Tết Đoan Ngọ: Vì sao người Trung Quốc lại treo cây ngải cứu lên cửa nhà?



Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Trung Quốc thường treo cây ngải cứu trước cửa nhà. (Ảnh: Sohu)

Cứ đến Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, người Trung Quốc lại treo cây ngải cứu lên cửa. Vì sao họ lại làm như vậy?

Tết Đoan Ngọ, tại sao người Trung Quốc treo cây ngải cứu lên cửa nhà?

Người Trung Quốc cổ đại quan niệm rằng, Tết Đoan Ngọ vốn là ngày độc nhất trong năm. Vào ngày này, các loại côn trùng độc hoành hành mạnh mẽ, con người cũng dễ bị ốm, bệnh tật dễ phát sinh nên để bảo vệ sức khỏe, họ treo ngải cứu lên cửa ra vào.
Bởi trong y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh. Các lang y còn dùng ngải cứu làm nguyên liệu chính để châm cứu. Ngoài ra, ngải cứu có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng.
Ngoài ra trong cuốn "Kinh sở tuế thì ký" có ghi rằng, "khi gà chưa gáy, là lúc cây ngải có tác dụng tốt nhất, nếu hái chúng vào thời điểm này, treo bên cạnh người có thể trấn áp tà khí, trừ tai họa. Nhiều người dân thường trồng cây ngải ở trước và sau nhà để xua đuổi tà ma.


Nguồn gốc của tập tục treo cây ngải vào dịp Tết Đoan Ngọ


Phong tục treo cây ngải cứu trước cửa trong Tết Đoan Ngọ được cho là bắt nguồn từ một truyền thuyết thời nhà Đường. Vào triều đại của Đường Hy Tông, Hoàng Sào đã phát động một cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ triều đình.
Khi quân đội của Hoàng Sào hành quân tới Đặng Châu và đi ngang qua một ngôi làng thì họ bất ngờ gặp một người phụ nữ với một tay dắt theo một cậu bé 2-3 tuổi, một tay bế một cậu bé 5-6 tuổi, vai đeo tay nải đựng đồ vội vội vàng vàng chạy trốn, khiến ông cảm thấy rất kỳ lạ.


Tập tục treo ngải cứu vốn bắt nguồn từ lời hứa của Hoàng Sào. (Ảnh: Sohu)



Hoàng Sào đã quyết định bắt giữ người phụ nữ và tra hỏi tại sao lại làm như vậy thì cô trả lời "Đứa lớn là con của anh trai tôi, cha mẹ của nó đều đã chết vì bệnh, tôi thấy để nó lại quá tội nghiệp nên định mang nó về nuôi. Tôi thương và coi đứa trẻ như con nên mới bế nó và để con mình phải chịu khổ như vậy."










Người phụ nữ đã làm theo lời của Hoàng Sào, cô đã kể lại chuyện này với những người hàng xóm của mình, mọi người đều đồng ý làm theo lời của cô gái.
Hoàng Sào nghe xong câu chuyện thì vô cùng cảm phục đức tính cao quý của cô gái. Vì vậy, ông quyết định thả cho họ đi. Thấy bên đường có rất nhiều ngải cứu mọc dại, ông vung kiếm chém đứt chúng và đưa cho cô gái dặn mang về treo lên trước cửa nhà. Sau đó, Hoàng Sào ra lệnh cho quân lính của mình, nếu trên đường đi có gặp ngôi nhà nào treo ngải cứu trước cửa thì nhất định phải bảo vệ họ.


Quả thực, hôm đó là vào ngày Tết Đoan Ngọ, quân lính của Hoàng Sào đã tấn công vào Đặng Châu, nhưng khi nhìn thấy những ngôi nhà có treo ngải cứu trước cửa, họ đã không tấn công. Kể từ đó tập tục treo cây ngải cứu trước cửa vào ngày Tết Đoan Ngọ đã được lưu truyền cho đến tận ngày nay.
Tham khảo: Sohu