Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 36

Ðề tài: QUAN SÁT BẢN NGÃ!

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định QUAN SÁT BẢN NGÃ!

    Là Phật tử, ai ai cũng biết Bản Ngã là một loại Ảo Giác được Nghiệp Lực tạo ra và là Nguồn gốc của Vô Minh.

    Nhưng chúng ta không thể chỉ đơn giản "quên" nó hay Tự Kỷ Ám Thị "Ngã là Ảo" để đến được Vô Ngã.

    Nhận diện ra Bản Ngã là một việc quan trọng có Ý Nghĩa xác định rõ "Ta đang ở đâu?", khi đó các câu hỏi Ta đi đâu và Ta đi như thế nào mới thực sự có Ý Nghiã và Hữu ích.

    Có nhiều cách để nhận ra bản ngã, dưới đây là một số phương pháp chính:
    1. Nhận thức về cơ thể: Một trong những cách đơn giản nhất để nhận ra bản ngã là nhận thức về cơ thể của mình. Chúng ta có thể tập trung vào cảm giác đau, mệt mỏi, thèm ăn, khát nước, hay bất kỳ cảm giác nào khác để nhận ra rằng chúng ta đang tồn tại dưới hình thức của một thực thể riêng biệt.
    2. Tập trung vào suy nghĩ: Suy nghĩ cũng là một cách để nhận ra bản ngã, khi chúng ta tập trung vào những suy nghĩ, ý tưởng, hay những tình cảm trong tâm trí của mình.
    3. Tập trung vào hành động: Khi chúng ta thực hiện các hành động, động tác, cử chỉ, hoặc bất kỳ hành động nào khác, chúng ta cũng đang nhận ra bản ngã của mình.
    4. Tập trung vào tình cảm: Tình cảm cũng là một cách để nhận ra bản ngã, khi chúng ta tập trung vào những cảm xúc, cảm giác trong lòng mình, như sự hạnh phúc, lo lắng, đau khổ, hay bất kỳ cảm xúc nào khác.
    5. Thực hiện các phương pháp thiền định: Thiền định là một phương pháp tập trung giúp chúng ta nhận ra bản ngã của mình. Khi thực hiện thiền định, chúng ta tập trung vào hơi thở, cảm giác trong cơ thể, suy nghĩ, hay bất kỳ đối tượng nào khác để nhận ra bản ngã.
    Tóm lại, có nhiều cách để nhận ra bản ngã, và chúng ta có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp trên để giúp mình nhận ra và thấu hiểu sâu sắc hơn về bản ngã.

    Bản Ngã là do Nghiệp Lực tạo (các Nhân), Các cảm thọ ta nhận được trong cuộc sống là các Quả của các Nhân đó.

    Vậy nên:

    Mọi Duyên xúc chạm,
    Như tấm gương soi,
    Chiếu rọi cảm xúc,
    Khởi nơi Nhân này,

    Chân thật mỗi ngày,
    Quán chiếu Nhân đó,
    Để rèn Từ Bi,
    Để luyện Kham Nhẫn,
    Để xoá Hận Thù,
    Để trừ Ích Kỷ,
    Để tập Hoan Hỷ,
    Cứ vậy mỗi ngày,
    Nhờ vậy kiếp này,
    Soi được muôn kiếp,
    Đó Quán Thế Gian,
    Tức Quán Tự Tại!

    Làm được vậy, Trí Tuệ sẽ tăng trưởng!
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  2. #2
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    Khi chúng ta biết cơ thể này, cảm giác này, ký ức này, tưởng tượng này ko phải là Ta. Ta chỉ là cái Biết sự đau/dễ chịu của cơ thể, ký ức khổ đau/ hạnh phúc thì khi đó là đã huân tập để khi thân xác này mất đi Ta ko bám tiếp vào đó để chịu sự đau khổ khi thân tan hoại, ko mong cầu cảm xúc khi có thân xác thịt để ko phải bám vào 1 bào thai nào khác của 1 chúng sinh trong lục đạo, ko mong cầu sự hạnh phúc, sung sướng của cõi Trời.
    Nhưng, để đạt được điều đó, nhất là điều cuối cùng ở trên, chắc hành giả phải trải qua Thiền Định để nếm trải cảm giác này rồi nhàm chán nó hay còn có cách nào khác để qua được tầng đó ko các Huynh nhỉ ?
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

  3. #3

    Mặc định

    Bàn Ngã là một Ảo Giác sinh ra bởi Nghiệp Lực do ta Huân tập.
    Trước khi ta thành Đạo, thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã.

    Do vậy việc nhận dạng ra Bàn Ngã đang chi phối ta là cần thiết.

    Kể cả khi bạn Thiền Định, các xung lực cản trở Định Lực cũng chính là các tập khí hình thành Bản Ngã.

    Biết về Bản Ngã để đối trị sẽ giúp rất nhiều cho tăng trưởng Định Lực.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Bàn Ngã là một Ảo Giác sinh ra bởi Nghiệp Lực do ta Huân tập.
    Trước khi ta thành Đạo, thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã.

    Do vậy việc nhận dạng ra Bàn Ngã đang chi phối ta là cần thiết.

    Kể cả khi bạn Thiền Định, các xung lực cản trở Định Lực cũng chính là các tập khí hình thành Bản Ngã.

    Biết về Bản Ngã để đối trị sẽ giúp rất nhiều cho tăng trưởng Định Lực.
    Có vẻ câu này của bạn hơi tối nghĩa, mâu thuẫn với nhau.
    "Trước khi ta thành Đạo, thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã".
    Phải chăng ý bạn muốn nói là:"Khi ta thành Đạo, ta thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã; trước đó thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã."

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quang880 Xem Bài Gởi
    Có vẻ câu này của bạn hơi tối nghĩa, mâu thuẫn với nhau.
    "Trước khi ta thành Đạo, thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã".
    Phải chăng ý bạn muốn nói là:"Khi ta thành Đạo, ta thường sống với Trạng Thái hoàn toàn Vô Ngã; trước đó thì ta vẫn đang sống cùng Ảo Giác của một Bản Ngã."
    Vô Ngã là một trạng thái của Tâm, cần tu luyện huân tập mới có.
    Không phải chỉ "hiểu" Vô Ngã là bạn đã thực đạt trạng thái Vô Ngã đâu.

    Sự biểu hiện của Bản Ngã chính là chấp Ngũ Uẩn.
    Khi nào phá Chấp hết Ngũ Uẩn mới thực là Vô Ngã.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Là Phật tử, ai ai cũng biết Bản Ngã là một loại Ảo Giác được Nghiệp Lực tạo ra và là Nguồn gốc của Vô Minh.

    Nhưng chúng ta không thể chỉ đơn giản "quên" nó hay Tự Kỷ Ám Thị "Ngã là Ảo" để đến được Vô Ngã.

    Nhận diện ra Bản Ngã là một việc quan trọng có Ý Nghĩa xác định rõ "Ta đang ở đâu?", khi đó các câu hỏi Ta đi đâuTa đi như thế nào mới thực sự có Ý Nghiã và Hữu ích.

    Có nhiều cách để nhận ra bản ngã, dưới đây là một số phương pháp chính:
    1. Nhận thức về cơ thể: Một trong những cách đơn giản nhất để nhận ra bản ngã là nhận thức về cơ thể của mình. Chúng ta có thể tập trung vào cảm giác đau, mệt mỏi, thèm ăn, khát nước, hay bất kỳ cảm giác nào khác để nhận ra rằng chúng ta đang tồn tại dưới hình thức của một thực thể riêng biệt.
    2. Tập trung vào suy nghĩ: Suy nghĩ cũng là một cách để nhận ra bản ngã, khi chúng ta tập trung vào những suy nghĩ, ý tưởng, hay những tình cảm trong tâm trí của mình.
    3. Tập trung vào hành động: Khi chúng ta thực hiện các hành động, động tác, cử chỉ, hoặc bất kỳ hành động nào khác, chúng ta cũng đang nhận ra bản ngã của mình.
    4. Tập trung vào tình cảm: Tình cảm cũng là một cách để nhận ra bản ngã, khi chúng ta tập trung vào những cảm xúc, cảm giác trong lòng mình, như sự hạnh phúc, lo lắng, đau khổ, hay bất kỳ cảm xúc nào khác.
    5. Thực hiện các phương pháp thiền định: Thiền định là một phương pháp tập trung giúp chúng ta nhận ra bản ngã của mình. Khi thực hiện thiền định, chúng ta tập trung vào hơi thở, cảm giác trong cơ thể, suy nghĩ, hay bất kỳ đối tượng nào khác để nhận ra bản ngã.
    Tóm lại, có nhiều cách để nhận ra bản ngã, và chúng ta có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp trên để giúp mình nhận ra và thấu hiểu sâu sắc hơn về bản ngã.

    Bản Ngã là do Nghiệp Lực tạo (các Nhân), Các cảm thọ ta nhận được trong cuộc sống là các Quả của các Nhân đó.

    Vậy nên:

    Mọi Duyên xúc chạm,
    Như tấm gương soi,
    Chiếu rọi cảm xúc,
    Khởi nơi Nhân này,

    Chân thật mỗi ngày,
    Quán chiếu Nhân đó,
    Để rèn Từ Bi,
    Để luyện Kham Nhẫn,
    Để xoá Hận Thù,
    Để trừ Ích Kỷ,
    Để tập Hoan Hỷ,
    Cứ vậy mỗi ngày,
    Nhờ vậy kiếp này,
    Soi được muôn kiếp,
    Đó Quán Thế Gian,
    Tức Quán Tự Tại!

    Làm được vậy, Trí Tuệ sẽ tăng trưởng!
    Tại sao lại không hỏi:"Ta/Tôi là cái gì?" hay " Cái gì là Tôi?" hay " Cái gọi là Tôi ấy hình thành như thế nào?"...

  7. #7

    Mặc định

    Để trả lời câu hỏi bạn đặt ra thì nhiều Kinh Sách đã ghi. Và các cái "Hiểu" đó chỉ đọng ở Ý của Hành Giả.
    Cái tôi viết ra là một Pháp thực hành, qua đó Hành Giả tự nhận ra cái "Bản Ngã" ngay mỗi khi xúc chạm với Cảnh và quán nó như Duyên mà tự nhận ra các Nhân của mình thông qua Cảm Xúc.

    Mỗi khi nhận ra Nhân mình đang mang, thì sẽ hình thành các Pháp Đối Trị các Nhân Phiền Não đó.

    Quán Thế Gian cũng chính là Quán Tự Tại là vậy!
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  8. #8

    Mặc định

    Chào các chiến hữu!
    Lâu ngày không vào diễn đàn, nay sực nhớ vào lại thấy rom rã ghê.
    Xin mạn phép lạm bàn cùng chủ topic nhe.

    VÔ NGÃ: là chủ đề quan trọng nhất của đạo phật. Chỉ có người giác ngộ mới hiểu đúng ý nghĩa của Vô Ngã. Ngoài ra toàn bộ kinh sách đều không thể nào lột tả được hết ý nghĩa của nó. Kể cả thiền sư hay tăng sư nổi tiếng nhất hiện nay.

    Vô ngã nó không phải là 1 trạng thái của Tâm.

    Tất cả các trạng thái của Tâm đều là bản ngã. Chỉ có bản ngã nó mới sinh ra trạng thái tâm.

    Khi tu tập đến một giai đoạn mà con người không còn một chút Trạng thái tâm nào, nghĩa là không còn gì nữa.... thì đó gọi là VÔ NGÃ.

    NGÃ là gì? Ngã là cái mà chúng ta tự coi nó là tôi, là ta.... khi ngoại cảnh tác động vào thì: tôi giận, tôi buồn, tôi ghét, tôi si mê.... chính vì có cái Ngã nó mới sinh ra các trạng thái tâm này.

    VÔ NGÃ là gì? nghĩa là không có cái gì là của tôi cả, bởi vì tôi còn ko có thì có cái gì là của tôi.... ở trạng thái này nó khác biệt hoàn toàn với toàn bộ con người trên hành tinh này. Cho nên bạn không thể nào mô tả trạng thái vô ngã cho con người hiểu cho được.

    VÔ NGÃ nó khác với vô cảm. Vô cảm là... cái gì cũng mặc kệ, không cần biết.... còn Vô Ngã là: nghe, thấy, biết, rõ tận chân tơ kẻ tóc mà ko hề động tâm.... đó chính là VÔ NGÃ.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Chào các chiến hữu!
    Lâu ngày không vào diễn đàn, nay sực nhớ vào lại thấy rom rã ghê.
    Xin mạn phép lạm bàn cùng chủ topic nhe.

    VÔ NGÃ: là chủ đề quan trọng nhất của đạo phật. Chỉ có người giác ngộ mới hiểu đúng ý nghĩa của Vô Ngã. Ngoài ra toàn bộ kinh sách đều không thể nào lột tả được hết ý nghĩa của nó. Kể cả thiền sư hay tăng sư nổi tiếng nhất hiện nay.

    Vô ngã nó không phải là 1 trạng thái của Tâm.

    Tất cả các trạng thái của Tâm đều là bản ngã. Chỉ có bản ngã nó mới sinh ra trạng thái tâm.

    Khi tu tập đến một giai đoạn mà con người không còn một chút Trạng thái tâm nào, nghĩa là không còn gì nữa.... thì đó gọi là VÔ NGÃ.

    NGÃ là gì? Ngã là cái mà chúng ta tự coi nó là tôi, là ta.... khi ngoại cảnh tác động vào thì: tôi giận, tôi buồn, tôi ghét, tôi si mê.... chính vì có cái Ngã nó mới sinh ra các trạng thái tâm này.

    VÔ NGÃ là gì? nghĩa là không có cái gì là của tôi cả, bởi vì tôi còn ko có thì có cái gì là của tôi.... ở trạng thái này nó khác biệt hoàn toàn với toàn bộ con người trên hành tinh này. Cho nên bạn không thể nào mô tả trạng thái vô ngã cho con người hiểu cho được.

    VÔ NGÃ nó khác với vô cảm. Vô cảm là... cái gì cũng mặc kệ, không cần biết.... còn Vô Ngã là: nghe, thấy, biết, rõ tận chân tơ kẻ tóc mà ko hề động tâm.... đó chính là VÔ NGÃ.

    Hahaha!
    Còn tranh luận được là còn ổn!

    Lại vẫn lối cắt chữ giải nghĩa nữa rồi.

    Vô Ngã không phải chỉ đơn giản là Không Có Ngã đâu.

    Bản Ngã được biểu hiện qua 5 thành phần là Ngũ Uẩn.
    Trạng thái Vô Ngã chính là khi đã hoàn toàn phá chấp Ngũ Uẩn để đạt được Trí Tuệ Bát Nhã mà Bát Nhã Tâm Kinh đã mô tả đó, vậy nên nói Ngũ Uẩn Giai Không đó.

    Vì vậy có thể nói Vô Ngã tức không còn Chấp vào Bản Ngã nữa.
    Do không Chấp vào Bản Ngã nên mọi Tính Chất, Phân Biệt đều không còn nữa (do sự phân biệt là do qui theo Bảo Ngã) tức là Tánh Không.

    Hay nói cách khác trạng thái Vô Ngã cũng chính là trạng thái Tánh Không.

    Ở trạng thái Vô Ngã đâu đơn giản là "thấy biết không động tâm" mà là cái Thấy Biết Không Còn Vô Minh (do Vô Minh gốc từ Bản Ngã) chính là cái Thấy Biết của Trí Tuệ Bát Nhã, là cái Thấy Biết của Tuệ Tam Minh.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Hahaha!
    Còn tranh luận được là còn ổn!

    Lại vẫn lối cắt chữ giải nghĩa nữa rồi.

    Vô Ngã không phải chỉ đơn giản là Không Có Ngã đâu.

    Bản Ngã được biểu hiện qua 5 thành phần là Ngũ Uẩn.
    Trạng thái Vô Ngã chính là khi đã hoàn toàn phá chấp Ngũ Uẩn để đạt được Trí Tuệ Bát Nhã mà Bát Nhã Tâm Kinh đã mô tả đó, vậy nên nói Ngũ Uẩn Giai Không đó.

    Vì vậy có thể nói Vô Ngã tức không còn Chấp vào Bản Ngã nữa.
    Do không Chấp vào Bản Ngã nên mọi Tính Chất, Phân Biệt đều không còn nữa (do sự phân biệt là do qui theo Bảo Ngã) tức là Tánh Không.

    Hay nói cách khác trạng thái Vô Ngã cũng chính là trạng thái Tánh Không.

    Ở trạng thái Vô Ngã đâu đơn giản là "thấy biết không động tâm" mà là cái Thấy Biết Không Còn Vô Minh (do Vô Minh gốc từ Bản Ngã) chính là cái Thấy Biết của Trí Tuệ Bát Nhã, là cái Thấy Biết của Tuệ Tam Minh.
    1. Tôi không biết, bạn không biết ---> tranh luận vô ích
    2. Tôi biết, bạn không biết (hoặc ngược lại) ----> tranh luận vô ích. Chỉ có thể người này dạy nguoi kia thôi (nếu người kia tin người này)
    3. Tôi biết, bạn biết ---> không cần tranh luận nữa.

    Túm lại: Tôi nghĩ topic nên đóng lại là vừa đó Aptruong.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    1. Tôi không biết, bạn không biết ---> tranh luận vô ích
    2. Tôi biết, bạn không biết (hoặc ngược lại) ----> tranh luận vô ích. Chỉ có thể người này dạy nguoi kia thôi (nếu người kia tin người này)
    3. Tôi biết, bạn biết ---> không cần tranh luận nữa.

    Túm lại: Tôi nghĩ topic nên đóng lại là vừa đó Aptruong.

    Tại sao phải đóng vậy bạn?
    Tôi đang chia sẻ một phương pháp thực hành nhằm nhận diện các Nghiệp đang mang và hoá giải chúng.
    Bạn có pháp nào có tác dụng tương tự không?
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Tại sao phải đóng vậy bạn?
    Tôi đang chia sẻ một phương pháp thực hành nhằm nhận diện các Nghiệp đang mang và hoá giải chúng.
    Bạn có pháp nào có tác dụng tương tự không?
    Chủ đề là VÔ NGÃ mà????

    Nhận diện nghiệp hả? có chứ. Phuong pháp nhận diện của tôi rất thực tế, nhưng ko phải ai cũng làm được. Đó là Pháp tu đi đến giác ngộ.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Chủ đề là VÔ NGÃ mà????

    Nhận diện nghiệp hả? có chứ. Phuong pháp nhận diện của tôi rất thực tế, nhưng ko phải ai cũng làm được. Đó là Pháp tu đi đến giác ngộ.
    Chủ đề là QUAN SÁT BẢN NGÃ, Bản Ngã do Nghiệp tạo nên quan sát được Bản Ngã cũng chính là Quan Sát được Nghiệp.
    Kết quá cuối cùng để Giác Ngộ của Phật Pháp cũng chính là Giải Thoát khỏi Ảo Giác Bản Ngã này!
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Chủ đề là QUAN SÁT BẢN NGÃ, Bản Ngã do Nghiệp tạo nên quan sát được Bản Ngã cũng chính là Quan Sát được Nghiệp.
    Kết quá cuối cùng để Giác Ngộ của Phật Pháp cũng chính là Giải Thoát khỏi Ảo Giác Bản Ngã này!
    Tôi hiểu những gì Aptruong nói nhưng không biết Aptruong có hiểu những điều mình nó ra hay không?

    Quán sát bản ngã là quán sán như thế nào?

    Quan sát nghiệp là quán sát như thế nào?

    Giác ngộ là như thế nào?

    Giải thoát khỏi ảo giác bản ngã là ra sao?

    Đó là nhưng ý mà Aptruong nói ra, tôi hiểu, và nó đúng.... nhưng tôi muốn biêt sự hiểu của aptruong về các định nghĩa đó như thế nào?

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Tôi hiểu những gì Aptruong nói nhưng không biết Aptruong có hiểu những điều mình nó ra hay không?

    Quán sát bản ngã là quán sán như thế nào?

    Quan sát nghiệp là quán sát như thế nào?

    Giác ngộ là như thế nào?

    Giải thoát khỏi ảo giác bản ngã là ra sao?

    Đó là nhưng ý mà Aptruong nói ra, tôi hiểu, và nó đúng.... nhưng tôi muốn biêt sự hiểu của aptruong về các định nghĩa đó như thế nào?
    Thực ra nếu bạn thấy điều tôi nói không sai thì bạn đã không phản ứng như trên. Bài viết tôi nói về Quan Sát Bản Ngã với ngôn từ đời thường dễ hiểu để ai cũng có thể thực hành được. Bạn phản ứng với quan điểm khác nhau về Vô Ngã do chúng ta khác nhau về cách hiểu Bản Ngã và cách Quan Sát chúng.

    Cơ sở của pháp này rất đơn giản và nương theo Luật Nhân Quả.

    Bạn gặp Ngoại Cảnh và đó là Duyên.
    Ngoại Cảnh đem lại cho bạn các Cảm xúc, Tâm trạng thì đó là Quả.
    Duyên và Quả đó đại diện cho một Nhân bạn đang mang tương ứng với Quả đó.

    Bằng cách đó, thông qua việc Quan Sát các Cảnh và Cảm xúc chúng đem tới ta nhận ra các Nhân ta đang mang để hiểu hơn về Bản Ngã của mình (Vì tập hợp các Nhân tạo ra Bản Ngã) từ đó biết về nó mà đối trị.

    Với cách này, các chúng Cảnh bên ngoài giúp phản chiếu các Nhân ta đang mang nên mọi Quan Sát bên ngoài cũng chính là Quán Tự Tại.

    Điều này lý giải tại sao Quán Thế Âm Bồ Tát và Quán Tự Tại Bồ Tát là cùng một Vị.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  16. #16

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi aptruong Xem Bài Gởi
    Thực ra nếu bạn thấy điều tôi nói không sai thì bạn đã không phản ứng như trên. Bài viết tôi nói về Quan Sát Bản Ngã với ngôn từ đời thường dễ hiểu để ai cũng có thể thực hành được. Bạn phản ứng với quan điểm khác nhau về Vô Ngã do chúng ta khác nhau về cách hiểu Bản Ngã và cách Quan Sát chúng.

    Cơ sở của pháp này rất đơn giản và nương theo Luật Nhân Quả.

    Bạn gặp Ngoại Cảnh và đó là Duyên.
    Ngoại Cảnh đem lại cho bạn các Cảm xúc, Tâm trạng thì đó là Quả.
    Duyên và Quả đó đại diện cho một Nhân bạn đang mang tương ứng với Quả đó.

    Bằng cách đó, thông qua việc Quan Sát các Cảnh và Cảm xúc chúng đem tới ta nhận ra các Nhân ta đang mang để hiểu hơn về Bản Ngã của mình (Vì tập hợp các Nhân tạo ra Bản Ngã) từ đó biết về nó mà đối trị.

    Với cách này, các chúng Cảnh bên ngoài giúp phản chiếu các Nhân ta đang mang nên mọi Quan Sát bên ngoài cũng chính là Quán Tự Tại.

    Điều này lý giải tại sao Quán Thế Âm Bồ Tát và Quán Tự Tại Bồ Tát là cùng một Vị.
    Bạn đưa ra quan điểm thì đúng (có thể là từ kinh sách), nhưng bạn giải thích trớt quớt....

    Để tôi hỏi bạn trả lời cho ra vấn đề nhé.

    Đạo phật tu thiền nhập định và đi đến niết bàn: Vậy khi nào thì đến Niết bàn? chướng ngại của việc tu thiền nhập định là gì?

    Bạn trả lời đi rồi tôi nói tiếp

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi congiolamientay Xem Bài Gởi
    Bạn đưa ra quan điểm thì đúng (có thể là từ kinh sách), nhưng bạn giải thích trớt quớt....

    Để tôi hỏi bạn trả lời cho ra vấn đề nhé.

    Đạo phật tu thiền nhập định và đi đến niết bàn: Vậy khi nào thì đến Niết bàn? chướng ngại của việc tu thiền nhập định là gì?

    Bạn trả lời đi rồi tôi nói tiếp
    Hahahaaha!
    Bạn chỉ giùm tôi sách nào viết những điều tôi chia sẻ bên trên đi?
    Cái gọi là trớt quớt bạn cũng chưa thể nói ra là gì mà?

    Phần trước chúng ta đã trao đổi về Vô Ngã, bạn không thấy nó liên quan gì tới câu hỏi của bạn à?
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  18. #18

    Mặc định

    QUAN SÁT BẢN NGÃ ĐỂ LÀM CÁI GÌ?

  19. #19

    Mặc định

    Nhiều người vỗ ngực xưng danh ta đây tu chánh pháp mà lời ăn tiếng nói chả có ra thể thống gì.
    Phật dạy tham sân si là nguồn gốc của vô mình thì nhìn vào tâm mình xem nó có tham sân si hay ko. Nếu có thì diệt nó đi rồi hết vô minh. Chứ quan sát cái bản ngã để làm gì?
    Nói cho to tát câu chuyên ra để chứng tỏ mình thông kinh sử đó chính là kẻ hám danh chứ đâu nữa.
    Còn đã tu mà ko ngộ thì tu làm gì nữa. Theo Batdac ăn thịt cho cho nó sướng cuộc đời.

  20. #20

    Mặc định

    Hi hi cho thịt chó thừa vào bụng quá đường miệng mà sướng cái gì cậu ơi hi hi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Quan điểm tôn giáo
    By congiolamientay in forum Đạo Phật
    Trả lời: 64
    Bài mới gởi: 08-02-2023, 11:47 AM
  2. Ba Câu Hỏi Liên Quan Bùa Chú
    By THANHBC in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 19-03-2011, 10:58 AM
  3. Quan Niệm Phật Giáo Về Cái Chết
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 11-09-2008, 09:44 PM
  4. Một số quan niêm tín ngưỡng về Hồn ma
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 27-11-2007, 10:04 PM
  5. Sự Tích Quan Thế âm Bồ Tát
    By dmtuan in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-11-2007, 10:55 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •