kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Tam tông - ngũ chi - đại đạo

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tam tông - ngũ chi - đại đạo

    (Sưu tầm)

    Tam Tông : Phật-Tiên-Thánh

    Ngũ chi : Phật đạo - Tiên đạo - Thánh đạo - Thần đạo - Nhân đạo .

    Quả vị tối cao của Phật Tông : Đại Giác Như Lai Phật .
    Quả vị tối cao của Tiên Tông : Đại La Kim Tiên.
    Quả vị tối cao của Thánh Tông : Đại Thành Chí Thánh.

    Đệ nhất quyền Tam Tông Giáo chủ : Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn Văn Phật.
    Đệ nhị quyền ........................... : Đức Thái Thượng Đạo Tổ
    Đệ tam quyền............................ : Đức Văn Tuyên Khổng Thánh

    Tam tông,Ngũ chi Đại Đạo là:

    Âm-Dương-Chánh Tà-Giác Mê-Lợi Hại-Đạo Đời-Quân tử-Tiểu nhân.
    Quy Luật Âm-Dương đối đẳng của vũ trụ!!!

    Bên tám Lượng- người nữa Cân

    Qui luật Đấu trong Vũ trụ:
    1) Chánh cuối cùng sẽ thắng Tà!
    - Sơ cuộc thua - Trung cuộc thua - Tàn cuộc thắng.
    2) Tà đạo được quyền tự ý sinh sôi nẫy nở, tự do quấy phá Chánh Đạo.
    3) Chánh Đạo phải dày công tu luyện để chiến thắng ,thâu phục,cai trị,chuyễn hoá Tà Đạo.
    4) Qui luật chuyễn hoá: Xưa kia là Tà đạo nay được chuyễn hoá thành Chánh Đạo, lại phải trả Nghiệp Quả bằng cách phải ở vị thế Chánh Đạo quay ngược lại cai trị Tà Đạo tức Đồng đãng củ của họ.
    5) Chánh-Tà chiến đấu vô tận! ( không hồi kết )

    -7 Đẳng cấp thiêng liêng trong Vũ trụ-

    1-Quỉ Đạo --2-Ma Đạo--3-Nhân Đạo--4-Thần Đạo--5-Thánh Đạo--6-Tiên Đạo--7-Phật Đạo

    Đạo Phật là Giáo lý tối thựơng và là Quả vị cao nhất ! Phật Tông làm chủ, áp dụng bộ luật Nhân-Quả , Luân hồi , Quá khứ , Hiện tại . Vị lai.

    6) Trên Thiên Đình các Chư Phật,Tiên ,Thánh ,Thần hội xét việc Đạo Đời Ân Oán phân minh:
    Luật Rừng, Băng đãng ,Xã hội đen , Gia tộc , luật pháp Quốc gia, luật công pháp Quốc tế,Liên hiệp Quốc.
    7)Luật các Tôn giáo trên Thế giới,xét sử Tu sỉ, Tín đồ.
    8)Luật cảm ứng tự nhiên của loài thú. Thí dụ: Con Vật không đi học nhưng biết nuôi con một cách tự nhiên,nên con người có lúc phải đoạ vào loài Thú để học.
    9) Luật tiếng nói của lương tâm.

    Chanhuyen
    Vì lêu lổng mười năm trời mờ mộng
    Ôm tình già quên bẳng tuổi hoàng hôn .(TS)

  2. #2

    Mặc định

    Tuy là đồng nhưng lại không đồng.
    Tuy là không đồng nhưng lại đồng.
    Đồng hay không đồng tùy người kiến
    Vô ưu, không chấp ấy tánh chơn

  3. #3

    Mặc định Ngũ chi đại đạo

    LƯỢC GIẢI VỀ NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO:

    PHẬT ĐẠO, TIÊN ĐẠO, THÁNH ĐẠO, THẦN ĐẠO VÀ NHƠN ĐẠO.

    Đền Thánh, ngày 15 /12 năm Nhâm Thìn (1952)

    Đức SHIĐARTA (Cakya Mouni)

    nghĩa là người ở xứ Cakya, lấy lòng nhân bao trùm thiên hạ, tầm thêm đặng chơn lý sanh khổ, mà lập thành Phật Giáo, nên dùng đoạn trái oan trừ nghiệt chướng, đặng làm phương giải thoát luân hồi.

    Ấy là giữa chốn khổ não đau thương, Ngài lại đem tánh từ bi tự tại ra chuyên chế lòng phàm, cầu sanh chúng tương thân tương ái, thật chẳng khác nào đã khổ nơi ô trược nhớp nhơ mà Ngài đến rải mùi thơm ngào ngạt.

    Ngài nhờ Lão, Bịnh, Tử Khổ, giác minh bổn thiện mới đạt phương cứu khổ loài người.

    Đức Lý Lão Đam (Lão Tử)

    là Thái Thượng Lão Quân, vì lòng nhân phổ độ thế gian nên tìm đặng chơn lý tinh thần vi chủ, trừ khử phương dĩ vật lụy hình, định tự chủ kỳ tâm là diệu pháp, lại lấy phép an nhàn làm cơ thoát tục.

    Ấy đời là cảnh sầu thảm khó khăn, mà Ngài đến bày phép chơi hay cho giải trí, chẳng khác nào Ngài là người đương ngậm đắng trêu cay, Ngài cho nếm mùi ngon vị ngọt.

    Ngài nhờ quyền vật dục trong trường công danh phú quí của lục quốc phân tranh, tạo ác đã vô ngằn, nó thức minh "bổn thiện" của Ngài, nên Ngài ái dân sanh, mới truyền phương thoát khổ.

    Đức Chúa Jésus de Nazareth (gọi là Christ)

    bởi lòng nhân cứu thế lập nên Thánh Giáo Gia Tô, Ngài mượn bác ái nhân sanh, đặng thay mặt Chí Tôn khai hóa, xem phổ tế chúng sanh rằng trọng, nên chuyên lo giúp khó trợ nghèo, dỗ kẻ dữ, dạy người ngu, ngó chân thật mạng sanh hành thiện Đạo, diệt dị đoan, trừ mê tín, dụng chân lý để răn đời, nhìn lương tâm là hình ảnh của Trời, lấy trí tuệ vẽ tươi Thiên Cảnh.

    Ngày hằng dạy rằng: Cái khổ của thế gian là sự nghiệp của con người, phải thọ khổ mới rõ cơ thoát tục.

    Ấy là đời đang giả dối mà Ngài đem chân thật đặng khử trừ, chẳng khác nào vào chốn náo nhiệt dữ dằn mà Ngài đờn tiếng thanh tao hòa nhã.

    1/- Ngài nhờ Đạo luật của Môi-sen (Moise), thế kỷ ấy quyền hành biến đổi nên sanh nhiều chi Tả Đạo Bàn Môn, lại thế lực của (Cai phe) về bên mặt phần hồn rất nên mạnh mẽ buộc dân Do Thái (Juifs) nhiều lẽ nên tà. Cả mê tín của dân (Giu Đê) buổi ấy luận không cùng.

    2/- Quyền luật đời nước La Mã (Rome) của César nghiêm khắc khốc hại sinh linh đồ thán.

    Những nguyên ủy khai minh "Bổn thiện" của Ngài làm cho Ngài phải cam tâm gánh vác cả sự đau đớn của loài người, cũng bởi ái truất thương sanh chịu tử tội đặng truyền gương thọ khổ.

    Khương Thái Công gọi là (Thái Công Vọng) hay là Khương Tử Nha

    vâng lịnh Đức Ngươn Thỉ Thiên Tôn ở Côn Lôn Sơn lấy Phong Thần Bảng đến giúp nghiệp Châu, cũng vì nhơn sanh mà khai minh chơn lý của quyền hành thưởng phạt thiêng liêng giúp thế trị đặng thêm mỹ mãn, tôn sùng trung liệt, trừ khử nịnh tà, mượn tinh thần làm nhuệ khí đặng trừ tan ác nghiệt của xác thân ấy là dụng phép vô hình đặng điều khiển hành tàng mặt thế. Ngài giúp cho thế gian kinh nghiệm đủ cớ hiển nhiên rằng nạn ác đã đào tạo kiếp sống của con người, chẳng trốn tội khỏi nơi kiếp chết. Phép thưởng phạt thiêng liêng có đủ quyền năng cả xác cùng hồn. Thế thì có trí tuệ của loài người, còn Đạo lại còn Thần minh giám sát. Triết lý Thần linh nghĩa là: Quyền phép của lương tâm, do đó mà lập thành căn bản và năng lực vận hành hiện tượng của tư tưởng cùng bổn nguyên Thần pháp đặng nảy sanh.

    Ôi! Cũng vì cớ quả nhiên thật sự bí pháp nầy đây mà đời chất chứa nhiều điều mê tín.

    Tuy vân, chẳng phải chính mình Ngài làm chủ tạo phép huyền vi bí mật Phong Thần, song Ngài biết tùng lịnh thật hành những tư tưởng cao thượng của Đức Ngươn Thỉ Thiên Tôn, thì công ấy cũng đủ làm đầu Thần giáo.

    Đôi (Đời?)(*1) khi ấy dường như đang bị phát bối ung thư, chịu đau đớn sầu than chẳng xiết, mà Ngài lãnh đặng hoàn thuốc linh đơn thoa cho đặng lành lẽ tốt tươi mặt thế.

    Ngài nhờ thấy bạo tàn Thương Trụ và thương đạo nghĩa của nhà Châu vua Văn Vương và Võ Vương dục khai "bổn thiện" nên tuổi dầu cao, tác dầu lớn, mà dám chịu nhọc nhằn khổ cực giúp đạo đức, khử bạo tàn, thâu cơ nghiệp Thành Thang, cứu dân đen trong nước lửa, tuy đôi bên Thương, Châu khác giá mà đối với lực trung can trí dũng, vị quốc vong xu, Ngài vẫn giữ dạ vô tư trong Thần vị, chỉ ngó mặt công phong tước phẩm.

    Đức Khổng Phu Tử tự là Trọng Ni,

    cũng vì nhơn thấy đặng hung bạo của Đời nên lo trù hoạch phương châm giảm ác, mới đạt đặng triết lý chí thiện là cơ quan bảo thế, Ngài đắc thông nên tự nhiên biết rằng cơ tạo nghĩa là Trời Đất và vạn vật hữu hình, phải tấn hoá lần lần cho tận con đường chí thiện. Người thì tận thiện, vật thì tận mỹ gọi là Đạo. Ngài chỉnh chiếu theo sự tự nhiên hành động tâm lý của người đời đặng làm chuẩn thằng đoán xét, ngoài phép an tâm luyện tánh, Ngài không nhìn phương pháp nào tự giác đặng "bổn thiện" và kềm chế lấy điểm lương tâm, nên không chịu tin theo lý thuyết mị thuật huyền vi mà trí khôn ngoan của người không thấu đáo. Ngài đã thấy phép trị thế, dầu cho dân sanh phản kháng thế nào, cũng tùy theo một chủ quyền chính thể, hoặc do nơi đông tay xúm nhau đào tạo hay là do ở một người đã đặng mạng Trời làm chúa Đời, cầm luật pháp trị bá tánh.

    Ngài cho chánh trị hành tàng, của xác thịt thế nào thì chánh trị tinh thần cũng vậy, nên nhìn nhận rằng trên các chủ quyền trị thế, có quyền vô vi của Đấng Chí Tôn, Ngài gọi là Nhứt Đại nên viết Thiên (天) nắm trong phép thiêng liêng thưởng phạt, Đấng Chí Tôn ấy chẳng phải có quyền năng về phần hồn mà thôi, lại cũng đặng oai linh phần xác, lý thuyết Trời và Người đồng trị nảy sanh ra trí đó.

    Cơ nghiệp Văn Vương qua đến Đông Châu là cùng vận , mà Ngài cố quyết duy trì, mong lòng hiệp quốc đem luật đặng trị bình, lấy nghĩa nhân đặng khử bạo.

    Ngài hiểu rõ rằng quyền hành chánh trị chia ra 2 phần:

    1/- Sanh hoạt của thi hài.

    2/- Biến hóa về tâm lý.

    Nên Ngài cho luật pháp là cơ quan độc thiện để trị an thiên hạ, còn đạo nhơn nghĩa đủ thế kềm thúc tánh đức người đời, nên Ngài mới cầm nhiếp chánh nhà Châu để sở vọng chấn hưng.

    Thương thay một Đấng Chí Thánh như Ngài mà cũng phải chịu bề thất vọng, bởi gặp buổi đời quá bạo tàn, nên cây quạt và mảnh mền là đạo nhơn nghĩa của Ngài không đủ thế quạt nồng đắp lạnh, Ngài phải thối bước về quê, cam phận thiệt thòi trọn đời ngồi dạy học.

    Bài tự thán "Chi Lan" của Ngài ai đọc đến cũng phải rơi châu đổ lụy.

    May thay! Qua đến đời Khổng Cấp (Tử Tư) là đích tôn của Ngài dạy đặng một trang môn đệ là Mạnh Tử, rất nên bậc hiền triết nối chí Thánh nhơn, cố mở mang Đại học.

    Triết lý của Mạnh Tử là

    tại Minh Đức tại Tân Dân tại chỉ ư Chí Thiện.

    Người đi châu lưu nước nầy qua nước nọ, lấy nhơn nghĩa đặng khuyến khích nhơn tâm, cảm hóa các chư hầu, chỉnh đốn chế chuyên Vương Đạo.

    Thật ra các xã hội Á Đông nầy đã nhờ ảnh hưởng công nghiệp của Người lắm lắm.

    Đời Đông Châu sôi nổi, giặc giả chiến tranh cả ác hành, sử chép không cùng, mà qua đến đời của Người thì trở lại như xưa, tin dùng "bổn thiện" thật tài chính trị của Ngài rất nên siêu việt.

    Đức Khổng Phu tử cũng nhờ ác hành Đông Châu Liệt Quốc trong trường chiến đấu đua tranh, giành quyền lợi, mà giáo minh "bổn thiện" của Ngài mới đắc pháp cao thâm, chí thiện.

    Những triết lý Thánh Hiền, dầu cổ kim cũng thế, cốt để dìu dắt nhơn sanh đi thong thả trên con đường lành cho cùng tận, đặng phục nguyên bổn thiện của mình, các Tôn giáo gọi tên là Đạo.

    Ngày nào "bổn thiện" đã phát minh, thì cảm hoá chúng sanh rộng thế. Hèn thì làm cho một gia đình thiện hành gia pháp, trọng thì giúp quốc gia xã hội thiện hành quốc chánh. Còn tối đại thì làm cho toàn thiên hạ đặng thiện giao hiệp chủng đại đồng.

  4. #4

    Mặc định Ngũ Chi Đại Đạo

    Ngũ Chi Đại Đạo

    nghĩa là năm chi đạo cùng họ Minh gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân. Năm chi đạo kể trên đều thờ Tam Giáo, xuất hiện trước Đạo Cao Đài một ít lâu và đều có mối liên hệ mật thiết với Đạo Thầy. Có thể nói các chi đạo họ Minh này được Ơn Trên cho xuất hiện trước, hầu tạo mặt bằng, chuẩn bị điều kiện hổ trợ tốt nhất; đến khi Đạo Cao Đài gieo xuống, nhờ đó, sẽ trưởng thành vững chắc trong điều kiện khó khăn của xã hội miền Nam Việt vào những thập niên đầu thế kỷ 20.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •