ v.v… Hoặc có Phật do nơi chánh báo để thành lập ra danh hiệu như Phổ Quang v.v…. hoặc riêng dùng nơi Dụ để lập danh nơi pháp để lập danh ; hoặc dùng luôn nơi pháp dụ để lập danh, nơi pháp để lập danh; hoặc dùng luôn nơi pháp dụ hiệp lại để lập danh v.v… hoặc dùng nơi nhân, nơi quả để xưng danh, hoặc dùng luôn nhân quả hiệp lại để xưng danh. hoặc có Phật thì dùng luôn cả hạnh nguyện để lập danh v.v…Như thế đâu chẳng tuỳ nơi Cơ để lập danh, danh dù đều khác, mà nghĩa thực trọn gồm.

    Sách Pháp Uyễn nói : Thích Ca, dịch : Năng nhân, há có một đức Phật nào khác lại phi năng nhân ư ? A Di Đà : Rằng Vô Lượng Thọ, há có một Phật nào khác lại phi trường thọ ư ? Chỉ lấy họp nơi có thuyết pháp, tuỳ nơi đời kiến lập, thì danh hiệu của chư Phật lẽ đều đồng nhau cả.
    Kinh Hoa Nghiêm chép : mười phương các Đức Như Lai đồng chung một pháp thân, một tâm, một trí tuệ, một thập lực, một tứ vô uý, cũng thế.
    Kinh Lăng Già biên : cả thảy chư Phật với bốn điều nầy đều đồng bực nhau : 1) Với tự đồng bực, như mười hiệu của chư Phật. 2) Lời nói đồng bực, như lời nói có sáu mươi bốn thứ giọng tiếng Phạn. 3) Thân đồng bực, như pháp thân và sắc thân. 4) Pháp đồng bực, như chánh đạo phẩm, trợ đạo phẩm.
    So lại nghĩa của hai Kinh đã dẫn trên đó, thì danh đức của tám mươi chín đức Phật : số một số nhiều dung khắp, Phật kia Phật đây gồm lẫn với nhau, một Phật tức thông tất cả Phật, thích một nghĩa tức là rõ vô lượng nghĩa, thế có nào thêm bớt chẳng viên dung ru ?
    89) Kính lạy đức Pháp giới Tạng Thân A Di Đà Phật.

    Xâu kết hai phần nghĩa của Phật danh trước để quy về đức A Di Đà.
    Quán Kinh nói : “Thân pháp giới của chư Phật Như lai, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh” Nay pháp thân của A Di Đà Phật đây, nó (pháp thân) bao trùm cả mười phương vi trần sát độ, thế là cái kho thân pháp giới vô tận công đức vậy.
    với 88 Phật sau thêm A Di Đà Phật đó, là từ trước đến đây, các công đức lạy Phật, đều kết về cõi nước Cực lạc, phải vậy. chỉn bởi đức A Di Đà Phật có bốn mươi tám nguyện rộng sâu, nên một mình ngài thắng hơn hết cũng cơ duyên của chúng sanh ở cõi ta bà nầy số là những chỗ người ta ra làm được công đức gì nếu quy nhứt đặng đó, thì cái đại đạo dễ thành tựu, thế nên người mà ra làm việc Phật đó, đều do đức Di Đà làm chỗ kết quy là chỉn có lý do thế.
    Đối với lý đó, Sư Thư Ngọc giải có bốn ý nghĩa : 1) Với danh hiệu A Di Đà Phật, khi mà một tiếng xưng lạy, hay diệt được tội nặngđường sanh tử từ tám mươi ức kiếp, vì ngũ nghịch tam đồ thảy đều siêu thoát. 2) Đức Di Đà tuy ở tây phương mà vẫn cũng cỡi thuyền đại nguyện đến độ cõi ta bà, vì mười niệm còn được vãng sanh thay. 3) Từ thành Phật nhẫn lại đến nay đã mười kiếp, vì hiện giờ vẫn đương thuyết pháp, để phổ độ chúng sanh mười phương. 4) đức Thích Tôn cùng với các đức Như Lai ở mười phương đồng tán thán đức A Di Đà. Vì có bốn ý nghĩa đó, nên thêm danh hiệu đức Vô lượng Thọ là thế. 89 đức Phật đã rồi. dưới đây là phát lộ sám hối.

    Như thế tám mươi chín đức Phật; lại gồm cả mười phương, hết thảy thế giới như vi trần, các đức Thế Tôn nhiều cũng Vô lượng, các Ngài thường trú nơi thế gian, thường phóng hào quang, hằng độ chúng sanh, cúi xin các đức Thế Tôn đây phải thương nhớ chúng con.
    Đó là ngửa cầu chư Phật duỗi lòng từ thương nhớ. với chư Phật ở tất cả thế giới, đó là khắp bề ngang, thường trú ở đời; đó là tột bề dọc. Số là, pháp thân của chư Phật, thường trú giáp khắp, ánh từ quang xưa nay thường soi. ngặt vì chúng sanh lấy nghiệp tự ngăn, trọn ngày thường ở trong thân Phật, mà không thấy được Phật ! Tỷ như kẻ tối mắt, ở dưới ánh sáng của mặt nhật, mà chẳng thấy được màu sắc. bởi vì bị vọng tưởng chấp trước, sa đắm nơi đường mê đã lâu rồi mà chẳng biết lối ra ! Nay hân hạnh gặp giáo lý của Phật, phải cầu thỉnh chư Phật ở đời để dung thứ cho ta sám hối.
    Hoặc con từ đời nầy, hoặc con từ đời trước, từ vô thỉ sanh tử lại nay có làm các tội; Hoặc tự làm hoặc sai người làm, hoặc thấy người làm mà mình vui mừng theo.
    Đó là chung phát lộ đời trước đời nầy những chỗ tạo tác các tội lỗi.
    tiền sanh lại còn đời trước đời trước nữa, đời đời không hết, nên nói là từ đời vô thỉ (không đầu, là chả biết từ đâu là đầu, vì luân hồi nhiều kiếp quá), như thế kiếp số nhiều như vi trần, mỗi đời tạo tác tội nhiều không ngần mé, luôn cả đời nay những chỗ gây tội hoặc nhớ hoặc quên, nay đối trước Phật, tận tình thổ lộ cầu xin sám hối.
    với chỗ mà nói là các tội đó : Chúng tại gia thì các tội mười ác, năm nghịch, tội lớn tội nhỏ ; chúng xuất gia thì các tội của tánh giới, cha giới, khinh giới, trọng giới.
    Mình làm : Chính tự thân mình ra làm tội. Sai người làm: chỉ bảo kẻ khác làm tội. thấy người làm mà mình vui mừng theo : Do thấy kẻ khác làm tội, hoặc nghe người làm tội mà mình ưa thích theo sanh quan niệm hoan hỷ, khuyên khen thúc đẩy, cách nầy, thế nọ để giúp thành việc làm tội.
    hoặc là : tự làm, thì thuộc thân tội, dạy làm, là thuộc về khẩu tội, theo mừng là thuộc về ý tội. Rút lại mà nói, thì tự làm dạy làm, mừng làm, mỗi mỗi đều lẫn gồm cả ba nghiệp thân, khẩu và ý. Nên nay đối trước chư Phật, hết lòng kể bày không mảy giấu che.
    Tánh cha khinh trọng
    Phạm tánh giới tội trọng
    Tánh : Quyết định, lại là nghĩa chẳng khá đổi, nghĩa là bốn trọng giới : Sát, đạo, dâm vọng nó làm căn bản cho các giới khác. bất luận chịu ưa hay chẳng chịu ưa, hễ phạm đến thì hiện tại đời chịu cái nạn của pháp luận nước nhà, khi chết rồi đoạ vào tam đồ, khong cải hay cứu gì được, phải đợi chịu khổ đến hết rồi, tội mới tiêu diệt. với giới đây, khi Phật chưa ra đời, mà chúng sanh đã tự có sẵn, nên không luận tăng tục, nhưng tăng mà phạm đến, thì lại thêm có cái tội trái lời Phật cấm.
    Phạm cha giới tội khinh
    Vì là chỗ Phật ngăn cấm, sau khi phạm có thể sám hối, nhưng sau khi sám rồi, chẳng đặng tái phạm. như giới tửu trong năm giới, sáu giới, sau trong mười giới của Sa di, các giới Tăng tàn trong giới Tỳ kheo, sáu giới sau trong mười trọng của phạmvõng, và các giới bốn mươi tám khinh, đều là những điều do Phật cấm (cha).
    Đối với của ngôi Pháp, ngôi Tăng, bốn phương tăng nếu mình lấy, dạy người lấy thấy lấy tuỳ hỉ.
    Đây là riêng phát lộ những tội từ trước, hoặc đời nay, lấy tài vật gì của ngôi Tam Bảo.
    Nói ngôi tháp, thì kiêm có luôn cả các ngôi : Tự, miếu, am viện. Tiếng phạn Stùpa, hoặc nói Tuý chữ Ba, dịch: Mả vuông, dịch là : Mồ tròn, Linh Miếu. trong Kinh A Hàm ghi rõ bốn chỗ dựng tháp, nghĩa là chỗ Phật giáng sanh, chỗ chuyển pháp luân, chỗ nhập niết bàn, bốn chỗ đó đều nhân nêu rõ đức của Phật, và phụng thờ Xá lợi của Phật, nên dựng ngôi tháp, lại Tự, Viện, miếu, am và tháp của chư Tổ, đều là chỗ phụng thờ ngôi Tam Bảo, chỉ nên cúng dường, chẳng nên lấy một phân, một hào gì cả.
    Ngôi Tăng là các đức Thầy trong hàng : Tam sư, Thất chứng Trú trì, Thầy tế độ, Thầy y chỉ, và đức Thầy mà ta thụ nghiệp, quý Thầy ấy đều là đấng làm Sư Phạm cho người, ta chỉ nên cúng dường, chớ không nên trộm lấy sự vật chi của các đấng ấy.
    Vật của tứ phương Tăng, là : tài vật của các nhà Tăng từ tứ phương đem lại, hoặc tài vật của nhà Thí chủ đã cúng cho các nhà Tăng ở bốn phương. số là có hai nghĩa tứ phương : 1/ Chỉ cho Tăng chúng còn hiện tiền nơi mười phương; 2/ Hoặc quá khứ hay vị lai mà có ảnh hưởng đến tăng chúng nơi tứ phương, do vì tài vật của chiêu đề thường trú thể nó rất tột cả ba đời cũng chỉ nên cũng, chớ chẳng nên lấy những gì bằng một mảy lông.
    Trong Phương đẳng Kinh, ông Hoa Tu Bồ tát nói : “với những tội ngũ nghịch thập ác, ta cũng có thể cứu được, chỉ với cái tội trộm lấy tài vật của tăng chúng, thì ta chẳng thể cứu đặng!”.

    Kinh Bửu Lương chép : “Thà tự ăn lấy thịt trong thân thể của mình, chớ không nên trộm lấy tài vật của Tam Bảo”.

    Luận Trí độ nói : “Kẻ trộm dầu đèn của Phật sẽ đoạ vào địa ngục hắc ám, sau hết tội địa ngục, đầu thai làm người đui mắt; kẻ trộm hương của Phật, phải đoạ địa ngục nê lê, kiếp sau làm người hôi dơ; kẻ trộm tràng phan về làm áo, kiếp sau mắc báo bị thứ ghẻ độc ác thường chảy nang huyết”.
    Thiếc Sơn Quỳnh Thiền Sư nói : “Phàm của cái trong Chùa ít nhứt là : một gói trà, một hột gạo, một phân một ly, đều là của thí chủ vì cầu phúc đức, nên đem đến cúng chùa, nếu ta có được thí cho, cũng nên đem cúng ngôi Tam Bảo, đâu đặng riêng dùng”.
    Đạo thế Pháp Sư nói : “nếu kẻ nào lấy tài vật của Chùa, để đem riêng cho nơi nhà người bạch y xài dùng, thì bị Long thiên bát bộ giận trách, cả kẻ cho người dùng đều mắc tội lỗi”.
    Sách Cao Phong di sự chép : “Ngài Ngưỡng Sơn Vỉ Thiền Sư, bẻ một mụt măng của Chùa, sau nhập định, thấy mụt măng hiện trước mặt, phải lo bồi thường và sám hối, cái hiện tướng mới diệt”.
    Sách Bửu giám chép : “Chùa núi Vận cái, Ngài Ngung Thiền sư làm chức giữ núi, nhân vì lấy tiền trai tăng đem làm Tăng đường, sau khi thác, Ngài Tân trú trì, là Trí thiền sư, nửa đêm đương ngồi thoạt nghe mùi lửa cháy, kế thấy ông Ngung mang cái gông bằng lửa, nói đủ lại chuyện trước, năn nỉ yêu cầu bán Tăng đường, để lấy tiền thiết lễ trai phạn cúng chúng, mới có thể thoát khổ báo, Ngài Trí Hiền Thiền Sư y lời lập đàn trai tăng đêm đó thấy ông Ngung đến tạ ơn”.
    Ngài Tứ Vân sám chủ nói : “Thửo xưa, tại phủ Hàng Châu (tỉnh lỵ Chiết Giang) vị hoá chủ Vân lôi tháp, nhân vì đem tiền gạch mà mua ngói, nên sau khi thác, đạo làm con cá ở Tây hồ suốt 500 năm.
    đời Đường, niên hiệu Hưng nguơn năm thứ nhất (784, giáp Tỳ, Vua Đức Tôn), xứ Hoài Tây Lộ, phủ thọ châu, huyện An phong, có kẻ dân họ Mao, vợ y là họ Châu, sanh một đứa con hình tướng rất quái, vì đầu trâu, chơn lừa, tai voi, vi cá ! cha mẹ toan muốn đem trấn nước chết cho rồi. Bé liền thốt tiếng người nói : con đây nguyên đời trước không tin nhân quả, từng ở chùa Khai Ngươn, phủ Lư Châu, có mượn 500 quan tiền và hai cây vải gai của thường trụ (chùa) để xài dùng, những vẫn để thiếu chịu chớ không trả, nên nay tội trừng phạt đây. Cúi mong Cha mẹ nhận nuôi, đợi lớn đưa đến chùa để con trả nợ. nhân đó, phải nuôi nấng đến 7 tuổi, đưa đến Chùa ở, hàng ngày quét đất để trả nợ trước thường thường cứ tự đánh vào thân mình, mà hô rằng : trả nợ ! do vì lại trái (trả nợ), nên thời nhân gọi là : Mao Lại Trái. Vua Đức Tôn ngự chế bài tụng rằng :
    Kham ta Mao Trái dị nhân lưu,
    Phụ khiếm tăng tiền nghiệp báo thù
    Lưỡng phiến ngư tai liên tượng nhĩ,
    Nhứt song lư cước đới trư đầu.
    Tiền sanh tạo ác tâm vô quỷ
    Kim nhứt chiêu ương khổ vị hưu.
    Vị báo hậu hiền quân tử đạo.
    Tăng tiền bất khả thiện tham cầu.


    TẠM DỊCH
    Xiết than Mao Trái lạ hình người !
    Vì mắc nợ chùa nghiệp trả lui :
    Vi cá tai voi đều cả cặp
    Chơn lừa, đầu lợn chiếc va đôi.
    Thuở xưa gây ác lòng không thẹn
    Hiện kiếp mang ương khổ chẳng thôi
    ngỏ với lớp sau; Tăng chúng đạo.
    Tiền Chùa xài mượn đấy gương soi.
    Mười đức Thầy trên giới đàn
    Bốn thứ thường trụ
    Tứ phương tăng cúng
    Tam tụ Tịnh giới
    Bảy điều phi
    Giới số năm chúng


    Đối với tội ngũ nghịch vô gián : hoặc mình làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy người làm mà mình vui theo.
    Đây là riêng phát lộ từ xưa đến nay đã gây tội nặng nơi Vô gián.
    Ngũ vô gián tức là địa ngục lớn A tỳ. làm những điều ngũ nghịch, thất nghịch là cái nhân tội Vô gián, sau đoạ xuống Địa ngục A tỳ là cái quả tội Vô gián, như : giết Cha, giết mẹ, giết A La hán, phá hoà hiệp Tăng, làm thân Phật ra máu, đó là năm nghịch; lại thêm giết hoà thượng, giết A xà lê, tức gọi là bảy điều nghịch.

    Nghịch : Phản nghịch, sô là giữa cõi đời, cái ân đức rất lớn là duy có cha mẹ, nên Kinh nói : “Thương thương : Cha, Mẹ sanh ta khó nhọc, muốn trả đức ấy, như trời cao chẳng tột !” Do vì mười tháng cưu mang, ba năm bú sú, nuôi nâng nên người. kẻ làm con, lẽ phải : với mùa đông làm sao cho cha mẹ được ấm, mùa hạ làm cho được mát mẻ, sự hiếu dưỡng có phương pháp, như thế trọn đời, còn chẳng xiết trả đặng thay ! mà nay trở lại nghịch mạ, lại thâm chí làm điều giết hại, thế thì trời đất nào dung được nữa ! lẽ tất nhiên, sau phải đạo vào Địa ngục vô gián, chẳng đợi nói nữa !
    A la hán, đã dứt hết phiền não, của kiến hoặc, tư hoặc, siêu ra ngoài tam giới sanh tử, đáng được thụ lãnh sự cúng dường của người và trời, để làm ruộng phước cho thế gian, vì người và trời nếu cung kính cúng dường sẽ đắc phúc vô lượng. thế mà nay lại làm phản giết hại đó, quyết đoạ Vô gián.

    Tăng chúng đương hoà hợp đồng làm cái đạo pháp nhiệm mầu, mà có người ác nghịch nào, hoặc đem điều phi pháp ngoài đời đến để làm luỵ cho chúng Tăng, khiến cho đạo pháp bất thành, hoặc mắng, chê làm cho trong chúng lìa cách, không còn hoà họp nữa, đến đỗi thôi bỏ sự hành đạo, chúng phải giải tán, thế thì kẻ ác quyết đoạ vào Vô gián.
    Phật xuất hiện ra cõi đời, để hoá độ vô lượng chúng sanh, để làm ngọn đèn tam giới, để làm từ phụ cả bốn loài, đối với Phật, người vô duyên muôn kiếp cũng khó gặp ! Lẽ ra chúng ta phải hướng về Phật để cầu tu học vô thượng; nay lại phản nghịch, huỷ báng, thậmchí làm cho thân Phật ra máu (sau khi Phật nhập diệt, làm những điều : huỷ đồ tượng của Phật, đập phá tượng đồng, và huỷ tượng Thánh, phá hoại chùa tháp v.v… đều đồng là tội xuất Phật thân huyết), người ấy sau khi mạng chung, vĩnh kiếp đoạ mãi ở ngục vô gián nơi mười phương thế giới !

    Hoà thượng dịch : Lực sanh, do vì lấy sức trí tuệ, khiến người sanh trưởng cái đạo chánh diệu A xà lê dịch : Quỷ phạm Sư, do vì năng làm khuôn phép cho kẻ hậu học, nên noi gương bắt chước. lại dịch : chánh hạnh, do vì hay uốn ngay đệ tử, để trực tâm, trực hành theo. Đây có năm phần A xà lê.
    Số là, sanh thành thân ta là Cha Mẹ; dạy ta khôn biết là thầy bạn; cha mẹ dùng tình ái để sanh thành ta, đó là cái ân hữu hạn ở thế gian, thầy bạn vì đạo Thánh nên dạy ta, đó là cái ân vô hạn, thành Phật ngoài thế gian. dẫu đến đầu đội trọn đời, còn chẳng hết ân được, nay lại phản nghịch sát hại, thì ắt là vĩnh đoạ Vô gián.

    1) Thú Quả Vô gián : Thú : tức là đến, nghĩa là các chúng hữu tình, bất luận là nam nữ, lão ấu quới tiện, và Trời Rồng quỷ thần, hễ đã gây tội nghiệp cảm đến, thì thảy đều đồng chịu vào ngục vô gián.
    2) Thụ khổ vô gián : Nghĩa là các chúng hữu tình, đối với các ngục : cây gươm, núi đao, vạc dầu sôi, lò lửa than, nước đồng nhựa sắt, chịu đủ mọi điều tội khổ, không cho thôi nghỉ.
    3) Thời vô gián, nghĩa : các hữu tình đoạ xuống địa ngục này, trải qua vĩnh kiếp, chịu tội hành luôn luôn không giờ nào xăng hở thôi nghỉ.
    4) Mạng vô gián là chúng sanh đoạ vào địa ngục này từ giờ mới vào cho đến trăm nghìn muôn kiếp, một ngày một đêm, muôn lần chết muôn lần sanh, mãi mãi không ngày hẹn ra.
    5) Hình vô gián, là chu vi ngục này, bề ngang bề dọc đều rộng là tám vạn bốn nghìn dặm, tất cả chúng sanh ở trong đó chịu khổ, một người tự thấy mình bị hành tội đầy nhẩy trong chu vi ấy, mà nhiều người cũng mỗi mỗi đều tự thấy bị hành tội đầy nhẫy như thế.

    Năm vị A xà lê


    1. Xuất gia A xà lê : đức thế độ Bổn sư và trao cho mười giới Sa di.
    2. Yết ma A xà lê : Khi thụ giới Cụ túc, vị đương đàn đứng ra làm phép bạch tứ yết ma.
    3. Giáo Thụ A xà lê : Khi thụ giới Cụ túc, vị mà ở chỗ vắng hỏi các điều vấn nạn dạy khiến lên đàn khất giới và dạy những điều uy nghi.
    4. Y chỉ A xà lê : Các vị chủ trì ở các phương làm chỗ cho người y chỉ, nhẫn đến cho ta y chỉ ít nhứt là một đêm đó.
    5. Giáo độc A xà lê : Các vị dạy Kinh, giải nghĩa, giảng kinh, nhẫn đến dạy cho ta ít nhất là một bài kệ 4 câu v.v….

    A xà lê : dịch Quỷ phạm sư : Thầy óc cái quỷ tắc ra khỏi thế gian, có thể làm sư phạm cho chúng sanh. Xưa nói : “ Với Phật pháp mà nếu không ai nói, dù ta có huệ cũng không thể tự rõ đặng, nên muốn xuất thế học tu, thì phải trước do nơi Thầy A xà lê mới được”.
    Với mười điều chẳng lành : hoặc mình làm, hoặc dạy người làm, hoặc thấy kẻ khác làm mình ưa vui theo.
    Đó là riêng phát lộ từ về xưa đã gây mười điều ác.
    Vã chăng, làm điều trái lẽ thì nó gôm thâu ở trong mười sự bất thiện tức là thập ác. Trái lại thập thiện, thì có những trường hợp dứt dữ làm lành chẳng đồng nhau : hoặc chạm cảnh sanh tâm, buông lung cái tình hoặc ấy, thì thân khẩu ý tức thành mười điều chẳng lành. nếu vừa gặp cảnh liền ăn năn xét lại, thuận theo lẽ sáng biết thành thật, thì thân, khẩu, ý tức là mười lành.
    Song, thiện ác đều do nơi tâm mà phát khởi, nên tâm hành mười thiện, thì cảm đặng quả về ba đường thiện là Trời, người và thần A tu la; còn tâm hành mười ác, thì cảm lấy ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh.
    Kinh chánh pháp niệm nói : “Mười điều bất thiện đây, là cái nhân của địa ngục; vậy với thập thiện đạo, chúng ta cần phải học tu, thì với ác thú kia, chúng ta vẫn không đoạ lạc đến”.

    Thập ác
    Dứt ác
    Làm mười điều ác là cái nghiệp nhân sẽ đoạ xuống ba đường dữ là địa ngục ngạ quỹ bàng sanh; hành mười điều thiện là cái nghiệp nhân sẽ lên ba đường lành là trời, người, thần A tu la.
    Dứt ác, tức là không tạo ác nữa, mà cũng chẳng hành thiện, đấy chỉ gọi là cái nghiệp nhân của nhơn đạo mà thôi.

    Lại có thể : đã chẳng sát sanh mà lại phóng sanh, chẳng trộm cắp còn làm bố thí, chẳng dâm ô mà làm tịnh hạnh, chẳng nói dối, mà nói chân thật, chẳng nói lời thêu dệt, mà nói lời chắc ngay, chẳng nói lời miệng lưỡi đôi chiều, mà nói lời giải hoà dứt tranh chấp, chẳng nói lời thô ác, mà nói lời nhu nhuyến, ý chẳng tham lam, và tu pháp quán bất tịnh, ý chẳng sân hận mà tu pháp quán từ bi, ý chẳng ngu si mà tu pháp quán nhân duyên. Nói tóm : đã dứt thập ác mà hành thập thiện, đó là nhân để siêu lên 6 cõi trời dục.
    Ngũ nghịch, thập ác, ngũ giới thập thiện đều phân ba phẩm
    Với chỗ làm tội chướng : hoặc có che giấu, hoăc chẳng che giấu.

    Đây là chung bày tỏ cái hoặc chướng của ba tội (một tự làm, hai dạy người làm, ba thấy làm vui theo) trước hoặc che chẳng che.
    Trên kia nói chỗ ra làm các nghiệp: hoặc e mình mất tài lợi danh dự đi, nên che giấu mà chẳng phát lộ ra ; hoặc muốn vạch bày cái ác của người khác, để rõ điều ngay của mình, nên với chỗ làm đều tỏ bày mà không che giấu. hoặc với lỗi lớn thì che, lỗi nhỏ thì tỏ bày. hoặc ban đầu che mà sau lại tỏ bày, hoặc trước tỏ bày mà sau lại che. Hoặc can đảm nhỏ khiếp nhược mà che, hoặc can đảm lớn can cường mà tỏ bày.
    Hễ có ra làm ác mà che đó là tội lớn, chẳng che đó là tội nhỏ. Như một cái nghiệp sát đã là trọng rồi, nếu mà giấu che đi, thì lại thêm cái tội có giấu che nữa.
    Thế nên đối trước ngôi Tam Bảo và trước mặt chúng nhân, phải trực tâm thổ lộ hết ra, không mảy giấu che, mới có thể cho sám hối.
    Duy thức nói : “Kẻ giấu tội, sau ắt ăn năn buồn, vì chẳng được an ổn”. Kinh Lăng Nghiêm chép : “ngươi nay muốn nghiên cứu đạo vô thượng Bồ đề để phát minh chân tánh, thì phải trực tâm trả lời những chỗ ta hỏi, ngươi phải biết, các đức Như Lai xưa, nguyên đều lấy cái trực tâm mà đắc thành đạo”.
    Phải đoạ : địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, bao nhiêu ác thú khác, chốn biên địa, dòng hạ tiện, và những kẻ miệt lệ xa.

    Đây là chung kể bày nơi văn trước về chỗ tạo hoặc nghiệp, phải theo cái nghiệp thế nào mà rước lấy cái quả báo thế nấy.
    Hai chữ “phải đoạ”, nghĩa nó suốt ngay xuống đến câu “miệt lệ xa”. Là nói : văn trên rằng chỗ tạo ác nghiệp, thì lẽ tất nhiên phải tuỳ cái nghiệp đó hoặc khinh hay trọng mà phải lãnh cái quả báo đoạ ở nơi ác thú ấy, nên từ địa ngục sắp xuống bảy câu đó, là những chỗ chịu quả báo đấy.
    Địa ngục :dưới quả đại địa, cách năm trăm dặm có các địa ngục lớn là tám sở ngục lạnh, tám sở ngục nóng (sẽ có biểu đồ ở văn Mông Sơn sau).
    Ngục Vô gián ở lớp đây của tám ngục nóng, chúng sanh ở ngục đấy nầy bị lửa nghiệp đốt cháy tưng bừng, không giờ nào được tạm nghĩ, tội hành cứ chết đi sống mãi, chỉ kể một ngày một đêm đã có muôn lầ tử muôn lần sanh, nên gọi là vô gián. Còn bảy lớp ngục trên, gọi là hữu gián, vì là hoặc được có chút khi đình việc hành tội khổ.
    Mỗi ngục có bốn cửa, đều có mười sáu sở du tăng (dạo thêm, là tội nhân đạo vào sở đó thì khổ lại càng thêm), khổ không thể nói ! Bực nghịch ác thượng phẩm, hễ tội trọng thì sanh vào ngục vô gián, còn tội khinh thì sanh vào ngục hữu gián.
    Tội báo của ngạ quỷ : thường ở bên nước, mà chỉ thấy toàn là lửa, hoặc có khi thấy được nước, nhưng vừa muốn uống thì nước nó liền hoá ra lửa đốt cháy cả thân thể ! như thế chịu khổ đói khát đốt cháy mãi mãi !
    Bực nghịch ác hạ phẩm phải đoạ, thì phân làm ba phẩm chín loại (xin xem biểu đồ ở văn Mông Sơn).
    Súc sanh, cũng gọi là bàng sanh, vì thân hình nó đi day ngang xương sống, nên gọi là Bàng. Chúng ăn tươi nuốt sống lẫn nhau, thường chịu cái khổ kinh bố. dưới nước, trên bờ trên không cả ba chỗ đều có chúng ở. Các ác thú khác là chỉ cho các chỗ A tu la ở.
    Chốn biên địa, là chỗ của các giống dân thiểu số ở như là : Đông di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch, những chỗ đất ruộng muối, giống Khương, giống Hồ, bên biển ngoài góc cùng, mấy hòn hoang đảo.
    Giữa nước nhà là những nơi trung tâm thủ đô thành thị, vì trước tiên có nhiều Thánh hiền ra đời giáo hoá, có lễ nhạc, văn nhã, là những nước có chánh giáo rực rỡ tốt đẹp.
    Các chốn biên địa, từ xưa nay không có Thánh nhân ra đời giáo hoá gì nên người ở các xứ ấy, chẳng biết lễ nghĩa tối, ngông, ngây, dữ, là cái chỗ dã man ưa làm những điều giết hại loạn luân.

    Kẻ hạ tiện, là như làm nô bộc bị chủ sai khiến, và bị người ta khinh khi coi hèn.
    Miệt lệ xa, dịch : ác kiến, nghĩa là những kẻ chẳng tin kính ngôi Tam Bảo, chê không nhân quả, đó là phá hai điều giới và kiến : với cái tội phá ái giới, còn có thể sám hối đặng; chớ phá cái kiến giới thì chẳng cho sám hối. Nay nếu có tin kính Tam Bảo, thì cũng có thể cho sám hối được.

    Kinh nói : “Phải đoạ vào trong ba thú dữ, chịu cái kịch khổ trải qua vô lượng ngàn năm rồi, mới trở lại sanh nơi nhân gian làm thâncon trâu, con bò, con ngựa, con lừa, thác đà. hoặc đặng làm người thì sanh ở bực hèn hạ, như là làm tớ trai, tớ gái cho người, chịu người lùa đuổi sai khiến v.v… cũng có kẻ khi còn ở trong loài người bị thiếu nợ, sau khi mạng chung, liền sanh làm kẻ hạ tiện và ở những chỗ biên địa”.
    Như thế từ văn trước nói : lấy tài vật của Tháp, của Tăng, gâ tộingũ vô gián, các tộithập ác, dĩ chí mắc quả báo phải ở vào các chỗ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và các xứ bát nạn. cốt yếu mà nói : hễ trong cử chỉ, mà thân, khẩu, ý chỗ ra làm tội chướng đó, con nay gieo mình trước chư Phật, để mỗi mỗi phát lộ xin đều sám hối tất cả.
    Đây là tóm kết nhẫn trên, với các tội, mỗi mỗi đều sám hối.
    Như thế, là chỉ nói về trước. Các chỗ, là lời gôm bề rộng. Nay đã có lòng tin, mà chẳng gói giấu các điều tì vết, thì với chỗ ra làm các tội phá kiến giới, ái giới chăng chẳng sám hối.

    Quán Kinh nói : “vì khen ngợi uy đức của A Di Đà Phật người này nghe rồi, dứt đặng tội sanh tử từ tám mươi ức kiếp, địa ngục lửa dữ hoá làm gió mát, gió thổi hoa trời, trên hoa có đức Hoá Phật đến rước tiếp người này”. Lại nói : “Chí tâm xưng mười niệm : Nam mô A Di Đà Phật, vì xưng danh của Phật, với trong mỗi niệm trừ được tội trong đường sanh tử từ tám mươi ức kiếp, thấy hoa sen vàng hiện ở trước mặt, với trong một niệm, liền sanh sang nước cực lạc”.
    Đó chỉ xưng và lạy có một đức Phật, mà công đức còn được như thế, huống chi lại xưng và lạy cả danh của 89 Phật ư ? nay thì sám trừ tội chướng, tỷ như gió thổi quét đất, mảy muốn lông rác gì cũng không còn.

    Nay chúng con ngửa cầu cả 89 Đức Phật và cùng tận pháp giới hết thảy chư Phật Thế Tôn sẽ lấy trí lực chứng minh cho chúng con, lấy mắt từ xem biết cho chúng con, lấy tâm từ bi ghi nhớ tưởng niệm chúng con, khiến chúng con sám hối, đem lại được thanh tịnh như xưa.
    Đây là cần cầu chư Phật chứng minh và tự niệm cho việc lành sẽ trình bày sau này.
    Nay ta dù thuộc về một cá nhân cầu sám, nhưng vụ tất là dấy cái tâm quảng đại để thay vì tất cả chúng sanh mà cầu sám, nên nói là chúng con. số là chư Phật đủ pháp tam minh nghĩa là một thiên nhãn minh, để chứng cho ta việc hiện tiền sám hối : hai Túc mạng minh, để xem biết căn lành đời trước của ta ; ba lậu tận minh, để mẫn niệm ta sau này được tăng tiến trên đường đạo.
    Con lại đối trước chư Phật Thế Tôn, thốt lời trình các căn lành dưới đây như vầy :hoặc con đời này, hoặc con ở trong các đời khác, đã hành pháp bố thí. Hoặc đà giữ được giới thanh tịnh. nhẫn đến trong thời gian đó, đã làm được các việc : đốt hương, rải hoa, nhang đèn, quét đất, cúi đầu, chấp tay, đảnh lễ, tán thán, tụng Kinh, trì chú, tu thiền, cho đến ít nhứt là một vắt cơm đem cho súc sanh và các loại nhỏ. chỗ có công đức hoặc lớn hoặc nhỏ, cầu Phật chứng minh. Vả lại đời này hoặc đời khác đã từng tu tịnh hạnh, chỗ có căn lành được phần nào; hoặc đã từng phát tâm để khuyến hoá, thành tựu cho chúng sanh khiến chúng gieo nhân lành, chỗ có cái căn lành khuyến hoá được là bao; hoặc đã tầng tu hành đạo Phật bồ đề chỗ có căn lành được chừng mấy; nhẫn kịp đã tầng phát cái tâm để chứng trí Phật vô thượng, chỗ có cái căn lành của sơ phát tâm đó, là được như thế nào. nhẫn trên : từ nay và xưa những chỗ tu mỗi mỗi đã kể bày ra như thế đó, đều cầu Phật chứng minh, mẫn niệm cho, khiến cho chúng con đều được tăng trưởng phần đạo.

    Đây là kể bày từ đời nay đến các đời khác đã tầng làm các việc lành.
    từ câu “thốt lời trình các căn lành dưới đây như vầy” nghĩa nó suốt trùm xuống đến cấu “kịp” đã từng phát cái tâm để chứng trí vô thượng chỗ có căn lành”.
    Đời này là đời hiện nay, các đời khác nghĩa là đời trước lại còn có đời trước nữa, đời đời không cùng tận, tức là từ vô thỉ kiếp đến nay.
    Nay phát lòng tin, ắt nhờ đời trước đã gieo hột giống lành chứa nơi ruộng lòng, nên nay mới có thể tin được như thế.
    Kinh Kim Cang nói : “Đối với câu bài đây, người mà năng sanh lòng tin, lấy đó làm chắc, phải biết người ấy, chẳng những chỉ nơi chỗ : một Phật, hai Phật, ba, bốn, năm Phật mà trồng căn lành,mà đã tầng ở chỗ : vô lượng ngàn muôn Phật, trồng các cănlành, nên nghe bài câu đây, nhẫn đến mộtniệm sanh lòng tịnh tín đó, thì Như lai này đều thấy đều biết chúng sanh ấy có tất cả căn lành đó” thật thế.
    Giới thanh tịnh : thân tâm chẳng phạm là thanh tịnh; ngừa phi dứt ác là giới; tức là : Ngũ giới, bát giới, thập giới, cụ túc giới, và Bồ tát giới, (tức kinh Phạm võng, mười trọng giới, 48 khinh giới, ắt phải mỗi giờ thường thường gìn giữ, như giữ ngọc Minh châu, không cho tổn thất một mảy.
    Đây kể lên : bố thí, trì giới, tức là thứ nhất thứ nhì trong sáu độ. nhẫn đến : là lời vượt xổi qua.
    Thí cho súc sanh đó, như có người lấy cơm dâng Phật, bấy giờ, ở dưới có con chó nó mừng đánh đuôi ngủng ngoẳng, Phật ngài sớt ra một phần cho nó ăn, rồi Phật hỏi đệ tử rằng : “Cúng Phật có cônglớn, hay thí cho súc có công lớn?” đệ tử thưa : “cúng Phật công lớn”. Phật nói “công ấy vẫn bằng bực là lẽ sao? Phật vốn không ăn, do người phát tâm cúng dường, nên công đức vô lượng, con súc khi nó thấy người ăn,thì tâm nó mỗi niệm muốn ăn, nếu cho nó một phần ít, công đức cũng rất lớn, có thể kết được duyên lành qua đời sau sẽ độ nó giải thoát”.
    Trong kinh lại chép rõ : với bầy kiến, lấy một ít đồ ăn thí cho nó công cũng rất lớn v.v…
    Hạnh thanh tịnh : đạo được nhuần, tâm được chuyên nhất là tịnh; rèn luyện sửa tập là hạnh. Nói lược, thì là giới, định, huệ nói rộng thì 37 phẩm trợ đạo, tứ đế, 12 nhân duyên, các hạnh lục độ v.v.. nhẫn đến tám vạn bốn ngàn các cửa ba la mật đều là đạo pháp để tu hành. Lại, không che giấu với chẳng che giấu, là nghĩa của tịnh hạnh.
    Thành tựu chúng sanh : thí cho tài vật, khiến chúng không thiếu thống, thí cho pháp môn, khiến chúng tu đạo lành thí cho điều không sợ, khiến chúng chẳng kinh hãi.
    Bồ đề, cựu dịch ; đạo tân dịch : giác. Nghĩa là giác chiếu nơi tự tâm, để hành đạo vô thượng. hoặc y nơi pháp thất bồ đề phần và tam bồ đề mà tu, do cái sơ phát tâm chẳng giữ được bền chắc, nên đời nay hãy còn chịu cái khổ sanh tử.
    Trí Phật vô thượng, Phật : Trí tức là nhứt thế trí, và đạo chủng trí, nhứt thể chủng trí.
    Chỗ có căn lành, là chỉ các việc và tất cả căn lành đã kể bày trên.

    Ba Trí
    Với ba trí của Biệt giáo thì so theo đây ; còn ba trí của Viên giáo thì hễ cử một tức là ba, mà nói ba là gồm một, ba với một nó viên dung với nhau, lẽ rất vi diệu khó nghĩ bàn.
    Văn trên chỗ nói : nay, xưa đã làm tất cả căn lành lớn và nhỏ, họp lại mà nhóm, sánh so mà kể, dùng chiếc thẻ mà lường, mỗi mỗi thảy đều hướng lên cái giác đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác. Là lẽ phải vậy. song cái pháp hồi hướng đây, cũng đồng như cái pháp hồi hướng của chư Phật đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai đã làm, con nay cũng học theo cái pháp của chư Phật hồi hướng như thế mà hồi hướng đó, mới họp cách với quả tam miệu tam bồ đề.
    Đây là kết đời nay đời trước, chỗ làm thiện căn, đều bắt chước chư Phật hồi hướng về đạo Phật.
    Nay, xưa từng làm thiện căn là cái nhân tu, còn tam miệu tam bồ đề là quả Phật. việc lành bằng một mảy lông, tuy nhỏ, mà thể của nó vốn khắp, tỷ như một chút nước biển dính đầu sợi lông, tánh nó cũng đủ toàn vị mặn cả nước biển.
    Thế nên, một không thì một tướng, nhiều không là nhiều tướng, không chấp nhỏ, thì tướng nhỏ, không chấp lớn thì tướng lớn, số một số nhiều không ngần ngại nhau, tướng nhỏ tướng lớn dung thông nhau là toàn nơi tâm pháp giới hồi hướng về chư Phật nơi pháp giới.
    Các tội đều sám hối, các phước đều tuỳ hỷ và công đức thỉnh Phật, nguyện thành trí vô thượng trước sau, nay các Phật rất hơn với chúng sanh, vô lượng biển công đức con nay nghiêng mình lạy.

    Bài tụng đây là lập lại trên : sám hối, bày lành, và hồi hướng đã kết.
    “Các tội đều sám hối” là tụng lập lại khoa “phát lộ sám hối” trước kia. “Các phước đều tuỳ hỉ v.v… ba câu” là tụng lập lại khoa “thỉnh Phật, chứng minh, trần thiện” trước kia, “Trước sau nay v.v…bốn câu” là ba đời chư Phật. đối với chúng sanh, thì chư Phật có công đức tròn sạch vô lượng, sâu như biển cả, thế nên ta nay lòng chí thành cúi đầu đảnh lễ.
    Dưới đây, là khắp dấy nguyện lớn để hồi hướng về Phật quả. Chính ở sau phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện trong Kinh Hoa nghiêm, là các bài kệ lập tụng lại mười nguyện lớn. Nay đã đối trước Phật phát lồ sám hối, ắt phải lập phát nguyện lớn để cầu lên quả Phật. song, với nguyện, duy có nguyện của đức Phổ Hiền là rất lớn, nay ta ắt phải bắt chước đó, để cầu cho chóng chứng quả Phật. Nên ngài Bất động Pháp Sư sao lục lại khắc in ra, để cho rộng cái tâm nguyện của các hành nhân vậy thôi.
    Chỗ có thế giới trong mười phương
    Ba đời tất cả nhân sư tử
    Con dùng thân khẩu ý thanh tịnh
    tất cả khắp lạy hết không còn
    Sức uy thần hạnh nguyện Phổ hiền
    khắp hiện trước tất cả Như lai
    một thân lại hiện thân sát trần
    mỗi mỗi khắp lại Phật sát trần.
    Đây là kính lạy chư Phật


    Hai câu trước là kể lên chư Phật nhiều bằng số vô tận ở mười phương. Con dùng …..hai câu là nói : ta dùng ba nghiệp thanh tịnh để khắp lạy vô tận chư Phật. Sức uy thần …bốn câu, là nói lên cái hạnh nguyện uy thần của đức Phổ hiền, ngài hiện thân ra nhiều bằng số vi trần, lạy khắp giáp cả chư Phật nhiều bằng số vi trần, nay ta cũng bắt chước theo đó.
    Sư tử : dụ Phật. vì Phật là người vô thượng khắp đến mười phương đê thuyết pháp mà không sợ. kinh Niết bàn phẩm sư tử nói : “Như sư tử vừa ra khỏi hang, bốn chơn nó vấu xuống đất, đập đuôi rống tiếng, các loài thuỷ tộc, phải chim lặn xuống vực sâu, loài thú trên bờ đều núp trốn hang lỗ, loài phi cầm sa rớt xuống, các con thanh hương tượng lớn sợ chạy té phấn. tỷ dụ Phật ra đời, dùng viên âm nói pháp như sấm vang lớn, rúng dẹp chúng thiên ma, ngăn bạt bọn ngoại đạo, bèn là sư tử giữa loài người, nên gọi là “nhân sư tử”
    Tổ Vĩnh Gia nói : “Sư tử rống, nói không sợ, loài thú vừa nghe đầu óc vỡ, voi xanh vụt chạy mất hơi hăng, trời trồng lặng nghe đều mừng rỡ”.
    Thân khẩu ý thanh tịnh : cái thân không cử động bậy, duy cử động theo pật pháp mà hành động; cái khẩu không nói bậy, duy nói theo Phật pháp mà nghĩ suy. Đã tịnh ba nghiệp tức là với trên thì khế nơi thân tâm thanh tịnh viên mãn của chư Phật, chư Phật đã vô lượng mà hoá thân của Phổ Hiền cũng vô lượng, các “ Hoá Phổ Hiền” đều ở trước chư Phật, mà cái thân ở các chỗ lại hoá ra vô lượng thân nữa. mỗi mỗi thân khắp lạy vô lượng Phật; như thế một thân nữa, mỗi mỗi khắp lạy vô lượng Phật; như thế một thân giáp tội pháp giới, mà vô lượng thân mỗi mỗi giáp cùng pháp giới. thế thì Phật ta như một, viên dung vô tận.
    Lạy, chư Phật là cái cảnh chỗ lạy (bị ta lạy) ta là người năng lay, chư Phật tánh không ta cũng tánh không lấy cái không đây họp nhập với cái không kia, lẽ cảm ứng lẫn nhau, chẳng thể nghĩ bàn, Phật ta tuy không mà chẳng ngần ngại gì với hoá vô lượng thân lạy vô lượng Phật, sáng sáng lẫn ánh nhau, trọn thâu không ngại. dường như cái võng bằng lưới ngọc của Thiên Đế Thích : tia tia lặp lặp ngọc ngọc suốt nhau viên dung viên dung vô tận vô tận.
    Last edited by chi2730; 01-09-2012 at 10:43 PM.
    Cầu sanh Tây Phương!.

  9. #9

    Mặc định

    NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT MA HA TÁT!

    Căn cứ theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ tát thuyết rằng: trong quá khứ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai, nước của Đức Phật đó tên là Huyền Thắng Phan, có vị Tỳ Kheo tên Nhựt Tạng, thông minh đa trí, vì đại chúng rộng nói pháp Đại Thừa Vô Thượng Bình Đẳng Đại Trí của Như Lai, lúc ấy trong chúng có vị trưởng giả tên là Tinh Tú Quang nghe pháp Đại Thừa Bình Đẳng Đại Trí, tâm rất hoan hỷ, đem thuốc quý ở núi tuyết cúng dường cho Tỳ Kheo Nhựt Tạng cùng chúng Tăng, phát tâm bồ đề thệ nguyện diệt trừ 3 loại bịnh khổ của chúng sanh. Lúc bấy giờ đại chúng tán thán vị trưởng giả là Dược Vương. Bồ tát nhiều đời tu hành phạm hạnh, các hạnh nguyện đã viên mãn, trong đời vị lai Dược Vương Bồ tát sẽ thành Phật hiệu là Tịnh Nhãn Như lai.

    NAM MÔ DƯỢC THƯỢNG BỒ TÁT MA HA TÁT!

    Căn cứ theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ tát thuyết rằng: trong quá khứ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai, nước của Đức Phật đó tên là Huyền Thắng Phan, có vị Tỳ Kheo tên Nhựt Tạng, thông minh đa trí, vì đại chúng rộng nói pháp Đại Thừa Vô Thượng Bình Đẳng Đại Trí của Như Lai, lúc ấy trong chúng có vị trưởng giả tên là Tinh Tú Quang nghe pháp Đại Thừa Bình Đẳng Đại Trí, tâm rất hoan hỷ, đem thuốc quý ở núi tuyết cúng dường cho Tỳ Kheo Nhựt Tạng cùng chúng Tăng, phát tâm bồ đề thệ nguyện diệt trừ 3 loại bịnh khổ của chúng sanh. Lúc bấy giờ đại chúng tán thán vị trưởng giả là Dược Vương. Bồ tát nhiều đời tu hành phạm hạnh, các hạnh nguyện đã viên mãn, trong đời vị lai Dược Vương Bồ tát sẽ thành Phật hiệu là Tịnh Nhãn Như lai.
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  10. #10

    Mặc định

    Hoan hỷ công đức.
    Cầu sanh Tây Phương!.

  11. #11

    Mặc định

    Nam mô tận hư không biến pháp giới chư Phật , Pháp , Tăng.
    Sở dĩ tôi gửi kinh này lên diễn đàn cũng có chút nhân duyên nay xin bộc bạch cùng chư vị.
    Nguyên ngày trước khi đi qua nhà sách Fahasa ở Vũng Tàu thì tôi thấy có quyển kinh này nhưng chưa có mua vì nghĩ cứ lên mạng mà xem như các kinh khác (đỡ tốn tiền) nhưng ngày đó tôi lên google tìm kiếm với nhiều từ khóa về tên kinh nhưng vẫn ko dc , thế là dành chạy xe xuống vũng tàu mà mua quyển kinh , nhưng tìm mãi ko thấy o quầy kệ ngày truoc mà mình thấy và khi hỏi nhân viên nhà sách thì cũng ko kiếm dc ( trong lòng lúc này cũng buồn ) thế rồi tôi váy thầm cầu xin thì lạ thay vô tình tay minh làm rớt quyển kinh này ( lòng vui mừng khôn xiết). Đem về đọc thì thấy hay vô cùng nên quyết định biên chép lại rồi in ấn và post lên nét , nay tôi dùng google tìm kiếm thì dc kết quả lên ngay đầu ( vui mừng tập 2. haha).
    Vài dòng bộc bạch mong chư vị đừng cười...

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hư_Không Xem Bài Gởi
    cho xin copy cái nha, còn nữa hok post tiếp đi để mình đi in ra thành cuốn luôn
    Mình rất hoan hỷ nếu ai có phát tâm biên chép đọc tụng , trên đấy là phần đầy đủ của kinh đó bạn

  13. #13

    Mặc định

    CÁM ƠN RẤT NHIỀU. BẠN CÓ KINH VỀ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU BỐ TÁT VÀ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT KHÔNG , MINH TÌM KHÔNG RA.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi phapsuminhquang Xem Bài Gởi
    CÁM ƠN RẤT NHIỀU. BẠN CÓ KINH VỀ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU BỐ TÁT VÀ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT KHÔNG , MINH TÌM KHÔNG RA.
    Mình ko biết bạn cần tìm kinh nào vì bạn ko noi rõ tựa kinh nhưng theo mình nghĩ và biết đây là 2 vị thị giả bồ tát theo hầu đức Phật Dược Sư Lưu Ly nên bạn có thể tìm đọc kinh Dược Sư còn nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về 2 vị này thì bạn xem thêm ở link bên dưới này nhé:
    1. http://phatgiaovnn.com/upload1/modul...iewst&sid=1836

    2. http://vi.scribd.com/doc/14652281/thuannhatnguyetquang

    Chúc bạn vui khỏe .
    Nam mô Phật
    Nam mô Pháp
    Nam mô Tăng

  15. #15

    Mặc định Chú của đức Nhật Quang biến chiếu và Nguyệt Quang biến chiếu bồ tát

    Trước tiên xin cho mình cám ơn bạn rất nhiềuvì đã trả lời. Khi tìm hiểu về thế giới dược sư và tu tập theo , mình vẫn chưa tìm được những câu chú của hai vị nầy cũng như cuộc đời ..... nay nhờ bạn mà minh đã rõ nhiều .Rất mong đón nhận sự hổ trợ của bạn trên bước đường tu tập .
    Last edited by phapsuminhquang; 21-03-2013 at 11:33 PM.

  16. #16

    Mặc định

    Mình góp ý một chút về thần chú của Bồ Tát Dược Thượng là ở đoạn cuối phải là:
    ... a tiện ta a tiện ta, ka ru ni ca, san ka ra, xoa ha} mới đúng
    (vì dò theo đoạn chú tiếng Phạn ở trên)
    Như vậy câu chú đầy đủ sẽ là:
    {Đà na mục, bù ti bù,
    ru pát sa ru pát sa
    ka ru ni ca,
    ri pu ri pu ka ru ni ca,
    vi ti vi ti ka ru ni ca,
    a bì tít ta,
    a tiện ta a tiện ta, ka ru ni ca,
    san ka ra,
    xoa ha}
    Last edited by pikachu16; 03-03-2016 at 08:35 PM.

  17. #17

    Mặc định

    Muôn viên thành Phât đạo phải tìm cho dc vị đạo sư của mình !

  18. #18
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    ĐỨC PHẬT KHÔNG KHUYẾN KHÍCH DÙNG THẦN CHÚ !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 11-06-2012, 02:39 PM
  2. Kinh Vô Lượng Thọ Phật !
    By kinhdich in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:26 PM
  3. Trị Phiền Não Bệnh Cam Lộ Diệu Dược
    By Cầu Trí Bát Nhã in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 04-03-2012, 09:36 AM
  4. Bộ Mật Tông Tập 3-KINH CHUẨN ÐỀ ÐÀ LA NI HỘI THÍCH
    By phatphapvoluongton in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 12:53 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •