KINH BÁT NHÃ : TRONG TÂM PHẬT MUỐN GIẢNG THUYẾT LÀ GÌ VÀ THỜI ĐIỂM NÀO TRONG CÁC THỜI NÓI PHÁP ?

Kinh Bát-Nhã có hai tên gọi khác nhau là Bát-Nhã-Ba-La-Mật kinh (gọi theo cổ) và Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm kinh (theo danh từ ngày nay). Tất cả gồm có 10 bộ ,do Ngài Huyền-Trang (thế kỷ thứ 7 T.L.) dịch từ chữ Sanskrit sang tiếng Trung-Hoa gọi là Đại Bát-Nhã Ba-La-Mật kinh và 600 quyển .

Ngài La-Thập trước đó cũng có dịch kinh này và chia thành năm bộ :Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật kinh ,Kim-Cương Bát-Nhã, Thiên-Vương Vấn Bát-Nhã ,Năng-Đoạn Kim-Cương Bát-Nhã và Quy-Tán Bát-Nhã.Riêng bộ sau nầy còn nằm trong văn tiếng Phạn chưa được phiên dịch .

Trong suốt 49 năm tại thế đức Phật nói kinh chia ra làm 5 thời kỳ mà bộ kinh Bát-Nhã ở vào thời điểm thứ tư theo thứ tự .

Kinh nầy trình bày lý tánh tuyệt đối của sự vật ,do đó thời gian giảng thuyết kéo dài trong 22 năm ,Phật muốn các hàng đệ tử thấy tỏ được chân lý rốt ráo .Điểm căn bản của kinh luận rằng : Sắc tức thị không ,không tức thị sắc ,thọ- tưởng -hành- thức- diệc phục như thị .

Thị chư pháp không tướng ,bất sanh ,bất diệt, bất cấu ,bất tịnh ,bất tăng ,bất giảm ,nãi chi nhãn ,nhi ,tỹ,thiệt ,thân , ý ,sắc ,thanh , hương ,vị ,xúc ,pháp diệc phục như thị (sắc tức là không ,không ấy là sắc cho đến việc thọ nhận -tưởng nghĩ hành động-sự phân biệt đúng sai cũng đều không .

Đó là cái không tướng của pháp như không sanh ,không diệt ,không dơ ,không sạch ,không tăng ,không giảm ,cho đến cả mắt ,tai ,mũi ,lưỡi ,thân ,ý để tiếp xúc với sáu cảnh sắc bên ngoài như :Màu sắc ,âm thanh ,mùi vị ,đụng chạm với sự vật cũng đều không có hình tướng như vậy).

Bộ kinh nầy được tóm lược trong bài kinh Bát-Nhã ngắn gọn chỉ có 272 chữ mà các chùa thường tụng ,đủ để nói lên thật tướng các pháp trong vũ trụ .