【 THIỀN ĐỊNH 】

Hành giả; hằng sống với chánh niệm tỉnh giác tu tập Thiền Định “tự tri, tỉnh thức, vô ngã” hành thiền sống với tâm vô trụ. “Thiền Học” là học đạo lý giác ngộ, nương ngôn từ (Văn, tư, tu) để thấy biết thanh lọc tâm trí (mới thấy biết chính nó) đó là sự giác ngộ tỉnh thức của ý chí cuộc sống. “Thiền” là giá trị tối thượng của nhân loại trong vũ trụ. Có thể gọi “Thiền” bằng nhiều tên khác, nhưng nội hàm là “tự tri, tỉnh thức, vô ngã” dù áp dụng theo phương pháp nào để được chuyển hoá tâm thức, cần phải có Giác Ngộ Tỉnh Thức để soi sáng cái “tôi” (Vô Ngã Vị Tha) mới có thể khai thông Trí Tuệ “giác ngộ chân thật” Chơn, thiện, Mỹ.

- Thiền Định mà dùng nhận thức suy luận để hiểu, đó là Thiền bằng trí thức; tức là (thiền bằng vọng tưởng) bằng kiến thức bị quy định. Tâm ngôn hay tâm hành là sự nói năng trong tâm thức, là sự dao động trong tâm; Vọng tưởng càng nhiều thì thực tại của tâm trí càng bị che mờ. Sự hiểu bằng cách Thiền này chỉ có giá trị định hướng, đánh thức khát vọng giác ngộ, chứ không có sự giác ngộ đích thực chơn chánh. Phải vừa đọc, vừa nghiệm, vừa đối chiếu với trạng thái tâm trí đang hiện hữu (đang là) như tấm gương soi sáng “thấy-biết” rõ mặt thật của tâm trí (Nó) để ấn chứng.

- Thiền giả, dụng tánh nghe biết vọng tưởng trọn vẹn (tức biết lắng nghe sâu sát và tự nhiên những nói năng ý niệm trong tâm trí) là thấy, biết nhắm vào gốc rễ của cấu trúc vô minh, phiền não. Thấy rõ, biết rõ điều này rất quan trọng cho Thiền, cho sự đột chuyển (chuyển y) nội tâm, cho sự nghiệp giác ngộ. Biết rõ vọng niệm hay vọng tưởng là huyễn tướng... là “Tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác” (Kinh Viên Giác). Hành giả thấy, biết rõ vọng tưởng thì vọng niệm tự xa lìa, thì thánh trí diệu dụng, tự tánh Viên Giác hiện tiền “tịch quang thường chiếu” (Chơn Không Diệu Hữu) thấy, biết mọi sự khởi niệm tuỳ duyên.

- Hành giả muốn giác ngộ, phải có tuệ lực chủ hướng để thấy nghe, nhận biết tự tâm và tự tánh vi tế vọng niệm sinh diệt. Mới chuyển ngược được định lực chủ hướng của vô sư trí hiện tiền. Khác với hữu sư trí - một tiến trình nhận thức (tâm ngôn, tâm hành), vô sư trí là năng lực của tự tánh diệu minh (là tấm gương bên trong) đang thấy biết rõ vọng tưởng (vọng niệm). Đó là năng lực nghe rõ tất cả mọi ý niệm trong tâm trí (quán thế âm) một cách tự nhiên, không cần dụng công (quán tự tại) nghe lại, tức có sự tự nghe, tự thấy tự biết (tự tri), tức tỉnh giác, Chánh trí hiện tiền thì tâm có sự chuyển hoá Vọng niệm dừng lại (tịch tịnh). Tâm vô niệm như nhiên, tự tánh thanh tịnh Viên Giác tròn đầy.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


(sưu tầm)