kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Huyền thoại thầy rắn U Minh

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Huyền thoại thầy rắn U Minh

    Huyền thoại thầy rắn U Minh
    2224, 27/09/2006Tiến Trình


    Con mãng xà dài 5,2m cân nặng 17,5 kg giờ nằm gọn trong bình rượu của một "đại gia" xứ Cà Mau - Ảnh: Tiến Trình


    Truyền thuyết kể rằng, trong cõi U Minh lam sơn chướng khí có một "vương quốc rắn" do đôi mãng xà thân to mấy trượng trị vì. Cũng ở đây, có những ông thầy bùa đạo hạnh cao thâm dùng tà thuật "khiển" các loài rắn độc theo ý mình.

    "Rắn lạ" ở U Minh hạ

    Đêm, sâu trong rừng đặc dụng Vồ Dơi - nơi được coi là khu rừng tràm nguyên sinh cuối cùng của rừng U Minh hạ - không gian yên tĩnh bỗng chốc náo động bởi tiếng bọn khỉ và tiếng thét của con chồn mướp. Khi vệt đèn pin hướng về bầy khỉ, mọi người mới chết điếng: con chồn chỉ còn là cái xác đu đưa trên ngọn tràm cao gần 10 mét, trong hàm con rắn khổng lồ. Anh Nguyễn Văn Của, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh Cà Mau kể: Trước cảnh tượng này, cả đội chạy về hạt báo cáo trong tâm trạng thất thần. Anh phải động viên anh em hết lời, họ mới chịu quay trở lại chốt canh. Cách đây không lâu, chính anh Của cũng đã "đụng" một con rắn khổng lồ khi cùng một kiểm lâm viên chạy xe gắn máy kiểm tra các chốt canh trong rừng Vồ Dơi. Trước đó, ở vạt rừng cạnh Vồ Dơi có nông dân trong lúc phát quang bụi rậm cũng vô tình chặt đứt đuôi con rắn. Khi đem về cân thử một phần nhỏ của cái đuôi cũng đã nặng 7,5 kg... Cứ thế, những câu chuyện nửa thực nửa hư về loài rắn khổng lồ trong rừng Vồ Dơi đã khiến nhiều tay phong ngạn (lấy mật ong) không dám bén mảng vào rừng, trừ các "ông thầy thuốc rắn".


    Ông Trịnh Văn Ớt hơn 10 lần bị rắn độc cắn nhưng đều tự chữa khỏi ảnh: Tiến Trình
    Những thầy thuốc rắn cuối cùng

    Hồi tháng 4 năm nay, ông Trịnh Văn Ớt, một tay bắt rắn lão luyện ở xã Khánh Lâm, huyện U Minh (Cà Mau) khi ngà ngà hơi men đã nói với ông Trưởng công an huyện: "Nếu anh ký giấy cho tôi vào rừng, một ngày tôi nộp cho Nhà nước 500 ngàn đồng; còn ở Vồ Dơi, ai cho tôi vô, tôi đưa liền 1 triệu". Cách đó 2 cây số, ông thầy thuốc rắn tên Phan Văn Thuận xuýt xoa: "Làm nghề thuốc rắn cứu người mấy chục năm nay, nhiều loại rắn như hổ long, hổ trâu, hổ chúi... đều thấy. Nhưng từ đầu năm tới nay, người ta chở tới tôi nhiều trường hợp bị rắn lạ cắn. Ngay cả rắn hổ phướng sống trên núi bây giờ cũng xuất hiện".

    Trên toàn U Minh hạ chỉ còn trên dưới 20 người có khả năng cứu người bị rắn độc cắn. Phân nửa số này vẫn còn đi lục lạo từng xó xỉnh, từ bờ ruộng tới mé rừng bắt rắn làm kế sinh nhai. Ông Trịnh Văn Ớt kể: Năm 20 tuổi, ông đi chiến trường Campuchia trong hàng ngũ Sư đoàn 330. Khi trở về, duyên may sao đó khiến ông gặp được một vị tiền bối truyền lại nghề thu phục rắn, với lời nguyền: Khi dùng những gì học được để cứu người thì không được lấy tiền. Nhưng cuộc sống khó khăn, ông đã dùng những gì mình học được để... đi bắt rắn. Những năm 1984 -1985, có ngày ông bắt được mấy bao rắn, kiếm vài triệu đồng. Có tiền, ông mua được 14 công ruộng phòng thân. Những năm trở lại đây, rừng tràm qua mấy mùa cháy lớn, diện tích bị thu hẹp dần. Do rừng ngày càng được canh giữ nghiêm, những người như ông rất khó đặt chân vô.

    Bản thân ông Ớt hơn 10 lần bị rắn cắn nhưng đều tự chữa cho mình được. Ông không nhớ hết đã từng cứu sống bao nhiêu người bị rắn độc cắn, mà chỉ nhớ lần duy nhất ông bó tay. Đau đớn thay, đó lại chính là anh ruột của ông tên là Trịnh Văn Thắng, cũng làm nghề bắt rắn. Ông Trịnh Văn Thắng đã 26 lần bị rắn cắn đều được ông Ớt chữa lành. Đến lần thứ 27, ông bị rắn hổ chúa cắn, ông Ớt đã mời 5 ông thầy thuốc rắn giỏi nhất nhì U Minh đến cùng chữa nhưng tất cả đều chịu thua. "Hổ chúa" chính là loài rắn mà các thầy rắn ở U Minh đều e dè. Tương truyền rằng loài rắn này có thể gáy để gọi con mồi, và đã có quá nhiều cao thủ bắt rắn đã "tử nghiệp" vì nó.

    40 năm làm thầy thuốc rắn từ người cha truyền lại, ông Phan Văn Thuận, 67 tuổi, cũng không nhớ hết mình đã cứu bao nhiêu người. Trong bán kính trên dưới 10 km từ nhà, hằng năm luôn có vài chục trường hợp bị rắn độc cắn được ông trị khỏi. Ông luôn tự hào là trong 40 năm làm công việc này, ông chưa một lần cầm tiền thù lao của người gặp nạn.

    Báo ứng ?

    Trị bệnh không ăn tiền, không dùng khả năng có được để hại người, không lạm sát loài rắn là 3 điều mà các ông thầy rắn U Minh coi như là cái đức phải giữ. Thực tế, đã có không ít thầy thuốc rắn phải trả giá bởi vi phạm điều cấm. Hai ông thầy thuốc rắn được coi là giỏi nhất xứ U Minh từ trước tới nay cũng đã có một kết cuộc như thế. Họ đều có khả năng "khiển" được rắn hổ chúa, nhưng cả hai đều nghèo, sống đời rày đây mai đó. Ông Tám Rớt sống bằng nghề bắt rắn bán. Có bận ông Tám đã gặp con rắn rất lạ "dám" phùng mang với ông. Lần đó, ông đã bỏ hết bao rắn mấy chục con. Lần khác, ông đi bắt mấy bao rắn bỏ trên xuồng, khi bơi về nhà thì cũng chính con rắn ấy như chực sẵn dưới khoang xuồng "đớp" ông một phát. Nghe tin, những ông thầy thuốc rắn giỏi nhất xứ U Minh đã tụ lại, người vuốt bùa, người đổ thuốc, nhưng ông Tám lắc đầu bảo đã đến lúc phải "trả nợ".

    Cái chết của thầy Tám Rớt đã để lại một khoảng trống không nhỏ trong giới hành nghề thuốc rắn ở U Minh. Thầy Năm Ngọc được coi là cao thủ số một còn lại. Tuy là thầy thuốc rắn bậc nhất, nhưng ông lại làm nghề "đâm hà bá" (bắt cá trên sông). Người ta còn nhớ chuyện ông Năm Ngọc bị mất 2 con cá ngát to. Ông tức tối tuyên bố nếu ai đã lấy cắp con cá thì phải trả ông lại... con heo. Mười ngày sau, có một người tên M. ở Hương Mai bị rắn độc cắn lúc đi phát ruộng. Ông Năm Ngọc nói muốn khỏi thì phải cúng heo. Hóa ra, chính anh M. là người trộm 2 con cá của ông Năm Ngọc. Ông Năm Ngọc là thầy thuốc rắn nổi tiếng ở cả 2 phương diện: cứu người và "khiển" rắn cắn người. Về cuối đời, ông sống trong tâm trạng bấn loạn, thường chui xuống gầm sàn nằm như... rắn. Người ta bảo ông bị "tổ hành"!

    Những câu chuyện huyền hoặc như trên có lẽ sẽ chẳng thể chứng minh bằng lăng kính khoa học. Có điều người dân U Minh trước nay có thói quen khi bị rắn cắn là gửi trọn niềm tin, sinh mạng cho những ông thầy thuốc rắn như quán tính tự nhiên. Thế nhưng, rồi những thầy thuốc rắn cũng sẽ không còn, như những huyền thoại đang nhạt dần ở rừng U Minh...

    T.T
    Last edited by Bin571; 11-11-2007 at 01:48 PM.

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,577

    Mặc định

    Cám ơn huynh Bin571 đã post bài này lên. Hay quá. NN thấy có lần ở đâu đó nói về tin tức những chú rắn khổng lồ trong U Minh Hạ và đã có người nói rằng đã từng thấy những loại mãng xà khổng lồ có thể nằm trên cây, buông mình xuống nước để tát nước nửa. Thấy ghê thiệt.

    NN thấy các thầy bắt rắn nhất định là phải có "Tổ" để giúp họ rồi. Cũng như bên Thailand những người nuôi Cá Sấu họ cũng phải cúng và những người trình diễn những màn ly kỳ độc đáo trong những nông trại nuôi Cá Sấu cũng phải có thờ "Tổ". Và cũng nhờ "Tổ" nên họ có thể trình diễn hay như vậy. Chẳng hạn như trước khi họ làm cho Cá Sấu hả miệng và đút nguyên cái đầu của mình vô họng Cá Sấu thì nếu để ý một chút thì sẽ thấy họ chấp tay trước con Cá Sấu và sẽ đọc một câu thần chú để được điều khiển con Cá Sấu đó.

    Thân
    NN
    Last edited by Bin571; 31-10-2007 at 08:09 AM.
    To You With Love

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định "Lão dị nhân" đất rừng

    Chuyện cổ tích rừng U Minh

    Kỳ 1: Chuyện Bác Ba Phi


    Những người cháu bên bàn thờ bác Ba Phi - Ảnh: Quốc Việt

    Đó là những câu chuyện có thật với những nhân vật huyền thoại ở vùng rừng U Minh như bác Ba Phi "nói dóc bà cố", ông thầy "điều rắn, khiển rít", ông thợ săn hổ lừng danh... Có người đã về với tiên tổ, có người còn lặng lẽ sống, nhưng tiếng vang của họ vẫn lắng sâu trong tâm trí nhiều người dân Nam bộ.

    Loạt ký sự sẽ đưa bạn cùng tìm về gặp lại họ - những con nguời đã góp phần làm nên những câu chuyện cổ tích thời hiện đại của đất rừng phương Nam.

    "Đi tìm con cháu bác Ba Phi hả? Muốn nghe nói chuyện dóc bà cố luôn chứ gì? Ông đi có mình ên bị người ta đổ rượu chịu sao thấu", tay lái vỏ lãi ở hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nhìn tôi cười ngang tàng, rồi ghìm chân vịt xả hết tốc lực vào cánh rừng tràm.

    Hình bóng người xưa

    Vỏ lãi tấp vô mé sông ngay trước cửa nhà ông già đệ nhất trào phúng đất Nam bộ: bác Ba Phi, tức nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Căn nhà không có cửa, tấm hình lớn của ông treo trên bàn thờ chính. Tính khí phóng khoáng, vui vẻ của bác Ba Phi như hiện rõ trên vầng trán vuông vức, đôi lông mày rậm và ánh mắt nhìn thẳng sáng rực.

    Tôi vừa cắm xong nén nhang lên bàn thờ bác Ba Phi thì những người cháu của ông đang sống ở nhà kế bên cũng vừa sang. Cô cháu nội Tư Lệ nhìn tôi lom lom hỏi: "Mưa gió ngập trời, vịt bầu còn rúc đầu trong cánh ngủ. Cậu mần chi mà xuống miệt rừng rú này cho khổ thân dữ? Thôi chị em mình sơ giao làm lết lết vài xị với cá lóc nướng cho ấm bụng rồi muốn hỏi chi thì hỏi". Tôi xin ra thăm mộ bác Ba Phi trước. Nước nổi lênh láng. Mọi người phải xắn quần lội ruộng ra chòm mộ xây sau nhà.

    Dưới tán cây xanh um tùm, mộ ông nằm chính giữa. Cùng hướng đầu về phía mặt trời lặn với ông là người vợ đầu tiên, cô Ba Lữ yên nghỉ ở bên trái, và người vợ thứ tên Chăm, dân tộc Khơme, ở bên phải. Cả ba mộ đều xây ximăng thô đơn giản. Cô Tư Lệ nói hầu như năm nào những người phương xa cũng tìm về đây thăm mộ ông, trong đó có cả người ăn dầm nằm dề ở đây để viết luận án cử nhân, tiến sĩ về ông... Lúc chúng tôi quay vào nhà, con cô Tư Lệ đã nướng xong cá lóc thơm lừng. Mấy cháu chắt của bác Ba Phi vừa đi ruộng về cũng xắn quần nhào lên phản gỗ nhậu tơi bời. Họ là hậu duệ đời thứ ba, thứ tư của ông già Nam bộ.

    "Người đời biết nhiều về ông nội tui, nhưng đa số đều tam sao thất bổn. Ngay cả những câu chuyện trào phúng của ông cũng bị cải biên nhiều", cô cháu Tư Lệ năm nay vừa tròn 50 tuổi ngồi tiếp cá nướng, tâm sự về ông nội mình. Theo cô, bác Ba Phi không phải dân gốc U Minh mà sinh năm 1884 ở Đồng Tháp, rồi phiêu dạt qua trên con đường đi mần thuê vì nhà quá nghèo. Bận thanh niên, ông làm tá điền cho hương quản Tế. Thấy chàng lực điền cao lớn, râu ria khỏe mạnh, siêng năng, lại thêm tính tình vui nhộn, hương quản Tế hứa gả cô con gái cưng Ba Lữ với điều kiện ông phải ở rể trước khi cưới ba năm. Anh tá điền gật đầu cái rụp.

    Ba năm vèo trôi qua theo mấy mùa ong rừng hút hoa tràm cho mật ngọt. Vợ chồng khai phá thêm được mảnh đất U Minh Hạ, bây giờ là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời. Khi bác Ba Phi mất, năng khiếu nói chuyện tiếu lâm và tính cách dường như vẫn truyền lại cho thế hệ sau, không chỉ là con cháu, mà còn "lây" sang cả những nông dân chân chất vùng Khánh Hải. Từ đó, chuyện bác Ba Phi được cải biên muôn màu muôn vẻ.

    Cười để vui sống

    Hầu hết gia cảnh con cháu bác Ba Phi đều vẫn đạm bạc như hơn nửa thế kỷ trước. Mà hình như họ cũng không mấy băn khoăn chuyện này. Cô Tư Lệ tuổi đã 50 mà trẻ như người chưa tới 40. Người chồng lớn hơn hai tuổi trông dáng dấp cũng như thanh niên. Chú Tư uống rượu cái ực, chuyển ly qua tôi rồi cười sảng khoái nói: "Vui vẻ thì quên lo. Ông nội tui xưa cũng vậy. Thiên nhiên khắc nghiệt, rồi chiến tranh, đói kém. Nếu không biết cười thì làm sao sống nổi miệt rừng rú này".




    Con cháu của bác Ba Phi bây giờ không ai dám nhận mình kế thừa số một khiếu tiếu lâm nổi tiếng của ông già Nam bộ ngày xưa. Nhưng trong bàn nhậu, ai cũng có cả mớ vốn chuyện dông dài để làm "nổ tung" cuộc hàn huyên. Trong đó chú Năm Danh, cháu lớn bác Ba Phi, được ngưỡng mộ hơn cả. Chú ở cách nhà cô Tư Lệ lô đất. Chúng tôi mới xoay vòng mấy ly thì thấy chú lò dò đội mưa sang. Cô Tư Lệ chọc liền: "Ủa, anh Năm đánh hơi nhanh hén?". Chú Năm Danh "nổ" lại: "Tại bay chứ ai. Nhậu mà hổng chịu uống nhanh, để ly ra đó cho rượu bay hơi qua tận nhà tao. Đang ngủ pho pho, tao phải hắt hơi liền ba cái đành lồm cồm bò dậy, đi ngó coi đứa nào lén đổ rượu mà không chịu mời ông già này".

    Khiếu của chú Năm Danh là biết cải biên chuyện bác Ba Phi xưa thành chuyện hài thời sự. Đang mùa dịch cúm, chú "nổ" liền chuyện: "Bầy gà nhà tui toi hết, chỉ còn mỗi con gà trống độc thân. Nó buồn quá bèn đi đêm với con cúm núm và đẻ ra một con đực nửa gà nửa chim. Con này có biệt tài hễ thấy bóng mấy ông kiểm dịch mò đến, là bay tót lên ngọn cây hót líu lo như chim. Mấy ổng vừa khuất bóng, nó lại mò xuống lủi đi tìm gà mái".

    Lứa chắt bác Ba Phi giờ chỉ rành chuyện cười của ông cố qua lời kể và sách vở. Nhưng một số người cũng còn kế thừa chút khiếu tiếu lâm. Trong đó, Nguyễn Minh Quân, con trai đầu cô Tư Lệ, hồi còn đi học đã nhiều lần quậy cười "nổ tung" cả lớp. Quân đi lao động Malaysia, bạn bè tình cờ biết là chắt bác Ba Phi, đêm đêm cứ bắt anh chế chuyện dóc cho đỡ buồn ở xứ người. Cô Tư Lệ thắp nhang lên bàn thờ bác Ba Phi rồi khấn vái: "Ông nội ơi ông nội! Ông linh thiêng phù hộ cho thằng chắt Quân nói dóc có duyên, để con gái người sớm ưng mà sinh chít nối nòi dóc bà cố của ông nội nữa!".

    Một số câu chuyện của bác Ba Phi

    Nếp dẻo

    Gần tết năm đó, hai vợ chồng tôi quết bánh phồng thứ nếp dẻo của đất U Minh. Do tôi bổ mạnh tay, bột nếp văng lên xà nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì cái miệng của nó bị dính trong miếng bột ấy, toàn thân nó treo lên xà nhà như cá mắc câu. Nó la hoảng và giãy rất dữ. Cuối cùng nó rơi xuống đất nghe một cái bịch. Coi kỹ lại cái đầu của nó còn dính lại trên xà nhà.

    Cọp xay lúa

    Đêm hôm đó lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết "ông thầy" đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang xay. Thấy vậy, tôi hối bả xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: "Cọp"! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp bỏ tật bắt người ăn thịt.



    QUỐC VIỆT

    ---------------------------------------------



    "Lão dị nhân" đất rừng

    TT - “Lão trông rất cổ quái. Tóc bạc trắng cứ dựng đứng lên. Mắt đỏ khè như mắt rắn. Hai chân cụt tới đầu gối. Bàn tay cũng dị tật, ngón có ngón không. Nhưng tài trị rắn thì số một miệt U Minh”.
    Tôi được nghe nhiều người truyền tụng về thầy rắn Chín Lẻo ở U Minh (Cà Mau) như thế. Nhưng khi gặp, khác hẳn bề ngoài dễ làm con nít khóc thét, ông cứ cười khà khà: “Bộ dạng tui phải quái thì mới trị rắn độc được chứ”.



    Vợ chồng ông Chín Lẻo lúc nào cũng chuẩn bị sẵn thuốc rắn để cứu người. Ảnh: Tuổi Trẻ

    Tầm sư học thuốc
    Suốt cả đêm mất ngủ để hút nọc và bó thuốc cho nạn nhân vừa bị rắn cắn nên mắt ông Chín Lẻo đã đỏ ngó càng đỏ dữ hơn. Ông mệt lử, ngồi đừ trên giường, kêu tôi thắp giúp nén nhang lên bàn thờ tổ trước, rồi trò chuyện sau. Ông rít thuốc, tâm sự: “Đời nay, thiên hạ đua nhau săn lùng rắn quá. Không nấu mồi ăn nhậu thì cũng ngâm làm rượu thuốc nên rắn càng lúc càng độc hơn để trả thù con người”.

    Ông Chín Lẻo nói ngay từ lúc mới học nghề thuốc đã được thầy dạy: “Không được ỷ có tài thuốc mà tàn sát rắn để chúng thù mình thì thế nào cũng đoản hậu”. “Lão dị nhân” tên thật là Lê Văn Lẻo, đời người đã trải qua 70 mùa rừng U Minh thay lá, thấy nhiều chuyện thế thái nhân tình buồn quá nên tóc bạc sớm. Riêng tật trên người thì có cái do cha sinh mẹ đẻ, có cái do bị bom napan hồi chiến tranh. Ông nói tổ tiên ông là người gốc Bắc theo nghĩa quân nhà Tây Sơn, khi triều đại ngắn ngủi này bị Nguyễn Ánh trả thù, họ phải đổi tên họ, chạy lánh nạn vào tận miệt rừng thiêng nước độc U Minh.
    Ông Chín Lẻo kể được cha mẹ cho theo thầy Út Chuẩn học thuốc trị rắn từ năm 9 tuổi. Thầy Út Chuẩn cũng là người Cà Mau, được các thầy tu núi Thất Sơn truyền thuốc từ hồi ông còn trai trẻ bôn ba kiếm sống bên miệt đó. Khi bái sư, các thầy tu núi Thất Sơn bắt đệ tử phải đốt nhang thề: “Cứu người không cầu danh lợi, không mong được đền ơn đáp nghĩa, không sợ nguy hiểm tính mạng mình”.
    Xuống núi cứu người, thầy Út Chuẩn cũng rất kén đệ tử. Ông Chín Lẻo cũng quyết tâm lắm mới được thầy đồng ý nhận làm đệ tử. Không nói ra, nhưng hình như thầy nhận thấy tính tình thật thà, hiền lành ẩn trong bề ngoài quái dị của ông. Hôm làm lễ bái sư, thầy dặn: “Rắn là loài vật âm linh. Người trị được rắn đừng cậy tài mà sa đà bắt rắn ăn nhậu hay mua bán kiếm tiền”.


    Ông Chín Lẻo nói ông không chỉ bị thầy thử mà chính các loài rắn độc cũng thử tài. Mai gầm, hổ đất, hổ mang mấy lần đang đêm bò vô tận giường mổ. Chụp ngang cổ nó, ông bỏ vô lồng đặt trước bàn thờ tổ, rồi mới tự đắp thuốc chữa trị cho mình. Khi độc tiêu hết, ông thả con rắn ra rồi quát: “Tha mạng cho mày lần này. Từ giờ về sau mày đừng ỷ có nọc mà hại người nữa”. Con rắn ngóc đầu như lạy ông, rồi lầm lũi bò đi mất.

    Nghiệp cứu người


    Chiều trước hôm tôi đến, anh Út ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh đi nhổ mạ, bị một con hổ đất mổ ngay bàn tay. Rắn quá độc, người nhà sợ chuyển lên bệnh viện lớn không kịp nên đến nhờ thầy Chín Lẻo. Họ chỉ biết là rắn hổ nhưng không rõ loài hổ gì. Ông nhìn qua vết cắn và triệu chứng sưng phù trên người anh Út, đó là loài hổ đất cực độc. Ông bắt anh Út nằm im, rồi dùng răng con “xà dinh” được thầy Út Chuẩn truyền lại (theo cách gọi của thầy Chín Lẻo là một loài linh vật như mèo rừng trước đây sống ở vùng núi Cấm, An Giang, bây giờ không rõ còn không) áp vào vết cắn hút nọc gần sáu giờ liền.
    Xong ông bắt con nhái bầu, kiến vàng, vỏ cây chanh, củ khoai báng, cây xương khô, mật ong và một số vị thuốc bí truyền khác giã nát cho nạn nhân uống. Đến tờ mờ sáng nạn nhân đỡ đau nhức, đàm ở họng cũng tiêu bớt. Ông nói với loài rắn bình thường chỉ cần như vậy là đủ. Nhưng với hổ đất thì nạn nhân còn phải vừa hút nọc vừa uống thêm thuốc mấy lần nữa mới dứt hẳn.
    "Những bận trời động, gió mưa lạnh lẽo, rắn rết bò vô nhà cuộn tròn dưới gầm giường ngủ chung với người như gà. Dân U Minh phải biết "sống chung" với rắn, nếu không thì khó trụ được ở miệt đất này".
    Một đời làm thuốc rắn cứu người, danh sách bệnh nhân của ông Chín Lẻo đến nay có lẽ phải viết ra mấy cuốn vở học sinh mới hết. Ông kể mới hôm rồi ông Hai Thọ, cán bộ Lâm trường 30-4, phát cành chuối khô bị rắn hổ bướm mổ ngay cổ tay phun máu thành tia. Tuy nhiên, Hai Thọ vẫn bình tĩnh chặt đứt đôi con rắn, cầm khúc đầu chạy cầu cứu thầy Chín Lẻo. Ông ngó qua con rắn chỉ bự bằng cẳng cái nhưng đang có chửa nên rất độc, khen Hai Thọ bình tĩnh như vậy là giỏi.
    Người bị rắn cắn nếu đem được xác rắn về hay biết chính xác loại rắn cắn mình thì dễ chữa trị hơn. Ông Chín Lẻo dùng răng con “xà dinh” hút nọc cho Hai Thọ gần cả ngày và sắc thuốc bí truyền cho uống. Ngày đầu tiên Hai Thọ còn đau đớn, nhưng khoảng một tuần sau thì giảm hẳn, tay cũng không bị hoại tử. Một người đặc biệt cũng đội ơn ông đã cứu mạng nữa là Hai Tòng, nguyên chủ tịch UBND huyện U Minh và giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội tỉnh Cà Mau. Ban đêm ông ra ngoài nhà bị rắn hổ đất nằm ngay trước sân mổ trúng, người nhà đưa đến cầu cứu thầy Chín Lẻo trong tình trạng đã nguy kịch. Ông phải hút nọc mấy lần vừa chế thuốc cho uống liên tục, Hai Tòng mới thoát chết.
    Ông Chín Lẻo kể đời mình đã giải nọc đủ loại rắn độc miệt đất rừng U Minh, kể cả nhiều lần phải trị nọc rắn mái gầm, đẻn biển cực độc: “Tui chữa trị những người tự tìm đến và không lấy tiền, nhưng đôi khi cũng buồn lắm. Họ sống thì đội ơn mình. Còn lỡ họ chết thì cũng bị tiếng oán chửi ngập đầu”. Đã phát tâm thề trước thầy tổ nên ông không bao giờ từ chối trước sinh mạng con người, chỉ có điều duy nhất ông ngại là phải chữa trị cho những người chuyên làm nghề bắt rắn, bán rắn. Có thể cứu họ được một lần, hai lần nhưng lần sau chưa chắc đã qua khỏi. Ông tin rắn là loài vật biết oán thù.
    Ông Chín Lẻo có con cháu đầy nhà nhưng chưa người nào quyết tâm theo nghiệp cha. Ông cũng chẳng buồn vì tin nghề chữa rắn là nghiệp định. Khi nó đến với mình, có muốn từ chối cũng không được.

    ( Theo QUỐC VIỆT - Tuoitre online)
    Last edited by Bin571; 31-10-2007 at 09:36 AM.

  4. #4

    Mặc định

    Chuyện cổ tích rừng U Minh (kỳ 3): Người săn hổ cuối cùng[B]

    Ở rừng U Minh ngày nay vẫn thường nghe kể chuyện những thợ săn huyền thoại ở miệt "xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha" này.

    Nhiều người trong họ nay đã gối đầu về với tiên tổ. Nhưng vẫn còn một thợ săn hổ lừng danh ngày nào đang lặng lẽ sống ẩn dật với bao kỷ niệm rừng thiêng nước độc U Minh khó quên.



    Ông Tám Ảnh vẫn luôn nhớ thời U Minh "xuống sông sấu bắt, lên rừng cọp tha"

    Tìm lại huyền thoại

    Từ thành phố Cà Mau, tôi tìm về Hòn Đá Bạc, huyện Trần Văn Thời. Những người trẻ chạy xe ôm ở đây đều lắc đầu khi nghe tôi hỏi thăm ông Tám thợ săn. Thời họ sinh ra, rừng U Minh đã cạn kiệt lắm rồi. Bất ngờ một lão nông đang lưới cá ven sông hỏi lại: "Tìm ông Tám Ảnh đánh hổ hả? Nhà ổng ở miệt dưới xã Khánh Bình Tây. Ở đây, phải hỏi ông đánh hổ người ta mới biết, chứ hỏi thợ săn thì nhiều lắm".

    Nhà ông Tám Ảnh nằm cặp con kênh đào. Ông Tám Ảnh đang đi lấy nước, hai tay xách nhẹ nhàng hai xô 20 lít. Nếu ông không tự giới thiệu, có lẽ hiếm ai tin nổi ông đã 83 tuổi. Nghe tôi hỏi chuyện săn hổ, ông cười khà khà: "Ờ, thì hồi đó rừng U Minh vẫn còn hổ. Mình ở giữa rừng đụng nó, nếu không hạ nó thì nó cũng vồ mình".

    Ông tên thật là Tạ Văn Ảnh, được bà mụ cắt rốn chôn nhau ở huyện Ngọc Hiển. Thời trai tráng, ông đã lang bạt khắp rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng trước khi về định cư ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Ông không chắc cụ cố mình có làm nghề thợ săn không, nhưng từ đời ông nội đến đời ông đều sống nhờ rừng. Tía ông từng là một thợ săn nổi tiếng ở cả miệt đất rừng U Minh.

    Ông Tám Ảnh mới 11 tuổi đã được tía tập tành cho theo săn. Tía bắt ông dầm nước đìa lạnh buổi sáng, phơi lưng trần buổi trưa để chịu đựng thiên nhiên khắc nghiệt. Tía dạy ông cách sử dụng giáo nhọn và các đường roi chiến đấu với thú dữ trong rừng.

    Những lần đi săn, tía cũng dẫn ông đi theo học cách nhận biết dấu hiệu các loài thú và bí quyết đặt bẫy. 16 tuổi, Tám Ảnh đã trở thành một thợ săn thiện nghệ. Tuổi tác tía ông dần xế bóng, ít đi săn dần. Tám Ảnh bắt đầu thay cha lo cho gia đình.

    Thuở Tám Ảnh còn trai tráng, rừng U Minh Hạ vẫn còn nhiều thú vô kể. Ông một mình một giáo bịt đầu thép dài 1,5 m với đàn chó sáu con lang thang trong rừng, cả xóm có thịt ăn. Nhiều bạn săn lớn tuổi, già nghề hơn cũng phải trọng Tám Ảnh. Ông không chỉ có nhiều ngón nghề săn bắt độc, mà còn khét tiếng gan lỳ dám đánh hạ cả hổ.

    Tám Ảnh không cố tình săn hổ. Cũng như nhiều người sống nhờ rừng khác, ông tin rừng thiêng nước độc luôn có chủ nhân của rừng núi. Và hổ lại là "chúa sơn lâm", thợ săn nên tránh nó nếu không cần thiết. Tuy nhiên, nghiệp ngày đêm lần mò trong rừng khiến ông không thể giữ được kiêng kỵ này.

    "Nhiều đêm tui vẫn nằm mơ…"


    Dây cám rừng ngày trước ông Tám Ảnh dùng để câu sấu và trói hổ.



    Một buổi chiều, ông và tía thu bẫy bắt được con heo rừng. Hai tía con đang lom khom chuẩn bị xuống xuồng về nhà thì nghe một tiếng gầm ngay sau lưng. "Đụng ông hổ rồi!", tía ông la lên.

    Tám Ảnh chưa chạm trán hổ lần nào, nhưng vẫn bình tĩnh xoay người lại, hai tay thủ chắc cây giáo để tía xuống xuồng trước. Con hổ bự hơn ba giạ lúa ngồi chồm chồm cách chỉ mấy mét. Mắt nó long lên dữ tợn.

    Trong đầu Tám Ảnh văng vẳng lời tía từng dạy: "Đụng hổ phải bình tĩnh mới giữ mạng được. Phải ngó đuôi nó, nếu nó đập đuôi là chuẩn bị vồ. Nó đập đuôi qua trái thì sẽ nhảy sang phải, nếu đập đuôi bên phải thì sẽ nhảy bên trái. Mình phải nhảy ngược lại, mới tránh được cú vồ của nó”.

    Những mạch máu trong người Tám Ảnh căng lên. Lúc này, tía ông cũng đã lấy được mái dầm dưới xuồng lên phụ với cây giáo nhọn của con. Bất ngờ, con hổ rùng người đập đuôi sang trái. Tám Ảnh cũng vừa nhảy lách sang trái thì bóng con hổ đã lao ụp tới.

    Không kịp đâm nữa, Tám Ảnh xoay hông, dùng hết sức đánh đòn giáo phạt ngang như đốn cây mà tía đã từng truyền dạy. Thân cây giáo bằng gỗ quí, bự hơn nửa cổ tay Tám Ảnh lia trúng ngay cổ con hổ. Bị dính đòn hiểm, nó đau đớn rơi phịch xuống đất.

    Đàn chó săn nãy giờ thấy hổ chỉ đứng cúp đuôi, cũng nhao nhao nhào tới. Con hổ gầm lên, rồi phóng thẳng vào rừng. Tía vỗ vai Tám Ảnh khen con và dặn dò: "Từ bận này, con đi rừng phải thiệt cẩn thận. Hổ nó biết oán thù, thế nào cũng sẽ tìm con".

    Đúng ba tháng sau, con hổ này quay lại tìm Tám Ảnh thật. Lần này, ông đi rừng một mình. Đang lom khom đặt bẫy, ông ngửi thấy mùi khét. Biết có chuyện bất thường, ông xoay mặt lại hướng gió thì con hổ đã nhảy vồ đến.

    Bị bất ngờ, nhưng đã có kinh nghiệm từ lần trước, ông nhảy lách sang bên tránh kịp trong nháy mắt. Vuốt hổ sượt qua, vồ dính cái nón ông đang đội trên đầu. Vuột mồi, con hổ cay cú nhảy vồ tiếp.

    Lần này, Tám Ảnh quyết định dùng đòn hiểm để ăn thua đủ với con thú dữ này. Ông không thèm nhảy tránh nữa, mà tự té ngửa ra, hai tay cầm chặt cán giáo đâm thẳng vào cổ con hổ đang nhào lên người ông.

    Tiếng gầm khủng khiếp vang lên, một tia nước nóng gì đó phụt thẳng vào mặt Tám Ảnh. Trong nháy mắt, cổ con hổ đã bị ngọn giáo đâm xuyên thấu. Nó lồng lên một hồi rồi mới chịu nằm bất động và tắt thở.

    Tám Ảnh người đỏ máu hổ, kéo xác hổ xuống xuồng, chở về thẳng xóm. Ông cắt hết râu nó trước khi giao cho dân làng xẻ thịt, vì các thợ săn đều tin rằng râu hổ có thể chế thành thuốc độc hại người.

    Đời săn lang bạt trong các cánh rừng U Minh Hạ, U Minh Thượng của ông Tám Ảnh còn gặp hổ nhiều lần nữa. Về sau ông Tám Ảnh đi bộ đội, bị ù tai vì thủy lôi, nhưng vẫn không từ bỏ hẳn những chuyến đi săn.

    Là người cắt rốn chôn nhau ở rừng, ông tin chuyện linh thiêng ở rừng xanh. Ông đi săn chỉ vì miếng ăn hằng ngày và chia cho bạn bè, hàng xóm nghèo khó, chứ dứt khoát không bao giờ bán lấy một đồng nào.

    Mãi sau năm 1975, ông mới giã từ hẳn giáo, bẫy, ở nhà làm ruộng kiếm sống. Bây giờ, ngồi ôn lại chuyện xưa, ông Tám Ảnh lưu luyến: "Nhiều đêm tui vẫn nằm mơ thấy mình đang cùng đàn chó đi săn".

    Ông có chín người con và đàn cháu đầy nhà. Nhưng không ai nối nghiệp tía, vì luật lệ và cũng vì rừng U Minh bây giờ không còn nhiều thú nữa. Những đêm trăng đẹp, gia đình quây quần trên manh chiếu trải ngoài sân, ông Tám Ảnh lại kể cho con cháu nghe: "Ngày xưa, rừng U Minh có một người săn hổ cuối cùng …".

    QUỐC VIỆT

    ------------------------------------------------

    Đất rừng U Minh bây giờ vẫn còn nhiều người bắt cá giỏi đến mức được truyền tụng như là "vua đìa". Họ chỉ cần áp tai xuống bờ đìa cũng đoán chính xác cá nhiều hay ít, cá lớn hay cá nhỏ…

    Kỳ tới:Thầy đìa miệt rừng

  5. #5

    Mặc định

    cám ơn Huynh Bin571 đã sưu tập những chuyện cổ tích rừng U Minh rất hay.

  6. #6

    Mặc định

    Hấp dẫn quá, mong huynh Bin nhanh post tiếp kì tới cho mọi người theo dõi luôn ạ!:ciao:
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  7. #7

    Mặc định

    cám ơn các HUYNH đã cho xem ,nhiều tin hay của RỪNG U MINH ( QUÊ TA)
    chúc các HUYNH luôn vui vẻ

  8. #8

    Mặc định

    Thầy đìa miệt rừng


    Nghe tiếng động trên bờ đìa cũng biết cá nhiều ít - Ảnh: Q.Việt
    TT - Tay lái cá đứng nhíu mày. Anh ta có kinh nghiệm dò cá để thầu đìa, nhưng chưa thật yên tâm với cái giá thách của chủ đìa. Một thầy đìa ở xóm được mời đến, nhờ đoán giùm. Chỉ nhìn lướt qua mặt đìa, thầy đìa thọc tay rờ rờ bờ đìa chìm dưới nước, rồi áp tai xuống đất, nín thở nghe ngóng.


    Ngón nghề thầy đìa

    Chưa đầy mươi giây, thầy đìa đã đứng lên bảo đảm đìa này đầy cá, thậm chí có nhiều cá bự. Ông nói nếu đoán trật, lái bị lỗ, cứ qua đìa của ông chụp bù. Còn ông đoán trúng, chiều kiếm cho ông lít rượu đến nhậu lết lết là được rồi.

    Tay lái cá vỗ tay cái đét, rồi kêu cánh lưới thuê: “Tụi bay xuống mần liền đi, chiều trúng cá tao đãi tất cả nhậu quắc cần câu”. Đám trai quê đen nhẻm mặc quần xà lỏn nhào xuống đìa, dọn mấy nhánh chà khô và đám rong rêu. Một lát sau, cái lưới hai lớp được kéo xuống. Tay lái cá ngồi nhìn lom lom, chờ kết quả. Còn thầy đìa phì phà thuốc rê… chờ nhậu. Chưa đầy hai giờ sau, gần 400kg cá được kéo lên. Nhiều con cá lóc bự bằng bắp vế, đen trùi trũi. Tay lái cá cười khoan khoái vì thầu trúng đìa. Mâm rượu đầy ắp cá lóc nướng trui thơm nức mũi. Thầy đìa được mời bộ lòng cá ngon nhất, chép chép miệng khoái chí: “Sắp nhỏ phục sát đất ngón nghề ông già này chưa! Bận sau, tụi bay bịt mắt tao cũng đoán trúng cho mà coi”.

    Miệt rừng U Minh bây giờ không nhiều cá mú như xưa, nhưng vẫn còn những người cao tay nghề cá được người dân gọi là thầy đìa. Những ngày lang thang ở đây, tôi được ông Sáu Sử, giám đốc Lâm trường U Minh 2, giới thiệu thầy đìa Nguyễn Văn Điệt ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, Cà Mau: “Gã này tài thiệt à nghen. Hồi xưa gã bắt cá thần sầu, bây giờ được bầu làm trưởng tập đoàn 19-5 nuôi hơn 500ha cá đồng dưới tán rừng”.

    Leo lên vỏ lãi, tôi lần mò đi tìm thầy đìa Năm Điệt. Tưởng còn trẻ, hóa ra ông cũng đã ngoài 60. Ông rót ly rượu đế uống cái chóc, chép miệng kể ngoài nghe tiếng động, ông còn rành vụ sờ bờ đìa để đoán cá. Người mù hay điếc cũng có thể sử dụng được ngón này. Nếu tay sờ vách đìa thấy láng thì biết có nhiều cá, vì bị chật chội, cá bơi cạ mình vô vách đìa. Còn vách đìa có những vết lỗ rỗ đều, chắc chắn có nhiều cá lớn vì chúng quậy dộng đầu vô bờ. Không ít người chưa rành nghề nhìn mặt nước đìa có cá hớp bóng dày cứ tưởng nhiều cá, nhưng thật ra lại nhiều cá trắng, ít cá đen lớn, lái bao đìa rất dễ bị lỗ.

    Ký ức về U Minh thuở khó khăn của thầy đìa Sáu Điệt là những ngày bắt cá ăn thay cơm. Bây giờ, ngồi bên bìa rừng, nhớ lại U Minh một thuở cá lội lền sông, thầy đìa Năm Điệt vẫn hào hứng với những ngày sống hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên. Dân miệt này có hàng trăm ngón nghề bắt cá tôm từ thông dụng cắm câu, giăng lưới, đặt lờ, đặt trúm, chất chà, đóng đáy, đến những cách bắt cá đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn như đâm chĩa, giậm dấu, đào hầm cá nhảy, chặn ụ…

    Thuở ấy, người dân U Minh nào vừa rành bí quyết dò cá vừa thạo các ngón bắt cá này, bảo đảm kiếm cá ăn không hết mà phơi khô cũng không kịp. Thầy đìa Năm Điệt thời trai trẻ chỉ cần nhìn qua mặt nước sông cũng biết cá nhiều ít. Bạn phương xa đến rủ lai rai, không kịp đào mồi giăng câu, thả lưới; ông chỉ lựa con nước ròng đoán luồng cá đi để nhảy xuống sông giậm chân vài chục cái, rồi rít xong điếu thuốc nhảy xuống mò lại ngay chỗ dấu chân đó cũng dư cá nhậu quắc cần câu.


    Thầy đìa Năm Điệt vào vùng cá nuôi ở U Minh Hạ - Ảnh: Q.Việt
    Những thầy đìa cuối cùng

    Thầy đìa Năm Điệt sinh ở rừng U Minh. Nhà có tám anh em đều rành rẽ nghề cá như thuộc lòng các ngón tay. Đặc biệt, người em Sáu Tặng cũng “thần sầu” trong các ngón dò cá. Giống như người anh, ông có thể không lại gần đìa mà đứng ngó từ xa cũng biết đìa ít hay nhiều cá. Sáu người con của ông Sáu Tặng tiếp nối nghề cha, lấy tài bắt cá mưu sinh.

    Đất rừng U Minh bây giờ không còn giàu cá mú, các thầy đìa giỏi nghề dò cá tự nhiên xưa đang chuyển kinh nghiệm sang nuôi cá độc đáo của riêng mình. Dẫn tôi đi thăm bãi nuôi cá dưới tán rừng, anh em ông Năm Điệt, Sáu Tặng tiết lộ ngón nghề nuôi cá. Ông Sáu Tặng nói bí quyết đầu tiên là chọn thế đìa phải tránh được nắng mặt trời rọi xuôi suốt ngày, nếu không cá sẽ chậm lớn. Ngoài ra, địa thế này cũng phải tránh hướng gió bấc thổi dọc đìa. Nhìn tôi trố mắt, ông Năm Điệt cười khà khà: “Thì cũng giống người mà. Điều gì người dễ chịu thì cá cũng ưng. Giữa rừng rú mà còn gió lạnh suốt ngày làm sao thấu”.

    Ông tiết lộ ngón nghề ít người biết nữa là đào đìa ở miệt này phải chọn gò cao hơn xung quanh. Nhiều người vùng trên xuống đầu tư nuôi cá, không rành cứ nhè chỗ thấp đào đìa để dễ lấy nước, rồi hứng phèn đọng. Cá không nổ mắt chết vì phèn nặng thì cũng còi cọc. Miệt này qui mô một cái đìa khoảng ngang 4m, dài 36m là trung bình, dễ lựa loại cá nuôi và cũng dễ thu hoạch. Ông nói dân đất rừng U Minh mỗi lần động thổ đào đìa hay thu hoạch cá thường sắm lễ cúng rất trang trọng: “Tụi tui tin đất đai có thổ địa, núi rừng có sơn thần. Mình thành tâm cúng mấy ổng thì mấy ổng cũng phù hộ mình”.

    Buổi chiều, ngồi nhìn con nước rong lé đé bờ sông, gương mặt hằn dấu tuổi tác của anh em thầy đìa Năm Điệt, Sáu Tặng chợt trở buồn khi thấy những thanh niên đang vác xuyệc điện đi bắt cá. Họ trầm giọng tâm sự kinh nghiệm dò cá, bắt cá tự nhiên miệt đất rừng U Minh dần mai một vì của trời cho này đang cạn kiệt rất nhanh. Theo ông Năm Điệt, ngoài khách quan còn có con người. Những cách đánh bắt tham lam như xuyệc điện hiện nay và nông nghiệp ngày càng phải sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đã làm cho cá tự nhiên mất dần môi trường sống.

    Bóng tối chập choạng đổ dần xuống vạt rừng U Minh. Không gian tĩnh lặng, chỉ có tiếng chao chát của chim bay về tổ. Nhìn nét mặt trầm tư của hai ông già U Minh, tôi cảm nhận được nỗi niềm của họ.

    QUỐC VIỆT

    _______________

    Có một nghề xưa cũ ở rừng U Minh bây giờ vẫn đang phát triển mạnh là nghề gác kèo, "ăn" ong. Thậm chí, người ta còn đặt tên cho những người làm nghề này.

    Kỳ tới: Đoàn Phong Ngạn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9

    Mặc định

    Chuyện cổ tích rừng U Minh:

    Nghề Ăn Ong

    Đoàn Phong Ngạn


    Tía con Hai Rớt phà khói, "ăn" ong - Ảnh: Q.Việt

    TT - Về U Minh, tôi lân la hỏi chuyện ông tổ gác kèo ong xứ này nhưng chẳng mấy người rành rẽ. Những lão nông tri điền 70-80 tuổi tóc bạc phơ cũng chỉ có thể kể khi họ mới biết lẫm chẫm chạy đã thấy tía, ông cầm bùi nhùi vào rừng "ăn" ong rồi. Nghề gác kèo, "ăn" ong xưa cũ bây giờ vẫn đang phát triển mạnh ở rừng U Minh, người ta thường đặt tên cho những người làm nghề này là "Đoàn Phong Ngạn".


    Một lần "ăn" ong

    Những người gác kèo ong rủ tôi lội rừng. Chiếc vỏ lãi chở bốn rẽ nước vượt qua mấy con kênh đào nhỏ dày đặc rong rêu và lục bình, tiến sâu vào rốn rừng ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh, Cà Mau. Đây là chuyến đi lấy mật ong định kỳ của tía con ông Nguyễn Thanh Rớt (Hai Rớt) nên họ chuẩn bị khá kỹ. Người nào cũng mặc áo dài tay dày cộp, lại thêm tấm lưới khít mắt chùm hụp trên đầu và bó bùi nhùi cầm tay.

    Tàng ong đầu tiên mà chúng tôi gặp nằm trên cây tràm kèo nghiêng nghiêng cách mặt nước dưới chân chưa tới 2m. Tía con Hai Rớt chuẩn bị châm lửa ngọn bùi nhùi. Để bảo vệ rừng, họ có kỹ thuật làm bùi nhùi khá giản đơn nhưng lại độc đáo: lấy mấy nhánh chà khô nhỏ cột thành bó trong lõi, bên ngoài phủ thêm một lớp nhánh lá tràm tươi rói. Khi đốt cháy, lửa chỉ âm ỉ ở trong lõi, tỏa khói ra, chính lá tràm non vừa tạo thêm khói vừa có chức năng bảo vệ bên ngoài không cho tàn lửa bay tứ tán theo gió có thể gây cháy rừng.

    Ra dấu tôi lùi lại, Hai Rớt phù miệng thổi phà khói vào tàng ong. Chưa đầy vài giây, ong bay túa ra khỏi tổ, vạt rừng đang tĩnh lặng chợt náo động bởi tiếng ong vỡ tổ bay o o mù mịt trời. Hai Rớt vẫn bình thản giữa "vòng vây thù hận" của bầy ong. Hạ kèo tràm xuống, ông lấy dao mang theo người cắt gọn một phần tàng ong đầy mật. Ông mời tôi nhấm nháp một mẩu tàng ong non ngay giữa rừng mà không phải người thành phố nào cũng được thưởng thức.

    Mật tươi rói, ngọt lịm tứa ra môi. Tía con Hai Rớt vui vẻ nói: "Nó là thuốc chống già của dân miệt rừng này đó. Uống không hay pha với nước ấm, rượu, trà đều ngon bổ". Sau đó cây kèo tràm và phần tàng ong còn lại được gác về chỗ cũ để đàn ong vỡ tổ tiếp tục quay về làm tổ. Ba giờ chiều, chiếc vỏ lãi quay ngược mũi về nhà. Tía con Hai Rớt thu hoạch được hơn 30 lít mật ong. Họ nói lượng mật này là ít vì mùa mưa năm nay dầm dề quá, ong phải tích đủ mật để nuôi con. Nhưng họ vẫn vui vẻ đợi nắng lên sẽ khá hơn như bao đời cha ông đã sống chết với rừng.

    Đời gác kèo


    Mật ong nguyên chất, “thuốc chống già” của dân gác kèo - Ảnh: Q.Việt

    Ở U Minh hiện nay không ai có thể biết dưới tán rừng đang có bao nhiêu người làm nghề gác kèo ong. Nhưng có một điều dám chắc rằng dân miệt này rành rẽ các bí quyết gác kèo ong lấy mật không thua kém bất cứ vùng nào. Hai Rớt năm nay đã ngoài 50 tuổi, trong một gia đình ít nhất đã có bốn đời sinh sống ngay trên thửa đất ông đang ở giữa rừng U Minh Hạ.

    Bận nhỏ Hai Rớt tóc còn để chỏm đã biết chèo xuồng theo ông nội tập tành gác kèo. Chưa đầy 16 tuổi ông đã rành nghề rừng này. Đời con lại nối nghiệp tía. Ba người con Nguyễn Thanh Đề, Nguyễn Thanh Trung, Nguyễn Châu Phi hiện cũng thạo ngón nghề gác kèo ong rừng. Hai Rớt được chòm xóm tin tưởng bầu làm trưởng Tập đoàn Phong Ngạn 2 ở huyện U Minh với 29 tập đoàn viên.

    Hai Rớt ngồi ngắm chiều vàng loang bóng trên mặt sông và chân chất trải lòng mình: "Điều quan trọng nhất với người gác kèo ong là phải bảo vệ rừng. Không chỉ biết quấn bùi nhùi ít tàn lửa, biết lựa hướng gió xông khói mà còn kiềm chế say xỉn trong lúc đi rừng để đừng vô tình gây cháy". Anh Lê Văn Kháng, bạn xóm cùng Tập đoàn Phong Ngạn với Hai Rớt, nói gác kèo ong lấy mật là ăn của trời đất, nhưng cũng phải đòi hỏi người nhiều kinh nghiệm mới làm được. Nhiều người tưởng rừng già, rậm rịt bóng râm là nhiều ong. Trái lại, khí hậu vùng đó lạnh lẽo, ong ít về làm tổ. "Mới nhìn qua kèo nào cũng giống kèo nào. Nhưng thiệt lạ, người thì thu mật đậm, người chẳng có gì” - anh Kháng nói.

    Anh Kháng trầm giọng tâm sự ngoài kinh nghiệm con người, còn có cái gì đó thuộc rừng thiêng khó lý giải. Mỗi năm, người gác kèo ong đều có một lễ cúng rừng rất trang nghiêm, thường được bày ở ngay gần kèo ong lớn nhất rừng được xem như là "chính điện" của ong chúa. Mỗi người gác kèo đều có những lời thề trong tâm như không bao giờ phá rừng, đốt rừng, không hủy tổ, tàn sát các loài ong nếu không thật sự cần thiết vì cuộc sống.

    Những ngày theo chân đoàn Phong Ngạn lang thang dưới tán rừng, tôi chưa thấy một người nào giàu được bằng nghề gác kèo ong. Tía con Hai Rớt đang có hơn 300 kèo lấy mật trong tiểu khu 25, Lâm ngư trường U Minh 2. Đó là nguồn thu nhập chính trang trải chuyện áo cơm, học hành trong gia đình mấy thế hệ. Cha con anh Kháng cũng đang gác khoảng 200 kèo. Giá mật bán tại rừng 30.000 đồng/lít, anh Kháng tâm sự tạm đủ sống nếu hết sức tằn tiện.

    Chở tôi ra bìa rừng trên dòng sông rực rỡ hoa tràm để về thành phố, những người gác kèo ong miên man tâm sự sẽ không giã từ nghề dù khó khăn. Họ chỉ lo mai này rừng U Minh cạn kiệt dần, ong có còn đem mật ngọt về cho người nữa hay không?

    QUỐC VIỆT
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  10. #10

    Mặc định

    Thầy rắn Tư Dược
    Chủ nhật, 29 Tháng tư 2007, 00:14 GMT+7



    Thầy rắn Tư Dược nguyên là Giám đốc Trại nuôi rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, Châu Thành, Tiền Giang) là một trong những huyền thoại về chữa bệnh rắn cắn nổi tiếng khắp vùng với rất nhiều chuyện cứu sống người đã chết do rắn hổ chúa cắn…


    Cứu sống cô gái trẻ


    Anh Trần Thiện Tín - con trai trưởng của Thầy rắn Tư Dược
    Nhân dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) còn lưu truyền câu chuyện vào thời chiến tranh chống Mỹ: Trong vùng căn cứ Đồng Tháp Mười có một thầy rắn rất nổi tiếng tên S.

    Một bữa có một cô gái còn rất trẻ và xinh đẹp trên đường đến gần nhà thầy S. bị rắn cắn ngã lăn quay. Mọi người khiêng đến đặt trước sân nhà van xin thầy cứu giúp. Sau khi xem xét vết cắn, thầy phán:

    - Rắn hổ mang bành cắn, chết rồi, mang về chôn đi, không cứu được.

    Trong lúc người nhà cô gái khóc lóc thảm thiết, quấn chiếu định mang đi chôn thì tình cờ y sĩ quân y Trần Văn Dược (Tư Dược) đi công tác ngang qua, hỏi thăm sự việc. Sau khi biết thời gian cô gái bị rắn cắn chết chưa được bao lâu, Tư Dược bắt mạch và đề nghị dừng việc chôn cất. Bằng kinh nghiệm và hiểu biết riêng, Tư Dược đi tìm một nắm lá về giã nhuyễn lấy nước cạy miệng cô gái trẻ đổ vào.

    Không bao lâu, cô gái thở và từ từ tỉnh dậy trước sự kinh ngạc của mọi người. “Thần y” Tư Dược đã cứu sống cô gái trẻ, đã làm rúng động nhân dân trong vùng và đến tai thầy rắn S. Ông này nổi giận quát:

    - Giỏi gì, chẳng qua là may! Cứu cô gái trẻ về làm vợ nên được bề trên độ ấy mà.

    Nghe tin, Tư Dược cười cười rồi tìm đến bảo với thầy rắn:

    - Nọc độc rắn hổ phát tán trong vòng 12 giờ mới làm chết người. Nếu sau một hai giờ thì mới chết lâm sàng, vẫn cứu được, sao thầy bảo chôn? Đâu phải hổ chúa cắn mà chết liền.

    Là một chiến sĩ cách mạng, hành nghề y, đã có gia đình vợ con, Tư Dược bật cười trước thái độ thiếu y đức của thầy rắn nên nói luôn:

    - Nếu thầy không phục, chiều nay tôi trở lại nhà thầy chứng minh cho coi.

    Buổi chiều hôm đó, nhân dân tụ tập đầy khu vườn nhà thầy rắn đợi anh bộ đội quân y Tư Dược trổ tài.

    Đến hẹn, Tư Dược đến nhà thầy rắn và nói với mọi người:

    - Cô gái trẻ hôm qua trên đường tới nhà thầy rắn, lúc ngang qua gốc dừa kia, bị rắn hổ mang bành dài khoảng một mét hai cắn ngã lăn tại chỗ.

    Để chứng minh điều vừa nói, Tư Dược huýt sáo với âm thanh vi vu, réo rắt gọi rắn. Thế là từ trong hốc đen ngòm của gốc dừa, con rắn hổ mang bò trườn ra, ngóc đầu nhìn. Mọi người ồ lên kinh ngạc, Tư Dược huýt sáo và phất tay xua rắn đi nơi khác.

    Thầy rắn S, đứng chết trân như trời trồng vì kinh ngạc lẫn thán phục sát đất “thần y” còn rất trẻ.

    Kể từ dạo đó, tiếng tăm thầy rắn Tư Dược đồn đại khắp vùng sông nước Đồng Tháp Mười, nơi lúc nhúc rắn bò vào mùa nước nổi.

    Tiếng đồn về thầy Tư Dược, huýt gió gọi rắn hổ ra khỏi hang, biết rắn gì, nằm ở đâu và cứu người chết sống lại cứ thế lan truyền khắp đồng bằng.

    Mãi về sau này, khi lập ra trại nuôi rắn và nghiên cứu dược liệu Đồng Tâm, người dân trong vùng khi bị rắn độc cắn, chỉ cần đưa đến Trại rắn Đồng Tâm gặp thầy Tư Dược thì cầm chắc mạng sống.

    Sinh nghề, tử nghiệp


    Một buổi sáng đầu tháng 4, chúng tôi tìm đến nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Tiền Giang để viếng mộ “thần y” chữa bệnh rắn cắn nổi tiếng Nam Bộ. Ngôi mộ nằm bên phải khu vực đài tưởng niệm, bên cạnh có hàng hoa sứ trắng rất đẹp, mộ bia ghi đơn giản mấy dòng: “Đồng chí Trần Văn Dược, sinh năm 1929. Quê quán: Tuyên Thạnh, Một Hóa, Long An. Chức vụ: Đại tá – Phó Chủ nhiệm Phòng Quân y Quân khu 9. Từ trần ngày 19/07/1988”.

    Dòng chữ ghi trên mộ chí đã khiến tôi không khỏi liên tưởng: Ông sinh vào năm Kỷ Tỵ (con rắn) và mất cũng đúng năm Kỷ Tỵ tròn 60 năm sau. Có thể vì sự ngẫu nhiên này mà đã có rất nhiều giai thoại đồn đại về ông pha màu sắc thần bí, ly kỳ.

    Bên cạnh dòng sông Tiền thơ mộng, tôi cùng anh Trần Thiện Tín (sinh năm 1954) là con trai trưởng của thầy rắn Tư Dược, hiện là Phó phòng Thanh tra Sở LĐTB&XH Tiền Giang chuyện trò tìm hiểu về ông.

    Theo anh Tín, nghề chữa trị rắn cắn của ba anh là một nghề gia truyền. Theo những gì anh biết thì ông cố anh là người dân miền Trung đã hành nghề chữa bệnh rắn cắn, sau đó truyền lại cho nội anh và ba anh là người được nội truyền nghề.




    Ngay từ nhỏ, ba anh đã học nghề bắt rắn và tìm hiểu cách lấy nọc, cách chữa trị khi rắn cắn bằng những cây thuốc, lá cỏ trong dân gian. Đến khi tham gia kháng chiến, làm nghề quân y ba anh càng có thêm cơ hội tìm hiểu nghiên cứu về nọc độc của rắn nhằm chữa trị cho bộ đội, nhân dân trong vùng Đồng Tháp Mười.

    Năm 1954, ông cùng đồng đội lên đường tập kết ra Bắc, mẹ anh khi đó là bà Phạm Thị Tranh (sinh năm 1932) mang thai anh Tín. Bà Tranh hiện đang sống cùng hai người con ở huyện Cái Bè.

    Khi ra đến Hải Phòng không bao lâu, ông Dược được tổ chức phân công về Nam công tác tại Huyện ủy Cái Bè. Anh Tín sinh non 2 tháng người quắt queo, còi cọc do điều kiện trong chiến khu rất thiếu thốn, khó khăn.

    Cuộc đời Đại tá Trần Văn Dược còn có chuyện rất cảm động qua lời kể của anh Tín: Đó là ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đúng 21 năm ông mới trả lại quê thăm gia đình, mặc dù suốt gần ấy thời gian ông chiến đấu, chữa bệnh ngay trong vùng Đồng Tháp Mười mà vẫn bặt tin nhà. Giữa trưa, khi ông về đến ngôi nhà cũ đã sinh ra mình thì đúng vào lúc ba ông đang hấp hối trên giường, như một linh cảm chờ đợi ngày độc lập và chờ đợi con trai về sau 21 năm đằng đẵng bặt tin. Cha con chỉ kịp nhận ra nhau thì cụ trút hơi thở sau cùng.

    Còn anh Tín, cha con ở cùng huyện nhưng vẫn chưa một lần gặp nhau. Lúc ông Tư Dược về lại TP Mỹ Tho tiếp quản, hỏi thăm con trai đang là chiến sĩ trinh sát Cục Hậu cần Quân khu 8 cũ.

    Gia đình “Thần y” Tư Dược có 4 người con, ba trai một gái. Anh út Trần Văn Dũng – Nguyên là Chủ tịch TP Mỹ Tho, sinh năm 1967 hiện đang tại Học viện Chính trị Hồ Chí Minh. Chị Trần Thị Thanh Nga hiện đang sống ở Cái Bè.

    Trại rắn Đồng Tâm ngày nay, tiền thân là Xí nghiệp 408, có diện tích 12 ha, nằm trong khu vực căn cứ Đồng Tâm cũ của địch trước đây. Ngày nay, Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là một địa điểm du lịch tham quan nổi tiếng mà còn là một bảo tàng rắn “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam với hơn 1.000 loài rắn các loại, trong số này có hơn 100 con hổ mang chúa nuôi lấy nọc.

    Đến năm 1988, xí nghiệp được nâng cấp lên thành Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu, chế biến dược liệu Quân khu 9. Năm 2005, Trung tâm được Bộ Quốc phòng đầu tư hơn 10 tỷ đồng xây dựng Khoa Cấp cứu rắn độc, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu và điều trị nội trú cho bệnh nhân trong vùng bị rắn độc cắn. Tính từ ngày thành lập đến nay, đã có trên 10.000 người bị rắn độc cắn đã được Trung tâm cứu chữa thoát chết trong gang tấc. Bình quân mỗi năm có khoảng 500 ca cấp cứu do rắn độc cắn được Trung tâm tiếp nhận điều trị.

    Dự án phát triển Trung tâm nuôi rắn lấy dược liệu chữa trị rắn cắn phục vụ cho quân dân đồng bằng sông Cửu Long là đề tài mà Đại tá Trần Văn Dược dày công nghiên cứu ấp ủ lúc sinh thời. Tiếc thay khi mọi chuyện sắp thành sự thật thì ông đột ngột qua đời.

    Về cái chết của ông cũng có khá nhiều giai thoại về cuộc đời “sinh nghề tử nghiệp”. Chính ông là bậc thầy bắt rắn và chữa trị rắn cắn tại Trại rắn Đồng Tâm nhưng rồi ông mất cũng vì rắn cắn. Rồi có người còn loan truyền đây là con rắn cặp hổ chúa mà ông bắt từ Đồng Tháp Mười, một con còn lại theo xuống đây trả thù…

    Về việc này, anh Trần Thiện Tín nói: “Không hề có chuyện như mọi người thêu dệt đâu. Ba tôi là người rất giỏi về bắt rắn, có thể gọi rắn, biết rắn ở đâu, biết nuôi rắn, lấy nọc độc để nghiên cứu khoa học về huyết thanh chữa trị bệnh rắn cắn.

    Năm 1988, khi đang dạy một lớp quân y tại trại rắn về cách chữa trị rắn cắn, sáng đó thức dậy tập thể dục, ba tôi bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Sau đó ông được đưa lên Viện quân đội 175 (TPHCM) cấp cứu, đến chiều thì mất. Chính vì thế mà mọi người nghi ba tôi bị rắn cắn. Cũng do ba tôi sinh năm Kỷ Tỵ (con Rắn) và mất đúng năm Kỷ Tỵ tròn 60 tuổi nên có nhiều chuyện dân gian họ nói vậy mà”.

    - Sao không có ai theo nghề của ông?

    Anh Trần Thiện Tín cười cười:

    - Lúc sinh thời ba tôi không hề nói chuyện truyền nghề hay theo nghề. Nhưng khi ông mất, còn một cái tủ riêng đựng tài liệu của ba tôi dày công nghiên cứu về các loại rắn… Mấy anh em định đến lúc nào đó sẽ mở ra coi còn gì ba dặn dò trong đó không.

    Được biết, vào năm 1990 – 1991, anh Tín từng nuôi trên 2.000 con rắn, anh cũng biết cách bắt rắn hổ và chữa trị rắn cắn rất tài. Duyên nợ với nghề nuôi rắn còn nặng với anh lắm: ba vợ anh là ông Lý Văn Kiên (Ba Kiên) – Nguyên giám đốc Trại rắn Đồng Tâm (hiện nghỉ hưu) là người kế tục Tư Dược làm giám đốc khi ông được điều về công tác tại Phòng Quân y Quân khu 9.

    Biết đâu đấy, một ngày kia anh lại theo nghiệp của Thầy rắn Tư Dược cứu người?

    Trần Hiếu

    Việt Báo (Theo_Tien_Phong)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  11. #11

    Mặc định

    Huyền thoại thầy rắn hổ

    Về Cà Mau, nhân một bữa nhậu thịt rắn, tình cờ được nghe những câu chuyện nửa thực nửa hư, đầy chất huyền thoại về những ông thầy rắn hổ chuyên hành hiệp chữa bệnh cứu người. Mặc dù là những câu chuyện mang màu sắc huyền bí nhưng lại là những con người thật, có tên tuổi và địa chỉ hẳn hoi nên tôi quyết định làm một cuộc hành trình tìm kiếm những ông thầy ấy xem hư thực ra sao.




    Các loại rắn hổ

    Trước tiên là câu chuyện về ông Bảy Còi, ở ấp Nhà Phấn, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, cách trung tâm thị xã Cà Mau gần 20 cây số. Người ta kể rằng cách nay mấy năm, có chị Thu Vân chuyên nghề bán rắn ở cầu Mới bị rắn hổ cắn, lúc đang nằm cấp cứu trong bệnh viện, các y bác sĩ bảo người nhà của chị đi rước ông Bảy Còi ra cứu chữa vì bệnh viện không có thuốc đặc trị, chỉ truyền dịch cầm hơi. Lúc ấy người nhà của chị Vân chia nhau đi tìm thầy thuốc rắn, đã rước được hai người, riêng ông Bảy Còi, ban đầu ông từ chối vì cho rằng chị Vân bị rắn cắn vào giờ thọ tử, không cứu được, nhưng người nhà nạn nhân khóc lóc van xin nên ông buộc lòng phải đi. Đến nơi, hai người đồng nghiệp tỏ ra bất lực và cầu cứu ông, ông nhìn dấu răng trên tay nạn nhân rồi lắc đầu nói: "Con rắn này có 23 khoang, trên lưng nó có dấu chỉa cách đầu khoảng một gang tay, thuộc loại rắn hổ mang, cực kỳ độc, hiện giờ nó còn ở trong nhà của người mua, cách nhà chị Vân ba căn về hướng tây". Gia đình chị Vân cho người đi mua lại con rắn ấy mang vào bệnh viện. Ông Bảy Còi thò tay vào bao, bắt ra một con rắn giống y như lời ông mô tả. Ông khẳng định lại một lần nữa là bệnh của chị Vân không cứu được rồi xin lỗi gia chủ ra về. Đúng 10 giờ trưa hôm ấy, chị Vân tắt thở.

    Tôi nhờ Nguyễn Tiến Trình, phóng viên báo Đất Mũi chở tôi đi tìm ông Bảy Còi vì được biết mẹ của Trình, chị Tám Thẩm, từng bị rắn hổ cắn sắp chết đã được ông Bảy Còi cứu sống. Trình kể: "Buổi tối hôm ấy mẹ em đang giặt đồ phía sau nhà thì bất thần bị rắn hổ quặp vào chân. Lúc mượn được xuồng máy chở đi thì mẹ em đang nguy kịch, người co giật và lạnh cóng, đàm trào lên cổ, mắt trắng đờ. Khi ghé nhà ông Bảy Còi thì thấy ông và mấy người hàng xóm đang ngồi nhậu như trong tư thế đợi chờ, xuồng vừa cặp bến thì nghe họ bảo: "Tới rồi kìa !". Và họ tức tốc xuống khiêng mẹ em lên, cứu sống ngay trong đêm ấy".


    Thầy Bảy Còi đang kể chuyện chữa bệnh cứu người. Ảnh : Võ Đắc Danh

    Trên đường đi tôi cứ hình dung ông Bảy Còi là một người rất khác đời, từ cách ăn mặc, tóc râu, diện mạo phải đầy huyền bí như những câu chuyện về ông. Nhưng khi đến nơi, thấy ông ngồi sửa xe gắn máy trước cửa nhà cùng hai đứa con trai, hoá ra ông cũng là một nông dân bình thường như bao nhiêu người khác. Hơn thế nữa, ông còn là một phó công an xã, khá lừng lẫy trong việc trấn áp các tệ nạn cờ bạc, đá gà ở xã Lương Thế Trân. Trên tấm vách lá nhà ông treo nhiều giấy khen, bằng khen của địa phương về thành tích chữa bệnh cứu người, nổi bật nhất là tấm Huy chương "Vì sự nghiệp nhân đạo" của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ông cho biết, cả dòng họ bên nội ông đều làm thầy thuốc rắn, nổi tiếng từ Bến Tre đến Cà Mau. Riêng ông hành nghề từ năm 20 tuổi, đến nay đã 33 năm, bình quân mỗi năm cứu sống khoảng 30 mạng người. Trong hơn 30 năm hành nghề, ông đã từ chối ba ca mà theo ông thì đó là số mạng của những người sanh nghề tử nghiệp, trong đó có chị Vân vừa kể trên.

    Tôi hỏi vì sao ông biết con rắn cắn chị Vân có 23 khoang và một vết chỉa trên lưng, cách đầu một gang tay? Bảy Còi nói rằng đó là do Tổ nghiệp báo trước. Ông giải thích: thông thường, bất kỳ ca bệnh nào Tổ nghiệp cũng báo mộng trước ba ngày để mình không nên đi xa. Ngay cả những ca không cứu được, Tổ cũng báo trước để mình từ chối, sợ mất uy tín nghề nghiệp. Nói về ca bệnh của chị Tám Thẩm, mẹ của Tiến Trình, ông cho rằng đó là một trường hợp đặc biệt trong cuộc đời hành hiệp của ông.

    - Xin lỗi nhà báo - ông nói - mình là cán bộ, đảng viên, lại là cán bộ ngành công an mà nói chuyện duy tâm nghe kỳ quá. Hôm ấy Tổ báo mộng rằng có một ca bệnh nặng. Thông thường thì Tổ cho hay có cứu được hoặc không. Nhưng lần nầy ông bảo mình hãy cố gắng, vì nếu như nạn nhân nầy có tích đức của cha ông thì sẽ qua khỏi, bằng không thì sẽ không cứu được. Tôi rất băn khoăn nên tối hôm ấy tôi làm con gà cúng Tổ và mời mấy ông già hàng xóm qua nhậu để giãi bày, vì nếu lỡ không cứu được thì cũng có người lớn tuổi cảm thông, chia sẻ với mình. Chúng tôi vừa nhậu lai rai vừa chờ bệnh nhân tới. Khi thấy cặp mắt của chị Tám trắng đục, đàm lên cứng cổ thì tôi nghĩ hết cách rồi. Đổ hết bốn liều thuốc cũng không ăn thua, xài hết bốn chữ bùa cũng không ăn thua. Tôi mệt lả người như bất lực, bèn lên giường nằm nhắm mắt lại, cố nhớ chữ bùa cuối cùng mà cha tôi truyền lại trong cơn hấp hối, nét nhớ nét quên. Tôi ngồi bật dậy, cố hoạ theo những gì trong trí nhớ. Nhưng không ngờ khi vừa đổ xong, đàm xuống một cái ọt đến nỗi ai cũng nghe được. Lúc ấy đã hơn hai giờ sáng, tôi gần như kiệt sức.


    Nhìn căn nhà của Bảy Còi trống trơ vách lá, tôi hỏi hình như ai làm thầy rắn hổ cũng nghèo ? Ông nói "không nghèo sao được, xài toàn thuốc quý hiếm mà đã theo nghiệp tổ thì cứu nhơn không được lấy tiền. Ngày xưa cha tôi giỏi đến nỗi các ông chủ tiệm thuốc bắc mời ra xem mạch kê toa, vừa hưởng lương vừa hưởng hoa hồng, nhưng ông kiên quyết từ chối. Bây giờ tôi truyền nghề lại cho con tôi cũng thế. Đã theo nghiệp tổ thì phải luôn tu tâm dưỡng tánh, không được vụ lợi, dù có nghèo đến cạp đất ăn cũng phải xem việc cứu người là bổn phận của mình".

    Nhà văn Sơn Nam nói rằng, ngay từ buổi bình minh của lịch sử khẩn hoang miền Nam, dường như tạo hoá đã ban cho mỗi làng xã một bà mụ vườn, một ông thầy lang và một ông thầy rắn hổ để cứu nhơn độ thế. Sự phân bổ nầy không theo địa giới hành chánh mà theo khoảng cách không gian tương ứng với thời gian chuyển bệnh bằng phương tiện xuồng chèo một cách an toàn. Ví dụ như khi bị rắn cắn thì phải tìm thầy gần nhất để cứu kịp trong thời gian một tiếng rưỡi đồng hồ.

    Anh Năm Rí, trưởng công an huyện U Minh dẫn tôi đến nhà ông Sáu Thuận, 67 tuổi, chuyên trị vùng Nguyễn Phích, Biện Nhị, Khánh Lâm suốt 47 năm qua. Cũng như Bảy Còi, ông Sáu Thuận là một nông dân hiền lành, chất phác, nói năng từ tốn từng câu. Khi khách đến, các con ông cúi đầu chào hỏi, pha trà rồi rút lui làm cho chúng tôi thầm nể phục một gia đình có gia phong nề nếp. Ông Sáu Thuận cho biết, cha ông là Phạm Văn Cử, một thầy thuốc rắn nổi tiếng ở vùng này. Ông Cử lại là học trò của hai ông Tư Lục và Tám Rớt, hai bậc thầy thuộc hàng cao thủ với nhiều huyền thoại còn truyền lại ở U Minh. Ông Thuận kể rằng Tư Lục ngày xưa xây nò bắt cá khắp các kinh rạch trong vùng nhưng chẳng ai dám trộm cá vì mỗi cái nò ông sai khiến bốn con rắn hổ mây ngày đêm canh giữ. Năm 1945, Tư Lục bị ông H. một cán bộ huyện bắt giam một tuần vì cho rằng ông hành nghề mê tín dị đoan. Khi Tư Lục được trả tự do mấy ngày thì ông H. bị rắn cắn, gia đình rước hai ba ông thầy đến chữa nhưng không khỏi, rước Tư Lục thì ông từ chối. Đến khi người ta đóng hòm chuẩn bị liệm ông H. thì Tư Lục tới, ông cầm nhang hoạ một chữ gì đó lên chỗ vết răng rắn trên chân ông H. và thổi một cái phù, vài phút sau đàm xuống một cái ọt, ông H. sống lại trong sự kinh hãi của dân làng, cuối cùng ông H. đem cái hòm ra đốt bỏ.

    Về phần người cha của mình, ông Sáu Thuận cho biết, năm 1960, ông Cử chữa một ca bệnh không thành, ông tuyên bố bỏ nghề và truyền lại cho ông Thuận, bởi vì theo nguyên tắc của nghiệp tổ, trước mỗi bệnh nhân đều được Tổ báo mộng trước ba ngày, hoặc là từ chối, hoặc là chữa khỏi. Ông Cử nhận chữa nhưng bệnh nhân tử vong, ông cho rằng Tổ không còn độ ông nữa, đành phải giao lại cho con. Trong 47 năm qua, ông Thuận đã cứu chữa cho hàng ngàn người nhưng ông chưa hề nhận của ai một đồng xu, trừ những trường hợp người ta mang gà vịt đến cúng tổ, ông nhận nhưng cũng mời hàng xóm đến nhậu để chung vui, mừng cho bệnh nhân thoát nạn. Ông nói trong 47 năm hành hiệp, ông đã từ chối ba ca theo lệnh tổ, cả ba người ấy đều hành nghề mua bán rắn nên không cứu được. Khi được hỏi về phương pháp điều trị, ông Sáu Thuận bình thản nói:


    Thầy Ba Ớt đang kể chuyện bắt rắn. Ảnh : Võ Đắc Danh

    - Có chú Năm đây là trưởng công an huyện, tôi cũng xin nói thật chẳng giấu giếm điều gì. Cái nghề nầy có sự kết hợp giữa âm dương, giữa duy tâm và duy vật. Ngày xưa tôi trị thuốc là chính, bùa ngải là phụ. Nhưng sau năm 75, thuốc bắc khan hiếm, thuốc giả tràn ngập thị trường, tôi lên Châu Đốc tìm học cách chữa theo phương pháp duy tâm của một ông thầy Ấn Độ.

    Ông Sáu Thuận dẫn chúng tôi sang một gian nhà nhỏ bên cạnh, cửa đóng kín, trong đó có hai bàn thờ trùm vải đỏ, mỗi bàn thờ có một lư hương. Ông nói đây là cái am thờ 12 vị Tổ Lèo. Hàng năm ông cúng Tổ vào ngày mồng ba tháng giêng và mồng năm tháng năm âm lịch.

    Anh Năm Rí là người quen biết rất nhiều thầy rắn hổ ở U Minh, kể cả những giai thoại ly kỳ về những ông thầy đã chết. Khi tôi hỏi những chuyện huyền bí về các thầy rắn hổ, như ông Sáu Thuận chẳng hạn, Năm Rí cũng trả lời rất thật thà: " Đúng là khó hiểu, nhưng rõ ràng là họ chỉ làm phước, không lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi".

    Theo anh Năm Rí thì thầy rắn hổ có hai loại thầy: thầy chữa bệnh và thầy bắt rắn. Thầy bắt rắn thường kiêm luôn nghề chữa bệnh, nhưng cuối đời hầu như tất cả đều chết vì rắn cắn. Còn thầy chữa bệnh tuy vẫn có tài bắt rắn nhưng dường như để tránh hậu quả sanh nghề tử nghiệp, họ không lấy việc săn bắt rắn để mưu sinh.

    Anh Sáu Nguyên, một thầy rắn hổ còn khá trẻ ở Rạch Dinh, con trai thầy Tư Biên một thời nổi tiếng ở U Minh cho biết, cha anh dạy nghề cho anh nhưng cấm anh bắt rắn, mặc dù rắn hổ gặp anh phải cúi đầu. Có lần Sáu Nguyên đi tàu đò ra Cà Mau, dọc đường, bao rắn của một hành khách bị sút dây, những con rắn hổ bò ra, phùng mang làm cho hành khách trên tàu hốt hoảng đổ dồn về phía sau. Thấy tàu sắp chìm, Sáu Nguyên ra hiệu cho bà con bình tĩnh rồi bước tới bao rắn, những con rắn đang hung hãn bỗng dưng cúi đầu nằm co lại. Sáu Nguyên bắt từng con bỏ vô bao rồi cột miệng trả lại sự an toàn.

    Ở U Minh hầu như ai cũng biết câu chuyện thầy Năm Ngọc có tài đến mức điều khiển rắn đi cắn người khác. Nhưng chính Sáu Nguyên là người xác nhận câu chuyện ấy vì Năm Ngọc là thầy của cha anh. Sáu Nguyên nói Năm Ngọc nổi tiếng cả hai lĩnh vực chữa bệnh rắn cắn và bắt rắn. Hàng năm, sau ngày cúng tổ (mùng 5 tháng 5 âm lịch ), Năm Ngọc cho hay năm nay ông tiếp bao nhiêu bệnh nhân và chữa được mấy người, còn mấy người tử nạn. Trong nghề bắt rắn, Năm Ngọc không cần đào hang mà chỉ cần vỗ nhẹ vào miệng hang thì lập tức rắn hổ bò ra nộp mạng cho ông. Hồi nhỏ, Sáu Nguyên từng theo làm học trò Năm Ngọc nhưng cha anh không cho vì hai lẽ: thứ nhất là cấm anh không được bắt rắn để mưu sinh; thứ hai, Năm Ngọc từng mang tai tiếng dùng nghề nghiệp để hại người. Sáu Nguyên kể, hồi năm 1970, Năm Ngọc đã làm một chuyện để đời cho đến bây giờ: ông bị kẻ trộm lấy hai con cá ngát, tức giận ông tuyên bố: "Thằng nào ăn cá của tao phải trả lại con heo". Mấy hôm sau anh M. ở đầu kinh bị rắn hổ cắn. Hai người học trò của Năm Ngọc chữa không được, bèn rước Năm Ngọc đến cầu cứu. Năm Ngọc bảo phải vái con heo và phải trả lễ đúng ba ngày sau khi hết bệnh. Gia đình nạn nhân làm theo. Khi M. tỉnh dậy, Năm Ngọc ra lệnh: "Mầy phải quỳ xuống thề độc là từ nay về sau không được ăn cắp trái cà trái ớt, con cá cọng rau của ai thì tao mới bảo đảm sinh mạng cho mầy". M. quỳ xuống, mặt không còn chút máu. Ba ngày sau anh đi mua con heo mang qua cúng tổ tại nhà Năm Ngọc. Ông Tư Biên - cha của Sáu Nguyên - lấy làm thắc mắc bèn bỏ mấy ngày ra điều tra xem anh M. có lấy trộm cá của Năm Ngọc hay không. Cuối cùng, một người ở kinh Hàng Gòn xác nhận có mua của M. một con cá ngát nặng hơn hai kg và thấy M. mang về một con.


    Thầy Sáu Thuận trước bàn thờ Tổ. Ảnh : Võ Đắc Danh

    Từ đó cả vùng U Minh không ai dám làm mất lòng ông Năm Ngọc. Về già, ông bị tâm thần và chết thảm hại trong ngôi miếu hoang.

    Nói về ông Tám Rớt, thầy của cha mình, Sáu Nguyên kể: Tám Rớt là một người lang bạt không nhà, một thân một mình với chiếc xuồng và cái thùng đựng rắn. Ông thường tá túc ở nhà của những học trò ruột của mình, mà chủ yếu là nhà Tư Biên - tức cha của Sáu Nguyên. Thuở ấy, Sáu Nguyên mới 15 tuổi. Một hôm, Tám Rớt và Tư Biên đang ngồi uống trà, bỗng Tám Rớt gọi Sáu Nguyên đến bảo anh đi rửa thùng rắn hổ. Sáu Nguyên chết điếng người khi nhìn thấy trong thùng hàng trăm con rắn đang phùng mang trong tư thế tấn công. Tám Rớt bảo anh cứ bắt hết rắn thả ra sân rồi múc nước rửa thùng. Đang muốn học nghề và biết ông thầy đang thử thách lòng dũng cảm của mình, Sáu Nguyên đánh liều làm theo. Nhưng anh ngạc nhiên khi Tám Rớt ho một tiếng thì những con rắn hổ đang phùng mang ấy bỗng cúi đầu ngoan ngoãn. Khi anh bắt chúng thả ra sân, những con rắn lại phùng mang và bò đi tứ phía, Tám Rớt lại ho một tiếng, chúng liền mọp xuống, co mình nằm khoanh một chỗ. Cứ thế, Sáu Nguyên hốt sạch hàng trăm con rắn trong thùng thả ra sân, rửa thùng xong, anh lại hốt chúng bỏ vào. Những con rắn cứ hiền lành như dây chuối.

    Như để chứng tỏ tài nghệ của mình, chiều chiều Tám Rớt thường bắt con rắn hổ quấn lên cổ và dẫn Sáu Nguyên đi chơi trong xóm. Lúc trà dư tửu hậu, ông bảo con rắn bò lên mình bất cứ người nào mà ông muốn. Rồi có một ngày, Tám Rớt bơi xuồng về nhà Tư Biên trong tư thế rã rời, mặt mày tái nhợt. Biết chuyện gì đã xảy ra, Tư Biên thắp nhang lên bàn thờ Tổ và bảo Sáu Nguyên đi rước thêm một ông thầy trong xóm nhưng Tám Rớt bảo: "Khỏi chữa, hết thời rồi! Chính là con rắn chúa trong miễu mà tôi từng sợ nhất, vẫn không thoát khỏi nó".

    Sáu Nguyên tổng kết rằng hầu hết những người sống bằng nghề bắt rắn và mua bán rắn khi về già tâm trí không bình thường, kẻ thì nát rượu, người thì lảm nhảm như điên, và cuối cùng đa số họ chết vì rắn hổ chúa.

    Tôi gặp thầy Ba Ớt ở ấp 4 xã Khánh Lâm, tuy mới 50 tuổi nhưng trông anh già khọm, giọng nói khàn khàn, người lúc nào cũng ngà ngà say. Ba Ớt cho biết, lúc đi bộ đội ở biên giới Tây Nam, anh học nghề bắt rắn của một ông lão người Chăm, khi xuất ngũ về quê, anh sống bằng nghề bắt rắn cho đến bây giờ. Vào những năm 80, rừng U Minh còn mù mịt, Ba Ớt bắt một ngày hàng trăm ký rắn. Hỏi có bí quyết gì, Ba Ớt nói anh không có khả năng vỗ miệng hang cho rắn bò ra như Năm Ngọc và Tám Rớt, chỉ có điều rắn hổ gặp anh là phải cúi đầu nằm im một chỗ. Anh chìa hai bàn tay cho chúng tôi xem, hai bàn tay sần sùi như da cóc, anh nói đã bị rắn hổ cắn hơn mười lần nhưng chẳng ăn thua gì. Hỏi khi bị rắn cắn thì chữa bằng cách nào, Ba Ớt nói: "Nếu là rắn hổ mây thì hái đọt mây nhai với phèn chua, nuốt nước, lấy xác đắp lên vết cắn. Còn rắn hổ đất thì quay lưng lại, bước đúng bảy bước, lấy bất kỳ cỏ gì có thể lấy được, cũng nhai, nuốt nước, lấy xác đắp lên, nhưng phải nút máu bầm chỗ vết cắn". Ngừng một lát, Ba Ớt nói tiếp: " Nói gì thì nói nhưng tại mình chưa tới số thôi, trước sau gì tôi cũng gặp con rắn chúa. Sanh nghề tử nghiệp mà!”.

    Hỏi về sự huyền bí trong nghề, Ba Ớt nói rằng trước khi đi phải thắp nhang trước bàn thờ Tổ và vái: " Xin ba mươi sáu vị lục Tổ, chúa sơn lâm, rừng, thần sơn, thần đất... cho tôi đi xóm".

    Chúng tôi định mang những câu chuyện đầy màu sắc huyền bí ở U Minh về đối chiếu với trại rắn Đồng Tâm - Mỹ Tho, một trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài rắn độc có một không hai ở Việt Nam mà người sáng lập nó là một thầy rắn hổ nổi tiếng ở miền Tây Nam bộ: Đại tá, bác sĩ quân y Trần Văn Dược. Nhưng ông Tư Dược đã qua đời cách nay 17 năm, những huyền thoại về ông cũng đã kết thúc khi khoa học kỹ thuật và nhiều công trình nghiên cứu đã được ứng dụng từ trại rắn này.

    Thượng tá Nguyễn Quang Khải, phó giám đốc trại rắn cũng kể một cách mập mờ về ông Tư Dược: " Nghe nói ngày xưa, chú Tư được một ông thầy Ấn Độ dạy nghề điều khiển rắn và chữa rắn cắn bằng những phương pháp gia truyền, nhưng kể từ khi trở thành bác sĩ và xây dựng trại rắn nầy, ông hướng công việc chăn nuôi và chữa rắn cắn thành các đề tài khoa học, những huyền thoại lần lượt mất đi".

    Trước cổng trại rắn Đồng Tâm là một trung tâm cấp cứu và điều trị các bệnh do rắn độc. Bình quân mỗi năm tiếp nhận khoảng 500 bệnh nhân ở các vùng lân cận. Thiếu tá bác sĩ Phan Văn Phát, phó giám đốc trung tâm giải thích: Khi bị rắn độc cắn, nọc rắn theo đường máu của bệnh nhân, tác động đến thần kinh trung ương, tăng tiết đàm giải mà dân gian thường gọi là “trào đờm”, sau đó bệnh nhân sẽ bị cứng hàm, sụp mi mắt, trong vòng 90 phút thì tắt đường hô hấp. Những năm trước đây, tỷ lệ tử vong tại trung tâm cấp cứu rất cao vì dùng thuốc gia truyền, tác dụng chậm nên không cứu được những bệnh nhân vận chuyển đường xa. Từ năm 2001 đến nay, trại rắn Đồng Tâm kết hợp với viện Pasteur Nha Trang nghiên cứu thành công việc dùng nọc rắn hổ với máu ngựa để bào chế ra loại vacxin tiêm trực tiếp vào mạch máu của bệnh nhân. Kết quả này đã giảm tối đa tỷ lệ tử vong tại trung tâm cấp cứu, nếu bệnh nhân chưa tắt thở trước khi vào cổng. Bác sĩ Phát cũng cho biết thêm, giá của mỗi liều thuốc như vậy là hai trăm ngàn đồng, mỗi bệnh nhân phải được tiêm từ 5 đến 20 liều tuỳ theo nọc độc của mỗi loại rắn. Tuy nhiên, so với các phương pháp điều trị dân gian thì loại vacxin này không ngăn được sự hoại tử ở vết thương nên bệnh nhân phải vá da. Song, cho dù phải tốn kém thời gian và chi phí đến đâu cũng không thể so sánh với một mạng người. Chỉ có điều, vì những lý do nào đó mà loại vacxin quý hiếm nầy chỉ cung cấp cho bệnh viện Chợ Rẫy và trại rắn Đồng Tâm thì những miền quê xa xôi vẫn chưa kết thúc những huyền thoại bí ẩn về những thầy rắn hổ.

    Chúng tôi ghi lại những câu chuyện nầy một cách tự nhiên - cái tự nhiên vốn có như huyền thoại. Không cổ xuý, cũng không bài bác. Biết nói thế nào được khi cuộc sống cứ luôn tồn tại những điều bí ẩn.

    Võ Đắc Danh

    Ảnh : Lê Quang Nhật
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  12. #12

    Mặc định

    HUYỀN THOẠI THẦN RẮN Ở RỪNG U MINH HẠ (bài 1)



    - phóng sự của MINH TRƯỜNG - KHÁNH QUỐC
    18.07.2007 12:17


    Hơn cả những thước phim của Holywood, những câu chuyện nửa hư nửa thực về loài rắn hổ mây khổng lồ ở rừng U Minh đủ làm thót tim hoặc dựng tóc gáy những ai “yếu bóng vía”. Không chỉ trong chuyện kể của bác Ba Phi hay những lời đồn thổi, cách đây không lâu, thông tin rắn khổng lồ xuất hiện tại khu rừng đặc dụng Vồ Dơi (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) với sự chứng kiến trực tiếp của cán bộ kiểm lâm làm không ít người nửa tin nửa ngờ tò mò đi tìm sự thật.


    Bài 1: NHỮNG CÂU CHUYỆN... DỰNG TÓC GÁY




    Bí ẩn của rừng


    Trong những tác phẩm nổi tiếng về rừng U Minh, nhà văn Sơn Nam thường kể rằng, ngay từ buổi bình minh của lịch sử khẩn hoang miền Nam, dường như tạo hoá đã ban cho mỗi làng xã một bà mụ vườn, một ông thầy lang và một ông thầy rắn hổ để cứu nhơn độ thế. Rắn hổ ở rừng U Minh từng là câu chuyện huyễn hoặc biết bao người, trong đó có rắn hổ mây, một trong những loài rắn khổng lồ có mặt ở nước ta. Chúng ta khó có thể quên câu chuyện được truyền miệng trong dân gian và được xem là “ba xạo” của bác Ba Phi về con rắn hổ mây to mấy người ôm, đầu cất cao tới mây xanh, chim chóc tưởng thân cây, đậu lại trên đầu và làm tổ trong miệng nên bị rắn nuốt chửng. Chiều cao từ mặt đất đến đỉnh đầu khi rắn hổ mây cất đầu lên cao làm cho chim đẻ trứng từ trên đầu khi rớt xuống đến nửa chừng đã nở ra chim con… Có lẽ, không phải ngẫu nhiên mà bác Ba Phi xây dựng ra hình tượng loài rắn khổng lồ như thế. Ít ra, bác Ba cũng dựa trên một cái nền sự thật nào đó ở thời buổi hoang sơ của rừng U Minh, nơi rừng tràm nguyên sinh với những thân tràm mấy vòng tay ôm mới hết ngự trị phần lớn diện tích. Ở nơi đây, không chỉ bác Ba mà nhiều người sống lâu năm, cố cựu còn kể biết bao câu chuyện về rùa, rắn, nai, hươu, heo rừng, nhím…; loại nào cũng nhiều và đặc biệt heo rừng nặng đến hơn ba trăm kí lô, răng nanh dài hai tấc, dấu chân to có đến hơn gang tay, súng bắn không thủng; rùa to như chiếc xuồng có thể chở được vài người; cá lóc lớn hơn cái gối ôm, muỗi bay như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh; riêng rắn hổ mây lớn bằng cây cột đình, lướt đi trong rừng như những trận cuồng phong, đầu cất cao hơn ngọn tràm…

    Không chỉ là chuyện rắn hổ mây hay “đi mây về gió”, người dân U Minh còn truyền tụng, kể nhau nghe chuyện những con rắn khổng lồ hai đầu quấn vào thân cây còn phần thân thì thả võng xuống vũng, bụng dẹp lép, đong đưa tát nước để bắt cá. Không biết sự thật của chuyện này như thế nào nhưng ông Hai Thọ, Giám thị trại giam Cái Tàu (Cà Mau), người trên ba mươi năm gắn bó với rừng tràm U Minh cũng cho biết nhiều lần nghe tiếng rắn khổng lồ tát nước rào rào trong rừng nhưng không ai có đủ can đảm đến gần để mục kích tận mắt chuyện này. Thời kỳ kháng chiến, có người kể lại rằng nhiều chiến sĩ trong lúc hành quân băng rừng sức kiệt, khi ngồi lại nghỉ trên gốc cây to ven đường thì gốc cây bất ngờ chuyển động khiến mọi người ngồi trên gốc cây ấy bị ngã nhào. Thì ra gốc cây ven đường ấy chính là thân rắn hổ mây. Mọi chuyện về rắn hổ mây khổng lồ ở U Minh Hạ sẽ mãi là huyền thọai nếu như không còn những nhân chứng sống, những người thợ săn thường xuyên đi rừng, những người gắn bó cả đời với rừng lục lại ký ức và những kỷ niệm một thời sống chết với rắn hổ mây khổng lồ.

    Còn ông Nguyễn Văn Đã (Hai Tây), cán bộ về hưu, người gắn bó cả đời với rừng tràm khi kể chuyện với chúng tôi đã chỉ tay vào cái chậu kiểng gần bên nói: “Tôi đã từng thấy và đuổi một cặp rắn hổ mây khổng lồ vào rừng, nó to bằng cái chậu có đườmg kính 4 tấc này, dài hai ba chục mét, nặng có đến hàng trăm kí lô. Tôi chưa nghe ai nói bắt được con rắn này, có nghĩa là nó vẫn còn sống trong rừng và có thể là một trong những con rắn khổng lồ nhất U Minh Hạ còn tồn tại. Chuyện rắn hổ mây cất đầu cao ngang ngọn tràm già là điều có thật, hai phần ba thân mình có thể vươn lên khỏi mặt đất, chỉ còn phần đuôi là nằm trên mặt đất mà thôi”.

    Chạm mặt… huyền thoại

    Trước khi vào rừng U Minh tìm hiểu về loài rắn hổ mây khổng lồ, chúng tôi được một người bạn cho xem một con rắn hổ mang to gần 20kg, dài khoảng 6m, mang bành rộng hơn hai tấc, nhưng vô hại vì nó đã nằm trong bình thủy tinh ngâm rựơu. Với tôi, con rắn hổ mang như thế là đã quá to và lần đầu tiên thấy một con rắn hổ khổng lồ như thế. Nhưng khi nghe anh Chín Của, chi cục trưởng Chi Cục kiểm lâm Cà Mau kể lại việc anh đã chứng kiến một con rắn hổ mây khổng lồ cách đây vài năm thì con rắn ngâm rượu mà tôi đã gặp chỉ được liệt vào hạng cháu chắt.

    Cuối năm 2002, trong một chuyến đi thăm rừng (năm này rừng U Minh Hạ cháy dữ dội) cùng anh kiểm lâm viên Đỗ Thanh Hóa lúc hơn 17 giờ, đến đoạn gần giữa ruột rừng đặc dụng Vồ Dơi, trong khi anh Hóa đang mãi mê nhìn khỉ đung đưa trên ngọn tràm hai bên đường thì anh Chín Của như quát vào tai: “Thằng nào chơi kỳ, kéo cây chắn giữa đường vậy ta?”. Vì là tuyến đường chính thường xuyên có kiểm lâm qua lại, tự nhiên có một cái cây to tướng chắn ngang thì rõ ràng có người muốn hại cán bộ kiểm lâm. Sau khi nhìn kỹ, anh Chín Của la lớn : “Rắn. Rắn Hóa ơi”. Anh Chín Của rụng rời tay chân, còn anh Hóa tay chân run lên bần bật, đạp thắng suýt té. Cái đường đất rộng tám mét mà con rắn bò ngang không thấy đầu, thấy đuôi, chỉ thấy đoạn giữa to cỡ cái gối ôm của người lớn. Là người chuyên nuôi trăn, anh Chín Của cho biết với kích cỡ ấy thì con rắn khổng lồ này rặng khoảng vài chục kg và dài cỡ 20 mét.

    Cách đây chưa lâu, khi rừng đặc dụng Vồ Dơi còn chưa được quản lý nghiêm ngặt, thợ săn còn thường xuyên vào rừng thì nhiều người đã từng chứng kiến cảnh rắn hổ mây không lồ lướt đi trong lau sậy rào rào như bão tới, thậm chí có người còn chiến đấu với rắn khổng lồ để bảo vệ mạng sống của mình. Ông Tư Nhớt ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời kể rằng khi đi săn trong rừng tràm U Minh Hạ đã phát hiện được ổ của con rắn khổng lồ nằm trên một nõng đất cao, bên trên là dây chọi, dớn chằn chịt. Ổ của nó rất sạch sẽ và bóng láng, đường kính có đến vài mét. “Rắn hổ mây khổng lồ không phải là đối tượng của các thợ săn, nó vừa to, vừa độc và là chúa tể trong rừng tràm nên bất cứ người thợ săn nào cũng phải e dè, khiếp sợ và phải tránh xa. Tôi thấy ổ rắn là người run lên bần bật, phân của nó thải ra to bằng bắp chuối thì có nghĩa rắn phải to cả trăm kg”, ông Tư Nhớt kể.

    Chuyện của ông thợ săn, thầy rắn Hai Sanh ở lâm trường Trần Văn Thời cũng khiến người ta giật mình. Con cháu của ông đi rừng gặp rắn hổ mây khổng lồ bỏ chạy tán lọan và về báo lại với ông. Ông Hai không tin có con rắn to như mô tả nên ông cắp cây mác dài và dắt bầy chó săn sáu con băng rừng vào tìm. Trong lúc ông Hai còn chưa biết rắn ở đâu thì một con chó của ông la “cẳng, cẳng”, nhìn lại thì thấy con chó nằm tuốt trên ngọn tràm cao khoảng 10 mét. Con rắn cắn con chó săn và ngóc đầu lên cao vút, lắc qua lắc lại, mang phùng ra thấy rợn người. Ông Hai là một thợ rắn lành nghề nhưng lúc này mặt cắt không còn giọt máu, vù bỏ chạy khỏi rừng. Sau lần gặp rắn khổng lồ ông về bệnh mấy ngày liền, sau đó giải nghệ, không vào rừng nữa. Theo mô tả lại thì con rắn nặng khoảng 100 kg, dài chừng 20m.

    Hi hữu và buồn cười là trường hơp của hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hoàng, vợ của ông đã từng ôm được đuôi của con rắn khổng lồ. Hai vợ chồng ông vào rừng tràm nguyên sinh đốn sậy về làm hàng rào, vợ đốn một nơi, chồng đốn một nơi. Đang đốn sậy bỗng bà vợ thấy cái đuôi rắn to tướng bằng bắp chân liền nhảy vào ôm chặt rồi kêu chồng: “Con trăn bự quá ông ơi, đến tiếp tôi bắt nó”. Nghe vợ kêu, ông chạy bọc đầu để chặn con trăn lại. Tới nơi ông thấy con rắn hổ mây khổng lồ ngóc đầu qua khỏi đọt sậy phùng mang chẩn bị tấn công khiến ông cắm đầu bỏ chạy, bà vợ cũng hoảng hồn tốc chạy theo. Nhờ không phân biệt được nên vợ ông Hoàng đã là người hạnh phúc nhất vì từng đụng được đến thân con rắn khổng lồ.

    (Xem tiếp bài 2: ĐI SĂN ẢNH... RẮN KHỔNG LỒ, cập nhật lúc 19 giờ, ngày 18.7.2007)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  13. #13

    Mặc định

    HUYỀN THOẠI THẦN RẮN Ở RỪNG U MINH HẠ (bài 2) -
    phóng sự của MINH TRƯỜNG - KHÁNH QUỐC
    18.07.2007 18:56

    Dân cố cựu trong rừng U Minh cho rằng rắn hổ mây khổng lồ trong rừng còn rất nhiều, nhưng mỗi người lại thấy mỗi con kích cỡ khác nhau. Đa phần loài rắn này tập trung tại rừng đặc dụng Vồ Dơi (Vườn quốc gia U Minh Hạ) vì duy nhất nơi này có hệ thực vật nguyên sinh với những cánh rừng tràm tồn tại hàng chục, hàng trăm năm chưa có tác động từ bên ngoài và đang được bảo vệ nghiêm ngặt 24/24. Vậy có bao nhiêu con rắn khổng lồ và con lớn nhất là nặng bao nhiêu, dài bao nhiêu mét? Với mong muốn tìm kiếm một bằng chứng sống về rắn khổng lồ, chúng tôi đã xuyên rừng, ngủ lại nhiều đêm nơi nó đã xuất hiện.


    Bài 2: ĐI SĂN ẢNH... RẮN KHỔNG LỒ

    Thần rắn đi săn mồi

    Theo chân anh Phước, cán bộ kiểm lâm, chúng tôi đi sâu vào giữa ruột rừng nơi đội giữ rừng cơ động đang cắm chốt. Cách đây vài ngày, khi đứng trên chòi canh lửa, anh Nguyễn Đình Dũng đã nhìn thấy một con rắn to hơn bắp vế người lớn vắt mình ngang con kinh Xáng Giữa và hướng về nhà công vụ của nhân viên kiểm lâm. Lập tức mọi người được thông báo để chuẩn bị đối phó. Rất may sau đó con rắn khổng lồ đã quay đầu tiến thẳng vào rừng sâu. Anh Dũng cho biết, từ trên cao nhìn xuống thấy cái đầu rắn to bằng cái chén, thân màu vàng mốc, ước dài hơn chục mét và nặng vài chục kí lô. “Nhưng đó chưa phải là con to nhất. Trước đây gần một tháng, anh em ở chốt số 1 Kinh Đứng đã nhiều lần thấy con rắn còn to hơn con này nhiều. Nó săn mồi ngay sát nách anh em khiến họ bỏ chạy tán loạn”, anh Dũng cho biết. Thế là tôi và người hướng dẫn dò hỏi đường và băng rừng tìm đến chốt số 1 Kinh Đứng, cách điểm trung tâm này hàng chục cây số đường rừng.

    Rừng thời điểm này không khô khắc nghiệt, nước còn xâm xấp dưới gốc tràm. Dây dớn, choại và mây vốc… mọc um tùm trên thân tràm nguyên sinh cao cả chục mét, nhiều đọan đi qua nước có thể ngập lút đầu, rắn rít, mồng vắt, muỗi nhiều vô số kể. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được đến chốt giữ rừng số 1. Nói là chốt nhưng thật ra chỉ là một cái chòi chỉ có cái mái, bốn bề trống huơ trống hoác, bên trong có một bộ giường dã chiến cho bốn người giữ rừng trú ngụ. Để ý thấy dao, phản nhiều hơn củi, một đèn pin nhỏ, một đèn pha, vài cái mùng mền, máy bộ đàm. Anh Nguyễn Văn Tẻn kể: cách nay chưa lâu, anh em đang ngồi trò chuyện bỗng nhiên nghe phía bên kia bờ Kinh Xáng có tiếng kêu thất thanh của con chồn. Cứ ngỡ rằng trăn ăn mồi nên mọi người cầm đèn pin ra soi. Ngay sau khi rọi đèn, tiếng ào ào của lau sậy và tiếng gãy răng rắc của cây khô vang lên khiến mọi người rùng mình. Tiếng kêu của con chồn di chuyển cặp theo bờ kinh. Soi đèn pin lên cây gừa cao khoảng 8m gần đó, mọi người mới há hốc mồm khi thấy con chồn đang lủng lẳng trên ngọn cây và nằm gọn trong miệng con rắn khổng lồ. Hai mắt con rắn bắt đèn đỏ au, mình nó to hơn cái ca lớn loại 2 lít. Anh em nháo nhào tắt đèn bỏ chạy.

    Tưởng chuyện gặp rắn khổng lồ như thế là hy hữu, có một không hai nên bốn anh em ở chốt cũng cảm thấy không lo lắm. Nào ngờ, cách bốn, năm ngày sau cũng vào khoảng 20 giờ, khi đang nhấp cá lóc dưới bờ kinh thì anh Lưu Minh Văn (Tư Khai) nghe phía mép rừng bên kia Kinh Xáng có tiếng ào ào của lau sậy giống gió bão sắp tới, anh nói lớn “không lẽ nó tới nữa”. Nói xong anh quăng cần câu và nhảy lên bờ. Anh Tẻn xách đèn pin chạy ra soi qua bên kia Kinh Xáng và gặp ánh mắt của con rắn khổng lồ nhìn thẳng vào đèn pin, đầu từ từ dựng lên cao, lúc này mọi người mới bỏ giò lái chạy thục mạng. Anh Tẻn nói: “Đêm đó cả chốt không ai dám ngủ lại, tất cả bỏ về trạm trung tâm. Khoảng cách giữa hai mắt của con rắn cỡ 1,2 tấc; chiều ngang thân mình cỡ thân cây chuối to, con này bự và dài lắm”. Thấy con rắn khổng lồ lần thứ hai coi như cả chốt không còn ai đủ tinh thần để bám trụ giữ rừng.

    Cuối cùng do sự động viên của lãnh đạo hạt Vồ Dơi và Chi cục kiểm lâm nên anh em quay trở lại với chốt nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, dao mác luôn để sát đầu giường khi ngủ!

    Săn ảnh… thần rắn

    Để chuẩn bị ghi lại hình ảnh rắn hổ mây khổng lồ từng là huyền thọai này, chúng tôi đã chuẩn bị khá chu đáo từ máy quay phim, máy chụp ảnh kỹ thuật số có hồng ngoại và một số công cụ khác… để có thể tác nghiệp vào ban đêm, vì nó thường xuất hiện và săn mồi từ khoảng tờ mờ tối đến chập sáng. Đêm trước khi lên đường vào rừng, những hình ảnh rắn khổng lồ của Holywood nuốt chửng con người ngon lành khiến chúng tôi không sao chợp mắt nổi. Để “săn” được hình ảnh con rắn khổng lồ, chúng tôi đã đề nghị với anh em mua vịt về làm mồi nhử dụ cho con rắn ăn. Anh Lâm Văn Tuấn bàn ra lia lịa: “Ở đây chúng tôi sợ gần chết, muốn cho nó đi khuất mắt mà ông còn dụ cho nó về nữa. Lỡ nó không thèm thịt vịt mà thèm chén thịt tụi tôi thì sao? Ông mà dụ cho nó ra là tụi tôi bỏ chòi ở đây cho ông giữ rừng luôn đó”. Sau nhiều lần thuyết phục rằng máy chụp hình và quay phim bằng tia hồng ngọai, không có chớp đèn, không có ánh sáng nên con rắn không thấy… thì anh Tuấn và các anh em khác mới chấp nhận.

    Không có vịt, thế là anh em phải băng rừng ra khu dân cư mua về hai con, một vịt xiêm, một vịt ta. Khi nghe tôi đề nghị lấy con vịt ta làm mồi còn con vịt xiêm nấu cháo khuya để chờ rắn ra thì có tiếng phản ứng: “Nên cột vịt xiêm, nếu cột vịt ta mà nó chê hôi lông thì chết cả đám”. Thế là chúng tôi bơi xuồng mang vịt qua gốc tràm, nơi mà rắn khổng lồ xuất hiện để cột nhử và chờ màn đêm xuống. Tới chiều tối chúng tôi bỗng giật mình và rùn người vì ở chòi canh này không có điện, mọi việc đều nhờ vào cây đèn dầu nhỏ xíu. Nếu rắn có rượt thì chắn chắc rằng tôi không biết đường nào để chạy. Chính vì biết điều này nên tôi đã đi một vòng điều nghiên lối thoát thân khiến mọi người cười xòa. Trời gần chập tối ba người trong chốt nói rằng lâu ngày nhớ vợ quá nên phải về thăm, thế là căn chòi nhỏ chỉ còn lại hai người. Sau đó hỏi người còn lại mới biết anh này mới vừa về đây được mấy ngày, chưa từng chứng kiến rắn khổng lồ xuất hiện nên cũng sợ sốt vó như tôi. Hôm sau tìm hiểu mới biết họ về nhà vì sợ tôi dụ rắn ra thiệt, họ không muốn thấy cảnh rắn khổng lồ xuất hiện một lần nữa. Đối với họ, hai lần chứng kiến rắn không lồ là đủ lắm rồi.

    19 giờ, 20 giờ, từng phút chậm chạp trôi qua nhưng chẳng thấy tiếng cây ngã ào ào như trước đây. Âm thanh tĩnh lặng đến rợn người. Bốn bề tối đen như hủ nút. Tiếng vịt vẫn kêu cạp cạp bên kia rừng. Suốt một đêm tôi và anh nhân viên kiểm lâm không thể nào chợp mắt. Một đêm trôi qua trong nặng nề, lẽ nào rắn hổ mây lại chê vịt? Tôi quyết định thay đổi mồi bằng con mèo. Thế là chúng tôi phải lội ra khu dân cư để năn nỉ người dân bán cho con mèo, một con mèo trên 3kg được mua với giá 80.000 đồng. Con mèo lần này được treo lên thân tràm cho nó giống với con chồn và phải để nó còn sống cho kêu meo meo thu hút rắn đến.

    Một đêm nữa lại trôi qua trong tĩnh lặng. Lâu lâu có một làn gió lung lay ngọn tràm khiến chúng tôi giật mình. Trời tối đen như mực. Đến lúc này chúng tôi mới phát hiện rằng máy quay phim và chụp hình tia hồng ngoại không thể ghi lại hình ảnh trong khung cảnh quá tối tăm phía bên kia bờ kênh. Có thể do khoảng cách giữa máy đến chỗ con mèo quá xa chăng? Hay do nơi đây là rừng thiêng, rắn thiêng nên không thể ghi lại được hình ảnh? Điều đó cũng có thể, suốt mấy ngày đêm ở rừng tôi luôn được mọi người nhắc đi nhắc lại rằng không được dùng từ rắn hổ mây mà nên thay bằng từ gì đó, như từ “thần” chẳng hạn. Và trong mấy ngày này tôi chỉ dùng hai chữ “thần về” để tránh mọi điều không hay có thề xảy đến với tôi và với mọi người. Không biết có phải điều gì đó linh thiêng hay không mà trong mấy ngày chúng tôi ở rừng thì “thần” con cỡ cùm chân (rắn hổ mây con) xuất hiện rất nhiều, một điều chưa từng thấy trước đây khi anh em đi giăng lưới, bắt cá - anh Tẻn cho biết.

    Không ghi lại được hình ảnh con rắn khổng lồ trong dịp này là điều đáng tiếc vì không phải ai cũng dễ dàng mục kích được “thần rắn” một lần trong đời. Có lẽ vì thế nên chuyện rắn khổng lồ ở rừng U Minh cứ nửa hư nửa thực như huyền thoại. Riêng tôi sau chuyến đi này, tôi tin đến sái cổ!

    Hết


    Lấy vịt dụ rắn khổng lồ xuất hiện


    Đoạn đường rắn khổng lồ nằm chắn ngang (bài 1)


    Dòng kinh nơi rắn khổng lồ thường xuất hiện
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  14. #14

    Mặc định

    Người đàn ông nuốt rắn độc


    ANh Ngô Văn Tùy. Ảnh: CAND
    Người có khả năng kỳ lạ này là anh Ngô Văn Tùy, 49 tuổi, ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Riêng côn trùng dưới đất, anh đã ăn cỡ 400 loài khác nhau như kiến, ruồi, bọ xít, bọ ngựa... Đặc biệt, anh có thể nuốt sống một con rắn độc.


    Để chứng minh khả năng, anh đi ra phía cánh đồng, chừng 10 phút sau, mang về một con rắn đang sống. Anh bảo, đây là loài rắn đặc trưng trên đảo Lý Sơn, có nọc cực độc. Mấy ông đứng tuổi chứng kiến buổi biểu diễn, sau khi quan sát con rắn cũng xác nhận đây là dòng rắn hổ mang, có tên gọi là Bù Nặc.

    Loài rắn này có nhiều trong các khe đá trên núi. Chúng thường bò ra cánh đồng kiếm ăn và trú tạm ở các hang hốc, bờ bụi. Không ít người ở Lý Sơn đã thiệt mạng khi bị loài rắn này tấn công.

    Một người dân ở đây xác nhận, đã tận mắt thấy loài Bù Nặc cắn chết một con bò. Giống rắn này phát triển rất chậm và con to nhất chỉ bằng ngón chân cái. Con rắn anh Tùy bắt được tuy chỉ bằng ngón tay cái, song nó cũng khá già.

    Anh Tùy cười bảo: “ Đi một lúc nghe thấy tiếng cóc kêu giống như bị rắn cắn. Lần theo tiếng cóc, mình tóm được chú rắn này ở trong hang”.

    Anh Tùy liền kéo căng con rắn, rồi vuốt thật mạnh từ đuôi lên đầu, tức thì một chú cóc to bằng ngón chân cái phọt ra ngoài. Điều lạ là chú cóc vẫn sống, nhảy tưng tưng trên mặt đất.

    Anh Tùy nhặt lên, thổi phù phù, rồi thả vào miệng nhai một cách ngon lành. Chén xong con cóc, anh nhìn xuống dưới đất, thấy mấy con côn trùng to cỡ con ruồi và 3 con bọ xít đang bò lổm ngổm. Anh nhặt từng con vã vào mồm. Con rắn Bù Nặc độc vẫn đang quện lấy cổ tay anh.

    Đến lượt con rắn, anh Tùy đưa cái đuôi ngúng nguẩy của nó lên miệng. Trông cách anh ăn, người ta nghĩ anh đang ăn miếng mực khô mềm ngọt. Nhiều người chứng kiến mặt mũi tím tái, đỏ au.

    Khi đã ăn gần hết con rắn, còn lại phần đầu, mọi người nghĩ rằng anh sẽ bỏ đi, vì đầu rắn có đôi nanh, là nơi chứa tuyến kịch độc. Nhưng anh giơ lên bảo: “Tui ăn nốt đây!”. Nói rồi, anh đưa lên miệng.

    Anh Ngô Văn Tùy sinh ra và lớn lên ở đảo Lý Sơn, khi mới biết bò đã biết bơi, khi biết đi thì đã lặn ngụp dưới biển. Có người nói, con người miền biển là vậy, khi bé nếu không hòa hợp được với biển thì khi lớn sẽ chết dưới đáy biển.

    Anh còn nhớ rõ, gần 30 năm trước, trong một đêm trăng sáng, ngồi trên một ngọn đồi trông ra biển, anh nhìn thấy một con kiến đang hì hụi tha quả trứng mối trắng phau trên nòng súng. Như một hành động vô thức, Tùy đưa cái trứng mối bé tí tẹo lên miệng nhấm. Một cảm giác rất lạ, vừa béo, vừa ngậy, ngon không thể tả nổi.

    Sau khi ăn trứng kiến, trứng mối thấy ngon, Tùy thử chuyển sang những món “sống động” hơn. Lúc đầu, anh ăn thử kiến và mối, rồi các loại côn trùng nhỏ bò lổm ngổm dưới đất, những loài côn trùng đậu trên cây, những loài chim bay trên trời.

    Trong quá trình ăn, anh thống kê số lượng các loài. Riêng côn trùng dưới đất, anh đã ăn cỡ 400 loài khác nhau, từ những con nhỏ như con kiến, đến con ruồi, bọ xít, bọ ngựa, rồi to như con bọ hung. Anh Tùy cũng khẳng định, ở đảo Lý Sơn có 30 loài bướm khác nhau thì anh ăn đủ 30 loại từ 20 năm nay.

    Lần đầu tiên Tùy khiến dân đảo Lý Sơn kinh hãi, là lần anh ra chợ mua cá giúp vợ. Qua hàng cá, anh xem thúng cá của bà bán hàng và chê cá của bà ta không được tươi ngon. Người bán hàng cứ khăng khăng bảo cá còn tươi nguyên, vừa mới đánh bắt ở dưới biển lên.

    Anh bảo: “Cho tôi thử con nhé?”. Anh Tùy cầm con cá ngó ngang ngó dọc, đưa lên miệng và cắn một nhát đứt đôi con cá rồi nhai ngon lành.

    Một chị hàng xóm của anh Tùy kể, có lần, chị đang cuốc đất trồng tỏi, anh Tùy cũng cuốc đất ruộng bên cạnh. Chị chống cuốc nghỉ, thấy anh Tùy cứ lọ mọ bóc đất rồi cho cái gì đó vào miệng nhai. Chị lại gần coi, thấy anh ta nhặt từng con giun to bằng ngón tay, đen xì cho vào miệng nhai.

    Từ trước đến nay, anh chưa bao giờ bị đau bụng hay có biểu hiện trúng độc khi ăn những loài có nọc độc. Đã ăn con gì, anh ăn sạch cả nọc của nó, kể cả nhựa trên lưng con cóc, một thứ độc có khả năng làm tê liệt thần kinh cũng không làm gì được anh.

    Anh Tùy bảo: “Tôi rất muốn tìm hiểu về khả năng của mình, nên thường xuyên xem các chương trình chuyện lạ bốn phương. Tôi thấy người ta chiếu cả một chương trình mấy chục phút về một người ở Thái Lan ăn một lúc 4 con bọ cạp. Rồi một người ở châu Âu biểu diễn ăn 4 con gián. Trong khi, tôi có thể ăn hết 100 con bọ cạp và cả nọc của nó".

    (Theo Công An Nhân Dân)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •