Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 24

Ðề tài: Dưỡng Tánh

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Dưỡng Tánh

    DƯỠNG TÁNH
    Tác giả : Hòa Thượng THÍCH THIỆN HOA
    PL : 2542 – 1998

    I- Phần mở đầu


    VẤN ĐỀ TU TÂM VÀ DƯỠNG TÁNH KHÁC NHAU
    VÀ BỔ KHUYẾT CHO NHAU NHƯ THẾ NÀO?


    Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ “tu dưỡng” chẳng hạn như : “Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức – hạnh” hay “Nó hư, vì không biết tu tâm, dưỡng tánh”. Hai tiếng “tu dưỡng” thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó có nghĩa giống nhau. Thật ra, mỗi chữ có một nghĩa khác nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt – Sửa là trừ, mà nuôi là cộng ; tu có tính cách tiêu cực, dưỡng có tính cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối này đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với các tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn : bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn : đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời : đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái, là thế.
    Công việc trồng cây Bồ – đề trong mỗi người chúng ta cũng tương tợ như thế, nhưng tất nhiên là phải tốn nhiều công phu tu bổ hơn, vì nó rất khó trồng. Nó không chịu được “bóng rợp Si–mê” của rừng Vô– minh, mà phải có ánh sáng “mặt trời trí–tuệ” ; nó không chịu được nước phèn, nước mặn của “ao Sân hận, độc ác”, mà phải có nước ngọt của “suối Từ-bi” ; nó không chịu được xú khí của “đống rác phiền-não ô trọc”, mà phải có không khí trong sạch của “bầu trời Thanh-tịnh”. Nó không thể sống trên một miếng đất lồi lõm, nơi cao nơi thấp của “triền núi Bất Bình đẳng” mà chỉ sống giữa “đồng bằng Bình-đẳng”. Nhưng ở đây, chúng ta phải coi chừng trâu bò của “anh chàng trọc phú Tham-lam” thường thả rông ăn phá : để ngăn đón chúng dẫm đạp, ta phải làm một cái “hàng rào trì-giới”, hay xây một cái “hành Tự-tại”. Ta lại còn phải luôn luôn tìm bắt cho hết những “con sâu ích-kỷ, giãi-đãi, tiêu-cực, nghi-ngờ”; trong công việc này, ta cần nhờ sự giúp sức của những “con kiến Lợi-tha, Nhẫn-nhục, Tích-cực, tinh-tấn” để diệt trừ, từ trong trứng, những con sâu bọ kia.
    Tóm lại, trong việc trồng cây Bồ-đề này, mặc dù phức tạp, nhưng có thể chia ra làm hai loại chính : một loại là bài trừ những ảnh hưởng xấu của chung quanh, gọi là Tu ; một loại là bồi bổ cho cái mầm quý báu của cây Bồ-đề mỗi ngày mỗi lớn mạnh, gọi là Dưỡng.
    Hai loại công việc ấy, người trồng cây Bồ-đề không được xem loại nào trọng, loại nào khinh, loại nào cần thiết, loại nào bỏ qua. Tu mà không Dưỡng thì kết quả khó thành, Dưỡng mà không Tu thì kết quả khó toàn vẹn.
    Nhưng chúng ta đừng nên thấy công việc trồng Bồ-đề này khó khăn, phức tạp mà ngã lòng, thối chí. Không có công việc gì tốt đẹp, vĩ đại mà không khó khăn. Không có hoa hồng nào mà không có gai. Vì sợ gai mà ta không dám hái hoa hồng sao? Cây Bồ-đề, một khi nhờ công-phu tu-dưỡng của ta mà đơm hoa kết trái thì công dụng của nó thật vô cùng lớn lao. Không phải riêng ta mà muôn ngàn người đều được hưởng thụ. Sách có nói “Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng, độc thọ khai hoa, vạn thọ hương”. (Một người làm phước, muôn người được ảnh hưởng ; một cây trổ hoa, muôn cây đều được thơm lây).
    Trong tập “Tu Tâm”, chúng tôi đã nói rõ nội dung và phương pháp “Tu tâm” như thế rồi. Trong tập này chúng tôi xin chỉ trình bày về vấn đề “Dưỡng tánh”.
    Nhưng “Dưỡng tánh” đây là dưỡng tánh gì? Tất nhiên không phải là tánh tình tầm thường có tốt có xấu của chúng ta, cũng không phải tánh Thiện mà thầy Mạnh Tử thường nói. Tánh đây là tánh Phật! Tánh Phật ở đâu mà dưỡng? – Thưa, nó có sẵn trong mỗi người chúng ta. Phật dạy : “Nhất thế chúng sanh giai hữu Phật tánh” : Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Song vì chúng sanh không biết dưỡng tánh Phật của mình, để cho nó bệnh hoạn, gầy mòn, tiều tuỵ, nên nó không có sức để phát sinh những đức tánh phi thường và đưa chúng ta đến quả vị Phật. Vì không biết dưỡng tánh Phật nên từ vô thỉ đến giờ, chúng ta bị trầm luân trong biển khổ sanh tử, vĩnh kiếp làm chúng sanh.
    Tất cả các vị Thánh-hiền vì biết nuôi dưỡng tánh Phật, diệt trừ tánh chúng sanh, nên đã trở thành Bồ tát hay Phật. Nay nếu chúng ta không sớm lo dưỡng tánh Phật của mình, thì từ đây về sau, chúng cũng vẫn còn quanh quẩn mãi trong nẻo tối luân hồi, trồi lặn trong biển sâu nước mắt.

  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    II- Phần chính

    NHỮNG TÁNH GÌ CẦN PHẢI DƯỠNG?

    Như phần đầu đã nói, tánh đây là tánh Phật. Tánh Phật cũng gọi là Bồ-đề, Niết-bàn, Chơn-tâm, Chơn-như, Viên-giác .v.v...
    Tánh Phật không có một chút cáu bẩn mà hoàn toàn trong sạch ; tánh Phật không giới hạn mà rộng rãi mênh mông như vũ trụ ; tánh Phật không đứt đoạn, mà vĩnh viễn trường tồn như thời gian : tánh Phật không có nhược điểm mà đầy đủ công năng, diệu dụng.
    Tánh Phật có nhiều đặc điểm, có nhiều màu sắc, có nhiều khía cạnh, không thể nói xiết được. Sau đây chúng tôi chỉ trình bày một số ít những đức tánh Phật của các kinh điển thường nói đến thôi.

    TỪ – BI

    I- ĐỊNH NGHĨA
    Từ – bi là do hai chữ “Từ” và “Bi” ghép chung lại. Theo kinh Phật, “Từ” là lòng thương yêu, thường đem vui cho tất cả chúng sanh (Từ năng dữ nhất thế chúng sanh chi lạc). “Bi” là lòng thương xót, thường dứt trừ đau khổ cho hết thảy chúng sanh (Bi năng bạt nhứt thế chúng sanh chi khổ). Trong “Tứ vô lượng tâm” (bốn món tâm rộng lớn không lường được), thì Từ – bi đứng đầu. Hai chữ Từ – bi sắp theo văn phạm Trung Hoa, thì ý nghĩa không nghịch, nhưng theo tiếng Việt chúng ta thì nên đề “Bi” trước và “Từ” sau, vì “Bi” là nhân, “Từ” là quả, cũng như “xả là nhân hỷ là quả”. Tại sao thế? – Vì nếu có lòng thương yêu, muốn ban vui cho chúng sanh, trong khi họ đang bị đau khổ dày vò, thì cái vui ấy chỉ là cái vui gán gượng. Vậy muốn cho họ hưởng sự vui vẻ đầy đủ, trước phải trừ giùm đau khổ của họ, rồi cho vui. Như thế, cái vui mới được hoàn toàn.

    II- TÁNH CHẤT CỦA TỪ – BI


    TỪ BI RẤT BAO LA VÀ BÌNH ĐẲNG
    Trong đời hay trong các học thuyết, tôn giáo khác cũng thường nói đến tình thương yêu, lòng bác ái. Nhưng những danh từ này chứa đựng một nội dung hẹp hòi, có khi đó chỉ là tình yêu thương vợ con, gia đình quyến thuộc, bạn bè ; rộng hơn thì ra đến quốc gia, chủng tộc là nhiều. Chữ Từ – bi của đạo Phật không có phạm vi, nó bao la vô tận. Nó lan từ gia đình, xã hội, chủng tộc, nhân loại ra đến toàn thể chúng sanh, cây cỏ. Nó không có thân sơ, bạn thù, xa gần, mạnh yếu : nó lan bằng như nước, chỗ nào thấp thì chảy đến trước, nhận được nhiều, chỗ nào cao thì chảy đến sau, nhận ít, nhưng bao giờ cũng đồng đều trên mặt. Kẻ nào được đau khổ nhiều thì được cứu nhiều, kẻ nào đau khổ ít thì cứu ít, nhưng mục–đích bao giờ cũng làm cho mọi người, mọi vật đều thoát khổ và yên vui bằng nhau. Lòng Từ – bi rất bình đẳng, không có cao hạ, gần xa, nặng nhẹ. Nhưng vì chúng sanh có loại khổ nhiều, có loại khổ ít, nhân loại cũng có kẻ cực nhiều, có kẻ cực ít, cho nên lòng từ–bi cũng tùy theo trường hợp, tuỳ theo căn bệnh, mà gia giảm ít nhiều để san bằng biển khổ. Như thế, ta nhận thấy rằng tinh thần từ-bi bao giờ cũng bình đẳng, nhưng trong thực hành thì có sai khác tùy trường hợp, có nơi cần trút nhiều tình thương, có nơi vừa phải, có nơi ít. Và đó, mới thật là bình–đẳng.

    TỪ BI RẤT SÁNG SUỐT
    Từ – bi không những bao la, bình đẳng, mà còn sáng suốt vô cùng. Lòng thương ở ngoài đời có nhiều khi rất mù quáng. Khi thương thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo, thương thì xấu cũng thành tốt, ghét thì tốt cũng hóa xấu. Nhất là tình yêu, lại càng mù quáng hơn. Trong báo chí, không ngày nào là không có năm, ba vụ chém nhau, giết nhau vì tình yêu. Tình yêu và thù oán đi song song nhau. “Không yêu được thì ghét”, một nhà tâm lý Pháp đã nói rất đúng như thế. Tình yêu thương giữa đời sở dĩ mù quáng như thế, là vì nó xuất phát từ thất tình lục dục, là vì nó dựa lên tình thương mình, lên cái ngã.
    Trí-tuệ của Phật đã đánh tan cái ngã, cho nên Từ-bi của Phật không dựa lên cái ngã hẹp hòi. Do đó, từ-bi rất sáng suốt. Từ-bi nhờ trí-tuệ soi sáng, nhận thấy được rằng toàn thể là mình, mình là toàn thể: chúng sanh mặc dù chia ra làm sáu loại: Thiên, Nhân, A-tu-la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục, nhưng tựu trung vẫn đồng bản thể như nhau như chất ướt mặc dù khi đông thành nước đá, khi tan thành nước, khi biến thành hơi, khi tụ thành mây, khi hóa thành mưa, cũng có chung một tánh: Tánh ướt, chúng sanh từ vô thỉ, quay lộn trong sáu đường, tiếp nối trong muôn triệu kiếp, đã từng làm cha mẹ anh chị em, thân bằng quyến thuộc của nhau, cho nên phải thương yêu nhau.
    Nói một cách tổng quát thì Từ-bi là tình thương xuất phát từ sự sống, trở lại thương sự sống và quyết tâm dứt trừ đau khổ đã bám víu vào sự sống trong muôn hình vạn trạng. Sự sống đã bao la bình đẳng, sáng suốt như thế.

    III- CÔNG NĂNG CỦA TỪ-BI

    Từ-bi không phải là môt lý thuyết suông ; không phải là một lý tưởng tốt đẹp để cho người đời nhìn ngắm. Nó không phải là sức mạnh thụ động, mà là cả một sức mạnh hoạt động không ngừng. Từ-bi là nguồn gốc của muôn hạnh lành; những hành động tốt đẹp đều do lòng từ-bi mà ra cả. Trước hết, vì từ-bi nên ta trì-giới, do trì-giới mà ta không sát sanh hại vật. Vì từ-bi nên ta nhẫn nhục, nhờ nhẫn nhục mà ta dập tắt được tánh nóng giận, thù hằn. Vì từ-bi nên ta tinh-tấn, do tinh-tấn mà ta trừ được lười biếng. Vì từ-bi nên ta chuyên tâm định tĩnh, do định tĩnh mà ta hết bối rối loạn động. Vì từ-bi nên ta luyện trí-tuệ, do luyện trí-tuệ mà mê lầm tiêu tan.
    Nhờ từ-bi mà muôn vật đỡ bị sát hại, đau đớn; nhờ từ-bi mà nhân loại đỡ chiến tranh; nhờ từ-bi mà loài người bớt thù oán; nhờ từ-bi mà loài người bớt đói lạnh, người giàu bớt tham lam; nhờ từ-bi mà người ngu được khai ngộ, người độc ác trở lại hiền lành, người sợ hãi trở lại yên tâm.
    Tóm lại, nhờ từ-bi mà cõi Ta Bà này bớt tiếng than khóc, bể sâu với nước mắt, nụ cười nở lại trên môi.

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    IV- GƯƠNG TỪ-BI CỦA ĐỨC
    BỔN SƯ THÍCH-CA


    Để có một bằng chứng cụ thể về lòng từ-bi và công dụng của nó, chúng ta hãy hướng nhìn lại đời sống của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ngài đã vì lòng từ-bi, muốn cứu độ chúng sanh đau khổ nên Ngài đã thành Phật. Từ khi lên bảy, trong cái tuổi mà người ta thường bảo là tuổi không biết tội nghiệp (Cet âge est sans pitíe), chính lúc ấy Đức Thích Ca đã rơi lụy xuống đường cây, khi Ngài nhận thấy cảnh giành giựt giết hại giữa sanh vật để bảo tồn sự sống riêng của chúng. Càng lớn lên, lòng thương của Ngài càng mở rộng. Ngài không thể thấy một con chim bị bắn mà không cứu, một con cừu bị què chân mà không bồng nó lên. Vì lòng thương rộng lớn, Ngài lìa bỏ tình thương nhỏ hẹp của gia đình, lìa bỏ ngôi vàng lộng lẫy, lìa bỏ danh vọng cao sang; chính vì lòng từ-bi mà Ngài đã nằm sương gối tuyết, không quản gian nguy trong lúc đi tìm đạo cuối đời. Chính vì lòng từ-bi mà 49 năm Ngài không ngớt thuyết-pháp một mình Ngài. Chính vì lòng từ-bi mà Ngài đặt gót chân trên khắp cõi Ấn Độ rộng lớn. Chính vì lòng từ-bi, mà Ngài đã quên già yếu, thuyết pháp độ sinh cho đến phút cuối cùng trước khi lìa thế. Chính vì lòng từ-bi mà Ngài đã phát đại nguyện: “Ta nguyện đem thân ta chịu hết cả hằng hà sa số khổ đau của chúng sanh” hay : “Nếu còn một chúng sanh nào chưa thành Phật thì ta quyết chưa thành Phật”. Chính vì lòng từ-bi mà Ngài đã tuyên bố những câu nói rất hùng dũng: “Nếu ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục?” hay những câu nói đầy khoan hòa, độ lượng, đã và sẽ là khuôn vàng ngọc cho muôn đời: “Với người dữ, ta nên ở lành, với người câu nệ, với người tham lam, ta chớ nên gian tham, hãy lấy từ-bi đáp lại nộ khí, lấy thành thực đáp lại điêu ngoa, lấy lành đáp dữ”.

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI NUÔI
    TÁNH TỪ-BI NHƯ THẾ NÀO TRONG
    ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY


    Tánh từ-bi đã nằm sẵn trong tâm mỗi chúng ta. Chúng ta không cần phải cầu xin, mua chuộc nó ở một vị thế chúa tể nào, thần linh nào cả. Hạt giống ấy đã nằm sẵn trong tâm hồn chúng ta. Nhưng nó đang bị phủ lấp dưới bao lớp sân hận, tham lam, ích kỷ, nên không thể đâm chồi nẩy mộng, trồi đầu lên được. Vậy, công việc đầu tiên của người dưỡng tánh từ-bi là phải phanh gỡ lần những lớp chướng ngại, để cho mầm từ-bi nẩy lên, khi nó đã nhô lên khỏi mặt đất, chúng ta phải tìm mọi nhân duyên, mọi cơ hội thuận tiện cho nó chóng đâm chồi nẩy lá. Công việc không phải chỉ trong năm ba ngày, một tháng, một năm, mà cả suốt đời. Cũng không phải chỉ săn sóc nó trong những cơ hội thuận tiện lớn lao, mà bỏ mặc nó trong những hành vi, cử chỉ nhỏ nhặt tầm thường hằng ngày. Có nhiều người có thể làm được những việc từ thiện lớn lao, như mở nhà thương, phát chẩn bần, tốn từng chục vạn bạc, thế mà khi thấy một người đau, một người đói hay lạnh rên xiết trước mặt mình, lại đành đoạn làm ngơ. Có người có thể nhảy xuống sông để cứu người chết đuối, bỏ bạc ngàn mua chim, mua cá phóng sanh, thế mà vẫn điềm nhiên ngồi nhìn một con kiến vô tội sắp chết chìm trong ly nước, hay một con chuồn chuồn sắp bị đứa con nhỏ của mình ngắt cánh ngắt đuôi. Chúng ta hãy coi chừng, hãy tìm hiểu lý do của tâm trạng hành động nói trên. Có khi đó là do quan niệm sai lầm, tưởng rằng làm những việc vĩ đại, lớn lao mới là từ thiện, mới là từ-bi, còn những việc nhỏ nhặt thì ai làm cũng được, có làm hay không làm cũng không có hậu quả gì: có khi đó là do tánh háo thắng, ham danh chuộng lợi mà làm. Nếu thế thì không phải là dưỡng tánh từ-bi; mà trái lại là vùi dập nó sâu thêm dưới những lớp si-mê, dục-vọng của lòng mình.
    Muốn dưỡng tánh từ-bi, ta phải làm tất cả việc lành, tránh các việc dữ, dù to dù nhỏ, dù trước mặt muôn người, hay chỉ một mình ta, dù được khen hay bị chê, dù dễ hay khó.
    Muốn dưỡng tánh từ-bi ta phải tiếp xúc, gần gũi với những cảnh đau khổ của đời. Những người ở luôn trong những dinh thự nguy nga, khó biết được cái cảnh nửa đêm chồng con dưới túp lều tranh khi mưa dột, cái cảnh trốn nắng dưới mái nhà tôn khi nửa trưa. Những người luôn luôn ngồi trên xe ngựa, khó nghe được những tiếng rên khóc bên lề đường, trong xó chợ. Những người ăn mặc ấm áp, sang trọng khó cảm nhận được cái lạnh buốt đến tận xương tủy của những kẻ rách rưới trần truồng. Những kẻ luôn luôn ngồi trước bàn tiệc cao lương, mỹ vị, ít khi nghe được những tiếng rú, tiếng hét hãi hùng, những cái giẫy giụa đớn đau của những gia súc bị làm thịt dưới nhà bếp. Cho nên, muốn trau dồi tình thương, phải gần gũi với cảnh khổ. Thái tử Sĩ-Đạt-Ta ở trong cung vua, mà cứ nằng nặc xin Phụ Vương ra xem ngoài bốn cửa thành là vì thế. Có thấy, có cảm, có chia sẻ cái khổ cho nhau, mới thương nhau. Có thương nhau mới tìm cách cứu khổ cho nhau. Có cứu được khổ cho nhau thì tình thương mới thêm phấn khởi và phát triển. Tình thương càng phấn khởi và phát triển thì ta còn cám ơn những kẻ đau khổ đã tạo nhân duyên cho tình thương của ta mở rộng và hoạt động mạnh mẽ. Chính những kẻ đau khổ là phước điền nuôi dưỡng lòng từ-bi phát sinh và lớn mạnh. Đất hoạt động, đất sống của từ-bi là cảnh khổ. Ly cảnh khổ, cây từ-bi sẽ mất hết sanh lực và không thể đâm hoa kết trái được. Cảnh khổ không phải chỉ có trong loài người mà chung cho cả sinh vật. Cho nên người dưỡng tánh từ-bi không phải chỉ cứu giúp loài người đỡ khổ, mà còn biết thương yêu gia súc, xem chúng như những người giúp việc trong nhà, tránh làm đau khổ chúng một cách vô ích. Hãy nghĩ rằng chúng cũng có tình mẫu-tử, có dạ trung thành, biết đau khổ, biết lo sợ. Chúng ta không nên hất hủi, hành hạ chúng. Chúng ta cũng không nên tìm thú vui trong những cuộc săn bắn hay câu cá. Nhưng ai có thể vui thích được trước cảnh tượng đau đớn hãi hùng của những con thú, con chim, con cá bị bắn giết, sẽ quen dần với những cảnh giết chết, tàn bạo giữa người với người.
    Cho đến cây cỏ, người dưỡng tánh từ-bi cũng không nên tàn phá một cách vô ích. Nên nhớ rằng nó cũng có sự sống, và đã có sự sống tất nhiên muốn bảo toàn sự sống. Những kẻ bứng cây sống, trồng cây chết, ngắt hoa, bẻ lá, phá cành mà không có mục một đích gì cả, chỉ để thỏa mãn cái tánh ưa thích tàn phá, những người ấy cũng đã làm tổn hại lòng từ-bi nhiều lắm. Lòng thương yêu cây cỏ, giúp cho ta nhận thấy được lẽ huyền vi của sự sống, thông cảm với cái chung cùng của muôn vật và trực nhận được cái bản thể của vũ trụ.
    Tóm lại, làm được tất cả các việc trên, từ nhỏ đến lớn, từ dễ đến khó, không bao giờ thối chuyển ngã lòng; mở rộng, mở rộng mãi lòng từ-bi cho nó bao trùm được cả pháp giới. Như thế là dưỡng tánh từ-bi của Phật, mà mỗi chúng ta đều có sẵn ở trạng thái tiềm tàng trong tâm chúng ta.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    TRÍ TUỆ

    I- ĐỊNH NGHĨA

    Trí-tuệ là cái tánh sáng suốt xét soi cùng khắp không bị ngăn che, trở ngại. Trí-tuệ tiếng Phạn gọi là “Prajna”, tiếng Trung Hoa dịch âm là Bát-nhã, hay Đại trí-tuệ, để chỉ rõ cái rộng lớn, linh diệu, hiệu quả của trí-tuệ, nhiều khi trong Kinh còn gọi là Bát–nhã Ba–la–mật, nghĩa là trí-tuệ sáng suốt cùng tột và chắc chắn sẽ đưa người tu hành đến quả vị Phật.
    Nếu vô minh là cái màn đen tối bao trùm vạn vật, làm cho chúng sanh không nhận được sự thật của vũ-trụ vạn hữu và do đó làm cho chúng sanh phải đau khổ, thì trí-tuệ trái lại, là cái khí giới duy nhất có công dụng phá tan được màn vô minh ấy, làm cho chúng sanh thấy rõ được sự thật vũ-trụ vạn hữu, và có thể nhập vào sự thật ấy để sống một cuộc sống an vui, tốt đẹp.
    Nói về trí-tuệ, trong kinh Di-giáo, Phật có dạy: “Người có trí-tuệ không tham trước, tự tại, sáng suốt, tránh khỏi hố hầm tội lỗi ; trí-tuệ chân thật là chiếc thuyền kiên cố, đưa chúng sanh khỏi biển khổ sông mê, là ngọn đèn sáng soi miền hắc ám, là liều thuốc chữa được muôn ngàn bệnh tật, là chiếc búa sắp đập tan rừng phiền não, là lưỡi dao bén cắt đứt lưới vô minh”.

    II- SỰ SAI KHÁC GIỮA TÁNH THÔNG MINH HIỂU BIẾT CỦA ĐỜI VÀ TRÍ–TUỆ CỦA PHẬT
    Khi nói đến trí-tuệ nhiều người tưởng lầm trí-tuệ theo nghĩa trong đạo Phật cũng như sự thông minh hiểu biết giữa thế gian, nhưng chỉ khác là trí-tuệ của Phật rộng rãi, sáng suốt hơn. Thật ra, sự thông minh hiểu biết của thế gian và trí-tuệ của Phật có nhiều điểm sai khác. Do sự sai khác đó, giáo lý kinh điển Phật – giáo phân biệt hai thứ trí-tuệ: trí-tuệ thế gian và trí-tuệ trong đạo Phật.

    1. Trí-tuệ thế gian: là cái biết của thế gian: cái biết còn nhiều sai lầm, sơ sót khiến cho người ta cứ trồi lặn mãi trong ba cõi sáu đường.
    Trí-tuệ thế gian có thể chia làm hai thứ:
    a) – Có thứ thông minh láu lĩnh, thấy rộng, biết nhiều nhưng bất thiện; nó chỉ biết phụng vụ cho dục vọng, ích kỷ, thỏa mãn bản ngã hẹp hòi, làm tay sai cho cái ác. Cái biết này thật là nguy hiểm hơn cả cái ngu si nữa, vì nó làm cho con người mất hết cả lương tri, ác hơn cầm thú. Cho nên đức Phật bảo rằng cái thông minh này là một cái nạn lớn trong tám nạn.
    b) – Có thứ thông minh mẫn tiệp, hiểu biết đâu là thiện nên làm đâu là ác nên tránh, biết làm những điều lợi-ích cho nhân quần xã-hội. Tuy thế, cái biết này cũng không giúp cho con người thoát ra ngoài vòng khổ não, luân hồi. Vì thế, cho nên gọi là trí-tuệ thế gian.

    2. Trí-tuệ đạo Phật: Có hai thứ :
    a)– Hữu lậu trí : Cái trí chưa có năng lực đoạn các phiền não hữu lậu. Nghĩa là trong lúc ở địa vị phàm phu tục nhơn, tuy dùng trí-tuệ quan sát thân bất tịnh, thọ là khổ, tâm vô thường, pháp vô ngã, nhưng rồi lúc nào cũng thấy là tịnh, là vui, là thương là thật ngã, còn bị phiền não hữu lậu lấn áp, không thể phá trừ được.
    b)– Vô lậu trí : cũng gọi là Bát-nhã-trí: Trí này đã phá trừ các phiền não hữu lậu, đạt đến chỗ rốt ráo thanh tịnh, nhưng chỉ khi đặng thành quả mới có, trí này có hai phần :
    - Về phương tiện “thể” tức là căn bản trí, cũng gọi là thật trí, vô phân biệt trí, như lý trí, chơn trí.v.v... Kinh nói: “Như Lai dùng căn bản trí (vô phân biệt trí) duyên chơn như, tâm và cảnh không hai, không có năng sở”, hay nói: “Dùng thật trí thấy rõ thật tướng của các pháp”.
    - Về phương diện “dụng”, tức là hậu đắc trí. Sau khi đặng căn bản trí rồi mới có trí này, cũng gọi là huyền trí, sai biệt trí. Kinh nói: “Đức Như Lai dùng quyền trí, thấu rõ các pháp sai biệt, giáo hóa chúng sanh”.

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    III- CÔNG NĂNG CỦA TRÍ-TUỆ
    Người ta sống trong đời như đi trong đêm tối, như chèo ghe giữa biển mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Trí-tuệ thế gian là ngọn đèn soi sáng khoảng đường ta đi, là địa bàn chỉ phương hướng cho ta đến. Ngài hơn vạn vật, làm chủ được muôn loài là nhờ trí-tuệ, nền văn minh tiến bộ về vật chất của nhân loại như ngày nay cũng nhờ trí-tuệ.
    Nhưng dù văn minh đến đâu thì loài người cũng không vượt thoát được cảnh giới Ta-bà này, cũng vẫn còn đau khổ, vẫn còn chịu sự chi phối của bệnh tật, già yếu, chết chóc, sầu thương...
    Muốn thoát khỏi cảnh khổ thế gian, phải nhờ trí-tuệ của Phật. Trí-tuệ của Phật có nhiều công năng, diệu dụng khác với thế gian trí. Dựa theo tánh cách của công năng, diệu dụng ấy, Duy-thức học chia trí-tuệ ra làm bốn loại, có bốn tên khác nhau: Khi ở địa vị phàm phu, còn trong vòng mê muội, thì mỗi người có 8 thức và 51 tâm sở, đến khi chứng đặng thánh vỊ thì tâm thức và 51 tâm sở ấy đều chuyển ra thành trí. Thức thứ 8 là A-lại-gia, có công năng gìn giữ thân mạng, chủng – tử và thế giới. Khi đạt đến địa vị vô lậu thì thức này biến thành “đại viên cảnh trí”: Trí sáng suốt như bức gương lớn và tròn đầy, chỉ thị cho thể tánh chơn như.
    Thức thứ 7 là Mạt-na, có công năng thường chấp ngã, khi đạt đến địa vị vô lậu, biến thành “bình đẳng tánh trí”: Nhận thức các pháp là đúng với tánh bình đẳng vô ngã của nó.
    Thức thứ 6 là ý thức, có công năng phân biệt so đo, khi đạt đến địa vị vô lậu, biến thành “diệu quán sát trí”: Năng lực quán sát thần diệu.
    Năm thức trước (Nhãn-thức, Nhĩ-thức, Tỷ-thức, Thiệt-thức, Thân-thức) có công năng tiếp xúc trần cảnh, khi đạt đến địa vị vô lậu, biến thành “Thành sở tác trí”: Có năng lực nhận thức cùng khắp thành tựu mọi công việc.

    IV- GƯƠNG TRÍ-TUỆ CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA
    Đức Phật, cũng được gọi là Giác-ngộ. Danh từ này được nhân loại từ xưa đến nay công nhận và tôn xưng.
    Đức Phật Thích Ca, ngay từ khi còn thơ ấu đã tỏ ra trí-tuệ hơn người. Lúc mới 7 tuổi, một hôm đi xem lễ cày, thấy cảnh tương tàn tương sát giữa sanh vật, Ngài nhận chân được nỗi khổ của kiếp sống, và cái định luật khắc nghiệt của cõi đời này là sự sống chồng lên sự chết của muôn loài muôn vật. Ngài chỉ học một mà biết mười, nên đã làm cho các vị giáo sư, phải ngạc nhiên và bái phục, tôn Ngài lên làm thầy dạy lại họ. Mỗi lần dạo thăm một cửa thành là Ngài tìm được một sự thật đen tối của cõi đời: Nào đau, nào già, nào chết. Nhưng biết sự thật ấy không phải để mà biết, hay đành xuôi tay bất lực, hay khóc than một cách tiêu cực. Ngài không dừng cái biết của Ngài tại đó, mà còn đẩy xa ánh sáng trí-tuệ của mình, tìm tới nguyên nhân đau khổ. Tìm được nguyên nhân đau khổ rồi, Ngài lại tìm phương pháp để dứt trừ nguyên nhân đau khổ. Đến đó Ngài cũng chưa chịu dừng nghỉ, mà còn tìm một cảnh giới an vui vĩnh cửu. Tất nhiên công cuộc tìm tòi và thành tựu mỹ mãn ấy không phải dễ dàng. Ngài phải rời bỏ tất cả những gì quý báu thân yêu, lặn lội đi tìm thầy, tìm bạn để học hỏi, đi hết xứ này đến xứ khác, nghe ở đâu có một vị đạo sĩ, triết gia thông minh xuất chúng là Ngài đến thụ giáo, không quản ngại đường sá xa xôi, núi rừng hiểm trở. Nhưng đến đâu, Ngài cũng thấy cái biết của họ chưa cùng tột, còn có những nỗi thắc mắc chưa được giải quyết. Trước tình thế ấy, đành chịu đầu hàng vô-minh chăng?- không như thế được! Ngài quyết tâm phá tan màn vô-minh mới thôi! Không thể nhờ ai dạy cho mình phương pháp diệt khổ hoàn toàn, đem vui vĩnh viễn được, Ngài tự mình tìm lấy. Từ đó, ngày đêm Ngài tham-thiền, nhập-định quên ăn bỏ ngủ, trong suốt 49 ngày dưới gốc Bồ-đề. Và một buổi bình minh kia, trí-tuệ của Ngài đã bừng sáng, chiếu khắp mười phương, soi thấu suốt từ quá khứ đến vị-lai, thấy được bản thể của vũ-trụ rõ ràng như thấy bàn tay mình. Từ đó, Ngài đã thành đấng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI TRAU DỒI TRÍ-TUỆ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY?
    Mỗi chúng ta đều có sẵn cái mầm trí-tuệ, cái chất trí-tuệ của Phật. Nhưng cái mầm ấy không được vun trồng, săn sóc, thiếu đất, thiếu nước, thiếu không khí nên không nẩy sanh được cây Bồ-đề : Cái chất trí-tuệ ấy, như ngọc lẫn lộn trong đá, không được mài giũa nên ánh sáng không phát ra.
    Muốn có được trí-tuệ như Phật, chúng ta phải tu theo các pháp mà Phật đã chỉ bày. Những pháp này nhiều không xiết kể, nhưng chúng ta nên lựa vài pháp môn thông thường có thể thực hiện được trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
    Trước tiên chúng ta phải biết nghe, biết thấy (Văn). Không phải chỉ nghe những điều thiết yếu của Phật dạy, thấy những điều thiết yếu trong kinh điển là đủ. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể nghe thấy những điều bổ ích quanh ta. Nói một cách khác là ta phải luyện năng khiếu quan-sát để rút ra những bài học Phật-pháp quý báu. Trong khi nghe, thấy, quan sát, chúng ta cố gắng đừng để cho dục vọng, ích kỷ dính vào cái thấy, cái nghe, đừng thiên vị cái mà dục vọng, lòng tự-kỷ yêu, ghét, thiên vị. Nói một cách khác là đừng để cho cái “ta” hẹp hòi bắt buộc ta chỉ mờ mắt nhìn cái nó thích, nghe cái nó ưa và nhắm mắt bịt tai, không cho lọt vào mắt ta, tai ta cái nó không ưa, không thích. Đừng sợ sự thật, đừng sợ ánh sáng, nhất là khi sự thật ấy có thể làm mất lòng “cái ta” , khi cái ánh sáng ấy làm chói mắt “cái ta”. Ở đời biết bao nhiêu người có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, vì mắt, tai bị cái màn của thói quen, thành kiến, quyền lợi, thất tình, bản ngã che lấp.
    Vậy trước khi nghe, khi nhìn, hãy vén cái màn đen tối ấy lên đã.
    Nghe thấy, quan sát một cách sáng suốt, khách quan cũng chưa đủ thấy rõ được sự thật nằm bên trong sự thật. Phải dùng trí để suy nghiệm. (Tu) xét soi tất cả mọi khía cạnh, chia sẻ sự vật để thấy được cái lõi, cái nguyên-lý của nó. Phải luôn luôn đặt những câu hỏi : “Vì sao”, “Thế nào”, “rồi sao nữa”. Bất luận một lời, một cử chỉ, một hành động gì, trước khi làm, ta cũng phải dùng trí-tuệ để soi xét cho thấu đáo ngọn ngành. Thí dụ khi ta thích ăn ngon, thích ngủ nhiều, ta phải tự hỏi xem những tánh xấu ấy rồi sẽ đưa ta đến kết quả gì, có làm cho ta tiến bộ hay thoái hóa; ta nhận xét xem có ai thích ăn, ngủ nhiều mà thành tựu trong đời họ không. Khi ta muốn đắm mình vào cờ bạc, rượu chè, hút sách, ta phải tự hỏi xem có người nào mê say những thứ ấy mà thân hình không bạc nhược, tinh thần không sa đoạ, gia đình không tan nát không. Khi ta nói dối trá, lừa đảo người này, bóc lột kẻ khác, ta hãy nghiệm xem kết quả của những hành động ấy sẽ thế nào, người ta có tín nhiệm ta mãi chăng, ta có được người đời kính mến chăng, ta có được mãi mãi yên thân với những hành động xấu xa ấy chăng. Khi ta nóng giận, kiêu mạn... ta hãy hồi tâm nghĩ lại những tánh xấu ấy đã tàn hại cuộc đời chung và đời riêng đến mức nào. Nếu dứt trừ được những tánh ấy, tâm hồn ta sẽ nhẹ nhàng, thư thái như thế nào, cuộc sống giữa xã hội sẽ dễ thở, an vui như thế nào? Tóm tắt một lời, là phải dùng trí-tuệ trong mọi ý nghĩ, lời nói, cử chỉ, hành động trong mọi địa hạt, hoàn cảnh, trong mọi thời, mọi thế. Hãy nên nhớ luôn rằng si-mê là gốc của muôn tội lỗi, trí-tuệ là gốc của muôn hạnh lành. Tổ-sư có dạy một câu rất thâm thúy: “Bất úy tham, sân khởi, duy khủng tự giác trì” (không sợ tham sân nổi dậy, mà chỉ sợ trí-tuệ, tự giác chậm-chạp, không phát lộ). Nói một cách khác là ta hãy luôn luôn cảnh giác, tỉnh táo sáng suốt, dùng đuốc trí-tuệ soi sáng luôn luôn đời ta. Hãy làm cho trí-tuệ của ta luôn luôn bừng dậy bằng những câu hỏi về nguyên nhân, kết quả, thực tại, quá khứ, tương lai... Hỏi luôn hỏi mãi, không bao giờ chưa rõ mà thôi hỏi. Không bao giờ hỏi rồi mà chịu để câu hỏi không lời giải đáp. Không bao giờ chịu nhận một lời giải đáp nửa chừng mà không tìm cách làm cho nó đầy đủ, rốt ráo. Hỏi mãi, hỏi hoài, hỏi cho đến bao giờ không còn gì để hỏi mới thôi.
    Nhưng ở đây chúng ta cũng nên tỉnh táo, đề phòng những cạm bẫy nguy hiểm của dục vọng, của cái “Ta”, của Vô-minh, nghĩa là có những câu giải đáp như những liều thuốc ngủ, không giải đáp gì cả mà chỉ thoa dịu, vỗ về ru ta ngủ, để ta đừng hỏi nữa. Có những câu giải đáp không trả lời thẳng cho câu hỏi để mở rộng sự hiểu biết, mà chỉ nhằm tâng bốc “cái ta”, làm thỏa-mãn dục-vọng, nâng cao cái ngã mạng, ngã ái, khiến cho lý-trí ta mỗi ngày mỗi lu mờ, không còn khả năng sáng suốt để nhận rõ đâu là phải, đâu là trái, đâu là hay, đâu là dở nữa.
    Nhưng ngược lại, cũng nên đề phòng một khuyết điểm thứ hai là sự ham chuộng tìm biết sự thật để thỏa mãn tánh tò mò, cái biết suông, biết để mà biết, cái biết vô trách-nhiệm.
    Cái biết của người trau dồi trí-tuệ, là cái biết dựa trên tình thương, dựa trên từ-bi, cái biết để làm thế nào cho mình, cho nhân loại, chúng sanh thoát ra ngoài vòng đau khổ, cái biết đem lại an vui cho tất cả, cái biết của “xuất thế gian trí”.
    Biết chân chính cũng chưa đủ. Cần phải thực hành theo cái biết ấy (Tu). Biết, mà thực hành, mới có thật nghiệm : có thật nghiệm, thật chứng mới thật là biết. Thật hành là cái lò để luyện thép trí-tuệ. Là viên đá để mài-ngọc trí-tuệ. Không thực hành thì cái biết ấy chỉ là cái biết suông, không đủ sức để đuổi xa tà-niệm, phá tan màn vô-minh, thân chứng lý vô ngã, thế ngộ pháp vô sanh.
    Muốn trau dồi trí-tuệ cho kết quả, người Phật-tử phải thực hành theo pháp tam vô-lậu-học: Giới, định, huệ.
    a) – Giới là ngăn chặn, đón giữ tà niệm, vọng tâm không cho nó phát sinh. Giới là bức thành cao ngăn giặc phiền não, là đạo quân tinh-nhuệ dẹp trừ Ma vương. Giới là bóng đèn bao bọc ngọn đèn trí-tuệ, không cho gió vô-minh làm xao động hay thổi tắt.
    b) – Định là phép làm cho thân tâm định tĩnh: là tham-thiền nhập-định. Định như ngọn đèn khi hết bị gió làm chao động, tập trung được ánh sáng, soi chiếu được xa. Định như ly nước được để yên một chỗ, làm cho bao nhiêu cáu bẩn đều lắng xuống đáy ly. Định như mặt nước hồ im lặng phẳng lì, có thể phản chiếu được rõ ràng bầu trời, cây cỏ...
    c) – Huệ là sự soi sáng, sự phát ra ánh sáng với bao nhiêu diệu dụng của nó, làm cho kẻ tu hành thấy biết được rõ ràng thật tướng của nhân sinh, vũ-trụ nguồn gốc của đau khổ, con đường đưa đến giải thoát hoàn toàn.
    Khi đã biết được đúng đắn, cùng khắp rõ ràng như thế, gọi là “Chánh-biến-trí”. Trí-tuệ khi đạt đến trình độ hiểu biết này thì nghiễm nhiên trở thành “Chánh-đẳng Chánh-giác” hay Phật.
    Làm được như thế, gọi là dưỡng tánh trí-tuệ của Phật mà mọi người chúng ta đều đã sẵn có ở trạng thái tiềm phục trong ta.

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    BÌNH ĐẲNG

    I- ĐỊNH NGHĨA

    Bình là bằng, là ngang nhau không cao, không thấp, không trên không dưới : đẳng là sắp hạng, là cấp bậc. Bình-đẳng là sắp ngang nhau, là xem như nhau, không thấy có cái này cao, cái kia thấp, không thiên vị hạng người này, từ bỏ hạng người kia.
    Tánh bình-đẳng của Phật là một tánh bình-đẳng tuyệt đối, bình-đẳng xét ngay từ trong thể tánh của vũ-trụ, ngay từ trong cội gốc của cuộc đời là sự sống : mọi sự sống bất luận dưới hình-thức nào đều có giá trị ngang nhau, đều được tôn trọng như nhau ; mọi sinh vật, tất cả chúng sinh, đều có Phật-tánh và đều có thể thành Phật.

    II- TÁNH CHẤT BÌNH ĐẲNG NHƯ PHẬT
    Chúng ta thường nghe nói đến bình-đẳng ở ngoài đời. Cách-mạng Pháp 1989 nêu cao khẩu-hiệu “Tự do Bình-đẳng, Bác-ái”, và quyết tâm thực hiện cho được ba điểm ấy, mà những nhà cách-mạng cho ba lý-tưởng đẹp đẽ nhất của loài người. Ba lý tưởng ấy cho đến ngày nay, nhân-loại vẫn chưa thực hiện được. Riêng về phương-diện bình-đẳng, chúng ta phải lấy làm buồn rầu mà tuyên-bố rằng: nhân-loại còn xa mục tiêu ấy quá! Hiện nay, trong nhiều xã hội, vấn đề bất bình-đẳng dựa lên huyết thống, quyền lợi còn tồn tại. Trong nhiều nước, vấn đề kỳ thị chủng-tộc, chia rẽ màu da, vẫn chưa được giải quyết xong.
    Nhưng một ngày kia dầu cho nhân-loại có thực hiện được lý-tưởng bình-đẳng như đã nói trên thì cái bình-đẳng ấy đem so cái bình-đẳng của Phật cũng còn hẹp hòi, cũng còn bất bình-đẳng. Cái bình-đẳng ấy chỉ là cái bình-đẳng trong phạm vi loài người, áp dụng cho loài người, chứ không phải có bình-đẳng chung cho muôn vật, áp dụng cho toàn thể chúng sanh như bình-đẳng của Phật.
    Đối với Phật, thì muôn vật và người, người và Phật đều bình-đẳng như nhau, vì mọi loài đều có sự sống, đều cùng chung một bản thể, đều cùng chung một cái luật: luật nhân – quả. Không một loài nào được hưởng ân-huệ riêng, cũng không một loài nào bị thiệt thòi riêng. Hễ ai tạo nhân lành thì hưởng quả đẹp, ai tạo nhân ác thì chịu quả xấu. Chúng sanh nào nhiều tham dục, sân hận, si mê thì sống trong cảnh giới đen tối khổ sở ; chúng sanh nào cõi lòng trong sạch chất chứa từ-bi, có trí-tuệ ... thì sống trong cảnh giới sáng-sủa, an-vui.

    III- CÔNG NĂNG CỦA TÁNH BÌNH ĐẲNG

    Tánh bình-đẳng chung cùng, rộng rãi, sâu xa ấy, đã tạo cho cõi đời không biết bao nhiêu là kết quả quý báu. Tánh bình-đẳng ấy làm cho mọi người được đặt ngang hàng nhau, mọi giai-cấp trong xã hội được san bằng, mọi bất công được tiêu trừ, mọi áp chế dựa lên huyết thống, màu da, chủng tộc, quốc độ được ngăn chặn. Tánh bình-đẳng ấy làm cho những người ở trong địa vị tối tăm, thấp kém thêm nhiều tin tưởng ở ngày mai, thêm nhiều hăng hái trong công việc cải tạo hoàn cảnh của mình ; trái lại, nó làm cho những người ở trong địa-vị cao sang, quyền quý biết tánh tự cao tự đại, bớt tánh ỷ lại vào giai-cấp của mình. Nó làm cho mọi người giàu cũng như nghèo, sang cũng như hèn, gần gũi nhau, biết tôn trọng nhân phẩm của nhau, quyền sống của nhau.
    Do sự bình-đẳng trong từ-bi, trong sự sống, trong Phật-tánh, loài người biết yêu thương loài vật hơn, không thấy mình có độc quyền giết hại sinh vật, không thấy cái tự cao tự đại, cho rằng muôn vật sinh ra để phụng sự mình, để sống, chết cho mình. Hơn nữa, tánh bình-đẳng, trong khi đặt chúng sanh và Phật ngang nhau, đã tạo cho loài người một lòng tin vô bờ bến ở khả năng thành Phật của mình, và lòng hăng hái trong công việc Phật-hóa ấy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    IV- GƯƠNG BÌNH – ĐẲNG CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA
    Đức Phật là người đầu tiên trong nhân – loại đã phản kháng chế độ giai–cấp và đã phá đổ thành trì chia cách dân tộc Ấn Độ ra làm bốn giai cấp là : Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Tỳ-xá-già và Chiên-đà-la. Chính Đức Thích Ca trong khi tìm đạo, đã nói với một người chăn cừu như thế này: “Mỗi người sinh ra không mang sẵn dấu “Tin ca” (dấu riêng của hạn quí phái) trên trán, không mang sẵn giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và trong nước mắt cùng mặn như nhau”.
    “Một người sinh ra không phải liền thành Bà-la-môn hay Chiên-đà-la (dòng hạ tiện) mà chính vì sở hành người ấy tạo thành một người Chiên-đà-la hay Bà-la-môn”.
    Trong Giáo-hội của Ngài, cũng như trong công cuộc giáo-hóa độ sinh, Đức Phật không bỏ một ai, dù là hạng người nghèo khổ, hạ tiện như người gánh phân, không ai thiên vị ai, dù đó là một vị Đế vương oai phong lẫm liệt. Kinh Đại niết-bàn đã tán thán tánh bình-đẳng của đức Phật như sau:
    “Đức Như Lai không những chỉ thuyết-pháp cho các hạng người quyền-quý như Vua Bạt-đề-ca mà cũng thuyết pháp cho hạng người bần cùng như ông Ưu-Ba-ly : không riêng thọ lãnh sự cúng-dường của những người giàu có như ông Tu-Đạt-Đa mà cũng thọ lãnh sự cúng dường của các hạng nghèo khổ như ông Thuần Đà ; không riêng cho phép các hạng không có tánh tham như Ngài Ca Diếp xuất-gia mà cũng cho phép được xuất gia những người nhiều tánh tham như ông Nan Đà. Không những thuyết pháp cho hạng người an-tịnh không dự việc đời, mà cũng thuyết pháp cho vua Tần Bà Ta La trong lúc đang lo việc nước. Không những thuyết-pháp cho hạng thanh niên 25 tuổi mà cũng thuyết-pháp cho ông già 80 tuổi ; không những thuyết-pháp cho bà Hoàng Hậu Mạt Lỵ mà cũng thuyết-pháp cho dâm nữ Liên Hoa”. Trong sinh thời của đức Phật, mặc dù đã đạt đến một địa-vị vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, được toàn thể người đời, giai cấp hạ tiện đến giai cấp vua chúa, tăng-lữ sùng mộ bái phục, thế mà Ngài vẫn khoác chiếc áo vá trăm mảnh, mang bình bát đi khất-thực hết nhà này đến nhà khác, như bao nhiêu đệ-tử của Ngài, cũng chỉ vỏn vẹn có 8 món đồ cần thiết như những đệ-tử của Ngài : Cát quạt để che đầu, hai bộ y, cái gậy, đôi dép, cái dao cạo, bình bát, cái lưới lọc nước, cây kim may. Dựa lên tinh thần bình-đẳng tuyệt đối ấy, Đức Phật đã chế ra cho các vị tăng già một lối sống hoàn tòan bình-đẳng, mà ngày nay trong các xã-hội tự xưng là bình-đẳng nhất cũng không thể theo kịp. Đó là lối sống lục-hòa : cùng ở trong một hoàn cảnh như nhau, cùng chia sẻ những quyền-lợi đồng đều như nhau, cùng giữ những giới-luật như nhau, cùng giải bày những cái thấy nghe, hay biết cho nhau, cùng duyệt xét phê-bình những tình ý của nhau trong sự ôn hòa, thông cảm.
    Đức tánh bình-đẳng ấy đã được truyền nối qua các đệ-tử của Ngài và đã cảm hóa họ một cách sâu xa, cho nên họ cũng có những cử chỉ và lời nói đẹp đẽ chẳng khác gì cử chỉ và lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca.

    Ông A Nan, một hôm đến xin nước của một thiếu nữ dòng Chiên-đà-la ; người này thưa :
    “Thưa Ngài hãy tránh ra, vì con là dòng họ Chiên-đà-la”.
    Ông A Nan :
    - “Tôi đến đây xin nước uống, tôi không xin giai cấp !”.
    Vua A Dục đã trả lời cho một vị đại thần như sau, khi vị này can ngăn vua không cho vua đảnh lễ các vị Tỳ-kheo :
    - “Nếu lấy huệ nhân của Phật mà xem xét thân thể, thời biết thân ông vua và thân mọi người giống nhau, cũng là da, thịt, xương ; khác nhau chỉ có cái phù hoa bề ngoài. Nhưng cốt yếu ở đời là lòng đạo đức. Về phương diện này thì trong thân người hèn hạ nhất ở đời có thể có. Chính lòng đạo đức ấy, người có trí, gặp đâu ai cũng phải tôn trọng, vái lạy”.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    V- NGƯỜI PHẬT-TỬ PHẢI NUÔI DƯỠNG TÁNH BÌNH ĐẲNG NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
    Mỗi người đều có sẵn Phật-tánh, tức nhiên cũng đã có sẵn cái mầm bình-đẳng của Phật. Nhưng cái mầm ấy đã bị vùi sâu dưới bao nhiêu lớp bất công, bất bình-đẳng, dưới bao nhiêu giai cấp, tập quán, thành-kiến của xã hội. Từ xưa đến nay nhân loại đã dựa lên quyền-lợi, tài trí, để làm tiêu-chuẩn phân định từng bực, thứ lớp trong xã-hội: người giàu, người có tài trí, người thuộc dòng quý phái thấy mình có quyền đứng cao hơn kẻ khác, được hưởng quyền lợi nhiều hơn kẻ khác, có quyền bắt kẻ dưới phải phục dịch cho mình, có quyền khinh bỉ những ai không được như mình. Tiêu chuẩn ấy làm cho xã-hội chia rẽ, bất an, người trên khinh kẻ dưới, người dưới quán kẻ trên, người mạnh hiếp kẻ yếu, người yếu thù kẻ mạnh. Muốn cải thiện xã-hội, phải đặt tiêu chuẩn lên đạo đức: phải lấy tinh thần bình-đẳng của Phật giáo làm nòng cốt của xã-hội. Trước tiên, người Phật tử phải nêu cao gương sáng : phải thương yêu tất cả mọi người, đừng phân biệt thân sơ, cao hạ ; đừng thấy giàu sang mà trọng, nghèo hèn mà khinh ; đừng sợ kẻ quyền quý, đừng giẫm đạp kẻ cô thế, đến chùa chỉ nên thấy mọi người là Phật tử như mình, là đạo hữu, không thấy chức tước, giàu sang hay nghèo hèn của họ. Ai có đạo đức, có tu hành, thì đều được kính trọng như nhau. Ưu-Ba-Ly xuất thân là một kẻ gánh phân, thế mà vẫn được đức Phật nhận vào đại chúng và được vua chúa đương thời kính lạy, vì đạo đức của Ngài.
    Ngoài xã-hội, chúng ta cũng áp dụng tinh thần bình-đẳng ấy. Mọi người, mặc dù ở địa vị nào đều là người, nghĩa là đều có nhân phẩm, đều được trọng. Những ai có đạo đức, biết giúp ích xã-hội, biết dẹp lòng vị kỷ, biết yêu đồng loại, biết hy sinh vì nghĩa vụ, những người ấy đều được chúng ta kính mến, mặc dù họ ở trong hoàn cảnh nào, tầng lớp xã-hội nào.
    Riêng đối với ta, đừng bao giờ tự cho là quan trọng hơn người, cao hơn người, phải được săn sóc, chiều chuộng hơn người.
    Trong giai đoạn đầu, phải đặt ta ngang hàng với bao nhiêu “cái ta” khác ở chung quanh. Dần dần, phải tập xóa nhòa biên-giới giữa ta và những cái ta khác trong nhơn loại, không thấy có cái ta nào là đáng quý hơn cái ta nào.
    Trong giai đoạn thứ hai, phải tập xóa nhòa biên-giới giữa cái “ta là người” với những cái ta là của chúng sanh, đừng thấy cái ta của giống người cao hơn cái ta của chúng sanh, đừng thấy cái ta nào là đáng quý hơn cái ta nào.
    Trong giai đoạn ba, phải tập xóa nhòa những quan niệm “ta là chúng sanh”, mà chỉ nên thấy ta là một sự sống, ta có một sự sống.
    Trong giai đoạn thứ tư, phải tập xóa nhòa biên giới giữa sự sống của ta và sống không phải của ta, đừng thấy có cái sống riêng biệt, mà chỉ thấy có cái sống chung cùng, toàn thể, trong ấy cai sống của ta chan hòa, hòa đồng với tất cả.
    Làm như thế là dưỡng “tánh bình-đẳng” của Phật, mà mỗi chúng ta đều sẵn có ở trạng thái tiềm tàng trong ta.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    LỢI THA

    I- ĐỊNH NGHĨA
    Lợi là ích lợi ; tha là người khác. Lợi-tha là làm tất cả những gì có lợi cho người và vật khác. Lợi-tha là phản nghĩa của ích kỷ. Trong đạo Phật, lợi-tha là một vấn đề tối quan-trọng, nó hàm chứa hầu hết công việc của một người Phật-tử. Một công việc gì chỉ có tánh cách lợi kỷ, thì công việc ấy không phải là một công việc có giá trị có thể giúp người Phật-tử tiến bước trên đường đạo. Người Phật-tử không bao giờ chỉ thấy có mình mà không thấy có người, có vật khác, chỉ làm lợi cho mình mà không làm lợi cho người hay vật khác.

    II- TÁNH CHẤT LỢI – THA CỦA PHẬT

    Trong đạo hay ngoài đời đều có lợi-tha. Trong lịch-sử nhân-loại, không biết bao nhiêu là gương hy sinh cao cả của những bậc anh hùng, chí-sĩ, bác-học, dù sao, những hành vi lợi-tha này cũng còn thiết sót một vài khía cạnh; hoặc có thiên về phần vật-chất nhiều hơn tinh thần, hoặc có hạn cuộc trong phạm vi một đời sông, hoặc nó còn thất có nhơn, hoặc ngã, có kẻ làm ơn và kẻ mang ơn.
    Lợi-tha trong đạo Phật gồm đủ cả hai phương diện vật-chất và tinh-thần nhất là tinh thần-thế gian và xuất thế gian, hiện tại là vị lai ; nó không thấy có nhơn và có ngã, không phân biệt kẻ làm ơn và người mang ơn. Lợi-tha trong đạo Phật có nhiều thứ :
    1. Lợi-tha về vật chất : Có hai thứ là ngoại tài thí và nội tài thí.
    - Ngoại tài thí là đem những vật thực, đồ đạc, tiền của, của mình cho người hay vật.
    - Nội tài thí là lấy sức lực, tài năng, thì giờ, thân mạng của mình làm lợi ích cho người hay vật.
    2. Lợi-tha về tinh thần : Cũng có hai thứ :
    - Vô-úy-thí là làm cho người hay vật hết lo lắng, sợ hãi, khi họ đang gặp một tai nạn hay đang sống trong cảnh đang lo lắng phập phồng. Nói một cách khác là trấn-tĩnh người và vật, đem lại cái yên ổn cho tâm hồn họ.
    - Pháp-thí là đem giáo-pháp của Phật ra giảng dạy cho người xung quanh làm cho họ rõ biết đừơng lối tu hành để thoát khỏi cảnh sanh tử luân-hồi. Trong hạnh bố-thí, muốn cho được rốt ráo, đầy đủ mọi phương diện, thì phải bố-thí Ba-la-mật, là một trong sáu phép tu của những vị theo hạnh Bồ-tát.
    - Bố-thí Ba-la-mật : là bố-thí mà không vì danh, vì lợi riêng, không phân biệt kẻ quen, người lạ, kẻ thân, người thù, kẻ sang, người hèn, không so đo số lượng bố-thí là ít hay nhiều là quý hay không; không chấp ta là người bố-thí, kẻ kia là người thọ thí. Phép bố thí này dựa lên trí tuệ, từ-bi và bình-đẳng của Phật. Nhưng tánh trên này đã không hạn cuộc trong không gian và thời gian, đã san bằng nhân và ngã, thì phép bố-thí này vẫn phải có tính cách rộng rãi tuyệt đối như thế.
    Nhưng lợi-tha không phải chỉ hạn cuộc trong sự bố-thí, dù hình thức bố-thí ấy rốt ráo đầy đủ bao nhiêu.
    Lợi-tha còn nằm trong những thể-thức, phương tiện khác nhau :
    - Ái ngữ : nghĩa là dùng lời nói nhẹ nhàng êm ái đầy yêu thương trong khi tiếp xúc với người chung quanh. Nhờ lời nói ôn tồn dịu ngọt ấy mà người đối thoại với ta thêm lòng tin, càng hăng hái làm việc, cảm thấy được cuộc sống trong một làn không khí hòa thuận tin yêu.
    - Lợi hành : là làm tất cả những điều có lợi ích cho mọi người. (làm chứ không phải bố-thí) như người dạy học, giúp công ăn việc làm, tìm cách nâng cao đời sống của đồng loại .v.vv.
    - Đồng sự : là cùng làm công việc với người, cùng sống trong hoàn cảnh của họ để hiểu họ, nâng đỡ, cảm hóa họ dần dần hướng họ về con đường đạo đức, tươi sáng.
    Bốn cách làm lợi ích cho người như thế, gọi là tứ nhiếp pháp (bố-thí, ái-ngữ, lợi-hành, đồng-sự).

    III- CÔNG NĂNG CỦA LỢI THA :

    Như trên đã nói, nhờ lợi-tha mà, về vật-chất, người chung quanh ta được no ấm, có nơi ăn chốn ở, về tinh thần, đỡ lo sợ, sống an vui, có đạo đức. Tin tưởng ở đời sau và có thể giải thoát được cảnh giới tối tăm này để sống ở một cảnh giới tốt đẹp hơn.
    Tánh lợi-tha càng rộng lớn thì lợi ích lại càng lan xa, từ một vùng đến một tỉnh, từ một tỉnh đến một nước, từ một nước đến nhiều nước ; từ người đến vật, từ vật đến cỏ cây.
    Tánh lợi-tha không những chỉ ích lợi cho người khác mà cũng ích lợi rất nhiều cho chính người làm lợi-tha nữa. Nhờ lợi-tha mà người ta mở rộng lòng từ-bi, trau dồi trí-tuệ, áp dụng tánh bình-đẳng của Phật.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    IV- GƯƠNG LỢI THA CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA
    Không phải nói nhiều, ai cũng đã biết Đức Thích Ca Mâu Ni thị hiện xuống cảnh ta-bà này là vì lòng lợi-tha rộng lớn muốn cứu độ chúng sanh. Ngài đã lìa bỏ gia đình, ngôi báu danh vọng, cũng vì muốn làm lợi ích cho chúng sanh. Ngài thuyết pháp trong suốt 49 năm cũng chỉ vì muốn cho tất cả mọi người đều được thành Phật như mình,. Suốt đời, Ngài chỉ đeo đuổi một mục đích cao cả là tự giác, giác tha, tự độ, độ tha, tự lợi, lợi-tha. Từ ý nghĩ, lời nói, đến việc làm, Ngài đều hướng về mục đích ấy. Ngài không từ bỏ một việc làm, một cử chỉ nhỏ nhặt nào, nếu nó có thể đem lại lợi ích cho chung quanh. Ngài đã xâu kim cho một người già, giả giận dữ để đuổi một con nai xa nơi nguy hiểm; dạy cách cày bừa có hậu quả cho một người làm ruộng. Khi Ngài đã già yếu mà vẫn không ngừng đi thuyết pháp độ sanh. Các đệ tử khuyên Ngài hãy tịnh dưỡng, nhưng Ngài gạt đi và nói một câu đầy ý nghĩa :
    - Các người đừng khuyên ta như thế, ngày nào ta còn tại thế thì ngày ấy phải không vô ích.

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI DƯỠNG TÁNH LỢI THA NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
    Mỗi chúng sanh đã có Phật – tánh, thì tất nhiên cũng đã có tánh lợi-tha, là một khía cạnh của tánh Phật.
    Chúng ta hãy noi gương lợi-tha của Phật Thích Ca để nuôi dưỡng tánh lợi-tha của ta. Đừng bao giờ từ chối một việc lợi-tha nào, dù nhỏ bao nhiêu. Lượm một hòn đá giữa đường, quăng một cành gai vào bụi, đều là những công việc đáng làm cả. Nói một lời dịu dàng, hòa hảo, an vui vỗ về người lo sợ, buồn phiền, với một vài câu phấn khởi đó là những việc lợi-tha không nên bỏ. Chỉ bày cho người chung quanh những điều hay lẽ phải; hướng dẫn họ đi dần dần vào trong Đạo, làm cho họ hiểu rõ giá-trị của giáo-lý Phật Đà mà dốc lòng tu tập; đó là những việc làm lợi ích mà người Phật tử không thể lơ là được.
    Từ những việc làm lợi ích tầm thường ấy, chúng ta tập tiến dần lên đường lợi-tha làm những việc ích lợi quan trọng hơn. Nếu chúng ta giàu tiền của, chúng ta hãy bỏ ra để giúp việc mở trường học, nhà thương, dưỡng đường, ký-nhi-viện, ấu-trĩ-viện, dưỡng-lão-viện, làm đường sá, cầu cống, đo sông ngòi... Nếu không có tiền của, chúng ta hãy làm những nội thí như đi dạy lớp bình dân, góp một số giờ vào các dưỡng đường, ký nhi, ấu trĩ hay dưỡng lão viện. Nếu chúng ta trí thông minh hơn người, có ý chí mạnh mẽ, thì quyết tâm học tập để trở thành những nhà trí thức lành mạnh, có tâm hồn xây dựng, những nhà bác-học, triết-gia nhất tâm phụng sự cho đời.
    Với một chí nguyện lớn hơn nữa, chúng ta quyết tâm tự giác để giác tha, tự độ để độ tha. Làm được như thế, nuôi dưỡng tánh lợi-tha đến trình độ viên-mãn, ấy là chúng ta thành Phật.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    NHẪN NHỤC

    I- ĐỊNH NGHĨA

    Nhẫn nhục do chữ “Khanti” (sần đề) trong phạn ngữ mà ra. Nhẫn là nhịn, là nín, là chịu đựng; nhục là sỉ nhục, là nhơ nhuốc, xấu hổ. Nhẫn nhục là nhịn nhục, chịu đựng những điều nhục nhã xấu hổ, đau khổ, cho đến độ cùng tột rốt ráo. Nhẫn nhục là đức tánh trái với nóng giận oán thù.
    Ở đây, chúng ta không nên ngộ nhận chữ nhẫn nhục như người ta thường hiểu ở giữa đời. Nhẫn nhục ở đời là thứ nhẫn-nhục không rốt ráo, chỉ có hình thức bên ngoài, chứ không đi sâu vào bên trong, nghĩa là trước sự bất công, một điều sỉ nhục, người nhẫn-nhục không tỏ ra phản đối trong lời nói, trong cử chỉ, nhưng trong lòng họ vẫn không dằn được cơn tức giận phẫn uất : thứ nhẫn-nhục ấy không phải là nhẫn-nhục của đạo Phật.
    Vậy tính chất của nhẫn-nhục trong đạo Phật như thế nào, chúng ta xin trình bày ở đoạn dưới đây.

    II- TÍNH CHẤT NHẪN-NHỤC TRONG ĐẠO PHẬT
    Nhẫn-nhục theo giáo lý Phật Đà phải gồm đủ ba phần là : thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn. Nghĩa là ở nơi thân thì cam chịu đau khổ mà không đối phó lại bằng cử chỉ, hành động trả thù; ở nơi miệng không thốt ra những lời hung ác, nguyền rủa, và nhất là ở trong lòng thì cũng phải dẹp xuống, đánh tan cơn tức giận, nỗi oán thù, không cho nó vươn lên, vùng dậy. Nếu không dẹp được sự giận dữ, phẫn uất ở trong lòng thì chưa gọi được là nhẫn-nhục theo nghĩa trong đạo Phật.
    Hơn nữa, người theo phép nhẫn-nhục phải luyện cho đến trình độ không thấy có người làm mình khổ nhục, có nỗi khổ nhục, và người chịu khổ nhục. Nhẫn-nhục ở đây có tính cách bao la rộng lớn, không phân chia biên giới, vì nó bắt nguồn từ lòng từ-bi, từ trí-tuệ và bình đẳng tuyệt đối của Phật tánh. Cho nên người dưỡng tánh nhẫn-nhục muốn thành tựu phải dựa lên ba đức tính trên làm căn bản.

    III- CÔNG NĂNG CỦA NHẪN-NHỤC
    Một trong những đại họa của cõi đời là tánh giận dữ, oán thù. Có thể nói một cách không quá đáng rằng lửa giận đã đốt thiêu một nửa cõi đời, một nửa công lao của loài người, từ ngày có nhân-loại đến nay. Cho nên tánh nhẫn-nhục là một phương thuốc thần diệu để dập tắt lửa sân hận.
    Về phương diện cá nhân, người nhẫn-nhục làm cho người chung quanh cảm mến, vì nét mặt hiền dịu, vì lời nói hòa nhã, vì cử chỉ khoan hòa. Người nhẫn-nhục tâm trí được sáng suốt, xét đoán phải lẽ, không mắc những lỗi lầm đáng tiếc vì thiếu bình tĩnh. Thân tâm người nhẫn-nhục luôn luôn được an lạc, nhẹ nhàng, và do những điều trên, người nhẫn-nhục dễ thành tựu trong mọi công việc, trong đời mình.
    Về phương diện gia đình, nếu mọi người trong nhà đều nhẫn-nhục thì cảnh gia đình luôn luôn được hòa thận, tin yêu, ấm cúng. Người ta thường nói : “Thuận vợ chồng thì tát biển đông cũng cạn”. Thiếu đức tính nhẫn-nhục, sự hòa thuận trong gia đình không bao giờ có thể thực hiện được. Và không hòa thuận, thì gia đình trở thành một cảnh địa ngục nho nhỏ, mà mọi người đều muốn đạp đổ để thoát ra.
    Về phương diện xã hội, nhẫn-nhục làm cho mọi đoàn kết có thể thực hiện được, sự chung sống được êm đẹp, chiến tranh không xảy ra, hòa-bình được củng cố, cõi đời sẽ trở thành một lạc địa.
    Về phương diện tu hành, nhẫn-nhục như là một hòn đá thử vàng ; như là một lò luyện kim khí, nó làm cho người tu hành luôn luôn phải cảnh giác, đề phòng trước những nghịch cảnh, nó bắt buộc kẻ tu hành luôn luôn phải vận dụng lòng từ bi, ánh sáng trí-tuệ, tinh thần bình-đẳng để phá tan giận dữ, oán thù. Nó dẹp dần ngã mạn, ngã ái và công phá luôn thành trì cuối cùng của chúng là cái ngã. Do đó người tu hành chứng được vô ngã và vô sanh.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    IV- GƯƠNG NHẪN-NHỤC CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA
    Sức chịu đựng của Đức Thích Ca trong bước đi tìm đạo của Ngài thật là một gương sáng cho chúng ta. Từ một vị Thái-tử sống trong nhung lụa, Ngài trở thành một kẻ không nhà, lặn lội hết khu rừng này đến ngọn núi khác, chịu lạnh chịu nóng, nhịn đói nhịn khát, tìm học với tất cả mọi người, không sợ nhục nhã, xấu hổ khi phải hỏi những điều mình chưa biết. Khi tu khổ hạnh với bọn ông Kiều Trần Như, thấy không có kết quả, Ngài rời họ, trở lại ăn uống như thường và đã bị họ chế giễu, khinh bỉ ; nhưng Ngài vẫn điềm nhiên như không, chỉ một dạ quyết tâm tu học.
    Khi đắc đạo, trở thành một Đấng Chí-tôn, Ngài Đề Bà Đạt Đa nhiều lần quấy phá, nào thả voi nhưng không một lần nào Ngài tỏ ra vẻ phẫn nộ, bực tức. Khi bị thương nhẹ nơi chân vì hòn đá của Đề Bà Đạt Đa lăn xuống, Đức Phật đã điềm nhiên bảo các đệ-tử rằng : Đề Bà Đạt Đa là thiện-hữu trí thức của Ngài, nhờ Đề Bà Đạt Đa mà Ngài mau thành Phật. Khi bị ngoại đạo âm mưu sai người đến nhục mạ Ngài giữa đại chúng, Phật lặng thinh để cho người ấy nhiếc mắng. Cuối cùng, Ngài chỉ hỏi lại một câu nhưng hàm bao nhiêu ý nghĩa thâm thuý mà chúng ta cần phải nhớ lấy nằm lòng trong khi tập tánh nhẫn-nhục. Ngài hỏi người nọ :
    - Khi người đem cho ta một món gì mà họ không nhận, thì người làm thế nào?
    - Thì tôi đem về !
    - Ở đây cũng vậy, ta không nhận những lời nhục mạ của người. Người hãy đem về đi!
    Hơn ai hết, Ngài hiểu rõ công dụng lớn lao của nhẫn-nhục nên trước khi nhập Niết-bàn, đức Phật đã dặn các đệ tử :
    - “Nếu có người đến chặt tay chân các ông, hoặc xẻo mũi cắt tai v.v... các ông cũng phải nhiếp trì từ tâm, chớ nên nóng niệm sân hận mà làm trở ngại đạo Bồ-đề của các ông, và chớ thốt ra lời nói hung ác, mà bị lửa sân hận đốt thiêu rừng công-đức của các ông...”
    Phật còn tán thán những người nhẫn-nhục với một câu nói đẹp đẽ như sau :
    “Người nào ngăn được phẫn nộ sắp phát ra, như dừng được chiếc xe đang chạy nhanh, như thế mới được gọi là thiên ngự, ngoài ra chỉ là kẻ cầm cương mà thôi”.

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI NUÔI DƯỠNG TÁNH NHẪN-NHỤC NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY?
    Trước tiên, người dưỡng tánh nhẫn-nhục phải nên nhớ luôn điều này : không phải vì để được người đời tán thán, khen ngợi mà ta nhẫn, không phải vì sợ sệt trước oai lực của kẻ khác mà ta nhẫn, không phải vì mong được chức tước quyền-lợi mà ta nhẫn, không phải vì lười nhác, muốn buông xuôi tay cho khoẻ trước cuộc đời bất công mà ta nhẫn, không phải vì không biết nhục nhã, thiếu nhân cách mà ta nhẫn. Nếu vì những lý do trên mà ta nhẫn, thì cái nhẫn ấy còn nguy hại hơn là sự phẫn nộ, vì nó là tay sai đắc lực của dục vọng: tham lam, kiêu mạn, hèn nhát, ích kỷ... Ta nuôi dưỡng tánh nhẫn-nhục là vì một đại nguyện, một mục đích cao quý, một tình thương lớn lao, một trí-tuệ sáng suốt. Ta nhẫn-nhục là vì muốn trau dồi đức tánh, muốn đối trị cái bịnh nóng giận do tham lam, ích kỷ, ngạo mạn, si mê gây ra. Cái nhẫn trên là cái nhẫn đê hèn, cái nhẫn dưới mới là cái nhẫn cao quý, đúng theo ý nghĩa của giáo lý. Cái nhẫn dưới mới là cái nhẫn chúng ta cần nuôi dưỡng hằng ngày. Mặc dù đứng trước một hoàn cảnh như thế nào, cử chỉ của chúng ta luôn luôn dịu dàng, nhã nhặn, lời nói chúng ta luôn luôn ôn tồn, điềm đạm, ý nghĩa chúng ta luôn luôn sáng suốt để phân tách vì đâu có cảnh ấy, vì sao chúng ta không nên nóng giận. Ta phải luôn luôn vận dụng đến tình thương, là một thứ nước cam-lồ có thể dập tắt bao nhiêu lửa dữ.
    Ở đời có hai nguyên nhân làm cho chúng ta dễ giận hơn hết, đó là tánh tham lam và kiêu mạn. Mất của, mất danh, mất ngủ... nên sanh ra giận; thấy người phạm đến lòng tự cao, tự đại, tự mãn, tự ái của mình, nên sanh ra giận. Cho nên, muốn nuôi dưỡng tánh nhẫn-nhục thì trước tiên phải cảnh giác, đề phòng luôn luôn cái tánh xấu ấy. Phải tỉnh táo, đừng để mắc mưu chúng nó. Chúng rất qủy quyệt, rất nhiều mưu mô. Có khi chúng mượn tiếng nói của bổn phận, danh dự, quyền lợi chung để bắt ta phải hờn giận oán thù, có khi chúng tỉ tê bên tai ta trong đêm vắng, có khi chúng to tiếng buộc tội hành động nhẫn-nhục của ta là nhu nhược, hèn nhát, cho nên, chúng ta phải biết rõ hành tướng của những tánh xấu ấy, phải điều phục được chúng, mới có thể thực hiện tánh nhẫn-nhục một cách có hiệu quả.
    Mỗi khi một nỗi bực bội, chán chường, oán tức sắp nổi dậy, chúng ta hãy bình tĩnh đọc đi đọc lại mấy câu thơ dưới đây :
    “Nhẫn, nhẫn, nhẫn, trái chủ oan gia tùng thử tận!
    Nhiêu, nhiêu, nhiêu thiên tai vạn họa nhứt tề tiêu;
    Mặc, mặc, mặc, vô hạn thần tiên tùng thử đắc;
    Hưu, hưu, hưu, cái thế công danh bất tự do”.
    (Nhẫn, nhẫn, nhẫn-thân nhẫn, miệng nhẫn, tâm nhẫn thì những điều trái chủ oan gia từ đây dứt hết. Nhịn, nhịn, nhịn thì ngàn tai muôn họa đều tiêu tan. Nín, nín, nín thì cảnh giới thần tiên vô hạn cũng do đấy mà được. Thôi, thôi, thôi, thì những công danh lớn lao nhất trên thế giới cũng không làm gì được ta).
    Làm được như thế, trong mọi địa hạt, trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian thì tánh nhẫn-nhục của Phật đã sẵn có ở trạng thái tiềm phục trong ta sẽ được hoàn toàn biểu lộ.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    HỶ XẢ

    I- ĐỊNH NGHĨA
    Hỷ xả là vui hay muốn nói cho đủ là tuỳ hỷ: vui theo, cùng vui với người khác. Phản nghĩa của hỷ là ưu (buồn phiền).
    Xả là bỏ, không chấp, không nghi giữ trong lòng. Phản nghĩa của xả là cố chấp.
    Hỷ xả là hai hạnh lành, có hai nghĩa, hai phạm vi, nhưng thường người ta hay nói chung với nhau, vì chúng nó có tương quan mật thiết, làm nhân làm quả cho nhau.
    Trong một tầng bậc thấp thì xả làm nhân cho hỷ, nghĩa là muốn vui theo với người, muốn làm cho người vui, thì trước tiên mình phải đừng chấp, phải xả bỏ những điều ngang trái, những điều thiệt thòi sỉ nhục mà người khác đã làm cho ta, nếu ta chưa có thể bỏ qua những điều ấy được thì không thể nào ta vui được và làm cho người khác vui được.
    Trong khi một từng bực cao hơn, hỷ cũng cần phải xả. Nếu chấp nhặt cái hỷ ấy, cho nó là nấc thang cuối cùng mà không rời nó để tiến lên nữa, thì cái hỷ ấy rất dễ trở thành ưu.

    II- TÁNH CHẤT HỶ XẢ TRONG ĐẠO PHẬT
    Hỷ của đạo Phật không có nghĩa là vui đùa một cách vô tư, không phải là không cho cái gì là quan trọng, không phải là “Phớt qua” tất cả, để được vui cười một cách ồ ạt, sôi nổi “rồi ngày mai ra sao thì ra”, hỷ đây không phải là buông thả cõi lòng để vui theo những cảnh dục lạc ở đời, cũng không phải là tán thành, tuỳ hỷ để cho người ta làm quấy, làm ác.
    Hỷ của đạo Phật là vui theo những điều chân, thiện, mỹ; là vui vì thấy người khác tạo nhân lành, được quả tốt; là vui vì mình làm cho người và chúng sanh được vui. Cái vui ở đây phát sinh từ lòng từ-bi, bình-đẳng, chứ không phải vì một lý do ích kỷ nào khác, cái vui bao la rộng lớn toàn thiện, có tánh cách giải thoát, thanh tịnh, chứ không phải hẹp hòi, thiển cận. Cái xả ở đây cũng không phải chỉ là sự tha thứ, khoan dung đối với những ai đã làm ta đau khổ; không phải chỉ là sự vứt bỏ ra khỏi lòng ta những bực bội, xót đau mà người khác đã gieo vào lòng ta; không phải bỏ qua những điều trái tai gai mắt đối với ta. Xả ở đây có tính cách tuyệt đối, nghĩa là bỏ ra ngoài tất cả, không chấp trước một cái gì, dù là vật chất hay tinh thần, dù là xấu xa hay tốt đẹp, dù là ở địa vị phàm phu hay đã chứng được quả thánh. Nếu còn chấp trước nắm giữ một cái gì là còn cái ngã, mà còn cái ngã là còn tất cả, nghĩa là còn chưa giải thoát.
    Nói như thế không có nghĩa là người tu hành phải nhắm mắt bịt tai để không thấy, không nghe gì cả; không phải là dửng dưng trước mọi sự mọi vật như đá, như gỗ, không phải là không làm gì cả, đứng khoanh tay như tượng đá – không! Người theo hạnh Xả vẫn thấy, vẫn nghe, nhưng không đắm sắc, mê thanh, không để cho lòng mình vương vấn vào cái thấy cái nghe ấy; người theo hạnh xả vẫn làm việc, làm việc nhiều hơn ai cả, nhưng vẫn không thấy mình có làm gì cả, nhất là khi làm được những việc có kết quả tốt đẹp.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    III- CÔNG NĂNG CỦA HỶ XẢ
    Nếu đem so sánh với tánh nhẫn-nhục thì hỷ-xả còn cao hơn một bậc. Tánh nhẫn-nhục làm cho người ta không phát ra nóng giận, bực tức, làm cho ta có sức chịu đựng những khổ nhục, đau xót ở đời, nó cản ngăn không cho cái xấu không phát ra. Còn tánh Hỷ-xả làm cho lòng ta nhẹ nhàng thư thái phát ra cái vui hồn nhiên, trong sáng. Nhẫn-nhục như người đang gánh một gánh nặng, phải luôn luôn cố gắng đi cho đến đích. Hỷ-xả như người đã trút được gánh nặng, thân xác nhẹ nhàng, tâm hồn khoan khoái, vui vẻ, không bận tâm về một điều gì. Nhẫn nhục như người điều phục voi dữ, luôn luôn phải đề phòng, lao tâm khổ trí, để cho nó khỏi phá phách. Hỷ-xả như người cỡi ngựa hay đã thuần, có thể thảnh thơi ngao du đây đó, mà không cần chú ý đến con vật mình đang cỡi.
    Do đó, người có tánh Hỷ-xả, bao giờ nét mặt cũng vui tươi, nụ cười luôn luôn mở rộng trên môi, tâm hồn sáng sủa, phóng khoáng như một gian phòng rộng, mà tất cả các cửa đều mở toang cho ánh sáng và không khí tràn vào. Người Hỷ-xả luôn luôn được cảm mến và được đón tiếp nồng hậu khắp nơi, vì đã đem được tín nhiệm và đem không khí hòa vui lại cho mọi người.
    Riêng đối với mình, người có tánh Hỷ-xả không bao giờ bị phiền não quấy nhiễu, không có thù địch ngăn ngại, được nhiều trợ duyên cho nên dễ tiến bước trên đường đạo và mau chứng quả Bồ-đề.

    IV- GƯƠNG HỶ XẢ CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
    Hình ảnh Đức Bổn Sư đã được người đời sau tạc lại trong các pho tượng với nụ cười hiền hòa, thanh thoát ở trên môi, nụ cười ấy tượng trưng cho lòng Từ-bi, Hỷ-xả của Ngài. Một pho tượng không có được nụ cười ấy cũng như không có được đôi mắt tượng trưng cho trí-tuệ, pho tượng ấy chưa phải là pho tượng Đức Bổn Sư Thích Ca, vì nó thiếu mất những đức tánh căn bản cần thiết đã đưa Ngài lên địa-vị-Phật, và đã làm cho người đời sau phân biệt được Ngài với các vị Giáo-chủ khác.
    Về vật chất, Đức Phật trước khi xuất gia đã hoan hỷ xả bỏ những gì quý báu nhất mà người phàm phu ít có thể có được : ngai vàng, điện các, ăn ngon, mặc ấm, ngọc ngà, châu báu, vợ đẹp, con ngoan...
    Về tinh thần, Ngài xả bỏ những gì xấu xa mà con người có thể có, do vô minh, di truyền, tập quán, nghiệp báo gây nên. Ngài bỏ qua tất cả những ác ý và hành động nhiễu hại Ngài của bọn Đề-Bà-đạt-đa, A-xà-thế, chàng Vô-não, cô gái ngoại đạo độn bụng vu oan cho Ngài... Ngài đã không chấp nhất, buồn phiền, mà còn thương xót tế độ cho họ.
    Ngài đã xả bỏ luôn tất cả những kết quả tốt đẹp mà Ngài đã thành-tựu, làm tất cả mọi việc quý báu trên đời mà vẫn tự thấy không làm gì cả. Ngài hoan-hỷ bỏ dần, bỏ dần cho đến khi không còn gì để bỏ nữa. Ngài bỏ ra, bỏ ra tất cả, với một nụ cười trên môi, một nỗi thanh thoát trong lòng. Ngài vui cái vui của người khác, vui khi thấy họ tiến nhanh trên đường giải thoát, vui như cái vui của người mẹ khi thấy con nhỏ bập bẹ nói những tiếng đầu tiên, hay bước những bước chập chững. Cái vui của Ngài không phân biệt thân sơ, không có từng bậc cao thấp, thoát ra ngoài vòng bỉ, thử, bao giờ cũng hồn nhiên trong sáng. Nỗi vui ấy đã được thể hiện trong nụ cười bất tận ở trên đôi môi những pho tượng của Ngài, và đã làm cho tất cả Phật-giáo-đồ trên thế-giới cảm mến, kính yêu.

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI DƯỠNG TÁNH HỶ XẢ NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY?
    Trước tiên trong phạm vi thấp nhất, người Phật tử phải tập tánh khoan-hòa độ lượng, biết tha thứ những lỗi lầm của người chung quanh. Đừng ghi vào lòng, đừng chấp nê những lời nói, cử chỉ, hành động không đẹp đẽ của những người khác đối với ta. Hãy nghĩ rằng đó là những điều sơ xuất vì vô tình hay vụng về mà ra, nếu ta có bằng chứng về lòng xấu xa, độc ác của người muốn hại ta đi nữa, thì cũng nên tự nhủ rằng những người ấy đáng thương hơn đáng trách, vì họ thiếu sáng suốt, thiếu căn lành; và sự thiếu thốn ấy sẽ đem lại cho đời họ nhiều đau khổ lắm rồi, ta không nên làm cho họ đau khổ hơn nữa. Nếu ta ôm ấp những nỗi bực tức oán thù thì ta chỉ tạo cho ta thêm nhiều đau khổ, như người bị bắn trúng mũi tên độc mà không chịu rút ra. Ta sẽ mất ăn mất ngủ, mất thì giờ, mất bình tĩnh trong công việc làm ăn, tu học. Ta sẽ ung độc đời ta một cách khờ dại, vô ích; và ung độc luôn cả gia đình, xã hội trong ấy ta đang sống nữa.
    Tiến lên một tầng cao hơn, ta tập tiến dần tánh thù ghét ra tánh hoan hỷ. Thấy người khác thành công, ta không ganh ghét, dù kẻ đã làm cho ta đau khổ! Trái lại, ta còn vui mừng với họ, hoan hỷ tán thán sự thành công của họ, nhất là khi sự thành công ấy tiến về nẻo thiện, hướng đến mục đích giải – thoát.
    Tiến lên một tầng cao hơn nữa, ta tập xả bỏ những gì ta quý báu dù là vật chất hay tinh thần. Có bỏ bớt hành lý nặng nề, ta mới đi xa được, mới lên cao được. Nếu ta ôm giữ một cái gì, thì cái ấy chỉ làm vướng chân ta, níu ta lại. Trong đời, ta thường thấy những người giàu có bao nhiêu, chức phận bao nhiêu, lại bận bịu, vương vấn bấy nhiêu, như chim vướng phải lưới, càng gỡ càng mắc thêm.
    Về phương diện tu hành cũng thế, những người chứng được quả này quả khác mà chấp chặt những quả ấy, thỏa mãn với sự thành công của mình, người cố chấp như thế, không bao giờ tiến được xa. Cho nên người Phật-tử phải tập xả dần, xả tất cả. Con tầm sở dĩ thành bướm bay lượn đó đây, vì nó đã rời bỏ cái kén, dù đó là một cái kén bằng tơ vàng óng ánh, ấm áp, đẹp đẽ mịn màng vô cùng. Cùng một nghĩa ấy, Đức Phật có dạy : “Niệm mà không chấp có hành mới là hành, nói mà không chấp có nói mới là nói, tu mà không chấp có tu mới là tu” (Kinh 42 chương).
    Nhưng xả mà buồn rầu thì tốt hơn là đừng xả. Xả không phải là một sự hy sinh thường làm cho người hy sinh phải đau khổ. Xả mà còn tiếc nuối, còn than thở cho cái mà mình đã bỏ đi, xả với bộ mặt buồn rầu, than khóc như kẻ đi đưa đám ma, xả như thế có ích gì?
    Xả phải đi đôi với hỷ. Phải xả với vẻ mặt hân hoan, vui mừng như người tù khi tháo gỡ được xiềng xích. Ta sung sướng, vui mừng khi thấy mình nhẹ nhàng, khoan khoái hơn trước. Xả là một cử chỉ tháo gỡ để được giải thoát, cho nên ta vui mừng; chứ không phải là một sự trói buộc mà phải khóc than.
    Phát triển được tánh hỷ xả như thế, tức là dưỡng tánh hỷ xả của Phật mà ta đã sẵn có, có trạng thái tiềm tàng trong ta.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  15. #15
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    THANH TỊNH

    I- ĐỊNH NGHĨA
    Thanh là trong, tịnh là sạch. Thanh-tịnh là tánh trong sạch, không vướng cáu bẩn, nhơ nhớp, là tánh trầm lặng, không náo động ồn ào. Thanh-tịnh là tánh đã được gạn lọc khỏi những gì xấu xa ô uế tạp nhạp, lăn xăn trong cõi đời ô trọc này.
    Không phải ở được nơi yên tĩnh, mát mẻ, mà đã cho đó là thanh-tịnh. Không phải chỉ ăn mặc sạch sẽ, tắm gội luôn luôn mà đã vội tưởng đó là thanh-tịnh. Thanh-tịnh của đạo Phật là trong sạch từ bên ngoài đến bên trong, từ thể chất đến tinh thần, từ lời nói tới việc làm.

    II- TÁNH CHẤT THANH TỊNH TRONG ĐẠO PHẬT
    Như trên đã nói, thanh-tịnh theo nghĩa đạo Phật là sự trong sạch, vắng lặng hoàn toàn về mọi phương diện.
    1. Thân thanh-tịnh : Thân thể phải luôn luôn tắm rửa sạch sẽ, không chải chuốt vuốt ve, cũng không tô son trét phấn. Áo quần phải luôn luôn thay giặt, không rách rưới, nhưng cũng không xa hoa, lòe loẹt, kiểu cách. Thức ăn uống phải giản dị, không rượu chè, trộm cướp, sát hại, dâm ô, hút sách, không cao lương mỹ vị. Chỗ nghỉ ngơi phải hợp vệ sinh, không giường cao nệm gấm, không trướng rũ, màn che.
    2. Khẩu thanh-tịnh : Lời nói luôn luôn chân thật, không thêm không bớt, không ngọt như mật, không cay như tiêu, chua như giấm; không suồng sã, bỡn cợt như bướm như hoa; không sừng sộ, gầm thét như hùm như hổ; không hỗn hào như gấu như beo; không độc dữ như rắn, như rít; không nhọn hai đầu như đòn xốc, không sắc bén như gươm đao; không nặng nề như búa tạ. Trái lại, lời nói trong trường hợp nào cũng phải trong sạch, ôn tồn, đúng đắn, lợi ích cho mọi người, mọi vật ở chung quanh.
    3. Ý thanh-tịnh : Ý là phần quan trọng, chi phối tất cả những lời nói, cử chỉ, hành động, đời sống của con người. Ý trong sạch, thì đời sống dễ trong sạch, ý nhiễm ô thì đời sống bị xấu xa, hoen ố. Ý trong sạch là thế nào? Là không vẫn đục bởi những tánh tham lam, giận dữ, kiêu căng, si mê, nghi ngờ. Mỗi khi ta suy nghĩ, tưởng nhớ một điều gì, mà tư tưởng ta không trộn lẫn bởi những tánh xấu nói trên, như thế là ý nghĩ ta được thanh-tịnh. Ý ta không nhiễm mùi hôi tanh của những tánh ấy, không nghe tiếng gào thét, kêu gào, xúi giục của dục vọng ; ý ta trong sáng như thủy tinh, vắng lặng như mặt nước hồ im; ý ta chói sáng mặt trời trí-tuệ, thơm ngát hương Từ-bi, như thế là ý thanh-tịnh.
    4. Hành động thanh-tịnh : Việc làm không vì danh lợi riêng cho mình, không vì thù oán, không vì khoe khoang, không vì dâm ô; nói tóm lại không vì dục vọng mà làm, như thế là hành động thanh tịnh. Người có hành động thanh-tịnh không mưu mô lừa đảo, không ỷ mạnh hiếp yếu, không ỷ giàu hiếp nghèo, không ỷ thế hiếp cô. Người có hành động thanh-tịnh không xu nịnh ai, không bợ đỡ ai, không sợ hãi ai để phải làm theo ý muốn bất chính của họ. Người có hành động thanh-tịnh bao giờ cũng thẳng thắn, đường đường, chính chính, không bao giờ có một hậu ý đen tối nào trong lúc làm việc.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  16. #16
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    III- CÔNG NĂNG CỦA THANH-TỊNH
    Như chúng ta đã thấy : mặc dù con người có Phật tánh nhưng vẫn mê mờ và trồi lặn trong cảnh giới tối tăm đau khổ, là vì con người đầy cả dục vọng, con người bị nhiễm ô, tánh Phật bị che lấp dưới bao nhiêu lớp bụi bặm của tánh xấu. Nên chúng ta cần phải có một đời sống thanh-tịnh. Ta phải mượn tánh thanh-tịnh làm một cái chỗ để quét bao nhiêu rác rến đang bao phủ lấy ta từ trong và ngoài, từ trên xuống dưới. Tánh Phật như nước trong, dục vọng như cáu bẩn làm vẫn đục nước trong, muốn làm cho nước trong, phải cần đến phèn; cũng thế, muốn cho tánh Phật không bị nhiễm ô, phải cần đến thanh-tịnh.
    Thanh-tịnh rất cần thiết cho người tu hành, thiếu đức tánh ấy, thì dù cố công trì chí bao nhiêu trong việc tu hành cũng vô ích, như nấu cát mà mong thành cơm. Dù ta có làm bao nhiêu việc bố-thí lợi tha mà tâm ta thiếu thanh-tịnh, thì những việc làm ấy cũng mất hết ý nghĩa cao quý và hiệu quả của chúng.
    Người thanh-tịnh sẽ có một đời sống nhẹ nhàng, thanh thoát, tâm không bận bịu một ý nghĩ đen tối nào; thân khoan khoái, dễ chịu. Người thanh-tịnh đi đến đâu như mang theo một vùng ánh sáng, một làn khí trong, như tỏa ra một mùi hương mát dịu. Người thanh-tịnh chẳng khác gì một đóa hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Với cánh trắng, nhị vàng, hương dịu, nó được người đời quý chuộng mến yêu, đặt lên bàn thờ tôn kính như thế nào, thì người thanh-tịnh cũng được như thế ấy.

    IV- GƯƠNG THANH TỊNH CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI
    Khi còn tại gia, Đức Thích Ca sống giữa cảnh xa hoa, trong cung đàn tiếng địch, trong nệm gấm, mền nhung, giữa hương sắc dục lạc, thế mà Ngài vẫn không bị nhiễm ô, chìm đắm trong biển xa hoa, sa lầy trong vũng bùn nhục dục ấy. Ngài là hòn ngọc quý, rơi trong bùn mà không nhiễm bùn. Như đóa hoa sen quyết trồi đầu lên khỏi đám bùn thối tha. Ngài quyết thoát ra khỏi cảnh dục lạc ô uế trong cung vua để sống cuộc đời phóng khoáng, thanh thoát. Trong khi đi tìm đạo, mặc dù sống trong cảnh tối tăm nguy hiểm, Ngài vẫn luôn luôn giữ tâm ý trong trắng bình thản. Trước khi thành đạo, Ngài còn bị Ma Vương đem cung đàn tiếng địch, đem hương sắc mỹ nhân đến khuấy phá Ngài dưới gốc Bồ-đề, nhưng bao nhiêu cố gắng phá hoại của Ma Vương đều vô ích, tâm hồn Ngài vẫn trong sáng như gương, bình thản như mặt nước hồ thu, mà gió dục vọng không còn đủ sức để thổi lên nữa.
    Đức tánh thanh-tịnh của Ngài đã có một ảnh hưởng lớn lao trong đời sống, cho nên mặc dù Đức Phật đã nhập diệt trên hai ngàn rưỡi năm mà đức tánh thanh-tịnh của Ngài còn phảng phất trong cõi trời Á Đông, trong các đền chùa, điện tháp, mỗi khi chúng ta đến viếng một cảnh chùa theo đúng chánh pháp, chúng ta thấy trong người nhẹ nhàng, khoan khoái; chúng ta nghe như bao nhiêu tiếng kêu gào của dục vọng lắng xuống, êm dịu, để nhường chỗ cho một nỗi thanh thoát êm đềm lan dần trong tâm hồn ta.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  17. #17
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    V- NGƯỜI PHẬT-TỬ PHẢI DƯỠNG TÁNH THANH-TỊNH NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY?
    Như chúng ta đã thấy, tánh chất của thanh-tịnh bao gồm tất cả mọi phương diện của đời sống, cho nên, muốn dưỡng tánh thanh-tịnh, chúng ta không thể chú trọng đến phần vật chất mà bỏ phần tinh thần, hay ngược lại, chú trọng phần tinh thần mà bỏ vật chất. Đừng bắt chước những người ngụy biện, hay bừa bãi, thường nói rằng : “Tu là cốt ở tâm, hình thức không đáng kể. Ta thanh-tịnh ở trong lòng là đủ rồi”. Nói như thế là không nhận rõ ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn cảnh. Nếu chúng ta muốn có thanh-tịnh mà sống giữa cảnh xa hoa trụy lạc thường ngày bày ra trước mắt ta bao nhiêu trò ô uế, rót vào tai ta bao nhiêu nhạc điệu, lời lẽ dâm ô, xông vào mũi ta bao nhiêu mùi hương kích thích, đặt vào mũi ta bao nhiêu mùi vị béo bùi, đắp vào mình ta bao nhiêu tơ lụa mơn trớn, nếu sống trong cảnh ấy mà ta không bị nhiễm ô, thì ta là một vị thánh. Những thánh nhân ở đời này thật quá hiếm hoi ; cho nên ta rất dễ thành quỷ sứ.
    Hoàn cảnh thanh-tịnh bên ngoài giúp ta dễ thanh-tịnh bên trong. Tất nhiên trong cõi đời đã gọi là ô trọc này, khó có cảnh hoàn toàn thanh-tịnh. Nhưng trong phạm vi tương đối, ta có thể tạo ra, hay tìm kiếm một hoàn cảnh tạm gọi là thanh-tịnh được. Ta tập sống có vệ sinh, điều độ, thứ tự. Ta tập xua đuổi những ý nghĩ xấu xa, đen tối. Ta tập hành động theo lẽ phải, theo bác ái, vị tha, ta tìm những kinh sách có những tư tưởng trong sáng, tiến bộ để đọc, tìm thầy bạn có đạo đức để học hỏi kết giao, ta tìm những cảnh chùa theo đúng chánh pháp để tới lui tu dưỡng.
    Trong khi chúng ta tìm được một hoàn cảnh tạm gọi là thanh-tịnh, hành động những việc có tính cách thanh-tịnh rồi, chúng ta đừng vội thỏa mãn, yên trí là chúng ta đã tiến bước trên con đường thanh-tịnh. Chúng ta cần phải đề phòng những ý nghĩ nhỏ nhiệm sâu kín, đen tối, xấu xa, len lén chen vào trong những công việc tốt đẹp của chúng ta, làm cho chúng trở thành hữu lậu, nhiễm ô. Sau đây là vài ba thí-dụ thuờng thấy hằng ngày : Chẳng hạn khi ta cho kẻ hành khất một vài đồng bạc, vì lòng thành thật thương xót họ. Đó là một việc thiện quý báu; nhưng bên cạnh động lực chính ấy, ta còn có ý mong cho người chung quanh biết mình là kẻ nhân từ. Như thế là bố-thí mà còn bị phiền não tham danh chen vào.
    Khi một người hành khất đeo riết ta xin cho được, ta bực tức vất vào người ấy vài đồng để khỏi bị quấy rầy, như thế là bố-thí mà khôngphải vì từ thiện, mà là vì sân hận. Khi ta giúp đỡ ai một điều gì, mà ta mong ước một ngày kia người ấy sẽ giúp đỡ lại ta, như thế là làm việc lợi tha với động lực ích kỷ.
    Khi ta mang ơn của ai mà vội vàng tìm cách để trả ơn, vì sợ để lâu ơn sẽ nặng, hay người làm ơn sẽ có dịp nhờ vả ta nhiều hơn, như thế là trả ơn mà động lực chính là bội bạc.
    Khi ta làm điều gì hay đẹp, do sự háo thắng hay cốt cho mọi người khen ngợi, như thế là ta ngạo mạn, muốn được hơn người.
    Khi ta đến chùa, thành thật vì mục đích muốn hiểu đạo và cầu giải thoát, nhưng vì đến chậm hay thiếu chỗ, ta phải đứng lạy sau người, hay ngồi nghe giảng vào hàng ghế cuối, hay ăn uống không được trọng đãi v.v... ta đâm ra buồn phiền trách móc : “Tôi như thế này mà nhà chùa để tôi đứng sau, ngồi dưới, xem thường, xem khinh v.v...” Như thế là đến chùa để tìm thanh-tịnh mà hóa ra đi ôm ấp thêm phiền não, ô trược.
    Những thí-dụ trên cho chúng ta thấy hoàn cảnh thì thanh-tịnh, việc làm thì đẹp đẽ, mà động cơ thì bất tịnh, nhiễm ô.
    Vậy trong đời sống hằng ngày, mỗi lúc nghĩ, mỗi lúc nói, mỗi lúc làm, mỗi lúc nằm, ngồi, đi, đứng chúng ta phải luôn luôn tự xét xem đã thanh-tịnh chưa. Trong trường hợp những nhiễm ô thô thiển dễ trừ, ta hãy mạnh dạn trừ ngay; trong trường hợp những nhiễm ô sâu xa, vì thế khó trừ, ta hãy tập phép quán “nhị không” để phá trừ ngã chấp và phá chấp, làm được như thế là ta đã dưỡng tánh thanh-tịnh của Phật mà mỗi chúng ta đều sẵn có, ở trạng thái tiềm tàng trong ta.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  18. #18
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    TINH TẤN

    I- ĐỊNH NGHĨA
    Tịnh là tinh chuyên, thuần nhất, không xen tạp, tấn là đi tới không thối lui.
    Tinh tấn là luôn luôn chuyên tâm nhất trí,cố gắng không ngừng để tiến tới một mục đích toàn thiện, tốt đẹp, sáng sủa, an vui. Theo nghĩa thông thường, tinh-tấn nghĩa là siêng năng, chuyên cần. Nhưng trong chữ tinh-tấn có hàm nghĩa chuyên cần, siêng năng để đạt một mục đích chân chính tốt đẹp, mục đích giải thoát chứ không tốt đẹp, hẹp hòi, ích kỷ. Người học sinh chuyên cần học hành thi đỗ, để có chức cao, quyền quý, vợ đẹp, hưởng lộc nhiều, như thế không được gọi là tinh-tấn. Người trọc phú chăm lo làm giàu, để thu lợi về mình cho nhiều, như thế không gọi được là tinh-tấn. Chàng trai si tình, chuyên tâm trì chí làm những việc kinh thiên động địa để được lòng người yêu, như thế không phải là tinh-tấn. Người ham mê cờ bạc, mặc dù đã ngồi luôn hai đêm hai ngày, đầu đã nặng, lưng mỏi, vẫn cố gắng chăm chú ngồi đánh thêm mấy ván nữa, như thế không gọi được là tinh-tấn.
    Tánh chất của tinh-tấn trong đạo Phật là như sau đây :

    II- TÁNH CHẤT CỦA TINH-TẤN
    Tinh-tấn trong đạo Phật có những tính chất và phạm vi rõ ràng, đặc biệt như sau :
    1. Tinh-tấn đàn áp những điều ác, những điều ác chưa sanh : Những điều ác còn tiềm phục trong ta, ta đừng cho chúng phát sanh ra. Chẳng hạn từ trước đến nay ta chưa bao giờ trộm cướp, gian tham, cờ bạc, rượu chè, thì từ nay về sau, ta phải tinh-tấn giữ gìn cho những hành động xấu xa ấy cũng không bao giờ phát sanh.
    2. Tinh-tấn diệt trừ những điều ác đã phát sanh : như khi ta đã lỡ tạo ra những điều ác, trộm cướp, dâm dật, rượu chè v.v... ta phải siêng năng quyết tâm trừ bỏ, đừng cho chúng tiếp tục nữa.
    3. Tinh-tấn làm phát sanh những việc lành chưa phát sanh : Như từ trước đến nay, ta chưa giúp đỡ người nghèo khổ, chưa bênh vực kẻ yếu hèn, chưa đi chùa lễ Phật, bây giờ ta quyết tâm thực hiện những điều ấy.
    4. Tinh-tấn làm tăng trưởng những việc lành đã phát sanh : Như từ trước đến nay ta đã giúp đỡ người nghèo khổ, đã bênh vực kẻ yếu hèn, đi chùa lễ Phật, tu-tâm, dưỡng-tánh, bây giờ ta tiếp tục làm những công việc tốt đẹp ấy nhiều hơn nữa.
    Tóm lại, tinh-tấn là siêng năng, chăm chú, cố gắng không dừng nghỉ trong công việc diệt trừ, chận đứng cái xấu, cái ác, và làm phát sanh, tăng trưởng cái đẹp, cái thiện, với mục đích cuối cùng là sự giải thoát hoàn toàn.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  19. #19
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    III- CÔNG NĂNG CỦA TINH TẤN
    Tinh-tấn là một động lực mãnh mẽ thúc đẩy ta tiến mau trên đường thiện. Không có tinh-tấn thì dù ta có sáng suốt bao nhiêu ; có nhân từ, đức hạnh bao nhiêu, có dự định bao nhiêu chương trình tốt đẹp, ta cũng không làm được việc gì có ích lợi cho đời ta và cho xã hội. Tinh-tấn như dầu xăng trong bộ máy xe hơi. Máy dù tốt, người lái dù giỏi, mà không có xăng, chiếc xe hơi vẫn nằm ỳ một chỗ.
    Những bậc vĩ nhân, những đấng cứu thế, danh lưu muôn thuở cũng nhờ luôn luôn tinh-tấn, với một ý chí dũng mãnh, quyết tâm giúp ích cho đời. Thất bại không làm cho họ ngã lòng, trở ngại không làm cho họ thối chí. Nhờ tinh-tấn, họ đã chiến thắng tất cả, từ ngoại cảnh đến nội tâm, nhờ tinh-tấn, họ đã đạt được những nguyện ước tốt đẹp, cao quý, của nhân loại và nêu cao gương sáng cho hậu thế soi chung.
    Một nhà tây triết có nói : “Thế giới này thuộc về những ai có ý chí và nghị lực”. Tinh-tấn chính là ý chí và nghị lực sắt đá của những ai muốn tiến đến địa vị Phật – đà.
    Người tu hành không có tinh-tấn chẳng khác gì kẻ muốn vượt qua bể rộng mà chẳng có thuyền bè. Bao nhiêu những đức tánh quý báu đã nêu lên trong tập sách này : Từ-bi, trí-tuệ, bình-đẳng, Lợi-tha... sẽ trở thành những tiếng nói suông, không có tác dụng gì cả, nếu thiếu tinh-tấn. Cho nên lời dặn cuối cùng của Đức Phật Thích Ca với các đệ tử, trước khi từ giã cõi đời để nhập Niết Bàn là :
    “Hỡi các đệ tử ! Hãy tinh-tấn lên để được giải thoát”.

    IV- GƯƠNG TINH-TẤN CỦA ĐỨC BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
    Nếu ở đời này có một gương tinh-tấn rực rỡ, cao quý nhất, thì đó là gương tinh-tấn của Đức Bổn Sư Thích Ca.
    Với ý nguyện vĩ đại và cao xa nhất mà người đời chưa ai từng nghĩ đến là tự giải thoát ra khoải sanh tử luân hồi, và tìm con đường giải thoát ấy cho toàn thể chúng sanh, với ý nguyện ấy, Đức Phật đã cuơng quyết lìa bỏ cung điện, ra đi trong đêmtối. Ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp, con ngoan, không níu chân Ngài lại được; thành cao, hố hiểm, quan quân không ngăn chặn được bước tiến của Ngài; thâm sơn cùng cốc, rừng thiên nước độc không làm Ngài nản lòng; giông tố bão bùng, nắng mưa, đói rét không làm Ngài nhụt chí. Một khi đã ra đi, Ngài không bao giờ quay đầu nhìn lại quá khứ yên vui để tiếc nuối. Con đường của Ngài là ở trước mặt, là ở trên cao, luôn luôn phải nhìn lên, bước tới. Đạt được mục đích này, Ngài tiếp tục tiến đến mục đích khác, luôn luôn để lại sau lưng mình những bước đã đi qua mà không bao giờ trở lại. Mỗi bước đi là mỗi bước tiến. Lúc chưa tìm được Đạo, Ngài quyết tâm tìm cho được Đạo. Khi đã tìm được Đạo rồi, Ngài quyết tâm dẫn dắt chúng sanh lên đường Đạo ấy. Tự giác rồi giác tha, và đeo đuổi mãi công cuộc ấy cho đến bao giờ giác hạnh viên mãn: đó là những công cuộc đã thành tựu nhờ tinh-tấn.
    Có ai đã có được một ý chí dũng mãnh như Ngài: tìm đạo cho đến quên ăn, quên ngủ, chết lịm ở giữa rừng vì đói khát ?
    Có ai đã nói được một câu quyết liệt, đầy nghị lực sắt thép như Ngài “Nếu không chứng được đạo quả, thì dù thịt nát xương tan, ta quyết không rời khỏi chỗ ngồi này”.
    Có ai đã ngồi tham thiền 49 ngày liền dưới gốc Bồ-đề giữa khoảng rừng gia u-tịch, mà không một phút thối chuyển?
    Không! Không một ai khác ngoài Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni !
    Gương tinh-tấn nghị lực siêng năng ấy gây được bao nhiêu ảnh hưởng tốt đẹp quý báu cho đời, và nhất là cho các đệ tử Ngài : Tổ Sư Đạt-Ma ngồi tham thiền chín năm xoay mặt vào tường không nói; Ngài Thần Quang, đứng cầu pháp cho đến nỗi tuyết ngập đến đầu gối; Ngài Huyền Trang vượt mấy mươi vạn dặm đường trong giá tuyết và nắng lửa từ Trung Hoa sang Ấn Độ để thỉnh kinh...
    Thật là những gương sáng của tinh-tấn, nghị lực tinh-tấn, nghị lực kiên-nhẫn, đã gây biết bao khích lệ trong lòng chúng ta và đã làm cho chúng ta càng thêm phấn khởi và quyết tâm trên đường tu học.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  20. #20
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    V- NGƯỜI PHẬT TỬ PHẢI TRAU DỒI TÁNH TINH-TẤN NHƯ THẾ NÀO TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY?
    Trước tiên muốn trau dồi tánh tinh-tấn cho có kết quả, chúng ta phải đề phòng những trường hợp sau này :
    Tánh háo thắng : là một tánh xấu có thể làm trở ngại rất nhiều trong công việc trau dồi tinh-tấn của ta. Có nhiều người vì tánh háo thắng muốn tỏ ra ta có tài đức hơn người, nên muốn làm những việc vĩ đại tày trời; nhưng sức lực, tài năng của họ có hạn, nên dù họ có cố gắng, tinh-tấn bao nhiêu cũng vô ích :
    “Dã tràng xe cát biển đông,
    Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì”.
    Chẳng hạn, có anh chàng mới tập lội, nghe người ta thách bơi qua sông rộng cũng nhận lời thách đố. Anh ta dù cố gắng đem hết sức lực ra để bơi cũng không thoát khỏi tai nạn chết chìm ở giữa sông.
    Điều thứ hai cần đề phòng là sự hấp tấp nóng nảy, muốn mau đạt được kết quả. Sự gì, vật gì cũng đều cần có một thời gian để phát triển, trưởng thành. Ta quên sự thật ấy, thì không làm được việc gì có kết quả hết, bắt cây mạ non phải trổ bông kết hạt bằng cách bỏ thật nhiều phân, tưới thật nhiều nước, nhớm gốc nó lên, kéo dài lá nó ra.v.v... bao nhiêu công phu chăm sóc ấy chỉ đem đến một kết quả tai hại là làm cho nó chóng chết yểu, chết non. Người mới tập đọc mà đã tìm những sách triết lý uyên thâm để đọc, thì dù có cố công trì chí, đêm ngày nghiền ngẫm, không rời quyển sách, rốt cuộc cũng không hiểu gì hết và đâm ra chán nản ngã lòng. Người muốn diệt trừ ngay một lúc tất cả tánh xấu của mình, nào trộm cướp, trai gái, rượu chè, khoe khoang, kiêu mạn... người ấy cũng chẳng khác gì đứa trẻ trong một phút cao hứng, vào rừng quyết tâm trừ cho hết thú dữ, hay một người lính đơn thân độc mã xông vào trận mạc của địch quân. Những người ấy, dù có tinh-tấn cố gắng nỗ lực bao nhiêu cũng không thoát khỏi tử thần đang chờ đón họ.
    Cho nên muốn có sự tinh-tấn có kết quả tốt đẹp, cần phải làm việc một cách có phương pháp, phải loại trừ tánh háo thắng, tánh nóng nãy gấp gáp, đừng tham lam bắt cá hai tay. Ta có thể đạt mục đích cao xa, nhưng hãy tuần tự mà tiến, hết bước này đến bước khác; đi từ gần đến xa, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Hãy tiến lên một cách đều đặn, đừng có chạy thật mau, rồi có khi ngồi nghỉ để thở, hay mệt quá nằm xuống luôn không dậy nữa! Trong công việc diệt trừ tánh ác, nuôi dưỡng tánh thiện, để đi dần đến mục đích giải thoát là phải sắp đặt một chương trình dài hạn: ta phải tìm tới tất cả những quân địch trong ngoài ta là những tánh xấu gì, kể chúng nó ra cho rõ ràng; ta lại tìm những chiến hữu trong người ta là những tánh tốt gì, nếu thiếu ta phải tiếp viện ở bên ngoài vào, rồi ra tuần tự mở những mặt trận; diệt trừ hết địch quân này đến địch quân khác (tánh xấu), đừng cho chúng liên kết, tập hợp với nhau, vì như thế sẽ tạo một sức chống đối mạnh mẽ, khó diệt trừ. Mỗi khi một tánh ác bị loại trừ, ta thay vào một tánh thiện đối lập lại, và cứ như thế cho đến khi nào không còn một cảnh ác nào trong ta nữa, mà chỉ toàn là những tánh thiện.
    Ta hãy kính cẩn nghe Đức Bổn Sư Thích Ca dạy : “Ta hãy tinh-tấn nỗ lực thêm lên mãi, để đạt mục đích cao thượng nào ta chưa đạt được, để làm chủ các pháp nào ta chưa làm chủ được, để thực hiện những đức tính nào ta chưa thực hiện được. Siêng năng tinh-tấn thì không việc gì là khó. Giọt nước tuy nhỏ mà thường chảy cũng làm xuyên thủng đá. Nếu các thầy hành đạo mà tâm còn biếng nhác, trễ lười, thì đạo quả khó thành, ví như người dùi cây lấy lửa, cây chưa nóng mà đã thôi không dùi nữa, thì lửa làm sao có được. Thế cho nên các thầy phải chuyên cần tinh-tấn”.
    Nếu ta làm được những điều như Phật đã dạy, là ta dưỡng tánh tinh-tấn của Phật mà ta đã sẵn có, ở trạng thái tiềm tàng trong ta.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •