Mới tìm hiểu học đạo ắt hẳn nhiều người bắt đầu đặt ra các thắc mắc, và một thắc mắc lớn của người học đạo đó là CÁI GÌ LÀ TÂM? TU TÂM LÀ TU CÁI GÌ?

Thực tế, mỗi một ai đưa ra được một định nghĩa, khái niệm rõ ràng về tâm nào đó, điều đấy sẽ làm sai lệch đi bản chất của tâm, nhưng vẫn có cách để diễn tả cho người học tiểu Tâm là gì?

Nhận thức được thế nào là tâm sẽ hơi khó, nhưng khi cái tham nổi lên, cơn nóng giận nội lên sẽ dễ nhận biết được rằng: Tâm có tham, tâm có sân… Tương tự như vậy, nếu tinh tế cảm nhận bạn có thể cảm nhận được các Tâm Sở đó là : Tâm có Tham, tâm có Sân tán loạn, tâm giao động, tâm hẹp hòi, tâm quảng đại, tâm vô lượng….
Tâm không phải là các thứ đã liệt kê ( Tâm Sở) trên, nhưng tâm bao hàm chúng, tâm giống như một không gian trống, có thể chứa đựng đồ vật, mỗi tâm sở là các vật dụng mà chúng ta chứa nó bên trong Tâm, nhưng nó không phải là Tâm.

Nếu bạn có thể gột sạch các tâm sở làm cấu uế, bôi bẩn lên Tâm, bạn sẽ chứng được Quả, Vị ngọt của pháp hành đó là một sự trong sáng thuần khiết, một trạng thái an bình, tĩnh lặng, ít cấu uế, một sự thoải mái như khi bạn đang ở bãi xa mạc mà tìm được một gốc cây để nghỉ ngơi, đây là sự rỗng lặng, trong sáng của cái tâm bớt đi cấu uế.

Do không xác định được lộ trình rõ ràng, nhiều người tu thiền tông đến đây thường bị mắc kẹt vào các cực đoan:
1) Lối cụt:
Họ cho rằng tu chỉ cần thế là đủ, không cần thành phật thành thánh gì hết, những ai nói đến cái to tát gì đó là đang viển vông, cái thấy biết là cái thấy, cái nghe biết là cái nghe vậy là đủ rồi. Nhưng họ mới thức tri được cái thấy là thấy, cái nghe là nghe, nhưng họ chưa làm được điều đó, họ hiểu được điều ấy nhưng chưa làm được điều ấy, và họ cũng vô minh không nhận ra mình chưa làm được.
Ví như người lọc vàng, các tâm sở giống như đồng, bạc, chì lẫn lộn trong vàng, họ đã lọc sạch được các cặn bẩn của vàng khi đã lọc sạch được, họ chứng thấy được ánh sáng thuần khiết của vàng, họ ôm lấy cục vàng và cho rằng vậy là đủ. Họ đi vào con đường cụt không biết phải làm gì tiếp theo, dậm chân tại chỗ không tiến lên được
Nhưng một người có trí tuệ sáng suốt sẽ biết rõ. Đây chỉ là khởi đầu, khi tinh lọc được vàng rồi họ sẽ biết còn nhiều việc phải làm hơn thế nữa, họ bắt đầu học cách chế tác vàng thành các vật dụng tinh xảo, có giá trị thiết thực.

2) Đi chạy vòng quanh: Nhiều người nghĩ rằng: Tâm là bổn tánh vốn sáng trong, có sẵn đầy đủ trí tuệ, chỉ cần không bị trộn lẫn các tạp chất là các tâm sở, tâm sẽ tự sáng lạng không cần phải cố gắng tu học làm gì.
Với suy tư như này họ rơi vào 2 cái tưởng:
- Tưởng không cần phải tu tập gì hết, chạy theo các hí luận, tự nhiên sẽ giác ngộ, thành phật
- Tưởng chưa thấy được tâm, vì cứ nghĩ thấy được tâm thì trí tuệ sẽ ập đến, nên khi đến đây rồi họ tiếp tục chạy lòng vòng tìm kiếm tâm, tìm kiếm từ những thứ họ cho rằng nó là trí tuệ…. Và mất thời gian vô ích vào những cái đó.
Thoát khỏi 2 cực đoan ấy, người có trí sẽ sử dụng trạng thái tâm thuần tịnh trong sáng ấy để đi tu tập các pháp cao hơn, các pháp hướng đến giác ngộ, giải thoát, chứng được sự bất diệt.
Ví như một căn nhà ban đầu chứa đầy thứ tạp nham không cần thiết đã dọn sạch, họ bắt đầu tu tập để nó chứa đựng được những cái có giá trị, nhìn thấy sự chấm dứt sinh tử.
Và các pháp đó là gì?
Có 7 yếu tố để tạo nên sự giác ngộ, đó là: Giác ngộ Niệm, giác ngộ trạch pháp giác, giác ngộ tinh tấn, giác ngộ Hỷ, giác ngộ khinh an, giác ngộ Định, giác ngộ Xả. Khi có đầy đủ viễn mãn 7 yếu tố tạo nên giác ngộ gnhư vậy, người tu học sẽ có Thắng Trí, nhìn thấy Sinh, Tử, có thể tuyên bố về sự thoát ra khỏi Sắc, Danh, có thể đi đến thoát khỏi luân hồi.
Và sự giác ngộ đầu tiên cần phải tu tập đó là niệm. Người học cần phải khảo sát lại xem, Sự thấy biết luôn hiện hữu không? Sự tỉnh giác có luôn hiện hữu không? Hay vẫn để cho những lúc trôi vào suy tưởng, mộng mị, thất niệm, không sáng rõ? Do đó bài học đầu tiên cần phải tu học tại đây đó là tu tập niệm.
Niệm luôn có mặt ở nơi thân hoặc thọ hoặc tâm hoặc pháp. Sự thấy biết niệm luôn có mặt này giúp cho luôn có sự tỉnh giác, tu tập viên mãn sẽ có sự giác ngộ về niệm.
Và tu tập niệm như thế nào?
. “Lại nữa, này các Tỷ keo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm , tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.
Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm
Khi ngồi xuống thì làm như sau: Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn”…..
Tạm thời cứ tu tập như vậy, trên pháp này còn nhiều pháp cao hơn phải học, nhưng chưa làm được như vậy, hãy cứ để cái tâm rỗng lặng trong sáng không mong cầu, không dính mắc vào các tâm sở cấu uế mà tu tập như vậy, loại bỏ đi hôn trầm, loại bỏ trạo cư, loại bỏ nghi ngờ, hãy cứ tu tập như vậy cho đến nhuần nhuyễn, lúc đấy sẽ bắt đầu ngộ được trạch Giác, biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm, và mới tính tới các pháp khác cao thượng hơn.