Nguốn gốc Tết Đoan ngọ: Trái với sự nhộn nhịp ngày nay, ngày 5/5 âm lịch từng là ngày “ác quỷ”


Tết Đoan ngọ vốn được biết đến là ngày diệt trừ sâu bọ, thế nhưng gốc gác của nó lại gắn với những sự kiện xui xẻo theo quan niệm của người Trung Quốc xưa.

Tết Đoan ngọdiễn ra vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn tại Trung Quốc và nhiều quốc gia Đông Á khác.
Sau khi nhà Tùy và nhà Đường thống nhất đất nước, Tết Đoan ngọ đã phát triển từ phương nam trở thành một lễ hội cấp quốc gia. Các phong tục dân gian được lưu truyền trong Tết Đoan ngọ cho đến ngày nay chủ yếu bao gồm ăn bánh ú và đua thuyền rồng.
Nguồn gốc của Tết Đoan ngọ

Nguồn gốc của Tết Đoan ngọ có liên quan đến nhân vật Khuất Nguyên của nhà Chu vào thời Chiến Quốc. Khuất Nguyên là người trung thành và yêu nước, nhưng ông đã bị vu oan và bị đày ải, cuối cùng bị dìm xuống sông. Khi nghe tin, người dân lần lượt đến cứu, đây là nguồn gốc của cuộc đua thuyền rồng. Để tránh thi thể của Khuất Nguyên bị rồng nước ăn thịt, người dân đã ném bánh ú xuống sông, đây là nguồn gốc của tục lệ ăn bánh bao.
Ở thời hiện đại, Tết Đoan ngọ là một ngày lễ để "ăn chơi", nhưng thời cổ đại lại nó là một "ngày xui xẻo". Người xưa cho rằng tháng 5 là tháng không may mắn và thường gắn với vận xui.
Từ thời nhà Hán, "thuyết âm dương ngũ hành" bắt đầu thịnh hành nên người ta cho rằng khi dương khí đạt đến cực điểm sẽ làm mất trạng thái bình thường của cân bằng âm dương. Theo lịch Mặt trăng, thời điểm này âm khí bắt đầu xuất hiện và dương khí suy giảm nên mọi người vô cùng sợ hãi.

Bánh ú - món bánh phổ biến trong ngày Tết Đoan ngọ.

Sách Lễ nghi cổ xưa chép rằng, "Ngày Mặt trăng mọc lên, âm dương phân tranh, sinh tử phân chia" để giải thích cho quan niệm ngày 5 tháng 5 được coi là ngày trăng xấu hay còn gọi là ngày ác quỷ.








Lý do khiến người xưa có quan niệm như vậy là do Tết Đoan ngọ diễn ra vào tháng 5, gần với ngày hạ chí. Vào buổi trưa, mặt trời lên cao nhất, nhiệt độ tăng vọt. Thêm vào đó, khí hậu ẩm ướt nên vi khuẩn, muỗi và ruồi sinh sôi, dịch bệnh bắt đầu thịnh hành, "ngũ độc xuất ra" (ngũ độc chỉ rắn độc, rết, nhện, tắc kè, bọ cạp).
Vì vậy, ngoài việc tưởng niệm, và tổ chức lễ hội đua thuyền rồng, ăn bánh ú, mục đích khác của Tết Đoan ngọ còn là để phòng chống sâu bệnh, tránh dịch bệnh, trừ độc.
Ngoài ra, ăn Tết Đoan ngọ nghĩa là: ăn vào buổi trưa vì "Đoan" nghĩa là mở đầu, ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều.
Nguồn: Kknews